Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lại Gia

“Quan sát lại chính mình, đó là bổn phận, không do người khác làm được”-Tuệ Trung Thượng Sĩ,thầy của Phật hoàng Trần Nhân Tông.Một câu nói bất hủ thể hiện sự giác ngộ cao siêu của bậc thầy tu đạo.Tư tưởng của bậc thầy đó giống hệt tư tưởng trong Hoàng Đế Âm Phù Kinh:"Tuyệt lợi nhất nguyên,dụng sư thập bội,tam phản trú dạ,dụng dự vạn bội" nghĩa là Dứt bỏ bớt đi một nguồn tiện lợi thì việc quân(mạnh) hơn mười lần,ngày đêm quay lại(xét mình) thì việc quân(mạnh)hơn vạn lần.Suy rộng và biến hoá ra thì đâu chỉ việc quân mạnh hơn mà cả các việc khác cũng tuân theo qui luật vận hành đó.Cái triết lí thâm sâu này xuất phát từ cái tâm bên trong mỗi con người mà chỉ bản thân họ mới quyết định được bản chất(nội lực) của chính họ mà thôi không do ai tác động được(ngoại lực)(có chăng là hạn hữu!)."Thiên nhân hợp phát,vạn hoá định cơ" nghĩa là trời và người cùng hợp phát ra thì vạn thứ hoá sinh định nền tảng được.Ấy là cái gốc rễ căn nguyên của sự phát triển tự nhiên bền vững vậy.
Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ
(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tìm lại lời ru Nam bộ



TT - “Tôi mong sao có một dịp gì để khơi lại các cuộc hát ru, tìm từ trong đống tro tàn những ngọn lửa bập bùng cháy lên, để câu hát ru không bao giờ lịm tắt trên môi các bà mẹ...”.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/31/592031.jpg
Giáo sư Trần Văn Khê và nghệ sĩ Kim Nhụy - Ảnh: Gia Tiến



Mang ước vọng đó, suốt một thời gian dài, giáo sư Trần Văn Khê và Hội quán các bà mẹ ở TP.HCM cứ mải miết đi tìm người hát ru đúng chất miền Nam còn sót lại giữa thế kỷ 21. Cuộc kiếm tìm ngỡ đã vô vọng thì vào một ngày cuối tháng 9-2012, ông đã gặp được người hò Đồng Tháp hay nhất - nghệ sĩ Kim Nhụy, người có giọng hò ngọt ngào mà ông đã nghe được và “để ý” từ năm 1957 từ một đĩa nhạc gửi từ VN sang Pháp.

Gặp gỡ bất ngờ
Sáng chủ nhật, tại nhà giáo sư Trần Văn Khê đang diễn ra buổi sinh hoạt đầu tiên của chuyên đề “Già ơi chào bạn”. “Buổi sinh hoạt gần kết thúc. Bỗng cửa bật mở, một chiếc xe lăn đi vào. Trên xe là người phụ nữ tóc đã bạc. Nhìn cô, tôi cảm thấy có điều gì rất đặc biệt. Đến khi cô giới thiệu mình là nghệ sĩ Kim Nhụy, lập tức tôi biết được đây là “người quen” đã mấy chục năm - người quen mà tôi chưa gặp lần nào” - giáo sư Khê nói.

Ông nhớ lại: “Tôi sang Pháp từ năm 1949. Đến năm 1957 thì bạn bè trong nước có gửi cho tôi một đĩa nhạc. Đĩa Tiếng hát Việt Nam của NXB Mỹ Thuật Âm Nhạc, thu thanh năm 1957. Trong đĩa nhạc này, tôi đặc biệt chú ý đến bài hò Đồng Tháp - dân ca Nam bộ, trình bày: Kim Nhụy - Đoàn văn công Nam bộ. Trước khi đi Pháp, tôi biết hò Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ... chứ chưa biết hò Đồng Tháp. Tới chừng nghe Kim Nhụy hát, tôi thấy hò Đồng Tháp vô cùng uyển chuyển, ngọt ngào. Nói về các câu luyến láy thì hò Nam bộ chưa có chỗ nào uyển chuyển bằng hò Đồng Tháp. Tôi cầm đĩa hát đi giới thiệu cho nhiều sinh viên, nhiều người bên Pháp nghe. Ai cũng tấm tắc khen hay, nhiều người mượn đĩa để sao chép lại. Vậy là suốt mấy chục năm trời, tôi đi giới thiệu câu hò này ra nước ngoài mà không biết người hò đó là ai”.

Nghệ sĩ Kim Nhụy sinh ra ở xứ Bình Thành, Thanh Bình, Đồng Tháp. Mồ côi mẹ từ năm 2 tuổi, hằng ngày bà đi cắm câu, mót lúa, nghe các dì, các chị hát hò đối đáp với nhau trên đồng, trên sông riết rồi thuộc từng hơi hướng, làn điệu và hàng trăm câu hò. Phận con nhà nghèo côi cút nhưng bà rất sáng dạ. 8 tuổi bà qua nhà hàng xóm nghe ké băng cải lương thu thanh giọng ca của nghệ sĩ Phùng Há, Tư Bé, Tư Sạn. Nhiều tuồng cải lương dài ba giờ mà bà nghe vài lần đã thuộc nằm lòng. Năm 1945, Kim Nhụy đi theo kháng chiến, bà gia nhập Đoàn văn công tỉnh đội Long Châu Sa. Năm 1954 tập kết ra Bắc, bà gia nhập Đoàn cải lương Nam bộ. Năm 1957, Đài Tiếng nói Việt Nam mời bà về ban ca nhạc của đài. Theo nhận xét của nhạc sĩ Hồ Bông, nghệ sĩ Kim Nhụy là người đã đưa câu hò Đồng Tháp đến với người dân toàn quốc và thế giới. Bà là nghệ sĩ hát ru Nam bộ hiếm hoi có chất giọng mượt mà, ngọt ngào mà chứa chan tình cảm. Từ ngày về hưu đến giờ bà rất kín tiếng, sống thanh thản bên cháu con trong căn nhà nhỏ ở P.Tân Thuận Tây, Q.7, TP.HCM.

Nối dài câu hát
Thúy ơi! Chị thật là cảm động vì đã tìm lại được tiếng hát của má sau 55 năm. Suốt đêm qua chị cũng đã ngồi nghe lại giọng má hò trên trang web Những bài ca đi cùng năm tháng mà thương má quá. Chị cũng lục trên mạng YouTube, trong bộ phim Nổi gió sản xuất năm 1966, má chị có hát điệu Ru con Nam bộ mở đầu bộ phim đó. Về mặt tư liệu gốc thì tạm ổn. Vấn đề là thực hành để truyền thụ lại cho sắp nhỏ, chắc chị phải làm tiếp má chị rồi em ạ. Nếu không, ngày mai ai hò Đồng Tháp?

Đó là lá thư của chị Song Anh, con gái duy nhất của nghệ sĩ Kim Nhụy, viết cho chị Thanh Thúy, hội trưởng Hội quán các bà mẹ, sau buổi hội ngộ bất ngờ giữa giáo sư Trần Văn Khê và nghệ sĩ Kim Nhụy. Dù không nối nghiệp má, từng công tác trong ngành ngân hàng, nhưng điều đặc biệt là chị Song Anh cũng có giọng hò vô cùng ngọt ngào, sâu lắng. Nghe chị Song Anh hát ru Nam bộ, giáo sư Trần Văn Khê đã nhận xét: “Ở miền Nam, đa số các điệu ru thường bị lai cải lương. Mà hát ru trong cải lương thì chỉ như giả đò hát ru thôi. Nhưng nghe cháu Song Anh hát không hề bị sai chạy chỗ nào, đó là điều cực kỳ quý”.

Chị Song Anh kể: “Hồi tôi còn nhỏ, má rất hay hát ru tôi. Tới chừng tôi sinh con gái đầu lòng. Mấy tháng nghỉ hậu sản, nằm nhà ôm con là thời gian tôi học được nhiều điệu hò, bài hát ru của má nhất. Hồi nhỏ má chủ yếu dạy tôi bằng những điệu hò. Có khi câu hát chỉ đơn giản như vầy: Lên xe nhường chỗ bạn ngồi. Nhường nơi bạn dựa, nhường lời bạn phân... Qua giọng hò của má, tôi thấm được từng câu, từng lời, hiểu được cả những mong mỏi, gửi gắm và nỗi lòng của má”.

Trong buổi gặp gỡ với giáo sư Trần Văn Khê và nghệ sĩ Kim Nhụy, hình ảnh một cụ ông 92 tuổi ngồi trên xe lăn, hát hò đối đáp với một cụ bà 83 tuổi, cũng ngồi trên xe lăn là hình ảnh gợi nhiều cảm xúc. Thỉnh thoảng đến những đoạn lên quá cao hay xuống quá thấp, khi giọng hò của nghệ sĩ Kim Nhụy đã không còn chạm tới được những cung bậc ấy thì lập tức đã có giọng Song Anh đắp vào. Hai bàn tay chị nâng tập giấy in sẵn lời của các điệu hò cho má coi. Thỉnh thoảng khi thấy má ngập ngừng hắng giọng, chị lại nhẹ nhàng “nhắc tuồng” hoặc nhỏ nhẹ “để con hò phụ má!”. Góp sức “hò phụ” nghệ sĩ Kim Nhụy còn có cô cháu ngoại Minh Anh - con gái chị Song Anh. Nghe cô gái gần cuối thế hệ 8X cất giọng hát ru, người nghe có cảm giác giáo sư Trần Văn Khê hình như đã tìm thấy một ngọn lửa trong đống tro tàn đang bập bùng cháy.

MAI HƯƠNG


“Hò ơ ơ... Bên kia sông bụi tre khô. Bên nây sông cây chuối ngã. Nhìn sau lưng bụi sả lại tàn. Đôi đứa ta sống trong hoàn cảnh nguy nan. Dang tay em níu áo bạn vàng. Dù sanh dù tử cũng một mình chàng mà thôi”. Mở đầu bộ phim Nổi gió của Hãng Phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1966 là giọng hò Nam bộ. Người hát là nghệ sĩ Kim Nhụy - lúc này đang công tác tại Đài Tiếng nói VN. Nổi gió là bộ phim truyện đầu tiên về cuộc đấu tranh của người dân miền Nam chống Mỹ. Dựng lại từ một vở kịch nổi tiếng của Đào Hồng Cẩm, Nổi gió trở thành một tác phẩm điện ảnh độc đáo, được yêu thích nồng nhiệt khi ra đời và vẫn còn được nhớ mãi tới ngày nay.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lại Gia

"Hò ơ hò...hò hỡi hò ơi...Trời sanh hai đứa chúng mình.Khác nào voi trắng đi tìm cỏ non.Dẫu sông suối,núi rừng cách trở.Ngược xuôi nắng cháy,mưa bập bùng anh vẫn đi.Đừng nói vội câu chia li.Đừng quên lời hẹn hôm gì dưới trăng.Hò ơi... hò dẫu muộn mằn.Thì anh hò có hơn không.Nếu như em đã lấy chồng.Câu hò dù đục hay trong cứ hò...ơi hỡi hò ơi....Sang đông em mặc áo hồng.Về dinh người ấy anh trông tủi hờn.Bao năm ôm ấp lời hò.Mà nay em lỡ trống trơn câu hò...với anh!" Tại hạ ngẫu hứng sáng tác cũng bởi rất vui vì vẫn còn những giá trị tinh thần văn hoá truyền thống chưa bị mai một trong dân gian.Những câu hò mộc mạc,giản dị,chân chất lòng người là đặc sản tinh thần quí báu của miền Nam Trung Bộ sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí tiềm thức những ai đã từng được nghe, được thấy và được hát!
Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ
(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Văn hóa đọc” ở VN:

Những người cần đọc sách nhất cũng ít đọc



TT - “Tôi chứng kiến sự ra đời của hàng trăm cuốn sách mỗi tuần, hình thức cực đẹp, nội dung vô cùng sâu sắc! Thế nhưng người dân vẫn cứ mỗi ngày đọc một ít đi. Ai cũng xông ra viết nhưng chẳng ai muốn đọc”.

PGS.TS Phan Trọng Thưởng, phó chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình VHNT T.Ư, dẫn lời một biên tập viên danh tiếng của tờ báo chuyên về sách của Mỹ - tờ Danh Mục - nói về thực trạng viết và đọc ở một nước có công nghiệp xuất bản cực kỳ phát triển để minh họa cho câu chuyện văn hóa đọc đang “xuống cấp”, “lép vế”, hay nói một cách nhẹ nhàng là “nhiều người đang lười đọc”, “ngại đọc” ở VN.


http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/682/592682.jpg
Dù nhiều người mua sách tại Hội chợ sách (tại TP.HCM năm 2012), số người thật sự đọc sách ở VN vẫn vô cùng ít - Ảnh: Minh Đức



Trong hội thảo “Văn hóa đọc và ngày đọc sách ở VN” được Bộ TT-TT, Ban Tuyên giáo trung ương, Hội Xuất bản VN tổ chức vào chiều 8-10-2012, câu chuyện về việc độc giả quay lưng lại với sách, văn hóa đọc xuống cấp... đã trở thành chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Đáng quan tâm hơn là các diễn giả, nhà nghiên cứu, nhà làm sách nói thẳng vào một thực trạng còn nhức nhối hơn: những người được mặc định cần đọc sách nhất trong xã hội cũng ít đọc sách PGS Phan Trọng Thưởng không né tránh một thực tế trong giới mình: “Trong giới sáng tác, lý luận phê bình văn học, ở một số hội nghị, hội thảo gần đây đã có người lên tiếng về hiện tượng chỉ viết cho người khác đọc mà không chịu đọc của người khác, kết quả là không ai đọc của ai, hoặc có đọc cũng là vì lý do này lý do khác chứ không phải là một hoạt động tự giác”.

TS Lê Hồng Lý - Viện Nghiên cứu văn hóa - đưa ra một con số về số lượt các nghiên cứu viên mượn tài liệu ở thư viện của viện mình giảm dần đều: “năm 2008: 278 lượt, 2009: 233 lượt, 2010: 175 lượt, 2011: 120 lượt và chín tháng đầu năm 2012 chỉ còn 56 lượt. Vậy mà mỗi năm viện tuyển tới 30 học viên cao học và tám nghiên cứu sinh tiến sĩ”. Cao học học hai năm và tiến sĩ bốn năm. Như vậy nếu chia lượt ra, năm năm trước học viên mượn tài liệu đọc không quá ba lượt/người/năm. Còn năm 2012 mỗi người chưa được một lượt (!?).

Biên tập viên Nguyễn Hoài Nam của ban văn nghệ Đài truyền hình VN thì chỉ đích danh một bộ phận không nhỏ khác lẽ ra phải đọc rất nhiều cũng đang rơi vào tình trạng “sợ đọc”: công chức văn hóa. Anh tỏ ý tiếc vì không thể tự mình làm điều tra xã hội học về tình hình mua và đọc sách của công chức làm trong lĩnh vực văn hóa, nhưng bằng vào trải nghiệm cá nhân và qua công việc hằng ngày anh khẳng định: “Ngay ở một cơ quan báo chí cỡ bự trực thuộc trung ương, bàn chuyện văn hóa đọc là bàn tới một cái gì đó khá... xa xỉ. Có lẽ đa số (tôi không dám nói là tất cả) các nhà báo ở đây phải làm việc quần quật cả ngày nên tối về họ mệt đến mức không lật nổi một trang sách. Câu hỏi đặt ra với các nhà báo đó không nên là: “Một tháng các anh/chị đọc được bao nhiêu cuốn sách?”, mà phải là “Trong một năm liệu các anh/chị có đọc được trọn vẹn một cuốn sách hay không?”.

Bởi vậy, tuy có rất nhiều giải pháp được các diễn giả nêu ra trong hội thảo: tăng cường hệ thống thư viện nhà trường và tủ sách dòng họ; lập các câu lạc bộ đọc sách cho trẻ em; đào tạo bổ sung đội ngũ biên tập viên lành nghề; thành lập phố sách ở Hà Nội và TP.HCM, tổ chức ngày đọc sách ở VN... thì câu hỏi của biên tập viên Nguyễn Hoài Nam - một nhà phê bình trẻ hơn 10 năm kiên trì với việc “tranh thủ” giới thiệu sách trên truyền hình bất cứ lúc nào có cơ hội và giờ đây đã tỏ rõ sự bất lực - tự nó đã là một câu trả lời: “Khi mà những công chức văn hóa - những người lẽ ra phải đọc sách một cách ráo riết nhất - không hoặc lười đọc sách, thì việc văn hóa đọc của toàn xã hội xuống cấp có đáng để chúng ta phải xem như một việc quá đỗi nghiêm trọng và bất bình không?”.

THU HÀ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Bạch Phủ Du đã viết:
“Quan sát lại chính mình, đó là bổn phận, không do người khác làm được”-Tuệ Trung Thượng Sĩ,thầy của Phật hoàng Trần Nhân Tông.Một câu nói bất hủ thể hiện sự giác ngộ cao siêu của bậc thầy tu đạo.Tư tưởng của bậc thầy đó giống hệt tư tưởng trong Hoàng Đế Âm Phù Kinh:"Tuyệt lợi nhất nguyên,dụng sư thập bội,tam phản trú dạ,dụng dự vạn bội" nghĩa là Dứt bỏ bớt đi một nguồn tiện lợi thì việc quân(mạnh) hơn mười lần,ngày đêm quay lại(xét mình) thì việc quân(mạnh)hơn vạn lần.Suy rộng và biến hoá ra thì đâu chỉ việc quân mạnh hơn mà cả các việc khác cũng tuân theo qui luật vận hành đó.Cái triết lí thâm sâu này xuất phát từ cái tâm bên trong mỗi con người mà chỉ bản thân họ mới quyết định được bản chất(nội lực) của chính họ mà thôi không do ai tác động được(ngoại lực)(có chăng là hạn hữu!)."Thiên nhân hợp phát,vạn hoá định cơ" nghĩa là trời và người cùng hợp phát ra thì vạn thứ hoá sinh định nền tảng được.Ấy là cái gốc rễ căn nguyên của sự phát triển tự nhiên bền vững vậy.
-Xin tham gia tí...
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Bạch Phủ Du đã viết:
“Quan sát lại chính mình, đó là bổn phận, không do người khác làm được”-Tuệ Trung Thượng Sĩ,thầy của Phật hoàng Trần Nhân Tông.Một câu nói bất hủ thể hiện sự giác ngộ cao siêu của bậc thầy tu đạo.Tư tưởng của bậc thầy đó giống hệt tư tưởng trong Hoàng Đế Âm Phù Kinh:"Tuyệt lợi nhất nguyên,dụng sư thập bội,tam phản trú dạ,dụng dự vạn bội" nghĩa là Dứt bỏ bớt đi một nguồn tiện lợi thì việc quân(mạnh) hơn mười lần,ngày đêm quay lại(xét mình) thì việc quân(mạnh)hơn vạn lần.Suy rộng và biến hoá ra thì đâu chỉ việc quân mạnh hơn mà cả các việc khác cũng tuân theo qui luật vận hành đó.Cái triết lí thâm sâu này xuất phát từ cái tâm bên trong mỗi con người mà chỉ bản thân họ mới quyết định được bản chất(nội lực) của chính họ mà thôi không do ai tác động được(ngoại lực)(có chăng là hạn hữu!)."Thiên nhân hợp phát,vạn hoá định cơ" nghĩa là trời và người cùng hợp phát ra thì vạn thứ hoá sinh định nền tảng được.Ấy là cái gốc rễ căn nguyên của sự phát triển tự nhiên bền vững vậy.
-Xin tham gia tí với bạn Bạch Phủ Du...

8-Chất lượng cuộc sống

Nâng cao chất lượng là tăng phẩm
Cuộc sống tâm linh quả diệu kì
Phẩm chất con người là đức hạnh
Giản đơn như thế… chẳng hoài nghi

Hối lỗi, sửa sai là chính đạo
Bản thân soi rọi… việc hàng ngày
Vô minh xa lánh… tâm trong sáng
Hạnh phúc cuộc đời cứ thẳng ngay…

7/6/2012
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Những căn phòng... F5



TT - Gọi là phòng F5 (trên bàn phím máy tính, F5 có nghĩa là làm mới - PV) vì nơi đây đem lại những đổi mới đáng kể cho giới trẻ văn phòng khi tìm đến.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/658/591658.jpg
Sau những buổi làm việc căng thẳng, việc luyện tập thể thao cùng nhau giúp mọi người vừa giải tỏa stress vừa dễ kết thân với nhau hơn (ảnh chụp tại Công ty VNG) - Ảnh: Công Nhật



Nhân viên có thể coi phim, chơi thể thao hoặc thậm chí khiêu vũ... trong một không gian riêng biệt được xây dựng ngay tại cơ quan. Mô hình trên đang dần được một số công ty Việt Nam quan tâm.

“Vitamin” cho dân văn phòng
Tan giờ làm, anh Nguyễn Trung Hiếu (Công ty VNG) không về nhà mà vội thay đồng phục trên người bằng bộ võ phục karate rồi bước vào thang máy cơ quan, nhấn nút số 17.

Tới tầng 17, anh Hiếu nhanh chóng hòa mình vào hàng trăm đồng nghiệp đang vặn mình khởi động theo tiếng hô to của giáo viên hướng dẫn các môn: aerobic, yoga, karate, đấm bốc, nhảy salsa...

“Từ lúc vào công ty đến giờ, hầu như mỗi ngày tôi đều dành một tới vài giờ tập karate, yoga hoặc đá bóng cùng đồng nghiệp sau giờ làm” - anh Hiếu nói về lịch làm việc và rèn luyện thể lực của mình trong ba năm qua. Anh cho biết do công ty đầu tư sẵn các phòng chức năng ngay tại trụ sở và mời giáo viên về hướng dẫn, tất cả hoàn toàn miễn phí nên hầu hết nhân viên đều hăng hái tham gia. “Sức khỏe và tinh thần của mọi người theo đó được cải thiện, hiệu quả công việc tăng lên rõ rệt” - anh khẳng định.

Còn với Hoàng Đức Công (Tập đoàn Intel Việt Nam) : “Ngoài việc giúp nhân viên thư giãn và giải tỏa stress, những căn phòng trên còn khiến hình ảnh công ty trở nên gần gũi, ấm áp hơn với mọi người”. Anh cho rằng đây cũng là không gian lý tưởng cho việc làm quen, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp, giúp nảy ra nhiều ý tưởng sáng tạo để phục vụ công việc.

Từng trải qua nhiều môi trường làm việc khác nhau, Lê Vũ (26 tuổi, Công ty VNG) cho rằng việc được tạo điều kiện chơi thể thao, giải trí cùng sếp và đồng nghiệp ngay tại công ty giúp việc hóa giải hiểu lầm, mâu thuẫn trong công việc trở nên dễ dàng hơn. “Nhờ những lần đá banh, tập võ chung mà chúng tôi phát hiện được nhiều tính cách đáng quý của nhau, những điều mà nếu chỉ quanh quẩn trong guồng máy công việc sẽ khó có thể nhận ra” - anh nói.

Đối với công ty đa quốc gia, những phòng F5 này lại là cầu nối cần thiết để các nhân viên nước ngoài làm quen, học hỏi văn hóa từ nhân viên bản địa. Từ Hàn Quốc, anh Nguyễn Văn Hải (thực tập sinh tại Postech University) khẳng định: “Nếu không có những phòng chức năng này, tôi khó có cơ hội để tạo mối quan hệ với những đồng nghiệp khác trong công ty bởi rào cản ngôn ngữ, lối sống. Công ty có quy mô càng lớn thì vai trò của những phòng này càng cần thiết”.

Đôi bên cùng có lợi
Là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới, Google có môi trường làm việc thuộc dạng “vô cùng khắc nghiệt”. Tuy vậy, trái với suy nghĩ của nhiều người, tập đoàn trên lại đứng đầu danh sách 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất ở Mỹ năm 2012 (do tạp chí Fortune bình chọn).

“Công ty luôn quan tâm tới việc cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân viên dù là điều nhỏ nhặt nhất. Điều đó giúp chúng tôi tự hào và luôn làm việc hết mình” - Andrew Nguyen (làm việc tại trụ sở chính của Google tại Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ) nhìn nhận. Cụ thể, anh cho biết trụ sở này có tới... 19 nhà ăn miễn phí, nhân viên ở quốc gia nào cũng có thể tìm thấy món ăn đặc trưng của quê hương mình, ở đây có hẳn một phòng ăn được đặt tên Hà Nội nhằm phục vụ người Việt. Google còn có luật “50 bước”, đó là cứ mỗi 50 bước thì phải có một chỗ để nhân viên ăn uống, giải trí hoặc rèn luyện sức khỏe.

Theo thạc sĩ xã hội học Trần Thị Ngọc Nhờ (giảng viên Đại học KHXH&NV TP.HCM), việc tạo ra các phòng chức năng tại nơi làm việc là một sự đầu tư đúng đắn và quan trọng bởi: “Chẳng những tốt cho sức khỏe nhân viên (đặc biệt với môi trường làm việc văn phòng ít vận động), tạo điều kiện tái tạo sức lao động mà còn giúp giảm căng thẳng trong công việc và trong mối quan hệ sếp - lính. Sự tương tác ở môi trường này cũng giúp tạo ra tình cảm gắn bó giữa các đồng nghiệp, dẫn đến sự trung thành của nhân viên”. Vì thế, theo bà, những căn phòng trên không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên mà còn cho chính các công ty.

CÔNG NHẬT


Người Việt chưa quen

“Biết rõ lợi ích là vậy nhưng không dễ để làm điều tương tự” - ông Khắc Quang (phó phòng nhân sự một công ty Việt Nam) khẳng định. Ông Quang từng đề xuất xây dựng các phòng tập thể thao, thư giãn cho nhân viên nhưng liên tục bị lãnh đạo lắc đầu. “Tình hình kinh tế khó khăn khiến việc chăm lo đời sống nhân viên trở thành điều xa xỉ. Chưa kể người Việt vẫn chưa có thói quen đầu tư số tiền lớn vào việc tạo ra những giá trị lợi ích cho tập thể” - ông trăn trở.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Truyền nhân mang ngón út dị dạng



Tơ lòng đã lỡ đôi dây
Tình tang chi mãi cho đây
thêm sầu (cổ nhạc)


http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=171139
NSƯT Xuân Hoạch với cây đàn quý của người thầy – Đinh Khắc Ban. Ảnh: Hi Lam



So tiếng của dây tơ ngày xưa với tiếng của dây nilông hiện tại thì đúng là một trời một vực. Tiếng dây nilông vang lên rồi mất ngay, làm âm thanh bị biến dạng. Còn “tiếng dây tơ nghe đã lắm, sâu thăm thẳm, có đục có trầm, chứ không bong như tiếng dây nilông” – lời thầy Đinh Khắc Ban cứ văng vẳng trong tâm trí NSND Xuân Hoạch suốt mấy chục năm trời. Và rồi, ông mày mò tìm cách hồi sinh tiếng tơ cho cây đàn dân tộc.

Một bữa nắng gắt cận ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, trong ngôi nhà cổ làm toàn bằng gỗ của hoạ sĩ Bùi Hoài Mai tại Bắc Ninh, diễn ra một chương trình âm nhạc dân tộc thật khó quên. Nhân vật chính là nghệ nhân ca trù Kim Đức và nghệ nhân đàn đáy Xuân Hoạch. Nhân vật phụ, ngoài đài truyền hình địa phương còn có nghệ sĩ Việt kiều Nguyễn Nhất Lý, từng ghi dấu ấn với vở xiếc Làng tôi. Lý vượt đường xa, vác theo dàn âm thanh, là để tranh thủ ghi lại những tác phẩm ca trù chuẩn mực của đôi đào nương – kép đàn gạo cội: Kim Đức – Xuân Hoạch, và cũng vì không muốn bỏ lỡ buổi ra mắt một cây đàn đáy “đặc biệt”, như giới thiệu của NSND Xuân Hoạch. Khi nghệ nhân Xuân Hoạch lựa thế ngồi, nâng cây đàn cổ, những âm thanh đầu tiên phát ra từ đôi bàn tay chai sần biến dạng sau mấy chục năm khổ luyện, hết thảy sững sờ, mà người xúc động hơn cả là nghệ nhân ca trù Kim Đức. Thứ âm thanh tuyệt đẹp này đã mất tích lâu lắm rồi, chỉ còn ngân rung trong nỗi nhớ của bà hơn nửa thế kỷ qua. Nhất Lý cũng bàng hoàng không kém, bởi những sợi tơ mỏng manh anh tìm về cho nghệ nhân Xuân Hoạch, không ngờ, lại là thành tố quan trọng tạo nên thứ âm thanh kỳ lạ, vốn gắn liền với những cây đàn cổ truyền của Việt Nam: tiếng tơ.

Năm 1973, NSND Xuân Hoạch khi ấy đang đầu quân cho nhà hát Ca múa nhạc Trung ương, được giao một nhiệm vụ quan trọng: trong vòng ba tháng, gấp rút học cách chơi đàn đáy để tham gia biểu diễn trong một tác phẩm lớn. Ông tìm đến nghệ nhân Đinh Khắc Ban nhờ chỉ dạy. Thực ra, lúc đầu, cũng chỉ định học tới mức “lấy gân, ngón” là ngưng. Nhưng, không ngờ, càng học càng ngấm, càng say. Khoá đào tạo ngắn hạn chuyển thành dài hạn. Năm năm trời, thầy trò gắn bó với nhau. Có lúc, trò đón thầy về ở cùng, để tiện cho việc học. Cụ Đinh Khắc Ban có một cây đàn quý, sử dụng từ nhỏ, và cũng là cây đàn cụ dùng để đệm cho đào nương Quách Thị Hồ hát bản Tỳ bà hành (tác phẩm này cùng tác phẩm solo đàn đáy của NSND Xuân Hoạch giành giải nhì (không có giải nhất) liên hoan Quốc tế băng từ dân gian, tổ chức tại Mông Cổ). Một bữa, thầy Ban nói với Xuân Hoạch, sau này sẽ tặng lại trò cây đàn. Thời ấy, cây đàn là báu vật của kép đàn, nên nghe thế, Xuân Hoạch sung sướng, cảm động lắm. Dĩ nhiên, đó không phải là lý do chính khiến ông miệt mài với cây đàn đáy. Chìa đôi bàn tay gân guốc có hai ngón út và áp út gần như dính liền nhau, Xuân Hoạch cười bảo: “Không phải bỗng dưng người ta gọi đàn đáy là nhục cầm. Muốn biết ai khổ luyện hay không chỉ cần xoè tay ra là thấy. Ngón út của người chơi đàn đáy bao giờ cũng to bất thường. Ngón út của thầy Ban thậm chí còn to bằng ngón trỏ”. Cũng chính vì nhìn vào đôi bàn tay dị dạng ấy, cụ Đinh Khắc Ban mới tin tưởng trao lại báu vật của mình cho Xuân Hoạch. Đến giờ, cây đàn đã ngoài 90 năm tuổi, nhưng phím đàn vẫn nguyên vẹn, âm thanh phát ra vẫn chuẩn mực như ngày kép đàn Đinh Khắc Ban được làm lễ “đóng đàn”.

Trong thời gian theo học nghệ nhân Đinh Khắc Ban, thi thoảng, Xuân Hoạch lại thấy thầy ôm cây đàn trầm ngâm: “Giá như còn dây tơ…” Hỏi chuyện, thầy kể, ngày xưa, “tiếng trúc, tiếng tơ” là âm thanh đặc trưng của các cây đàn cổ truyền. “Tiếng trúc” là tiếng của bộ gõ, phách. “Tiếng tơ” là tiếng của dây đàn làm bằng dây tơ. Tiếng vang của dây tơ rất lạ, ngay cả khi gần tắt thì vẫn nguyên âm sắc, độ đục, độ trầm sâu thăm thẳm, nghe rất sướng, mà người chơi đàn cũng sướng. Có điều, nó khiến kép đàn mệt hơn nhiều so với dây nilông, vì phải “miết” chặt. Độ “miết” càng chặt, càng cao bao nhiêu thì tiếng đàn càng có sức nặng, có thần bấy nhiêu. Từng ấy chi tiết đủ khiến Xuân Hoạch nôn nao. Mặc dù chưa từng thấy dây tơ, chưa từng nghe tiếng tơ, nhưng trong đầu ông đã nhen nhúm một ý định...

Hương Lan


NSND Xuân Hoạch được xem là một hiện tượng đặc biệt của nghệ thuật ca trù. Thành danh từ nghệ thuật hát xẩm, được trao tặng danh hiệu NSND nhờ đàn nguyệt (trong thế hệ của Xuân Hoạch, ông là một trong hai nghệ sĩ chơi đàn dân tộc được trao tặng danh hiệu NSND), nhưng ông lại là người hồi sinh dây tơ, tiếng tơ cho cây đàn đáy, vốn là nhạc cụ cốt yếu của ca trù. Nhờ những mối duyên khó lý giải, ông may mắn trở thành học trò chân truyền của những nghệ nhân tiêu biểu của nghệ thuật ca trù. Sau khi nghệ nhân Đinh Khắc Ban qua đời, ông tiếp tục khổ luyện dưới sự chỉnh sửa của nghệ nhân Kim Đức để có thể tiến lên một cấp độ mới: đệm đàn cho đào nương, trở thành kép đàn thực thụ của nghệ thuật ca trù.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Vị đắng của món “Canh gà Thọ Xương”
 
Không hiểu có phải vì thiếu đề tài hay vì thiếu dũng cảm động đến những vấn đề quốc gia đại sự ê hề chuyện để nói mà một số báo điện tử hình như đang chạy theo mốt khai thác những đề tài giật gân liên quan tới cá nhân công dân. Để tránh bị bạn đọc cho là chuyện bịa đặt, có cây bút còn « tương » lên báo cả họ tên, địa chỉ, thậm chí « trích ngang lý lịch » của đương sự, bất chấp hậu quả.

Quả thật những bài viết về đề tài này thu hút nhiều người đọc nhất. Một ông người quen cao tuổi vừa gặp tôi đã rối rít : « Cậu xem này, xã hội mình bây giờ thối nát kinh khủng » « Gì thế ạ ? » « Đến người mẫu cũng đi bán dâm! ». Ôi trời, chuyện ấy thì có gì đáng quan tâm nhỉ, có cầu thì tất nhiên có cung, quy luật kinh tế thị trường mà. Cả nước mình có được bao nhiêu người mẫu, trong đó bao nhiêu cô bán dâm ? Đã có chế độ nào sụp đổ vì chuyên ấy đâu mà phải lo. Đọc những tin lá cải ấy làm gì nhỉ, thật khó hiểu.

Xã hội cần phải biết bảo vệ từng công dân

Loạt bài mới đây nhất về chuyện chữ nghĩa điển tích lịch sử như "Phụ huynh sửng sốt với món canh gà Thọ Xương", « Cô giáo đã sai sót trong vụ canh gà Thọ Xương », « Giật mình với món ‘canh gà’… Thọ Xương”… cho thấy nếu không kịp thời ngăn chặn thì thói viết báo thiếu trách nhiệm sẽ còn đi xa tới đâu, sẽ còn bao nhiêu người lương thiện bị khốn khổ vì bỗng dưng trở thành nhân vật « hot » trên miệng lưỡi thiên hạ.

Sai lầm về chữ nghĩa và điển tích lịch sử là sai lầm phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng có thể mắc, kẻ viết bài này cũng thế. Thập niên 90, một học giả được coi là giỏi tiếng Anh hàng đầu nước ta từng giải nghĩa từ « sergeant » (trung sĩ) là « hạ sĩ », in trong từ điển hẳn hoi. Bản dịch một tiểu thuyết Trung Quốc dịch từ « Không thư » (nữ tiếp viên hàng không) là « Cô gái trên trời ». Báo Mỹ đưa tin : ngày 5/6/1992 khi đến thăm trường học nọ, Phó Tổng thống Dan Quayle gọi một học sinh 12 tuổi lên bảng viết từ « khoai tây », chú bé viết xong từ « potato », ông Quayle lại nhất định bắt viết thêm chữ « e » vào cuối từ ấy. Video quay cảnh này tung lên truyền hình làm cả nước Mỹ ôm bụng cười (trong ảnh, Quayle phía trái). Một tờ báo châm biếm : « Không thể nói ông Quayle là idiot (người dốt) nhưng ông ấy cần học thêm ». Có điều Quayle không vì bị chê dốt mà bỏ chức vụ của mình.

Những chuyện như trên ở đâu, thời nào cũng thấy, thiển nghĩ có gì mà « sửng sốt », « giật mình » nhỉ ? Những từ ấy nên dành cho tin về thủy điện sông Tranh, về nhà máy Bô xít Tân Rai (sau khi vận hành sẽ lỗ vốn mỗi năm 74,4 triệu đô-la — xem http://sgtt.vn/Thoi-su/16...-ngay-chay-thu.html), về thị trường bất động sản Việt Nam (đọng vốn hàng trăm nghìn tỷ đồng) v.v…

Trong nghề viết báo có một cái luật bất thành văn là phải hết sức thận trọng khi đưa tên thật và chuyện riêng tư của bất cứ ai lên mặt báo. Hãy xem tin 4 người Nhật một công ty nọ bị dân Trung Quốc ẩu đả. Bạn đọc chẳng những không biết tên 4 người ấy mà ngay cả tên công ty của họ, báo cũng giấu kín. Chớ có sử dụng quyền mình được đăng báo mà tùy tiện đưa tên tuổi người ta lên mặt báo khi đưa những tin về mặt tiêu cực của xã hội ; cẩn thận không thì ra tòa đấy. Chẳng rõ luật pháp nước ta có cho phép đưa những chuyện tương tự vụ « Canh gà » ra tòa đòi bồi thường danh dự hay không ? Xin các luật gia chỉ giáo.

Thầy cô giáo lại càng cần được bảo vệ

Năm xưa tôi gửi con gái vào lớp mẫu giáo Kim Liên do cô Tường (về sau là hiệu trưởng trường) phụ trách. Cô giáo xinh đẹp dịu dàng, khéo dạy các cháu, đến nỗi con bé hôm nào về nhà cũng đòi đổi tên nó là Tường. Lớn lên con gái tôi vẫn yêu quý cô, tuy rằng nó chẳng còn ngây thơ đòi đổi tên nữa. Mỗi khi nhớ lại chuyện trên, tôi thấy nghề dạy học quả là một nghề cao quý : được đối tượng mình phục vụ yêu mến từ đáy lòng. Thử hỏi có bao nhiêu quan chức được nhân dân yêu mến như thế?

Thầy cô giáo là nhân vật quan trọng nhất trong bất cứ nhà trường nào — một nhà giáo dục nước ngoài kết luận. Thủa học tiểu học và phổ thông, lũ học trò chúng tôi vô cùng yêu quý các thầy cô ; vì thế chúng tôi chẳng ai bảo ai, đứa nào cũng cố ngoan và chăm để thầy cô khỏi phiền lòng vì mình. Các cụ gọi đấy là tôn sư trọng đạo, là truyền thống quý giá của dân tộc ta. Xã hội cần hết sức bảo vệ thanh danh các nhà giáo ; thanh danh ấy chỉ cần sứt mẻ một chút thôi là thầy cô rất khó đứng trên bục giảng.

Thế mà bây giờ có người dám đưa tên họ, quê quán, lý lịch của cô giáo nọ lên mặt báo cho cả nước biết là cô dốt cô dại. Nghe nói cô quá xấu hổ phải bỏ trường bỏ lớp, bỏ các học sinh thân yêu của mình, trốn về quê, thậm chí phải vào bệnh viện, thật tội !

« Độc » hơn nữa là những lời bình thiếu cân nhắc của một số bạn đọc các bài báo ấy, theo kiểu suy diễn, tát nước theo mưa (tiếc rằng lại là đa số). Có người lên án cả trường sư phạm đã đào tạo cô giáo. « Quá nguy hiểm », « Quá kinh khủng, trưa nay cả cơ quan tôi bị choáng » « Có lẽ đây là sự xuống cấp của giáo dục » « Tôi dám chắc các em đã được ‘lĩnh hội’ một loại kiến thức sai lệch trầm trọng! » — toàn những từ ngữ đao to búa lớn thiếu lý trí giáng xuống đầu một cô giáo trẻ đầy tâm huyết muốn lao vào sự nghiệp Bác Hồ gọi là « Trồng người », một sự nghiệp cao quý và lâu cả trăm năm. Chỉ vì một sai sót nhỏ, cô giáo nọ đã phải rời bỏ hàng ngũ những người đáng trân trọng nhất ! Thật buồn cho những ai luôn miệng nói « Giáo dục là quốc sách hàng đầu » nhưng vô tình ( ?) đã làm hại một cô giáo.

Ban Giám hiệu trường Lômônôxôp đã không biết bảo vệ thầy cô giáo của mình khi vội vã cung cấp cho nhà báo tên tuổi, bằng cấp, lý lịch cô giáo. Đem nhân viên dưới quyền ra làm cái khiên che chắn cho mình là cách xử lý rất dở của không ít cán bộ lãnh đạo ta hiện nay khi gặp tình huống bị chê trách (« Tại cậu đánh máy » …). Lẽ ra họ nên nhận lỗi thay thì mới hợp với đạo lý của người lãnh đạo — kẻ đứng mũi chịu sào. Ban lãnh đạo cao nhất còn dám tập thể nhận lỗi chứ đâu có đổ lỗi cho cá nhân nào. Thế mới là bản lĩnh người lãnh đạo.

Thiếu lòng khoan dung — căn bệnh phổ biến của xã hội ta  

Xã hội ta có một cái tật rất lạ : có thể dễ dàng bỏ phiếu bầu lên những ông nghị trình độ xoàng xoàng (thí dụ ông phản đối làm luật biểu tình, ông quyết tâm huy động « hệ thống chính trị » làm đường sắt cao tốc Bắc Nam « để phụ nữ đi chợ, trẻ con đi học » v.v..) nhưng lại rất khắt khe khi chọn một nữ người mẫu làm Đại sứ Du lịch Việt Nam. Dạo nọ dư luận bàn chuyện « Phản biện xã hội », có người « ném đá » một nhà khoa học từng làm rạng rỡ tên tuổi đất nước ta, chỉ vì suy diễn ông này do nhận ân huệ của chính phủ nên không dám « phản biện ».

Toàn sự nực cười thể hiện tâm lý hẹp hòi. Một xã hội như thế sao có thể có nhiều nhân tài.

Không ai có thể tránh khỏi sai lầm. Vấn đề là phải biết xử lý sai lầm như thế nào. Khi thấy người ta mắc sai lầm chớ có làm rùm beng, chớ đánh đòn hội chợ, chớ có đánh hôi.

Rốt cuộc xã hội người lớn chúng ta thua lũ trẻ con. Tâm hồn chúng trong sáng tới mức em học sinh cung cấp thông tin vụ việc « canh gà » biết sốc nặng vì các anh chị lớp trên chê trách em « làm hại » cô.  Một số em còn lên mạng bênh vực cô giáo đáng thương của mình.

Hoan hô các em ! Trẻ em ngây thơ trong trắng, có lòng vị tha, bao dung như thế đấy. Trong vụ này, liệu có người lớn nào biết sốc hoặc ân hận vì sai trái của mình không ? Mong rằng có. Như thế mới hợp luân thường đạo lý.

Cũng xin nói thêm : có người đổ lên đầu ngành giáo dục lỗi tình trạng giả dối thịnh hành, đạo đức xã hội xuống cấp. Chưa bao giờ ngành giáo dục bị « bới lông tìm vết » nhiều như ngày nay. Rất may là lãnh đạo cao nhất đã tìm ra đâu là nguồn cơn, và vì thế đã có Nghị quyết Trung ương IV. Nhiều người nói đây là lỗi cơ chế, lỗi hệ thống. Ngành giáo dục có thể làm được gì khi cả xã hội dối trá?

Mong sao cô giáo X sẽ sớm ngẩng cao đầu trở lại trường Lômônôxôp với các em học sinh thân yêu đang mong ngóng cô. Giả thử thấy mình có sai sót thì cô cứ việc nhận lỗi, vì cái lỗi của cô nếu có cũng là quá nhỏ bé, chưa có gì phải xấu hổ và tự dằn vặt mình đến mức như vậy, cho dù tình cảm ấy của cô rất đáng trân trọng.

Nguyên Hải
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:
.
Vị đắng của món “Canh gà Thọ Xương”
 
Thiếu lòng khoan dung — căn bệnh phổ biến của xã hội ta  

Nguyên Hải
Tôi không tin đất nước ta, nhân dân ta, xã hội ta... thiếu khoan dung. Ngược lại, tôi cho rằng đất nước ta, nhân dân ta, xã hội ta... thừa khoan dung.

Chứng minh đây. Hãy xem việc lớn nhất là định hướng, điều hành, quản lý... đất nước! Đảng ta đã rất nhiều lần mắc sai lầm phải xin lỗi nhân dân: cải cách ruộng đất, giá lương tiền... và gần đây là hội nghị trung ương 6. Toàn bộ Bộ Chính Trị xin nhận kỷ luật và xin kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính Trị. Nhưng Ban Chấp Hành Trung Ương đã không kỷ luật Bộ Chính Trị và một đồng chí đó. Ai bảo đó là không khoan dung?

Chỉ tính riêng Vinashin, Vinalines đã thất thoát không biết bao nhiêu ngàn tỷ mà Quốc Hội vẫn lấy làm mừng vì Thủ tướng đã nhận lỗi. Ai bảo đó là không khoan dung?

Không mong gì hơn nữa. Chỉ mong nhận được sự khoan dung ngược lại. Nghĩa là cầu xin Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội hãy khoan dung cho Nhân Dân!

Lạy trời!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ... ›Trang sau »Trang cuối