Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [31] [32] [33] [34] [35] [36] [37] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Xí muội Trung Quốc có chất cực độc



TT - Cơ quan chức năng của Trung Quốc vừa phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất trái cây sấy khô như đào khô, xí muội, hồng khô... của nước này sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=561422
Xí muội, táo khô, hồng khô có nguồn gốc từ Trung Quốc được bán tại một sạp tạp hóa ở TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng



Điều đáng nói là những loại trái cây sấy khô này cũng đang được bày bán tràn lan tại TP.HCM.

Tân Hoa xã cho biết dựa theo kết quả của Trung tâm kiểm nghiệm phân tích Hóa Lý, thành phố Bắc Kinh, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã nêu đích danh các công ty có sản phẩm chứa chất phụ gia vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Chấn động Trung Quốc
Theo đó, các sản phẩm đào khô, xí muội, hồng khô, táo tàu và nhiều loại trái cây khác của ba công ty thực phẩm uy tín tại thành phố Hàng Châu là Siêu Đạt, Linh Hâm, Bách Di chứa một lượng lớn các chất phụ gia như chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate; chất tạo màu carmine, amaranth; chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide. Liều lượng chất phụ gia có trong các sản phẩm này cao gấp ba lần quy định của các cơ quan chức năng.

Theo các chuyên gia y tế, chất sodium cyclamate sẽ chuyển hóa thành chất cực độc có thể gây ung thư. Chất sulfur dioxide kết hợp với vitamin B1 lâu ngày sẽ gây thoái hóa não, gan, phổi... Các chất carmine, amaranth, saccharin cũng sẽ gây hại cho cơ thể con người nếu không sử dụng đúng liều lượng cho phép.

Điều đáng nói là những sản phẩm trên xuất hiện nhan nhản ở khắp các cửa hàng bách hóa đáng tin cậy như Wal-Mart, Century Mart, Carrefour, chuỗi cửa hàng Thượng Hải Lai Y Phần.

Khác với những sản phẩm chứa chất phụ gia vượt tiêu chuẩn cho phép của các công ty có tiếng, một loạt cơ sở sản xuất không giấy phép tại tỉnh Sơn Đông lại một lần nữa gây chấn động Trung Quốc. Đoạn phóng sự ngắn “Trái cây được gia công như thế này sao!” được phát sóng trên kênh CCTV2 tối 24-4 đã phơi bày toàn bộ dây chuyền chế biến mất vệ sinh của các nhà máy sản xuất trái cây chui tại thành phố Hàng Châu.

Đoạn ghi hình cho thấy nguyên liệu được đặt trong môi trường hôi hám và bẩn thỉu, số khác lăn lóc trên lề đường. Hơn 250 tấn đào thối được đổ vào một hồ chứa rộng toàn bùn đất và nhiều thứ rác rưởi. Các công nhân tại nhà máy chế biến trái cây tùy hỉ thêm vào các chất phụ gia. Các nhà máy này còn ngụy tạo luôn cả báo cáo kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng. Sản phẩm hết hạn sẽ được gia công lại bằng cách sửa ngày tháng sản xuất.

Tại các cơ sở sản xuất chui ở tỉnh Sơn Đông, đào bẩn sẽ trở nên trắng tinh sau khi được trộn với dung dịch tẩy trắng sodium metabisulfite. Dù đây là chất phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm, nhưng theo quy định không được sử dụng quá 0,05g sodium metabisulfite trên 1kg thành phẩm. Sau khi được tẩy trắng và thêm chất tạo màu, tạo ngọt, đào được đem phơi trên mặt đường và đóng vào các bao tải thức ăn gia súc.

Đầy rẫy tại TP.HCM
Tại TP.HCM, các mặt hàng như đào khô, táo khô, xí muội... có nguồn gốc từ Trung Quốc được bày bán khá phổ biến ở các chợ đầu mối Bình Tây, An Đông... Ghi nhận tại chợ Bình Tây cho thấy, hầu hết các sạp đều có bán các mặt hàng như táo tàu, xí muội, đào khô...

Đây được coi là những mặt hàng chủ đạo của ngành hàng trái cây sấy khô, đặc biệt là xí muội, với đủ cả xí muội có hạt, không hạt. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng trên đều không có bao bì, ghi nhãn đầy đủ. Hàng bán theo ký. Do đó, cả bao khối lượng khoảng 10kg cũng chỉ dán nhãn giấy duy nhất đủ ghi tên mặt hàng và giá bán. Trên nhãn không thể hiện cơ sở sản xuất, xuất xứ hàng hóa, hạn sử dụng theo đúng quy định...

Bà Minh, tiểu thương chợ Bình Tây, cho biết hầu hết các loại trái cây sấy khô như xí muội, táo khô... đều là hàng Trung Quốc. “Trong giới buôn bán mặt hàng này, chỉ cần nhìn giá là biết hàng nguồn gốc ở đâu, không cần phải dán nhãn. Phải có đến 70-80% xí muội trên thị trường là hàng Trung Quốc. Hàng trong nước không dễ kiếm ngoài chợ. Đa số các cơ sở sản xuất trong nước đều đóng gói bao bì cẩn thận, phân phối qua kênh cửa hàng bán lẻ chứ ít vào được chợ đầu mối” - bà Minh nói. Lý do chính do giá hàng Trung Quốc thường xuyên rẻ hơn 10.000-20.000 đồng/kg tùy loại so với hàng trong nước. Chẳng hạn, xí muội Trung Quốc thường bán mức 80.000-100.000 đồng/kg, trong khi xí muội sản xuất trong nước có thời điểm bán 120.000 đồng/kg. “Chúng tôi buôn bán, cái gì lời nhiều hơn thì bán chứ không quan tâm hàng lấy từ đâu về” - bà Minh nói.

Tương tự, tại chợ An Đông (Q.5), chợ Bến Thành (Q.1), chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh)... các loại trái cây sấy khô, mứt trái cây nói trên được bán tràn ngập và cũng trong tình trạng không nhãn mác, không hạn dùng và không thông tin nhà sản xuất. Tuy vậy, hầu hết các tiểu thương đều xác nhận đa số là hàng nhập từ Trung Quốc. Theo các tiểu thương, hạn sử dụng hầu hết chỉ in trên thùng giấy khi còn nguyên đai nguyên kiện. Tuy nhiên khi bán lẻ, hàng được xé nhỏ ra nên việc có để hạn sử dụng hay không cũng không có ý nghĩa, vì tiểu thương tự ghi thì hoàn toàn có thể gian lận.

Hàng sấy khô “ba không”

Theo bà Thanh - tiểu thương kinh doanh hàng sấy khô ở chợ Bình Tây, hiện nay chỉ cần ngồi tại sạp, khoảng 5-7 ngày lại có xe chở hàng từ các đầu mối nhập khẩu giao đến tận nơi. Khi nhập hàng mới, mỗi loại thường lấy 200-300kg. Bà Thanh nói xí muội và táo tàu là mặt hàng bán chạy nhất. Mỗi ngày chỉ riêng hai mặt hàng này, bà Thanh bán được 120-150kg. Không chỉ mang đi cửa hàng tạp hóa, chợ lẻ ở TP.HCM mà còn được đưa về Long An, Bình Dương... tiêu thụ nên khách hàng đa số là người mua sỉ, lấy số lượng lớn.

Một số đầu mối kinh doanh trái cây sấy khô cho biết hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc không chỉ “ba không”: không bao bì - nhãn mác, không tên tuổi nhà sản xuất, không hạn sử dụng... mà còn không hóa đơn chứng từ và giấy tờ chứng minh chất lượng.

Trong khi đó, theo ông T. - một cán bộ Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, trái cây chế biến, mứt trái cây được xếp vào nhóm hàng thực phẩm. Do đó để được lưu hành trên thị trường, mặt hàng này buộc phải có giấy chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc giấy chứng nhận đã qua kiểm định và đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào VN. Tuy nhiên, trên thực tế hàng hóa không an toàn vẫn có thể bị lọt lưới. Theo một cán bộ Cục Hải quan TP.HCM, gần như không có các mặt hàng nói trên nhập khẩu về qua cảng ở TP. Do đó, có thể thấy phần lớn hàng vận chuyển vào từ các cửa khẩu khu vực phía Bắc giáp Trung Quốc. Với đường đi này, việc kiểm soát tương đối khó khăn. Đặc biệt, nguồn hàng nhập lậu cũng rất đáng lo ngại vì không được kiểm soát chất lượng.

BẠCH HOÀN - ĐÔNG PHƯƠNG


"Trái cây khô chỉ dành để bán cho du khách, dân địa phương không bao giờ dám ăn!"

Nhật Báo Thanh Niên (Trung Quốc) dẫn lời một công nhân
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Người ở lại với rừng



SGTT.VN - Rừng phòng hộ Cần Giờ có vị trí đặc biệt quan trọng với môi trường TP.HCM. Nó đã trở thành “lá phổi” đồng thời là “quả thận” có chức năng làm sạch không khí và nước thải công nghiệp từ thượng nguồn sông Đồng Nai đổ về.

Để có được hơn 37.000ha rừng xanh ngát như hiện nay, ngoài sự bảo vệ của các cơ quan chức năng còn là công sức miệt mài, thầm lặng của rất nhiều gia đình.

5 giờ sáng, mặt trời chưa lên nhưng đủ làm cho sông Lòng Tàu nhuốm đỏ. Đó là lúc những người giữ rừng lên xuồng bắt đầu cho những chuyến đi tuần đến hàng trăm hecta rừng được giao. Bà Kim Chưởng, người giữ rừng ở xã Tam Hiệp, kể sau ngày giải phóng, hầu như toàn bộ diện tích rừng ở Cần Giờ bị phá nát bởi bom đạn. Vài năm sau, vùng đất tan hoang này được sáp nhập về thành phố rồi nhanh chóng được phục hồi. Thế nhưng rừng mọc nhanh đến đâu thì người ta lén lút chặt bán bấy nhiêu. Đầu năm 1990, chủ trương giao rừng cho người dân được thành phố thông qua. Bà Kim Chưởng là một trong mười hộ dân đầu tiên đăng ký đi giữ rừng. Bà nhớ lại, thời điểm đó mật độ trồng cây rất dày, lên đến 15.000 cây/ha. Nhà nước cho người nhận giữ rừng được tỉa thưa chỉ còn 10.000 cây/ha. Số cây tỉa được sẽ ăn chia tỷ lệ người giữ rừng 6,5 và Nhà nước 3,5. Nghĩa là cứ 1m3 gỗ thì bà được sáu phần rưỡi còn Nhà nước được ba phần rưỡi. So với công việc làm mướn bấp bênh, bà nhận lời giữ 112ha. Chồng bà phản ứng, bởi “kiểm lâm có súng đạn mà còn bị lâm tặc tấn công, đánh vỡ cả đầu. Vợ chồng mình lên đó có ngày bị chặt đầu như chơi”. Nhưng rồi nghĩ đến bảy đứa con đói khổ, ông đành liều với vợ.

Cách nhà bà Kim Chưởng hơn mười cây số đường sông, gia đình bà Kim Hoàng dắt díu nhau lên rừng cũng vì hoàn cảnh tương tự. Ngày đầu tiên nhận rừng, bà không dám ngủ trưa bởi lo lâm tặc tấn công giết chết. Ngày ấy, nhắc tới lâm tặc ai cũng ngán. Lâm tặc rất liều lĩnh và không ít lần đụng độ đổ máu với lực lượng chức năng. Hơn nữa, do mỗi hộ nhận hàng trăm hecta nên nhà này cách nhà kia cả chục cây số, lại không có phương tiện gì để liên lạc. Sợ nhất là ở quê có người thân qua đời hay ốm đau bệnh tật mà mình không biết để về thăm. Nhiều đêm những người giữ rừng chỉ thấy trời tối là đi ngủ chứ không biết cụ thể thời gian. Vì thế nên khi nhắc đến những chị em giữ rừng phòng hộ, dân thị trấn gọi họ bằng... bà giá, nghĩa là đàn bà không có chồng mới lên rừng mà thôi. Bà Kim Chưởng nói, đó là sự thật vì hiện tại trong số chị em “ở vậy” lên đến gần mười phần trăm trong tổng số chị em giữ rừng.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=172942
Mỗi buổi sáng bà Kim Chưởng lại lên chiếc xuồng này đi tuần để đảm bảo rừng không mất một cây.



Để chứng minh không chỉ có bà giá mới dám lên rừng như cách nói của người khác, cô gái trẻ Bùi Thị Đệ nhận lời làm dâu một hộ giữ rừng rồi theo chồng về chốn “khỉ ho cò gáy” này. Nhà Đệ ở xã Tam Hiệp, về làm dâu ở chốt 5 rừng phòng hộ từ năm 1996, khi chỉ vừa 19 tuổi. Sinh con xong, Đệ gửi con cho nhà cha mẹ mình để cậu bé có điều kiện đi học thuận tiện, còn mình thì theo chồng gắn bó với rừng. Một ngày làm việc của cô là dậy từ sáng sớm, chèo xuồng một mình len lỏi hàng trăm hecta rừng, tìm và phát hiện những dấu hiệu bất thường để báo ban quản lý.

12 năm làm rừng, cô quen từng gốc cây, rạch nước. Đệ khoe, năm trước cô phát hiện ra hàng chục cây bị sâu đục thân phá và báo cơ quan chức năng. Đây là loài sâu có khả năng phát tán trên diện rộng rất nhanh làm cây rụng lá, gãy thân mà chết, nếu không phát hiện kịp thời thiệt hại là rất lớn.

Từ năm 1999 đến nay Nhà nước không còn cho tỉa rừng, số tiền phụ cấp cho các hộ giữ rừng được nâng lên 490.000/ha/năm. Như vậy, với 112ha rừng được nhận để giữ và chăm sóc, trừ các khoản phí gia đình bà Kim Chưởng tích luỹ được gần 50 triệu đồng/năm. Không dừng lại ở mức thu nhập đó, bà còn cùng chồng cải tạo khu đất trống trong rừng làm một vuông nuôi tôm sú, mỗi vụ thu hoạch hơn 300kg tôm. Ngoài ra, trong những chuyến đi tuần rừng hàng ngày, bà còn tranh thủ bắt cua biển bán để cải thiện thu nhập trong thời buổi giá cả leo thang như hiện nay. Hai người con trai út của bà cũng được bà cho học hành đến nơi đến chốn và tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.

Kinh nghiệm trong việc giữ rừng đã khiến bà không sợ lâm tặc nữa. Mỗi khi phát hiện người khả nghi, xuồng lạ cập triền sông, bà âm thầm theo dõi và báo về ban quản lý. “Hiện nay tất cả các hộ giữ rừng đều đã được trang bị điện thoại vô tuyến, mỗi phân khu còn có một canô để đi kiểm tra rừng mỗi ngày...

bài và ảnh: Thanh Nhã


Người giữ rừng có lương hưu

Ông Lê Văn Sinh, trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ cho hay: “Tổng diện tích rừng trồng ở Cần Giờ hiện nay là 37.160ha, giao cho 132 đơn vị, cá nhân giữ. Mỗi năm thành phố chi 23 tỉ đồng cho việc bảo vệ rừng, thu nhập của người giữ rừng, vì thế ổn định hơn”. Cũng theo ông Sinh, chị em giữ rừng được nhận lương hưu khi về hưu và được quyền chuyển hợp đồng lại cho con sau khi kết thúc 30 năm.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Xây thủy điện tràn lan: sai lầm



TT -  Đó là tiếng nói của các đại biểu tham dự hội thảo “Phát triển thủy điện bền vững: các bài học và khuyến cáo” do Đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Nam phối hợp với Mạng lưới sông ngòi VN tổ chức ngày 7-5.
Tham dự hội thảo có các đại biểu Quốc hội miền Trung - Tây nguyên và nhiều chuyên gia đầu ngành về thủy điện, địa chất, sông ngòi; không có chủ đầu tư thủy điện nào tham dự.


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=563578
Mới đi vào hoạt động, đập thủy điện Sông Tranh 2 gây lo lắng cho người dân - Ảnh: VIỆT HÙNG



Lợi ích cục bộ
Theo ông Lê Phước Thanh - trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: “Việc xây dựng thủy điện đem lại lợi ích cục bộ cho nhà đầu tư mà chưa mang lại lợi ích gì cho người dân”. Ông Thanh nhìn nhận thủy điện đã gây ra nhiều hậu quả xấu về môi trường, sinh thái như ngập lụt vùng hạ du do xả lũ, vấn đề an toàn đập, tái định cư, hậu tái định cư, nhân dân thiếu đất sản xuất, nguy cơ tái nghèo cao, hộ dân bỏ khu tái định cư đi phá rừng...

Ông Đỗ Tài, chủ tịch UBND huyện Đông Giang - nơi có bảy dự án thủy điện, nói: “Tôi rất đau lòng khi chứng kiến dân của mình không có đất sản xuất vì thủy điện, nên họ buộc phải phá rừng để kiếm cái ăn. Mà phá rừng thì bị khởi tố hình sự. Người dân không còn đường lui được nữa. Hậu quả từ đâu thì các anh đã biết”.

Tiến sĩ Đào Trọng Hưng, thành viên Mạng lưới sông ngòi VN, nói: “Không thể cầm lòng khi đi thực tế thấy đời sống người dân vùng tái định cư ở các thủy điện quá khó khăn và nhiều dự án phá rừng mang tên... thủy điện”.

Theo ông Hưng, phát triển thủy điện gây ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học. Đến nay có 119 thủy điện liên quan đến 47 khu rừng đặc dụng, mỗi khu bảo tồn của vườn quốc gia cõng 2,5 dự án thủy điện. Vườn quốc gia của khu bảo tồn thiên nhiên có nhiều dự án là Cát Tiên (6 dự án), Hoàng Liên (6 dự án). Ông Hưng nói: “Phần đất đẹp, tốt đã bị lấy hết làm thủy điện, người dân bị đẩy vào chỗ khô cằn, không thể gieo trồng được”.

Sửa sai không nổi?
Tại hội thảo, nhiều giáo sư đề nghị các bộ ngành, địa phương phải sớm vào cuộc để giải quyết kịp thời những “lỗ hổng” lớn, tránh gây tai họa cho con cháu sau này. GS.TS Vũ Trọng Hồng, chủ tịch Hội Thủy lợi VN, đề nghị các chủ đầu tư đánh giá lại sự ổn định của nền đập, thân đập, vai đập và có quy trình tích nước, xả lũ an toàn. Sự cố vai đập là nguy hiểm nhất, như thủy điện Sông Tranh 2 đang chảy nước ở vai đập vì đây là loại “tai họa đang đến”. “Chúng ta phải học từ những sai lầm của mình” - ông Hồng khuyến cáo.

Ông Đinh Văn Thu, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề xuất: “Chúng ta cần rà soát ở tất cả các khâu khi xây dựng một thủy điện. Từ khâu thiết kế đến thi công, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. Đáng ra hội thảo phải có sự tham gia của chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực VN, đại diện các nhà thầu, đơn vị tư vấn để lắng nghe nhưng họ không đến và chúng ta chỉ nói cho chúng ta nghe”.

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Mạng lưới sông ngòi VN, phát biểu: “Chỗ nào xây được thủy điện là nhảy vào làm như hiện nay sẽ khiến các thế hệ con cháu đối diện với tai họa vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra”. Ông Huỳnh Thành, phó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, chỉ rõ việc khảo sát thiết kế thủy điện, tái định cư quá sơ sài, cẩu thả đang gây ra nhiều hệ lụy không thể giải quyết được. Thủy điện gây ra nhiều vấn đề môi trường, xã hội, thiệt hại không thể tính được bằng tiền.

HỮU KHÁ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hình ảnh đau lòng về cái chết của cá voi xanh



TTO - Những hình ảnh sau được chụp bởi thợ lặn Tony Wu với hy vọng sẽ nói lên phần nào về những vấn đề tiêu cực của tàu chở container đối với loài cá voi xanh khổng lồ.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=564320
Phần đuôi của cá voi xanh dường như bị đứt lìa - Ảnh: Daily Mail



Bức ảnh chỉ ra vết thương rùng rợn của chú cá voi xanh, bởi phần đuôi của nó dường như bị xé toạt. Chú cá voi này bị thương bơi lạc vào làn đường vận chuyển của tàu container ở Ấn Độ Dương, ngoài khơi phía Nam của Sri Lanka.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=564321
Vết thương của cá voi xanh rách toạc ra - Ảnh: Daily Mail



Các chuyên gia hải dương học cho biết, loài cá voi xanh đang đứng trước nguy cơ về số lượng. Do đó đây là vấn đề khá quan trọng cần được báo động.

TRÙNG DƯƠNG (Theo Daily Mail)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Ông Đinh Văn Thu, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề xuất: “Chúng ta cần rà soát ở tất cả các khâu khi xây dựng một thủy điện. Từ khâu thiết kế đến thi công, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. Đáng ra hội thảo phải có sự tham gia của chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực VN, đại diện các nhà thầu, đơn vị tư vấn để lắng nghe nhưng họ không đến và chúng ta chỉ nói cho chúng ta nghe”.

Chỉ có ở Việt Nam !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Vodanhthi đã viết:

Xây thủy điện tràn lan: sai lầm


Ông Đinh Văn Thu, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề xuất: “Chúng ta cần rà soát ở tất cả các khâu khi xây dựng một thủy điện. Từ khâu thiết kế đến thi công, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. Đáng ra hội thảo phải có sự tham gia của chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực VN, đại diện các nhà thầu, đơn vị tư vấn để lắng nghe nhưng họ không đến và chúng ta chỉ nói cho chúng ta nghe”.
Chỉ có ở Việt Nam !
Tự Giác... Phê

Quan nói nhau còn chẳng được nghe
Huống hồ ta thán lẫn hò vè.
Nhân dân được biết, bàn, làm, kiểm...
Kiêm nốt phê rồi... tự giác phê!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hạ du chết khát vì thuỷ điện



SGTT.VN - Hạn chế lũ, điều tiết nước vào mùa khô là một chức năng quan trọng khác bên cạnh việc sản xuất điện, thường được các chủ đầu tư đưa ra để thuyết phục chính quyền và người dân địa phương khi triển khai xây dựng các nhà máy thuỷ điện.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=173986
Trong khi nhiều dự án thuỷ điện đua nhau ngăn dòng thì nhiều vùng hạ du đang đối mặt với khô hạn. Trong ảnh: thuỷ điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) lúc đang xây dựng. Ảnh: Thanh Trà



Thế nhưng, thực tế chức năng này không phát huy tác dụng, thậm chí phản tác dụng, gây bức xúc cho người dân vùng hạ du vốn đã nếm đủ hậu quả mà thuỷ điện gây ra trong những năm qua.

Khát nước
Người dân thành phố Đà Nẵng đang than trời về tình trạng thiếu nước và nước bị nhiễm mặn. Cụ thể gần nửa tháng nay người dân ở các quận như Cẩm Lệ, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn… khổ sở vì nguồn nước máy chảy rất yếu, nhất là vào buổi trưa. Chị Nguyễn Thị Lan ở phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn, than: “Tui phải lo hứng nước từ sáng sớm mới đủ dùng, nhưng nước chảy rất yếu, lại có mùi lạ rất khó chịu”. Không chỉ gia đình chị Lan mà rất nhiều hộ dân xung quanh và hàng ngàn hộ dân tại thành phố Đà Nẵng cũng chịu chung tình cảnh trên.

Lãnh đạo công ty TNHH cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho rằng do nắng nóng thất thường trong thời gian qua khiến nước trên sông Cẩm Lệ, sông Yên bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Ước tính, độ mặn đo được tại khu vực cấp nước cho nhà máy nước cao gấp gần 15 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về quá thấp, lại đỏ ngầu khiến nhà máy nước Cầu Đỏ phải hoạt động cầm chừng.

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên, theo các cơ quan chức năng, là do thuỷ điện Dăk Mi 4 không thực hiện xả nước theo quy định, khiến vùng hạ lưu sông Vu Gia bị nhiễm mặn rất nặng, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho hàng triệu dân Đà Nẵng và có nguy cơ gây hạn hán nghiêm trọng cho hạ lưu sông này.

Trước tình trạng vùng hạ lưu hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn – Vĩnh Điện (Quảng Nam) thiếu nước trầm trọng và bị mặn xâm nhập sâu, tại cuộc làm việc với đại diện các nhà máy thuỷ điện vào ngày 14.5 vừa qua, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam đã yêu cầu các nhà máy thuỷ điện phải khẩn trương xả nước nhằm kịp thời đẩy mặn, đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và xuống giống vụ hè thu 2012. Bởi theo báo cáo, hiện hầu hết các nhà máy thuỷ điện chỉ vận hành một tổ máy (chủ yếu theo sự điều phối của EVN) mỗi ngày khoảng 8 – 10 tiếng, vì vậy mực nước sông Vu Gia – Thu Bồn bị dao động rất mạnh và xuống thấp khiến các trạm bơm điện vùng hạ du vận hành rất khó khăn, một số trạm bơm đã phải ngưng hoạt động.

Phớt lờ ý kiến của các địa phương
Tại cuộc làm việc mới đây với trung tướng Trần Quang Khuê, phó chủ tịch thường trực uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn kiêm phó trưởng ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng kiến nghị các công trình thuỷ điện cần điều tiết nước hợp lý để cứu khoảng 10.000ha lúa của người dân Đà Nẵng và Quảng Nam ở hạ du Vu Gia trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Ngoài ra, tình trạng xâm nhập mặn khiến công trình cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thành phố Đà Nẵng rất khó khăn…

Tuy nhiên, điều đáng nói là lâu nay những kiến nghị của các địa phương thường bị “phớt lờ” bởi các nhà máy thuỷ điện chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế của chính mình. Nước trong mùa khô thật sự là “vàng trắng” của các nhà máy thuỷ điện, do đó nếu xả nhiều, không phát điện đúng lúc, hiệu quả kinh tế mang lại sẽ không cao. Chính vì vậy, dù đã xây dựng các quy trình điều tiết nước, dù đã cam kết với địa phương nhưng năm nào người dân vùng hạ du cũng than thở vì tình trạng kiệt nước do thuỷ điện không xả nước hợp lý, kịp thời.
Trong khi đó, các địa phương khó có thể kiểm soát quy trình xả của các thuỷ điện vì “thiếu chuyên môn”, khó có thể đo đếm lưu lượng nước xả hoặc kiểm tra thời điểm xả nước. Vì vậy, tại các cuộc họp, hội thảo liên quan đến dự án thuỷ điện, không ít ý kiến cho rằng các nhà máy thuỷ điện cần chia sẻ lợi ích với cộng đồng. Cụ thể là chú trọng đến chức năng điều tiết nước trong mùa khô, giảm lũ trong mùa mưa như đã đưa ra ban đầu.

Thanh Trà – Mai Phương
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vuốt đuôi

Bài đăng trên Thanh Niên 16/05/2012 3:37

Một vùng quê yên tĩnh quanh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản thiên nhiên thế giới, bỗng nhiên sôi lên sùng sục khi hay tin một nhóm lâm tặc phát hiện, đốn hạ 3 cây huê bán với giá trăm tỉ tại gốc, giữa lõi rừng nguyên sinh.

Người dân đổ xô vào rừng mót huê cành, ngọn, rễ và cả... mùn cưa với hy vọng đổi đời; giang hồ tứ chiếng tụ tập mang theo “hàng nóng”, có nhóm bảo kê cho đầu nậu, có nhóm lại đi... trấn lột; một số người khác hám lời gom tiền bạc, vay ngân hàng để hùn vốn mua huê với hy vọng sẽ giàu lên... Quảng Bình quê nghèo bỗng dưng... “nổi tiếng”.

Khi thông tin xuất hiện trên báo chí, cả chủ rừng lẫn chính quyền vẫn “ngơ ngác nai vàng” mà rằng, “mới nghe thông tin, đang xác minh”. Khi người tứ xứ ùn ùn kéo về thì ông Nguyễn Văn Huyên, Phó giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cũng biểu thị: Vườn đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và cũng đã lên phương án ứng phó nếu tin đồn là có thật. Vườn cũng đã nhận được sự chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo tỉnh và Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Lãnh đạo các xã trong vùng cũng quyết tâm không kém khi cho hay đang tìm cách ngăn chặn người dân vào rừng, tránh gây áp lực cho lực lượng bảo vệ rừng. Và “nếu tin đồn là có thật thì quyết tâm không để một que gỗ lọt ra ngoài”.

Nhưng rồi, các cuộc hỗn chiến xảy ra, xe cộ bị đập nát, giang hồ mắc võng canh chừng các cửa rừng, cơ quan chức năng đã thu được mã tấu, đạn dược... Rồi đến khi bắt được lô gỗ huê đầu tiên có giá 13 tỉ đồng, lô gỗ thứ hai cũng có giá chừng 10 tỉ đồng, giang hồ xông vào nhà dân cướp gỗ; 2 hạt phó kiểm lâm bị làm kiểm điểm vì nghi liên quan đến việc cho lâm tặc qua đường, tức là “có những que gỗ đã lọt ra ngoài” thì tỉnh mới họp để lại “quyết tâm”. Theo ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, là “cần phải có kế hoạch truy quét ngay, đưa gỗ trong rừng ra; nếu còn gỗ thì không một ngày nào yên, sự việc sẽ dai dẳng”. Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cũng nói: “Phải tập trung cả hệ thống chính trị để ổn định tình hình trật tự trị an tại khu vực đó, việc này đặt lên hàng đầu. Lực lượng công an vào cuộc nắm tình hình người dân, đầu nậu, người địa phương khác đến, công an là nòng cốt. Tập trung lực lượng kiểm tra, chốt chặn, thành lập các đoàn truy tìm, truy quét gỗ và các đối tượng trong rừng”...

Tức là, sự chỉ đạo luôn luôn đi sau sự việc xảy ra, không phải một bước mà là một quãng!

Điều đó còn thể hiện qua việc UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản giao trách nhiệm khởi tố vụ án cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo ngành công an thì: “Hiện kiểm lâm không đủ sức để làm vụ án này nữa, lực lượng mỏng lắm và không mạnh về nghiệp vụ chuyên môn điều tra; chắc công an phải vào cuộc để khởi tố thôi”, đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Phó giám đốc  - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình phân tích.

Vậy là lại đi sau thêm một quãng nữa. Cách chỉ đạo này có thể gọi nôm na là chỉ đạo “vuốt đuôi”.

Trong cuộc họp mới nhất, thay vì tập trung giải quyết vấn đề chính thì ông Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Quang lại phàn nàn “có những báo đưa thông tin không chính thống”. Thông tin từ đầu nậu, từ giang hồ ở hiện trường tất nhiên là “không chính thống”, nhưng mà đều có, đã và đang xảy ra, đó là thông tin không chính thống nhưng... chính xác!

Hình ảnh ông Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trao quà cho kiểm lâm khi bắt được lô gỗ huê đầu tiên là hình ảnh được cư dân mạng bàn tán xôn xao trong tuần qua. Không phải vì ông ăn mặc trắng lốp mà vì người ta ngạc nhiên khi bắt được hai vụ gỗ huê nhưng không hề bắt được đối tượng mang gỗ, nghĩa là “người đi gỗ ở lại”, nên chi không thể khởi tố được vụ án. Đó là điều khó hiểu mà người ta muốn nói.

Nguyễn Thế Thịnh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:

Một vùng quê yên tĩnh quanh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản thiên nhiên thế giới, bỗng nhiên sôi lên sùng sục khi hay tin một nhóm lâm tặc phát hiện, đốn hạ 3 cây huê bán với giá trăm tỉ tại gốc, giữa lõi rừng nguyên sinh.

Người dân đổ xô vào rừng mót huê cành, ngọn, rễ và cả... mùn cưa với hy vọng đổi đời; giang hồ tứ chiếng tụ tập mang theo “hàng nóng”, có nhóm bảo kê cho đầu nậu, có nhóm lại đi... trấn lột; một số người khác hám lời gom tiền bạc, vay ngân hàng để hùn vốn mua huê với hy vọng sẽ giàu lên... Quảng Bình quê nghèo bỗng dưng... “nổi tiếng”.

Khi thông tin xuất hiện trên báo chí, cả chủ rừng lẫn chính quyền vẫn “ngơ ngác nai vàng” mà rằng, “mới nghe thông tin, đang xác minh”. Khi người tứ xứ ùn ùn kéo về thì ông Nguyễn Văn Huyên, Phó giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cũng biểu thị: Vườn đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và cũng đã lên phương án ứng phó nếu tin đồn là có thật. Vườn cũng đã nhận được sự chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo tỉnh và Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Lãnh đạo các xã trong vùng cũng quyết tâm không kém khi cho hay đang tìm cách ngăn chặn người dân vào rừng, tránh gây áp lực cho lực lượng bảo vệ rừng. Và “nếu tin đồn là có thật thì quyết tâm không để một que gỗ lọt ra ngoài”.
Tối qua, thằng em họ và tớ cùng nhau đọc bài này. Mới đọc đến đoạn trích dẫn kể trên, hắn ngã ra chiếu, cười sằng sặc, vỗ đùi bảo “Tếu quá… haha… tếu không chịu được… hặc hặc…”

Một lúc sau, vừa gạt nước mắt, hắn vừa nói “Lão Tôn này (hắn gọi bác Tuấn là Lão Tôn) lẽ ra chỉ nên kể đến đó thôi, đừng kể thêm. Món gì ngon thì ta nên dùng một tí thôi, để còn thòm thèm chứ!”

Xong rồi hắn ngơ mặt ra “Thế tại sao Lão Tôn lại không đăng bài này ở bên mục vui cười nhỉ?”
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Thiếc tặc” đào địa đạo dưới thung lũng Tình Yêu



TT - Ít ai có thể ngờ ngay tại thung lũng Tình Yêu (Đà Lạt) có một địa đạo của “thiếc tặc” đang ngang nhiên hoạt động. Đây là một đường hầm lớn dài hàng trăm mét, trong đó có cả hệ thống điện nước và cung cấp không khí.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=565273
Từ trong địa đạo nhìn ra thung lũng Tình yêu (ảnh trái). Địa đạo khá rộng và cao, đã được đào hết sức công phu - Ảnh: Võ Trang



Cho dù đã được báo trước, cũng không khỏi ngỡ ngàng khi đặt chân vào địa đạo sâu hun hút ngay dưới thung lũng Tình Yêu do những người khai thác thiếc đào trái phép.

Sáng 16-5, ông Phan Văn Thi - phó chủ tịch UBND phường 8, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) - cho biết chính quyền cùng lực lượng công an, quân đội đã giải tỏa đường hầm này nhiều lần, thu giữ không ít máy móc, dây điện, ống nước và dùng cả xe cơ giới lấp cửa địa đạo nhưng “thiếc tặc” vẫn lén lút khai thông đường hầm để hoạt động trở lại.

Thâm nhập
Trước đó một ngày, trong vai những nông dân làm vườn, chúng tôi đã vượt qua được các đối tượng cảnh giới của “thiếc tặc” và đột nhập thành công vào địa đạo nằm bên dưới danh thắng thung lũng Tình Yêu.

Dù đã được người dân mô tả khá chi li về mức độ “hoành tráng” của địa đạo nhưng khi tiếp cận hiện trường, chúng tôi vẫn không khỏi sửng sốt về quy mô cũng như sự ngang nhiên của những đối tượng khai thác thiếc trái phép. Lần theo tiếng máy nổ, vượt qua một đồi thông ngút ngát, chúng tôi tiếp cận cửa địa đạo nằm lộ thiên bên sườn một khe cạn trong khu vực thuộc tiểu khu 144b, lâm phần do Ban quản lý rừng Lâm Viên giao khoán cho Công ty TNHH Thùy Dương quản lý và bảo vệ. Ngay trước cửa địa đạo là khoảnh đất rộng hơn 300m được dùng làm bãi chứa đất, đá đào từ hang ra. Cách đó khoảng 30m là “trạm bơm” được ngụy trang dùng để tưới rau với hai máy nổ công suất lớn, trong đó một máy dự phòng, còn máy kia đang chạy hết công suất.

Chúng tôi chia hai nhóm, một nhóm làm nhiệm vụ cảnh giới, số còn lại lần theo hệ thống bơm nước để vào địa đạo. Tuy địa đạo có chiều cao khoảng 1,6m, rộng 0,8m, nhưng do đèn pin không đủ sáng cộng với nhiệt độ bên trong xuống thấp nên rất khó di chuyển. Vào được khoảng 20m, chúng tôi gặp ngay một cánh cửa sắt kiên cố. Lúc chúng tôi đột nhập, các đối tượng trong địa đạo đang đào đãi thiếc tại khu vực phía sau cánh cửa, nên cửa chỉ khép hờ. Vượt qua cánh cửa hẹp này, vào thêm gần 10m chúng tôi bị các đối tượng khai thác thiếc phát hiện, họ bỏ chạy mất hút trong địa đạo. Khi trở ra, xem lại kỹ chúng tôi nhận thấy trừ vài đoạn đất vững không có gỗ chống hầm, còn lại toàn bộ đều được chống bằng gỗ thông. Trong đường hầm có cả hệ thống bảng điện, đường ống bơm nước phục vụ việc tuyển quặng.

Phía bên ngoài địa đạo cũng có hệ thống bơm nước, cấp điện và cung cấp không khí. Lượng nước bơm vào địa đạo cho tích tụ luôn trong các giếng bên trong địa đạo, không cho nước đục chảy ra ngoài, khiến cơ quan chức năng khó phát hiện.

Theo tài liệu của cơ quan chức năng, đường hầm ở thung lũng Tình Yêu có chiều dài 130m. Tuy nhiên, ước lượng bằng mắt thường cho thấy đường hầm này phải dài hơn rất nhiều, từ miệng hầm, địa đạo ăn qua một đồi thông, qua một con đường nhựa và đến một triền đồi là bãi thiếc trước đây từng được khai thác lộ thiên và sau đó bị giải tỏa, trồng thông và giao cho khu du lịch thung lũng Tình Yêu.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=565266
Địa đạo dài hun hút xuyên qua cả một đồi thông



Bó tay?
Theo người dân địa phương, địa đạo này do những người đào đãi thiếc trái phép trong lòng thung lũng Tình Yêu đào từ trước Tết Nguyên đán 2012.

Phó giám đốc khu du lịch thung lũng Tình Yêu Phan Khắc Cử cho biết bảo vệ của công ty phát hiện cửa địa đạo nhắm tới khu vực đào đãi thiếc nằm trong khu du lịch, đơn vị lập tức báo chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng để giải tỏa, nhưng đến sau tết thì “thiếc tặc” hoạt động trở lại. Cũng theo ông Cử, điều trớ trêu là cửa địa đạo nằm ở khu vực quản lý rừng của Công ty TNHH Thùy Dương, còn đường hầm lại nằm bên dưới lòng đất nên doanh nghiệp không thể làm gì được. Họ chỉ biết cầu cứu chính quyền, đồng thời phát quang khu vực để  theo dõi trên mặt đất, còn trong lòng đất thì đành chịu.

Ông Phạm Đình Long, chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự phường 8, cho biết phường đã giải quyết nhiều lần bằng cách đưa máy vào lấp hầm, kể cả cắt những cây thông lớn (dài 5m) để lấp miệng hầm, nhưng các đối tượng đã cắt bỏ và khui lại miệng hầm. “Sau mỗi đợt giải tỏa, các đối tượng nhắn tin hăm dọa, anh em cũng ngán ngại vì mình ngoài sáng, còn họ ở trong tối và chẳng còn gì để mất” - ông Long nói. Ông Long cho rằng thành phố hỗ trợ chứ công an và dân quân phường không đủ sức.

Ông Phan Văn Thi cho biết chiều 15-5, cơ quan chức năng phường định vào kiểm tra đường hầm thì thấy cửa hầm đã bị “thiếc tặc” đổ thuốc trừ sâu rất hôi nên không thể vào được...

VÕ TRANG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [31] [32] [33] [34] [35] [36] [37] ... ›Trang sau »Trang cuối