Trang trong tổng số 7 trang (69 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc & Chủ nghĩa Dân tộc

Nhìn nhận một cách tổng quan thì chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc không chỉ gây bất ổn và khó khăn hơn để giải quyết tranh chấp cho các nước yêu sách mà chính Trung Quốc cũng gánh chịu những bất lợi đáng kể. Có thể nói, đây chính là thế cờ "lưỡng bại câu thương" cho cả Trung Quốc và các nước yêu sách từ chủ nghĩa dân tộc thái quá của Bắc Kinh.

Trước tiên là tình trạng mất lòng tin từ các quốc gia khu vực đối với Trung Quốc đến những lo lắng thường trực và tình trạng chạy đua vũ trang khu vực luôn tiềm ẩn.

Trong gần một thập kỷ qua, Trung Quốc luôn cố gắng truyền tải thông điệp rằng Bắc Kinh luôn tuân theo "5 nguyên tắc chung sống hòa bình", và luôn nỗ lực duy trì, củng cố chính sách ngoại giao láng giềng tốt với các nước thông qua phương châm "mục lân, an lân, phú lân". Tuy nhiên, thái độ nước lớn của nước này khi kết hợp với chủ nghĩa dân tộc có phần thái quá sẽ làm sâu sắc hơn các căng thẳng trên biển Đông liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ.

Quan trọng hơn, không phải là Trung Quốc sử dụng sức mạnh chủ nghĩa dân tộc trong thực thi đường lối ngoại giao để giải quyết các vấn đề biển Đông ra sao mà chính việc phản ứng lại các hành động của Trung Quốc mới thực có ý nghĩa quan trọng.

Từ tháng 1/2010 đến nay, trên mạng và trên báo chí, các tiếng nói dân tộc chủ nghĩa đã đòi Bắc Kinh phải quyết liệt hơn trên sân khấu quốc tế. Chủ nghĩa dân tộc đã lan rộng ra các khu vực thành thị, tác động sâu sắc đến nhiều tầng lớp từ quân đội đến cả công nhân, trí thức, cán bộ công chức, doanh nhân. Hơn nữa, công nghệ truyền thông và Internet cũng góp phần tiếp sức cho những cuộc biểu tình rộng rãi chống lại chính sách ngoại giao của nhà nước. Trong những nỗ lực vỗ về thành phần chủ nghĩa dân tộc thái quá trong nước, Chính phủ Trung Quốc đã tỏ ra lúng túng và bị cuốn theo guồng quay này, nhiều lần phải ở vào thế phải tự vệ.

Chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc sẽ tiếp tục thách thức chính sách ngoại giao của các nước trong khu vực lẫn các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Úc trong một thời gian dài sắp tới. Vấn đề biển Đông, trên hết, phải được đặt trong mối quan hệ khăng khít với chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc cùng những phản ứng của giới lãnh đạo Trung Quốc vốn đang trong tâm trạng bất an.


Huỳnh Tâm Sáng
Trích bài đăng trên Tuần VietNamNet
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

http://4.bp.blogspot.com/-Ve3uIQUh5mc/T_0Ow9urcmI/AAAAAAAACeE/wO4fD34tEE4/s1600/nguy%E1%BB%85n+t%E1%BA%A5n+d%C5%A9ng+-+2+xe+%C3%B4m.jpg
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

ARF-19 "dạt vòm" trên Biển Đông

Trong khi đó thì Campuchia lại đổ vấy trách nhiệm do Việt Nam và Philippines nên hội nghị AMM45 đã không ra được Thông cáo chung. Cú lội ngược dòng này khiến dư luận nhớ lại năm ngoái, khi xét xử tội ác diệt chủng của Khơ me Đỏ ở Phnom Penh, cũng từng có những vu khống tương tự, về "tác giả" của diệt chủng ở đất nước Chùa Tháp trước đây. Biến nạn nhân thành tội phạm là trò đổi trắng thay đen rẻ tiền.

Thế nhưng, thế lực nào đó đứng sau quên mất rằng, nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 được 12 năm, và giờ đây thật khó cho những ai muốn đẩy quan hệ quốc tế trở lại thời trung cổ, nghĩa là các quốc gia chỉ có thể nói chuyện với nhau, duy nhất bằng võ biền!

Thông tấn xã Kyodo hôm 12/7 dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Campuchia nói Việt Nam và Philippines yêu cầu ASEAN phải có lời lẽ cụ thể để phản ánh quan điểm của hai nước này đối với những vi phạm mới đây nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Một quan chức ngoại giao Campuchia (lại giấu tên) mô tả lập trường của Việt Nam và Philippines là "bắt nạt" (bullying) nước khác. Campuchia, chủ tịch ASEAN năm nay đã không hài lòng với đòi hỏi này của hai nước thành viên.

Theo Kyodo, Việt Nam yêu cầu Thông cáo nhắc tới "ranh giới trên biển của khu vực kinh tế đặc quyền và tranh chấp thềm lục địa giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc", trong khi Philippines muốn đề cập tới "bãi cạn Scarborough" trong văn bản.

Yêu cầu trên không được chấp nhận, và 10 nước ASEAN đã không thống nhất được nội dung Thông cáo, thường được đưa ra vào cuối các hội nghị cấp cao như thông lệ. Campuchia cũng đã cảnh báo từ trước rằng, nếu tình trạng bất đồng tiếp diễn thì có thể sẽ chẳng có thông cáo chung nào hết.

Ngay tại cuộc gặp ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc một hôm trước đó, tranh cãi về ngôn từ Thông cáo chung trong đoạn liên quan đến Biển Đông đã diễn ra khá gay gắt. Các nguồn tin cho hay Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói tại cuộc họp này rằng "một số thành viên ASEAN đã có hành động khiêu khích đơn phương trong chủ đề Biển Đông (?).

Cũng theo thông tấn xã AFP ngày 12/7 trích lời quan chức Mỹ quan sát hội nghị cho biết, đã có sự nổi nóng giữa các giới chức tham gia thảo luận. Quan sát viên này nói: "Đa số các đại diện ASEAN thừa nhận rằng tổ chức này đang chịu áp lực và căng thẳng to lớn để giữ đoàn kết khi đối mặt các thách thức nghiêm trọng, chủ yếu liên quan tới Biển Đông".

Quan chức Hoa Kỳ này nhận xét rằng Indonesia, nước cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông, tỏ ra muốn thỏa hiệp để đạt đồng thuận. Ngoại trưởng Natalegawa nói với báo giới: ông vô cùng thất vọng khi hội nghị ASEAN lần này không đưa ra được tiếng nói chung về Biển Đông.

Thông cáo của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cuối ngày 12/7 đã tóm tắt lập trường của Việt Nam. Ngoại trưởng Việt Nam "bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, vi phạm tới quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; nhấn mạnh các nước phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; thực hiện đầy đủ DOC; sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC".


Quảng Trí
Trích bài đăng trên Tuần VietNamNet
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chấm và vạch trong Biển Đông

Nhưng có một vấn đề cơ bản hơn ở đây. Duy trì một tuyên bố đơn phương trong một khoảng thời gian kéo dài mà không xem xét tới quyền lợi của các bên quan tâm khác là đồng nghĩa với việc áp đặt một việc đã rồi (fait accompli). Điều này sẽ vuột mất đi khi đối mặt với luật quốc tế, luật này ngăn không cho các nước mạnh yêu sách “giành phần trọn” (lion’s share) gây thiệt hại cho các nước láng giềng yếu hơn. Việc bám chặt vào đường 9 chấm cũng là lỡ nhịp với chế độ chính phủ hiện tại, bao gồm các hội thảo và (đề xuất) hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học. Một giải pháp thực dụng khá thịnh hành trong những năm qua là tìm cách đạt được sự phát triển chung các tài nguyên. Điều này dính dáng tới việc gác các tranh chấp lãnh thổ và biển sang một bên và ký kết các thỏa thuận tạm thời “mà không làm ảnh hưởng” đến kết quả phân định cuối cùng. May mắn thay, TQ, Đài Bắc, và các diễn viên khác trong khu vực đã sử dụng các cơ chế đa phương này và tiếp tục làm như vậy một cách hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng các nước có tranh chấp từ bỏ các khẳng định cực kỳ quyết đoán về mặt bản đồ và lo tập trung năng lượng của họ vào các kết quả các bên cùng có lợi liên quan đến Biển Đông trên cơ sở UNCLOS.

Erik FRANCKX và Marco BENATAR
Trích bài đăng trên Tia Sáng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phát biểu của Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman tại Hội thảo Biển Đông tại Mỹ

Tôi nghĩ sự tham gia sâu sắc của Mỹ ở Đông Nam Á, cũng là nhu cầu một địa chính trị. Và bây giờ tôi đi đến vấn đề trọng tâm của Hội thảo Biển Đông.

Cách đây một thập kỷ, khi các chuyên gia an ninh khi được triệu tập để nói chuyện về tương lai của châu Á thì cuộc thảo luận không tránh khỏi việc bị chi phối bởi hai điểm nóng là bán đảo Triều Tiên và Đài Loan. Ngày nay, cuộc thảo luận vẫn còn bao gồm hai vấn đề trên nhưng nó chắc chắn đã mở rộng về phía nam.

Mỹ, như quý vị cũng biết, không phải là một bên tranh chấp chính thức trong tranh chấp Biển Đông. Nhưng những gì xảy ra tại Biển Đông có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi, không chỉ vì hơn thương mại qua các vùng biển của Biển Đông chiếm 1,2 nghìn tỷ USD thương mại Mỹ hàng năm hoặc do cam kết lâu dài duy trì tự do hàng hải và quyền tiếp cận với hàng hải cho tất cả mọi người, đó ngẫu nhiên là một trong những lý do tại sao khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tăng trưởng kinh tế  bùng nổ và tiến bộ trong các thập kỷ kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II.

Không, những gì sẽ xảy ra ở Mỹ - những gì xảy ra tại Biển Đông cũng có ý nghĩa đối với Mỹ bởi vì Biển Đông và cách thức ứng phó các xung đột là một phép thử liệu địa chính trị của một châu Á đang lên sẽ được xác định bằng sự hợp tác đôi bên cùng có lợi hay sự cạnh tranh mất-còn. Cách chúng ta xử lý những xung đột sẽ là một thử nghiệm liệu các nước trong khu vực có thể giải quyết những bất đồng một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế hay thông qua cưỡng chế và vũ lực.

Và quan trọng nhất, tôi nghĩ rằng, trong bức tranh lớn đối với Mỹ, khu vực và thế giới, Biển Đông và các cuộc xung đột đang diễn ra là một phép thử đặc biệt và rất quan trọng đối với bản thân Trung Quốc, điều đó cho thấy quan hệ của Bắc Kinh với các nước láng giềng như thế nào khi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn, và với một ý nghĩa lớn hơn, Trung Quốc sẽ trở thành loại cường quốc thế nào trong thế kỷ này.

Tuy nhiên, vấn đề Biển Đông cơ bản không phải là về quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Đó là về mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Nhưng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và cũng như với các nước khác trên thế giới. Và về khía cạnh này, những gì xảy ra trong vùng biển Đông đều liên quan đến mọi người.

Khi Trung Quốc theo đuổi chính sách độc đoán hoặc thiếu cơ sở rõ ràng về luật pháp quốc tế tại Biển Đông thì điều này đương nhiên tạo ra sự mất lòng tin, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và tôi e rằng Trung Quốc sẽ bị cô lập nhiều hơn trong khu vực và trên thế giới. Đó là không phải là một kết quả mà bất cứ ai trong chúng ta muốn, ít nhất là Mỹ.

Ngược lại, Mỹ đã thường xuyên hỗ trợ Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và hệ thống quốc tế trong nhiều thập kỉ. Chúng tôi tin rằng điều đó tốt cho Mỹ, tốt cho Trung Quốc và cho thế giới. Mỹ không tìm cách kiềm chế Trung Quốc. Chúng tôi không cần phải làm như vậy. Như bộ trưởng ngoại giao của Singapore gần đây cho biết, thế kỷ 21 là đủ lớn cho một Trung Quốc hùng mạnh và thịnh vượng và một nước Mỹ mạnh mẽ và thịnh vượng. Đó là lý do tại sao tôi tin rằng các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương không nên cảm thấy gượng ép để lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng việc họ có cảm thấy ép buộc khi thực hiện sự lựa chọn đó hay không phụ thuộc vào cách các cường quốc hành xử.

Và mặc dù các quan sát và những gì tôi có là sự thật, khi chúng ta tập trung ngày hôm nay, tôi phải nói rằng tôi đang lo ngại về hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi tin rằng Trung Quốc đang đẩy khu vực theo hướng sai và gửi một thông điệp gây thất vọng về loại cường quốc mà Trung Quốc sẽ trở thành và Trung Quốc sẽ quan hệ với các nước láng giềng gần gũi nhất như thế nào. Việc yêu sách của Trung Quốc có  phạm vi quá rộng và tính chất, cơ sở yêu sách này đang tạo ra một bầu không khí lo âu và thúc đẩy các bên khác, gần đây nhất Việt Nam và Philipin, củng cố các yêu sách của mình. Hãy nhìn vào tin tức từ Việt Nam và Bắc Kinh trên các phương tiện truyền thông trong vài ngày qua. Tôi nghĩ sự mập mờ, ví dụ về cơ sở của đường 9 đoạn Trung Quốc đặc biệt đáng lo ngại.

Không nhất thiết phải theo cách này. Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã có những tiền lệ quan trọng và đầy triển vọng về giải quyết hòa bình các tranh chấp khác nhau theo luật pháp quốc tế. Và ở đây tôi xin trích dẫn việc giải quyết những tranh chấp tương đối gay gắt giữa Malaysia và Singapore và giữa Malaysia và Indonesia. Thay vì trở thành một vùng chiến sự vì sự cạnh tranh giống thế kỷ 19, Biển Đông nên trở thành một mô hình về hợp tác thế kỉ 21 và phát triển chung cùng có lợi nguồn tài nguyên tự nhiên khổng lồ dưới đáy biển theo cách có lợi cho người dân trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, để làm như vậy, tôi nghĩ tất cả các bên cần phải công nhận một số nguyên tắc. Đầu tiên, do các yêu sách về chủ quyền quốc gia theo nghĩa đen chồng chéo nhau nên các cuộc đàm phán song phương sẽ không giải quyết được tất cả  các bất đồng lớn. Chỉ bằng cách làm việc chung trong bối cảnh đa phương, và tốt hơn hết là dưới sự trung gian hòa giải của bên thứ ba hoặc trọng tài viên, thì những thách thức của Biển Đông mới có thể được giải quyết một cách công bằng và toàn diện.

Bước quan trọng đầu tiên rõ mà ASEAN và Trung Quốc cần thực hiện nhanh nhất có thể là thỏa thuận bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông . Và tôi chắc chắn rằng quý vị đã thảo luận về điều đó ở đây trong 24 giờ qua.

Thứ hai, tất cả các bên cần phải thừa nhận rằng bất đồng về Biển Đông chỉ có thể giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế. Ngược lại, cố gắng giải quyết những bất đồng trên cơ sở yêu sách lịch sử, sẽ là một công thức cho những bất đồng bất tận, căng thẳng tiếp diễn và nguy cơ bạo lực thực sự.

Thứ ba, chúng ta biết trong lịch sử các tranh chấp lãnh thổ thường rất nhạy cảm đối với người dân của các nước liên quan. Và chính vì lý do này, các quốc gia được tham gia vào các tranh chấp ngày nay cần phải kiềm chế và tiết chế. Về mặt này, tôi phải nói rằng sự xuống thang gần đây giữa Trung Quốc và Philippin tại bãi cạn Scarborough là một sự tiến triển đầy triển vọng.

Thứ tư, mặc dù tranh chấp trên Biển Đông rõ ràng mang tính quốc tế, nhưng về bản chất, việc giải quyết tranh chấp sẽ yêu cầu phải có sự cải cách trong nước. Ví dụ, tôi rất quan tâm đến báo cáo của Nhóm Khủng Hoảng Quốc tế. Trong đó nói rằng rất nhiều các thực thể trong Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc được trao trách nhiệm đối với Biển Đông. Do đó, rất khó để xác định ai là người chịu trách nhiệm, điều này khiến cho việc quản lý các tranh chấp và quá trình xuống thang xung đột trở nên khó khăn hơn.

Nhưng không phải chỉ có Trung Quốc cần phải thực hiện một số cải cách trong nước. Mỹ cũng cần thực hiện một cải cách lớn trong nước với những tác động quốc tế. Rõ ràng điều đầu tiên là điều mà tôi đã đề cập trước đó, đó chính việc tái thiết lại hệ thống tài chính, tôi sẽ không lặp lại nữa. Tuy nhiên, điều thứ hai là sự cấp thiết của việc Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước Luật Biển. Đây là một trong những thông điệp trọng tâm, không đáng ngạc nhiên, tôi đã giảm các chuyến du hành riêng tới khu vực Đông Nam Á trong năm nay. Và tôi hy vọng rằng vào cuối năm 2012, Thượng viện Hoa Kỳ cuối cùng sẽ bỏ phiếu và phê chuẩn Công ước này.

Tôi sẽ cho quý vị biết rằng, theo quan điểm của tôi, trong Thượng viện đã có thừa số phiếu để phê chuẩn công ước này. Nhưng điều đáng nói là – giới lãnh đạo của Thượng viện đã quyết định tổ chức cuộc bỏ phiếu này sau cuộc bầu cử - một số đồng nghiệp của tôi, những người vẫn còn cực lực phản đối Công ước Luật Biển sẽ sử dụng các thao tác thủ tục để ngăn chặn Thượng viện đưa nó lên và làm việc theo ý chí của nó. Tôi hy vọng điều đó không xảy ra.

Cuối cùng, cho phép tôi kết thúc bằng việc đưa ra một dự đoán. Như quý vị đã biết, chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ đang nóng lên. Cuộc thăm dò cho thấy đây sẽ là một cuộc bầu cử ngang tài ngang sức, và tôi đồng ý với điều đó. Cũng như quý vị đã thấy trong khi ở đây và có lẽ trong khi quý vị đang ở nhà ,tôi không có nghi ngờ  rằng trong những tháng tới chiến dịch này sẽ tạo ra, nếu không có gì khác, vô số, trong thuật ngữ của Shakespeare, "âm thanh và cuồng nộ." - (cười) – Nhưng hy vọng một chút ánh sáng, tôi tự tin sẽ có âm thanh và cuồng nộ.

Nhưng đây là dự đoán của tôi mà tôi tin là có liên quan đến cuộc thảo luận của chúng ta sáng nay. Khi chiến dịch tranh cử kết thúc, bất kể ứng cử viên trở thành người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 thì hướng cơ bản của chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đương nhiên bao gồm cả khu vực Đông Nam châu Á và Biển Đông sẽ vẫn không thay đổi. Nói cách khác, có là một sự đồng thuận thực sự về khía cạnh đặc biệt quan trọng này của chính sách đối ngoại của Mỹ.

Tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á và Biển Đông sẽ tiếp tục được công nhận ở cấp cao nhất của chính phủ Mỹ. Và tôi hy vọng và tin tưởng rằng những hành động mạnh mẽ để thực hiện mà sự đồng thuận chính sách đó cũng sẽ được chính phủ Mỹ thực hiện trong những năm tới, bất kể đảng nào có đặc quyền lãnh đạo. Cảm ơn quý vị rất nhiều.


Joseph Lieberman
Thượng nghị sỹ Mỹ

Trích bài đăng trên Nghiên cứu Biển Đông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trông người mà ngẫm đến ta

Sau phần khai mạc, một chuyện bất ngờ đã xảy ngoài chương trình nghị sự. Đó là khi GS Tereso Tullaos, một nhà khoa học nổi tiếng của Philippines, lên diễn đàn đọc thư của một số nhà trí thức và người dân Việt Nam gửi Tổng thống Philippines và đại sứ Philippines tại Việt Nam phản đối Trung Quốc lấn chiếm bãi cạn Scarborough và bày tỏ tình cảm ủng hộ Chính phủ Philippines. GS Tullaos vừa đọc thư vừa rơi nước mắt. Ngoài việc nhờ tôi chuyển lời cám ơn vì bức thư, ông đã lớn tiếng đặt câu hỏi tại sao khi Philippines gặp nguy khốn chỉ có Việt Nam và Philippines bày tỏ thái độ kiên quyết phản đối đường chín khúc, trong khi các nước khác trong khối Asean giữ thái độ yên lặng hoặc trung lập. Câu hỏi của GS Tullaos làm cho không khí hội thảo chùng xuống và có phần nặng nề, làm cho nhiều người ngượng ngùng nhìn xuống đất, nhưng nó đã phản ánh một thực tế, Asean chưa phải là một cộng đồng mạnh, thống nhất cao. Một số nước không có biển cho rằng đó không phải là việc của họ, một số khác vì lợi ích kinh tế nên đã không bày tỏ thái độ, một số khác nữa lừng khừng vì thiếu thông tin, trong khi làn sóng tuyên truyền của Trung Quốc quá mạnh mẽ.

TS Nguyễn Minh Hoà
Trích bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

NHIỀU ĐẠI GIA LÀM ĂN THUA LỖ, NHÀ NƯỚC PHẢI BƠM TIỀN VÀO CHO ĐỂ GIẢI NHỮNG KHOẢN NỢ XẤU,  THẾ MÀ LƯƠNG THÌ VẪN CAO NGẤT NGƯỞNG:
-THU NHẬP BÌNH QUÂN CHUNG CỦA CÔNG TY MẸ EVN NĂM 2010 BAO GỒM CẢ TIỀN THƯỞNG VẬN HÀNH AN TOÀN ĐIỆN LÀ 13,7 TRIỆU ĐỒNG/NGƯỜI/THÁNG, TRONG ĐÓ THU NHẬP BÌNH QUÂN CƠ QUAN VĂN PHÒNG CAO GẤP HƠN 2 LẦN THU NHẬP BÌNH QUÂN CHUNG;
-TCT XI MĂNG VIỆT NAM (VICEM) KHI MỘT SỐ ĐƠN VỊ CỦA TCT NÀY ĐẠT HIỆU QUẢ KINH DOANH THẤP NHƯNG THU NHẬP BÌNH QUÂN VẪN CAO. LƯƠNG BÌNH QUÂN NĂM 2010 CỦA CÔNG TY MẸ LÀ 15,6 TRIỆU ĐỒNG/NGƯỜI/THÁNG, GẤP KHOẢNG 2 LẦN SO VỚI TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN CHUNG CỦA TOÀN TCT...
SỞ DĨ CÁC "ANH CẢ ĐỎ" NÀY DÁM TRẢ LƯƠNG CAO CHẮC HỌ CŨNG LẠI NOI GƯƠNG CÁC CƠ QUAN CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ: ĐƯỢC BIẾT CÁC CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH CỦA ĐẢNG HIỆN NAY ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG THEO HỆ SỐ GẤP ĐÔI; CẢ VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CŨNG VẬY; ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HÀNH CHÍNH Ở SỐ 1 BÁCH THẢO CŨNG ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG THEO HỆ SỐ NHÂN 2 ??
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trên biển Đông

Điều 73 khoản 1 của UNCLOS ghi rõ: “Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng công ước”. Đối với các hành động xâm phạm mang tính chất kinh tế, dân sự và bán dân sự của Trung Quốc, Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp pháp lý như truy đuổi, yêu cầu ngừng hành vi, phạt hành chính, khám xét, bắt giữ, lập biên bản, dẫn độ và khởi tố theo các điều khoản của Luật biển và luật quốc tế. Các biện pháp quân sự chỉ được sử dụng trong trường hợp phòng vệ chính đáng khi bị tấn công bằng vũ lực.

NGUYỄN THÁI LINH
Thạc sĩ Công pháp Quốc tế
Quỹ Nghiên cứu biển Đông
Sống tại Ba Lan

Trích bài đăng trên Tuổi Trẻ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tàu chiến – thuỷ ngư hay luật lệ - quy tắc

Nhưng vấn đề quan trọng trước mắt vẫn là đàm phán COC sắp tới. Dù chuyện gì xảy ra, cũng phải nỗ lực thúc đẩy và tận dụng các diễn đàn ngoại giao, và tuyệt đối không để ảnh hưởng xấu đến vòng đàm phán. COC là đại cục của toàn khu vực. Vấn đề Biển Đông và COC cần được “thể chế hoá” vào lịch làm việc của ASEAN như một trong những đề tài quan trọng nhất. Hơn bao giờ hết, phải từ bỏ quan điểm “dễ trước khó sau”, vì trong thời điểm này cộng đồng kinh tế Đông Á hay hợp tác thương mại – tài chính trong khu vực, sẽ không còn ý nghĩa nếu các mâu thuẫn tại Biển Đông bị đẩy lên thành xung đột, và tàu chiến – thuỷ ngư thay vì luật lệ và quy tắc trở thành luật chơi chính của cả vùng.

Nguyễn Chính Tâm – Vũ Thành Công
Trích bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tản mạn về quan điểm, phương pháp và thái độ nghiên cứu sử học

Những năm gần đây, nhiều vấn đề lịch sử nói chung hay nhân vật lịch sử nói riêng đã được giới nghiên cứu sử học xem xét lại, nhờ vậy vấn đề triều Nguyễn hay một vài nhân vật lịch sử nổi bật như vua Gia Long, các cụ Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh... cũng đã được đánh giá lại trong một tinh thần thông thoáng cởi mở hơn xưa rất nhiều, và việc làm này được nhiều người hoan nghênh tán đồng.

Có lẽ từ giờ trở đi, nhân dân Việt Nam khỏi phải mất công tranh cãi nhau dài dòng về tư cách tốt xấu của cụ Lê Văn Duyệt hay cụ Phan Thanh Giản nữa. Nghe tin cụ Lê Văn Duyệt được dựng tượng đồng, cụ Phan Thanh Giản được đánh giá tốt lại như thế, chắc không ai mừng gì riêng cho cá nhân các cụ, vì dù sao các cụ cũng đã ra người thiên cổ từ lâu, nhưng mừng cho nhân dân địa phương tại những nơi quê hương xứ sở của các cụ có được những tấm gương sáng rạch ròi để mà hãnh diện và noi theo. Và ở một đằng khác, mừng cho giới sử học ngày nay đã thoát ra được thời kỳ dài bị sự chi phối của chủ nghĩa giáo điều để có được những nhận thức sáng suốt đúng đắn hơn về một số vấn đề liên quan đến lịch sử và nhân vật lịch sử, nhờ thế đã xác nhận lại lần nữa cho chắc nịch những điều mà toàn dân thật ra đã có nhận thức từ lâu. Những sự đánh giá lại như thế mặc dù rất đáng hoan nghênh, nhưng nếu xem xét bằng thái độ khiêm tốn khách quan, người ta có lẽ không nên hào hứng hiểu theo nghĩa các cụ vừa được những kẻ hậu sinh “xá tội”, mà phải hiểu theo chiều khác là việc buộc tội hồ đồ của một số người đánh giá sai trước đây đã được bỏ qua, không cần nhắc lại để trách cứ, vì ở đây, với tinh thần sử học chân chính, không nên nhấn mạnh đến sự hơn thua, hay dở hoặc tìm cách phô trương uy tín cho phe nhóm trong những cuộc tranh luận liên quan vấn đề quan điểm nhận thức, mà cần nhất một thái độ trung thực và quảng đại hướng tới tương lai, bởi có cả một thời kỳ khá dài, vì những lý do cũng thuộc lịch sử, khái niệm về tự do trong nghiên cứu học thuật nói chung và sử học nói riêng là một điều nếu không xa lạ thì vẫn còn rất mù mờ. Trong một hoàn cảnh sinh hoạt như thế, tư duy về mọi vấn đề liên quan đến học thuật tư tưởng của các văn nhân-học giả tất nhiên đã phải chịu những hạn buộc khắt khe mà bây giờ lần lần họ mới nói ra, như trường hợp GS sử học Phan Huy Lê mãi mấy năm gần đây mới khai thật (trên tạp chí Xưa và Nay) nhân vật Lê Văn Tám chỉ là do người tiền bối bậc thầy ông là cố GS Trần Huy Liệu sáng tác ra để động viên phong trào kháng chiến…


Trần Văn Chánh
Trích bài đăng trên Tia Sáng

Một thực tế có thể thấy nếu các nhà sử học phương Tây (chủ yếu Pháp, Mỹ) cận hiện đại mà viết sử với một tâm hồn nhỏ nhen, không tôn trọng sự thật lịch sử hoặc chỉ vì những cái danh hão hay quyền lợi dân tộc hẹp hòi, chắc chắn họ sẽ bôi nhọ một số nhân vật lịch sử Việt Nam vốn từng là nguyên nhân gây ra sự chiến bại của quốc gia họ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Trái lại, họ thường đã mô tả một số nhân vật lịch sử Việt Nam như Nguyễn Thái Học, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... với một lòng kính ái đặc biệt, đưa tên vào từ điển, một phần cũng nhờ vậy mà nước Việt Nam đến nay được rất nhiều quốc gia khác trên thế giới biết đến một cách trân trọng.

Trái lại với những thí dụ vừa kể trên đây là trường hợp một số sử gia Trung Quốc từ lâu và nhất là gần đây đã cố gắng bóp méo sự thật lịch sử, “tự viên kỳ thuyết” (vo tròn các sự kiện cho khớp với lý luận chủ quan của mình) để chứng minh các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền Trung Quốc, tự đặt ra đường chữ U chín đoạn để chiếm hữu hầu hết diện tích biển Đông. Làm như vậy vì những lợi ích nhỏ thiển cận, dẫn đến hậu quả xấu lâu dài là làm cho nhân dân Trung Quốc tập nhiễm tư tưởng thực dụng thô thiển cùng thói quen nói láo, và như thế đã góp phần tiêu cực phá hoại cả nền văn hóa Trung Quốc vốn dĩ có rất nhiều nhân tố truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên của họ với những Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Tuân Tử... đã dày công xây đắp trong suốt mấy ngàn năm lịch sử. Đây là một trường hợp lợi bất cập hại khá rõ ràng có thể đem ra dẫn chứng cho lối làm việc bằng tâm địa nhỏ nhen không tôn trọng chân lý khoa học và lịch sử.


Trần Văn Chánh
Trích bài đăng trên Tia Sáng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (69 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối