Trang trong tổng số 20 trang (191 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

CHÚ THÍCH TIẾP THEO CỦA BÀI "XIN GỬI NÉN TÂM NHANG"

(5): Phù sa sông Hồng bồi đắp nên bãi Tự Nhiên. Nơi đây ngày trước công chúa Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử. Nay bãi Tự Nhiên thuộc xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội. Nó đối diện với xã Bình Minh của Khoái Châu Hưng Yên.

(6): Đường Lâm là một xã thuộc Thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được nhà nước trao bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19/5/2006.
Nơi đây sản sinh ra nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, Thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía-bà là vương phi của chúa Trịnh Tráng). Khâm sai đại thần, Bộ trưởng Nội vụ, Phó thủ tướng Phan Kế Toại. Thám hoa Kiều Mậu Hãn. Họa sĩ Phan Kế An. Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ…Vì vậy Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua – Ngô Quyền và Phùng Hưng.

(7): Hà Đông có lụa Vạn Phúc nổi tiếng. Trong Vạn Phúc thì lụa Hàng Vân nổi tiếng nhất. Mặc đồ lụa ở đây mùa đông thì cho ấm. Mùa nóng thì cho mát. Từ xa xưa đến nay, lụa Hàng Vân đã xuất đi rất nhiều nơi trên thế giới và làm quần áo cho vua chúa, quan lại mặc.


(Còn tiếp)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thụ thi

Nhớ mãi

Hà Tây đã mất mấy năm rồi
Nỗi niềm vương vấn mãi không thôi
Ký ức hằn sâu bao kỷ niệm
Một thời thơ ấu đậm trong tôi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

phamanhoa

Thụ thi đã viết:
Nhớ mãi

Hà Tây đã mất mấy năm rồi
Nỗi niềm vương vấn mãi không thôi
Ký ức hằn sâu bao kỷ niệm
Một thời thơ ấu đậm trong tôi
Mất còn lẽ áy đã thông rồi,
Vương vấn mà chi chỉ khổ thôi.
Hà nội,Hà Tây,Hà cả đấy,
Vôi tường đâu khác mấy vôi tôi.

PAH
Phước lộc giàu sang nào dám tưởng
Chỉ mong còn sức vững tay chèo
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thụ thi đã viết:
Nhớ mãi

Hà Tây đã mất mấy năm rồi
Nỗi niềm vương vấn mãi không thôi
Ký ức hằn sâu bao kỷ niệm
Một thời thơ ấu đậm trong tôi[/quote]

Hà Tây chưa mất đã đi rồi
Còn nói làm chi nữa với thôi
Cụ tổ rời làng từ tám hoánh
Quê người tôi khóc nhớ quê tôi.

TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

CHÚ THÍCH TIẾP THEO CỦA BÀI "XIN GỬI NÉN TÂM NHANG"

(8): Chợ Cháy thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Đông – Trước đây bán gạo tám thơm ngon nổi tiếng trong vùng.

(9): Làng Chuông (xã Phương Trung Thanh Oai Hà Tây) nức tiếng hơn nghìn năm nay bởi những sản phẩm nón tinh xảo. Ngày nay mặt hàng thủ công này được thế giới biết đến.

(10): Nghề thêu có ở nhiều địa phương, nhưng dạt đến trình độ tinh xảo và kỹ thuật điêu luyện thì không đâu bằng người làng Quất Động thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín Hà Đôngcũ. Theo gia phả còn lưu giữ, người có công truyền dậy nghề cho dân làng là ông Lê Công Hành, ông sống vào khoảng thế kỷ 17. Từ đó ông được tôn làm tổ nghề thêu và cứ vào ngày mất của ông 12 tháng 6 hàng năm lại tổ chức tế lễ rất trang trọng để tưởng nhớ công ơn vị tổ đã truyền dạy nghề thêu cho dân làng.
Xưa kia, thợ thêu Quất Động cũng như thợ thêu các nơi chỉ làm các loại nghi môn, trướng, câu đối treo ở đình, chùa và các loại khăn chầu, áo ngự của vua chúa. Kỹ thuật thêu cũng đơn giản, màu sắc cũng chưa phong phú như ngày nay (dùng 5 màu chỉ: Vàng, đỏ, tím, xanh, lục). Đầu thế kỷ XX, nghề thêu phát triển và kỹ thuật thêu ngày càng tinh tế, khéo léo hơn gồm thêu trắng, thêu màu nổi, thêu cuốn, thêu kim tuyến… Đến nay, các nghệ nhân của làng có thể thêu được rất nhiều sản phẩm khác nhau, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường; từ thêu chăn, ga, gối, đệm, khăn trải bàn, khăn ăn… đến các sản phẩm cao cấp như: Áo thêu, tranh thêu… Những sản phẩm của Quất Động rất tinh vi và hiện đại, thu hút rất nhiều khách hàng gần xa, nhất là thị trường các nước ở châu Âu.

(Còn tiếp)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

CHÚ THÍCH TIẾP THEO CỦA BÀI "XIN GỬI NÉN TÂM NHANG"

(11): Làng nghề sơn son thếp vàng và sơn mài Hạ Thái thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín có 200 năm lịch sử.
(12): Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 20 km về phía Tây là làng Sơn Đồng, thuộc huyện Hoài Đức, Hà Tây. Đây là làng làm nghề điêu khắc gỗ truyền thống, chuyên chế tác tượng Phật và đồ thờ tự nổi tiếng cho các tỉnh phía Bắc.
(13): Làng Trạch Xá (Thuộc xã Hòa Lâm huyện Ứng Hòa, Hà Đông có nghề may áo dài từ rất lâu đời. Áo dài Trạch xá có thương hiệu nổi tiếng vươn ra tận kinh thành đến những phố chuyên may áo dài như Lương Văn can, Hàng Gai, Cầu Gỗ với những hiệu may nổi tiếng như Mỹ Hào,, Phúc Trạch...có gốc ở Trạch xá.
(14): Làng nghề thủ công mỹ nghệ Phú Vinh thuộc xã Phũ Nghĩa, Chương Mỹ,  Hà Tây được hình thành hơn 300 năm trước. Nơi đây chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan từ các nguyên liệu song, mây, tre, giang, nứa...Các sản phẩm của làng nghề này đã có mặt ở trên 50 quốc gia trên thế giới.

(Còn tiếp)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

toidayma1

Thụ thi đã viết:
Nhớ mãi

Hà Tây đã mất mấy năm rồi
Nỗi niềm vương vấn mãi không thôi
Ký ức hằn sâu bao kỷ niệm
Một thời thơ ấu đậm trong tôi

Dần quên

Sáp nhập Hà tây Hà nội rồi
Tháng ngày bận rộn sẽ quên thôi
Vấn vương không dứt gây phiền muộn
Chia sẻ cùng nhau bạn với tôi


T. D. M.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thụ thi

Còn "ĐẦU"
Hà Đông sáp nhập thành Hà Tây
Từ bấy nhiêu năm trải đến nay
Một dạo Hà SƠN BÌNH rộng mở
Giờ thành Hà Nội tiếp vòng xoay

Rời quê hơn ba chục năm rồi
Núi rừng Nam-Bắc đến nhiều nơi
Giờ đây Đà Nẵng đang cư ngụ
Chả biết bao giờ trở lại ôi

Nơi quê còn nấm mồ cha mẹ
Và bao kỷ niệm tuổi thơ vui
Mỗi lần thăm lại như xa lạ
Thấy mình sao lạc lõng chơi vơi

Thổn thức tiếng kêu Hà Tây ơi!
Xa lắc xa lơ một phương trời
Cái tên giờ trở thành quá khứ
Còn lại mỗi Hà tồn tại thôi./.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

CHÚ THÍCH TIẾP THEO CỦA BÀI "XIN GỬI NÉN TÂM NHANG"

(15): Làng nghề truyền thống Chàng Sơn (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Tây) có từ lâu đời. Bàn tay tài hoa của người thợ Chàng Sơn còn lưu dấu trên một số công trình nổi tiếng của Việt Nam như: Kiến trúc gỗ chùa Tây Phương, 18 pho tượng La Hán chùa Tây Phương và tượng gỗ ở văn miếu Quốc Tử Giám.
(16): Khảm trai Chuôn Ngọ là một làng nghề truyền thống thuộc xã Chuyên Mỹ huyện Phú Xuyên Hà Đông cũ. Trải ngót gần nghìn năm nay, đời này qua đời khác, nghề khảm trai Chuyên Ngọ vẫn được lưu giữ và phát triển.
(17): Xã Phùng Xá thuộc huyện Thạch Thất Hà Tây vốn nổi tiếng với nghề cơ, kim khí từ nhiều năm nay. Cùng với việc tích cực chuyển đổi theo hướng công nghiệp, thu nhập từ nghành này chiếm trên 87,7% cơ cấu kinh tế. Nhờ đó mà xã có 39% hộ giầu, hộ nghèo chỉ còn 2,23%.
(18): Làng Thượng Hiệp xã Tam Hiệp huyện Phúc Thọ Hà Tây có gần 1000 hộ gia đình sinh sống. Nghề may trong làng có từ lâu đời được khôi phục đã góp phần làm thay đổi diện mạo của làng.

(còn tiếp)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

CHÚ THÍCH TIẾP THEO CỦA BÀI "XIN GỬI NÉN TÂM NHANG"

(19): Làng Đào Xá thuộc xã Đông Lỗ, huyện ứng Hòa, Hà Đông, vào thời nhà Nguyễn, làng này thuộc huyện Sơn Minh phủ Ứng Thiên trấn Sơn Nam Thượng (Sau là phủ Ứng hòa tỉnh Hà Nội). Đây là làng nghề nổi tiếng với các sản phẩm nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Các loại đàn được sản xuất ở đây gồm đàn bầu, tam thập lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, nhị hồ, líu...Sản phẩm nơi đây được bán khắp Việt Nam. Làng này đang đứng trước nguy cơ mất nghề do thanh niên trong làng không còn hứng thú theo đuổi nghề. Làng nghề này đã có hàng trăm năm. Nay chỉ còn gần 20 hộ theo nghề.
Thời kinh tế lạm phát, nhiều làng nghề truyền thống rơi vào cảnh long đong tìm đầu ra, nhưng với làng nghề tiện gỗ ở Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Đông cũ thì khác. Không những chẳng bị mai một theo năm tháng mà còn phát triển mạnh mẽ.. Những sản phẩm của Nhị Khê như chiếu gỗ, mành gỗ...ngày càng có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.
(20): Nghề nuôi bò sữa ở Ba Vì Sơn Tây ngày càng phát triển. Huyện Ba Vì đang triển khai mô hình nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp cùng xây dựng, phát triển thương hiệu sữa Ba Vì. Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

(còn tiếp}
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 20 trang (191 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối