Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [96] [97] [98] [99] [100] ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 01/12/2012 22:05
Có 13 người thích
phamanhoa đã viết:phuong nam 1941 đã viết:CÓ NHƯNG KHÔNG THỪA
Hiếm
Bây giờ hiếm lắm tiếng thoi đưa
Dệt máy nơi nơi vải ế thừa
Tìm đâu ngừoi đẹp bên khung cửi
Để có ý thơ lọt giậu thưa.
ThuThi
CÓ THỪA
Tiếng thoi lách cách nhịp nhàng đưa
Nghề dệt quê tôi sống có thừa
Óng ả khuôn vàng bên máy sợi
Chàng về, nàng đón...dạ xin thưa...
PNam
Tiếng thoi ngày cũ dẫu còn đưa,
Manh áo, miếng cơm cũng khó thừa.
Khung cửi, guồng quay thành cổ tích,
Nương dâu xơ xác, bóng người thưa.
phamanhoaKinh Quốc đã viết:
TIẾNG VÕNG
Trở lại thăm em nghe võng đưa
Thoi không dệt nữa, lụa dư thừa
Mớ ba mớ bảy mơ ngày hội
Ru thắt lòng ai… Vắng tiếng thưa.
Kinh Quốc 30.11.12
Ngày gửi: 04/12/2012 07:13
Có 12 người thích
Ngày gửi: 05/12/2012 10:00
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Kinh Quốc vào 05/12/2012 10:03
Có 10 người thích
Lê Kinh Huyền đã viết:phuong nam 1941 đã viết:
Phong lan-vườn nhà
NHỚ...
Đường đến thôn em nhớ một thời
Xanh rờn lối ngõ dậu mồng tơi
Lao xao bậc đá hương cau quyện
Lấp loáng hiên nhà bóng nắng soi
Khúc hát hoà trong làn gió thoảng
Câu thơ đọng giữa ánh trăng rơi
Dáng người con gái bên khung vải
Thuăn thuắt thoi đưa ...dệt mộng đời...
PNam[/img]http://viet.gutenberg.free.fr/huediepchi/nImages/basellaRubra.jpg[/img]
Vương vấn
(Vui cùng anh P.N)
Vương vấn trong ta thuở thiếu thời
Hai nhà chung một dậu mùng tơi
Hái rau đeo cổ cuời rinh rích
Bứt quả bôi môi đến giếng soi
Mải miết mái trường quên kỷ niệm
Hững hờ bờ dậu để tình rơi
Trở về vườn cũ mùng tơi hết
Còn lại trong ta một khoảng đời...
L.K.H 30/11/2012Kinh Quốc đã viết:
QUÊN…
Đông về thổi gió bấc đồng thời
Heo hắt nhà xiêu, mái tả tơi
Bếp củi tro tàn mong lửa sáng
Hàng cây lá úa ngóng trăng soi
Nửa đời trông đợi tình yêu tới
Cả kiếp ngập tràn nước mắt rơi
Người nỡ cam lòng quên hẹn ước
Để ai chua xót, đắng cay đời.
Kinh Quốc 4.12.12
Ngày gửi: 05/12/2012 11:12
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi phuong nam 1941 vào 05/12/2012 11:26
Có 12 người thích
Ngày gửi: 05/12/2012 15:17
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi phamanhoa vào 05/12/2012 16:07
Có 11 người thích
Ngày gửi: 05/12/2012 20:08
Có 12 người thích
Ngày gửi: 09/12/2012 11:10
Có 11 người thích
phamanhoa đã viết:phuong nam 1941 đã viết:
NHỚ
Nhớ bạn canh chầy tửu ngất ngây
Quên sao kỷ niệm dưới trăng gầy
Người đi có thấu tình chua xót
Kẻ ở vẫn sầu dạ đắng cay
Trót đã yêu thương mùa hạ ấy
Ngờ đâu nhung nhớ tiết thu này
Chén quỳnh vắng bóng từ đêm ấy
Ly rượu vơi đầy với gió mây.
4/12
PNam
NHỚ
(y đề)
Thương hoài câu hát, dạ còn ngây,
Nhớ thuở hương bay, dáng liễu gầy.
Nghĩa cũ ngọt ngào chan vị đắng,
Tình xưa thơm ngát tẩm mùi cay.
Người đi biệt bóng qua bờ ấy,
Ta đợi mòn hơi mãi chốn này.
Khắc khoải lời ca vương gió lạnh,
Tiếng buồn lãng đãng vọng theo mây.
phamanhoa
Kinh Quốc viết:
TÌNH XA XƯA
Mến ai từ thuở rất thơ ngây
Khuôn mặt trái xoan dáng nhỏ gầy
Yêu trộm, thương thầm dư vị đắng
Say ngày, mê tối thoảng mùi cay
Lòng buồn ngơ ngẩn từ xuân ấy
Dạ nhớ chơi vơi đến hạ này
Xa bóng người xưa đời trống vắng
Khối tình lơ lửng cõi trời mây.
Kinh Quốc 8.12.12
Ngày gửi: 11/12/2012 21:16
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi phuong nam 1941 vào 11/12/2012 21:28
Có 9 người thích
Ngày gửi: 12/12/2012 08:59
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đặng Quang Long vào 12/12/2012 09:07
Có 10 người thích
Ngày gửi: 13/12/2012 21:13
Có 15 người thích
phuong nam 1941 đã viết:
TRÁI CHÍN ĐỢI NGƯỜI
Cây bưởi bên nhà em nhớ không
Đêm đêm hương toả quyện tơ lòng...
Cây ao xanh mướt quả tròn óng
Trái chín vàng tươi vị dịu nồng
Một thuở bên nhau cùng lượm trái
Giờ đây xa cách đã đơm bông
Cuối năm em nhớ về thu hoạch
Anh vấn đợi chờ, mẹ ngóng trông...
PNam
xin hoạ vui cùng anh
VẪN CHỜ TRÔNG
Quế Hằng
Đông qua, tết đến anh về không
Cảnh sắc quê hương ấm cõi lòng
Quả bưởi cuối mùa nây nẩy trái
Hoa trà đương vụ mởn mơn bông
Vì sao trầu ngóng ôm sương lạnh
Bởi hiểu cau mong ấp lửa nồng
Tiếng gọi nơi em chừng có thấu
Mỏi mòn năm tháng vẫn chờ trông
Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [96] [97] [98] [99] [100] ›Trang sau »Trang cuối