Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [36] [37] [38] [39] [40] [41] [42] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Lại thấy đồng tiền

Lê Hoài Nguyên
 
Cách đây mấy năm, cô em dâu tôi làm Phó tổng biên tập ở một tờ báo của ngành quản lý tiền bạc bảo tôi viết cho một bài in số Tết. Tôi viết về quan niệm dân gian với đồng tiền. Dẫn mấy câu tục ngữ:

Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
Có tiền mua tiên cũng được


Rồi Nguyễn Du:

Đồng tiền đổi trắng thay đen khó gì

Tôi lại dẫn bài tục ngữ mới đang thịnh hành:

Đồng tiền là tiên là Phật
Là sức bật của mọi người
Là tiếng cười của tuổi trẻ
Là sức khỏe của tuổi già
Là cái đà cho danh vọng
Là cái lọng để che thân
Là cán cân công lý


Lại đưa thêm câu:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ tiền không nhiều
Đào núi và lấp biển
Không làm được thì thuê


Để nói rằng dân gian ta nhìn tác dụng của đồng tiền rất biện chứng.
Nhưng tôi cũng nói rằng dân ta vẫn coi trọng các giá trị tinh thần:
Đói cho sạch rách cho thơm
Tôi ưng ý với bài viết của mình nhưng kết cục bài báo không lên trang được vì cô em tôi sợ...
Nay nhân chuyện ầm ĩ về cuộc hội thảo thơ của một nhà thơ nọ mới hỏi anh bạn cũng làm nghề văn chương cái gì làm cho mấy người bạn yêu quý của chúng ta lẩm cẩm như vậy. Ông bạn chép miệng tiền, do tiền mà ra hết. Tôi bảo họ là những người không thiếu tiền. Ông lại bảo: Nếu đã vì đồng tiền thì bao nhiêu cũng không đủ. Mà tay ấy lại chi rất nhiều tiền, gấp hàng chục lần cuộc hội thảo khác. Lại còn thói sợ quyền uy nữa. Mua được quyền uy rồi thì các quyền úy phải đi theo chứ.Tụ tập con cá mập ấy mà.

Anh bạn liền kể hôm đó anh lên Ban sáng tác của Hội Nhà văn gặp nhà phê bình họ Đỗ mọi ngày rất to giọng cứ kéo anh vào dự nhưng anh không vào. Cứ vào ghi tên thôi cũng có 200 ngàn, phát biểu vài câu được 500, lại ăn trưa nữa. Các anh hào có mặt đông đủ lắm.
Bạn tôi hỏi: Cậu đang dự trại ở Cửa Lò sao lại về đây.
Họ Đỗ:
Nhận tiền của nó rồi phải viết cho nó một bài chứ.
Bao nhiêu?
Năm triệu. Viết cho vui ấy mà.

Chuyện làng văn nổi cơn sóng gió vì con người đó, vì cuộc hội thảo kỳ dị đó mọi người đã biết rồi. Rồi lại website lethieunhon.com bị đánh phá tơi bời.  Bạn tôi lại bảo nó thuê tiền để đánh thằng Nhơn mà. Không lẽ nào cơ quan an ninh lại đi hành hạ một trang web chuyên về văn chương như thế.
Cho đến hôm nay chưa có ai làm một câu tục ngữ mới về việc này, về sức mạnh vô biên của đồng tiền thời @, con virut H5NN trong vật dẫn  con thơ thiền HQT bỗng trở nên nổi tiếng vì đã ăn gỏi được hàng chục nhà nghiên cứu, phê bình, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.

Đành chép lại mấy câu thành ngữ đã hơi cũ vậy để mọi người đọc cho vui:

Đầu đất đòi ăn bít tất
Đầu to óc bằng quả nho
Được voi đòi Hai Bà Trưng
Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm
Cống rãnh sóng sánh với đại dương
Phong bì muốn gì thì ăn
Đã máu không cần biết bố cháu là ai
Hồn nhiên như cô tiên
Tiền không thiếu chủ yếu là thái độ
Tê tái con gà mái

...
9-2012[/]

Nhà thơ Lê Hoài Nguyên từ HN vừa gửi cho TNc
Nguồn: http://trannhuong.com/new...i-thấy-đồng-tiền
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phim hài Việt: từ nhảm đến... siêu nhảm!



TT - Nàng men chàng bóng, bộ phim ra rạp ngày 31-8  đã như giọt nước tràn ly - chịu - đựng, khi thị trường điện ảnh VN có thêm một phim hài dạng... siêu nhảm!

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/649/585649.jpg
Hoài Linh (giữa) trong phim Hello cô Ba



Sự có mặt của phim Việt (khá hiếm hoi bởi mỗi năm chỉ có trên 10 phim trong khi phim Mỹ thì đều đặn mỗi tuần hai lần đổ bộ) luôn được ưu ái. Nhưng 100 phim hay có lẽ cũng chẳng dư mà thêm một phim dở thì cảm giác bội thực thật rõ ràng!

Cứ hài là nhảm
Nàng men chàng bóng khá được chờ đợi bởi đạo diễn Võ Tấn Bình từng phát ngôn: điện ảnh giống một cô bồ tôi rất yêu mà chưa cưới được. Nhưng cuộc "hôn nhân" ấy ra sao khi ra mắt?

Công bằng mà nói, những màn rượt đuổi bằng ghe máy trên sông của phim khá hấp dẫn, bối cảnh miền Tây vẫn rất dễ thương, rất đẹp, diễn viên diễn không dở... Thế nhưng phim lại bị kéo dài không dứt bởi những màn tung hứng kiểu tấu hài giữa các diễn viên với nhau, chuyện nọ kéo giằng qua chuyện kia không có điểm dừng, thiếu sự kiểm soát. Ðó là chưa kể đến việc bôi bác, chế giễu những người ở giới tính thứ ba bằng cái nhìn lệch lạc. Ở đoạn cao trào của phim, khán giả muốn thở ra nhẹ nhõm vì có lẽ đã đến lúc kết thì đạo diễn lại kéo thêm hơn 30 phút nữa! Nàng men chàng bóng đã được làm khá tùy tiện, dễ dãi bất chấp những chuẩn mực thông thường nhất của ngôn ngữ điện ảnh.

Chưa chính thức ra rạp, nhưng sau buổi ra mắt phim (rất đông khán giả được mời đến cùng báo giới), Nàng men chàng bóng đã nhận được vô số ý kiến phản ứng. Nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm viết trên trang cá nhân của anh: "Ðúng là phim ảnh cần đa dạng, và mình cũng khá thích những phim giải trí bình dân nhưng làm khá tử tế và có nghề như Cô dâu đại chiến, Long ruồi, Cưới ngay kẻo lỡ... Nhưng với phim này thì không thể gọi là điện ảnh mà là một dạng tấu hài phường, và điều mình ngán ngẩm nhất là đạo diễn từng là một người có nghề nhưng tự hạ tay nghề của mình xuống, cẩu thả để làm một phim dưới tầm với tư duy là đáp ứng nhu cầu của khán giả bình dân. Nhưng mình nghĩ tầng lớp bình dân bây giờ chắc họ cũng không chịu nổi những dạng phim này nữa rồi!".

Một nhà làm phim chia sẻ: Nguyên lý tảng băng trôi vẫn đúng, phần chìm (có thể chiếm đến 90%) mới là động lực để làm con tàu đắm. Dù là thể loại phim hài thì hài cũng chỉ là mặt nổi, mặt chìm phải là cảm xúc. Nhưng Nàng men chàng bóng đã gãy ở mặt cảm xúc nên khán giả không theo được diễn tiến, rồi mất hứng thú, không muốn đầu tư tình cảm của mình vào nhân vật, không bị cảm xúc đánh đắm để mà thương nhân vật. Trong phim, nhiều chi tiết, lời thoại dễ dãi, phần sâu kín bên trong các nhân vật đã không được khai thác, mà đây chính là chất keo để kết dính, tạo nên cấu trúc phim. Phim càng xem càng không thấy nhân vật mà chỉ thấy diễn viên đang đẩy những miếng hài lên phim. Nhịp - vốn được nhiều đạo diễn coi là một trong những yếu tố rất quan trọng trong nghiệp vụ đạo diễn - thì đã bị bỏ qua hoàn toàn trong phim này!

Làm phim hài dễ thắng
Phải thừa nhận khán giả Việt thích phim hài. Khi hỏi đại diện các cụm rạp lớn, họ cũng thừa nhận công dân của nước có chỉ số hạnh phúc thứ nhì thế giới như VN luôn lựa chọn mua vé, coi phim hài nhiều nhất. Con số này không chỉ thể hiện qua các khảo sát được gửi đến khán giả khi mua vé, mà còn chính bởi doanh thu phim hài luôn cao hơn các phim "nghiêm túc" khác. Giữ kỷ lục phòng vé phim Việt hiện tại vẫn thuộc về các phim hài như Long ruồi, Cô dâu đại chiến, Cưới ngay kẻo lỡ, Ðể Mai tính... Và đâu phải đến Nàng men chàng bóng khán giả Việt mới nếm mùi phim hài nhảm. Chỉ riêng năm nay Hello cô Ba (đạo diễn Nguyễn Quang Minh), Gia sư nữ quái (đạo diễn Lê Bảo Trung) đã làm mưa gió phòng vé đó thôi, dù chất lượng các phim này cũng được xếp hàng... siêu nhảm!

Ðạo diễn Charlie Nguyễn - người đã có ba bộ phim hài rất ăn khách là Ðể Mai tính, Long ruồi, Cưới ngay kẻo lỡ (những phim hài được làm có nghề, nhưng riêng Long ruồi, Cưới ngay kẻo lỡ cũng được coi là sự xuống tay khi không kiềm chế được rất nhiều tình tiết... nhảm) - từng nói với anh quan trọng nhất là xác định thể loại phim. Ðã làm phim hài thì yếu tố gây cười phải được ưu tiên hàng đầu, nhưng việc kể một câu chuyện tốt nhất bằng ngôn ngữ điện ảnh lại là điều không thể bỏ qua. Nhưng vị đạo diễn này cũng tuyên bố sẽ không chọn xem phim hài, kể cả phim hài do chính mình đạo diễn!

Chừng nào các phim được làm nghiêm túc, được thừa nhận về chất lượng nghệ thuật như Dòng máu anh hùng, Bi, đừng sợ!, Thiên mệnh anh hùng, Cánh đồng bất tận, Hot boy nổi loạn và câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt... có doanh thu không quá thua kém các phim hài, thì có lẽ khi ấy mới mong thị trường phim Việt phát triển hài hòa. Bởi ai cũng hiểu lựa chọn của khán giả khi mua vé chính là "chuẩn mực" quan trọng để các nhà làm phim định hướng cho sản phẩm của họ.

CÁT KHUÊ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử:

“Có quá ít sử liệu” cho “quyền được hư cấu”



TT - “Lịch sử không phải một con rùa để hết người này lật ngửa đến người kia lật ngửa chỉ để thể hiện cá tính hay bản lĩnh tác giả...”..Phát biểu của nhà văn Lưu Sơn Minh - người duy nhất dưới 40 tuổi đăng đàn cùng các bậc cha chú - tại hội thảo “Sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử” do Hội Nhà văn VN tổ chức trong ngày 7-9 có vẻ gay gắt nhưng được anh dẫn chứng bằng những ví dụ hết sức sinh động: “Tôi không thể quên được cái cách mà người ta đã biến Nguyễn Bặc, Đinh Điền trở thành kẻ bán nước chỉ vì để tôn vinh bà Dương Vân Nga.

Tôi càng không thể chịu nổi khi hình ảnh vị thái sư tài giỏi Lê Văn Thịnh cũng trở thành kẻ bán nước, hay bà thái hậu Thượng Dương hiền lành trở thành kẻ lăng loàn chỉ để làm cho hình ảnh bà Ỷ Lan thêm đẹp. Tôi cắm cúi đọc, tìm tài liệu và cố gắng viết ngược lại những điều đó. Thật đau lòng làm sao khi những con người đã từng bị vu oan trong quá khứ do nằm ở giữa cuộc chiến của âm mưu và toan tính nay lại thêm một lần bị hậu thế bôi đen...

Bao nhiêu người biết những kẻ gian ác trên sân khấu hóa ra lại chỉ là do hư cấu của các tác giả? Nguyễn Bặc, Đinh Điền hay Lê Văn Thịnh vẫn chưa có được một con đường mang tên để ghi lại công trạng với dân với nước... Sự khiên cưỡng và những ấn tượng bị ám thị đã in hằn dấu vết trong lòng người”.

Ngược lại với Lưu Sơn Minh, nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh cho rằng: “Tào Tháo của La Quán Trung và Tào Tháo trong lịch sử thật khác nhau một trời một vực. Nhưng cuối cùng người đọc và lịch sử văn học vẫn chấp nhận vì nhân vật được hư cấu một cách quá xuất sắc. Đối với văn học, quan trọng nhất vẫn là nhà văn viết như thế nào”. Cũng theo Sương Nguyệt Minh: “Có bao nhiêu nhà văn VN viết về chiến tranh là có bấy nhiêu cuộc chiến tranh trong từng tác phẩm của họ. Không thể bắt họ phải tuyệt đối lệ thuộc vào hiện thực lịch sử được. Vì như vậy thì chẳng còn là văn học”.

Những vấn đề tranh cãi của hai nhà văn trên đây không phải là câu chuyện mới của văn học VN, vì nói như nhà văn Nguyễn Quang Thiều - phó chủ tịch hội - trong báo cáo đề dẫn: “Cách tiếp cận một tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử của bạn đọc, của nhà văn, của các nhà lý luận phê bình và của cả những cơ quan quản lý có những vấn đề cần được trao đổi và làm sáng tỏ. Có những tác phẩm đã được nhìn nhận một cách khô cứng đôi khi đầy tính áp đặt đã làm cho những tác phẩm đó trở nên biến dạng khác với tinh thần và ý thức sáng tạo của tác giả”.

Tuy nhiên, một điểm khúc mắc lớn nhất đồng thời cũng là “lỗi kỹ thuật” mà các nhà văn viết về lịch sử hay mắc phải nhất là thiếu sự sinh động về chi tiết do không có trong tay những tư liệu xác thực của lịch sử về sinh hoạt đời thường: y phục của thường dân, triều phục của vua quan, dụng cụ sinh hoạt hằng ngày, nhà cửa, xe cộ... Lịch sử đã không chú ý ghi chép, mà chúng ta cũng hầu như chẳng giữ lại được gì.

Trong bối cảnh đó, lời mời chào cởi mở của nhà văn Nguyễn Đắc Xuân là một gợi ý hay cho các nhà văn và cả thư viện hội nhà văn, ông Xuân nói: “Tôi có một kho tư liệu về Huế từ thời nhà Tây Sơn đến nay, bất cứ đồng nghiệp nào cần đều có thể đến Huế gặp tôi. Nếu không tiện đi lại, cứ lên trang web cá nhân của tôi, cần gì cứ yêu cầu, tôi xin cung cấp đầy đủ”. Cũng từ câu chuyện tư liệu này, nhà văn thẳng thắn: “Cần có những động thái nghiêm túc trong việc tìm kiếm, lưu trữ và phổ biến những tư liệu lịch sử để các nhà văn và công chúng có thể tiếp cận sự thật gần với nó nhất”.

THU HÀ lược thuật
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đập chùa nghìn năm, xây bảo tàng mới: Ai oách hơn ai?



PNTD - Có hiếu thay là đám con cháu vừa đòi xây lại từ đường thờ cúng tổ tiên cho đàng hoàng to đẹp, vừa đập tanh bành cái bàn thờ cổ các cụ để lại, sắm cái khác!

Câu chuyện vừa liên quan đến tiền, vừa liên quan đến văn hóa nóng hôi hổi suốt mấy ngày qua hẳn thuộc về dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, khi Bộ Xây dựng có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch  và Đầu tư đề nghị thẩm định dự án đầu tư xây dựng bảo tàng này, với tổng mức đầu tư 11.277 tỉ đồng.

Xin mở ngoặc thêm cho quý vị độc giả được biết: Số tiền khổng lồ này chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện, tức hơn 11.000 tỷ này chỉ để dành cho cái vỏ bảo tàng.

Như thường lệ, cánh nhà báo lại được một phen nhao nhao phản đối, với đủ loại ý kiến phản biện trên trời dưới biển, mà có thể gói gọn lại trong mấy từ: lãng phí, lãng xẹt, chưa đúng lúc, dành tiền cho những thứ thiết thực hơn. Mà danh sách những thứ thiết thực hơn này, khốn khổ thay, lại có thể kéo dài vô cùng tận: Dân đói dân rét, ăn mày ăn xin, đường sá xuống cấp, trường lớp hư hỏng, thiếu cầu qua sông, rồi nào trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh viện quá tải, vân vân và vân vân…

Dĩ nhiên, những người muốn xây dựng cái vỏ bảo tàng này cũng có lý riêng của họ. Quý vị thử nghĩ mà xem, ừ thì đất nước còn lắm gian truân, mà cứ cho là còn nghèo khó đi, nhưng sẽ thật chẳng ra làm sao nếu chúng ta chỉ suốt ngày ki ki cóp cóp từng đồng như một anh chàng khốn khổ không dám cho con đi học chỉ vì sợ tốn tiền.

Nói như ngôn ngữ tuổi teen, là nghèo vẫn phải cho Tèo đi học, chúng ta có thể nghèo nhưng quyết không tiếc tiền cho cái thứ hết sức xa xỉ và cũng hết sức thiết yếu là văn hóa. Chẳng phải chúng ta vẫn thường hay vỗ ngực tự hào về lịch sử dài đến 4.000 năm của dân tộc đó sao, xây một cái bảo tàng dù có tốn đến nửa tỷ USD đi nữa cũng là xứng đáng lắm.

Nghe nói, ở những xứ sở văn minh, bảo tàng còn là thứ không thể thiếu để chứng tỏ một thành phố có ăn có học, mà Thủ đô Hà Nội của chúng ta lại to đến thế, dù đã có mấy chục bảo tàng rồi, nhưng tiếc gì thêm tí tiền để tô son điểm phấn cho đất thần kinh? Cái luận điệu giàu thì sang, nghèo thì hèn, cứ thiếu tiền là có quyền nhơn nhơn bảo rằng ta đây cóc có cần văn chương nghệ thuật, là không thể chấp nhận được.

Một luận điệu khó nghe nữa của trường phái phản đối, là đem so sánh với nước ngoài. Chẳng hạn, có người chi li đến mức tính toán, chi phí đề nghị xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam gấp 3,5 lần so với bảo tàng lịch sử Quốc gia Úc (chỉ 155 triệu USD), trong khi, thu nhập bình quân đầu người của ta chỉ bằng 1/47 của Úc.

Một lần nữa, cha ông ta lại vô cùng vĩ đại: Quý vị nên nhớ lịch sử được ghi nhận từ thế kỷ 17 của Úc chỉ là một chàng lùn so với quá khứ oai hùng của dân tộc Việt Nam. Nói như ngôn ngữ của Bộ Tài chính khi phân trần về mức thuế, phí tại Việt Nam, là cái gì cũng phải so sánh đồng chất, tính chi phí cho từng năm lịch sử thì của ta vẫn là rẻ chán!

Người ta chỉ băn khoăn rằng, chúng ta sẽ nhét những gì cho đầy một cái vỏ đồ sộ như vậy? Kể ra, với pho lịch sử đồ sộ của dân tộc, có vẻ như chúng ta sẽ không thiếu thứ để trưng bày. Nhưng cứ coi như vậy đi, thì cái vỏ và cái ruột vẫn phải nhìn nhau từng li từng tí, kẻo râu ông nội lại cắm cằm bà ngoại. Hẳn quý vị còn nhớ, khi bỏ 2.500 tỷ đồng ra xây bảo tàng Hà Nội, người ta cũng bảo hàng chục ngàn hiện vật đang nằm chờ, nhưng cho tới giờ, khi cái vỏ đã kịp xuống cấp thì phần nội dung vẫn đang ở tận đâu đâu ấy, ờ có sao đâu nhỉ?

http://phunutoday.vn/dataimages/201209/original/images765702_La_Han_Chua_Tram_Gian_Phunutoday.vn.gif
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng (lộn). Chùa Trăm Gian sau khi được trùng tu.



Ngược với quy luật thông thường là may áo theo người, thì nay thì với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bộ Xây dựng may áo trước, còn Bộ  Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tìm cách để người mặc vừa áo sau. Vả lại, nếu chẳng may có không khớp, thì kinh nghiệm hỏi xoáy đáp xoay của các bộ ngành cũng vô cùng phong phú: Học theo bài học ứng xử của cơ quan thanh tra và Bộ Giao thông vận tải trong vụ bổ nhiệm Dương Chí Dũng, Bộ Văn hóa có thể trả lời dư luận rằng do Bộ Xây dựng không hỏi, còn Bộ Xây dựng có thể đáp lại là chẳng thấy cơ quan văn hóa nói năng gì. Kết quả, nếu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có giống một ông lão mặc đồ hip hop, hoặc vui hơn nữa là mặc đồ sơ sinh, thì cũng chả sao, có khi càng vui ấy chứ! Đã có nước nào trên thế gian này đã làm được hay đã dám làm như chúng ta chưa nào?

Một thực trạng khác trong đời sống văn hóa nước nhà, khiến người viết dù đã khá cứng tuổi cũng phải phân vân, là tình cảm hết sức đặc biệt mà giới trẻ ngày nay dành cho quá khứ của cha ông. Chẳng cần phải nhắc đến những câu chuyện hài hước khốn nạn được đám học sinh sáng tác trong các bài thi, riêng sự kiện hội thảo rầm rộ về dạy và học lịch sử do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hồi cuối tháng 8 vừa rồi cũng đủ cho ta thấy con em nhìn lịch sử ra sao.

GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ngậm ngùi thừa nhận: Lịch sử là môn học bị coi thường nhất trong các trường phổ thông, nhiều nơi thay thầy cô dạy sử bằng giáo viên thể dục. Ta có thể nói thêm mà không sợ bị hớ: Có lẽ các thầy cô dạy thể dục cảm thấy xấu hổ vô cùng khi được điều đi dạy sử!

Người ta chẳng rõ, nên coi tình trạng này là một bằng chứng hùng hồn để củng cố cho lập luận nên xây Bảo tàng Lịch sử Quốc gia to vật vã để khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, hay nên coi đây là một ví dụ cho thấy ý chí sắt đá không ngán gì hết của các thiết chế giáo dục văn hóa – lịch sử dân tộc, trong đó có các bảo tàng. Dân ta chẳng biết sử ta, nhưng đó là lỗi của ai thì đừng có vắt óc mà nghĩ làm gì cho tổn thọ: lỗi không của dân, vì dân trí thấp thì của ai nào?

Cuối cùng, sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc lại một sự kiện văn hóa đình đám mấy tuần qua, ấy là chuyện trùng tu chùa Trăm Gian. Sau mọi sự eo sèo, người ta chỉ còn nghe thấy đúng 3 từ do sư trụ trì chùa nói trong cuộc họp kiểm điểm: Tại tôi tất!

Chẳng biết có phải tại ông không, nhưng cách đây một thời gian, khi chùa sắp sập, thì các cơ quan chức năng bảo rằng đang phải “thắt lưng buộc bụng” để chống lạm phát, cho nên không có tiền mà sửa. Không có tiền sửa chùa nghìn năm do cha ông xây, nhưng nhân dịp 1.000 năm Thăng Long, ta vẫn có 2.500 tỷ đồng để xây bảo tàng Hà Nội, hòng thể hiện tấm lòng thành kính với tiền nhân.

Đến hôm nay, lòng thành kính ấy còn được nâng lên một bậc nữa, khi giữa lúc nguồn thu ngân sách khốn khó như hiện nay, ta vẫn có hơn 11.000 tỷ đồng cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Cùng lúc, đám hậu sinh khả úy đập tan ngôi chùa Trăm Gian nghìn năm tuổi.

Theo quý vị, giữa việc xây lại từ đường thờ cúng tổ tiên cho đàng hoàng to đẹp và việc đập tanh bành cái bàn thờ cổ các cụ để lại, sắm cái khác, bên nào có hiếu hơn? Hoặc diễn đạt khác đi, một đằng phá, một đằng xây, bên nào bất hiếu hơn?

Dĩ nhiên, dù sao chúng ta cũng hạnh phúc hơn nhà thơ Huy Cận, khi ta hiểu vì sao các vị La Hán ngày nay lại cau mặt với tang thương nơi xứ Phật!

   Tam Thái
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Khi sự giả dối và thói vô trách nhiệm lan tràn

Bài đăng trên VnMedia 15h59" ngày 12/09/2012

(VnMedia) - Thể thao và văn hóa, hay hẹp hơn theo cách chúng ta quen gọi là “bóng đá V-League” và “show – biz” đang tràn lan những hành động, những lời lẽ giả dối và vô trách nhiệm.

Thể thao và Văn hóa, hai lĩnh vực rất được quan tâm, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn như hiện nay, thì công chúng càng hướng sự quan tâm tới những lĩnh vực này. Giải trí là một nhu cầu tất yếu của đông đảo mọi người, bên cạnh đó là sự quan tâm tới nền văn hóa nghệ thuật và thể thao nước nhà.

Ai cũng quan tâm đến một trận đấu của ĐT Việt Nam, ai cũng muốn biết người phụ nữ đại diện cho nhan sắc Việt là người nào, đó còn là thể hiện tình yêu nước. Những ngôi sao bóng đá, những ngôi sao của “Show – biz”, những vì thế cần phải có trách nhiệm với xã hội, với đông đảo công chúng luôn dành sự quan tâm, niềm tin cho họ.

Thế nhưng, thời gian gần đây, từ thể thao bóng đá đến văn hóa giải trí, show-games, liên tục là những sự giả dối và vô trách nhiệm.

http://images.vnmedia.vn/images_upload/2012/vnm_2012_482304.jpg
Đây là phê thuốc, hay say rượu ??!



Ở cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, cô người mẫu Vương Thu Phương dù đã làm đám cưới (tuy chưa đăng kí kết hôn), nhưng vẫn cứ dự thi. Cho đến khi bị loại khỏi cuộc thi, cô gái được cho là có “thần kinh thép” này vẫn cứ có những lời lẽ bao biện, quanh co lừa dối, không thừa nhận việc mình đã làm. Ngay khi rời khỏi cuộc thi, Vương Thu Phương bình thản lập tức tung tẩy trình diễn

Những cô chân dài lấy danh người mẫu bán dâm, ngay sau đó đã tươi cười đi dự tiệc, dường như không hề biết xấu hổ.

Anh chàng ca sĩ bị bạn tình đồng giới tố lừa đảo, sau đó hình như còn nổi hơn.

Phải chăng những người mẫu, ca sĩ nói trên, đã nghĩ rằng 2 khái niệm “nổi tiếng” và “tai tiếng” đều giống nhau, tức là bị báo chí nhắc tên nhiều thì tên tuổi mình càng lên, càng được biết đến và như thế sự nghiệp của mình sẽ thành công hơn, thay vì lao động nghệ thuật đích thực và tử tế.

Trong bóng đá, một cầu thủ văng ra những câu chửi tục tĩu, có những hành động vô văn hóa với phóng viên. Sau khi phải làm giải trình gửi lên BTC, anh này vẫn cứ một mực chối tội, nói rằng tôi chẳng chửi bới gì hết. Kết quả cho sự ngoan cố không thành khẩn nhận lỗi này là bị phạt 20 triệu đồng, treo giò 5 trận ở cái Cup mà anh ta đá và nghiêm khắc hơn, bị loại thẳng khỏi danh sách ĐTQG.

Một cầu thủ khác lái xe gây tai nạn rồi bỏ chạy, bị người dân và lực lượng công an chặn lại. Khi đó, cầu thủ mặc nguyên chiếc áo Đỏ của ĐTQG này vẫn cứ chẳng biết gì, ngồi lì trong xe cả tiếng đồng hồ và liên tục có những cử chỉ, động tác kì lạ, bay lắc múa may hát hò theo tiếng nhạc. Rút cuộc, hành vi này được kết luận là “say rượu”. Anh ta cũng một mực khăng khăng khẳng định là mình không sử dụng thuốc lắc, còn cơ quan công an cũng không áp dụng biện pháp thử ma tuý vì không có căn cứ và cũng không cần thiết vì đó là... tai nạn bình thường!

http://images.vnmedia.vn/images_upload/2012/vnm_2012_482960.jpg
Những "nghi án" dàn xếp kết quả có ở bóng đá và rồi đến cả giải trí



Rồi đến cuộc thi đang đình đám The Voice, một cuộc thi ban đầu để lại khá nhiều ấn tượng tốt đẹp và thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Rút cuộc lộ ra một clip với đầy đủ những nội dung tin nhắn, cả một cuộc hội thoại và qua đó có thể thấy một sự dàn xếp kịch bản, dàn xếp kết quả trước.

Hóa ra nhạc sĩ, người hoạt động trong âm nhạc, vốn được coi là “tri thức” hơn cái “thằng cầu thủ ít học chỉ biết đá bóng”, cũng ăn nói bỗ bã chả khác gì dân quần đùi áo số.

Hóa ra là “Dờ Voi” cũng có dàn xếp kết quả - “dàn xếp tỉ số” chả khác gì cái bóng đá V-League. Bóng đá năm nào chẳng khối trận đấu có "mùi", BTC giải vẫn cứ “giải đã thành công, về đích an toàn”. Thì giờ đây, cái ông BTC cuộc thi “Dờ Voi” thấy có hiện tượng “dàn xếp tỉ số”, thì vẫn tổ chức họp báo rồi quanh co qua lại thì mọi sự cứ vẫn y nguyên, vẫn cứ là “về đích an toàn” đâu khác gì bóng đá.

Tại sao những con người của công chúng, từ anh cầu thủ đến cô chân dài, tại sao những BTC giải, từ giải bóng đá đến giải ca hát, đều cứ có những lời lẽ giả dối, những hành động không dám nhận trách nhiệm, nhìn thẳng vào những cái mình đã làm, đã gây ra. Không lẽ tất cả đều cho rằng, đông đảo công chúng không có con mắt nhìn cho rõ để đưa ra phán xét cho đúng?

Khi những lời lẽ quanh co giả dối và thói vô trách nhiệm lan tràn, thì công chúng, người hâm mộ biết đặt niềm tin vào đâu, vào ai, vào cái gì?

Quang Anh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

GS Chu Hảo: Con đẩy bố ra vỉa hè là cái họa

Bài đăng trên Phụ nữ Today Thứ Năm, 13/09/2012, 06:35 [GMT+7]

(Trái hay Phải) - “Chỉ lên án không thôi những con người như ông Tiến sĩ đuổi mẹ ra khỏi nhà hay con cái đẩy bố ốm đau ra vỉa hè thực ra không có giá trị gì nhiều. Đừng dồn uất hận lên một con người, coi họ như con ghẻ của cộng đồng bởi nhiều khi con người ấy có thể chỉ là một nạn nhân, là sản phẩm của xã hội này” – GS Chu Hảo.

Đau xót nhưng không quá ngạc nhiên

PV: -Thưa ông, càng ngày báo chí càng phanh phui ra nhiều vụ việc đau xót như một ông Tiến sĩ đánh mẹ và đuổi mẹ ra khỏi nhà (Hai Bà Trưng- Hà Nội) và gần đây nhất là vụ con cháu đẩy bố già ốm ra nằm vỉa hè chỉ để tranh chấp ngôi nhà ở Núi Trúc... Theo ông, hiện tượng này phản ánh điều gì?

GS Chu Hảo: - Điều này phản ánh sự suy đồi văn hóa và đạo đức. Ngày xưa, những người được gọi là có học, đặc biệt là những người tự nhận mình là trí thức, ít ai vô đạo đức tới mức hắt hủi, đánh đập, thậm chí dồn bố mẹ vào đường chết chỉ vì tài sản, chỉ vì đồng tiền.

Bây giờ, ngày càng có nhiều biểu hiện đi ngược lại những giá trị phổ quát của nhân loại về văn hóa và đạo đức. Thay vì coi trọng nhân cách và kiến thức thực học, bây giờ người ta tôn sùng đồng tiền và các mối quan hệ xã hội kiếm được ra tiền.

Và đó không phải hậu quả hoạt động xã hội trong một năm hai năm, thậm chí năm năm, mười năm. Nền kinh tế của một đất nước có thể  lên xuống trong chu kỳ 5 - 10 năm nhưng văn hóa, giáo dục và đạo đức xã hội thường có chu kỳ lên xuống hàng 50 năm, có khi 100 năm.

Vậy những điều đang diễn ra khiến chúng ta đang đau lòng không phải xuất phát từ 5 – 10 năm trước đây mà có thể xuất phát từ xa hơn nữa.

Theo tôi, những nhà nghiên cứu xã hội học, những người quan tâm tới vận mệnh dài hạn của dân tộc cần phải nghiên cứu một cách hết sức nghiêm chỉnh để trả lời câu hỏi: Tại sao bây giờ động vào đâu cũng thấy vấn đề, tại sao văn hóa đạo đức xã hội xuống cấp đến mức như thế này? Nguyên nhân gốc gác và cốt lõi nào đã dẫn đến tình cảnh này?

http://phunutoday.vn/dataimages/201209/original/images766687_images407583_Chu_hao_1.jpg
GS Chu Hảo


PV: - Hàng ngàn độc giả cho rằng, hành vi nêu trên không phải là hành vi của con người, con cái nếu không hiếu đễ thì cũng không đến mức đuổi cha mẹ ra vỉa hè trước mắt thiên hạ giữa ban ngày, bất chấp mọi lời chê trách của xã hội. Đây có được coi là sự ưu thắng của cái tôi cá nhân hay chỉ là sự hóa thú của con người khi chạy theo giá trị vật chất, vị lợi bằng mọi giá?

GS Chu Hảo: - Bởi vì bây giờ đối với rất nhiều người thang giá trị đã thay đổi. Họ cho rằng, giá trị của mỗi cá nhân được đo bằng quyền, bằng tiền. Đặc biệt nếu có nhiều tiền, họ sẽ làm được tất cả mọi chuyện. Chỉ khư khư giữ lấy đạo đức, liệu có mấy người yêu quý họ, trong khi, nếu có nhiều tiền, chắc chắc sẽ được thiên hạ trọng vọng hơn.

Bây giờ cuộc sống là như thế. Sinh con ra là muốn con thành ngôi sao, thần tượng, thành ông nọ bà kia (đồng nghĩa với có thể kiếm nhiều tiền một cách dễ dàng) là kết quả của một nền giáo dục vị thành tích, chấp nhận sự giả dối, chấp nhận hư danh, một xã hội mà phần đông coi đồng tiền là giá trị cao nhất. Hậu quả thì chúng ta đã thấy rõ.

Vì vậy, việc ông Tiến sĩ đánh mẹ đẻ, đuổi mẹ ra khỏi nhà và vụ con cái đẩy bố đau ốm ra vỉa hè trước mắt thiên hạ, giữa thanh thiên bạch nhật ngay tại thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta làm tôi đau xót nhưng không quá ngạc nhiên. Và chính vì thế mà đau xót hơn, nỗi đau xót chung cho cả một thế hệ.

Bất lương, bạo lực thành tâm lý chung!?

PV: - Chúng ta có Ủy ban giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng hiền tài cho tương lai, cả hệ thống giáo dục cũng vào cuộc nữa. Vậy ông lý giải như thế nào khi những vụ bất hiếu, bất nhân, vị kỷ như thế xảy ra ngày càng nhiều và mức độ cũng ngày càng tệ hơn? Ông có cho rằng đó là những trường hợp cá biệt hay là hệ quả của giáo dục đã bỏ sót giáo dục nhân cách con người?

GS Chu Hảo: - Đó là hệ quả của giáo dục. Dứt khoát tình trạng văn hóa đạo đức xuống cấp đến thế này là hệ quả trực tiếp của nền giáo dục bất cập đã tồn tại từ rất lâu rồi mà rất nhiều tiếng nói tâm huyết đề nghị cần phải cải cách toàn diện và triệt để, cần có một cuộc cách mạng thực sự.

Nếu một nền giáo dục không hướng tới việc phát triển con người với tư cách một ngã thể, có nhân cách, độc lập sáng tạo mà chỉ đào tạo nên một công cụ lao động phục vụ xã hội, chỉ biết phục tùng một cách vô cảm thì nền giáo dục ấy sẽ không bao giờ có được những thế hệ có nhân cách, có năng lực.

Phải bắt đầu từ nhận thức giáo dục như vậy để xây dựng một nền giáo dục lành mạnh không phải chỉ nhằm đào tạo nguồn nhân lực mà còn làm nền tảng vững chắc cho việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, những giá trị mà mấy chục năm nay bị làm cho biến dạng, thui chột đi một cách đáng lo ngại...

http://phunutoday.vn/dataimages/201209/original/images766693_images766537_14_toi_8h_toi_ong_N_moi_duoc_cac_con_dua_ve_Phunutoday.vn.jpg
Ông lão bị con đặt nằm ở vỉa hè, hàng xóm đứng nhìn mà không giúp đỡ.


Vụ việc chùa Trăm Gian vừa rồi chỉ là một hiện tượng điển hình chứ không phải hy hữu. Đó là hiện tượng phổ biến không phải bây giờ mà đã mấy chục năm nay. Tháng 8 vừa rồi, tôi có đến dự Tuần lễ văn hóa Phật giáo ở Nghệ An.

Chúng tôi hết sức bất ngờ vì theo tư liệu của một nhà sử học, trước đây, Nghệ An đã từng là một trung tâm phật giáo, niên đại không kém gì vùng Luy Lâu, Bắc Ninh nơi từng tồn tại 700 ngôi chùa, giờ chỉ còn hơn 20 ngôi chùa.

Điều đáng buồn là 700 ngôi chùa nói trên bị phá một cách tàn hại nhất từ những năm 1950 cho tới hiện nay.

Phải làm thế nào cho nhiều người biết, nhiều người thấy nhức nhối với nỗi đau này, phải làm cho nhiều người thấy hổ thẹn, khiến họ có động lực hành động, đóng góp một phần nào đó để thay đổi. Ở đây tôi lại nhắc lại một lần nữa, mọi chuyện phải bắt đầu từ giáo dục.

Giáo dục là phát triển một con người cá thể hoàn chỉnh, có trách nhiệm xã hội và con người đó sẽ tự tìm ra cách để giải quyết những vấn đề gặp trong cuộc sống.

PV:- Chúng ta luôn nói gia đình là tế bào của xã hội, ông có nhận xét gì khi trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng nhiều những vụ "hai năm rõ mười" chứng tỏ gia đình đang bị nứt vỡ, chồng đánh vợ, vợ đầu độc chồng, con cái đánh đuổi bố mẹ vứt ra vỉa hè.... Hàng xóm kéo đến đứng xem và lên tiếng chê trách nhưng không ai giúp đỡ nạn nhân cả. Điều này cần được hiểu như thế nào cho đúng, thưa ông?

GS Chu Hảo: - Đó vẫn là những vấn đề về giáo dục và văn hóa. Sự vô cảm ấy bắt nguồn từ nền tảng đạo đức của xã hội và từng cá nhân. Cho tới khoảng những năm 60 – 70 và ngay cả trong chiến tranh, trên phố, nếu thấy có đứa trẻ con nào ăn cắp, tất cả mọi người xung quanh đều hô hoán, ngăn cản đứa bé kia làm điều xấu.

Thời ấy, cái thiện nói chung vẫn thắng cái ác, cái đẹp vẫn là giá trị tối thượng. Còn giờ đây, gặp kẻ cướp ở giữa đường, giả sử một người nào đó thiện chí, gan dạ mà hô hoán đuổi bắt thì cũng không ai hưởng ứng. Người ta dửng dưng. Nếu vô cảm thực sự đã trở thành căn bệnh xã hội thì hãy coi chừng! …

Càng nghĩ càng thấy phải sửa từ căn bản. Dù lên án những con người như ông Tiến sĩ đuổi mẹ ra khỏi nhà hay con cái đẩy bố ốm đau ra vỉa hè là quyền của mỗi người nhưng lên án những con người cụ thể ấy, theo tôi, không có giá trị gì nhiều.

Đừng dồn uất hận lên một con người, coi họ như con ghẻ của cộng đồng bởi nhiều khi con người ấy có thể chỉ là một nạn nhân, là sản phẩm của xã hội này. Chúng ta phải nghĩ tại sao lại dẫn tới tình trạng thê thảm đến thế?

Một truyện cổ kể rằng, có một vị quan đã lột trần bà mẹ và đứa con gái giải đi khắp các phố cho dân tình bêu riếu, phỉ nhổ vì một hành vi sai luật của vua.

Người dân của thành phố ấy không ai bảo ai tự động đóng cửa buông rèm, ngừng hoàn toàn mọi hoạt động buôn bán để bày tỏ chính kiến của họ về quyết định hà khắc của vị quan kia. Dân chủ thực ra là thế, mỗi người có thể tự quyết định hành động của mình hướng tới điều gì đó tốt đẹp hơn.

Hoàng Hạnh (thực hiện)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Tuấn Khỉ đã viết:
Khi sự giả dối và thói vô trách nhiệm lan tràn

Bài đăng trên VnMedia 15h59" ngày 12/09/2012

(VnMedia) - Thể thao và văn hóa, hay hẹp hơn theo cách chúng ta quen gọi là “bóng đá V-League” và “show – biz” đang tràn lan những hành động, những lời lẽ giả dối và vô trách nhiệm.

Thể thao và Văn hóa, hai lĩnh vực rất được quan tâm, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn như hiện nay, thì công chúng càng hướng sự quan tâm tới những lĩnh vực này. Giải trí là một nhu cầu tất yếu của đông đảo mọi người, bên cạnh đó là sự quan tâm tới nền văn hóa nghệ thuật và thể thao nước nhà.

Rồi đến cuộc thi đang đình đám The Voice, một cuộc thi ban đầu để lại khá nhiều ấn tượng tốt đẹp và thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Rút cuộc lộ ra một clip với đầy đủ những nội dung tin nhắn, cả một cuộc hội thoại và qua đó có thể thấy một sự dàn xếp kịch bản, dàn xếp kết quả trước.

Hóa ra nhạc sĩ, người hoạt động trong âm nhạc, vốn được coi là “tri thức” hơn cái “thằng cầu thủ ít học chỉ biết đá bóng”, cũng ăn nói bỗ bã chả khác gì dân quần đùi áo số.

Hóa ra là “Dờ Voi” cũng có dàn xếp kết quả - “dàn xếp tỉ số” chả khác gì cái bóng đá V-League. Bóng đá năm nào chẳng khối trận đấu có "mùi", BTC giải vẫn cứ “giải đã thành công, về đích an toàn”. Thì giờ đây, cái ông BTC cuộc thi “Dờ Voi” thấy có hiện tượng “dàn xếp tỉ số”, thì vẫn tổ chức họp báo rồi quanh co qua lại thì mọi sự cứ vẫn y nguyên, vẫn cứ là “về đích an toàn” đâu khác gì bóng đá.

Khi những lời lẽ quanh co giả dối và thói vô trách nhiệm lan tràn, thì công chúng, người hâm mộ biết đặt niềm tin vào đâu, vào ai, vào cái gì?

Quang Anh
Sự ra đi của mùa thu
 
Một đức tính đáng ghét, hạn chế sự phát triển cá nhân cũng như của đất nước cần sửa ngay và luôn của người Việt mình là gì? Tự hỏi mình lâu nay mãi chưa có câu trả lời nhất quán. Vì tính xấu thì nhiều (như người Việt xấu xí mà cả cố nhân lẫn người đương thời Vương Chí Nhàn đã liệt kê), cái nào cũng cần, cái nào cũng trầm trọng, quan trọng, cần sửa chữa, có cái không thể sửa chữa mà cần xóa bỏ ngay và luôn…Cuối cùng thì thấy cái đức (vô phúc) này ghê sợ nhất: luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác khi bản thân họ bị thiên hạ vạch ra những thói tật xấu, bị chỉ trích những hạn chế, yếu kém, những sai lầm. Thử bắt đầu từ một sự kiện rất nhỏ để nhìn ra đức quá “khủng” này qua sự kiện The Voice. Giám đốc phụ trách Âm nhạc Phương Uyên bị lên án từ một cuộc điện thoại dàn cho các thí sinh do ai đó bí mật thu được và tung lên mạng. Và sau đó là im lặng. Và sau đó là họp báo. Và sau đó là khóc lóc. Và sau đó là ngụy biện. Và sau đó là đổ lỗi…Và sau đó là dàn “chân gỗ” thay nhau phát biểu bảo vệ chương trình, cụ thể bảo vệ Phương Uyên. Cũng là tự bảo vệ mình trên con đường đến danh vọng.

Các “nữ hoàng”, “quí ông”, “các “tài năng” âm nhạc lên tiếng ca ngợi Phương Uyên hết lời như một tài năng không thể thay thế. Màn bi hài đó diễn ra đầy kịch tính, nhiều cung bậc cảm xúc của những người trong cuộc, nhưng người chứng kiến, và cả những người muốn tìm đến sự thật. Từ màn tâm sự đẫm nước mắt của Phương Uyên đến những lời tung hô, an ủi, khuyến khích cô đứng vững trước sóng gió “bất ưng” đổ ập xuống đầu…Và cuối cùng lời từ chức của Phương Uyên chìm nghỉm trong tiếng hô dậy sóng của ba quân, những người đang tham dự cuộc thi - người lệ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá của các cộng sự do Phương Uyên mời và lãnh đạo, phụ thuộc vào cảm xúc và không thể thiếu những nhận xét (tất nhiên khó tránh khỏi tính cá nhân) về thụ cảm nghệ thuật…

Thật đáng sợ tâm thế của người Việt hôm nay bộc lộ rõ nét của “màn kịch ngắn” The Voice này – Họ sẵn sàng phủ nhận tính xấu, việc làm xấu xa của ai đó với sự bàng quan, lấp liếm, có thể hàm chứa sự thân quen, tính vụ lợi:
“Về chuyện vừa qua, tôi thấy không đáng gì với bản thân tôi. Tôi chỉ muốn nói với chị Phương Uyên là 'I love you'". (Ca sỹ Thu Minh)

"Tôi học hỏi chị Phương Uyên về cách dạy dỗ thí sinh, đó là "Em phải thế này, em phải thế kia. Em mà không giỏi thì đứa khác sẽ bóp chết em". (Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng)
“Chị ấy là linh hồn của thí sinh và chương trình. Chị không được đi đâu hết. Hãy ngồi đây với chúng tôi". (Ca sỹ Hồ Ngọc Hà)
Hot boy Bùi Anh Tuấn nghẹn ngào: "Em không biết nói gì. Nhưng em mong chị Phương Uyên ở lại với chúng em. Vì chị chính là nơi tình yêu bắt đầu của em".
"Tôi khẳng định đây là quá trình làm nghề giữa những người có chuyên môn. Đối với tôi, chuyện này chẳng là gì". (nhạc sỹ Trần lập)
Và đây là Phương Uyên: "Trước cuộc họp, tôi quyết định sẽ sang Mỹ và không bao giờ trở lại. Ngày hôm nay, tôi mất quá nhiều. Tôi mất khán giả. Tôi đã 'tu' một thời gian, giờ trở lại là vì chương trình Giọng hát Việt. Nếu không tiếp tục làm việc này coi như tôi mất tất cả. Ai sai sẽ sửa. Tôi mong các anh chị phóng viên sẽ giúp tôi được khán giả hiểu con người thật chứ không như trong clip".Dừng lại một chút, nữ nhạc sĩ hướng về các phóng viên và hỏi: "Theo các anh chị, tôi có nên ở lại với The Voice không?". Một phóng viên nói: "Phải tự em làm điều đó chứ không ai giúp được". Cuối cùng, Phương Uyên chốt lại: "Vậy tôi sẽ ở lại The Voice và chứng minh cho mọi người thấy".
Mr. Đàm quay xuống các thí sinh The Voice và hỏi: "Ai đồng ý chị Phương Uyên tiếp tục giữ vị trí giám đốc âm nhạc thì giơ tay". Ngay lập tức, toàn bộ số thí sinh có mặt giơ tay lên và họ đồng loạt gọi to: "Phương Uyên, Phương Uyên".
Đấy nhé, Phương Uyên ở lại vì thí sinh mong muốn cô ta ở lại. Nhà sản xuất mong muốn cô ta ở lại. Đồng nghiệp kêu gọi cô ở lại. Phương Uyên đã hy sinh bản thân mình vì sự nghiệp chung. Câu chuyện xấu xa mà clip thể hiện đã tìm được kẻ tuẫn nạn – một kẻ mà nhà sản xuất nói đã gửi đơn thư lên Bộ công an vào cuộc để tìm ra vì có âm ưu “hãm hại và bôi nhọ” Phương Uyên. Tức là có kẻ thù địch, có thế lực thù địch đứng sau tất cả chuyện này. Từ thủ phạm, Phương Uyên thành “nạn nhân” đáng thương mau nước mắt. Ai sẽ là con dê tế thần thay cho Phương Uyên, cho The Voice sau khi Bộ công an vào cuộc?
Có bao nhiêu “màn kịch” The Voice of…như thế ở Việt Nam hiện nay?
[...]
Chợt nhớ câu thơ của nhà thơ quá cố Chu Hoạch:

Thu rất thật thu là chớm bước sang đông.
Em rất thật em – là lúc em hoang mang lựa chọn.
Anh rất thật anh – là biết ra đi cho nhẹ gọn.
Để đỡ cho em bớt một lời chào.
Và bớt cho đời một chút gió xôn xao…


Cách ra đi của mùa thu sẽ luôn là bài học làm người: ra đi đầy kiêu hãnh và tỏa rạng kể cả vào phút chót.
Văn hóa và Nghệ thuật Sống của con người sẽ đạt đỉnh cao ở Nghệ thuật Ra đi.
Bước vào lịch sử dường như dễ dàng hơn khi bước ra khỏi lịch sử, nhất là những người đạt đến đỉnh cao.
Có người bước ra khỏi lịch sử vẫn còn tiếp tục làm rạng rỡ lịch sử ở chiều kích rộng lớn hơn như Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Có người ra đi khỏi lịch sử âm thầm không chút vướng bận, để sống nốt cuộc đời làm người bé nhỏ, rồi mai kia về với cát bụi, tiếp tục kiếp luân hồi...
Bạn hãy tự chọn cho mình cách ra đi khỏi lịch sử, dù chỉ là lịch sử bản thân mình…

Thứ sáu, 14 Tháng 9 2012 10:07  
Bửu Đoàn


Nguồn: buudoan.com
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chuyện cái muỗng



TT - Con trai tôi gần 5 tuổi, nặng 29kg, người tròn tròn. Ai gặp bé cũng muốn nựng hoặc bẹo má. Là mẹ tôi thấy vui dù những lần đi khám bệnh định kỳ bác sĩ cảnh báo bé dư cân.

Có thể bác sĩ nói âm lượng hơi nhẹ nên tôi nghe rồi để đấy, cứ ngất ngây với vẻ bụ bẫm của con mình. Nhưng rồi âm lượng cảnh báo của bác sĩ cũng lớn dần lên: “Con chị thừa cân rồi, hãm lại đi, không thì béo phì đấy!”. Nói rồi, ông bác sĩ nhéo vào cái bụng của bé: “Bụng toàn mỡ!”. Lúc đó vợ chồng chúng tôi mới bàn bạc và lên kế hoạch cụ thể từ ăn uống, ngủ nghỉ cho con và quan tâm hơn chuyện ăn uống của trẻ em để học hỏi. Nào là giảm chất bột, tăng trái cây, rau củ, giảm xem tivi, chơi game trên máy tính, tăng vận động. Không ngờ bé rất thích các trò chơi vận động nên dần dần cái bụng gọn hơn.

Trong một lần ăn tối, tôi thấy cái miệng con đầy ắp thức ăn, má phồng ra, trên tay bé sẵn sàng một muỗng đầy cơm chờ đợi. Bé nhai và nuốt rất nhanh. Thấy tôi ngạc nhiên, bé giải thích ngay: “Cô giáo nói phải xúc đầy như thế ăn mới nhanh, ai ăn chậm là không ngoan!”. Tôi sợ bé hóc nên nhẹ nhàng khuyên bé ăn chậm lại, nhưng lời giải thích của tôi không thuyết phục được con.

Bất giác tôi nhớ đến những lúc đưa bé xuống sân chung cư chơi, thấy nhiều bà mẹ cũng dẫn con xuống chơi, kết hợp cho ăn. Những âm thanh vang lên: “Ngoan nào, há to ra, ùm!”, “nuốt!”. Có bé ăn rất ngoan, loáng cái hết bát cơm, được mẹ cho chơi. Có bé thức ăn đang đầy miệng, nhưng mẹ bé đã lăm lăm một muỗng cơm “đầy có ngọn” ở tư thế sẵn sàng và luôn miệng khích lệ bé nuốt thật nhanh, ăn thật nhiều. Có mấy bé vừa ăn xong miếng cơm cuối cùng, mẹ bé chưa kịp mừng thì... ói ào ra sân. Có bé vừa ói xong, mẹ bé lôi ra ngay một chén cháo khác, vừa dỗ dành vừa uy hiếp để bé ăn tiếp. Không phải những bé gầy mới chăm sóc như thế, mà ngay cả bé bụ bẫm cũng được mẹ o bế chuyện ăn uống. Mẹ nào cũng mong con mình giống như những bé “ăn muỗng đầy và ăn nhanh” kia, chứ không thích ăn muỗng nhỏ và nhai chậm.

Đến một ngày gặp một người bạn, tôi nhắc chuyện ăn uống của trẻ con. Đáp lại, bạn tôi kể từng được một chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cái muỗng rất quan trọng với sự phát triển của bé. Bé ở độ tuổi nào dùng muỗng kích cỡ đó, xúc cơm vừa phải, hướng dẫn bé ăn chậm, nhai kỹ để bé cảm nhận được những loại thức ăn. Điều này không những giúp tiêu hóa tốt (do nhai kỹ), không ăn nhiều nhưng no lâu và rất tốt cho dạ dày, sẽ không gây béo phì. Lớn lên trẻ quen cách ăn từ tốn, không nhai phồng mồm, phồng má...

Tôi bỗng nhớ cách đây khoảng 10 năm, một người bạn rủ tôi đi picnic cùng các bé người Nga học một trường tiểu học ở Hà Nội. Các bé rất hiếu động, chạy nhảy nhanh thoăn thoắt. Đến giờ ăn, sau khi rửa chân tay, các em ào vào bàn thức ăn. Tôi tưởng tượng một cảnh phồng mồm phồng má sắp diễn ra. Nhưng không! Các bé thành thạo cầm dao, nĩa nhẹ nhàng lấy thịt, dưa leo, một ít nước xốt cho vào đĩa của mình, rồi dùng dao cắt thức ăn và cho từng miếng nhỏ vào miệng ...

Hóa ra, một trong những nguyên nhân quan trọng làm trẻ con béo phì có thể từ cái muỗng! Và cái muỗng có thể tạo nên hình ảnh rất xấu xí của trẻ con khi ăn uống. Nhìn một người ngốn từng khối thức ăn trong miệng quả thật chẳng hay ho, lịch sự tí nào. Liệu các bà mẹ có muốn con mình như thế không?!

BÍCH HƯỜNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Liễn đối ở đàn tế Tây Sơn: chưa xứng



TT - Giới trí thức, học giả ở Bình Định đang phản ứng ba câu liễn đối đặt tại đàn tế trời đất ở Tây Sơn, ngay sau khi công trình này khánh thành (ngày 13-9) với vốn đầu tư trên 50 tỉ đồng.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=590190
Câu liễn đặt ở cổng chính đàn tế trời đất - Ảnh: Trường Đăng



Đàn tế trời đất được UBND tỉnh Bình Định xây dựng trên núi Ấn Sơn (thuộc xã Bình Tường, huyện Tây Sơn), khởi công từ ngày 26-11-2011 trên diện tích 46ha, hiện còn nhiều công đoạn đang tiếp tục hoàn thành. Việc xây dựng đàn tế trời đất là bày tỏ lòng tôn kính của nhân dân Bình Định và cả nước đối với công lao to lớn của nghĩa quân Tây Sơn đã dựng cờ chống thù trong giặc ngoài. Đây là nơi nhân dân cả nước đến viếng thăm, dâng hương để bày tỏ lòng biết ơn và còn tạo điểm nhấn du lịch.

Thế nhưng, riêng về các câu liễn đối, một nhà giáo Hán - Nôm bức xúc: “Sau này bá quan văn võ khắp nơi đến viếng họ sẽ nghĩ gì về “trời văn” Bình Định qua các câu liễn này!”.

Liễn đối không chuẩn
Câu liễn thứ nhất được đặt ở cổng đón: Ngàn thu vượng khí anh linh, một dải non sông kỳ tuyệt/ Ba vị anh hùng cái thế, bốn phương trời bể tung hoành. Nhiều nhà nghiên cứu Hán học, liễn đối ở Bình Định cho rằng câu này nhiều từ chưa chuẩn. Từ vượng khí nghĩa là khí tốt (tính từ) hoặc khí tốt luôn vượng (động từ), dù xét ở góc độ nào cũng không thể đối với anh hùng (danh từ) ở dưới. Từ anh linh (tính từ) lại cho đối với cái thế (động từ); kỳ tuyệt là rất lạ (tính từ) không thể đối với tung hoành nghĩa là dọc ngang (động từ)...

Câu thứ hai đặt ở trước cổng đền ấn: Công đức ngàn năm ghi bia đá/ Truyền thống muôn đời tạc tâm can. Hai từ ngàn năm/muôn đời cùng thanh bằng nên không phải đối; bia đá/tâm can một từ là thuần Việt với kết cấu chính - phụ và một từ Hán - Việt với cấu tạo đẳng lập hoàn toàn không thể đối. Câu đối này không chuẩn, không hay lại có ý không rõ ràng (công đức của ai?). Trước sự râm ran của dư luận, câu liễn này sau khi đặt lên hai ngày đã được dỡ xuống.

Câu thứ ba đặt ở cổng chính “Bảo sơn thiên ấn”: Trăm họ lầm than, nổi trống Tây Sơn trừ bạo chúa/ Bốn phương loạn lạc, giương cờ Bình Định (bình định) cứu lương dân. Nếu từ bình định không được viết hoa thì đối không chuẩn, vì bình định là dẹp yên giặc giã, ổn định việc cai trị là động từ không thể đối với danh từ riêng Tây Sơn. Từ Bình Định đặt đối với từ Tây Sơn nên dễ dẫn dụ người đọc nghĩ Bình Định phải viết hoa để chuẩn đối, đúng ý theo cấu trúc câu. Nhưng nếu viết hoa là địa danh Bình Định thì sai trầm trọng về kiến thức lịch sử. Bởi lúc Tây Sơn nổi trống thì chưa có địa danh Bình Định.

Không thể tùy tiện
Theo ý kiến của Lộc Xuyên Đặng Quí Địch - một nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa cổ ở Bình Định, các câu liễn ca ngợi được tài năng nhưng chưa nêu được công đức sự nghiệp của anh em Tây Sơn, sai nhiều về kiến thức đối lẫn lịch sử.

Theo ông Trần Đình Trắc, một người dân ở TP Quy Nhơn, từ bạo chúa cần xem xét lại chứ không thể chỉ chúa Trịnh là bạo chúa. Vào thời điểm 1771-1786 ở nước ta chỉ có nhược chúa (chúa yếu hèn), chúa Bắc Hà là Đoan Nam Vương Trịnh Khải được kiêu binh dựng lên, chính trị do kiêu binh thao túng. Chúa Nam Hà là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi, quyền hành do Trương Phúc Loan hành xử.

“Những câu liễn trên chưa nói lên được đặc tính địa linh (đất Tây Sơn), nhân kiệt (anh em Tây Sơn), chưa nói được công đức sự nghiệp vĩ đại của đức Quang Trung nói riêng, nhà Tây Sơn nói chung là đánh đuổi giặc phương Bắc, giặc Xiêm cứu nước. Những câu liễn này chưa chuẩn và không xứng tầm với công lao to lớn của ba vị anh hùng Tây Sơn, không đáng có mặt ở đàn tế trời đất Tây Sơn” - ông Đặng Quí Địch nhận xét.

Ông Đặng Quí Địch đã gửi đến giám đốc Sở VH-TT&DL Bình Định ba câu liễn của các nhà Nho nổi tiếng ở Bình Định với hi vọng đàn tế trời đất có câu liễn đối ngợi ca xứng tầm với công đức của nhà Tây Sơn chứ không thể ngẫu hứng, tùy tiện.

TRƯỜNG ĐĂNG


Làm lại các cặp đối khác là mong muốn thiết tha cháy bỏng của nhà thầu xây dựng và những quan chức có thẩm quyền.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lại Gia

Nước ta địa linh nhân kiệt từ xưa đến nay không thiếu chỉ khuyết...mà thôi!Việc cầu...hiền dường như qua sự việc đàn tế Tây Sơn xem ra bị bỏ ngỏ hoặc sơ sài chưa đủ...tầm chăng?Giữ gìn nét văn hoá truyền thống là một ý tốt,việc hay đáng làm song cần thiết thực với cuộc sống.

Đương say lảm nhảm đôi câu
Việc kia đã có trong đầu chớ lo!
Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ
(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [36] [37] [38] [39] [40] [41] [42] ... ›Trang sau »Trang cuối