Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

cỏ hoang

Bauxite: 'Cú đánh cuối cùng làm tan tành Tây Nguyên'


Nhà văn Nguyên Ngọc, một người rất am hiểu về Tây Nguyên, hôm 27/10 đã tham gia một cuộc tọa đàm trực tuyến với một số quan chức về chủ đề nên tiếp tục khai thác hay dừng các dự án bauxite tại Tây Nguyên.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/viet..._nguyenngoc_bauxite.shtml
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bùn đỏ ở Hunggari có chứa phóng xạ



Bùn đỏ, chất thải của quá trình khai thác quặng bôxít (bauxite), rất độc hại bởi có chứa kim loại nặng. Đầu tháng này, bể chứa chất thải của nhà máy sản xuất nhôm Ajkai Timfolgyar ở thị trấn Ajka, cách thủ đô Buđapét của Hunggari khoảng 160km về phía Tây Nam đã bị vỡ khiến 9 người thiệt mạng và 150 bị thương.

Tuy nhiên, nhật báo Pháp Libération vừa cung cấp một thông tin gây sửng sốt là dòng bùn đỏ này có chứa chất phóng xạ.

Libération cho biết người ta đã tiến hành hàng loạt phân tích, song chưa quan tâm đến vấn đề bùn đỏ có chứa phóng xạ. Vì thế, Libération đã đến lấy mẫu bùn đỏ tại hiện trường và gửi đi phân tích ở Ủy ban Nghiên cứu Độc lập về Phóng xạ (Criirad). Kết quả cho thấy trong bùn đỏ có chứa chất phóng xạ urani-238 ở mức cao gấp 3 lần độ phóng xạ trung bình của vỏ trái đất (40 bq/kg), và chất thori-232 ở mức cao hơn 4 lần so với độ phóng xạ trung bình của vỏ trái đất.

Đánh giá về kết quả này, ông Bruno Chareyron, Trưởng phòng thí nghiệm của Criirad, nói: "Độ nhiễm phóng xạ ở vùng này còn thấp, nhưng cần tiến hành đánh giá xem mẫu phân tích có đủ tính đại diện hay không và xem người dân các khu vực lân cận và công nhân nhà máy bị phơi nhiễm ở mức độ nào". Đặc biệt, đối với công nhân nhà máy, ông Chareyron đề nghị "nên xác định lượng tích tụ khí hiếm phóng xạ Radon (sản phẩm phân rã của urani và thori) trong khuôn viên nhà máy và khu trữ bùn đỏ".

Theo Thông tấn xã Việt Nam
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

“Tôi lên tiếng vì lợi ích chung của đất nước”



(Dân trí) - Dự án khai thác Bô xít ở Tây Nguyên nhận được rất nhiều ý kiến phản ứng khác nhau. Dân trí đã có cuộc trao đổi với nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và một số vị có trách nhiệm xung quanh vấn đề này.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Tôi lên tiếng vì lợi ích chung của đất nước"


http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/Nguyen-Thi-Binh.jpg
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
(ảnh: Việt Hưng)


Thưa, trong Thư kiến nghị gửi Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, bà là người xếp trên cùng. Lý do gì khiến Bà là người đầu tiên tham gia vào Bản kiến nghị này?

Có lẽ tôi không phải người đầu tiên ký vào kiến nghị nhưng trong danh sách, anh em sắp xếp theo thứ tự ABC thôi. Còn việc tham gia vào Bản kiến nghị vì đó là lập trường của tôi từ trước. Ngay từ khi Dự án mới triển khai, chúng tôi đã tổ chức hội thảo khoa học và gửi kết quả cho các vị lãnh đạo nhưng tiếc là không nhận được hồi âm.
Gần đây, do sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ của Hungary nên sự việc càng trở nên cấp thiết, đáng lo ngại. Vì vậy, tôi thấy mình cần có tiếng nói đóng góp với Đảng và Nhà nước để có những chủ trương đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Tôi lên tiếng là vì lợi ích chung của đất nước thôi.

Thưa Bà, báo Dân trí vừa có cuộc thăm dò ý kiến độc giả. Bà nghĩ gì về việc làm này?

Tôi thấy việc thăm dò ý kiến nhân dân như vậy là tốt vì qua đó, người lãnh đạo hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có những quyết định đúng. Con số đông đảo người tham gia ý kiến không chỉ thể hiện sự đồng tình, tin cậy đối với những nghiên cứu khoa học của chúng tôi về vấn đề này mà còn đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm của họ đối với lợi ích của đất nước, của dân tộc.

Trong các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội mà Bà đã gửi thư kiến nghị, đến thời điểm này (ngày 28/10), Bà đã nhận được hồi âm nào chưa?

Hiện nay Văn phòng Chủ tịch nước thông báo đã nhận được kiến nghị của chúng tôi. Nhưng tuần này, do Chủ tịch Nguyễn Minh Triết bận tham dự Hội nghị ASEAN - 17 nên Chủ tịch hẹn sẽ tiếp đại diện của chúng tôi vào tuần tới. Đó là tín hiệu đáng phấn khởi vì ý kiến của chúng tôi đã được Chủ tịch và đông đảo nhân dân quan tâm.
---------------------------------------------------------------------------------
Bộ trưởng Bộ TN-MT Phạm Khôi Nguyên: "Chúng tôi bảo đảm hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên an toàn"

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/Pham20Khoi20Nguyen.jpg
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc Hội
(ảnh: Việt Hưng)


"Theo đánh giá hiện nay của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hai hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên, chúng tôi bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, để an toàn về mặt lý thuyết, chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu về hệ số an toàn". Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã cho biết như vậy, khi trao đổi với báo giới bên lề kỳ họp Quốc hội.
Qua sự kiện vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN & MT) có xem xét lại hệ số an toàn hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên?
Bộ TN & MT thẩm định rất cẩn thận. Chúng tôi đã sang khảo sát mô hình bùn đỏ của Brazil, Úc và khu vực bùn đỏ ở những nơi này đã trồng cây xanh được 20 năm nay. Hiện tại, chúng ta đang làm theo mô hình của Brazil và Úc, chứ không phải mô hình của Hungary.
Theo đánh giá hiện nay của Bộ TN & MT về hai hồ bùn đỏ, chúng tôi bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, do chưa vận hành và để an toàn về mặt lý thuyết, chạy mô hình, qua sự việc của Hungary, chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu về hệ số an toàn.

Ông từng nói, nhiều dự án của Việt Nam chưa tính đến hiệu quả môi trường, chưa tính đúng tính đủ chi phí cho môi trường ngay từ khi thực hiện. Với Dự án Bô xít  thì như thế nào?

Riêng về Đề án Bùn đỏ, chi phí cho môi trường 30 hay 50 triệu USD để làm khu bùn đỏ đã được tính toán rồi. Công nghệ thẩm định cho dự án này rất cẩn thận, có sự tham gia của Hội đồng quốc gia và chuyên gia nước ngoài.
Xin được nói là hệ số an toàn nơi đây đã được tăng lên gấp đôi. Khu động đất ở Tây Nguyên lúc đầu dự tính cấp 7, nhưng nay đã được tính lên cấp 9.
Công nghệ xử lý bùn đỏ ở Tây Nguyên làm hơi khác ở chỗ, Hungary chứa vào một cái hồ, nhưng Tây Nguyên chúng tôi chia ra từng lô một. Mỗi lô 5 ha, khi đổ đầy lô này và xử lý các biện pháp an toàn rồi mới làm đến lô khác.

Ngay tại thời điểm này, Bộ có thêm hoạt động gì để tăng tính an toàn cho Dự án không?

Chúng tôi đã thành lập một Tổ Giám sát, gồm có Bộ TN & MT, Bộ Công thương, UBND các tỉnh liên quan để giám sát hàng ngày và làm nhật ký xây dựng các hồ bùn đỏ. Từ trước đến nay, chưa có một công trình xây dựng nào tại Việt Nam lại có một Tổ Giám sát quốc gia như thế.

Thưa ông, bên cạnh vấn đề bùn đỏ, các vấn đề khác về môi trường của Dự án Bô xít  đang được quản lý thế nào?

Dự án Bô xít có 3 vấn đề về môi trường. Một là hồ bùn đỏ, hai là công nghệ khai thác, khai thác đến đâu phải phục hồi rừng đến đấy và thứ ba là chất thải của nhà máy. Trong thẩm định dự án đã tính hết.

Ông Bùi Cách Tuyến - Thứ trưởng Bộ TN&MT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường:

Bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều chứa đựng rủi ro


Tất cả hoạt động của con người, dù trong công nghiệp hay nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ hay bất kỳ lĩnh vực nào khác đều có chứa đựng rủi ro. Ngành khai khoáng cũng là ngành hết sức rủi ro. Quan trọng nhất là phải làm sao tính toán được xác suất rủi ro đó và có kế hoạch quản lý rủi ro.
Ở đây, việc này đã phân định rất rõ trách nhiệm của các bộ, ngành. Trong văn bản của Thủ tướng Chính phủ, vấn đề thiết kế hồ bùn đỏ là trách nhiệm của TKV. Thẩm định bản báo cáo tác động môi trường là Bộ TN&MT. Thẩm định về thiết kế kỹ thuật, thiết kế chi tiết hồ bùn đỏ khi thi công là trách nhiệm của TKV và Bộ Công thương. Như vậy về trách nhiệm của Bộ TN&MT là chỉ nêu ra nguyên lý, mục tiêu phải đạt được. Còn đạt được như thế nào và những chi tiết kỹ thuật thì các anh em chuyên viên, các nhà khoa học ngành khai thác có trách nhiệm đưa ra để bảo đảm được mục tiêu.
Chúng tôi là cơ quan cấp dưới. Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ - Nguyễn Xuân Phúc nói,  Chính phủ sẵn sàng nghe ý kiến đa chiều của nhân sỹ, giới khoa học về vấn đề này. Chúng tôi cấp dưới không nói gì khác đâu, nếu có các bằng chứng khoa học làm rõ tất cả mọi việc thì cực kỳ hoan nghênh.
Tôi chưa thể có ý kiến cuối cùng vì Bộ TN&MT cũng chỉ là một bộ phận.

Theo VNN

Bùi Hoàng Tám-  Nguyễn Hiền - Lan Hương
(Dân trí)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Việt Nam đã từng từ chối khai thác bô xít Tây Nguyên



(Dân trí) - “Việt Nam đã từng từ chối khai thác bô xít Tây Nguyên vì sợ phải trả giá về môi trường. Trên thế giới hiện cũng chưa có biện pháp nào khắc phục được những tai họa từ hóa chất do khai thác bô xít gây ra…”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết.

Là một trong những nhân vật ký kiến nghị gửi tới các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước xung quanh vấn đề khai thác bô xít, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Dân trí. Bà cho biết:
Từ năm ngoái, khi dự án bô xít được đưa ra để chuẩn bị phê chuẩn tôi đã không đồng tình. Chúng ta đang khai thác tài nguyên một cách quá lãng phí. Đây cũng chính là vấn đề đã được các nhà khoa học cả trong nước và trên thế giới khẳng định có ảnh hưởng dữ dội tới môi trường sống.
Khi sự cố bùn đỏ ở Hungary xảy ra, nó lại khiến những người trước đây đã không đồng tình với dự án này dấy thêm mối lo. Năm ngoái, mối lo chỉ dựa trên những cảm nhận những tính toán nghiên cứu, nhưng bây giờ đã có bằng chứng thực tế.
Và năm nay nó có một sự trùng lặp khi dự án đang được triển khai không chỉ là sự cố bùn đỏ mà đồng thời còn xảy ra lũ lụt miền Trung. Nguyên nhân từ tình trạng lũ lụt do thiên tai cũng có nhưng cũng có cả nguyên nhân từ việc khai thác tài nguyên ko hợp lý.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/chilan1_832009.jpg
Bà Phạm Chi Lan


Dưới con mắt của một nhà kinh tế, bà đánh giá như thế nào về dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên?

Nhiều người thừa nhận, vào khoảng năm 1976, 1977, sau giải phóng miền Nam, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh và muốn tận dụng mọi nguồn vốn có thể để vực dậy nền kinh tế.
Lúc đó, Liên xô cũ và Hungary cũng đã được chúng ta mời vào xem xét khả năng khai thác bô xít Tây Nguyên. Đây là hai nước có nền công nghiệp nhôm phát triển rất mạnh trên thế giới.
Sau khi thăm dò cẩn thận, họ đều đưa ra lời khuyên là không nên khai thác với lý do chính là hiệu quả kinh tế không cao và ảnh hưởng môi trường, trong đó họ có tính đến giá điện. Vì Việt nam không có điện giá thấp như Liên xô dùng thủy điện nên rất khó có thể chế biến được nhôm vì chi phí rất đắt.
Đáng chú ý, họ cũng đã cảnh báo, Tây Nguyên ở vùng cao, nếu bùn đỏ tràn xuống thì không những Tây Nguyên mà hàng loạt khu vực ở vùng trũng thấp bị ảnh hưởng. Bởi vậy, dù kinh tế rất khó khăn nhưng lúc đó ta cũng đã nghe theo họ.
Chính vì thế, tôi cảm thấy tiếc là lúc chúng ta đang cần tiền nhất mà cũng không chấp nhận trả giá cho môi trường, vậy mà khi thuận lợi như hiện nay thì lại “gật đầu”.
Bất kể một người làm kinh tế nào cũng đều cần phải biết là chi phí cơ hội đã cho thấy, nếu cùng một khoản tiền thì cần làm cái gì có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nhưng số tiền đã đầu tư 400 triệu USD cho dự án là không phải nhỏ. Và người làm kinh tế thì cũng cần phải tính toán…?

Trong văn thư gửi các lãnh đạo cấp cao nhất Đảng, Nhà nước, chúng tôi cũng chỉ kiến nghị dừng lại để xem xét tất cả các vấn đề, đánh giá một cách cẩn trọng hơn hoặc có thêm những biện pháp cần thiết chứ chúng tôi không bác bỏ dự án đó.
Bởi vậy, khoan hãy nói đã đầu tư 400 triệu USD sẽ thành lãng phí. Cũng không ai muốn số tiền đó trở thành “đống sắt vụn”. Nhưng nếu triển khai dự án mà không tính toán kỹ thì khi rủi ro xảy ra nó sẽ lớn hơn gấp nhiều lần, thậm chí có những không thể tính được bằng tiền.
Mà tôi được biết, với trình độ công nghệ của thế giới thì cho tới thời điểm hiện nay chưa có biện pháp nào có thể khắc phục được những tai họa từ hóa chất có trong chất thải do khai thác bôxit gây ra.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/Bundo2510102-1.jpg
Một hồ chứa bùn đỏ ở Ấn Độ từ khai thác bô xít
(ảnh: redmud.org)


Bà nghĩ sao khi một lãnh đạo Bộ Công thương cho biết đang đẩy nhanh tiến độ của dự án để tạo ra lợi nhuận cho Tây Nguyên?

Tôi cho là họ nên có những phản ứng tốt hơn là như vậy. Nếu như họ vẫn tin tưởng việc này là hoàn toàn đúng thì hãy công bố rộng rãi cho xã hội một cách cụ thể các con số về chi phí, giá thành, lợi nhuận, rủi ro về thị trường, giá cả biến động, khách hàng mua không nhiều…, đặc biệt là rủi ro về thiên tai thì sẽ chống đỡ như thế nào.
Và tôi nghĩ rằng, những người công bố thông tin đó sẽ phải chịu trách nhiệm với lời nói của chính mình trước lịch sử và sự sinh tồn của các thế hệ sau này.
Tôi biết là Bộ Công Thương cũng đã giao cho TKV phải xem xét lại và TKV cũng nói là sẽ cử đoàn đi Hungary để khảo sát nhưng tất cả đều đang trong quá trình chuẩn bị. Bởi vậy, lời tuyên bố của như trên rất dễ khiến dư luận hiểu theo nghĩa không tích cực…
Tôi rất mong một lần nữa các cơ quan ban ngành và Chính phủ bình tĩnh xem xét lại. Nếu thấy có gì đó chưa thực chắc chắn thì đây cũng chính là cơ hội tốt để chúng ta dừng lại bởi đã có được một sự đồng cảm lớn trong người dân, các nhà tri thức.
Như khảo sát của Dân trí, có tới 93% đồng tình với kiến nghị dừng và chỉ có 6% đồng tình với ý kiến của Bộ TNMT mà thôi!

Xin cảm ơn bà!
Lan Hương
(Dân trí)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cho nước ngoài thuê rừng: Giá 1 ha bằng 10 bát phở!



Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường vừa gửi báo cáo giám sát về tình hình thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tới đại biểu Quốc hội.
Theo báo cáo giám sát, tính đến tháng 8/2010, tổng diện tích đất lâm nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trồng rừng theo hình thức 100% vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư là 288.974 ha, và diện tích đất nhà đầu tư nước ngoài liên doanh liên kết với nhà đầu tư trong nước để trồng rừng là 21.657,51 ha.
Trong số các công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng tại Việt Nam đã được phép đầu tư, chỉ riêng InnovGreen (Trung Quốc) đã thuê tới 274.848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê.


Nêu tiếp vấn đề này, báo cáo giám sát cho biết đã có 14 tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng và 5 tỉnh khác cấp giấy chứng nhận đầu tư chế biến lâm sản kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ và các dự án có liên quan.

Đáng chú ý, “một số giấy chứng nhận đầu tư được cấp ở những địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh. Ở một số địa phương có tình trạng giao đất trên giấy, nghĩa là diện tích đất rừng đã giao hộ gia đình quản lý cũng lại được giao cho nhà đầu tư nước ngoài thuê”.

Về giá cho thuê, Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường cho biết, riêng Công ty InnovGreen, với 8.123 ha đã được cấp, đã nộp ngân sách 77.946 USD, giá thuê đất trồng rừng trung bình 9,58 USD/ha, tương đương 180.000 đồng/ha (bằng tổng giá khoảng 10 bát phở).

Mức giá thuê này, theo Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường, là quá thấp.

Trong khi đó, hiện nhu cầu được giao đất, giao rừng của hộ nông dân là rất lớn; các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây rừng, kỹ thuật canh tác cho năng suất trồng rừng cao; giá gỗ rừng tăng khoảng 4 lần so với trước đây, cho nên trên thực tế không đủ đất rừng giao cho nhu cầu hộ gia đình.

Trước thực trạng trên, “cần xem xét việc giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài để việc giao đất, giao rừng đảm bảo quyền lợi của hộ gia đình, cá nhân tại địa phương và việc giao đất, giao rừng tuân thủ đúng pháp luật, bảo đảm an ninh quốc phòng”, Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường đề nghị.

Trước đó, bản báo cáo đề ngày 20/10/2010 của Chính phủ về tình hình cho các công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng cho biết, tính từ khi dự án trồng rừng đầu tiên được cấp phép vào năm 1995 đến ngày 10/8/2010, cả nước hiện có 8 dự án trồng rừng có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư (hoặc giấy chứng nhận đầu tư), với tổng vốn đầu tư là 286.090.000 USD.

Chính phủ cho biết, các dự án sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư đã triển khai nhưng chậm và có quy mô nhỏ hơn nhiều so với quy mô diện tích đất dự kiến, đồng thời, tổng số tiền nộp ngân sách Nhà nước của cả 8 dự án trồng rừng có 100% vốn đầu tư nước ngoài là 24,65 tỷ đồng. Việc đóng góp vào ngân sách Nhà nước là không đáng kể, chủ yếu là thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân.

(Tin Internet)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trích đoạn bài:

Nhìn lại hơn một thập kỷ thực hiện Dung Quất



Tăng vốn gấp đôi
Trước hết có thể thấy, xét về thời gian thực hiện, việc triển khai dự án NMLD Dung Quất là một thất bại về mục tiêu tiến độ. Nghị quyết số 44/2005/QH11 của Quốc hội ban hành năm 2005 đã yêu cầu hoàn thành việc xây dựng NMLD Dung Quất ngay trong năm 2008, đưa nhà máy này vào sản xuất trong năm 2009. Nhưng thực tế, việc chậm tiến độ hơn bảy tháng (so với các cam kết trong các hợp đồng EPC) và nghị quyết Quốc hội đã làm gia tăng rất nhiều chi phí đầu tư, chủ yếu do trượt giá, biến động về giá vật tư, thiết bị, nhân công, do thay đổi thiết kế, bổ sung kinh phí mua sắm, thay thiết bị... Nếu so với nghị quyết đầu tiên của Quốc hội (NQ 07/1997/NQ-QH10) thì công trình thực tế đã bị chậm tiến độ tới chín năm. Đây là lý do giải thích tại sao, số vốn đầu tư dự kiến ban đầu chỉ là 1,5 tỉ USD, sau này đã bị đội lên 3 tỉ USD, khiến hiệu quả kinh tế của dự án bị giảm sút. Với quy mô công suất của nhà máy mới dừng lại ở 6,5 triệu tấn xăng dầu các loại/năm mà số vốn đầu tư lớn như vậy, theo một số chuyên gia kinh tế, NMLD Dung Quất khó có thể coi là thành công xét về hiệu quả kinh tế.

Dự án NMLD Dung Quất cũng có thể coi là bài học lớn trong quản lý đầu tư xây dựng, kỹ thuật do liên tục chuyển đổi hình thức đầu tư, việc khảo sát thiết kế chưa kỹ dẫn đến tốn kém nhiều chi phí, thời gian trong việc xử lý một số sự cố như túi bùn. Cho gần đến thời điểm nghiệm thu, lại để xảy ra một sự cố lớn khác như sự cố hỏng van bít PV-1501 của phân xưởng crắcking xúc tác. Cho đến nay, theo báo cáo của chủ đầu tư vẫn tồn tại một số vấn đề kỹ thuật. Tất cả cho thấy, sự chuẩn bị, trình độ nhân lực, quản trị cho một công trình lớn, tầm cỡ quốc gia như NMLD Dung Quất, rõ ràng còn nhiều hạn chế.

Một hạn chế lớn khác trong quá trình thực hiện dự án NMLD Dung Quất nữa là về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư mà hiện nay vẫn chưa được giải quyết hiệu quả. Trong vùng dự án, đến nay, vẫn có nhiều hộ dân sống bằng nghề nông và đánh bắt thuỷ hải sản, thiếu việc làm ổn định vì không thể chuyển đổi nghề do lớn tuổi và trình độ văn hoá hạn chế dẫn đến đời sống khó khăn. Nhà máy đã hoàn thành nhưng các khu tái định cư chưa được xây dựng hoàn chỉnh, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của nhiều hộ dân. Trong khi đó, việc cải tạo đồng ruộng, cấp đất cho nông dân để sản xuất, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp diễn ra còn chậm. Có hiện tượng một số hộ nông dân đến khu tái định cư mới thiếu đất sản xuất nên đời sống rất khó khăn.

Với tất cả những vấn đề trên, cho thấy, cho dù dự án NMLD Dung Quất có đạt được một số mục tiêu như Chính phủ nêu thì vẫn còn đó những hạn chế lớn trong suốt quá trình thực hiện, làm giảm hiệu quả của dự án. Nếu như chủ đầu tư, Chính phủ không nhìn nhận thấu đáo, rút kinh nghiệm sâu sắc về những yếu kém này, rất có thể những hạn chế ấy lại lặp lại ở các công trình lọc, hoá dầu lớn đang chuẩn bị đầu tư như Nghi Sơn, Long Sơn...

Mạnh Quân  (Báo SGTT)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Cần quyết định càng sớm càng tốt...”



Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, một chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về khai thác mỏ. Ông Sơn nói:

"Có hai lý do đóng cửa quan trọng nhất đã có thể nhìn thấy sau khi dự án đã được triển khai thí điểm đến nay là: các dự án đã chọn thải bùn đỏ theo công nghệ “ướt” hoàn toàn giống như của Hungary; và đã thấy rõ không có hiệu quả kinh tế."


Nhưng có người nói công nghệ bùn đỏ đã được kiểm định?

Nói như vậy là ấu trĩ. Công nghệ Bayer để sản xuất ra alumin từ bôxít thì đã được kiểm định hàng trăm năm nay, chứ còn công nghệ liên quan đến xử lý bùn đỏ thì trên thế giới người ta đang hoàn thiện và phát triển hàng ngày.
Trên báo điện tử có người nói “ta theo mô hình của Brazil và Úc chứ không theo mô hình của Hungary”, hay “công nghệ xử lý bùn đỏ của Việt Nam và công nghệ của Hungary khác nhau hoàn toàn”. Nói như vậy là không đúng. Thực chất là ta đang áp dụng công nghệ thải “ướt” tức là rất giống với công nghệ Hungary đã và đang áp dụng hàng chục năm nay. So với Hungary, nguy cơ bùn đỏ phá huỷ và gây thương vong ở Việt Nam còn cao hơn hàng trăm lần.


Ông có thể giải thích rõ hơn về công nghệ?

Vấn đề là công nghệ thải bùn đỏ “khô” hay “ướt” chứ không phải công nghệ Bayer mà TKV đã chọn. Hầu hết các nước đều thải theo công nghệ “khô” và bể bùn của họ ở gần bờ biển chứ không phải treo trên độ cao hàng vài trăm mét so với mặt nước biển như những bể bùn đỏ “đã được thẩm định rất cẩn thận” của TKV.

Chỉ những dự án (được xây dựng cách đây hàng chục năm) áp dụng công nghệ thải bùn đỏ lạc hậu (giống như công nghệ của TKV đang áp dụng ở trên Tây Nguyên) mới có bùn đỏ dưới dạng chất lỏng còn chứa nhiều hoá chất cực kỳ độc hại (như ở Hungary). Nếu áp dụng công nghệ thải “khô” như của các nước thì tính độc hại của bùn đỏ giảm đi rất đáng kể. Giải pháp chia hồ chứa bùn đỏ theo thiết kế rộng hàng trăm hecta thành các lô nhỏ chỉ là mánh khoé giảm vốn đầu tư ban đầu của nhà thầu mà thôi. Chia nhỏ bể bùn nhỏ đến 5ha đó (50.000m2) mà vẫn là bùn đỏ ở dạng ướt thì nguy hiểm vẫn như nhau. Một cái bể “phốt” bằng bêtông cốt thép xây trong nhà chúng ta chỉ khoảng 5m2 thôi, chưa cần có động đất mà cũng có khi cũng còn bị sự cố tắc (tràn), hoặc khê (thấm vào đất). Làm thế nào để một bể rộng hơn hàng vạn lần, xây bằng đất trên Tây Nguyên như vậy lại nói là an toàn được.

Đến nay trên thế giới đã có hàng trăm sự cố vỡ đập bãi thải rồi. Chẳng phải đi khảo sát đâu xa, ngay trong TKV và ở Việt Nam cũng đã xảy ra sự cố bãi thải. Thời bao cấp, ở Việt Nam, đã từng xảy ra sự cố bãi thải của một mỏ quặng chôn vùi hàng chục người. Trong năm 2010 này, ở một bãi thải của mỏ than ở Quảng Ninh cũng xảy ra tai nạn chết người vì sự cố.


Dừng thí điểm dự án liệu có quá sớm chăng?

Chẳng có gì là sớm cả. Ngược lại, tôi cho rằng nếu Chính phủ sớm quyết định dừng việc thí điểm thì cũng là một giải pháp “đi trước đón đầu” về mặt công nghệ kỹ thuật rất đáng khen và đúng tinh thần nghị quyết. Đã gọi là thí điểm thì không nhất thiết TKV phải làm đến xong. Đang làm mà TKV đã thấy hỏng chỗ này hay chỗ kia rồi thì phải báo cáo rõ với Chính phủ để xin thôi không làm nữa là chuyện bình thường. Còn nếu TKV cứ chờ cho đến khi hỏng toàn thân như Vinashin rồi mới báo cáo xin không thí điểm nữa thì đó không còn gọi là thí điểm nữa.

Chúng tôi cho rằng việc thử nghiệm hiện nay đã cho phép có câu trả lời, và câu trả lời cho câu hỏi “có nên đóng cửa nhà máy alumin hay không?” hoàn toàn nằm ở phía “sân” của TKV, đó là: nếu vẫn duy trì công nghệ thải bùn đỏ “ướt” như đang làm thì nên sớm đóng cửa, và nếu chất lượng alumin chỉ đạt dưới 98% Al2O3 thì cũng nên đóng cửa sớm.


Còn về hiệu quả kinh tế, theo ông, dự án này có hiệu quả đến đâu?

Tính rủi ro về kinh tế của dự án này cũng rất đáng bàn. Đối với một dự án khai thác chế biến khoáng sản, yếu tố giá bán (đầu ra) quyết định rất cơ bản hiệu quả kinh tế. Trong cơ chế thị trường, giá bán hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm.

Các sản phẩm alumin có chất lượng khác nhau sẽ có giá trị sử dụng rất khác nhau và suy ra giá bán sẽ rất khác nhau. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của dự án sẽ phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng cụ thể của alumin. Nếu chất lượng alumin theo thiết kế không đạt tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến (của Mỹ, Nhật, Pháp, Nga) mà chỉ đạt tiêu chuẩn của Trung Quốc thì chắc chắn dự án sẽ không có hiệu quả kinh tế.

Với trình độ quản lý dự án của TKV như từ trước đến nay, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để nghi ngại rằng chất lượng sản phẩm alumin của TKV sẽ không có gì hứa hẹn.

Hiện nay, trong quá trình triển khai thử nghiệm, chắc chắn dự án đã có thiết kế và TKV đã có cam kết của nhà thầu về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đã quá muộn để TKV công khai các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm theo cam kết của nhà thầu để người đóng thuế tin vào lời hứa “năm ăn, năm thua” của TKV.

Vấn đề thứ hai liên quan (hay có ảnh hưởng trực tiếp) đến hiệu quả kinh tế của dự án là chi phí vận chuyển alumin từ Tây Nguyên xuống tới cảng biển. Đến nay, sau một thời gian triển khai chúng ta cũng đã có đủ thông tin để tính đúng tính đủ được rồi. Với cung độ vận chuyển hàng trăm cây số và với khối lượng vận chuyển hàng trăm ngàn tấn bằng ôtô, thì TKV thừa hiểu là hoàn toàn bất cập. Còn việc xây dựng một tuyến đường sắt chạy cắt ngang đông – tây trên cung độ 200km nhưng với chênh lệch độ cao tới gần 800m mà chỉ để phục vụ alumin thì càng không hợp lý.


Thế còn hiệu quả kinh tế xã hội và đóng góp của dự án vào ngân sách và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương?

Các sản phẩm là khoáng sản (như than hay alumin) được hưởng một lợi thế là không có khoản mục “nguyên liệu chính” thường chiếm tới 30 – 70% trong giá thành sản phẩm. Nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm (alumin) là quặng (bôxít) được thiên nhiên ưu ái cho không mất tiền. Vì vậy, đối với các sản phẩm như alumin, Nhà nước định thuế cao (thông qua thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu v.v...) để thu về cho ngân sách, khoản toàn dân phải được hưởng.

Một dự án khai thác chế biến khoáng sản mà cứ mong được miễn hay giảm thuế (dù là bất cứ thuế gì theo quy định của luật) thì còn gì là có hiệu quả kinh tế – xã hội (đóng góp hay thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương).


TKV chuẩn bị tổ chức đoàn sang Hungary để khảo sát, theo ông họ sẽ rút ra được bài học gì từ chuyến đi này ?

Theo tôi là TKV không nên sang đó vì sẽ chẳng học được gì và cũng chẳng cần sang đó cũng đã có thể rút ra bài học rồi. Đó là đừng bao giờ áp dụng công nghệ thải “ướt”. Còn nếu chỉ để xem đập bãi thải bị vỡ ra sao thì chúng tôi có thể cung cấp cho TKV khoảng gần 100 địa chỉ những nơi có đập bãi thải bị vỡ, kể cả ngay tại Việt Nam và ở trong TKV.

TS Nguyễn Thành Sơn

Giám đốc công ty năng lượng Sông Hồng
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cơ hội làm phim tài liệu cho các bạn trẻ



TT - Tổ chức Hỗ trợ phát triển Đức (DED), Tổ chức Nâng cao năng lực quốc tế Đức (InWEnt), Hãng phim Tài liệu - khoa học trung ương và VTV6 vừa phối hợp tổ chức cuộc thi Phim tài liệu xanh VN.

Cuộc thi khuyến khích, hỗ trợ các nhà làm phim trẻ và sinh viên ở độ tuổi 18-30 thực hiện những bộ phim tài liệu phản ánh chủ đề: biến đổi khí hậu - biến đổi cuộc sống.


Đại diện DED cho biết đề tài của những bộ phim tài liệu (tối đa 15 phút) không cần mang nặng tính chuyên môn, vĩ mô. Những tác phẩm khai thác sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thường nhật trong các vấn đề cụ thể sẽ được đánh giá cao. Các khâu từ ý tưởng, khảo sát đến sản xuất, hậu kỳ của mỗi ứng viên sẽ được hỗ trợ tối đa.

Các ứng viên vượt qua vòng ý tưởng sẽ được yêu cầu phát triển nội dung bản đề xuất của mình thành một kịch bản, tham gia cuộc hội thảo ba ngày với các đạo diễn/biên kịch đến từ nước Đức. Cũng tại hội thảo này, họ sẽ phát triển kịch bản và lên kế hoạch sản xuất phim (chi phí đi lại, ăn ở sẽ do dự án tài trợ). Sau khi nộp sản phẩm cuối cùng, mỗi bộ phim ngắn sẽ được nhận tài trợ 250 USD để trang trải các khoản chi phí phục vụ việc sản xuất phim.

Giải thưởng Phim tài liệu xanh VN mang tên VietDocs. Phim đoạt giải ba được trao giải thưởng trị giá 500 USD, giải nhì 700 USD. Tác giả đoạt giải nhất được trao 1.000 USD và khoản kinh phí tối đa 3.500 USD để sản xuất bộ phim tài liệu dài 25-30 phút tham dự Liên hoan phim khoa học Đông Nam Á SeaDocs 2012. Ngoài ra, 20 phim sản xuất sẽ ra mắt tại Viện Goethe Hà Nội. Ban giám khảo sẽ lựa chọn tối đa 10 phim vào vòng chung kết để trình chiếu tại Liên hoan phim tài liệu châu Âu tổ chức ở Hà Nội tháng 6-2011.

Thể lệ cuộc thi được đăng tải đầy đủ trên www.goethe.de/ins/vn/han/kue/flm/dfw/viindex.htm.

N.LINH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ông Ksor Phước, chủ tịch hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Không chắc được công nghệ thì không nên làm



Trong giờ nghỉ giải lao Quốc hội, ông Ksor Phước, chủ tịch hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp Thị quan điểm của ông về vấn đề khai thác bôxít tại Việt Nam.

- Theo ông, phải xem lại các dự án khai thác bôxít ở Việt Nam thế nào?




Theo tôi là chỉ nên làm thí điểm một cái. Hiện nay, Quốc hội mới cho thực hiện làm dự án ở Tân Rai thôi. Còn dự án khai thác ở Nhân Cơ còn đang khảo sát, nghiên cứu về số liệu thôi thì cho dừng ngay cũng được. Cứ làm thí điểm dự án ở Lâm Đồng đi xem mức độ xử lý, hiệu quả thế nào rồi mới tính tiếp. Nhưng dù sao, với sự việc xảy ra ở Hungary thực là lời cảnh báo mà Việt Nam cần hết sức quan tâm. Trước đây (lúc Chính phủ có tờ trình xin chủ trương triển khai các dự án khai thác bôxít), khi đó, có lập luận bảo rằng bùn đỏ không có độc hại. Chỉ có dung dịch xút đi theo là độc hại. Họ nói như vậy, nhưng qua thực tế bây giờ thấy là bùn đỏ có độc hại. Mức độ độc hại thế nào Chính phủ chắc sẽ phải cử người đi nghiên cứu, khảo sát, lắng nghe các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Về phía Quốc hội, tôi nghĩ là cần tổ chức giám sát chặt chẽ hơn, tăng cường trách nhiệm giám sát trong khuôn khổ nghị quyết về cho làm thí điểm ở Tân Rai. Ngoài ra, các đoàn đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân ở các địa phương nơi tổ chức khai thác cũng phải giám sát, nghiên cứu kỹ hơn.


- Ông có cho rằng, vấn đề đáng đặt ra hiện nay là hiệu quả kinh tế của việc khai thác bôxít không cao trong khi nếu khai thác, Việt Nam lại đối diện với nguy cơ về xảy ra thảm hoạ môi trường nếu vỡ đập hồ chứa bôxít. Cho nên, nếu cứ quyết tâm làm, dù chỉ một dự án cũng không phải là sự lựa chọn khôn ngoan?

Về hiệu quả kinh tế, thì trước đây các báo cáo trình Quốc hội đều nói là có lãi hết. Mấy ông ở tập đoàn Than – khoáng sản mà nói với báo chí rằng, hiệu quả là 50/50 thì là họ nói thế thôi chứ nói với Quốc hội không có dám nói vậy đâu. Tôi cho là làm cái gì cũng có nguy cơ, có mặt trái cả như làm thuỷ điện ta cũng lo vỡ đập thuỷ điện, làm điện hạt nhân cũng có nguy cơ ô nhiễm. Vấn đề là trình độ quản lý, công nghệ khoa học áp dụng đến đâu để xử lý được, tránh các nguy cơ đó. Còn khi mà không khẳng định được sẽ xử lý, đảm bảo tránh được nguy cơ gây ô nhiễm, gây thảm hoạ về môi trường thì không nên làm. Có vậy thôi.

- Ông có nhiều thời gian sinh sống, làm việc trên vùng Tây Nguyên, ông thấy về mặt địa hình ở các vùng triển khai dự án thì có điều gì đáng lo?

Ở nơi tổ chức thực hiện dự án thì đó là vùng ở trên cao. Nhưng khi thảo luận ở Quốc hội trước đây, nhiều đại biểu cũng cảnh báo nếu không xử lý bề mặt tốt, xử lý hồ chứa không tốt thì bùn đỏ nó trôi xuống hạ lưu, gây ô nhiễm nguồn nước, gây thảm hoạ về môi trường. Ở đáy bể nếu không bọc lót, xử lý tốt thì có nguy cơ thẩm thấu vào nguồn nước ngầm. Nhưng các cơ quan chuyên môn có giải trình là xử lý được.

- Triển khai dự án như Tân Rai thì đồng bào dân tộc ít người có được hưởng lợi gì trong vùng dự án, họ có lo lắng gì về nguy cơ vỡ hồ chứa bùn?

Tôi đã đến tận nơi xem rồi. Ở các vùng này, chỉ còn có mấy hộ làm nương rẫy, dân ở đó thưa lắm. Còn thu hút được lao động địa phương vào đây cũng khó, vì tuy dự án có thể có lao động thủ công nhưng khai thác quặng cũng là kỹ năng không đơn giản. Khai thác khó khăn lắm không phải ai cũng làm được. Sau này khai thác công nghiệp có thể làm khác hơn. Có cái phải dùng máy móc nên phải đào tạo công nhân. Nhưng còn có chuyện đáng chú ý là họ (tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam), cũng đã có làm trước, khi chúng tôi đến họ đã làm lâu, làm từ đời nào rồi. Lúc đó là làm thủ công mà họ gọi khảo sát ban đầu. Có cái khảo sát nhưng họ đã khai thác rồi. Vừa rồi ta ra luật (Khoáng sản) thế thôi, đang tranh cãi về chuyện khảo sát, thì thực ra nhiều nơi khi khảo sát họ đã làm (khai thác) rồi. Cái này cần phải chấn chỉnh vì nó liên quan đến ngân sách.

MẠNH QUÂN
 phỏng vấn.


Nâng cấp các tuyến đường cho dự án bôxít Tân Rai
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (bộ Giao thông vận tải) vừa có báo cáo rà soát các tuyến vận tải phục vụ dự án bôxít Tây Nguyên. Theo đó, để phục vụ dự án khai thác mỏ Tân Rai – Lâm Đồng dự kiến sẽ triển khai vào tháng 10.2010 (giai đoạn chưa có cảng Kê Gà), tổng cục kiến nghị đầu tư cải tạo, nâng cấp quốc lộ 20, quốc lộ 51 và các tỉnh lộ 725 (Lâm Đồng), 769 (Đồng Nai) để đảm bảo vận chuyển hàng hoá từ Tân Rai đi Gò Dầu (Đồng Nai) và ngược lại.

Về phương án tuyến, tổng cục Đường bộ thống nhất như dự kiến ban đầu của bộ Giao thông vận tải. Cụ thể, với các dự án tổ hợp bôxít – nhôm Lâm Đồng (khi chưa có cảng Kê Gà): đi từ nhà máy alumin Tân Rai (Lâm Đồng) theo tỉnh lộ 725 đến Bảo Lộc, theo quốc lộ 20 qua đèo Bảo Lộc về ngã ba Dầu Giây, theo tỉnh lộ 769 vào quốc lộ 51 xuống cảng Gò Dầu với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 190km.

Tuy nhiên, đối với tuyến đường vận chuyển từ Tân Rai – Lâm Đồng đi Kê Gà khi có cảng Kê Gà: trước mắt, tổng cục Đường bộ kiến nghị phương án tuyến đi tiếp theo quốc lộ 55 từ thôn 3 đi La Ngâu – Lạc Tánh – Tân Nghĩa (hoặc Tân Minh – tỉnh lộ 720) ra quốc lộ 1 (Tân Minh – Hàm Thuận Nam), tỉnh lộ 719 (Hàm Thuận Nam – mũi Kê Gà) dài khoảng 155 – 199km.

Chí Hiếu
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đưa lúa giống trữ dưới lòng sông



TTO - Ông Nguyễn Thiện Tâm, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ nghiên cứu sản xuất giống cây trồng Bình Minh (xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, An Giang), có cách trữ lúa giống ở lòng sông kéo dài độ nảy mầm hạt giống lên gần 48 tháng thay vì từ 6-12 tháng như hiện nay.

Cách làm của ông Tâm là cho lúa giống đã làm sạch vào phi nhựa (can nhựa), bịt kín nắp bằng keo, hút hết chân không, rồi nhấn sâu cất giữ dưới lòng sông. Hoặc cách khác là cho các bao lúa được đựng trong túi ni-lon dày chừng 2mm, rồi hút hết chân không, xong cho vào các thùng sắt có thể tích 1m3 mỗi thùng.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=459089
Lúa giống vô can nhựa bịt kín chuẩn bị nhấn xuống cất ở lòng sông tại Công ty TNHH dịch vụ nghiên cứu sản xuất giống cây trồng Bình Minh - Ảnh: Duy Khương





Mỗi thùng như vậy có thể chứa từ 1 -1,2 tấn lúa giống. Rồi đem thùng sắt đựng lúa nhấn sâu xuống lòng sông. Theo ông Tâm, lúa giống khi đóng vào thùng sắt được nhấn chìm xuống lòng sông càng sâu càng tốt, tốt nhất ở độ sâu từ 4-5m, với cách làm này có thể trữ lúa lâu 48 tháng, lúa không bị thấm nước và tỉ lệ nảy mầm đạt gần 99%.

Ông Tâm kể: Tình cờ trong một lần đem lên bờ những hạt lúa bị ngâm dưới nước lũ nhiều tháng, chỉ sau một tuần những hạt lúa này nảy mầm và phát triển tốt. Công ty liền thử nghiệm đưa lúa giống vô bao chống thấm, loại túi bao ni-lon lớn rồi ngâm xuống lòng sông. Tuy nhiên, lần thử nghiệm này, chỉ khoảng 60% lúa giống nảy mầm.

Tiếp tục thử nghiệm, ông mua túi ni-lon loại dày 2mm, cho lúa vào túi rồi hút hết chân không và dập kín miệng bao. Lần thử nghiệm này, lúa giống ngâm dưới nước gần 4 năm vẫn nảy mầm tới hơn 96%.

“Ngoài chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao, dễ làm, đặc biệt mô hình trữ lúa giống ở lòng sông rất thích hợp với các vùng bị lũ ngập, như miền Trung hiện nay, nhằm đảm bảo lúa giống không bị hư hại. Lũ rút, lúa giống nằm dưới lòng sông không bị ảnh hưởng gì” - ông Tâm nói.

Theo PGS. TS Dương Văn Chín, Phó Viện trưởng viện lúa ĐBSCL thì cách giữ lúa giống của ông Tâm là cách làm hay khiến lúa giống cách ly với môi trường, đảm bảo cất giữ lúa giống được lâu mà độ nảy mầm của hạt lúa vẫn đạt tỉ lệ cao.

DUY KHƯƠNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối