Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đồng Nai có khu dự trữ sinh quyển thế giới

Có chống được thuỷ điện Đồng Nai 6, 6A?



SGTT.VN - Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai đã chính thức trở thành khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới và là 1/8 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam. Quyết định công nhận vừa được UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) công bố ngày 19.5 vừa qua.

Đây là thông tin vui. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, ThS Trần Văn Mùi, phó trưởng ban thường trực ban quản lý khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai kiêm giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai, lại lo ngại: thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A được thiết kế nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, ảnh hưởng rất lớn đến đa dạng sinh học của toàn khu vực.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phước, viện trưởng viện Môi trường và tài nguyên đại học Quốc gia TP.HCM, đơn vị thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thuỷ điện 6, 6A cho biết hiện đã hoàn tất việc khảo sát và thực địa, dự kiến một tháng nữa sẽ hoàn thành. Theo ông Phước, đây là bản báo cáo làm lại hoàn toàn mới. Nội dung tập trung giải quyết hai vấn đề: thứ nhất, khi xây dựng đập thuỷ điện Đồng Nai 6, 6A sẽ ảnh hưởng đến việc chia sẻ, sử dụng nguồn nước trên toàn lưu vực sông Đồng Nai như thế nào; thứ hai là mất rừng, đặc biệt là diện tích rừng bảo tồn, rừng của vườn quốc gia Cát Tiên.

Còn theo ông Mùi, khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được phát triển rộng từ khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên, nằm trên địa phận năm tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Dăk Nông với tổng diện tích 966.563ha, gồm ba vùng lõi: vườn quốc gia Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên – văn hoá Đồng Nai và khu bảo tồn vùng nước nội địa hồ Trị An – sông Đồng Nai. Đây là vùng có đa dạng sinh học rất cao, bên cạnh đa dạng văn hoá, lịch sử. Hiện ban quản lý đang nỗ lực bảo tồn văn hoá lịch sử, thiên nhiên, đồng thời khai thác tiềm năng của nó một cách tổng hợp, đặc biệt là du lịch sinh thái về nguồn.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/566223.jpg



Tức là có thể làm kinh tế trong vùng dự trữ sinh quyển, thưa ông?

Phương châm mới của thế giới là bảo tồn cho phát triển, phát triển để bảo tồn, chứ không có bảo tồn cứng nhắc nữa. Có những vùng bảo tồn nghiêm ngặt không được vào, nhưng những vùng kinh tế xã hội, dịch vụ thì mình vẫn có thể phát triển như làm những tour tuyến tham quan để phát triển du lịch ở trong đó.

Điều đáng lo ngại là hàng loạt thuỷ điện đã, đang và sẽ được làm trên sông Đồng Nai, gây ảnh hưởng lớn tới đa dạng sinh học nơi đây, tức là gây ra sự thay đổi dòng trên sông Đồng Nai. Các hồ thuỷ điện đã ngăn dòng sông, cắt vụn nó hết rồi, khiến nó không còn là dòng sông nữa, mà đã là một liên vùng hồ này qua hồ kia. Không chỉ lượng chất dinh dưỡng, trầm tích trong nước bị thay đổi rất lớn, mà việc ngăn chặn dòng chảy còn làm cho một số loài cá không thể ngược dòng để sinh sản theo bản năng, từ đó dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng một nguồn lợi thuỷ sản rất lớn trên sông Đồng Nai.

Người làm thuỷ điện lý luận rằng thuỷ điện sẽ chống lũ lụt. Về lý thuyết là đúng, nhưng thực tế tôi đã thấy thuỷ điện đang làm thay đổi mực nước, người dân sống xung quanh thì mất đất, nếu họ không mất đất thì khu dự trữ sinh quyển mất đất bảo tồn.

Vậy có thể hiểu là chúng ta chưa làm tốt việc bảo vệ, bảo tồn khu dự trữ sinh quyển?

Vâng. Chúng ta có những quy định ngặt nghèo để bảo vệ khu sinh quyển. Khu sinh quyển có ba chức năng: thứ nhất và quan trọng nhất là bảo tồn; hai là phát triển dựa trên nền tảng bảo tồn, tức là khi mình đã tham gia những quy định công ước quốc tế liên quan thì phải tuân thủ, không thể phát triển tràn lan; thứ ba là hỗ trợ các đơn vị viện, trường, du lịch, doanh nghiệp… hiểu thêm về khu dự trữ sinh quyển, hướng dẫn làm sao để người ta khai thác bền vững.

Chúng tôi đã từng có nhiều kiến nghị trong việc xây dựng thuỷ điện trên sông Đồng Nai, đặc biệt là dự án thuỷ điện 6, 6A. Những hiểm hoạ nguy cơ thì thời gian qua chúng ta đã phân tích, mổ xẻ nhiều. Hiện dự án này đang bị dừng lại để nghiên cứu điều tra thêm. Tôi hy vọng Chính phủ sẽ có quyết định đúng để bảo vệ được khu dự trự sinh quyển.

Theo ông, để bảo vệ khu dự trữ sinh quyển này, chúng ta có nên tiếp tục phát triển thuỷ điện trên sông Đồng Nai?

Chúng ta đã và đang thấy rất nhiều hiểm hoạ mà thuỷ điện gây ra. Sông Tranh 2 ở Quảng Nam là một ví dụ; những thuỷ điện của Trung Quốc đem lại tác dụng nhiều nhưng tác hại cũng rất lớn; ngay chính chúng ta cũng đề nghị Lào ngưng xây dựng thuỷ điện Xayaburi…

Do vậy, tôi cho rằng, phát triển thuỷ điện ở mức độ vừa phải, chứ lạm dụng quá như hiện nay thì sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học khu vực, đe doạ cả tính mạng của con người phía dưới. Nếu thuỷ điện ở phía trên vỡ thì sẽ tạo thành một domino vỡ hết, rất nguy hiểm. Cần cân nhắc thật kỹ giữa cái được và cái mất khi làm thuỷ điện 6 và 6A. Cái được là tiền, chúng ta có thể làm được bằng nhiều cách, nhưng khi đa dạng sinh học mất đi thì không bao giờ tìm lại được nữa, trong khi thuỷ điện có tuổi thọ của nó.

Lê Quỳnh thực hiện phỏng vấn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nghịch lý Vietmindo

Bài đăng trên Thanh Niên 24/05/2012 3:15

Sau khi bài báo "Biếu không" mỏ than tốt nhất cho nước ngoài được đăng lên Báo Thanh Niên số ra ngày 21.5, đã có hàng trăm phản hồi của độc giả gửi về. Rất nhiều ý kiến tâm huyết của những người thợ mỏ, những nhà quản lý, cả học sinh, sinh viên… tất cả đều thể hiện sự đau xót vì tài nguyên quốc gia bị thất thoát.

Một chuyên gia mỏ từng làm việc tại Vietmindo đã gửi email bày tỏ: “Sau khi đọc xong bài báo, tôi vô cùng xúc động vì đã có cơ quan công luận quan tâm đến vấn đề mà tôi ấp ủ từ rất lâu mà không biết chia sẻ cùng ai. Tôi nguyên là một cán bộ quản đốc của Vietmindo từ năm 2006. Trong quá trình làm việc tại Vietmindo, tôi thấy có rất nhiều bất cập. Khu vực quy hoạch bãi thải không hợp lý nên đã đổ thải lên khu vực chưa khai thác hết than (khu vỉa 4, 5, 6 gần kho mìn); khai thác không có quy trình, chỗ nhiều than, dễ khai thác thì lấy hết than, chỗ có ít than hay khó lấy thì bỏ lại làm cho mỏ trở thành một lòng moong bị khoét sâu (vỉa 3, đỉnh vỉa 9); đổ thải không có quy hoạch gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm, đổ thải chặn mấy dòng chảy của suối Tây Uông Thượng...”.

Đó là bức tranh về Vietmindo với cái nhìn từ bên trong. Còn ở bên ngoài, khi lợi ích quốc gia bị thiệt hại, thì dường như không có cơ quan nào đưa ra một chế tài đủ mạnh để bảo vệ nguồn tài nguyên đất nước.

Vietmindo khai thác vượt quy định, từ 500.000 tấn than thành phẩm/năm lên 700.000 tấn, thậm chí trên 800.000 tấn/năm, nhưng Công ty than Uông Bí không có “vũ khí” nào để “hãm phanh” đối tác. Ông Phạm Văn Tứ, Phó tổng giám đốc Công ty than Uông Bí, giải thích: “Chúng tôi làm văn bản phản đối Vietmindo vượt công suất, làm công văn báo cáo các cơ quan chức năng như Tập đoàn Than khoáng sản, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công thương… nhưng chỉ có tập đoàn gửi văn bản về chỉ đạo không được cho phép Vietmindo tăng sản lượng, còn các bộ, ngành, địa phương không có văn bản trả lời”.

Ông Tứ biện minh: “Chúng tôi biết là đối tác khai thác vượt công suất nhưng không có chế tài nào để yêu cầu họ dừng lại. Nếu chúng tôi không chở than cho họ thì họ sẽ thuê người khác”.

Chính Công ty than Uông Bí cũng nuốt trái đắng khi hiện nay, một khai trường của công ty này đang khai thác gần khai trường của Vietmindo, các xe tải chở than phải “đi nhờ” qua đường của Vietmindo, phải đăng ký số xe và chỉ được đi trong khung giờ mà Vietmindo quy định.

Điều trớ trêu là Việt Nam đang nhập khẩu than từ chính Indonesia trong khi chủ mỏ đến từ Indonesia lại đang thu lời lớn tại mỏ than trên vùng Đông Bắc của Việt Nam. Theo một cựu lãnh đạo Công ty than Uông Bí, vài năm gần đây, khi giá than cao, mỗi năm Vietmindo đạt doanh thu trên 40 triệu USD, thu lợi nhuận gần chục triệu USD.

Ngay trên vùng than chất lượng tốt nhất Quảng Ninh, Công ty Vietmindo hầu như không phải đầu tư lớn, họ thuê công ty của Việt Nam bốc xúc đất đá, vận tải than, ông chủ người Indonesia chỉ việc xuất bán than và thu lợi nhuận.

Trả lời Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, khẳng định có thể rút giấy phép khai thác mỏ nếu có sai phạm. Nhưng thực chất tháng 8.2011, chính tổng cục này đã có đợt kiểm tra, đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại mỏ này, nhưng đến nay, việc xử lý cũng chỉ dừng lại ở lập biên bản xử phạt. Còn việc Vietmindo vẫn khai thác vượt hạn mức thì... chưa biết cơ quan nào sẽ xử lý.

Káp Long
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Đọc bài này xong, bức xúc không kém gì vụ bô-xít. Đất nước này đang trượt một con dốc dài...
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chiếu phim về nếp cái hoa vàng

SGTT.VN - Đạo diễn Frédéric Thomas sẽ giao lưu trong buổi trình chiếu phim Đẽo chân theo giày vào lúc 18g, ngày 30.5 tại hội trường L’Espace – trung tâm Văn hoá Pháp, Hà Nội.

Bộ phim mô tả quá trình phục tráng giống lúa nếp cái hoa vàng, một giống lúa nếp lâu đời được trồng tại xã An Phụ, Kinh Môn, Hải Dương (châu thổ sông Hồng, Việt Nam), để bảo vệ giống lúa bằng việc xây dựng nhãn hiệu tập thể và để vươn tới các thị trường phân phối lớn.

Sau chiếu phim sẽ có buổi thảo luận: “Làm thế nào để bảo vệ đa dạng sinh học trong trồng trọt tại Việt Nam?” Phần này đề cập đến sự cần thiết thay đổi khung sở hữu trí tuệ sao cho phù hợp với đa dạng sinh học trong trồng trọt, về tầm quan trọng của các chỉ dẫn địa lý để gắn kết sản phẩm nông nghiệp với địa phương và cộng đồng…

H. T.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phá nát danh thắng Đà Lạt



TT - Nhiều danh lam thắng cảnh cấp quốc gia ở Đà Lạt đang bị xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là tình trạng bị xâm lấn và ô nhiễm. Hồ Than Thở bị "bức tử", ngựa cũng sợ nước thác Cam Ly và thung lũng Tình Yêu "rỗng ruột".

Đó là ghi nhận trong báo cáo mới nhất của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Lâm Đồng về tình hình quản lý, đầu tư và khai thác kinh doanh danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=567226
Diện tích hồ Than Thở bị thu hẹp bởi bãi bồi rác thải và cỏ dại phủ lấp



Bức tử hồ Than Thở
Khu du lịch hồ Than Thở nằm cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung - Hồ Xuân Hương. Du khách có thể lặng lòng khi đọc những dòng miêu tả về hồ Than Thở trên website lamdong.gov.vn: “Cảnh vật quanh hồ nên thơ, mặt nước hồ luôn phẳng lặng trầm ngâm. Con đường đất ven hồ như mất hút xa xa. Tại đây dường như chỉ còn nghe vi vút tiếng gió nhẹ, tiếng thông reo như thở than, như nức nở”.

Đưa chúng tôi ra một bãi bồi của hồ Than Thở, chị Phan Thị Kim Dung - nhân viên quản lý, từng có thâm niên 10 năm công tác tại thắng cảnh này - nói một cách ngậm ngùi: “Bạn ơi, đó là chuyện của hơn 10 năm về trước!”. Trước mặt chúng tôi là một đầm nước xanh đục, lều bều rác và bốc mùi.

Nằm cạnh làng hoa Thái Phiên nổi tiếng nhưng khu du lịch này đáng lẽ phải được cộng thêm giá trị của làng hoa nổi tiếng, nhưng bây giờ nó nằm trong nỗi lo nơm nớp rằng có thể bị “nuốt” vào một ngày nào đó trong tương lai. Nhân viên quản lý hồ trầm ngâm bảo: “Hồ Than Thở đang bị bao vây!”. Chúng tôi cũng đồng cảm với chị khi đứng tại nơi này và hít phải mùi hăng hắc của thuốc bảo vệ thực vật đang trùm lên từng ngõ ngách khu du lịch. Khu vực lòng hồ đang nổi lềnh bềnh những vỏ chai thuốc trừ sâu, hộp xốp đựng cây giống. Rác thải nông nghiệp còn tập trung thành đống ở những bãi bồi.

Chị Dung bảo nhiều khách du lịch hoàn toàn không hài lòng khi thấy những cảnh này. Mặc dù ban quản lý đã ra sức dọn dẹp mà không xuể, cứ sau một cơn mưa lớn là rác từ Thái Phiên đổ về theo nguồn nước với toàn vỏ chai thuốc. Không khí ở đây ô nhiễm một phần nhỏ do vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, nhưng phần căn nguyên hơn chính là từ quả đồi bạt ngàn nhà kính nằm cạnh hồ. Dư lượng phân, thuốc hóa học theo nước ngầm, nước mặt từ bao lâu nay tích tụ dần trong đất, trong nước... và đang từng ngày hủy hoại danh thắng này.

Từ 9ha khi được đưa vào khai thác, hiện nay hồ Than Thở chỉ còn 3ha. Có một nguyên nhân thuộc tự nhiên được xác định là do nước từ thượng nguồn đổ về mang theo một lượng đất gây bồi lắng. Nhưng sau cái “thiên tai” là “nhân tai”: sau bồi lắng, những người dân sống lân cận danh thắng đã lặng lẽ xác nhận chủ quyền trên những miếng đất màu mỡ bãi bồi này.

Năm 2005, khu du lịch đã đào một hồ lắng để hạn chế đất từ thượng nguồn đổ về, nhưng đến năm 2011 hồ lắng này trở nên quá tải, phải đầu tư 1 tỉ đồng nạo vét. Công ty TNHH Thùy Dương đã có kế hoạch tiếp tục nạo vét để trả lại lòng hồ như nguyên thủy nhưng lo ngại lâm vào cảnh “công dã tràng”. Ông Lê Đình Thành, phó giám đốc Công ty TNHH Thùy Dương, cho biết: lượng đất đổ về từ thượng nguồn ngày càng nhiều, nhất là 2-3 năm trở lại đây là do rừng đầu nguồn bị chặt phá khiến xói mòn ngày càng dữ dội. Nhìn dòng nước đỏ ngầu kéo về trong những ngày mưa, ông Thành tặc lưỡi: “Nếu không có biện pháp khả thi, chuyện hồ Than Thở biến mất chỉ còn là chuyện nhanh hay chậm mà thôi”.

Ngựa cũng sợ nước thác Cam Ly!
Những số liệu quan trắc mới nhất của Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng cho biết thác Cam Ly rơi vào tình trạng ô nhiễm hữu cơ và vi sinh với mức độ ngày càng nặng. Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm đều vượt chuẩn gấp nhiều lần, đáng quan tâm nhất là nguồn nước ở đây nhiễm phân gấp 16,5 lần quy định. Đây là lý do giải thích vì sao chưa vào khu du lịch đã “nghe” mùi của thác Cam Ly!

Hiện nay thác Cam Ly nằm trong số những khu du lịch có lượng khách tham quan thấp nhất Đà Lạt. Một cán bộ Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng không ngần ngại cho rằng với mức độ ô nhiễm nguồn nước như vậy, thác Cam Ly đã không còn đảm bảo để phục vụ du lịch.

Ông Nguyễn Hoàng Thiệu là một cư dân Đà Lạt hiện sống ở Hà Nội. Sáng 24-5, quay trở về thác Cam Ly, ông tần ngần lấy chiếc khăn tay che mũi, đau lòng nói: “Con thác này từng gắn với bao nhiêu kỷ niệm của đời tôi, giờ quay lại với mong muốn một hồi tưởng đẹp nhưng phải che mũi mình lại thì đó là điều làm tôi buồn bã nhất!”.

Phía đỉnh thác có xây một cây cầu để tiện cho du khách ngắm cảnh từ trên cao nhưng đa số du khách đi nhanh qua để tránh mùi hôi bốc lên, đặc biệt là vào ngày mùa nắng. Chị Trần Thùy Dương, du khách TP.HCM, tỏ ra tiếc khi đến thăm Cam Ly: “Bảo đi thác mà tôi toàn né mùi thác, gió thổi lồng lộng mà không dám hít. Tính cả thời gian tôi mua vé đến khi tôi ra xe về thì chỉ khoảng 15 phút”. Một người cho thuê ngựa trong khu du lịch này nói rằng họ không thể múc nước suối cho ngựa uống được nữa bởi đã nhiều lần ngựa bị đau bụng.

Ông Nguyễn Đức Nhuận, phó giám đốc khu du lịch thác Cam Ly, nói về con thác này với vẻ bất lực. Năm 2011, khu du lịch đầu tư 1,4 tỉ đồng dựng đập cao su điều tiết nước nhưng rốt cuộc lại trở thành đập chắn rác. Nước trước khi đổ về Cam Ly đã đi vòng vèo hơn 10km qua khu dân cư, mang theo một lượng lớn rác và nước thải sinh hoạt. Chỉ tính đoạn suối bắt đầu từ đập hồ Xuân Hương chảy về Cam Ly thì đã có hàng trăm miệng cống to nhỏ đổ nước thải ra đây. Hằng ngày, lòng hồ dưới chân thác phải chịu trận với bao bì, xác động vật chết, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật... Ông Nhuận tính lượng rác vớt từ lòng hồ và đập cao su khoảng 6m3/ngày!

Thung lũng Tình Yêu rỗng ruột
Thung lũng Tình Yêu, một “thương hiệu” nổi tiếng, góp phần không nhỏ làm nên phần “hồn” cho phố núi Đà Lạt, được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch công nhận là danh thắng cấp quốc gia năm 1998. Hiện khu vực danh thắng này (tổng diện tích hơn 137ha) đang được một doanh nghiệp có cùng tên - Công ty CP du lịch Thung Lũng Tình Yêu - quản lý, khai thác kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch như tham quan, ngắm cảnh, giải khát, mua sắm hàng lưu niệm và vui chơi giải trí...

Vì là một thắng cảnh được khá nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích, chọn làm điểm đến trong các tour du lịch khi đến với phố núi, nên hằng năm khu du lịch này đón hàng trăm ngàn lượt khách, trong đó chỉ tính riêng năm 2011 khu du lịch thung lũng Tình Yêu đã đón trên 512.000 lượt du khách, với tổng doanh thu hơn 16 tỉ đồng.

Nhưng hiện nay danh thắng này đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng do tình trạng “thiếc tặc” khoét ruột thắng cảnh. Tháng 10-2011, mặc dù đơn vị quản lý cùng chủ rừng khi phát hiện “thiếc tặc” đào đường hầm có nhiều cửa ăn thông với nhau, dài hàng trăm mét, bên trong có đầy đủ điện, nước... hướng vào bãi thiếc nằm trong lòng danh thắng và đã báo cho cơ quan chức năng, thế nhưng sự việc không được chính quyền TP Đà Lạt giải quyết rốt ráo khiến danh thắng tiếp tục bị xâm hại.

Mới đây, cơ quan chức năng và đơn vị quản lý khu du lịch lại phát hiện thêm một cửa hầm mới nằm ngay trong khu du lịch nối thông với hệ thống đường hầm trong lòng thắng cảnh. Bên trong đường hầm còn phát hiện nhiều xe rùa cùng vật dụng đào đãi thiếc trái phép. Đó là chưa kể đường hầm này có nhiều ngõ ngách, các hầm thiếc bên trong như một ma trận.

MAI VINH - NGUYỄN DŨNG - VÕ TRANG


Nguy cơ lấn chiếm

Ngoài các khu du lịch hồ Than Thở, thác Cam Ly, thung lũng Tình Yêu, các danh thắng như ga xe lửa Đà Lạt, hồ Tuyền Lâm, dinh Bảo Đại cũng đang bị người dân xâm hại. Ga xe lửa Đà Lạt có đường ray đi ngang qua khu vực phường 9, 10, 11 và bị người dân ở đây thường xuyên đổ nước, rác thải gây hư hại, đồng thời nguy hiểm cho du khách. Còn tại hồ Tuyền Lâm đang diễn ra nạn khai thác, đánh bắt cá trái phép. Nhiều danh thắng cũng bị người dân lấn chiếm: khu di tích dinh Bảo Đại bị lấn chiếm hơn 10ha, khu du lịch thác Prenn bị lấn chiếm 14ha, thác Cam Ly bị lấn chiếm hơn 34ha.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nghi tham ô, Đan Mạch ngừng dự án ở Việt Nam



BBC - Chính phủ Đan Mạch quyết định ngừng tài trợ ba dự án ở Việt Nam sau khi có báo cáo nói về khả năng tham nhũng.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/07/120307133026_euro_304x171_pa_nocredit.jpg
Số tiền thất thoát có thể lên tới 445,000 euro



Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch, Christian Friis Bach, viết trên trang web của bộ: “Cần trừng phạt những ai bị phát hiện sử dụng trái phép tài trợ của Đan Mạch để chứng tỏ hậu quả rõ ràng.”

“Những ai lừa đảo cần phải bị ngăn chặn và trừng phạt,” ông viết.

Thông báo của phía Đan Mạch không có bản tiếng Anh, nhưng Bộ Phát triển Đan Mạch xác nhận với BBC về quyết định đóng dự án.

Cả ba dự án đều liên quan nghiên cứu về thay đổi khí hậu, do Danida, tổ chức viện trợ của Đan Mạch, cấp tiền.

Theo truyền thông Đan Mạch, số tiền thất thoát còn đang được điều tra, nhưng có thể lên tới 3.3 triệu kroner (445,000 euro).

Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch nói ông đã yêu cầu chính phủ Việt Nam giúp đỡ điều tra.

Quyết định của Đan Mạch đưa ra sau khi một phúc trình của PricewaterhouseCoopers phát hiện “nhiều điều bất thường”.

Chính phủ Đan Mạch mỗi năm dành khoảng 2 tỉ euro cho các dự án viện trợ ở nước ngoài.

Tháng 11 năm ngoái, Đan Mạch và Việt Nam đồng ‎ý quan hệ đối tác chiến lược trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng và tăng trưởng xanh.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

6 tháng, bốc hơi 11,5 tỉ đồng



TT - Ngày 1-6, Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội phát đi thông cáo báo chí cho biết đã tạm dừng hoạt động ba trong bốn dự án VN nhận viện trợ không hoàn lại của nước này để tiếp tục làm rõ. Số tiền bị sử dụng không hợp lý có thể lên tới 3,3 triệu kroner (khoảng 11,5 tỉ đồng).

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=568239
Chi tiết khoản tiền bốc hơi được công khai trên website của Bộ Ngoại giao Đan Mạch



Những phát hiện này sẽ được hai chính phủ và các cơ quan thực thi đánh giá kỹ lưỡng trước khi có kết luận cuối cùng.

Trả 1 tỉ đồng cho hai nhân viên kiểm tra tài liệu
Bộ Ngoại giao Đan Mạch cũng đã công khai báo cáo về ba dự án này trên website của mình. Trong báo cáo, tư vấn trưởng của Cơ quan Đảm bảo chất lượng viện trợ phát triển Đan Mạch Tine Lunn cho biết Hãng tư vấn độc lập PriceWaterhouseCoopers (PWC) đã kiểm tra báo cáo tài chính của bốn dự án.

Báo cáo nhấn mạnh những phát hiện cần phải kiểm tra thêm, nhưng có những khoản đã bị chi sai mục đích, hoặc chi phí cao hơn giá thực tế, thậm chí là không hề có thực chi. Dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng” (đối tác phía VN là Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu (ICARGC) thuộc ĐHQG Hà Nội), các khoản sai trái lên tới 4,4 tỉ đồng.

Trong đó có những khoản chi lương và thù lao không có chứng từ, hơn 1 tỉ đồng được trả cho hai hợp đồng với nhân viên nghiên cứu của dự án chỉ để kiểm tra lại tài liệu, thu thập và xử lý dữ liệu; gần 270 triệu đồng được ghi sổ sách nhưng không hề có thực chi; gần 180 triệu đồng được ghi là trả cho một tư vấn viên nhưng không có thực chi và tư vấn viên này đã xác nhận là công việc này bị hủy trên thực tế; khoảng 1,1 tỉ đồng là thâm hụt tiền mặt so với cân đối sổ tiền mặt - dự án giải thích là khoản tiền này được tạm thời sử dụng cho mục đích của các dự án khác...

Ngoài ra, PWC cũng lưu ý là 250.000 kroner (khoảng 857 triệu đồng) đã được tạm ứng cho bốn nhân viên mà không có mục đích rõ ràng và các khoản ứng này đã được quyết toán sau một năm.

Ăn lương hai đầu
Với dự án “Đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Trung bộ VN” do Viện địa lý thuộc Viện Khoa học - công nghệ VN thực hiện, hơn 5,3 tỉ đồng đã bị chi sai. Trong đó gần 500 triệu đồng là tiền lương và thù lao bao gồm các khoản bồi dưỡng, lương gấp đôi cho nhân viên dự án (nhân viên hưởng lương của cả viện lẫn dự án), hơn 1,4 tỉ đồng cho các khoản học bổng giáo dục nhưng không có quy trình lựa chọn rõ ràng, khoảng 615 triệu đồng để mua ôtô sử dụng cho dự án.

Mặc dù ngân sách này được thông qua từ đầu, nhưng không có mục sổ sách nào nói đến tài xế. Trong khi một tài xế của viện xác nhận xe này rất ít dùng vì các chuyến thực địa xảy ra ở miền Trung VN và các nghiên cứu viên thường sử dụng máy bay; PWC còn quan sát thấy Viện địa lý đã chuyển một khoản tiền của dự án qua ngân hàng và giải thích là viện tạm thời mượn tiền mặt từ dự án và đã trả lại.

Tài trợ học bổng cho con gái của cán bộ dự án
Với dự án “Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông của VN” - đối tác VN là Viện Hải dương học thuộc Viện Khoa học - công nghệ VN, tổng cộng khoảng 1,3 tỉ đồng đã bị chi sai. Trong đó, khoảng 36 triệu đồng được trả trực tiếp cho nhân viên để trang trải bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp trong khi các khoản này cũng được viện trả; hơn 845 triệu đồng là học bổng thưởng cho con gái của điều phối viên dự án, do giám đốc dự án phê duyệt mà không qua quá trình lựa chọn ứng cử viên. Cô con gái này đã làm việc ở viện được ba năm trước khi có học bổng trên nhưng gần đây đã rời viện sau khi hoàn tất học bổng. Viện cũng chi hơn 173 triệu đồng để mua máy tính xách tay cho các nghiên cứu sinh nhưng không hề bắt buộc trả lại máy sau khi dùng.

Cuối cùng, với dự án “Tạo giống lúa chịu ngập chìm và mặn thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho các vùng đồng bằng ven biển VN” do Viện di truyền nông nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT thực hiện chỉ có hai khoản với tổng giá trị 78.385 kroner (khoảng 268 triệu đồng) cần làm rõ là khoảng 115 triệu đồng để dự một hội thảo ở Áo chưa được quyết toán, trong đó 52 triệu đồng để chi cho một kế toán dự án không liên quan gì đến hội thảo đi dự.

Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT Trần Kim Long cho biết dự án do bộ làm chủ quản đã bước sang giai đoạn 2 và đang vận hành rất tốt. Còn TS Nguyễn Thị Anh Thu (ban quan hệ quốc tế ĐHQG Hà Nội) cho biết các chủ đầu tư dự án đang hoang mang về thông tin ngưng tài trợ các dự án này.

Báo cáo của Cơ quan Đảm bảo chất lượng viện trợ phát triển Đan Mạch viết: “Ba dự án đầu sẽ bị đình chỉ thực hiện và sẽ không chi trả thêm bất cứ khoản nào. Dự án cuối được phép tiếp tục dưới sự giám sát và kiểm soát cao hơn”.

Đan Mạch hiện là một trong những nước dành nhiều viện trợ phát triển nhất cho VN trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. VN cũng là nước châu Á duy nhất được Đan Mạch triển khai chương trình nghiên cứu ứng phó với biến đổi khí hậu. Bốn dự án trên nằm trong khuôn khổ hợp tác được phê duyệt tháng 10-2011 với tổng kinh phí hơn 18 triệu kroner (khoảng 62,5 tỉ đồng) và đều là viện trợ không hoàn lại.

H.GIANG


Điều tra nhanh chóng

Đầu năm 2012, Đại sứ quán Đan Mạch đã nhận được những tin tức cho thấy các dự án có mập mờ về tài chính. Tháng 4-2012, sứ quán đã có trong tay tài liệu cho thấy sử dụng tiền sai mục đích. Ngày 24-4, báo cáo đầu tiên được gửi về Văn phòng Kiểm toán quốc gia Đan Mạch và chỉ hai ngày sau theo yêu cầu của Đại sứ quán, Hãng PWC bắt đầu quy trình xác minh các bản kê tài chính. Báo cáo được PWC hoàn tất một tháng sau đó.

Liên quan đến vụ việc, ngay trong chiều 1-6, Thứ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ Trần Việt Thanh đã làm việc với đại sứ Đan Mạch tại VN John Neilsen. “Bộ Khoa học - công nghệ sẽ cùng Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp với các bộ, ngành liên quan của VN sớm có kết luận cuối cùng một cách khách quan nhất” - ông Trần Việt Thanh nhấn mạnh.

H.GIANG - TTXVN


Xem ra phía Đan Mạch đã "không biết điều" rồi. Chứ phía Australia "ngoại giao" hơn, khi đã rất kiên nhẫn im lặng với vụ cán bộ Việt Nam ăn hối lộ để giao cho Australia in tiền polymer.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hơ, lạ! Đến chúng tao thổ dân ở đây làm gì cũng còn phải chung chi huống hồ chúng mày ở xa tới.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:

Nghi tham ô, Đan Mạch ngừng dự án ở Việt Nam



BBC - Chính phủ Đan Mạch quyết định ngừng tài trợ ba dự án ở Việt Nam sau khi có báo cáo nói về khả năng tham nhũng.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/07/120307133026_euro_304x171_pa_nocredit.jpg
Số tiền thất thoát có thể lên tới 445,000 euro



Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch, Christian Friis Bach, viết trên trang web của bộ: “Cần trừng phạt những ai bị phát hiện sử dụng trái phép tài trợ của Đan Mạch để chứng tỏ hậu quả rõ ràng.”

“Những ai lừa đảo cần phải bị ngăn chặn và trừng phạt,” ông viết.

Thông báo của phía Đan Mạch không có bản tiếng Anh, nhưng Bộ Phát triển Đan Mạch xác nhận với BBC về quyết định đóng dự án.

Cả ba dự án đều liên quan nghiên cứu về thay đổi khí hậu, do Danida, tổ chức viện trợ của Đan Mạch, cấp tiền.

Theo truyền thông Đan Mạch, số tiền thất thoát còn đang được điều tra, nhưng có thể lên tới 3.3 triệu kroner (445,000 euro).

Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch nói ông đã yêu cầu chính phủ Việt Nam giúp đỡ điều tra.

Quyết định của Đan Mạch đưa ra sau khi một phúc trình của PricewaterhouseCoopers phát hiện “nhiều điều bất thường”.

Chính phủ Đan Mạch mỗi năm dành khoảng 2 tỉ euro cho các dự án viện trợ ở nước ngoài.

Tháng 11 năm ngoái, Đan Mạch và Việt Nam đồng ‎ý quan hệ đối tác chiến lược trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng và tăng trưởng xanh.
Việt Nam đã có quốc kỳ, quốc ca, quốc khánh, quốc danh, quốc giỗ, quốc thắng...Những quốc khác đang bàn như quốc hoa, quốc phục... Đố TK , Danh thi và các quý vị khác: Quốc tính của Việt Nam là gì ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
Hơ, lạ! Đến chúng tao thổ dân ở đây làm gì cũng còn phải chung chi huống hồ chúng mày ở xa tới.
http://www.luckyrentals.co.nz/wp-content/uploads/2012/01/Maori-New-Zealand-129x194-custom.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối