Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Gay quá ! Gay quá ! Phải làm gì đi chứ bà con ơi!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mục lục

(tiếp theo từ trang 11)



107. Bắt cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Tiền

108. Oằn lưng gánh thủy điện  (Đức Tuyên)

109. Thùng rác xoay ba ngăn - giải nhất Ý tưởng sáng tạo trẻ

110. Nên dừng thủy điện vừa và nhỏ - Cảnh báo từ các chuyên gia

111. Cam kết bảo vệ rừng Cần Giờ

112. Trách nhiệm với công sản quốc gia  (Tư Giang)

113. UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép đấu giá cao hổ?

114. Tội phạm ngụy trang  (Đặng Phương)         . . . . . . . . trang 15

115. Thanh Hóa: sẽ không đấu giá 2,77kg cao hổ

116. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Thảm họa chẳng còn xa xôi  (Nguyễn Triều - Tấn Thái)

117. Thiếu sự chuẩn bị để phòng chống thảm họa  (Khổng Loan)

118. GS.TS Iftekhar Ahmed: Phải thích nghi trước khi quá muộn

119. Đặng Văn Tạo: "Thay đổi để không bất ngờ."

120. Khổ vì thủy điện  (Thái Bá Dũng)

121. Hàn Quốc quay phim mua mật gấu tại Việt Nam

122. Chiến dịch môi trường "I am green" vinh danh bạn trẻ              . . . . . . . . trang 16

123. Bài 1: Núi đá Kiên Lương đang bị tận diệt  (Hùng Anh)

124. Bài 2: Trả giá bằng sự ô nhiễm

125. Sạt lở đất, lấp tổ máy thủy điện  (Hồng Thảo)

126. Mười sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2010

127. TQ cho VN vay 300 triệu USD xây nhiệt điện

128. Rừng đen đoạt giải nhất LHP môi trường

129. LHQ kêu gọi các nước khai tử đèn sợi đốt         . . . . . . . .                trang 17

130. “Sát thủ” thú rừng hoàn lương  (Phùng Mỹ Trung)

131. Thêm giống lúa đặc sản mới được trồng đại trà

132. Phá rừng để khai thác vàng  (Đức Huy)

133. Biến nước thải sinh hoạt thành nước sạch  (Huyền Trang)

134. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta  (Lê Đình Tư)

135. Bắc Ninh xin Thủ tướng cho làm sân golf

136. Ô nhiễm từ việc khai thác cát đen

137. Sáng ở mắt, tối trong tim  (Minh Thư)


- Mời xem tiếp tại trang 18 -

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hoãn xây đập trên dòng chính sông Mekong

Các tác động từ bên ngoài khu vực



SGTT.VN - Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu môi trường sông Mekong, và can thiệp về tài chính có thể là những phương cách để ngăn ngừa việc xây dựng các công trình thuỷ điện và thuỷ lợi trên dòng chính của dòng sông này, hoạt động vốn đã được cảnh báo là có thể giết chết một trong những dòng sông lớn của thế giới.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=120923
Đánh cá trên sông Mekong đoạn chảy qua Lào. Hơn một triệu người sẽ bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nếu 12 dự án thuỷ điện được triển khai trên dòng chính của sông Mekong. (Ảnh: Anguskirk/Flickr)




Ngân hàng Thế giới ngày 22.10 khẳng định sẽ không hỗ trợ vốn cho các dự án thuỷ lợi và thuỷ điện trên dòng chính của sông Mekong. Phát đi từ Washington, tuyên bố của ngân hàng Thế giới nhằm ủng hộ cho việc uỷ hội sông Mekong (MRC) công bố báo cáo Kết quả đánh giá môi trường chiến lược của thuỷ điện trên dòng chảy chính của sông Mekong (SEA). Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ngân hàng Thế giới nói: “Ngân hàng Thế giới không có kế hoạch đầu tư vào các dự án thuỷ điện trên dòng chính của sông Mekong”.

Công bố vào ngày 15.10, báo cáo SEA được thực hiện trong 14 tháng gồm các nhà tư vấn, ban thư ký MRC, các cơ quan chính phủ của bốn nước thành viên (Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam), nhóm nghiên cứu của Trung Quốc, đại diện khu vực tư dân, và các nhóm lợi ích khác. SEA phân tích những tiềm năng của thuỷ điện là cung cấp khoảng 13.500MW đáp ứng nhu cầu của các quốc gia về các mục tiêu phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế, cũng như mục tiêu khai thác năng lượng thay thế để giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch và giảm phát thải CO2. Tuy nhiên, báo cáo này cũng phác thảo tác động tiêu cực của thuỷ điện đối với môi trường, hệ sinh thái, nghề đánh bắt cá, sinh kế của người dân.

Nhóm tư vấn thực hiện báo cáo SEA đã đưa ra một trong những kiến nghị chủ chốt là các nước thành viên nên cân nhắc “hoãn tất cả các dự án xây dựng đập trên dòng chính trong một giai đoạn định sẵn trong mười năm”. Theo MRC, đã có 12 bản đề xuất xây dựng thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong ở Campuchia, Lào, và biên giới Lào – Thái Lan, với sự tham gia của cả khu vực nhà nước và tư nhân. Hơn một triệu người sẽ bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nếu 12 dự án thuỷ điện nói trên được triển khai. Chánh văn phòng uỷ ban MRC Việt Nam, ông Lê Đức Trung từng nhận định, sông Mekong đang xuất hiện những nhiễu động về dòng chảy, gây tác động ngày càng lớn đến sông Cửu Long. Trong đó, trận hạn hán lịch sử đầu năm nay là một ví dụ, vào mùa lũ mà không có lũ.

Báo cáo SEA và các ý kiến của MRC chỉ mang tính đề xuất, kiến nghị, vì vậy quyết tâm thực hiện hay không các dự án thuỷ điện này là tuỳ thuộc vào các nước. Dưới tác động của các định chế tài chính như ngân hàng Thế giới, đề xuất có thêm sức nặng. Tại hội nghị cấp cao ASEAN 17, ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton từng khẳng định Mỹ sẵn sàng tài trợ cho một dự án nghiên cứu tác động môi trường ở sông Mekong, và kêu gọi các nước nên tạm hoãn việc xây dựng các đập thuỷ điện trên dòng chính. “Mỹ muốn khuyến cáo trước khi việc xây dựng trên dòng chính của sông Mekong tiếp diễn, và chúng tôi sẽ tài trợ cho nghiên cứu về vấn đề này”, bà Hillary phát biểu tại cuộc họp báo trong khuôn khổ ASEAN 17. Các quan điểm này đã được bà Hillary đưa ra trước đó trong cuộc họp với bốn nước hạ vùng sông Mekong tại ASEAN 17, và khó có thể bị xem nhẹ, nhất là khi vào tháng 7.2010, Mỹ đã từng đưa ra cam kết hỗ trợ 178 triệu USD cho chương trình hợp tác vùng hạ lưu sông Mekong.

Về phía Nhật Bản, trong hội nghị cấp cao Mekong – Nhật Bản diễn ra trong khuôn khổ ASEAN 17 vào ngày 29.10, Nhật đã thông báo tài trợ cho các dự án có tổng kinh phí 3 triệu USD của MRC nhằm quản lý nguồn nước vào mùa lũ và mùa hạn.

MAI HƯƠNG - VIỆT ANH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bắt cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Tiền



TTO - Chiều 26-11, ông Mười Dùm (ngư dân ấp Tân Hòa B, xã Tân An, thị xã Tân Châu, An Giang) trong lúc kéo ghe cào trên sông Tiền đã bắt được con cá đuối nặng đến 163kg, dài hơn 2m (chưa kể đuôi dài gần 1m), bề ngang trên 1,5m.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=465662
Con cá đuối khồng lồ được chuyển đi bằng xe tải




Hình dáng bề ngoài cá giống như cá đuối biển nhưng theo những ngư dân có kinh nghiệm, đây là loài cá đuối nước ngọt. Sau khi biết tin, một thương lái ở thị xã Châu Đốc (An Giang) đã đưa phương tiện đến mua lại với giá 80.000 đồng/kg. Cùng lúc, một chủ nhà hàng lớn ở TP Long Xuyên đã nâng giá mua lên 200.000 đồng/kg nhưng không kịp.

Chủ nhân mua được con cá lập tức chở đi TP.HCM tiêu thụ. Theo lời ông này, giá con cá ít nhất cũng 2 triệu đồng/kg.

Trước nay, ngư dân vùng đầu nguồn An Giang vẫn thường xuyên bắt được loài cá đuối nước ngọt nhưng chỉ nặng 2-3kg/con, chưa bao giờ bắt được con cá khổng lồ như ông Mười Dùm.

Qua tra cứu tài liệu và so sánh về hình dáng, màu sắc, đây có thể là loài cá đuối nước ngọt với tên khoa học là Potamotrygon motoro, được Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên liệt vào danh sách những loài thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng cao.

AN BÌNH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Oằn lưng gánh thủy điện



TT - Vào thời điểm này những năm trước, trên sông Đồng Nai nước về nhiều. Năm nay, tại sông La Ngà (một nhánh của sông Đồng Nai), những doi cát vẫn trồi trên sông. Ngay như hồ thủy điện Trị An nằm gần cuối nguồn sông Đồng Nai cũng đang gặp khó khăn trong việc tích nước.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=465727
Đập chính của thủy điện Đồng Nai 4 đang được xây dựng - (Ảnh: Đức Tuyên)




Ngược lên thượng nguồn sông Đồng Nai, tại xã Tân Thượng (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), chúng tôi thấy thủy điện Đồng Nai 2 đang trong giai đoạn tích nước để chuẩn bị việc khởi động các tổ máy. Vòng qua xã Quảng Khê (huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Nông), thủy điện Đồng Nai 3 cũng tích nước nhưng đến nay lượng nước về hồ rất ít.

Ông Lê Văn Thảo, trưởng ban quản lý dự án thủy điện 6 (gồm Đại Ninh, Đồng Nai 3, 4), cho rằng nước phải dâng 5-6m nữa mới chạm tới ngưỡng mực nước chết. Với mực nước về hồ như hiện nay, nguy cơ thiếu nước cho Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 đi vào hoạt động là có thể xảy ra.

Lý giải việc thiếu nước như hiện nay, ông Nguyễn Kim Phúc - giám đốc Nhà máy thủy điện Trị An - cho rằng một phần là do lượng mưa trên khu vực năm nay ít hơn năm trước nhưng cũng không loại trừ khả năng các thủy điện đầu nguồn (Đại Ninh, Đồng Nai 2, 3...) đang tích nước nên lượng nước năm nay về hồ thủy điện Trị An muộn và thấp hơn so với những năm trước.

Từ thủy điện Đồng Nai 3 sang Đồng Nai 4, dọc con đường nội bộ dài khoảng 35km, từng quả đồi nối đuôi nhau “trọc lóc” cây rừng, chỉ còn là những đồi trà, nương cà phê. Rừng bị triệt phá, khả năng nước được giữ lại trong đất cũng không nhiều, những dòng suối đổ về sông Đồng Nai cũng cạn dần.

Chỉ tính riêng trên dòng chính của sông Đồng Nai hiện nay đã có chín nhà máy thủy điện, trong đó ba nhà máy đã đi vào vận hành (Đa Nhim, Đại Ninh, Trị An), ba đang xây dựng (Đồng Nai 2, 3, 4), hai dự án chuẩn bị đầu tư và một dự án đang thiết kế kỹ thuật (Đồng Nai 5). Tổng công suất của chín nhà máy thủy điện khoảng 1.849MW và cho sản lượng điện khoảng 7,16 tỉ kWh/năm.

Theo thống kê của Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng, để thủy điện Đại Ninh đi vào hoạt động thì tỉnh đã mất 2.667ha đất rừng. “Nếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chỉ tính có khoảng 25 công trình thủy điện lớn, vừa và nhỏ thì tỉnh đã mất hơn 15.000ha rừng tự nhiên.

Bình quân, để có được 1MW điện phải mất 10-16ha đất lâm nghiệp và sản xuất nông nghiệp” - ông Lương Văn Ngự, phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng, tính toán. Nếu cứ theo cách tính của ông Ngự, hàng chục nhà máy thủy điện (đã có và sắp có) với tổng công suất khoảng 3.280MW phải “ngốn hết” 32.000-51.000ha đất lâm nghiệp, nông nghiệp.

Ngoài diện tích rừng bị mất, khi nhà máy thủy điện mọc lên, hàng ngàn hộ dân phải di dời đến những nơi ở mới và nguy cơ những cánh rừng bị triệt phá lại diễn ra. Rừng mất, đồi trọc, tất yếu mùa khô sẽ hạn hán và lũ dữ trong mùa mưa bão. Đây chính là mối lo ngại của các nhà khoa học khi các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai chưa có được cơ chế vận hành liên hồ.

Ngoài những thủy điện “đàn anh” phía thượng nguồn, bao vây vườn quốc gia Cát Tiên (thuộc Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước) có các dự án thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai như: Đồng Nai 5, 6, 6A, Đức Thành, Tà Lài, Phú Tân 1 và 2, Ngọc Định đang khảo sát, thiết kế, xin phép đầu tư và triển khai thực hiện cũng góp phần tác động xấu đến vườn quốc gia Cát Tiên. Đầu tiên phải kể đến thủy điện Đồng Nai 5 với công suất 150MW, cách vườn quốc gia Cát Tiên khoảng 1km.

Ông Nguyễn Văn Thành, giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên, cho rằng việc xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 5 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn đa dạng sinh học.

Riêng thủy điện 6 và 6A (do Công ty Điện lực Gia Lai đầu tư) nằm ngay tại phân khu phục hồi sinh thái và bảo vệ nghiêm ngặt vườn quốc gia Cát Tiên. Trong đó, diện tích chiếm đất của dự án là 137,5ha rừng thuộc vùng lõi vườn quốc gia Cát Tiên.

“Việc xây dựng hồ thủy điện sẽ làm mực nước ngầm phía hạ lưu hồ thấp đi, gây khó khăn về nước sản xuất, sinh hoạt của người dân và ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực. Thủy điện sẽ kết nối hai bờ sông Đồng Nai tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu vào săn bắt thú rừng và khai thác gỗ vườn quốc gia Cát Tiên một cách dễ dàng” - ông Thành nói.

ĐỨC TUYÊN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thùng rác xoay ba ngăn - giải nhất Ý tưởng sáng tạo trẻ



TTO - Ý tưởng "Cải tiến công cụ hỗ trợ phân loại rác - thùng rác xoay ba ngăn theo hệ thống 3R-W” của nhóm sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đã xuất sắc vượt qua 205 ý tưởng đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng sáng tạo trẻ TP.HCM năm 2010 với chủ đề “Bảo vệ môi trường TP.HCM”.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=465974
Nhóm sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng và sản phẩm thùng rác ba ngăn - Ảnh: Nguyễn Thắm




Vòng chung kết vừa diễn ra tại Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM (Q.3) vào sáng 28-11.

Nhóm sinh viên đạt giải nhất gồm: Trương Hương Giang, Nguyễn Phạm Quỳnh Anh, Trần Thị Diễm Châu.

Ý tưởng là thùng rác có ba ngăn với ba màu sắc khác nhau (vàng, xanh, đỏ) để người dân có thể phân loại dễ dàng khi bỏ rác, đặc biệt thùng rác có thể xoay 360 độ và lọc được nước rỉ rác. Phần thưởng dành cho giải nhất trị giá 7 triệu đồng.

Giải nhì thuộc về ý tưởng “Tái sử dụng rác thải trong học đường - Ý tưởng công trình xanh” của nhóm sinh viên ĐH Kiến trúc TP.HCM với phần thưởng 5 triệu đồng, giải ba thuộc về ý tưởng “Bản đồ tình nguyện và hệ thống hóa quy trình làm tình nguyện ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM” của nhóm SV ĐH Bách khoa TP.HCM với phần thưởng trị giá 3 triệu đồng.

Đơn vị có nhiều ý tưởng tham gia nhất là ĐH Bách khoa TP.HCM với 51 ý tưởng.

Em Nguyễn Minh Châu - học sinh lớp 3A, trường tiểu học Trương Định, Q.12  và bạn Mai Văn Trưởng - sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM (Q. Gò Vấp) là hai cá nhân có số lượng ý tưởng tham gia nhiều nhất (4 ý tưởng).

Tác giả nhỏ tuổi nhất tham gia cuộc thi là em Trương Nguyễn Thanh Ngân (7 tuổi, học sinh lớp 2, Trường tiểu học Trương Định (Q.12, TP.HCM).

Cuộc thi thu hút nhiều tác giả trẻ trên khắp các miền đất nước tham gia ở các nhóm lĩnh vực: Quy hoạch, kiến trúc và xây dựng đô thị; Phát huy tinh thần, trí tuệ và sức trẻ của thanh thiếu nhi trong việc tham gia bảo vệ môi trường, Môi trường, Giao thông và cảnh quan đô thị.

Cuộc thi do Thành Đoàn TP.HCM tổ chức.

ĐỖ THU THẢO - NGUYỄN THẮM
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nên dừng thủy điện vừa và nhỏ



TT - Trong phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội hôm 22-11, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã thừa nhận thủy điện vừa và nhỏ ở miền Trung và Tây nguyên không hiệu quả.

90 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ hủy hoại cả ngàn hecta rừng, nhưng chỉ mang lại một nguồn điện nhỏ nhoi bằng 2/3 một nhà máy nhiệt điện!

Có thể nói đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp của Chính phủ thừa nhận điều đó.

Theo số liệu của ông Vũ Huy Hoàng cung cấp, ở khu vực miền Trung và Tây nguyên có đến 230 dự án thủy điện vừa và nhỏ (công suất dưới 30MW). Trong đó đã có 38 dự án bị thu hồi, 90 dự án đã triển khai. Nghĩa là còn đến 102 dự án chưa bắt tay thực hiện. Và chúng ta thử hình dung: chỉ mới 90 dự án triển khai mà miền Trung nước ta mấy năm nay điêu đứng như thế nào vì lũ lụt, thì khi làm hết cả 102 dự án còn lại sẽ như thế nào?

Cũng theo số liệu của ông Vũ Huy Hoàng, tổng công suất của 90 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã được thực hiện chỉ đạt 500MW! Trong khi đó, chỉ một nhà máy nhiệt điện tại Cà Mau, tổng công suất đã đạt đến 750MW.

Vẫn biết nhiệt điện không phải là phương án tối ưu hiện nay về mặt môi trường, nhưng nếu đặt bên cạnh các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ thì có lẽ không khó lắm để thấy cái giá phải trả cho bên nào lớn hơn. Bởi theo tính toán của các nhà khoa học đưa ra tại cuộc tọa đàm về lũ lụt ở miền Trung và Tây nguyên diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái, “Để tạo ra 1MW điện phải lấy đi ít nhất 10ha rừng. Để có được 1.000ha làm thủy điện, phải san bằng 1.000-2.000ha đất ở thượng nguồn để làm đường vận chuyển...”.

Nếu áp dụng công thức này vào 90 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đã triển khai ở miền Trung và Tây nguyên, chúng ta đã mất cả trăm ngàn hecta rừng! Ở đây, không cần tranh luận rằng những cơn đại hồng thủy vừa qua ở miền Trung có phải do thủy điện xả lũ hay không, mà chỉ cần thấy mất rừng nhiều như thế là tác hại lớn như thế nào cho việc giữ nước, giảm lũ - một điều ai cũng phải nhìn nhận rừng đóng vai trò quan trọng.

Hiện nay có một lập luận từ những người ủng hộ làm thủy điện đưa ra, đó là sẽ trồng rừng để đền bù những gì đã mất cho thủy điện. Ông Lương Vĩnh Linh - giám đốc vườn quốc gia Cư Yang Sin - kể với báo chí một chuyện như sau: Một đội khảo sát cho một dự án thủy điện nhỏ đã rầm rộ xông thẳng vào rừng. Họ đưa ra bản cấp phép khảo sát của lãnh đạo tỉnh và nói: “Yên chí, chúng tôi phá đi 1ha sẽ trồng lại cho anh 10ha!”. Ông Linh nổi nóng: “Đừng có hồ đồ, 1ha còn không trồng được chứ đừng nói 10ha!”. Vị chuyên gia tư vấn đỏ mặt tía tai: “Sao coi thường người ta quá thể vậy?”.

Ông Linh chỉ tay lên ngọn núi xanh mờ: “Anh nhìn kia, từ dưới mặt đất trở lên đến hơn 30m là cả một hệ sinh thái vô cùng hoàn chỉnh, từ rêu địa y cho đến hàng chục, hàng trăm tầng lớp giống loài động thực vật. Cả núi tiền cũng chả làm ra được dù chỉ vài mét vuông rừng nguyên sinh hay một thân cổ thụ nghìn năm tuổi, chứ đừng nói tới tiền tấn!”.

Thủy điện vừa và nhỏ không hiệu quả nhưng lại gây hại lớn. Vậy thì cách hay nhất là hãy dừng lại tất cả các nhà máy chưa triển khai.

TR.HUY

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=466014
Nhà máy thủy điện Krông K’mar nằm trên dòng thác Krông K’mar thuộc vườn quốc gia Cư Yang Sin do Công ty cổ phần đầu tư phát triển Sông Đà làm chủ đầu tư, có công suất 12MW, tổng giá trị đầu tư 245 tỉ đồng - (Ảnh: T.B.D.)




Bài học từ người Nhật
Hơn ai hết người Nhật thấm thía nhất với câu chuyện trồng rừng. Những ai từng đến Nhật hẳn đều thấy những cánh rừng thông bát ngát, thân to cả người ôm. Họ cho biết những cánh rừng ấy đã trồng được 40-50 năm. Nhưng họ thừa nhận không thể nào trả lại đủ và đúng với thực trạng rừng nguyên sinh do thiên nhiên tạo nên.

Vì 12MW, phá 110ha rừng quốc gia
Cho tới bây giờ nhiều người vẫn không thể lý giải tại sao một công trình thủy điện công suất chẳng thấm vào đâu như Nhà máy thủy điện Krông K’mar (công suất chỉ 12MW) lại được ngang nhiên chắn vào hông rừng quốc gia Cư Yang Sin, gây tác động xấu đến hệ sinh thái, phá vỡ cảnh quan của rừng quốc gia.

Trước đây, thác Krông K’mar được ví như “dải lụa đào vắt dọc giữa rừng thiêng” Cư Yang Sin, thì nay dải lụa đó đã bị cắt ngang! Một cảm giác vừa hụt hẫng, vừa đau xót trong chúng tôi khi tìm về thác Krông K’mar (huyện Krông Bông, Đắk Lắk). Một người bảo vệ tại khu du lịch này cho biết kể từ khi nhà máy thủy điện đi vào hoạt động thì khách du lịch tới thác vắng hẳn.

Nhiều người dân sống tại đây cho biết vào mùa mưa thác còn nhiều nước chứ tới mùa khô là con thác này biến thành “thác chết” vì nhà máy thủy điện chặn dòng để trữ nước.

Giám đốc ban quản lý vườn quốc gia Cư Yang Sin, ông Lương Vĩnh Linh, giọng đầy vẻ bất lực khi nói về công trình thủy điện Krông K’mar: “Lúc biết dự án thủy điện này sẽ động chạm vào rừng thiêng, tôi quyết liệt phản đối nhưng rồi người ta vẫn cứ làm. Điều đau xót nhất là 110ha rừng bị mất để nhường chỗ cho công trình thủy điện chỉ 12MW này, và đặc biệt là hệ thống thủy sinh của gần 8km dòng thác dẫn từ khu vực lòng hồ xuống địa điểm đặt nhà máy thủy điện bị biến đổi hoàn toàn”.

THÁI BÁ DŨNG



Ý KIẾN CHUYÊN GIA:

* Tiến sĩ Nguyễn Đức Liễn (nguyên thành viên Ủy hội quốc tế lưu vực sông Mekong):

Không hiệu quả, thủy điện lớn cũng nên bỏ
Cần khẩn trương rà soát tất cả dự án thủy điện đã đi vào hoạt động, các dự án đang triển khai lẫn dự án đang nghiên cứu khả thi. Việc rà soát phải có sự phối hợp của nhiều bộ ngành, chứ riêng một mình Bộ Công thương không thể làm nổi. Công việc này cần có sự tham gia của chính quyền, địa phương nơi có dự án thủy điện đã và sẽ triển khai.

Theo tôi, chúng ta không nên xét theo công suất thủy điện, mà bất cứ cái nào gây nguy hại phải loại bỏ ngay. Nếu dự án thủy điện lớn mà hiệu quả kinh tế không cao, làm ảnh hưởng lớn đến môi trường, sinh thái cũng cần loại bỏ. Nếu công việc rà soát các dự án thủy điện nhỏ được giao cho sở công thương các địa phương, tôi chắc chắn họ sẽ không làm nổi vì thiếu cả nhân sự lẫn năng lực.


* Ông Lê Trí Tập (nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam):

Chưa thấy hết mặt trái của thủy điện
Miền Trung, Tây nguyên có nhiều nhà máy thủy điện lớn, vừa và nhỏ như thế mà công suất thấp so với các nhà máy điện khí, nhiệt điện thì nên tìm nguồn năng lượng khác thay thế. Chúng ta chỉ nghĩ đến điện, phát điện mà thôi, chỉ việc đầu tư công trình hứng nước phát điện thu tiền là xong. Nếu tính tác động của nó đến môi trường, dân sinh, lũ lụt, tác động xã hội thì rõ ràng thủy điện không rẻ chút nào.

Nói chung, làm theo kiểu chúng ta thì thủy điện quả là rẻ và bằng chứng là người ta lao vào làm thủy điện. Mặt trái của thủy điện rất lớn nhưng khi lập dự án thủy điện, thường người ta đưa các yếu tố thuận lợi, bề nổi, tích cực của thủy điện lên trên và dìm các yếu tố tiêu cực xuống.


* Ông Hoàng Học Kanh (chủ tịch Hội Khoa học thủy lợi tỉnh Thừa Thiên - Huế):

Khó hài hòa
Thường nhà đầu tư một công trình thủy điện bao giờ cũng làm sao để công trình đó có nguồn thu nhiều nhất về thủy điện mà không tính đến lợi ích tổng thể như chống lũ, giao thông, dân sinh ra sao..., vì vậy khó đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và giải pháp kỹ thuật.

Mặt trái của thủy điện chính là không có nhiệm vụ chống lũ, nó không có dung tích phòng lũ (để cắt lũ). Bởi vì muốn cắt lũ thì phải có đập lớn, mức nước chết thấp; đập lớn thì vận tốc lớn, bên dưới phải xử lý cho đàng hoàng, kỹ càng. Nhưng như thế thì chi phí đầu tư phải rất lớn, mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của nhà đầu tư. Đấy là tôi chưa nói khi làm thủy điện thì xảy ra tình trạng phá rừng đầu nguồn.

Nước sông Hương cách nay mấy chục năm trong xanh hiền hòa, nay đục ngầu ngầu. Ngày xưa lượng phù sa trong 1m3 nước chỉ khoảng 100gam, nhưng nay có hàng vạn gam phù sa.

NHÓM PV MIỀN TRUNG (Báo Tuổi Trẻ) ghi
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cam kết bảo vệ rừng Cần Giờ



TT - “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (RNMCG) là tài sản của nhân loại gửi gắm cho TP.HCM giữ gìn và bảo vệ” - ông Phạm Sanh Châu, tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO VN, nhấn mạnh tại cuộc hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động sau 10 năm của khu dự trữ sinh quyển RNMCG diễn ra ngày 27-11 tại TP.HCM.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Trung Tín, phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng RNMCG của TP.HCM có điều kiện rất đặc biệt, là một hệ sinh thái trung gian giữa thủy vực và trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và nước mặn, có một quần thể phong phú các loại động - thực vật rừng trên cạn và thủy sinh.

Trước 1975, RNMCG bị chất độc hóa học diệt gần như hoàn toàn. Sau ngày đất nước thống nhất, Thành ủy và UBND TP.HCM đã quyết định khôi phục RNMCG với các loại cây, con vốn có trước đây để hệ sinh thái được phát triển theo quy luật tự nhiên.

Từ năm 1978, lãnh đạo TP đã chỉ đạo trồng rừng để rồi sau đó 20 năm, TP đã trồng khoanh nuôi, tái tự nhiên được trên 30.000ha rừng, biến vành đai trắng trong chiến tranh thành vành đai xanh cho TP.

Được khôi phục đẹp nhất
GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, tổng thư ký Ủy ban quốc gia Chương trình con người sinh quyển VN, nhắc lại trong hội nghị quốc tế “Hậu quả của chất độc hóa học lên con người và thiên nhiên” diễn ra tại TP.HCM năm 1983, GS S.Snedaker (Trường ĐH Cornell, Mỹ) từng phát biểu: “VN phải cần ít nhất một nửa thế kỷ để khôi phục lại RNMCG”.

“Thế nhưng với nỗ lực của chính quyền và nhân dân TP.HCM, chỉ trong vòng chưa đầy một thập niên, RNMCG đã được khôi phục và trở thành khu rừng tái sinh nhân tạo quan trọng như lá phổi xanh cho TP. Giờ đây khu dự trữ sinh quyển RNMCG được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là rừng ngập mặn được khôi phục đẹp nhất Đông Nam Á” - GS.TS Nguyễn Hoàng Trí bày tỏ.

Để khôi phục màu xanh cho rừng Cần Giờ, cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, nhân dân TP, cán bộ lâm nghiệp, thanh niên, đoàn viên, lực lượng Thanh niên xung phong, thiếu nhi..., từng đoàn người đến Cần Giờ trồng rừng. Rừng Cần Giờ từ đó đã được phủ xanh, bảo vệ và không ngừng phát triển đa dạng sinh học. Đến nay, RNMCG đã có khu dự trữ sinh quyển với tổng diện tích lên đến gần 76.000ha.

Bảo vệ “lá phổi xanh”
Trước nhiều thách thức đặt ra cho việc bảo vệ được sức bền hệ sinh thái khu dự trữ sinh quyển RNMCG, theo GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, TP phải đầu tư nhiều hơn nữa cho những nghiên cứu khoa học cơ bản để xây dựng các định hướng và phương pháp luận về sinh học bảo tồn để phát triển rừng và duy trì bền vững các dịch vụ sinh thái mà RNMCG mang lại.

Để từ đó đối phó trước những tác động như nhiệt độ khí quyển tăng cao, lượng mưa giảm, xâm nhập mặn, triều cường, nước biển dâng, tình hình sâu bệnh, vi khuẩn và nấm hại cũng như mật độ dày đặc của cây rừng đang kìm hãm sự phát triển của khu dự trữ sinh quyển RNMCG.

Nhóm nghiên cứu của Phân viện Khoa học lâm nghiệp Nam bộ do TS Phạm Thế Dũng đứng đầu đã chỉ ra rằng tỉ lệ cây rừng bị sâu bệnh cao nhất tại khu dự trữ sinh quyển RNMCG ở độ tuổi 32-27, chiếm tới 28,7%; tiếp đến là 23,8% ở cây có độ tuổi 27-22 năm; với 10,9% ở cây từ 22-17 tuổi và giảm dần ở những độ tuổi cây tiếp theo.

Do đó, theo TS Viên Ngọc Nam - giảng viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, việc không tỉa thưa RNMCG suốt những năm qua làm rừng bị sâu bệnh tàn phá dẫn đến chết cây rừng, chất lượng rừng và đa dạng thực vật rừng ngập mặn giảm rõ rệt. “Chúng ta cần cho tỉa thưa rừng trong thời gian tới. Đây là biện pháp lâm sinh, tác động đến rừng nhằm tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt” - TS Viên Ngọc Nam nói.

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Trung Tín cho biết UBND TP sẽ xem xét, nghiên cứu kỹ và chắc chắn sẽ cho tỉa thưa rừng trong thời gian tới. Tuy nhiên công tác kiểm tra giám sát cũng cần phải tăng cường khi triển khai tỉa thưa rừng để không xảy ra những tiêu cực đáng tiếc như lợi dụng việc tỉa thưa để chặt phá khai thác rừng bừa bãi.

Ông Nguyễn Trung Tín cam kết: “Trách nhiệm của TP.HCM là tiếp tục đóng vai trò tích cực trong công cuộc phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển RNMCG, nhằm góp phần giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Chúng ta phải bảo vệ khu dự trữ sinh quyển RNMCG vì đây là di sản, tài sản để lại cho thế hệ mai sau”.

ĐỨC TUYÊN

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=465878
Anh Lê Thanh Sang (phải) và anh Bùi Nguyễn Thế Kiệt, cán bộ kỹ thuật ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, thu thập số liệu điều tra sinh trưởng của rừng đước (ảnh chụp chiều 27-11) - (Ảnh: Minh Đức)





Cần đánh thức tiềm năng kinh tế
Trước đó, hội thảo khoa học quốc gia “Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu” cũng đã diễn ra tại huyện Cần Giờ (TP.HCM) từ ngày 23 đến 25-11.

Nhiều nhà khoa học tham gia hội thảo nhấn mạnh tác dụng của rừng ngập mặn làm giảm sức gió và cường độ sóng khi có bão lớn, đồng thời nhìn nhận thực trạng rừng ngập mặn tại VN, từ đó nêu lên nhiều giải pháp khoa học để quản lý, phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ngoài ra, các nhà khoa học còn kêu gọi các nhà đầu tư “đánh thức” tiềm năng kinh tế, phát triển giá trị của khu vực rừng ngập mặn tại nhiều địa phương.

Các nhà quản lý cũng nêu cao vấn đề tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân nhằm bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn.

BẢO ÂN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trách nhiệm với công sản quốc gia



SGTT.VN - Vừa rồi, bộ Công thương bị Thanh tra Chính phủ quy là thiếu trách nhiệm dẫn đến tình trạng phá vỡ quy hoạch ngành thép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh điện lực quốc gia. “Đồng phạm” có tên trong văn bản của cơ quan này gửi Thủ tướng là hai bộ Kế hoạch và đầu tư và bộ Xây dựng vì đã thiếu trách nhiệm trong việc hướng dẫn hai bộ luật quản lý ngành. Như vậy, ít nhất có ba bộ bị nêu đích danh trong vấn đề quản lý nhà nước trong ngành thép vốn đã thu hút sự lo ngại của cả xã hội nói chung, và chính các doanh nghiệp ngành thép nói riêng trong suốt mấy năm gần đây.

Sự việc trên, tuy vậy, chỉ là một động thái tiếp diễn cho thấy sự yếu kém và thiếu trách nhiệm mang tính kinh niên của chính các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh ngành thép có thể kể đến việc cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn, cấp phép vô tội vạ các dự án sân golf, tư nhân hoá diện rộng quyền khai thác mỏ, cấp phép tràn lan cho những khu resort ở các bãi biển miền Trung, hay những dự án FDI hàng tỉ đôla lấy đất của người dân rồi để đó… Những chủ đề này đã nhiều lần được đề cập công khai tại diễn đàn Quốc hội. Trong từng lĩnh vực cụ thể nêu trên, thì bất kỳ cơ quan quản lý ngành nào như bộ Tài nguyên, bộ Nông nghiệp, bộ Kế hoạch, bộ Công thương hay bộ Xây dựng… cũng có thể bị quy là thiếu trách nhiệm, nếu bị “sờ” đến.

Câu chuyện còn có thể kéo dài với các nhóm lợi ích trong nước, từ tập đoàn kinh tế nhà nước đến các doanh nhân tư nhân máu mặt. Vì sao Vinashin có thể xin được bấy nhiêu đất đai ở hầu hết các địa phương khi vẫn thiếu các dự án đầu tư khả thi? Tập đoàn cao su thực sự đang quản lý bao nhiêu triệu hecta đất? Vì sao người ta vẫn cấp phép cho các dự án công nghiệp ô nhiễm và chiếm nhiều đất đai của không ít tập đoàn tư nhân ngay cả khi các dự án đó phá vỡ cảnh quan, sinh thái vốn là tiềm năng du lịch lớn của tỉnh nhà? Sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời thuyết phục, ngoài thực tế là nguồn lực quốc gia và xã hội tích luỹ biết bao đời nay đang bị chiếm đoạt về tay các nhóm lợi ích.

Tuy nhiên, khó mà xử lý các cơ quan cấp bộ này, cũng như các chính quyền địa phương, nếu không phát hiện ra dấu hiệu tham nhũng, hay tư lợi khi cấp phép. Đơn giản là những người có trách nhiệm liên quan đã được bảo đảm bằng luật Đầu tư 2006. Các quan chức địa phương đã được “phóng tay” cấp phép, trong khi các cơ quan trung ương lại không bị quy có trách nhiệm liên đới gì. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho những bất cập nêu trên? Rõ ràng, sẽ chẳng có ai phải chịu trách nhiệm cả!

Điều đó thật nguy hiểm. Nhà nước ban hành luật pháp nhằm xác lập hành lang cho xã hội và các ngành kinh tế vận hành, và thực hiện quyền giám sát với hành lang đó. Luật Đầu tư cũng có tinh thần như vậy, nhưng với tinh thần thông thoáng hơn khi chia quyền cho địa phương. Tuy nhiên, khi để phát sinh hàng loạt các hiện tượng như trên với hậu quả đã rõ, mà không có ai chịu trách nhiệm, hay quy trách nhiệm cho ai, thì có thể kết luận bộ luật đó đã dẫn đến tình trạng phân cấp vô trách nhiệm.

Trên thực tế, câu chuyện trên chỉ mới là một phần nhỏ trong câu chuyện lớn về quản lý công sản quốc gia. Trong rất nhiều lĩnh vực, rất khó xác định được vai trò của chính quyền trung ương và chính quyền các tỉnh. Quy hoạch, đất đai, đầu tư công, ngân sách, và hàng loạt các lĩnh vực khác liên quan đến quản trị công sản quốc gia đã được phân cấp gần như triệt để từ năm 2004 đến nay. Nếu bàn kỹ đến bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể thấy có vấn đề về quản trị, từ cấp cao đến thấp.

Các chương trình mục tiêu quốc gia là một ví dụ. Các nhà quản lý cao cấp ngành nào cũng luôn kêu ca rằng, ngành mình là cấp bách và cần phải có chương trình mục tiêu quốc gia, từ trồng rừng, nước sạch, giảm nghèo,… dẫn đến cả nước có tới 15 chương trình cấp quốc gia. Thế nhưng nguồn lực tài chính và năng lực quản lý chẳng có đâu, dù Nhà nước đã tăng cường bội chi lớn. Kết quả là chẳng có mấy chương trình có hiệu quả. Cho dù có nhiều ý kiến trong Quốc hội nên dừng những chương trình này, nhưng thật khó khi bản thân nó gắn với lợi ích của không ít cấp quản lý. Một ví dụ khác. Rất nhiều tỉnh xin ngân sách xây sân bay, bến cảng, khu kinh tế mở hút biết bao nguồn lực mà chẳng có bao nhiêu hiệu quả thì rõ ràng là có vấn đề.

Quá trình phân quyền đã diễn ra rầm rộ ở Việt Nam sau những thất bại của mô hình tập trung hoá và kế hoạch hoá trong nhiều thập niên trước đổi mới. Những kết quả thấy được của quá trình đó trong thúc đẩy xã hội là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, khi mà phân cấp, trao quyền không được giám sát, không dựa trên nguyên tắc trách nhiệm và năng lực, thì nó sẽ dẫn đến hậu quả là cản trở phát triển và làm rối xã hội với hàng trăm ngàn đơn khiếu nại liên quan đến đất đai mỗi năm. Mỗi năm bộ máy nhà nước vẫn phình to hơn 100.000 công chức nhưng rõ ràng khó mà xử lý được vấn đề này. Đâu là căn nguyên của nó?

TƯ GIANG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép đấu giá cao hổ?



TTO - Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) vừa có thông tin gửi báo chí liên quan đến nghi vấn UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép đấu giá cao hổ.

Theo ENV, ngày 19-11 UBND tỉnh Thanh Hóa ra công văn số 6414/UBND-NN cho phép một số đơn vị trong tỉnh thực hiện đấu giá 2,77kg cao hổ thành phẩm. ENV biết số cao hổ thành phẩm này hiện được bán với giá 50 triệu đồng/kg.


“Quyết định trên đã thật sự gây sốc cho các nhà bảo tồn và hoạt động môi trường, câu hỏi đặt ra là: ai đang bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp ở Việt Nam? Liệu những nỗ lực bảo tồn không biết mệt mỏi sẽ đều kết thúc tại nồi nấu cao?” - thông tin của ENV gửi báo chí.

Theo ENV, các cơ quan chức năng đã thành công trong việc phát hiện các vi phạm và tịch thu các tang vật có thể bị đưa vào thị trường. Nhưng sau khi các tang vật động vật hoang dã bị tịch thu, một số lại được thanh lý, đấu giá để quay trở lại thị trường.

Nhiều chuyên gia cho rằng thông qua việc tăng nguồn cung cho thị trường buôn bán động vật hoang dã, dù hợp pháp hay phi pháp, chúng ta đã làm tăng cầu đối với mặt hàng này. Cụ thể với việc cho phép bán cao hổ ra thị trường, rõ ràng người tiêu dùng đã dễ dàng tiếp cận hơn với sản phẩm này, đơn giản bởi vì nó không còn là phi pháp sau khi được cơ quan chức năng hợp pháp hóa.

Theo ENV, cách xử lý phù hợp nhất chính là chuyển giao cho một cơ sở nghiên cứu khoa học có đủ chức năng pháp lý và điều kiện cơ sở vật chất để tiếp nhận hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

H.GIANG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] ... ›Trang sau »Trang cuối