MỘT ĐỀ NGHỊ CHO ĐỊNH NGHĨA THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Các bác thử xem xét ta có nên dùng câu này cho "ĐỊNH NGHĨA" về "THƠ ĐƯỜNG LUẬT":
"THƠ ĐƯỜNG LUẬT là từ ngữ mà người Việt thường dùng để chỉ các bài thơ được làm theo những luật lệ về thơ (THI LUẬT) có từ thời nhà ĐƯỜNG (618-907) bên Trung quốc." LACHAU 06:39, ngày 26 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Thiềng ĐứcVL xin góp ý...
Ông Hoài Yên (Chủ nhiệm CLB UNESCO Thơ Đường Việt Nam) có bài viết tựa là cùng nhau trao đổi
"Về một danh xưng cần được làm sáng tỏ"
trả lời một bài viết trên báo Văn Nghệ số 26 ra ngày 30/6/2007 của tác giả Thanh Hoa (theo Ô.Hoài Yên là với lời lẽ hằn hộc, thiếu thiện chí nhằm vào CLB UNESCO Thơ Đường Việt Nam). Ô Hoài Yên đã giải thích khá đầy đủ về tên gọi cuối cùng (sau nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau) được chọn là "Thơ Đường Việt Nam".
Theo TĐ thì "danh xưng" không có gì mà phải ầm ỉ...kiểu bút chiến trước đây lại không cần thiết... TĐ nghĩ thì Gs Dương Quảng Hàm là ông thầy lớn nhất về văn học của tất cả các thế hệ về sau này, đã gọi là Thơ Đường luật(trang 276 quyển VN văn học sử yếu) thì cứ gọi như thế, nếu cần thì gọi là Thơ Đường luật VN cho rõ ràng hơn. "Có chết thằng Tây nào đâu". Thơ Đường thì anh em còn gọi đùa là "Thơ muối","Thơ Đường không ngọt" vv và vv...
Văn học nói chung, Thơ ca nói riêng phát triển đi lên là tốt, nhưng đừng chệch hướng bản sắc của bộ môn đó.
222.253.142.92 11:56, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Th%C6%A1_%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_lu%E1%BA%ADt”
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook