Trang trong tổng số 7 trang (69 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Làm thế nào để sống bình an bên cạnh người nhiều cố chấp và thị phi?

Đây là câu hỏi rất thú vị. Ở đâu cũng có người mình thương và người làm mình khó chịu, nếu không nói là thường gây bất an cho mình. Trong trường hợp phải đối diện với người lắm cố chấp và thị phi như thế, bạn không cần nói mà chỉ cần lắng nghe với tất cả sự bình thản, bao dung và cố gắng đừng đáp lại bằng bất kỳ một phản ứng nào. Hãy quán niệm và thực tập hạnh của lá sen. Nước chảy lên lá liền trôi đi một cách nhẹ nhàng. Bạn thực tập lắng nghe với tâm không phản kháng, sẵn lòng nghe tất cả giọng điệu, như nghe một đĩa nhạc có nhiều bài hát khác nhau, dịu dàng và không dịu dàng, vui và buồn, trầm và bổng .v.v.

Tập lắng nghe với tâm không phản kháng lâu ngày bạn sẽ làm cho tâm mình trở nên bình thản như mặt đất, có thể chấp nhận bất kỳ bàn chân hay sự chà đạp nào mà lòng vẫn an nhiên, tự tại.


Khải Thiên
Cẩm nang của người Phật tử
NXB Phương Đông, 2011, trang 117


Tác giả Khải Thiên Thích Tâm Thiện sinh năm 1970. Thọ giới Tỳ Kheo năm 1990. Tốt nghiệp tiến sỹ chuyên ngành tôn giáo học tại University of West, California, USA, 2008. Sáng lập Tu viện Cát Trắng (White Sands Buddhist Center, Florida, 2005) và Tu viện Cát Sơn (Good Mountain Monastery, California, 2010).
Thế thì tốt nhất khâu chặt 2 lỗ tai, hiến mắt cho người khác, thực hành một đời sống thực vật.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Quản lý lạ!

Dường như ai cũng biết, các vịnh Cam Ranh, Vân Phong, Vũng Rô đều là những vịnh nổi tiếng, có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng cho Việt Nam cũng như với khu vực. Cho đến nay, việc quản lý mọi công dân Việt Nam và nhiều đối tượng khác ra vào một số khu vực trên các vùng vịnh này, nhất là ở vịnh Cam Ranh, khá nghiêm ngặt. Người dân hay du khách muốn được bước lên tàu thuyền rời các cảng dân sự Ba Ngòi hay Đá Bạc (trong vịnh Cam Ranh) phải trình báo với các trạm kiểm tra, kiểm soát tại cảng. Vậy mà những công dân Trung Quốc kể trên đã dễ dàng làm ăn tại các vùng vịnh ấy. Các lồng bè của người Trung Quốc tham gia làm ăn trên các vùng vịnh này nhan nhản và rất hoành tráng (có bè đến trăm lồng nuôi hải sản hoặc chiếm đến hàng chục ngàn mét vuông). Người Trung Quốc hoạt động công khai trên các bè nhộn nhịp và thường xuyên, song chẳng bị kiểm tra, quản lý suốt bao năm dài. Chỉ đến khi báo chí phát hiện, phản ánh về tình trạng đã nêu, khiến công luận và nhiều cơ quan, lãnh đạo cấp trên giật mình thì chính quyền ở tỉnh mới thúc giục cấp dưới đi kiểm tra. Vậy mà có nơi, như đối với thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà) vào cuối năm 2009 đã từng được chỉ đạo rà soát những việc có liên quan đến vấn đề đã nêu, nhưng sau gần ba năm “rà soát” vẫn chưa xong. Khi bị báo chí phản ánh là “thả cửa, làm ngơ”, được cấp trên thúc giục thì thành phố này mới cho các cơ quan chức năng đi đếm người Trung Quốc, song đếm suốt cả tuần mà lãnh đạo thành phố vẫn cứ phải chờ “tổng hợp báo cáo”... Đó quả là những chuyện rất lạ trong quản lý của các cấp chính quyền địa phương nơi này!

Phan Sông Ngân
Trích bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:
.
Có thời nào trong suốt lịch sử dân tộc mà giá trị bất biến của phẩm chất danh dự thanh liêm lại bị xúc phạm cho bằng lúc này.

Giao Cảm (SGTT 6.6.2012)
Rồi có lúc còn hơn.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Giả dối và cái ác






Dù ở tình huống phải giết một để người cứu vạn người thì vẫn phải chịu qủa báo giết người, không gì có thể bù lấp được cho hành vi cố sát. Vì giết cái ác trong một con người chỉ là giết một vế của con người, còn đang tâm giết cả con người là giết luôn cái thiện, không cho người khác cơ hội để sống và sửa chữa.


Thái Nam Thắng
Trích bài đăng trên Tuần VietNamNet
Thế một kẻ cố tình giết người hàng loạt thì cũng tha cho nó ? Chính nó còn không tha cho nó bằng cách tự sát. Thế đạo Phật cũng lên án hành động tự sát này của nó chăng ? Chắc là phải nuôi nấng chăm chút nó để có dịp nó đi giết người tiếp ???
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Quản lý lạ!

Dường như ai cũng biết, các vịnh Cam Ranh, Vân Phong, Vũng Rô đều là những vịnh nổi tiếng, có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng cho Việt Nam cũng như với khu vực. Cho đến nay, việc quản lý mọi công dân Việt Nam và nhiều đối tượng khác ra vào một số khu vực trên các vùng vịnh này, nhất là ở vịnh Cam Ranh, khá nghiêm ngặt. Người dân hay du khách muốn được bước lên tàu thuyền rời các cảng dân sự Ba Ngòi hay Đá Bạc (trong vịnh Cam Ranh) phải trình báo với các trạm kiểm tra, kiểm soát tại cảng. Vậy mà những công dân Trung Quốc kể trên đã dễ dàng làm ăn tại các vùng vịnh ấy. Các lồng bè của người Trung Quốc tham gia làm ăn trên các vùng vịnh này nhan nhản và rất hoành tráng (có bè đến trăm lồng nuôi hải sản hoặc chiếm đến hàng chục ngàn mét vuông). Người Trung Quốc hoạt động công khai trên các bè nhộn nhịp và thường xuyên, song chẳng bị kiểm tra, quản lý suốt bao năm dài. Chỉ đến khi báo chí phát hiện, phản ánh về tình trạng đã nêu, khiến công luận và nhiều cơ quan, lãnh đạo cấp trên giật mình thì chính quyền ở tỉnh mới thúc giục cấp dưới đi kiểm tra. Vậy mà có nơi, như đối với thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà) vào cuối năm 2009 đã từng được chỉ đạo rà soát những việc có liên quan đến vấn đề đã nêu, nhưng sau gần ba năm “rà soát” vẫn chưa xong. Khi bị báo chí phản ánh là “thả cửa, làm ngơ”, được cấp trên thúc giục thì thành phố này mới cho các cơ quan chức năng đi đếm người Trung Quốc, song đếm suốt cả tuần mà lãnh đạo thành phố vẫn cứ phải chờ “tổng hợp báo cáo”... Đó quả là những chuyện rất lạ trong quản lý của các cấp chính quyền địa phương nơi này!

Phan Sông Ngân
Trích bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị
Có quản đâu mà đòi lạ với quen.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nhà báo & Internet

Tuy nhiên, các nhà báo đang chấp nhận một thực tế rằng họ không nên cố cạnh tranh hay chạy đua với Internet mà cần hợp tác và thỏa hiệp. Lướt web mỗi ngày và theo dõi tài khoản của những "ngôi sao trên mạng" là một cách săn tin trong thời đại mới. Bên cạnh đó, họ cũng tích cực chia sẻ thông tin lên mạng. Hiện nay, hầu như tất cả các tờ báo nổi tiếng thế giới đều có tài khoản Facebook, Twitter để làm cầu nối với độc giả cũng như tiếp nhận thông tin từ độc giả. Hình ảnh đầu tiên về một sự kiện lớn được ban biên tập cập nhật lên Facebook trước khi họ hoàn thiện bài viết để đăng lên báo. "Tôi dành cả ngày trên mạng, sử dụng một số công cụ để theo dõi các chủ đề nào đang gây sốt. Khi có những sự kiện lớn diễn ra, tôi đảo qua đảo lại giữa Twitter, Facebook và Tumblr để liên tục cập nhật và theo dõi bình luận. Những thông tin đó giúp tôi dễ dàng phát triển bài viết trong khi độc giả cũng hiểu chúng tôi đã biết thông tin đó rồi và bài viết sẽ sớm lên ngay khi nội dung hoàn thiện", một biên tập viên chia sẻ.

"Với sự tiếp sức của 4 tỷ người dùng điện thoại trên toàn thế giới, các mạng xã hội như Twitter, Facebook, các trang chia sẻ video như YouTube... là nơi tiếp nhận mọi thứ xảy ra trên thế giới. Báo chí đang có cơ hội tiếp cận một nguồn tin khổng lồ và ở đó cũng có một lượng độc giả khổng lồ mà họ có thể vươn tới", nhà báo Paul Lewis của The Guardian (Anh), nhấn mạnh.


Châu An
Trích bài đăng trên VNExpress
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Tuấn Khỉ đã viết:
Đôi khi, việc viết ra tình cảm, suy nghĩ, day dứt, bức xúc... của mình vừa khó, mất thời gian lại vừa không thể hay bằng tìm kiếm trên Internet một hoặc nhiều bài viết đồng cảm.

Trong cả một bài viết dài dòng, có khi điều tâm đắc chỉ nằm ở một vài câu. Nếu bận rộn, ta chỉ cần xem lướt mấy câu này, nếu rảnh rang, ta có thể theo đường link đọc toàn bộ bài viết.

Chủ đề này lưu trữ Những đoạn trích cho mục tiêu đó với cố gắng đảm bảo tính chính xác và có nguồn gốc rõ ràng để tra cứu.
-Xin cám ơn chủ nhà lắm... vì rất tâm đắc với ý kiến ngắn gọn trên...
Và xin phép ăn theo bằng những bài thơ ngắn gọn thôi... "nói dai nói dài" mình không quen... sorry...
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bóng đá & Bình luận

Trước đó việc một bình luận viên của VTV đã “tung tin” với người xem rằng Lewandowski của Ba Lan được cha mẹ đặt tên như thế cho dễ nhớ dù rằng, Lewandowski là họ chứ không phải là tên khiến cho nhiều khán giả bức xúc. Trước màn ảnh truyền hình, không chỉ là những người đủ khả năng tra cứu để hiểu rằng bình luận viên kia đang “dạy” khán giả hiểu sai về cách đặt tên, gọi tên người nước ngoài.

Việc sai sót trong nhận định đâu là họ, là tên vẫn chưa nghiêm trọng bằng việc trên đài quốc gia, những kiến thức về đối ngoại, ngoại giao cũng bị cung cấp sai. Trong trận đấu giữa Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha, không dưới hai lần các bình luận viên của VTV cho rằng “các cổ động viên Tây Ban Nha đang hát vang quốc ca trên khán đài”. Đây là một lỗi nghiêm trọng bởi lẽ, quốc ca chính thức của Tây Ban Nha chỉ có phần nhạc mà không có phần lời. Việc một đài quốc gia cung cấp thông tin như trên khiến rất đông người xem phải tiếp thu kiến thức sai lệch, và những người Tây Ban Nha tại Việt Nam sẽ nghĩ gì khi đó là thông tin do VTV cung cấp?

Như đã nói ngay từ đầu, việc các bình luận viên của VTV có sai sót không phải mới diễn ra một sớm một chiều. Điều đáng trách ở đây là việc những người có trách nhiệm ở VTV quá thờ ơ nếu không nói là quá coi thường sự phản hồi từ những người xem, những người đóng thuế để có sự tồn tại của VTV. Thậm chí, người ta còn đọc thấy ông Long Vũ, trưởng ban truyền hình cáp, đài Truyền hình Việt Nam – đã trả lời trên một tờ báo hôm 20.6 theo kiểu “mời” rằng: “Nếu như có thể, chúng tôi sẵn sàng mở cửa, mời những người đã chê bai các bình luận viên có thể đến làm cùng chúng tôi để hiểu rằng có làm được không”.


Thảo Du
Trích bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Thiềng Đức đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Đôi khi, việc viết ra tình cảm, suy nghĩ, day dứt, bức xúc... của mình vừa khó, mất thời gian lại vừa không thể hay bằng tìm kiếm trên Internet một hoặc nhiều bài viết đồng cảm.

Trong cả một bài viết dài dòng, có khi điều tâm đắc chỉ nằm ở một vài câu. Nếu bận rộn, ta chỉ cần xem lướt mấy câu này, nếu rảnh rang, ta có thể theo đường link đọc toàn bộ bài viết.

Chủ đề này lưu trữ Những đoạn trích cho mục tiêu đó với cố gắng đảm bảo tính chính xác và có nguồn gốc rõ ràng để tra cứu.
-Xin cám ơn chủ nhà lắm... vì rất tâm đắc với ý kiến ngắn gọn trên...
Và xin phép ăn theo bằng những bài thơ ngắn gọn thôi... "nói dai nói dài" mình không quen... sorry...
-TĐ nghĩ trích đoạn này vẫn còn giá trị thời sự, nhất là ở thời điểm
cao trào chống tham nhũng như hiện nay...

-ÔNG TÁ “BỤT”
  (Tướng tình báo Ba Quốc)

Tướng quân siêu đẳng... thua tham nhũng
Nỗi đau lay động cả lương tri
Đã thắng hoàn toàn Ngụy-Pháp-Mỹ
Gia cảnh cuối đời... đáng nghĩ suy...

(Nhân  đọc chuyện “Ông Tướng Tình báo bí ẩn...” kì 31, báo TN ngày 22/3/2004)
-Ông Ẩn vừa vào bệnh viện thăm ông Ba Quốc. Bệnh ông Ba Quốc rất trầm trọng, chắc ông không còn sống thêm được bao nhiêu ngày. Ông Ẩn rơm rớm nước mắt khi nói về bạn mình: “Tội nghiệp cho Ông Ba Quốc. Cả một đời, ổng sống gian khổ vì đất nước, thanh bạch, liêm khiết cho đến những ngày cuối cùng. Gia đình ngoài Bắc và gia đình trong Nam đều phải chịu nhiều hi sinh. Cả gia đình ai cũng tốt, ai cũng nghe lời ổng. Những năm trước đây, người con dâu bị kẻ xấu tạt a-xít, hỏng cả khuôn mặt, cũng là do nghe lời ổng chống tham nhũng mà ra như vậy đó...”.
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Tuấn Khỉ đã viết:
Làm thế nào để sống bình an bên cạnh người nhiều cố chấp và thị phi?

Đây là câu hỏi rất thú vị. Ở đâu cũng có người mình thương và người làm mình khó chịu, nếu không nói là thường gây bất an cho mình. Trong trường hợp phải đối diện với người lắm cố chấp và thị phi như thế, bạn không cần nói mà chỉ cần lắng nghe với tất cả sự bình thản, bao dung và cố gắng đừng đáp lại bằng bất kỳ một phản ứng nào. Hãy quán niệm và thực tập hạnh của lá sen. Nước chảy lên lá liền trôi đi một cách nhẹ nhàng. Bạn thực tập lắng nghe với tâm không phản kháng, sẵn lòng nghe tất cả giọng điệu, như nghe một đĩa nhạc có nhiều bài hát khác nhau, dịu dàng và không dịu dàng, vui và buồn, trầm và bổng .v.v.

Tập lắng nghe với tâm không phản kháng lâu ngày bạn sẽ làm cho tâm mình trở nên bình thản như mặt đất, có thể chấp nhận bất kỳ bàn chân hay sự chà đạp nào mà lòng vẫn an nhiên, tự tại.


Khải Thiên
Cẩm nang của người Phật tử
NXB Phương Đông, 2011, trang 117


Tác giả Khải Thiên Thích Tâm Thiện sinh năm 1970. Thọ giới Tỳ Kheo năm 1990. Tốt nghiệp tiến sỹ chuyên ngành tôn giáo học tại University of West, California, USA, 2008. Sáng lập Tu viện Cát Trắng (White Sands Buddhist Center, Florida, 2005) và Tu viện Cát Sơn (Good Mountain Monastery, California, 2010).
-Câu hỏi làm mình ray rứt từ lâu, nhưng bận quá nên chưa
tham gia... nay xin có ý kiến...
Một loại người thiếu văn hoá như thế thì mình sống gần họ làm gì
để phiền não ra... Nhờ Tỳ kheo TS KT.TTT đưa họ vào chùa học Phật pháp đi...
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (69 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối