Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lại Gia

Nội Ngoại Gián,Tam Tài Xuất
Nam Bắc Tĩnh,Nhất Tú Nhập

Vì tài hèn sức mọn bâng quơ đôi câu ngớ ngẩn thử sức chút xem sao,hoá ra là không biết tự lượng sức mình.Thứ lỗi dừng ở đây dù còn dăm ba câu dở dở ương ương nữa.Đối ngoài thanh bằng,trắc ra thì nghĩa và dụng ý mới là cái quan trọng hàng đầu để được câu đối thanh thoát tránh gò bó cứng nhắc!Tại hạ xin cáo từ.
Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ
(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tôi tìm lại Tự lực văn đoàn



* Tiến sĩ Martina Thucnhi Nguyễn

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/09/25/120925090843_phong_hoa_464x261_phonghoa_nocredit.jpg
Phong Hóa bị đóng cửa sau bốn năm vì quá táo bạo



Một bộ sưu tập số hóa đầy đủ nhất từ trước tới nay của báo Phong Hóa và báo Ngày Nay của nhóm Tự Lực văn đoàn đã được công bố cuối tuần qua, nhằm ngày 22/9, đúng ngày cách đây 80 năm nhóm nhà văn và nhà báo đề cao tự do cá nhân ra đời.

Có thể được xem là nhóm trí thức quan trọng nhất trong thập niên 1930 ở Bắc Kỳ, Tự Lực văn đoàn nổi tiếng với việc xuất bản tờ báo châm biếm đầu tiên ở Việt Nam, hiện đại hóa văn học Việt Nam và theo đuổi những cải cách mà trong đó bác bỏ sự phù hợp của Khổng giáo.

Họ là những người đi tiên phong trong thế thệ trí thức trẻ của Việt Nam - những người được đào tạo bằng tiếng Pháp và tiếng Việt đương thời và xa lạ với quan điểm của các văn sỹ Khổng giáo đi trước họ.

'Bom trong làng báo'
Khi dạy môn khoa học ở Trường Thăng Long, ông Nguyễn Tường Tam đã thất bại khi đề nghị chính phủ thực dân cho phép ra mắt một ấn phẩm bằng chữ quốc ngữ mà ông định đặt tên là Tiếng Cười.

Hiệu trưởng Trường Thăng Long, Phạm Hữu Ninh, khi đó đã bắt đầu ra báo Phong Hóa và tờ này đang có nguy cơ đóng cửa sau 13 số. Nắm cơ hội tới tay, ông Tam đề nghị tiếp quản tờ báo. Nguyễn Tường Tam lấy bút danh Nhất Linh và trở thành Tổng biên tập báo Bấm Phong Hóa bắt đầu từ số 14, ra ngày 8/9/1932. Chỉ trong thời gian ngắn, ông đã biến Phong Hóa từ một tờ báo lay lắt thành báo châm biếm đầu tiên ở Việt Nam.

Cùng sát cánh với Nguyễn Tường Tam có Trần Khánh Giư (Khái Hưng), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Tường Vinh (Thạch Lam), Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ), Nguyễn Thứ Lễ (Thế Lữ), Ngô Xuân Diệu (Xuân Diệu).

Với Nhất Linh và nhóm cộng sự, Phong Hóa rũ bỏ văn phong của những số trước và ngay lập tức xác lập hình dáng, giọng điệu, tư tưởng và nội dung của riêng mình. Trước hết, Phong Hóa trông khác với những số báo đã ra: kiểu thiết kế mới bao gồm hình tiêu đề, biếm họa, giải đố ô chữ, quảng cáo, minh họa nằm trong bài viết và phông chữ độc đáo. Thứ hai nữa, tờ báo có văn phong khác lạ. Ngòi bút hài hước và châm biếm của Phong Hóa không tha ai cả.

Phong Hóa chọc quê tất cả mọi người, từ các trí thức đi trước như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh và Tản Đà tới những nét trong xã hội Việt Nam mà báo thấy là lạc hậu và cổ lỗ.

Độc giả vui mừng với giọng văn mới mẻ và thiết kế hấp dẫn của báo. Chỉ trong vài tháng, số người đọc tăng gấp ba. Một năm sau, lượng lưu hành vượt quá 8.500 một tuần và Phong Hóa trở thành một trong những báo được lưu hành rộng rãi nhất Bắc Kỳ.

Sau sự thành công của Phong Hóa, Tự Lực văn đoàn cho ra mắt một tờ báo mới mang tên Ngày Nay vào tháng Một năm 1935. Báo này là một trong những diễn đàn sớm nhất của nhiếp ảnh ở Việt Nam nhưng dự án tỏ ra quá tân tiến vào thời điểm đó khi mà in ảnh khá tốn kém. Ngày Nay đã đóng cửa sau 13 số.

Khi Phong Hóa bị kiểm duyệt và đóng cửa vào năm 1936, Tự Lực văn đoàn vực dậy Ngày Nay và biến báo này thành tổ chức vận động cải cách chính trị và xã hội. Tờ báo cũng đánh dấu sự thay đổi của nhóm từ chế nhạo xã hội để mong mang lại cải cách sang mạnh mẽ đòi cải cách.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/09/25/120925101706_ly_toet_464x261_lytoet_nocredit.jpg
Lý Toét là nhân vật trào lộng của báo Phong Hóa để đả phá hủ tục



Điều quan trọng nhất là Tự Lực văn đoàn dùng các tờ báo của nhóm để thúc đẩy chương trình cải cách toàn diện và động chạm tới nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Họ nhìn tới các xã hội phương Tây để tìm mô hình và vay mượn một cách có lựa chọn và có chủ định từ văn hóa phương Tây để đưa ra viễn kiến về một xã hội Việt Nam mà một ngày kia sẽ được các nền văn minh hiện đại xem là ngang hàng.

Chương trình cải cách bao gồm nhiều vấn đề trong đó có quan hệ giữa thành thị và nông thôn, nghệ thuật, trang phục quốc gia, chính trị quốc tế và quốc nội, vấn đề liên quan tới phụ nữ, xuất bản, thời trang và kiến trúc.

Chặng đường tìm kiếm
Với tư cách là một trong những thành viên chủ chốt của nhóm sưu tầm, bản thân tôi thu thập các số báo của Tự Lực văn đoàn trong khoảng thời gian từ năm 2005 tới 2007.

Lần đầu tiên tôi biết tới các tác phẩm của nhóm là khi đang theo học cao học tại Khoa Lịch sử, Đại học California ở Berkeley, nơi tôi được sự hướng dẫn của Giáo sư Peter Zinoman. Tôi không thấy thỏa mãn với các bài viết học thuật về nhóm này của cả các học giả phương Tây và Việt Nam và quyết tâm thu thập tất cả những gì họ viết và đọc cho bằng hết để có kết luận của riêng tôi.

Tôi nhận được học bổng Fulbright-Hays để tiến hành nghiên cứu luận án tiến sỹ và bắt đầu cuộc tìm hiểu. Tôi tới tám thư viện và kho lưu trữ tại Hoa Kỳ, Pháp và Việt Nam để có một bộ sưu tập tương đối đầy đủ các tờ báo của nhóm. Tôi bỏ ra một năm ở Hà Nội để nghiên cứu bộ sưu tập các báo thời thực dân của Thư viện Quốc gia, ngày nào cũng chụp ảnh các tờ báo đã ố vàng và sờn rách cho tới giờ đóng cửa.

Quá trình nghiên cứu cũng có lúc khiến tôi thất vọng. Qua mạng lưới những người sưu tầm sách báo, tôi được biết một nhà sách ở thành phố Hồ Chí Minh đang bán 200 số báo Phong Hóa và Ngày Nay được bảo quản tốt.

Cơ hội được đọc các số báo bằng bản in thay vì ở dạng phim hay số hóa khiến tôi không cưỡng lại được và ngay lập tức vào thành phố Hồ Chí Minh, đi taxi thẳng từ sân bay tới nhà sách. Khi tới nơi tôi được biết các số báo đã được bán cho con của Thế Lữ. Tôi không biết rằng tôi vẫn còn duyên với những số báo này. Vào thời điểm kết thúc tìm kiếm, tôi đã chụp ảnh được hơn 190 số báo Phong Hóa và 224 số báo Ngày Nay.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/09/25/120925101856_nhat_linh__464x261_nhatlinh_nocredit.jpg
Tài năng Nhất Linh: Tranh 'Cảnh chợ Đông Dương' của ông



Ngoài ra tôi cũng thu thập được 2.500 bài báo về Tự Lực văn đoàn từ 60 ấn phẩm thời thực dân. Tôi cũng có được rất nhiều sách do nhà xuất bản Đời Nay của nhóm phát hành trong đó có các truyện ngắn và tuyển tập thơ, các ấn bản đầu tiên và tái bản của các tiểu thuyết, truyền đơn và một số lượng lớn loạt truyện cho thiếu nhi mang tên Sách Hồng.

Cơ duyên
Khi đang viết luận án hồi năm 2008, tôi gặp ông Nguyễn Trọng Hiến, con của nhà thiết kế thời trang Nguyễn Cát Tường, người đưa ra hình mẫu chiếc áo dài tân thời. Tôi cho ông xem bài viết chưa công bố về công trình của cha ông và ông cho tôi xem tài liệu từ kho lưu trữ riêng của gia đình. Và để trả ơn cũng như để đáp lại sự hào hiệp và tình bạn của ông, tôi đã cho ông xem toàn bộ bộ sưu tập Phong Hóa và Ngày Nay của tôi.

Ông Hiến liên hệ với bà Phạm Thảo Nguyên, con dâu của Thế Lữ, người sở hữu những số báo Phong Hóa và Ngày Nay mà tôi đã vào tận thành phố Hồ Chí Minh để tìm mua. Bộ sưu tập của tôi đã gần trọn vẹn nhưng một số báo bị mất trang hoặc không đọc rõ. Ông Hiến đã mất công xem từng số một, bổ sung các trang bị mất, sửa những trang không rõ. Bà Thảo giới thiệu rộng rãi bộ sưu tập và liên hệ với các trường đại học và các tổ chức để đưa các số báo lên mạng.

Hiện bộ sưu tập được cung cấp miễn phí tới độc giả tại trang web của Đại học Hoa Sen và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bộ sưu tập này là kết quả của sự hợp tác giữa người Việt hải ngoại ở Hoa Kỳ và Pháp với các học giả và nhà nghiên cứu Việt Nam và một thế hệ mới các học giả người Mỹ gốc Việt.

Chúng tôi hy vọng bộ sưu tập sẽ khuyến khích các nghiên cứu mới về Tự Lực văn đoàn và đóng góp của họ không những chỉ cho văn hóa và văn học mà còn đặc biệt là trong xã hội và chính trị.


Martina Thucnhi Nguyen sinh trưởng tại Texas, Hoa Kỳ và có thời gian về Việt Nam nghiên cứu. Cô nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử từ Đại học California-Berkeley và đang chỉnh sửa luận văn "Nhóm Tự Lực Văn Đoàn: Chủ nghĩa Hiện đại Thực dân ở Việt Nam 1932-1941" để xuất bản. Bài đăng từ bản tiếng Anh tác giả gửi cho BBC Tiếng Việt.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Công ty trung quốc khai thác quặng đồng:
Một di tích Phật giáo quan trọng ở Afghanistan sắp biến mất


Michael Kelley | Sep. 26, 2012, 10:52 AM |Tịnh Thủy chuyển ngữ



Mes Aynak là một di tích Phật giáo 2600 năm tuổi ở tỉnh Logar, Afghanistan, đây là nơi chứa các di tích khảo cổ học cổ đại và một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới.

Năm 2007, một công ty thuộc sở hữu của chính quyền Trung Quốc trả $ 3 tỷ USD để thuê khu vực trong 30 năm với kế hoạch khai thác quẳng đồng trị giá $ 100 tỷ USD.
Trong khi chuẩn bị đào đất, những người thợ mỏ đã tìm thấy một tu viện Phật Giáo rộng 100 mẫu chứa một loạt các ngôi chùa Phật giáo, tượng, di tích và bản thảo kinh điển.

Trong năm 2009 các nhà khảo cổ học đã được một thời hạn ba năm để cố gắng khai quật các di chỉ này, nhưng họ nói rằng đó là một công việc 30-năm và họ hiện đang bị hạn chế rất nhiều về dụng cụ cơ giới.

"Đây có lẽ là một trong những điểm quan trọng nhất dọc theo con đường tơ lụa", Philippe Marquis, một nhà khảo cổ người Pháp tư vấn cho những người Afghanistan, nói với tờ Daily Mail trong năm 2010. "Những gì chúng tôi có tại nơi này, với những gì đã được khai quật, đủ để lấp đầy bảo tàng quốc gia Afghanistan."

Vì vậy, bây giờ các nhà khảo cổ học từ khắp nơi trên thế giới đang vận động để cứu các di tích này với sự giúp đỡ của nhà làm phim tài liệu Brent Huffman.

Dưới đây là một số hình ảnh  của Flickr / US. Embassy Kabul cung cấp:

http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/Mes_Aynak-01.jpg
Các di tích nằm khoảng 25 dặm về phía đông nam thủ đô Kabul




http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/Mes_Aynak-02.jpg
Hơn 250 người Afghanistan đang làm việc với một nhóm các nhà khảo cổ quốc tế để khai quật các di tích cổ




http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/Mes_Aynak-04.jpg
Pháo đài sườn đồi và các khu định cư từ thời đại đồ đồng (2300 - 1700 trước công nguyên)



http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/Mes_Aynak-06.jpg
Đã có trại dành cho công nhân Trung Quốc



http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/Mes_Aynak-07.jpg
Các nhà khảo cổ nói Mes Aynak có thể là đáng kể như Pompeii nếu được khai quật và bảo quản




http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/Mes_Aynak-09.jpg
Một số bảo tháp Phật giáo




http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/Mes_Aynak-19.jpg
Hơn 200 bức tượng đã được tìm thấy



Nhưng trước tiên các di tích này và tất cả mọi thứ vẫn còn bị chôn vùi bên dưới sẽ bị phá hủy vào tháng Mười hai 2012.

Vì ảnh minh hoạ còn nhiều, mời các bạn xem thêm tại:

http://www.businessinside...o-copper-mine-2012-9?op=1 # ixzz27cbEvcyB
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bao giờ 'Trên cành khô hoa nở'



Đỗ Trung Quân

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/09/26/120926152403_khanh_ly_464x261_bbc_nocredit.jpg
Khánh Ly trò chuyện với BBC ngày 24/9/2012



Ca khúc lừng lẫy ngay khi ra đời “Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn tiếc thay lại không phải ấn tượng dữ dội nhất với một thiếu niên 15 tuổi.

Tiếng hát của Khánh Ly trong ký ức tôi khi đang lớn lại luôn gắn liền hình ảnh một thành phố Sài Gòn vắng lặng của giới nghiêm, ầm ì tiếng đại bác vọng về và ánh hỏa châu trôi lững lờ, thắp sáng chỉ trong khoảnh khắc cái khoảng sân đầy bóng tối của nhà mình những năm Mậu Thân 1968.

Đêm đêm áp tai vào hầm cát nghe tiếng hát Khánh Ly vẳng từ đâu đó bên hàng xóm “Đại bác đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi đứng nghe…” buồn , đẹp và u uất khó giải thích với một người chưa đủ trưởng thành.

Nhưng cứ thích áp tai nhiều đêm như thế vào thành vách ẩm ướt của hầm cát nồng mùi chiến tranh. Có lẽ chúng tôi là thế hệ không có tuổi trẻ hay đúng hơn là một tuổi trẻ vội vàng đi qua trong nhiều thảng thốt. Cái chết, bom đạn không còn nơi ruộng đồng xa thẳm. Nó vào thẳng thành phố ngổn ngang xác chết từng ngày.

Vài chục năm sau hòa bình. 1997, tôi và một vài bạn bè đồng nghiệp khác lại thu xếp giấy tờ, vật dụng rời khỏi tờ báo đang rất lừng lẫy của Sài Gòn: Báo Tuổi Trẻ.

Cuộc ra đi chỉ vì ba nhân vật. Hai còn ở nước ngoài, một đã về để trình diễn nghệ thuật: Nhạc sĩ Phạm Duy, Khánh Ly và Thủy - Ea Sola tác giả của “Hạn hán & cơn mưa” vở múa mà các nhân vật hầu như bất động hoàn toàn lại gây thành những cơn chấn động gây tranh cãi về “vấn đề tư tưởng”. Lên án vở múa đương đại ấy tạo thành cơn sóng lớn trên truyền thông và báo chí ngày ấy.

Chúng tôi ở phía ủng hộ sự hòa giải và sáng tạo trong nghệ thuật. Cầm đèn chạy trước ô tô rồi. Phải ra đi thôi. Nhưng đấy chỉ là giọt nước tràn ly. Trước đó là những bài viết của Tuấn Khanh, người sẽ thành nhạc sĩ tên tuổi sau này. Anh và tôi cùng quan điểm ủng hộ sự trở về của nhạc sĩ Phạm Duy và nhắc đến giọng hát Khánh Ly trong những bài viết có liên quan đến nhạc Trịnh thời đểm ấy. Khi đó, trong bài báo hai cái tên ấy luôn phải viết tắt: PD – KL. Nhưng viết tắt những nhân vật được xem nằm trong phạm trù “ tabu – cấm kỵ ” những năm 1995 – 1996 cũng đã là hé lộ quan điểm riêng của mình.

Sự phản ứng có ngay trong Tuổi Trẻ và cũng đến từ Hội âm nhạc thành phố. Không thể chọn thái độ “nói ngược lại” những điều mình đã viết. Chúng tôi khoác vai nhau ra khỏi cổng tờ báo mình yêu quý và cũng đã góp phần cho manchette vững mạnh của nó.

Chuyện cũ, nhắc lại trong tinh thần không hờn giận ai. Hàng chục năm đã qua. Những nhân vật không đồng quan điểm ngày xưa với chúng tôi, nay có nhiều người đã gặp gỡ, ca ngợi tác phẩm và sự đóng góp lớn lao của Phạm Duy với nền âm nhạc Việt Nam. Đấy cũng là điều công bằng và dù muộn màng cũng vẫn là điều đáng quý trong cái tinh thần hòa giải mà không ít người phải chịu trả giá. Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 30 năm đã để lại cho thành phố Sài Gòn, đồng thời cũng là thủ đô của Nam Việt Nam những hệ lụy thuộc về lịch sử. Đấy là thành phố “được" giải phóng và trước khi “được giải phóng” ngay trong lòng của nó đã có những cuộc tương tàn. Những cuộc chống cộng bên cạnh những phong trào phản chiến chống Mỹ. Âm nhạc không ra khỏi cuộc chiến tranh ấy. Nếu có phong trào “Hát cho đồng bào tôi” mà ý thức hệ chính trị nghiêng rõ về cánh tả, thì phong trào Du ca mà Phạm Duy như một trong những thủ lĩnh uy tín cũng như một đối trọng nặng ký. Sau 1975, những nhạc sĩ phong trào sinh viên học sinh chính thức lộ diện là những đảng viên cộng sản thì những nhạc sĩ phía bên kia chiến tuyến nhiều người cũng vác balo vào trại cải tạo hay âm thầm “Gánh dầu ra biển”.

Nhiều chục năm sau. Khi chính sách trong nước đã phần nào thay đổi, những ân oán cũ tưởng đã phai nhạt với thời gian. Nhưng không hẳn thế. Chính sách là ở nơi cao vời. Phép vua vẫn thua lệ làng, những ân oán vẫn nằm ngay trong lòng người. Kêu gọi hòa giải không dễ dàng và đơn giản và dù cả hai phía trong nước lẫn hải ngoại theo thời gian đều đã có những cuộc đi lại, ca hát tưởng rất đương nhiên và bình thường. Nhưng sóng ngầm ân oán vẫn còn cuộn chảy đâu đó ở nơi này nơi kia. Những Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập v.v. nay đang là chức sắc của Hội âm nhạc Việt Nam chắc chắn không bao giờ có mặt trong những đêm ca khúc của Phạm Duy hôm nay tại Sài Gòn. Không khó hiểu và cũng không thể trách họ. Nhưng nó lý giải phần nào câu hỏi tại sao người này thì được, người nọ thì không?

Dù đã về Sài Gòn hai lần nhưng đều trong im lặng, Khánh Ly rồi cũng sẽ có ngày sau những đêm ca hát lại thong dong đi dạo trên đường phố Sài Gòn thăm lại phố phường và cái phòng trà mang tên chị ngày xưa trên đường Tự Do nay là Đồng Khởi. Hay lặng lẽ thắp một nén hương trước mộ phần của người nhạc sĩ đã song hành cùng chị trên con đường nghệ thuật chưa từng đứt quãng. Đông đảo người yêu mến giọng hát chị hẳn cũng mong điều ấy sớm thành. Nhưng để sớm thành thì trong lòng những con người nào đó đang cầm nắm tư tưởng, chính trị, nghệ thuật của thành phố Hồ Chí Minh bỗng một hôm nhận ra để kêu lên thảng thốt “ A! Trên cành khô hoa nở [Phạm Duy]”.

Mà điều ấy vẫn còn xa vời lắm.
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Từ một bài báo nhỏ

  
Hôm đó, tôi đang dự họp ở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì có điện của anh Trần Đức Chính, trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ báo Lao động gọi (anh Trần Đức Chính sau này là Tổng biên tập báo Nhà báo và Công luận, là cây bút Lý Sinh Sự nổi tiếng hiện nay). Anh cho biết: “Có anh Đỗ Văn Phú, sĩ quan của A 25 tới tòa báo, yêu cầu cho xem bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc đã gửi đăng báo. Tôi định trả lời là tôi không có quyền cho anh ấy đọc, bởi vì Tổng biên tập chưa đọc. Nhưng nghĩ lại, chuyện này để Tổng biên tập quyết định mới đúng. Vậy ý anh thế nào?”. Tôi hỏi: “Bài viết về vấn đề gì vậy?” Anh Chính đáp: “Đổi mới ở một vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nói chung là một bài vui vẻ, không có gì gay cấn”. Tôi nói: “Theo mình thì người ta đã biết và đòi được xem, nếu mình không cho xem, họ sẽ nghi ngờ, rồi suy đoán lung tung, quan hệ hai bên căng thẳng vô ích! Cứ cho họ xem đi, Chính ạ! Chuyện phải quấy rồi sẽ có dịp bàn bạc lại với nhau!”. Anh Trần Đức Chính có vẻ miễn cưỡng: “Tùy anh. Vậy thì tôi lấy bài cho họ xem”.

Tuy đã khuyên anh Chính cho cán bộ A 25 xem bài, nhưng thực bụng tôi rất băn khoăn: Vì sao bên công an lại có cách hành xử thiếu tôn trọng đối với Tổng biên tập một tờ báo đến như vậy? Chẳng lẽ, các anh ấy cho rằng tôi không biết đánh giá một bài báo tốt hoặc có hại? Chẳng lẽ một người như nhà văn Nguyên Ngọc, đã bao lần vào sinh ra tử suốt hai cuộc kháng chiến vẫn có thể bị nghi ngờ cố ý gây mất an ninh chính trị?

Tôi ra nhận công tác ở báo Lao động tháng 12 năm1988, lúc ấy đang ồn ào vụ anh Nguyên Ngọc bị buộc “thôi giữ chức Tổng biên tập báo Văn nghệ để nhận công tác khác” bởi một quyết định của Ban Thường vụ Hội Nhà văn. Dư luận gọi đó là “một quyết định cách chức trá hình”. Không chỉ giới cầm bút mà bạn đọc cả nước đều phản ứng bởi lòng yêu quý nhà văn có tài, có tâm và tư tưởng tiến bộ. Nhiều tờ báo phản ánh ý kiến không đồng tình với Ban thư ký Hội Nhà văn. Để chống đỡ búa rìu dư luận, hai ông Nguyễn Đình Thi và Chính Hữu thay mặt Ban Thường vụ Hội Nhà văn gặp gỡ Tổng biên tập các báo chí, đài phát thanh, truyền hình để trình bày nội dung Nghị quyết Ban Chấp hành Hội Nhà văn với nhận định: “Vừa qua, tuần báo Văn nghệ đã có một số đóng góp tích cực trong công tác đổi mới, song bên cạnh đó, tuần báo Văn nghệ đã có những khuyết điểm lệch lạc nghiêm trọng. Ban chấp hành giao cho Ban Thường vụ uốn nắn, chấn chỉnh tờ tuần báo Văn nghệ về nội dung và tổ chức nhằm nâng cao chất lượng của tuần báo Văn nghệ theo hướng đổi mới”. Hôm đó, nhiều anh chị lãnh đạo các báo, đài yêu cầu cho biết cụ thể “những khuyết điểm lệch lạc nghiêm trọng” là gì. Ông Nguyễn Đình Thi và ông Chính Hữu thay nhau nói rất dài, nhưng chỉ nêu rõ mỗi truyện ngắn Phẩm tiết của nhà văn trẻ Nguyễn Huy Thiệp, cho đó là ảnh hưởng xu hướng “hạ bệ thần tượng” của các nước phương Tây. Hai ông cho biết có một nhà thơ nổi tiếng đã tỏ ý lo ngại: “Hôm nay nói xấu Quang Trung, rồi ngày mai sẽ nói xấu Bác Hồ”. Nhiều người vẫn tỏ ý băn khoăn, vì cho rằng báo Văn nghệ vừa qua đã làm được nhiều việc lớn mà lâu nay chưa làm được: phát hiện Nguyễn Huy Thiệp một cây bút tài năng; đưa ra ánh sáng những cường hào mới trong Cái đêm hôm ấy… đêm gì? (của Phùng Gia Lộc kể chuyện ở Thanh Hóa), vực dậy những hoàn cảnh thấp cổ, bé họng bị áp bức Người đàn bà quỳ (Bút ký của Trần Khắc)…

“Những khuyết điểm, lệch lạc nghiêm trọng” của báo Văn nghệ đã không bào chữa được việc “cách chức trá hình” đối với Tổng biên tập Nguyên Ngọc. Báo Tuổi Trẻ đăng thư ngỏ của 12 nhà văn thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ Tổng biên tập đổi mới Nguyên Ngọc. Phụ bản tạp chí Cánh Én ở miền Trung ra chuyên đề ca ngợi Nguyên Ngọc đổi mới báo Văn nghệ và lo ngại cho số phận tờ báo sẽ xuống dốc khi bản thân Tổng biên tập bị trù dập. Nhà thơ Thanh Thảo ở Quảng Ngãi, nhà thơ Bùi Minh Quốc ở Đà Lạt gửi thư ngỏ phản đối việc cách chức trá hình đối với Tổng biên tập Nguyên Ngọc.

Sau đó ít lâu, nhà thơ Bùi Minh Quốc đến tòa soạn báo Lao động cho tôi biết, anh đã bị Tỉnh ủy Lâm Đồng quyết định khai trừ Đảng và cách chức Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, do viết thư ngỏ và ký kiến nghị phản đối cách xử lý đối với nhà văn Nguyên Ngọc. Tôi thay mặt báo Lao động gửi văn thư kèm theo đơn thư của nhà thơ Bùi Minh Quốc về kỷ luật khai trừ Đảng đối với anh, gửi lên Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Văn thư có đoạn: “Không nên khai trừ Đảng đối với một nhà thơ chiến sĩ, cả hai vợ chồng đã gửi lại đứa con nhỏ, cùng xông ra chiến trường, có những tác phẩm mạnh hơn bom đạn và người vợ đã là liệt sĩ…”

Bên an ninh đòi xem bài báo của nhà văn Nguyên Ngọc trước khi tôi đọc, phải chăng vì tôi đã có biểu hiện lệch lạc ký một văn thư như thế?”

Việc “chấn chỉnh tờ báo Văn nghệ về nội dung và tổ chức” gây cơn sốt ngầm trong giới cầm bút Việt Nam một thời gian dài. Tuy nhiên, đối với nguyên Tổng biên tập báo Văn nghệ mọi việc đã qua, anh thanh thản sắp xếp cho mình và bạn bè những cuộc thâm nhập thực tế lý thú. Riêng tôi, cũng được anh mời cùng tháp tùng về làng Thổ Tang, một làng làm kinh tế thị trường ngay giữa thời bao cấp. Làng này là quê hương của hai lãnh tụ Quốc dân Đảng Nguyễn Thái Học, Vũ Hồng Khanh, là nơi Cô Giang tự bắn vào đầu mình để được chết theo người yêu cùng lý tưởng. Làng này dân đông đất ít, không có nhiều sản vật, nhưng cả làng đi mua sản vật mọi vùng đem về chế biến thành nhiều loại sản phẩm có phẩm chất cao, rồi bán ra khắp nước. Bà con ở đây kể: Sau khi Huế giải phóng, Thổ Tang đoán chắc, sắp tới đồng bào miền Nam sẽ có yêu cầu rất lớn được cung cấp lập tức cờ đỏ sao vàng và ảnh Bác Hồ. Cả Thổ Tang trở thành đại công xưởng kiêm đoàn vận chuyển phân phối cờ và ảnh đáp ứng yêu cầu đột xuất của đồng bào miền Nam mà các cơ quan xuất bản và phát hành của Nhà nước chưa kịp nghĩ ra. Từ đầu tháng 4 năm 1975, quân giải phóng tiến tới đâu, đại diện Thổ Tang mang cờ, ảnh Bác Hồ tới kịp ngay sau đó. Mười năm sau đổi mới, làng Thổ Tang đã trở thành một thị trấn to đẹp. Nhà văn Nguyên Ngọc chính là người đầu tiên phát hiện điển hình kinh tế thị trường Thổ Tang. Cá nhân tôi cũng được mở mang cách nhìn cuộc sống từ những chuyến đi do anh tổ chức.

Biết đâu sự hứng thú thái quá của tôi trong cuộc tháp tùng nhà văn đã bị xem là không đủ bản lĩnh chính trị để đọc bài viết của anh? Theo gương anh trong chuyện này, tôi cũng sẽ không chấp nhận sự xúc phạm!

Nhân ngày Quốc khánh, Tổng biên tập báo Lao động gửi thư mời Cục trưởng và Cục phó A 25 là hai đồng chí Lê Kim Phùng và Khổng Minh Dụ đến dùng bữa cơm thân mật. Hôm đó, thay mặt Ban biên tập báo Lao động tiếp khách có tôi và hai phó Tổng biên tập là anh Huy Đan và anh Phạm Văn Nhàn. Giữa tiệc vui, tôi nói: “Có chuyện này, tuy tế nhị, nhưng là anh em, đồng chí với nhau, tôi muốn được hỏi thẳng hai anh”. Cả Cục trưởng và Cục phó đều tươi cười chờ đợi. Thấy tôi ngần ngừ, Cục trưởng Lê Kim Phùng khuyến khích: “Anh em mình hiểu nhau quá có gì mà anh Công ngần ngại, cứ nói thẳng với nhau đi mà!”. Cục phó Khổng Minh Dụ nói thêm “Tôi đã hoạt động khá lâu ở Bến Tre quê anh, các mẹ ở Bến Tre nhận tôi là con. Tôi rất thích tính dân Nam Bộ mình, cứ thẳng băng. Anh coi tôi như anh em đồng hương đi nha”. Tôi nói: “Hỏi chuyện này tôi cũng rất ngại. Dù vậy, cứ xin hỏi thiệt tình như anh em trong nhà! Có phải các anh đã gài đặc tình ở cơ quan chúng tôi? “Cả hai người sửng sốt nhìn tôi, rồi cùng hỏi: “Sao anh Công lại hỏi như vậy? Vì sao chúng tôi lại phải gài đặc tình vào cơ quan báo Lao động?”. Tôi nói: “Tôi biết hỏi như vậy thật là là... kỳ cục lắm, đường đột lắm, cũng có thể coi là mất lịch sự nữa. Chuyện thế này, vừa qua, nhà văn Nguyên Ngọc có gửi tới một bài báo về đổi mới ở một địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tôi chưa biết, chưa đọc bài này, nhưng các anh đã biết, và cử anh Đỗ văn Phú đến xin đọc trước. Tôi không giải thích được, nên cứ băn khoăn, đành hỏi thẳng hai anh. Tôi không lo chuyện có đặc tình của các anh đâu, vì chúng tôi đâu có làm gì khuất tất mà phải sợ và che giấu. Chúng tôi chỉ sợ các anh chọn nhầm một anh nào đó đang có thắc mắc cá nhân, thì sẽ thiếu công tâm. Nếu các anh dựa vào cấp ủy và các đoàn thể của báo Lao động mà chọn người làm đặc tình thì tôi hoàn toàn yên tâm!”

(còn tiếp)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

(tiếp theo)

Cả hai người lãnh đạo A 25 đều quả quyết với tôi là không hề có điều tôi lo nghĩ, chuyện anh Phú biết có bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc và xin được đọc, có lẽ do sự ngẫu nhiên nào đó. Ở đời, đâu có thiếu những trường hợp ngẫu nhiên! (Khi định viết lại chuyện này, tôi gọi điện hỏi lại anh Phú, nay đang là Ủy viên Ban biên tập phụ trách kinh doanh của báo Lao động. Anh Phú cho biết, lãnh đạo Cục phân công anh đến xin báo Lao động cho đọc bài của nhà văn Nguyên Ngọc, nhưng nay đã qua 20 năm, anh không còn nhớ rõ nội dung bài).

Sau khi tôi hỏi chuyện cắm “đặc tình”, không khí cuộc gặp gỡ có hơi trầm lắng so với lúc đầu. Hôm sau, rút kinh nghiệm chuyện này, hai anh phó Tổng biên tập (tuy là phó, nhưng đều có thâm niên công tác lâu hơn tôi) đều cho rằng cách đặt vấn đề của tôi như vậy là quá “căng”, e từ nay quan hệ hai bên sẽ xấu đi! Tôi cũng thấy như vậy, nhưng không nghĩ ra cách nào tốt hơn! Tuy nhiên sau vụ này, cả hai anh Lê Kim Phùng và Khổng Minh Dụ đều tiếp tục gần gũi, giúp đỡ tôi và hoạt động của báo Lao động, không chỉ như trước mà còn tốt đẹp, thân tình hơn. Trong nhiều vụ việc rắc rối, nếu hai anh ấy có định kiến không hay, thì tôi sẽ gặp khó khăn rất lớn. Ví dụ, năm 1994, có người xấu tố cáo với Bộ Chính trị là Tổng biên tập báo Lao động đang làm bình phong cho một nhóm ngưới có âm mưu “diễn biến hòa bình”, đứng đầu là Tổng thư ký tòa soạn Lý Quý Chung (nguyên Tổng trưởng Bộ Thông tin chính phủ Dương Văn Minh). Anh Khổng Minh Dụ đã dũng cảm khẳng định với trên: “Ở báo Lao động không có âm mưu chính trị nào cả. Chỉ là do một cá nhân bất mãn tố cáo bậy bạ”. Tôi nghĩ, cách xử sự thẳng thắn, trung thực, tuy tạm thời có gây sốc, nhưng cuối cùng sẽ được cảm thông.

Cuối năm đó, có cuộc Hội nghị tổng kết công tác báo chí toàn quốc, do ông Đào Duy Tùng, Ủy viên Bộ chính trị phụ trách khối Tuyên – Văn – Giáo của Đảng chủ trì (cùng với các ông Trần Trọng Tân, trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương và ông Trần Hoàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin). Tôi xin lên diễn đàn hội nghị này, trình bày chuyện cán bộ A 25 yêu cầu đọc bài báo của nhà văn Nguyên Ngọc trước Tổng biên tập, để xin Hội nghị xem xét. Tôi cho rằng cách làm như vậy không hợp lý và có hại, vì gây cho cán bộ, phóng viên thắc mắc, lo lắng, xì xầm: “Tại sao cơ quan an ninh đòi duyệt bài trước Tổng biên tập?”. Tôi nhận định: “Nếu đây là một cơ chế quản lý báo chí chính thức thì sẽ gây nhiều tác dụng xấu: Một là trách nhiệm và quyền hạn của Tổng biên tập báo không rõ ràng; Hai là gây bất ổn tư tưởng trong cán bộ phóng viên của tờ báo; Ba là gây ra sự chồng chéo trách nhiệm quản lý, đưa tới mất đoàn kết giữa Ban biên tập của báo với cơ quan an ninh... Tôi đề nghị: “Nếu Tổng biên tập không đủ độ tin cậy thì nên thay người khác. Còn nếu Đảng cho rằng cần có một cơ chế để cả hai bên, Tổng biên tập báo và cơ quan an ninh cùng chịu trách nhiệm, thì nên thực hiện công khai. Mỗi tòa soạn báo đều có bố trí một gian phòng cho cán bộ A 25 làm việc song song với Tổng biên tập, để cùng duyệt bài, cùng chịu trách nhiệm”.

Tôi nhìn xuống thấy các đồng nghiệp cả nước chăm chú lắng nghe với vẻ đồng cảm. Ông Trung tướng Dương Thông ngồi ở hàng đầu cau mày đăm đăm. Khi tôi dứt lời, chủ tọa Hội nghị, ông Đào Duy Tùng không tỏ thái độ tán thành hay phản đối mà cho nghỉ giải lao.

Gặp tôi ở bàn nước, anh Vũ Tuất Việt, Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng lôi tay tôi ra ngoài, góp ý: “Ông ơi, hôm nay hình như ông ấm đầu phải không? Hết chuyện rồi sao ông đi gây sự với cơ quan an ninh?” Tôi nói: “Chết! Vậy là bạn mà cũng hiểu lầm ý mình rồi. Mình đâu có gây sự với cơ quan an ninh! Mình kiến nghị với Bộ Chính trị để đổi mới cách quản lý báo chí, làm thế nào cho sự cộng đồng trách nhiệm hợp lý hơn, không chồng chéo, không gây hiểu lầm thôi mà!”. Anh Vũ Tuất Việt vẫn chưa chịu: “Để rồi coi! Ông sẽ thấy hậu quả việc này!”. Sau giờ nghỉ giải lao vào, và cho tới kết thúc Hội nghị, ông Đào Duy Tùng vẫn không đề cập đến vấn đề này.

Sáng hôm sau, khi tôi vừa bước vào cửa cơ quan báo Lao động thì anh Phạm Văn Nhàn phó Tổng biên tập chờ sẵn, kéo tôi đi gặp riêng, hỏi: “Hôm qua, anh phát biểu ở Hội nghị tổng kết báo chí, nêu lại chuyện A 25 yêu cầu cho duyệt bài của nhà văn Nguyên Ngọc trước phải không?” Tôi ngạc nhiên: “Vì sao anh biết mà hỏi vậy?”. Anh Nhàn đáp: “Anh Đức Lạc nhà mình cho biết” (Anh Đức Lạc anh ruột anh Nhàn, là Ủy viên Thường vụ Thành ủy Thành phố Hà Nội). Anh Nhàn kể tiếp: “Tối qua, anh Đức Lạc gọi mình, kể: Sau khi rời Hội nghị tổng kết báo chí, ông trung tướng Dương Thông trên đường về đã ghé nhà anh Đức Lạc với vẻ mặt bực tức chưa nguôi. Ông ấy kể cho anh Đức Lạc nghe nội dung phát biểu của anh, rồi nhận xét: “Tôi chưa từng thấy tay nào ăn nói láo lếu quá sức như cái tay Tổng biên tập này!”. Nghĩ cũng lạ, người đáng giận tôi là hai anh Lê Kim Phùng và Khổng Minh Dụ thì lại không hề giận. Tại sao ông trung tướng này lại giận dữ tới mức như vậy? Tôi liền gửi ngay cho ông một lá thư:

“Kính anh Dương Thông,

Được biết anh rất khó chịu đối với phát biểu của tôi ở Hội nghị tổng kết công tác báo chí toàn quốc? Anh đã hiểu lầm là tôi công kích ngành an ninh! Thưa anh, tuy không tán thành cách làm như vậy, nhưng tôi chưa bao giờ đưa chuyện đó ra với bên ngoài. Cuộc Hội nghị này do đại diện Bộ Chính trị là đồng chí Đào Duy Tùng chủ trì, nhằm rút kinh nghiệm để cải tiến cơ chế quản lý báo chí sao cho phù hợp với Đổi mới. Tôi nêu vấn đề nhằm mục đích góp phần cùng với Đảng tìm ra cách làm tốt hơn, có sự phối hợp giữa người làm báo và cơ quan an ninh sao cho tốt đẹp hơn, khắc phục được sự chồng chéo, dẫm chân nhau, gây ra hiểu lầm. Anh đừng nghĩ, phát biểu của tôi ở Hội nghị là nhằm phê bình cách làm việc của các anh.

Rất mong được trao đổi ý kiến thêm với anh để thông cảm nhau hơn”.

* * *

Đáng tiếc là tôi không nhận được hồi âm của trung tướng Dương Thông. Dù vậy, tôi vẫn nghĩ rằng giữa ông và tôi không có chút hiềm khích cá nhân nào. Khoảng cách giữa ông và tôi chỉ là một câu hỏi: “Cỗ xe báo chí trên con đường tự do, cần bao nhiêu tay lái?”. Câu hỏi này chắc sẽ làm cho các quốc gia có nền báo chí tự do vô cùng kinh ngạc!

Anh Nguyên Ngọc cũng vấp bước trên con đường tự do ấy, chuyện báo Văn nghệ chỉ là giọt nước tràn ly. Sau ngày đất nước thống nhất, nhà văn đã hi sinh cả tuổi trẻ, ấp ủ “Đề dẫn tự do sáng tạo những tác phẩm xứng tầm thời đại” nghĩ rằng, đã đến lúc nói to ước mơ cao cả đó với đồng nghiệp. Anh đã nhầm! Tiếng nói của quyền lực lập tức át giọng anh: “Thời đại là thế nào hè!... Thực tế của ta bây chừ là rất đẹp, có thể nói là tuyệt diệu. Tại sao các đồng chí ngại ghi chép hả? Thậm chí sao chép cũng đẹp!” (Lời Ủy viên Bộ chính trị Tố Hữu tại cuộc họp các nhà văn đảng viên tháng 6 năm 1979, bác bỏ Đề dẫn sáng tác văn học của Nguyên Ngọc. Nhớ lại của Đào Xuân Quý).

Biểu hiện mới nhất của khoảng cách về tự do là chuyện nhà văn Nguyên Ngọc cùng các bạn ông biểu tình chống Trung Quốc gây hấn đã bị xếp vào rọ với bọn phản động. Tôi lại có lời khuyên gửi tới các đồng nghiệp Hà Nội ngày 01.9.2011 là: “Nên xin lỗi!”. Nhưng cuối cùng tôi đành chia sẻ với anh nỗi thất vọng khi bến bờ tự do còn xa tít. Nay mừng anh tròn 80 xuân, với hai phần ba thế kỷ cầm bút, cầu mong sẽ đến một ngày những bài viết đau đáu vận nước của anh được vang lên trong tự do.

14.3.2012
Tống Văn Công
Thứ ba, 02 Tháng 10 2012 21:08  
Nguồn: NGUYÊN NGỌC VẪN TRÊN ĐƯỜNG XA

(Tập các bài viết về Nguyên Ngọc, xuất bản  nhân dịp 80 năm sinh của nhà văn)
Nxb Tri thức -  Hà nội - 8.2012
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lại Gia

Lí tưởng cá nhân hãy nên đi kèm lợi ích của tập thể xã hội.Mâu thuẫn giữa cá nhân với tập thể là xung đột giữa một cặp phạm trù triết học tồn tại ở cả vật chất lẫn tinh thần xảy ra do khách quan hoặc chủ quan.Sự biến đổi về lượng có thể dẫn đến biến đổi về chất và ngược lại.Tuy nhiên lượng hay chất đều có 3 mặt của nó: một là tốt,hai là xấu và vừa tốt lại vừa xấu!Tại hạ không dám nói nhiều e thiển ngôn,cặn ngữ và cũng vì tâm trí không còn hơi sức đâu mà nhập những dữ liệu ...đâu đâu còn để dành...vào việc khác.Xin chư vị cứ tự nhiên!
Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ
(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Khi các nhà văn bốc thơm nhau
   
Với nhiều nhà văn thực sự, họ biết quý mến tài năng của đồng nghiệp, hơn thế nữa họ còn nâng niu, tìm cách góp ý hay chỉnh sửa những sai sót nếu có và muốn giới thiệu, phổ biến tác phẩm mà theo họ là có giá trị. Đó là chuyện xưa nay không hiếm trong làng văn, nhiều cặp đôi tri âm tri kỷ mà tình cảm họ dành cho nhau làm lay động bao thế hệ yêu văn chương sau này. Cũng nhờ những ngòi bút có tâm có tài đó mà nhiều tài năng được phát hiện và tỏa sáng trên văn đàn, với những tác phẩm hay, làm giàu sang cho đời sống văn hóa của xã hội. Cũng vì thế mà không hiếm những người cầm bút còn trẻ hay mới bước vào nghề, muốn cho ra mắt một tác phẩm thường tìm đến một nhà văn (hay nhà thơ, nhà lý luận phê bình) có uy tín để nhờ họ viết cho lời giới thiệu hay lời tựa, lời bạt, để in trong tác phẩm hay đưa lên báo … như một “con dấu vàng” đóng lên cho thêm phần danh giá, nhất là trong nền kinh tế thị trường thì những lời ca ngợi của các tác giả nổi tiếng sẽ là một show quảng cáo đáng giá giúp sách bán chạy.

Điều đó cũng không có gì xấu nếu giữa lời giới thiệu của một bậc “đàn anh, đàn chị” nào đó trong giới văn chương có chút tương đồng hay ít ra cũng được chín hay tám, bảy phân so với cái “mười phân vẹn mười” mà họ ngợi ca. Nhưng hỡi ơi, không hiếm những người đọc vì mê những lời bốc thơm ấy nên khi mua sách về đọc thì thất vọng đến nỗi như cứ từ trên chín tầng mây rơi xuống… Thì chắc cũng do cái tính cả nể của nhiều nhà văn đi trước hay nổi tiếng hơn, do nhẹ dạ hay trao đổi cái gì đó, hoặc thấy tác giả kia tội tội hay năn nỉ, ton hót, tự nhủ thôi khen cho nó sướng, sách nó bán được mà mình có mất gì thế là hào hiệp phóng bút với những mỹ từ, thậm xưng, ngoa ngôn… tuôn ra như thác lũ. Có một trường hợp cụ thể mới đây mà tôi biết, một nhà thơ – nhà văn nữ cao tuổi và cũng có tiếng tăm, có uy tín chưa bao giờ đánh giá cao, mà còn xem thường những sáng tác của một tác giả sồn sồn khác, dù vào nghề đã lâu, là Hội viên của nhiều Hội nhưng tác phẩm vẫn cứ tầm tầm, viết ngày càng tệ hơn và cũng chưa bao giờ sống được bằng ngòi bút. Thế mà mới đây, thật ngạc nhiên khi nhà văn cao tuổi này ca ngợi hết lời trong một bài giới thiệu về tác phẩm mới ra của nhà văn nữ sồn sồn nọ, khiến tôi đọc mà cứ muốn té ngữa, sao người ta nói (với tôi) một đàng mà làm một nẻo vậy trời? Đã không trung thực với chính mình, với bạn văn lại còn ngụy bạn đọc và nhất là tạo ra ảo tưởng cho người viết ấy rằng họ có tài. Mà ác thay, làm thơ viết văn là cái nghề dễ tạo ra nhiều hoang tưởng cho người hành nghề xưa nay.
Hiện nay, có những tác phẩm mới ra mà hai phần cánh gấp vào lẫn bìa sau của cuốn sách, in kín mít những lời khen của các tác giả khác nhỉnh hơn. Nhưng đọc sách xong, không hiếm người cứ ngẩn ngơ, không biết mình có mua nhầm sách không hay người ta giới thiệu nhầm! Vì giữa lời khen và độ hay của tác phẩm thật là một trời một vực. Đó còn chưa kể là có nhà văn còn viết bài tự bốc thơm tác phẩm của mình một cách mê say, “tự sướng” bằng cách so sánh mình với những tác phẩm, tác giả lừng danh khác trên thế giới rồi ký tên một nhà nghiên cứu, lý luận phê bình khác (tất nhiên là họ thân nhau). Tại sao lại có những “nhà phê bình” chịu tương tác với tác giả “mật thiết” đến như vậy cà? Có trời mà biết!
Nhưng được “bốc thơm” nhiều nhất chính là các tác giả vốn đang “thơm”, tức là đang ăn khách, cứ sách của các nhà văn này ra lò là nhiều nhà văn, nhà phê bình, nhà báo chực chờ xếp hàng để viết bài khen, dù thực tế có khi tác giả đó sức viết đã xuống, đỉnh cao của họ cũng đã qua rồi – điều này là bình thường- nhưng vẫn khen như khen “chiếc áo mới của hoàng đế”. Chắc họ tin rằng khen những nhà văn vốn nổi tiếng thì an toàn và nhất là mình cũng được thơm lây!
Nhưng cũng không hiếm khi “nội bộ xích mích” lắm nhà văn đã thẳng tay bôi đen tác giả mình từng ca ngợi. Nhưng bi hài nhất là có một nữ tác giả nọ cách đây vài năm đã gặp “tai nạn nghề nghiệp”, người ta mượn lời của những “nhà phê bình” là sinh viên, kỹ sư, cán bộ về hưu, luật sư, nhà báo … đánh chị tưng bừng trên mặt báo. Rồi một nhà văn nọ gọi điện đến an ủi, hứa hẹn viết bài “cứu giá”, nhưng tiếc thay nhà văn nữ nọ lại chậm hiểu, vô tư không biết cách “tạm ứng” điều mà nhà văn, nhà lý luận kia cần, thế là vốn không thiết thân cũng không thù không oán, ông ta viết bài đăng lên báo Văn Nghệ để “bồi” thêm cho nữ tác giả nọ thêm mấy đòn theo kiểu đánh hôi. Nhớ lại cái giọng tán tỉnh, đạo đức giả của nhà văn ấy nhà văn nữ nọ còn thấy rởn tóc gáy. Bây giờ bình tĩnh lại, gặp những kẻ đánh mình chị đều vui vẻ nói “Chào ân nhân!”.
Chỉ tiếc rằng có những tác phẩm có giá trị thực sự lại không được giới thiệu, được đánh giá đúng mức. Chắc tại tác giả ấy vẫn còn giữ niềm tin rằng “Hữu xạ tự nhiên hương” hoặc họ quá tự trọng, không muốn nhờ vả ai. Như cách đây ít lâu, tôi nhận được hai tác phẩm khá hay của hai đồng nghiệp, một tập lý luận phê bình của một nhà thơ nữ và tập truyện ngắn của một nhà văn lớn tuổi, viết cũng đã khá nhiều, thế mà rất ít thấy được báo chí “điểm sách”. Kể cũng thiệt cho những người cầm bút đứng đắn, tâm huyết như vậy. .. Và gần nhất, trong tháng 8- 2012 nổ ra một vụ bốc thơm “hoành tráng” xưa nay chưa từng có trong giới cầm bút ở VN, một sự lố bịch đã vượt khỏi mức khôi hài khi nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình chuyên nghiệp, có chức sắc trong làng văn lẫn những người ít học, ít đọc không biết chút gì về văn chương đồng loạt tụng ca những “thi phẩm” của một tay GS-TS, viện trưởng của một viện khoa học nọ “hay đến lạnh người”, là thơ thiền, thơ của “thần nhân mượn bút” … đến nỗi khiến tay “tác giả” đó đâm ra mắc bệnh hoang tưởng ở thể vĩ cuồng với biểu hiện là … gởi tác phẩm của mình đi dự giải Nobel! Cũng may nhiều người nhận ra sự bất thường của vụ này và đã khám phá ra đó là một vụ đạo văn vô cùng thô thiển, ấu trĩ … Trong chuyện sáng tác thì người ta có thể viết hay, viết dở nhưng đạo văn là điều tối kỵ, là hiểu biết sơ đẳng nhất mà một người cầm bút nào cũng phải biết.
Nhưng tại sao hiện nay người ta tha hồ bốc thơm nhau, kể cả những thứ vô giá trị như vậy? Phải chăng vì thiếu vắng những “viên hoa tiêu”, những “vị nhạc trưởng” trong văn học. Đó là những nhà lý luận phê bình có tâm huyết, có trình độ, có khả năng chuyên môn và có trách nhiệm? Xin thưa, không phải như vậy. Có nhiều nhà lý luận phê bình có trình độ cao, học vấn rộng, thông minh, nhạy bén có thừa nhưng hầu hết họ thường im lặng. Một số nhà phê bình thì “sống trong sợ hãi” nên chỉ muốn yên thân, một số nhà phê bình sắc sảo hay tiến sĩ văn chương thứ thiệt thì họ rất khảnh nên chỉ “phê”, hay điểm sách, giới thiệu và “bình” khi tác phẩm đó là của những người có đẳng cấp cao, có vị trí xã hội như chủ tịch, giám đốc, tiến sĩ, giáo sư, đại gia hay những nhà văn lớn thì họ mới “thêm hoa cho gấm” ... Còn như tình hình hiện nay ai cũng có thể là nhà phê bình, tha hồ lên tiếng “bình loạn” khi có ai đó khích hay “đặt hàng”. Thậm chí còn có tình trạng “ăn theo”, khi tác phẩm nào đó bị xem là “có vấn đề”, “sai quan điểm” là họ hùa nhau đấu tố hoặc “ném đá” mà chưa hề đọc tác phẩm đó hoặc có đọc nhưng không hiểu. Cũng có khi chỉ vì ganh ghét cá nhân nếu tác giả nào đó được đồng nghiệp quý mến, ngưỡng mộ thì họ cũng tìm cách “ném đá giấu tay” xúi người khác “chụp mũ” và huy động lực lượng để “đánh hội đồng”, tạo nên những báo động giả để cơ quan quản lý văn hóa chú ý và họ có cơ hội được lập công.
Chỉ e rằng khi nào còn tình trạng “phê bình” bát nháo như hiện nay và nhất là những người cầm bút tìm cách “liên kết” để bốc thơm nhau để hai bên đều có lợi, thì lỗ to chỉ thuộc về bạn đọc và nền văn học nước nhà khi những tác phẩm viết bằng tâm huyết không được quảng bá còn nhà văn viết dở mà vẫn ảo tưởng rằng mình viết hay và tiếp tục viết, in… để rồi bạn đọc thất vọng tới một “tột đỉnh” nào đó họ sẽ quay lưng với văn chương Việt. Có thể nói, hiện tượng bốc thơm văn thơ của nhau một cách vô trách nhiệm của một số người cầm bút chính là “thảm họa” cho nền văn chương đương đại.


Thứ ba, 02 Tháng 10 2012
NGUYỄN THUÝ ÁI

Nguồn:  viet-studies
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Đáng thương hay đáng trách cho những kẻ hay "Bốc thơm" nhau trên văn đàn hiện nay?
  
(Viết tiếp chuyện “Khi nhà văn bốc thơm nhau”của Nguyễn Thúy Ái)

“...Hiện tượng bốc thơm văn thơ của nhau một cách vô trách nhiệm của một số người cầm bút chính là “thảm họa” cho nền văn chương đương đại.” Đúng vậy, tôi rất đồng tình với nhà văn Nguyễn Thúy Ái về phát biểu này của chị trong bài viết “Khi nhà văn bốc thơm nhau” mới đây được đăng trên trang Viet-Studies của GS Trần Hữu Dũng.

Thực ra, điều này trước Nguyễn Thúy Ái từng có một vài người lên tiếng rồi, thế nhưng có vẻ như hiện tượng “bốc thơm” này vẫn không những không thuyên giảm mà ngày càng có chiều hướng gia tăng nhiều hơn nữa? Tại sao như vậy? Có nhiều nguyên nhân nếu phải làm một cuộc tầm soát và lý giải thật nghiêm túc từ góc nhìn văn hóa “lâu đời” của dân tộc. Trong khi chờ đợi sự tầm soát và lý giải vấn đề này từ các chuyên gia văn hóa, có lẽ, cũng nên một lần thẳng thắn chỉ ra một nguyên nhân trực tiếp nhất đã góp phần gây ra thảm trạng này. Nguyên nhân đó là do những kẻ đang “bốc thơm” qua lại lẫn nhau trên văn đàn hiện nay, phần nhiều đều có “mối quan hệ không thể tách rời nhau” về mặt Danh và Lợi (Lợi ở đây không chỉ là Tiền mà có khi còn là “Tình”). Vì Danh và Lợi mà họ bất chấp tất cả, thậm chí sẵn sàng mang cái Danh (sẵn có) của mình ra để... đầu tư nhằm sinh thêm nhiều mối Lợi.
Điều này giống như Nguyễn Thúy Ái nói, có không ít các vị vốn đã Danh hiện tại rồi (như GS, TS, “nhà nghiên cứu, phê bình “tên tuổi” - những “cây đa”, “cây đề” trong làng văn nước nhà) nhưng vẫn thường xuyên hoặc không thường xuyên viết bài “bốc thơm” cho một “hiện tượng”, một “tài năng văn chương xuất chúng” nào đó mà họ từng quen biết hoặc vừa mới quen biết. Có lẽ họ nghĩ, đầu từ như thế này không những vừa “củng cố” cho cái Danh của mình (không bị mai một vì sợ bạn đọc quên đi) mà còn kiếm thêm được nhiều mối Lợi khác nữa. Và như thế, hậu quả là thật chua xót thay, chính họ chứ không ai khác đang hàng ngày hàng giờ tiêm những liều độc dược vào món ăn tinh thần của bạn đọc được ngụy trang bằng những “viên kẹo bọc đường”. Chính họ chứ không ai khác đã “đầu độc” nền văn học nước nhà; “đầu độc” công chúng; “đầu độc” chính những “văn nhân” mà họ ra sức “bốc thơm”, hay thậm chí là “đầu độc” chính bản thân họ mà họ không hề hay biết. Thử hỏi còn nỗi buồn nào bằng nỗi buồn cho một đất nước vốn tự hào là “cường quốc thi ca” phải đi van vái, khẩn cầu Thần, Phật ở xứ mình ban phát cho một giải Nobel văn chương (vốn do những người ở tuốt bên trời Tây phong tặng)?; và có lẽ Thần, Phật không chịu “duyệt” thì lại không ngần ngại quẳng luôn cái gọi là liêm sỉ để mượn danh, để nhân danh Thần, Phật nhằm thỏa mãn cho cái khát khao cuồng dại ấy?
Cho nên mới nói, “thảm họa” là vì thế; suy đồi văn hóa là vì thế.
Tuy vậy, bình tĩnh ngồi ngẫm lại sẽ thấy những kẻ “bốc thơm” nhau một cách vô trách nhiệm này suy cho cùng là những kẻ tuy là đáng trách nhưng cũng thật đáng thương. Vì sao? Vì nếu nói theo thuyết “nhân quả” và “nghiệp báo” của nhà Phật thì những người này đang tạo một cái “tội - nghiệp” rất lớn (tội đầu độc tư tưởng làm suy đồi văn hóa, xuống cấp đạo đức) và nếu thật sự có chuyện “luân hồi” ở kiếp sau thì chắc chắn họ sẽ phải trả một cái giá rất đắt. “Nghiệp” báo đối với những kẻ “bốc thơm” lẫn nhau này, đạo Phật gọi là “biệt nghiệp” và “cộng nghiệp”. “Biệt nghiệp” là do cái “động cơ riêng” của mỗi người tạo nên. Còn “cộng nghiệp” được tạo nên do những người này hiện đang cùng đi chung trên một “con đường tội lỗi” (Phật dạy “ai cùng đi theo người nào là đã có cái nghiệp chung với người đó”).
Cho nên, kẻ nào đó vốn chỉ viết ra những trang sách tồi hay viết bằng một “cây bút máu” lại dựa vào “mối quan hệ” của mình nhờ kẻ khác viết bài “lăng xê”; và kẻ nào đó vốn biết rõ hơn ai hết kẻ nhờ vả mình vốn “không ra gì” nhưng cứ thản nhiên viết bài “lăng xê” để đầu độc công chúng thì nhất định cái “tội- nghiệp” mà họ phải ghánh chịu về sau là rất nặng, có khi phải sám hối qua nhiều đời, nhiều kiếp cũng chưa chắc gì đã hết.

Cần Thơ, 29/9/2012
Nguyễn Trọng Bình


Nguồn:viet-studies.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Từ trí tuệ Trần Nhân Tông đến trí tuệ Việt Nam 2012



SGTT.VN - Trong một buổi trò chuyện, một giáo sư triết học nhắc đến cuộc đối thoại của nhà văn Nguyên Ngọc với nhà báo Nam Dao. Ông Nam Dao có câu hỏi rất hay, đại ý là các văn nhân nước ta sao cứ giống Trình Giảo Kim, chém đúng ba búa rồi bỏ chạy, chẳng ai đủ sức đi đường dài mặc dù xã hội ngày càng nhiều những vấn nạn, vấn đề mới nảy sinh!

Ông Nguyên Ngọc trả lời rất rốt ráo câu hỏi này: “Muốn hiểu vì sao có tình trạng chợ chiều hôm nay cũng không có cách gì khác hơn là nhìn lại thực chất nội lực của văn học. Văn học thời Đổi mới đã bứt phá ra được vì nội lực của nó qua dồn nén lâu dài đã đến lúc trở nên mạnh hơn những lực lượng kìm hãm. Nhưng trong cuộc bứt phá đó nó đã “tiêu xài” hết nội lực có được, như chiếc xe cạn xăng, sức đuối dần đi, đến khi dừng lại hẳn như hiện nay.

Trong sự dừng lại hiện nay, có nguyên nhân của sự cản trở không? Có chứ. Nhưng thử nghĩ xem bao giờ mà không có sự cản trở. Các lực lượng kìm hãm thì thời nào, chỗ nào cũng không thiếu. Vấn đề là anh có đủ sức phá nó ra không? Vấn đề hiện nay là tự anh đã yếu đi, do đã tiêu hết nội lực có thật của mình. Tôi cho rằng những hiện tượng như Nguyễn Huy Thiệp đã dừng lại, Bảo Ninh thì hầu như không còn viết gì đáng chú ý nữa… đều có thể nói là tất yếu. Họ đã “xài” hết cái “trời cho”, tức tài năng bẩm sinh cộng với “vốn sống”, tức sự trải nghiệm của họ. Họ đã trở nên hụt hẫng.

Một nhà văn viết bằng gì? Theo tôi, có ba cái chính: tài năng “trời cho”, sự trải nghiệm hay “vốn sống”, và cái thứ ba là nền tảng văn hoá dân tộc và nhân loại mà anh ta có được, anh ta “đứng” trên đó để tiếp tục đi tới.

Lớp người trẻ cầm bút ở Việt Nam hiện nay thiếu hụt hơn cả chính là cái thứ ba này. Thử nhìn lại cha ông chúng ta, những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương… mà xem. Khi họ cầm bút thì đằng sau lưng họ là cả một cái vốn văn hoá khổng lồ của phương Đông. Nền giáo dục thời đó đã cho phép họ chiếm lĩnh gần như toàn bộ những đỉnh cao nhất của văn hoá nhân loại (hiểu ở nghĩa đối với chúng ta thời ấy chỉ bao gồm Trung Hoa và Ấn Độ, với Nho giáo và Phật giáo). Chính trên cái nền tảng vĩ đại đó mà họ phát huy tài năng trời cho và vốn trải nghiệm sâu sắc của họ, tạo nên những tác phẩm có tầm mức kinh điển của thời đại họ. Qua đến thế hệ nhà văn thời Pháp thuộc thì nền tảng của họ là truyền thống văn hoá cũ cộng với tri thức mới do nền Tây học mang lại. Họ cũng có những đóng góp tầm cỡ, như Thơ mới, tiểu thuyết… Sự hụt hẫng của lớp người cầm bút hiện nay ở Việt Nam chính bởi toàn bộ cái vốn văn hoá dân tộc và nhân loại mà các thế hệ trước có thì đến nay họ không còn có được nữa. Ở đây đương nhiên có vấn đề của nền giáo dục trong nước suốt nhiều chục năm qua. Đó là thời gian có thể nói là chúng ta gần như không có đại học thực sự. Anh Hoàng Ngọc Hiến gọi rất đúng đại học trong nước là trường “phổ thông cấp bốn”. Chỉ xin lấy một ví dụ: trong nền giáo dục ở mọi cấp, gần như hoàn toàn không dạy triết học. Tất nhiên có môn gọi là “triết học Mác – Lênin”, nhưng môn này không được giảng như triết học mà chỉ là những khoá huấn luyện chính trị rất sơ đẳng. Thế cho nên những người cầm bút thuộc thế hệ trẻ trong nước hiện nay có thể nói là hoàn toàn không hề được tiếp cận với di sản triết học nhân loại, cả phương Đông lẫn phương Tây. Thật khó mà tưởng tượng được một nhà văn mà không có chút vốn triết học nào!”

Ông Nguyên Ngọc đã từ lĩnh vực văn chương đi thẳng vào vấn đề nền tảng của người học hiện nay, khi mà cái cần nhất thì chúng ta không học (và không được dạy), cho nên người làm nghề gì cũng thế, chứ không chỉ nghề viết, không có nền tảng, muốn tiến thêm sẽ hụt hẫng. Lỗ hổng trong nền tảng quá lớn phải chăng là nguyên nhân mà chỉ số trí tuệ Việt Nam (bậc 76) vừa rồi tụt hạng thấp nhất trong các năm, thua Thái Lan (bậc 57) và Malaysia (64,8).

Phần lớn công chúng cho rằng, để khắc phục tình trạng này, chỉ có nhờ vào hệ thống giáo dục thay đổi thực sự. Chúng ta cứ hy vọng vào điều này đi, dù rằng nếu có chỉ số hy vọng, thì có lẽ Việt Nam sẽ xếp thứ nhất, thứ nhì chăng!

Dân tộc Việt không thiếu danh nhân đáng tự hào. Như Trần Nhân Tông, một vì vua cách đây 700 năm một lần nữa được vinh danh khắp thế giới khi đại học Harvard (Mỹ) thành lập viện Trần Nhân Tông, tổ chức giải thưởng Trần Nhân Tông về Hoà giải hàng năm dành trao cho những con người bằng hành động và ảnh hưởng của mình có đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hoà giải và yêu thương nhân loại… Điều gì đã khiến những nhân vật tài danh xuất phát từ ngôi trường đại học danh tiếng, nơi đào tạo hàng vạn thế hệ nhân tài cho thế giới lựa chọn Trần Nhân Tông? Điều gì nếu không phải chính là trí tuệ toả sáng của ông?

Được nuôi dạy kỹ từ lúc còn trẻ, Trần Nhân Tông “khi lớn, ngài học thông tam giáo và hiểu sâu Phật điển. Ngay cả thiên văn, lịch số, binh pháp, y thuật, âm luật, không thứ gì là không nắm được sâu sắc. Như thế vua Trần Nhân Tông đã thừa hưởng một nền giáo dục hết sức rộng rãi, với một tinh thần cởi mở, kết hợp kiến thức khoa học với văn chương, quân sự với âm nhạc. Đây là truyền thống giáo dục Việt Nam và Phật giáo Việt Nam, mà ta đã thấy xuất hiện từ thời Mâu Tử và Khương Tăng Hội” (trích Toàn tập Trần Nhân Tông).

Từ thế kỷ 13, nước Việt đã có truyền thống giáo dục như thế, sao đến thế kỷ 21, lại sa sút trầm trọng – câu hỏi này ai trả lời được? Nếu không, ta đành phải tự trả lời bằng cách tự thân vận động thôi. Như câu Phật hoàng Trần Nhân Tông tâm đắc nhất trong những lần tranh luận cùng với Tuệ Trung Thượng Sĩ, thầy của ngài, rằng: “Quan sát lại chính mình, đó là bổn phận, không do người khác làm được”.

Mỗi ngày thấy được mình cần phải dấn thêm một bước, đó là cái tự học của người ham học, cũng là cái cầu học của những người có tầm nhìn cho một đất nước thật sự vững mạnh bằng nội lực, chứ không phải bằng việc tìm mọi cách để bán tài nguyên.

Ngân Hà


Viện Trần Nhân Tông (Trần Nhân Tông Academy) được thành lập bởi một nhóm nhà nghiên cứu tại trường đại học Harvard, do giáo sư Thomas Patterson làm chủ tịch.

Mục đích dài hạn mà viện đề ra gồm: tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời xuất bản các kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm về Trần Nhân Tông bằng nhiều loại hình; thúc đẩy, ứng dụng những tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Trần Nhân Tông vào cuộc sống; quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông trên toàn thế giới.

Ngày 22.9, viện đã trao giải thưởng Trần Nhân Tông về Hoà giải lần đầu cho Tổng thống Myanmar U Thein Sein và chủ tịch đảng đối lập Aung San Suu Kyi.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối