Trang trong tổng số 1 trang (10 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Đôi lời...




Thiên tai, cháy, nổ luôn là hiểm hoạ đối với nhân loại, trong đó có Việt Nam ta. Để có thể tự giúp mình hoặc giúp người khác khi gặp nạn, ai ai cũng cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Tuy vậy, không phải lúc nào điều này cũng được mọi người chú ý đúng mức hoặc không có điều kiện tìm hiểu để nắm bắt, vận dụng. Qua tai nạn chìm xe do nước lũ cuốn trong rạng sáng ngày 18/10/2010 tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh, dẫn đến cái chết thương tâm của 19 nạn nhân và sự may mắn thoát hiểm của 18 hành khách khác, đã có nhiều bài viết xuất phát từ sự trăn trở của xã hội, chỉ ra nguyên nhân cũng như hướng dẫn cho mọi người những hiểu biết và kỹ năng cần thiết. Đọc những bài báo đó, NT thấy hết sức bổ ích.


           Do đó, NT lập chủ đề này để đưa những thông tin đó vào đây, cũng là một cách giúp thêm cho thành viên Thi viện tiếp cận và tìm hiểu thêm, cũng như có nơi để đóng góp các bài viết, các tư liệu hay cho mọi người tham khảo về những hiểm hoạ từ thiên tai, cháy, nổ... và cách phòng tránh, kỹ năng ứng xử cấp thiết trong các tình huống đó để thoát hiểm.

           Mong là mỗi một thành viên sẽ hưởng ứng, trước hết xem như chính chúng ta đang trang bị cho mình và gia đình, sau đó là cộng đồng.

Để bắt đầu, NT xin phép chuyển loạt bài về tránh bị sóng biển cuốn khi tắm biển của bạn Đồ Nghệ đã post từ lâu trong chủ đề: "Những mẹo vặt cần cho mọi nhà, mọi người" vào đây...
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

KINH NGHIỆM ĐI TẮM BIỂN MÙA HÈ


http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/F_RipCurrentssticker2.png


ĐN.25-5-2010   Trong những ngày hè nóng nực, không có gì vui thú bằng đưa gia đình đi tắm biển. Nước ta có bờ biển dài hơn 3000 km, có nhiều bãi biển đẹp nên tắm biển là một trong những thú vui của nhiều gia đình vào cuối tuần. Mọi người vui thú vẫy vùng cùng sóng biển, trẻ con đào cát, xây lâu đài cát chán chê rồi kéo nhau nhảy ùm xuống biển, ngụp lặn theo từng con sóng vỗ bờ. Đây cũng là dịp đề chúng ta tán chuyện, thưởng thức những món hải sản tuyệt vời, rồi trở về nhà trong trạng thái tinh thần phấn chấn cho một tuần làm việc mới.
Tuy nhiên tắm biển cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm. Thỉnh thoảng, chúng ta nghe chuyện thương tâm về những người hoặc trẻ em bị cuốn trôi ra biển mà mọi ứng cứu đều trở nên quá muộn màng. Cứ vài tuần tôi lại thấy báo online đưa tin vài người tắm biển, thường là các em nhỏ, bị sóng cuốn chết đuối.
Trong bài này, tôi đề cập đến một vấn đề an toàn mà chúng ta cần quan tâm khi đưa con mình đi tắm biển. Trẻ em thích tắm biển còn trách nhiệm của chúng ta là giúp cho các con của chúng ta tắm biển một cách an toàn.
Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta nên tắm biển ở những bãi tắm có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và tắm trong những khu vực được báo hiệu an toàn. Ngoài ra, trước khi cho con mình xuống biển, chúng ta cần quan sát bãi biển để tìm dòng chảy xa bờ (rip current) cũng như ước lượng độ dốc và độ sâu của bãi biển.


http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/memdaybeach.jpg



Dòng chảy xa bờ là gì

Dòng chảy xa bờ là danh từ tôi tạm dịch từ “rip” hay “rip current”. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current).
(Ghi chú: tôi rất cám ơn nếu có anh chị nào cho biết danh từ chính xác hơn để dịch từ rip current)

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/160510-tam-bien.jpg



Hình ảnh trên cho chúng ta thấy một dòng chảy xa bờ. Trong thí nghiệm này, người ta rắc chất màu sát bờ biển. Người ta quan sát thấy chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.
Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ra biển mà chạy dọc theo bờ biển.

Vì sao chúng ta phải nhận ra dòng chảy xa bờ trước khi xuống biển? Vì chúng rất nguy hiểm.

Tại sao dòng chảy xa bờ nguy hiểm?

Dòng chảy xa bờ (Rip Curents) được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó cũng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic! Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.
Dòng chảy xa bờ có thể cực kỳ nguy hiểm vì nó kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho người biết bơi kiệt sức, hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ.
Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.
Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển.
Do đó, khi tắm biển, chúng ta cần nhớ rằng
vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.

Xem thêm ở http://video.google.com/v...cid=-3122210368327006932#

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/calm_rip_current_132.jpg
Vùng lặng sóng-giữa hai mũi tên đỏ- ẩn chứa nguy hiểm



Trong hình trên đây, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves) thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là chúng ta rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/SC011062873_48917_1RipCurrent.png



Một ví dụ khác như hình trên đây. Vùng không có sóng bạc đầu chính là dòng chảy xa bờ. Vùng này rất nguy hiểm dù chúng lặng sóng. Khi chúng ta đi vào vùng này, chúng ta có thể bị bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi ra biển.

Làm thế nào để nhận ra dòng chảy xa bờ?

Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.
Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:
• Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.
• Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn
• Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển


http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/001Ripcurrent.jpg



Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ

Các khảo sát cho thấy dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước. Dòng chảy xa bờ chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu (breaking waves) và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ. Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy xa bờ vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ khiến người đó mau chóng kiệt sức rồi chết đuối. Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác.
Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to. Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ.
Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy xa bờ là tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ.


http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/160510-tam-bien6.jpg



Lời khuyên của chuyên gia khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:

• Bình tĩnh. Không hoảng loạn
• Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ
• Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ
• Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
• Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.
• Một lần nữa, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.


Để giảm nguy cơ rơi vào dòng chảy xa bờ, bạn cần phải có những hiểu biết về chúng, biết cách nhận dạng và không nên bơi trong hoặc gần dòng chảy xa bờ.
Bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn (ở một số nước là vùng giữa cờ đỏ và cờ vàng, còn ở Việt Nam chưa thấy có sự cảnh báo nào về nguy cơ "dòng chảy xa bờ" - Rip curent như đang đề cập). Bạn cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.
Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.


http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/Z2A_rip-current-4.gif



Lời kết

Trước khi tắm biển, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm và độ an toàn của bãi biển mà chúng ta sắp xuống tắm. Chúng ta cần dành vài phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ và không nên bơi gần những vùng đó. Khi chẳng may rơi vào dòng chảy xa bờ, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi dòng chảy đó bằng cách bơi song song với bờ biển hoặc bơi vuông góc với dòng chảy xa bờ để vào vùng có sóng bạc đầu để nhờ sóng đưa chúng ta vào bờ. Tuyệt đối không nên bơi ngược dòng chảy xa bờ và luôn nhớ là vùng bờ biển lặng sóng không có nghĩa là nơi đó an toàn.
Chúng ta hãy cùng nhau phổ biến kiến thức về dòng chảy xa bờ này đến các cha mẹ trẻ, đến mọi người để giúp các con chúng ta tắm biển một cách an toàn.

Tham khảo:
         http://video.google.com/videoplay?docid=-3122210368327006932#
         http://video.google.com/v...ocid=-4739805788391543808
         http://video.google.com/videoplay?docid=-3122210368327006932#docid=8117434235126788273
         và v. v...

ĐN sưu tầm và tổng hợp .
Mùa tắm biển.Tháng 5-2010

Trắc nghiệm:

Các bạn hãy chỉ ra dòng chảy xa bờ thấy được trên hình sau đây:

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/160510-tam-bien7.jpg


Giải đáp: Vùng có dòng chảy xa bờ (rip curents) ở hình trên là những vùng không có sóng bạc đầu (breaking waves) và lặng sóng hoặc sóng nhỏ hơn các vùng khác, thường có màu sắc đậm hơn (do nước sâu hơn).
Dòng chảy xa bờ: Rip Current- được bạn Lãng tử năm xưa dịch là "dòng nước xoáy". Xin cảm ơn bạn LTNX.
Chúc các bạn và gia đình hưởng những ngày nghỉ mát, du lịch và tắm biển thật vui, lý thú và an toàn, mạnh khoẻ
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

langtunamxua

RIP CURRENT : Dòng nước xoáy. Khi nước triều lên, sóng dồn dập đánh vào bờ. Nước rút ra gặp dòng nước do sóng đưa vào. Chỗ hai dòng nước gặp nhau, trong điều kiện nào đó có thể, tạo thành một "dòng xoáy" (ngầm) trước khi rút ra khoài khơi. Ở chổ này, đáy biển trở thành một vùng lõm người bất hạnh lọt vào vùng này có cảm giác hụt chân bị nước kéo xuống, lôi ra xa. Vùng nước xoáy không hẳn luôn cố định, chúng di chuyển và đổi chỗ tuỳ theo điều kiện.

Ngày xưa thủa còn đi học, chiều thứ bảy LT cùng bạn bè phóng xe Honda ra ngoài Vũng Tàu tắm biển, ngủ đêm ngoài bãi. Chiều chủ nhật phóng về Sài Gòn. Hôm nào biển động sóng to người ta treo cờ đen hình sọ người báo hiệu sự nguy hiểm, tránh ra xa. Chỗ có nước xoáy được cảnh báo không được tắm gần, bằng cách cắm cờ đỏ. Bài của bác ĐN rất hữu ích và nêu rõ sự nguy hiểm ra sao. ACE nào dự định đi biển dịp hè này nên đọc kỹ để tìm hiểu. LT xin đóng góp một chút thô thiển cùng Đồ Nghệ.

Lãng Tử
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đồ Nghệ đã viết:
.

KINH NGHIỆM ĐI TẮM BIỂN MÙA HÈ


http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/F_RipCurrentssticker2.png


ĐN.25-5-2010   Trong những ngày hè nóng nực, không có gì vui thú bằng đưa gia đình đi tắm biển. Nước ta có bờ biển dài hơn 3000 km, có nhiều bãi biển đẹp nên tắm biển là một trong những thú vui của nhiều gia đình vào cuối tuần. Mọi người vui thú vẫy vùng cùng sóng biển, trẻ con đào cát, xây lâu đài cát chán chê rồi kéo nhau nhảy ùm xuống biển, ngụp lặn theo từng con sóng vỗ bờ. Đây cũng là dịp đề chúng ta tán chuyện, thưởng thức những món hải sản tuyệt vời, rồi trở về nhà trong trạng thái tinh thần phấn chấn cho một tuần làm việc mới.
Tuy nhiên tắm biển cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm. Thỉnh thoảng, chúng ta nghe chuyện thương tâm về những người hoặc trẻ em bị cuốn trôi ra biển mà mọi ứng cứu đều trở nên quá muộn màng. Cứ vài tuần tôi lại thấy báo online đưa tin vài người tắm biển, thường là các em nhỏ, bị sóng cuốn chết đuối.
Trong bài này, tôi đề cập đến một vấn đề an toàn mà chúng ta cần quan tâm khi đưa con mình đi tắm biển. Trẻ em thích tắm biển còn trách nhiệm của chúng ta là giúp cho các con của chúng ta tắm biển một cách an toàn.
Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta nên tắm biển ở những bãi tắm có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và tắm trong những khu vực được báo hiệu an toàn. Ngoài ra, trước khi cho con mình xuống biển, chúng ta cần quan sát bãi biển để tìm dòng chảy xa bờ (rip current) cũng như ước lượng độ dốc và độ sâu của bãi biển.


http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/memdaybeach.jpg



Dòng chảy xa bờ là gì

Dòng chảy xa bờ là danh từ tôi tạm dịch từ “rip” hay “rip current”. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current).
(Ghi chú: tôi rất cám ơn nếu có anh chị nào cho biết danh từ chính xác hơn để dịch từ rip current)

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/160510-tam-bien.jpg



Hình ảnh trên cho chúng ta thấy một dòng chảy xa bờ. Trong thí nghiệm này, người ta rắc chất màu sát bờ biển. Người ta quan sát thấy chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.
Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ra biển mà chạy dọc theo bờ biển.

Vì sao chúng ta phải nhận ra dòng chảy xa bờ trước khi xuống biển? Vì chúng rất nguy hiểm.

Tại sao dòng chảy xa bờ nguy hiểm?

Dòng chảy xa bờ (Rip Curents) được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó cũng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic! Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.
Dòng chảy xa bờ có thể cực kỳ nguy hiểm vì nó kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho người biết bơi kiệt sức, hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ.
Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.
Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển.
Do đó, khi tắm biển, chúng ta cần nhớ rằng
vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.

Xem thêm ở http://video.google.com/v...cid=-3122210368327006932#

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/calm_rip_current_132.jpg
Vùng lặng sóng-giữa hai mũi tên đỏ- ẩn chứa nguy hiểm



Trong hình trên đây, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves) thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là chúng ta rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/SC011062873_48917_1RipCurrent.png



Một ví dụ khác như hình trên đây. Vùng không có sóng bạc đầu chính là dòng chảy xa bờ. Vùng này rất nguy hiểm dù chúng lặng sóng. Khi chúng ta đi vào vùng này, chúng ta có thể bị bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi ra biển.

Làm thế nào để nhận ra dòng chảy xa bờ?

Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.
Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:
• Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.
• Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn
• Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển


http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/001Ripcurrent.jpg



Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ

Các khảo sát cho thấy dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước. Dòng chảy xa bờ chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu (breaking waves) và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ. Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy xa bờ vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ khiến người đó mau chóng kiệt sức rồi chết đuối. Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác.
Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to. Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ.
Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy xa bờ là tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ.


http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/160510-tam-bien6.jpg



Lời khuyên của chuyên gia khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:

• Bình tĩnh. Không hoảng loạn
• Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ
• Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ
• Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
• Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.
• Một lần nữa, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.


Để giảm nguy cơ rơi vào dòng chảy xa bờ, bạn cần phải có những hiểu biết về chúng, biết cách nhận dạng và không nên bơi trong hoặc gần dòng chảy xa bờ.
Bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn (ở một số nước là vùng giữa cờ đỏ và cờ vàng, còn ở Việt Nam chưa thấy có sự cảnh báo nào về nguy cơ "dòng chảy xa bờ" - Rip curent như đang đề cập). Bạn cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.
Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.


http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/Z2A_rip-current-4.gif



Lời kết

Trước khi tắm biển, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm và độ an toàn của bãi biển mà chúng ta sắp xuống tắm. Chúng ta cần dành vài phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ và không nên bơi gần những vùng đó. Khi chẳng may rơi vào dòng chảy xa bờ, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi dòng chảy đó bằng cách bơi song song với bờ biển hoặc bơi vuông góc với dòng chảy xa bờ để vào vùng có sóng bạc đầu để nhờ sóng đưa chúng ta vào bờ. Tuyệt đối không nên bơi ngược dòng chảy xa bờ và luôn nhớ là vùng bờ biển lặng sóng không có nghĩa là nơi đó an toàn.
Chúng ta hãy cùng nhau phổ biến kiến thức về dòng chảy xa bờ này đến các cha mẹ trẻ, đến mọi người để giúp các con chúng ta tắm biển một cách an toàn.

Tham khảo:
         http://video.google.com/videoplay?docid=-3122210368327006932#
         http://video.google.com/v...ocid=-4739805788391543808
         http://video.google.com/videoplay?docid=-3122210368327006932#docid=8117434235126788273
         và v. v...

ĐN sưu tầm và tổng hợp .
Mùa tắm biển.Tháng 5-2010

Trắc nghiệm:

Các bạn hãy chỉ ra dòng chảy xa bờ thấy được trên hình sau đây:

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/160510-tam-bien7.jpg


Giải đáp: Vùng có dòng chảy xa bờ (rip curents) ở hình trên là những vùng không có sóng bạc đầu (breaking waves) và lặng sóng hoặc sóng nhỏ hơn các vùng khác, thường có màu sắc đậm hơn (do nước sâu hơn).
Dòng chảy xa bờ: Rip Current- được bạn Lãng tử năm xưa dịch là "dòng nước xoáy". Xin cảm ơn bạn LTNX.
Chúc các bạn và gia đình hưởng những ngày nghỉ mát, du lịch và tắm biển thật vui, lý thú và an toàn, mạnh khoẻ[/quote]

Bài này rất bổ ích và thiết thực cho ai đi tắm biển mà chưa biết đến điều này. Mình sắp thập thò miệng lỗ rồi, năm nào cũng đi tắm biển mà chẳng biết được điều này. Chẳng ai phổ biến, chẳng ai cảnh báo cho. Đồ Nghệ nên có cách gì trao đổi với cơ quan hữu trách để phổ biến rộng rãi điều này. Rất cám ơn Đồ Nghệ!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Đáng lẽ họ đã không phải chết

(Bài viết của Bác sĩ Quản Hồng Đức, Giám đốc điều hành công ty TNHH MTV Dòng Kẻ)




Tôi đọc đi đọc lại bài viết “Tiếng kêu cứu tuyệt vọng trên chiếc xe bị lũ cuốn” của hai tác giả Nguyên Khoa và Nguyễn Hưng trên báo VnExpress ngày 19/10. Càng đọc tôi lại càng day dứt với câu hỏi liệu chúng ta có thể tránh được những cái chết đã được báo trước như vậy không?


            Nhưng có lẽ câu hỏi mà tôi đang day dứt sẽ không có câu trả lời, ít nhất là vào lúc này khi mà nỗi đau của 19 gia đình có người thân bị nạn trên chuyến xe định mệnh vẫn còn đó, khi mà miền Trung thương yêu vẫn oằn mình chống chọi với cái đói, cái rét giữa mênh mông biển nước. Và rồi điều gì sẽ đến sau khi nước rút đi mang theo toàn bộ tài sản của những người dân tội nghiệp? Họ sẽ tiếp tục sống như thế nào với hai bàn tay trắng và những hậu quả để lại sau lũ?

             Tôi đọc lại bài viết một lần nữa, đọc cả những bình luận của độc giả để cố gắng tìm cho mình một bằng chứng, một sự khẳng định rằng đáng lẽ họ không phải chết như vậy. Và hình như tôi đã tìm thấy hơn cả một bằng chứng, hơn cả một lời khẳng định cho cái lý rằng đáng lẽ 19 gia đình đó không phải chịu nỗi đau lớn đến thế, đáng lẽ miền Trung ruột thịt không tang thương đến thế….

              Nhưng khi nhận ra điều đó, tôi đã chẳng cảm thấy khá hơn, chẳng cảm thấy thanh thản hơn là bao vì một nỗi day dứt khác lại vừa chợt đến: Trên đất nước này vẫn cocnf có những cái chết oan uổng quá, vài hôm trước đây là một phụ nữ chết trên đường chỉ vì cái nắp hố ga ở TP HCM, còn bây giờ là 19 con người vùi xác nơi sông sâu trên một chuyến xe định mệnh vì lũ ở Hà Tĩnh.

               Và tôi quyết định viết, ít nhất là viết ra những gì mình nghĩ và sẻ chia cũng là một cách để nỗi day dứt nguôi ngoai phần nào. Tôi sẽ viết về những bằng chứng, những sự khẳng định đáng lẽ ra họ không phải chết như vậy…

Suy ngẫm 1: … “Mưa như tát nước vào mặt, hành khách thiu thiu ngủ, bỗng thấy nước ập vào, xe nổi bồng bềnh rồi từ từ chìm nghỉm. Ai cũng hoảng sợ, tài xế kêu mọi người bình tĩnh để đưa xe vào làn đường. Nhiều người bắt đầu kêu la hoảng loạn. Rồi tài xế yêu cầu mọi người đập vỡ cửa kính. Ngay lập tức hàng chục cánh tay cứ đấm thình thịch vào cửa nhưng không có kết quả. Khi tài xế dùng chiếc cờ lê đập được kính thì một số người nhốn nháo chui ra ngoài”, ông Lực kể.

               Trong bài viết có nói đây là chiếc xe có ghế nằm. Thông thường những chiếc xe có ghế nằm (thường được gọi là xe VIP) được thiết kế kính cửa sổ liền vào kết cấu của thân xe, và không có chốt cửa. Tức là chúng ta sẽ không thể mở được cửa sổ theo cách thông thường và kính thường được thiết kế khá dày và việc đập cửa kính bằng tay là việc gân như không thể.

               Trong trường hợp khẩn cấp, hành khách cần đập vỡ cửa kính để thoát khỏi xe họ sẽ sử dụng những chiếc búa được trang bị theo xe và thông thường được gắn vào thành xe bên trong khoang hành khách.

               Những chiếc búa đặc biệt này có đầu nhọn, chỉ cần dùng lực vừa đủ đầu nhọn này sẽ làm kính xe bị rạn nứt và hành khách dễ dàng dùng lực của tay hoặc chân làm vỡ kính. Một chiếc xe 45 chỗ, chỉ cần trang bị từ 2 đến 3 chiếc búa loạt này là có thể nhanh chóng phá vỡ toàn bộ kính cửa sổ trong thời gian ngắn nhất để tạo điều kiện cho hành khách thoát hiểm.

                Ngoài ra, việc xe được trang bị những chiếc búa như thế này còn giúp hành khách kiểm soát nỗi sợ hãi và sự hoảng loạn thường là kẻ thù của chúng ta trong những trường hợp khẩn cấp,. Hành khách sẽ tự tin hơn và kiểm soát tốt hơn vì ít ra trong tay họ có dụng cụ hỗ trợ thoát hiểm.

                Búa khẩn cấp thường được trang bị theo xe, đặc biệt là với những xe nhập từ nước ngoài. Nhưng vì một lý do nào đó bị mất trong quá trình sử dụng và không được thay thế.

                Và hình như trong ý thức của chúng ta, búa khẩn cấp chưa bao giờ là một vật dụng quan trọng. Tài xế chẳng quan tâm nếu như búa khẩn cấp bị mất và không được thay thế. Còn hành khách có những người thậm chí còn không biết nó là cái gì khi vô tình nhìn thấy chúng gắn trên thành bên trong khoang hành khách ở những chiếc xe vẫn còn được trang bị.

                  Tôi chợt ước, giá như có những chiếc búa khẩn cấp này được trang bị cho chuyến xe định mệnh kia và tài xế bình tĩnh hướng dẫn khách dùng búa để phá vỡ cửa kính thì có lẽ họ đã không tuyệt vọng đến vậy khi dùng tay đấm thình thịch vào cửa kính xe trong cơn hoảng loạn.

*** Bạn hãy nhớ trong ôtô có một vật dụng nhỏ bé nhưng rất quan trong: Đó là búa khẩn cấp. Vật dụng nhỏ bé này có thể cứu tính mạng của bạn nếu có sự cố cần thoát hiểm khẩn cấp khỏi xe.


(Còn nữa)

Nguồn: VnExpress
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Ở gần nhà em,hồ Đền Lừ,có người bị chết trôi ban ngày ban mặt ngay giữa công viên mới ghê.Bao nhiêu người đứng trố mắt nhìn,cứ tưởng đùa vì người đó bơi rất giỏi.Lúc tỉnh ra thì đã muộn rồi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

(TT)

Đáng lẽ họ đã không phải chết

(Bài viết của Bác sĩ Quản Hồng Đức, Giám đốc điều hành công ty TNHH MTV Dòng Kẻ)




Suy ngẫm 2: “… Sau khi chui ra khỏi xe, ông Lực kéo con trai và cháu gái ra theo. Cả ba vật lộn một lúc thì cậu con trai hét lên: “Bố ơi con không biết bơi”, cô cháu cũng than khóc: ‘cậu ơi, cứu cháu”. Vì không biết bơi nên cả hai tiếp tục chui vào xe mặc ông Lực quát mắng, yêu cầu hai đưa chui ra ngoài…”


               Đây là một sai lầm nghiêm trọng và đã trả giá bằng tính mạng của người con trai 20 tuổi của ông Lực và cô cháu gái. Việc thoát được khỏi chiếc xe đang chìm là yếu tố quyết định. Vì hoảng loạn do không biết bơi nên con trai ông Lực và cô cháu gái dù đã thoát được ra ngoài đã tiếp tục chui vào xe và bị chìm theo xe.

                 Tuy nhiên, ai trong số chúng ta cũng có thể sẽ mắc phải sai lầm này, sẽ làm lại đúng như những nạn nhân này nếu chúng ta không may ở trong hoàn cảnh tương tự. Sự hoảng loạn và bản năng sống khi đối mặt với cái chết sẽ dẫn đến những hành động không thể kiểm soát.

                 Năm 2000, khi tôi làm việc cho Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) chúng tôi buộc phải tham dự và hoàn thành một khóa huấn luyện đặc biệt có tên gọi là HUET (Helicopter Underwater Escape Training) để được phép đi trên máy bay trực thăng bay ra các công trình biển ở ngoài khơi Vũng Tàu. Khóa huấn luyện này giúp các học viên những kỹ năng thoát hiểm khỏi khoang máy bay trực thăng nếu không máy bay bị tiowi xuống biển. Khi thực tập bằng mô hình máy bay trực thăng tại hồ bơi khách sạn REX, thành phố Vũng Tàu, tôi rất sợ và thú nhận với các giáo viên rằng tôi không biết bơi. Và điều ngạc nhiên khi các giáo viên nói với tôi rằng các kỹ năng thoát hiểm đều không yêu cầu khả năng bơi. Thậm chí họ còn nói nếu không biết và không áp dụng những kỹ năng này thì biết bơi vẫn có thể chết nếu gặp tai nạn. Và tôi, một bác sĩ mới ra trường và hoàn toàn không biết bơi đã hoàn thành xuất sắc khóa huấn luyện và được cấp chứng chỉ. Tôi đã thực hiện đúng ngay từ đầu 3 lần thoát hiểm từ mô hình máy bay chìm dưới nước bằng 3 cách khác nhau.

           ** Bạn hãy dành thời gian học những kỹ năng sống sót trong những điều kiện nguy hiểm, khẩn cấp. Bạn có thể tham gia những khóa đào tạo kỹ năng như vậy hoặc truy cập những thông tin tương tự trên Internet. Hãy làm điều đó ngay từ bây giờ hoặc là bạn sẽ phải hối tiếc trong một hoàn cảnh nào đó sau này. Và lúc đó quá trễ để bạn học.  

              Nếu bạn truy cập Google và đánh dòng chữ: “Hoy to escape from a sinking car?” (Làm thế nào để thoát khỏi chiếc xe đang chìm) vào mục tìm kiếm. Ngay lập tức Google cho hàng chục kết quả tìm kiếm và một trong những kết quả mà tôi tìm thấy là bài viết hướng dẫn thoát hiểm khỏi chiếc xe đang chìm tại địa chỉ. Bài viết bằng tiếng Anh có kèm theo video hướng dẫn. Và tôi quyết định dịch bài viết sang tiếng Việt và gửi cho các bạn.

              Bạn nên nhớ, bạn có thể không có một khả năng nào đó, nhưng bạn hoàn toàn có thể học được những kỹ năng. Không có khả năng là một điều đáng tiếc nhưng thất bại vì không có kỹ năng là một điều không thể tha thứ.


(còn nữa)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Suy ngẫm 3: “… Dọc đường đi, cả chủ xe lẫn hành khách đều bàn tán râm ran chuyện mưa lũ lịch sử ở miền Trung. Xe chạy xuyên đêm, vượt qua đoạn ngập sâu trên quốc lộ 1A từ thành phố Hà Tĩnh ra thị xã Hồng Lĩnh cũng là lúc trời gần sáng…”

           Nhìn hình chụp Quốc lộ 1A nhiều đoạn chìm nghỉm dưới mặt nước và chỉ được nhận ra nhờ 2 hàng cọc tiêu bên đường tôi thấy tiếc cho những nạn nhân. Giá như tài xế ý thức được sự nguy hiểm khi quyết định tiếp tục hành trình trong mưa gió và lũ lụt. Trong những điều kiện bất lợi về thời tiết như vậy, có biết bao nhiêu nguy hiểm khác như: dây điện rơi, sạt lở đất, hố sâu, cây đổ… Và nếu không bị lũ cuốn thì biết đâu lại có thể gặp những tai nạn khác do những nguy hiểm nói trên gây ra. Và lại giá như, giá như hành khách gây áp lực với tài xế để dừng hành trình hoặc có thể tự quyết định dừng hành trình chờ nước rút xuống bớt. Bên cạnh việc không ý thức được về những mối nguy hiểm hay thái độ bất chấp, coi thường tính mạng của chính mình và hành khách trên xe, còn là việc không tuân thủ hệ thống cảnh báo mà các cơ quan hữu quan đã đưa ra trên các phương tiện thông tin đại chúng….

             **Bạn hãy nhớ đừng bao giờ đặt cược tính mạng của mình vào sự may rủi. Vì vậy hãy học thói quen không chấp nhận rủi ro cho sự an toàn của mình. Và bạn cũng nên nhớ đừng bao giờ phó mặc tính mạng của mình vào sự phán đoán rủi ro của người khác. Vì vậy hãy đánh giá rủi ro mọi lúc, mọi nơi và quyết định hành động sớm.  

                Theo tin của báo Thanh Niên ngày 19/10 trong bài viết “Tai nạn kinh hoàng trong lũ dữ” thì từ chiều 17/10, công an đã tổ chức lực lượng, lập chốt điều tiết giao thông tại các điểm ngập lụt trên QL!A. Tuy nhiên do lượng xe quá đông, đặc biệt có nhiều xe khách đã cố tình vượt qua rào chắn nên không thể ngăn chặn hết được…”. Và chiếc xe bị nạn là một trong những xe đã cố tình vượt qua chốt kiểm tra.

                Viết đến đây tôi lại tiếc cho họ. Giá như...

                Những cái chết oan uổng và được báo trước nhưng không ai hành động để ngắn nó đừng xảy ra. Tiếc quá miền Trung ơi…



Suy ngẫm 4: Trách nhiệm của các cơ quan chức năng

                Nhà nước cũng như Chính quyền địa phương đã nỗ lực hết sức giúp đỡ miền Trung vượt qua lũ dữ và khắc phục hậu quả sau lũ. Nếu không có sự giúp đỡ và can thiệp kịp thời thì con số người chết và mất tích chắc chắn không chỉ dừng ở con số 142” (theo trang nhất báo Thanh Niên ngày 19/10).

                Tuy nhiên, để xảy ra tình trang xe khách vượt trạm kiểm soát để tiếp tục đi vào vùng lũ và tai nạn kinh hoàng đã xảy ra với xe khách mang biển kiểm soát 48K-5868 là điều không thể chấp nhận được. Trong khi ý thức về an toàn của người dân còn hạn chế, thái độ bất chấp và coi thường tính mạng của bản thân và người khác còn phổ biến trong đại đa số tầng lớp nhân dân thì việc siết chặt kiểm soát, cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm và bắt buộc dừng ngay các hoạt động có thể gây nguy hiểm đến tài sản, tính mạng của nhân dân là vô cùng cần thiết.

                  Cần phải nghiêm túc xem xét trách nhiệm của lực lượng kiểm soát và điều tiết giao thông huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh nơi xảy ra tai nạn để đảm bảo tính nghiêm minh và thực thi cảnh báo nguy hiểm của các cơ quan chức năng.


(Bác sĩ Quản Hồng Đức, Giám đốc điều hành công ty TNHH MTV Dòng Kẻ)




Ghi chú: Link để tìm hiểu bài viết “Hoy to escape from a sinking car?” (Làm thế nào để thoát khỏi chiếc xe đang chìm) và video clip hướng dẫn.

Các bạn xem ở đây: http://www.wikihow.com/Escape-from-a-Sinking-Car
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ẩn

http://i1119.photobucket.com/albums/k633/mientungan/hoa/Lotus_Sen14.jpg
Tham, sân, si
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
CÁCH NHẬN BIẾT TRÁI CÂY TRUNG QUỐC

Lựu Việt Nam da xanh, trong khi hàng Trung Quốc có vỏ trắng hồng; táo Trung Quốc quả tròn, khác với táo New Zealand, Mỹ hơi vuông, góc cạnh...
Khi người tiêu dùng có xu hướng “tẩy chay” trái cây Trung Quốc, người bán đánh tráo xuất xứ trái cây Trung Quốc thành hàng trong nước hoặc nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand… Để ý kỹ, người tiêu dùng có thể phân biệt trái cây Trung Quốc và trái cây xuất xứ từ các nơi khác qua những nhiều đặc điểm về vỏ, kích thước quả.
Người tiêu dùng nên mua trái cây đúng mùa để tránh dùng phải sản phẩm có chứa hóa chất bảo quản.

Cam Vinh trái tròn, nhỏ, có màu xanh vàng, vỏ thường bị nám, còn sản phẩm cùng loại của Trung Quốc trái to, có màu vàng tươi, vỏ mỏng, trơn láng, không hạt; múi có mùi úng. Quýt Trung Quốc vỏ dày, bóng và khi bóc ra 2 đầu múi thường bị khô, chai trong khi quýt Việt Nam vỏ mỏng, thường bị nám.

Lựu Việt Nam trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh, hàng Trung Quốc to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng. Nho Trung Quốc to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt. Nho Mỹ vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt, còn nho Phan Rang (Ninh Thuận) quả nhỏ, chùm ngắn, màu xanh tươi.

Táo Trung Quốc quả tròn, bọc trong lưới xốp, khi bóc ra có hạt mịn như phấn bám trên vỏ (do hóa chất bảo quản bị bay hơi), khác với táo New Zealand, Mỹ hơi vuông, góc cạnh...

Theo bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức - TP HCM, trái cây ngoại chiếm khoảng 15% - 20% tổng lượng trái cây về chợ, 50% trong đó là hàng Trung Quốc. Trái cây Trung Quốc cũng thu hoạch theo thời vụ và về Việt Nam rộ theo mùa. Hiện đang vào mùa hồng, lựu nên 2 mặt hàng này về nhiều nhất. Riêng táo, lê thì về thường xuyên quanh năm.

Hầu hết các loại trái cây nhập khẩu đều có chất bảo quản để giữ thời gian dài trong quá trình vận chuyển. Tốt nhất, người tiêu dùng nên sử dụng trái cây trong nước để bảo đảm tươi ngon; mua trái cây đúng mùa (vì trái cây trái vụ thường phải “xử lý” chất kích thích tăng trưởng, bảo quản nhiều hơn). Để hạn chế hóa chất tồn dư, người tiêu dùng nên ngâm trái cây trong nước muối loãng 30 phút và gọt, bóc vỏ trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn trái cây có ruột bị nhũn, màu khác thường và có mùi lạ.


Sưu tầm : ĐN

http://news.zing.vn/kinh-...278790.html#home_tinchinh
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (10 bài viết)
[1]