Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

LHQ KÊU GỌI CÁC NƯỚC "KHAI TỬ" ĐÈN SỢI ĐỐT

Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các nước trên thế giới nên cấm sử dụng loại bóng đèn sợi đốt truyền thống nhằm đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu phức tạp hiện thời.

Hiện tại, 1/2 số đèn chiếu sáng bán ra trên các thị trường thế giới vẫn là loại đèn sợi đốt không tiết kiệm năng lượng.

Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc (LHQ), các loại đèn compact CFC hay các loại đèn LED có ưu điểm tiết kiệm năng lượng từ 20% đến 50% và có tuổi thọ cao gấp 10 lần so với những loại bóng đèn sợi đốt cùng công suất.

Vì thế, nếu tất cả các quốc gia trên thế giới thay thế bóng đèn sợi đốt bằng các loại bóng đèn compact tiết kiệm năng lượng, nhu cầu điện chiếu sáng của thế giới sẽ giảm 2%/năm so với hiện nay. Điều này tương đương với việc giảm được 800 triệu tấn khí thải CO2 .

Báo Telegraph đưa tin, nghiên cứu này đã được trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ vừa diễn ra tại Cancun (Mexico) nhằm kêu gọi các nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng để đối phó với hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Báo cáo cũng đưa ra những ví dụ cụ thể về lợi ích của việc thay thế bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Chẳng hạn như, Indonesia có thể tiết kiệm được 1 tỷ đô la/năm và có thể cắt giảm 8 triệu tấn CO2 thải vào khí quyển mỗi năm nếu nước này thay thế hoàn toàn bóng đèn sợi đốt.

Trong khi đó, những nước nhỏ và kém phát triển như Campuchia cũng có thể tiết kiệm được 30% nhu cầu sử dụng điện và giảm 13% khí CO2 thải vào không khí mỗi năm nếu sử dụng hoàn toàn hệ thống chiếu sáng bằng bóng đèn tiết kiệm năng lượng.

LHQ cho rằng, các quốc gia có thể lựa chọn những cách tốt nhất tùy thuộc điều kiện riêng của nước mình để khuyến khích người dân sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Những biện pháp này có thể bao gồm: cấm sử dụng bóng đèn sợi đốt, đánh thuế các công ty sản xuất bóng đèn sợi đốt và hộ trợ giá cho các loại bóng đèn compact.

Hiện tại, các nước thuộc Liên minh châu Âu, Mỹ, Australia, Cuba, Canada và Philippines đã cấm hoàn toàn việc sử dụng bóng đèn sợi đốt. LHQ cũng đang làm việc với đại diện của các quốc gia Trung Quốc, Nga, Việt Nam và Morocco nhằm thuyết phục các nước này áp dụng các lệnh cấm tương tự.
Theo Vietnamnet
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Sát thủ” thú rừng hoàn lương



SGTT.VN - “Với tôi, một con thú cách xa 100m trong đêm mà nó chịu bắt đèn thì chắc chắn không thoát khỏi tay tôi” – Bé Hai, một sát thủ rừng xanh thú nhận với tôi trong chiếc lán trồng cây nông nghiệp ngắn ngày của anh nằm giữa cánh rừng của khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu - Đồng Nai.



Bé Hai, “sát thủ rừng xanh” một thời . Ảnh: Phùng Mỹ Trung



Cuộc mưu sinh tàn khốc
Người đàn ông có thân hình rắn chắc ở tuổi hơn 40 này thuộc đường rừng ở đây như lòng bàn tay. Cha Bé Hai là một thợ săn nổi tiếng, cùng với cuộc mưu sinh đã dạy cho anh cách dùng súng săn, rìu và dao thành thạo hơn là cầm cây viết.

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi rừng Mã Đà còn hoang sơ và nhan nhản những loài gỗ quý cùng rất nhiều loài động vật hoang dã, cả gia đình Bé Hai sống sung túc nhờ vào nguồn tài nguyên trù phú này. Guồng quay mưu sinh của gia đình Bé Hai cứ diễn ra đều đặn: ngày đi làm rẫy, đêm săn thú rừng. “Năm 13 tuổi, khi bắt đầu vác nổi cây súng là tôi đã hạ được một con nai rừng gần ba tạ. Mỗi đêm tôi bắn được hai con nai hoặc vài con heo rừng là chuyện bình thường”, Bé Hai kể. Rồi những lâm trường được lập ra, các chiến dịch khai thác lấy gỗ xuất khẩu và xây đập thuỷ điện đã khiến môi trường sinh sống của các loài động vật bị thu hẹp với vận tốc chóng mặt. Hàng triệu cây gỗ bị đốn hạ, hàng ngàn hecta rừng bị chặt trắng và bầy thú rừng cũng bị tận diệt. Những cá thể còn lại hốt hoảng lẩn trốn trong các khu rừng rất xa. Anh kể tiếp: “Tôi cũng phải đi rất xa mới có cơ hội săn được những con thú lớn. Nhưng chính lúc này, giá các loài thú hoang tăng vọt nên dù phải lặn lội hàng chục cây số đường rừng để săn chồn hay cheo, đồng tiền vẫn thôi thúc tôi săn bắt càng nhiều càng tốt”…

Trong các loài động vật Bé Hai thường săn bắn, có lẽ khỉ đuôi dài là khôn ngoan và khó săn nhất mặc dù chúng thường đi thành bầy đàn rất đông. Quần thể khỉ đuôi dài sống theo tổ chức rất chặt chẽ, con đầu đàn luôn đứng ở cây cao nhất để canh chừng cho cả đàn. Khi có dấu hiệu nguy hiểm, nó hú lên báo hiệu cho cả bầy rút chạy. Nắm được điều này, những tay săn sừng sỏ thường rình bắn con đầu đàn trước. Mặt khác, nếu bắn loài này khi chúng đang bám trên cây thì rất khó lấy được xác vì trước khi chết chúng cố sức bám chặt cành cây. Vì vậy các tay săn thường bắn hù doạ để bầy khỉ chuyền cành và trong cái khoảnh khắc tháo chạy đáng sợ đó thì Bé Hai mới ra tay… Nhờ khả năng bắn súng biệt tài này mà nhiều bạn săn thán phục gọi anh là “sát thủ rừng xanh”.


http://sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=122467
Chú khỉ mồ côi ngày nào. Ảnh: Phùng Mỹ Trung



Phút thức tỉnh trong đêm kinh hoàng
Trong đêm rừng mịt mùng và tiếng tí tách của những giọt mưa trên lá, Bé Hai kể tiếp: “Một lần, sau đêm dài luồn rừng, tôi đã đi rất xa mà không gặp bất kỳ con thú nào. Trong cơn mưa rừng tầm tã, tôi mệt mỏi và lạnh cóng tìm đường quay về. Trong lúc thân thể và trí óc gần như tê liệt, hình ảnh chiếc chum đựng gạo trống rỗng và những đứa con ở tuổi đến trường hiển hiện mồn một trong tâm trí tôi, mà ngày hôm sau lại là ngày tựu trường của chúng”. Khoảng ba giờ sáng, mưa đã tạnh, chợt Bé Hai phát hiện một gia đình khỉ có một con rất lớn và hai con nhỏ đang nằm ngủ trên một cây cầy to cao. Bé Hai giương súng nhắm vào con khỉ to nhất bóp cò. Bị trúng đạn, con khỉ rơi từ trên cây xuống, nhưng theo bản năng nó vươn tay bám được một cành to. Hai con còn lại thấy động liền lao vào bóng đêm. Anh giương súng ngắm tiếp vào cánh tay bám vào cây của con khỉ bị thương. Nhưng lạ chưa, cánh tay còn lại của nó còn ôm vật gì khư khư trước ngực. Bé Hai nhìn kỹ thì phát hiện đó là một con khỉ còn rất nhỏ, đang sợ hãi bám chặt vào ngực mẹ và kêu choe choé trong khi mẹ nó sắp lịm đi vì đau đớn. “Tôi lặng người. Con khỉ mẹ nén đau dùng tay dứt con mình ra khỏi ngực và đặt con vào cành cây gần nhất. Cánh tay đỏ máu của nó đẩy con ra và ra hiệu cho khỉ con rời khỏi nơi nguy hiểm. Bất giác, tôi nghĩ đến những đứa con của mình – lúc đó có lẽ đang ngon giấc trong vòng tay mẹ… Toàn thân nổi gai ốc, tôi đánh rơi súng rồi ngồi phịch xuống đám lá mục ẩm. Tôi thất thần như vậy khoảng một tiếng đồng hồ – như kẻ sát nhân vừa gây tội. Đến khi trời gần sáng rõ, trấn tỉnh lại, tôi leo lên cây cầy kéo xác khỉ mẹ xuống. Con khỉ con tội nghiệp cứ bám chặt lấy xác mẹ. Ánh mắt run rẩy của nó nhìn tôi vừa sợ hãi vừa như thù hận. Tôi chôn khỉ mẹ và bọc khỉ con vào áo khoác mang về nhà”.

Câu chuyện khiến cả lán trại lặng đi. Một cậu thanh niên trong lán bỗng tò mò: “Có phải nó là con khỉ hồi chiều anh đã quát khi mấy đứa nhỏ chọc phá không?” – “Đúng đó. Kể từ cái đêm kinh hoàng đó, anh quyết định gác súng và tự hứa sẽ không giết hại bất cứ con thú rừng nào nữa”…

Hiện cuộc mưu sinh của Bé Hai còn nhiều vất vả, nhưng những đứa con của anh đều làm việc ở khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu và cho cả một công ty nước ngoài. Mỗi khi nhớ về quá khứ, Bé Hai lại thầm cảm ơn rừng xanh đã không bắt các con anh phải trả giá cho lỗi lầm của cha chúng.

PHÙNG MỸ TRUNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thanh Ngọc đã viết:
LHQ KÊU GỌI CÁC NƯỚC "KHAI TỬ" ĐÈN SỢI ĐỐT

Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các nước trên thế giới nên cấm sử dụng loại bóng đèn sợi đốt truyền thống nhằm đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu phức tạp hiện thời.

Hiện tại, 1/2 số đèn chiếu sáng bán ra trên các thị trường thế giới vẫn là loại đèn sợi đốt không tiết kiệm năng lượng.

Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc (LHQ), các loại đèn compact CFC hay các loại đèn LED có ưu điểm tiết kiệm năng lượng từ 20% đến 50% và có tuổi thọ cao gấp 10 lần so với những loại bóng đèn sợi đốt cùng công suất.

Vì thế, nếu tất cả các quốc gia trên thế giới thay thế bóng đèn sợi đốt bằng các loại bóng đèn compact tiết kiệm năng lượng, nhu cầu điện chiếu sáng của thế giới sẽ giảm 2%/năm so với hiện nay. Điều này tương đương với việc giảm được 800 triệu tấn khí thải CO2 .

Báo Telegraph đưa tin, nghiên cứu này đã được trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ vừa diễn ra tại Cancun (Mexico) nhằm kêu gọi các nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng để đối phó với hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Báo cáo cũng đưa ra những ví dụ cụ thể về lợi ích của việc thay thế bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Chẳng hạn như, Indonesia có thể tiết kiệm được 1 tỷ đô la/năm và có thể cắt giảm 8 triệu tấn CO2 thải vào khí quyển mỗi năm nếu nước này thay thế hoàn toàn bóng đèn sợi đốt.

Trong khi đó, những nước nhỏ và kém phát triển như Campuchia cũng có thể tiết kiệm được 30% nhu cầu sử dụng điện và giảm 13% khí CO2 thải vào không khí mỗi năm nếu sử dụng hoàn toàn hệ thống chiếu sáng bằng bóng đèn tiết kiệm năng lượng.

LHQ cho rằng, các quốc gia có thể lựa chọn những cách tốt nhất tùy thuộc điều kiện riêng của nước mình để khuyến khích người dân sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Những biện pháp này có thể bao gồm: cấm sử dụng bóng đèn sợi đốt, đánh thuế các công ty sản xuất bóng đèn sợi đốt và hộ trợ giá cho các loại bóng đèn compact.

Hiện tại, các nước thuộc Liên minh châu Âu, Mỹ, Australia, Cuba, Canada và Philippines đã cấm hoàn toàn việc sử dụng bóng đèn sợi đốt. LHQ cũng đang làm việc với đại diện của các quốc gia Trung Quốc, Nga, Việt Nam và Morocco nhằm thuyết phục các nước này áp dụng các lệnh cấm tương tự.
Theo Vietnamnet
Lợi ích quá rõ ràng
Bao quốc gia chẳng màng
Mải lo những việc nhớn
Để giết dần thế gian.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thêm giống lúa đặc sản mới được trồng đại trà

Theo TTXVN, tiến sĩ Lê Hữu Hải, trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cùng nhóm cộng sự đã tuyển chọn và nhân thành công giống lúa than đặc sản rất ngắn ngày cho gạo chất lượng cao, giàu dinh dưỡng sau tám năm liên tục trồng khảo nghiệm, nghiên cứu, chọn lọc bằng công nghệ di truyền hiện đại.

Lúa than có thời gian sinh trưởng 80 – 85 ngày, năng suất dao động từ 40 – 50 tạ/ha, kháng cháy lá rất tốt. Gạo từ lúa than có màu đen, mềm cơm và mùi thơm đặc trưng. Lúa than nằm trong bộ giống lúa đặc sản do IRRI cung cấp từ năm 2002, được ông Hải và các cộng sự đem về trồng khảo nghiệm và nhân giống.

Hiện tại, do lượng giống còn ít nên vụ đông xuân 2010 – 2011 này Tiền Giang chỉ trồng được gần 10ha lúa than tại xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy theo quy trình Global GAP. Các vụ sản xuất tiếp theo trong năm 2011, diện tích trồng lúa than có khả năng tăng lên hàng trăm hecta, tạo vùng lúa giống cung ứng đại trà cho nông dân sản xuất mặt hàng gạo cao cấp mới cho thị trường.

P.V.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://i747.photobucket.com/albums/xx118/thaythuoczom/LADYFIRST/ScreenHunter_07Jan022152.jpg

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Biến nước thải sinh hoạt thành nước sạch



TT - Một nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã miệt mài nghiên cứu biến nước thải sinh hoạt thành nước sạch bằng mô hình đất ướt với các loại cây được ứng dụng là cây chuối hoa và chuối nước.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=473272
Một góc hồ công viên 29-3 ở Đà Nẵng. Nước hồ nơi đây bị ô nhiễm trầm trọng. Nhóm nghiên cứu muốn dùng cây chuối hoa để xử lý nước hồ này...- (Ảnh: nhóm nghiên cứu cung cấp)




Đề tài “Nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm nguồn nước hồ công viên 29-3 (Đà Nẵng) bằng mô hình đất ướt” do nhóm bốn bạn sinh viên khoa môi trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng: Lê Văn Sơn, Phan Thị Kim Ngà, Phạm Phú Lâm, Trịnh Vũ Long thực hiện đoạt giải nhất trong Ngày hội Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010 cấp trường.

Đối tượng nghiên cứu là cây chuối hoa (tên khoa học là cannan geniralis bail).

Cây chuối hoa
Hiện nay tình trạng khan hiếm nước sạch, thiếu nước đang diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới. Theo thống kê, tình trạng thiếu nước sẽ đe dọa đến 4 tỉ người trên toàn cầu. Tại Việt Nam, ở một số nơi cũng đang lâm vào tình trạng báo động thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, như tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An và một số huyện đảo.

Bắt nguồn từ thực tế đó, nhóm sinh viên nói trên đã nghiên cứu, tìm giải pháp để góp phần vào việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng, thông qua việc tái sử dụng lượng nước thải từ các hộ gia đình.

Hằng ngày nhóm nghiên cứu đã lấy nước được bơm từ cống thải vào bồn chứa (thể tích 1m3), sau đó điều chỉnh van của các ống dẫn tùy theo thời gian nước lưu của các mô hình trồng cây chuối hoa. Sau đó mỗi ngày tiến hành lấy mẫu nước đầu ra ở các mương thu nước vào lúc 7g sáng, tiến hành phân tích các chỉ tiêu: SS, TDS, DO, pH, độ kiềm toàn phần, độ axit toàn phần...

Kết quả, các cây chuối hoa đều cho hoa và sinh chồi mới, cây non rất nhiều chứng tỏ cây đã thích nghi tốt với nguồn nước thải trong mô hình đất ướt. Mô hình đất ướt dễ xây dựng và vận hành với kinh phí thấp so với các hệ thống xử lý nước thải đắt tiền, có hiệu suất chuyển hóa cao, chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn B.

Ước mong nhân rộng mô hình
Suốt một năm nghiên cứu, nhóm phân tích khả năng xử lý chất thải trong sinh hoạt của loại cây này. “Nước thải sinh hoạt hằng ngày của hộ gia đình chủ yếu là nitơ và phốtpho, đây cũng là chất dinh dưỡng nuôi sống cây chuối hoa” - Lê Văn Sơn cho biết.

Không dừng lại ở đó, Lê Văn Sơn (SV lớp 07MT1) ứng dụng mô hình này vào việc xử lý nước thải sinh hoạt trong hộ gia đình. Nước thải từ nhà tắm, nhà bếp được chứa trong bồn để điều tiết áp lực. Bể trồng cây - điểm đến tiếp theo của dòng nước thải - được trồng nhiều cây chuối hoa. Bể trồng cây sẽ luôn ngập nước. Và đất cát sẽ giữ các tạp chất, còn rễ cây chuối hoa thì xử lý chất thải, sau đó lượng nước dư chảy từ bể trồng cây được tái sử dụng.

Điểm đến đầu tiên của mô hình này là quán cà phê Văn (111 Lê Lợi, TP Đà Nẵng). Nhận được sự chào đón và hỗ trợ của chủ quán, Sơn và nhóm bạn bắt tay lắp đặt mô hình. Mô hình này nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình bởi nước sau khi xử lý đạt mức độ B, có thể dùng tưới cây, nuôi cá cảnh, rửa chén.

Lê Văn Sơn còn thuyết phục bạn bè cho phép lắp đặt mô hình này tại nhà như một cách tăng lòng tin của cộng đồng về việc ứng dụng khoa học vào đời sống.

“Những mô hình xử lý nước thải hiện nay phần lớn khá tốn kém. Mô hình đơn giản có thể giúp hộ gia đình nhỏ tái sử dụng nguồn nước, tăng mỹ quan đô thị và ý nghĩa hơn là thải ra môi trường loại nước sạch tương đối giảm ô nhiễm cho môi trường” - Sơn chia sẻ.

HUYỀN TRANG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

"Suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ, U Minh… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người:

“ Núi giăng thành lũy thép dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
( Tố Hữu)


Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp.  Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình.  Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cấy quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu.Ngoài ra,từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ,báo, hươu,nai… và cả những động, thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và nhả ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống.  Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai.  Rừng cản lũ, lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước…
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày.  Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế ?
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ … và lấy đâu ra “ rừng vàng” cho con cháu mai sau ?!
Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại. Cuộc sống của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca …"


Lê Đình Tư.
Lớp 8/3.Trường THCS Nguyễn Khuyến.


Đây là bài viết chứng minh "bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" của một học sinh, còn những nhà quản lý của chúng ta thì sao? chắc họ cũng thừa biết những điều đó và họ đã nghĩ gì nhỉ?

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bắc Ninh xin Thủ tướng cho làm sân golf

TT - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến xác nhận tỉnh này vừa có tờ trình xin Thủ tướng phê duyệt bổ sung sân golf Hạp Lĩnh, quy mô 36 lỗ, diện tích khoảng 150ha (phần lớn là đất nông nghiệp) tại xã Hạp Lĩnh, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, vào danh mục quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.

Tờ trình của UBND tỉnh Bắc Ninh cho rằng việc cho xây dựng sân golf tại xã Hạp Lĩnh sẽ kết nối chuỗi công nghiệp - đô thị - dịch vụ, đáp ứng và cung cấp nhu cầu dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Bắc Ninh như các tập đoàn Samsung, Canon, Foxconn và Orion.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch và có quyết định nói rất rõ đất loại nào mới được làm sân golf. Ông Hiển cho biết hiện Bộ TN-MT chưa rõ về các nội dung kiến nghị. “Nếu diện tích chủ yếu là đất lúa, quan điểm của Bộ TN-MT là không đồng ý” - ông Hiển nói.

XUÂN LONG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://i747.photobucket.com/albums/xx118/thaythuoczom/LADYFIRST/moitruong.jpg

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sáng ở mắt, tối trong tim

Người Việt chúng ta từ xa xưa đã xem những con sông là biểu tượng của sự vĩnh cửu, trường tồn nên mới đưa vào thề thốt “dù cho sông cạn đá mòn...”. Đâu có ngờ có ngày đến sông Hồng cũng cạn khô trơ lòng đất nứt nẻ, Cửu Long giang hùng vĩ bị xếp vào một trong mười dòng sông khô hạn nhanh nhất thế giới!

Nằm ở hạ lưu các con sông lớn, chúng ta thừa hưởng nhiều phù sa từ thượng lưu bồi đắp thành những vựa lúa phì nhiêu, những vùng đầm phá cửa biển lắm tôm nhiều cá. “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” là niềm tự hào châu thổ mà nhiều đời trước đã truyền lại, nhưng không dám chắc chúng ta có thể truyền tiếp niềm tự hào ấy cho đời sau hay không.

Cũng bởi nằm ở hạ lưu nên phần thượng lưu của những con sông đã được các nước sở tại khai thác tối đa để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế đất nước họ. Mười mấy đập thủy điện lớn nhỏ trên sông Mekong đã ngăn phần lớn lượng nước đổ về hạ lưu. “Mất mùa lũ” đương nhiên dẫn đến “mất mùa lúa” do cỏ chét, sâu hại, mầm bệnh tồn lưu, dịch bệnh và còn nhiều thứ hiểm họa do biến đổi môi trường khác chưa thể lường trước được.

Bên cạnh đó, việc phát triển ồ ạt nhà máy thủy điện của chính chúng ta trên hầu hết các con sông lớn cũng đã góp phần không nhỏ gây nên những cơn đại hồng thủy vào mùa mưa và nạn hạn hán đồng khô cỏ cháy vào mùa nắng. Vẫn chưa hết, những Thị Vải, Thu Bồn, Vu Gia, Trà Khúc, Đồng Nai... từ những dòng sông nên thơ trù phú giờ đây nước đen ngòm, hôi thối bởi ống nước thải của các nhà máy.

Mười mấy phần trăm tỉ trọng GDP công nghiệp tăng liệu có thỏa đáng với những gì đã đánh mất?

Những người dân Lào thật thà đã có câu nói rất hay về việc xây đập Xayaburi rằng “Xây đập mang lại ánh sáng ở mắt nhưng bóng tối trong tim”. Một khi tim đã mang bóng tối thì cơ thể liệu có còn sự sống?

MINH THƯ
 (Báo Tuổi Trẻ)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] ... ›Trang sau »Trang cuối