Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 19/10/2011 03:26
Có 3 người thích
Bài 2: 2.000 tấn quặng “vượt biên” mỗi đêm
Điểm tập kết xe quặng đồng thời cũng là trạm cân tại huyện Phục Hoà trước khi xe làm thủ tục đưa quặng sang bên kia đường biên.
Ngày gửi: 22/10/2011 02:59
Có 3 người thích
Vun đắp tình yêu môi trường bằng Internet
Hai đại sứ môi trường VN thực hành ở phòng thí nghiệm về môi trường tại Đức - Ảnh: Tr.Uyên
Ngày gửi: 26/10/2011 20:50
Có 4 người thích
Vô tư dùng chất làm chín trái cây
Hai loại thuốc đang được sử dụng để làm chín trái cây chứa ethephon - Ảnh: Đức Thiện
Ngày gửi: 27/10/2011 03:51
Có 4 người thích
Vodanhthi đã viết:Tài nguyên quốc gia, đào được bán được thì tiền chui vào túi cá nhân. Anh nào chả ra sức đào và bán. Ít bữa nữa mua lại của nó với giá cắt cổ còn khó. Ôi Việt Nam !Bài 2: 2.000 tấn quặng “vượt biên” mỗi đêm
SGTT.VN - Mỗi một chiếc xe chở quặng qua biên giới có trọng tải thiết kế ghi ngoài cánh cửa xe là 24 tấn. Thế nhưng, tổng trọng tải cân lần thứ hai (sau khi đã nhập quặng), tròm trèm 80 tấn, trừ “bì” xe, còn gần 60 tấn quặng. Đêm nay, điểm nhập hàng này có 30 xe cùng chở. Như thế, nội trong một đêm, gần 2.000 tấn quặng thô được tuồn sang Trung Quốc.
Điểm tập kết xe quặng đồng thời cũng là trạm cân tại huyện Phục Hoà trước khi xe làm thủ tục đưa quặng sang bên kia đường biên.
Đi ăn… “quặng bẩn”
Qua rất nhiều “cầu” móc nối, cuối cùng tôi cũng toại nguyện, được trở thành phụ xe chở quặng. Điểm “ăn hàng” này tại một mỏ sạch tên Nà Lũng (một công trường hợp pháp, có giấy phép khai thác…) thuộc loại lớn đang được khai thác ở cây số 12, xã Chu Trinh, thị xã Cao Bằng. Đây là trạm cân của công ty Khoáng sản xây dựng 30.4 (dân chở quặng thuê gọi tắt là 30.4). Tấm biển công ty chúng tôi nhìn thấy vào ban ngày là nhà máy luyện Gang (thuộc công ty Khoáng sản xây dựng 30.4), khác hoàn toàn với khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập về đêm. Anh tài xế tên C. nói úp mở, rằng đêm nay tôi sẽ được đi ăn… quặng bẩn.
Bỏ qua con phố chính thắp điện neon lung linh của thị xã ven sông Bằng, chiếc xe gầm gừ lao vào màn đêm lạnh buốt, hướng theo đường quốc lộ 3 xuống huyện Thạch An. Đến cây số 12 (địa phận xã Chu Trinh), con đường trở nên lầy lội và chật hẹp vì rất nhiều xe tải lớn đỗ dừng một cách mất trật tự. C. cho hay: các xe đều phải qua một trạm cân, sau đó sang bãi quặng lấy hàng, rồi quay lại trạm cân này cân lại một lần nữa, rồi lên đường.
Thủ tục cân xe cuối cùng cũng xong. Gần một giờ đồng hồ sau, xe của tôi lộn trở lại con đường vừa đi, ra đến đường to, tiếp tục ngoặt phải theo hướng đi vào thị xã. Chừng vài trăm mét, C. ôm cua ngọt lịm đánh vào một khoảng tối sẫm. “Chịu khó tí nhé, đoạn này xóc lộn mật đấy!”
Chiếc xe cài số 1, ủn ỉn bò lên dốc đè theo vệt bánh xe trước. Chừng 15 phút sau, chúng tôi vượt qua được đoạn dốc, hai bên là những hố quặng sâu hoắm. Lên bãi đất trống, một công trường khai quặng rộng mênh mông, C. bỏ đi, lát sau quay lại đánh thẳng xe vào một điểm được rọi bằng một bóng đèn điện đỏ quạch. Dưới đêm đen, C. thành thục cắm thẳng đuôi xe hướng về phía chiếc máy xúc đã chờ sẵn. Những đống quặng sắt còn lẫn đất, khác hẳn với thứ quặng sạch ở Nguyên Bình.
Cuối cùng cũng xếp quặng xong. Chiếc xe ì ạch rời điểm mỏ, trở lại trạm cân ban nãy. C. giải thích: trạm cân này chỉ cân tối đa 80 tấn, xe nào vượt tải phải thuê máy xúc xúc vợi đi. Mỗi lần như thế phải bỏ tiền túi 200.000 đồng.
21 giờ 45 phút, C. nhảy lên cabin nổ máy. Chiếc xe rì rì nhập vào đêm đen. Điểm đến của chúng tôi là cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hoà, cách thị xã Cao Bằng 67km, cách chỗ xe tôi lấy hàng tròn 80km.
2.000 tấn quặng thô “vượt biên” mỗi đêm
Một chiếc xe như chiếc xe chở quặng của C., trọng tải thiết kế ghi ngoài cánh cửa xe là 24 tấn. Thế nhưng, tổng trọng tải cân lần thứ hai (sau khi đã nhập quặng), xe C. tròm trèm 80 tấn, trừ “bì” xe, còn 60 tấn quặng. Đêm nay, điểm nhập hàng có 30 xe cùng chở. Như thế, nội trong một đêm, gần 2.000 tấn quặng thô được tuồn sang Trung Quốc.
Khu vực này có rất nhiều cửa khẩu lớn nhỏ dẫn sang Trung Quốc, ngoài ra còn rất nhiều “cửa khẩu” khác, đó là những con đường tiểu ngạch xé núi để tuồn hàng lậu sang Trung Quốc (trong đó phần lớn là quặng thô) mà chẳng ai kiểm đếm được.
Tuy nhiên, xe của chúng tôi cùng với nhiều xe chở quặng khác sẽ đường hoàng xuất cảnh qua cửa khẩu Tà Lùng – cửa khẩu lớn nhất của Cao Bằng. Theo lời C., sẽ có cán bộ hải quan làm thủ tục giấy tờ xuất cảnh, kiểm dịch hàng hoá, passport cho lái xe.
23 giờ. Đêm đã đặc quánh. C. siết chặt vôlăng, bắn thêm một điếu thuốc cho tỉnh ngủ. Chiếc xe chậm chạp leo dốc. Đèo Mã Phục trôi qua trong đêm bằng ngã ba, một hướng rẽ Trà Lĩnh, một hướng đi Trùng Khánh. Xe chúng tôi chạy thẳng. Đó là hướng đi về cửa khẩu Tà Lùng.
1 giờ 30 phút sáng, xe chúng tôi đến điểm tập kết an toàn. Có khoảng chục xe y hệt đã nằm sẵn, chúc đầu về phía cổng. Tất cả đều là xe chở quặng.
Khung cảnh rõ rệt hơn vào lúc 5 giờ sáng khi tôi tỉnh dậy để xác định phương hướng. Bãi đỗ có chừng trên hai chục xe. Tất cả các lái xe đều ngủ. Bãi đất trống rộng được xây tường bao, có một trạm cân duy nhất mang tên: Trạm cân điện tử 80 tấn, do HTX Chiến Công đầu tư. Đây sẽ là nơi cân lần cuối trước khi xe được phép qua cử khẩu Tà Lùng cách đó non cây số.
Đội xe chở quặng đêm 27.9 có 29 xe. Đây là đêm thứ tư liên tiếp trong tuần C. sẵn việc, chạy liền một lèo. Tuy nhiên, có những thời điểm nhiều quặng, một đêm có 50 xe chuyên chở.
Giá cước vận chuyển được trả 160.000 đồng/tấn. “Chủ quặng trừ chi phí dọc đường, bôi trơn cửa này cửa khác, tiền luật lá... Thế nên, dọc đường không bị công an, hải quan, hay biên phòng “hỏi thăm”. Mình chỉ việc lấy quặng rồi chở đến đây”, C. kể chuyện. Tính ra, một chuyến hàng, mỗi xe nhận gần 10 triệu tiền công, trừ chi phí dầu mỡ… còn lời chừng 5 – 6 triệu đồng.
Tôi thắc mắc: “Đây có phải quặng lậu không?” C. cười: “Chở đêm chở hôm thế này không lậu thì sạch với ai?” “Nếu là quặng lậu sao lại qua hải quan làm thủ tục?” “Ông ngây thơ bỏ mẹ. Cân, kiểm đếm… chỉ nhằm mục đích hạch toán sao cho khớp hai đầu (bên mua – bên bán), còn chuyện ăn chia khắc họ tự tính thôi”. “Thủ tục hải quan gồm những gì?” “Giấy thông hành cho lái xe, một cái giấy kiểm dịch (dành cho… quặng). Chỉ có lái xe được sang, phụ xe ngồi lại bên này. Sang đó, cân hàng xong là phải về luôn, vì Trung Quốc không cho lưu trú hay đi đâu cả. Với lại, không về nhanh thì bọn khác nó chen chân, mất việc”.
Đội xe chở quặng thuê ở Cao Bằng phần lớn là đội xe từ Thái Nguyên lên. Trong số những xe chở quặng từ mỏ Nà Lũng đêm 27.9, phần lớn là biển số xe 20. Khớp những biển số xe chúng tôi ghi lại ở địa điểm trạm cân 30.4, điểm “ăn quặng” tại mỏ sắt Nà Lũng, điểm tập kết tại trạm cân Tà Lùng… và cuốn sổ theo dõi xe ra, vào (tại phòng bảo vệ công ty 30.4 đêm 27.9.2011), tất cả đều trùng khớp. Những chiếc xe trên đều đang nằm ngủ dưới màn sương lạnh của vùng biên ải Tà Lùng, đợi đến giờ làm thủ tục.
Như thế, chỉ trong bốn ngày liên tiếp (khoảng từ 23 – 27.9), chỉ tính với 30 đầu xe, mỗi xe chở 60 tấn quặng thô, trong chưa đầy một tuần, ước tính Cao Bằng chảy máu cả chục ngàn tấn quặng sắt. Đó là chưa kể còn nhiều điểm tập kết quặng khác cũng tuồn quặng sang Trung Quốc mà chúng tôi chưa biết?!
bài và ảnh: Vỹ Kỳ
Ngày gửi: 27/10/2011 10:06
Có 4 người thích
Vodanhthi đã viết:Đọc bài này Un nhớ ngày trước khi còn ở quê, nhà Un có trồng nhiều loại cây ăn quả như đu đủ, chuối, ổi, hồng xiêm, na, mít, nhãn, bưởi...khi thu hoạch nhãn, bưởi, ổi dễ rồi không nói làm gì, nhưng chuối thì khi nào thật già có quả bắt đầu ương ương thì chặt cả buồng về cắt từng nải xếp vào trong chum hoặc cái nồi lớn, phía dưới đáy lót một ít lá xoan, rồi thắp mấy que hương, xong đậy lại để dấm, ba bốn ngày gì đó chín gần hết mới đưa đi chợ bán. Hồng thì phải xem những quả nào da nhẵn nhẵn có màu sáng, nắn hơi hơi mềm đó là những quả già lúc đó mới hái, thường thì cũng dấm như dấm chuối. Na thì nhìn những quả nào mở mắt thì hái, mít thì vỗ quả nào kêu nghe bộp bộp thì sắp chín, muốn nhanh chín thì đóng lõ.Vô tư dùng chất làm chín trái cây
TT - Rất nhiều loại hóa chất làm chín trái cây đang được bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, chính người sử dụng cũng không biết rõ về những hóa chất này.
Hai loại thuốc đang được sử dụng để làm chín trái cây chứa ethephon - Ảnh: Đức Thiện
.....
Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra
Ngày gửi: 28/10/2011 07:25
Có 4 người thích
Cả ngàn người vào rừng đãi quặng
Khai thác quặng tại khu vực rừng đầu nguồn Khánh Vĩnh - Ảnh: VĂN KỲ
Ngày gửi: 29/10/2011 20:28
Có 5 người thích
Đôi bạn và thiết bị chưng cất nước ngọt
Duy Linh (trái) và Ngọc Anh làm thí nghiệm tại trường - Ảnh: MINH TÂM
Ngày gửi: 01/11/2011 03:39
Có 5 người thích
Ăn thịt thú từ rừng cấm
Con chà vá chân đen bị săn bắn trái phép đang được chăm sóc, cứu sống ngay tại rừng - Ảnh: T.T.
Ngày gửi: 03/11/2011 21:12
Có 5 người thích
Phá rừng lim để trồng... rừng keo
Hàng ngàn gốc cây gỗ thuộc nhóm gỗ quý như lim, gõ, giổi... có đường kính gần 40cm như thế này bị đốn hạ để trồng cây keo - Ảnh: Quốc Nam
Ngày gửi: 20/11/2011 08:24
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Thanh Ngọc vào 20/11/2011 08:31
Có 5 người thích
Xử lý sự cố tràn dầu sử dụng vải lọc dầu SOS-1
Vải lọc dầu SOS-1
Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] ... ›Trang sau »Trang cuối