Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

MỘT SỐ LOẠI LỖI CHÍNH TẢ


Lỗi chính tả là lỗi viết chữ sai chuẩn chính tả. Lỗi chính tả bao gồm hiện tượng vi phạm các quy định chính tả về viết hoa, viết tắt, dùng số và chữ biểu thị số..., và hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ viết, tức chữ viết ghi sai từ.

1. Lỗi viết hoa.

Lỗi viết hoa là một trong những loại lỗi chính tả xuất hiện rất nhiều trong bài viết của học sinh.

Lỗi viết hoa bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ : viết hoa sai quy định chính tả và viết hoa tuỳ tiện.

1.1. Viết hoa sai quy định chính tả :

Viết hoa sai quy định chính tả là viết hoa hay không viết hoa theo đúng quy định chính tả về viết hoa. Chẳng hạn như học sinh không viết hoa chữ cái mở đầu bài viết, đoạn văn, không viết hoa sau dấu chấm (.),dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu chấm lửng hết câu (...), hay vi phạm các quy định về cách viết hoa các loại tên riêng.

Ví dụ :

Vũ trọng Phụng, Phan bội Châu, Nam cao, Vũ đại, Tố như, chị út Tịch, hai Thép, ba Rèn, trường trung học phổ thông Lưu văn Liệt, chí Phèo, tác phẩm người mẹ cầm súng, cách mạng tháng 8, cách mạng tháng 10....

Lẽ ra, theo quy định chính tả, học sinh phải viết :

Vũ Trọng Phụng, Phan Bội Châu, Nam Cao, Vũ Ðại, Tố Như, chị Út Tịch, Hai Thép, Ba Rèn, Trường trung học phổ thông Lưu Văn Liệt, tác phẩm Chí Phèo, Người mẹ cầm súng, Cách mạng tháng Tám, Cách mạng tháng Mười...

1.2. Viết hoa tuỳ tiện :

Viết hoa tuỳ tiện là viết hoa những đơn vị từ vựng bình thường, không nằm trong quy định chính tả về viết hoa.

Ví dụ:

quá trình Giác ngộ lí tưởng Cách mạng của nhà thơ, Chế độ Phong kiến tàn ác, giai cấp Tư sản, cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa, giai cấp Vô sản....

Lỗi viết hoa là loại lỗi chính tả thông thường, dễ tránh, dễ khắc phục, nhưng học sinh THPT vẫn mắc phải. Ðiều đó có nguyên nhân của nó, xét về mặt khách quan lẫn chủ quan.

2. Lỗi viết tắt :

Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết của học sinh thấp hơn nhiều so với lỗi viết hoa. Tuy nhiên, trong việc rèn luyện chính tả cho học sinh, lỗi viết tắt cũng cần được lưu ý đến.

Thông thường, lỗi viết tắt bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ : viết tắt sai quy định chính tả và viết tắt tuỳ tiện.

2.1. Viết tắt sai quy định chính tả :

Viết tắt sai quy định chính tả là viết tắt không theo đúng quy định chính tả về viết tắt. Chẳng hạn như người viết dùng mẫu chữ thường, dùng dấu chấm hay dấu gạch xéo giữa các chữ cái viết tắt...

Ví dụ : P/V, đ/c, T.P, H.Ð.N.D v.v...

Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết : PV, ÐC, TP, HÐND (phóng viên, đồng chí, thành phố, hội đồng nhân dân).

Trong bài viết của học sinh mà chúng tôi đã khảo sát, lỗi viết tắt sai quy định chính tả gần như không có. Nguyên nhân là do trong các bài kiểm tra, bài thi, ít xuất hiện các từ ngữ, tên gọi có thể viết tắt theo quy định chính tả. Lỗi này chỉ xuất hiện ở một vài bài, khi học sinh viết tắt tên trường ở góc trái bài viết.

Ví dụ : Trường P.T.T.H.L.X. (Trường trung học phổ thông Long Xuyên), Trường P.T.T.H Lưu Văn Liệt.

2.2. Viết tắt tuỳ tiện :

Viết tắt tuỳ tiện là dùng các kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân vào bài viết chính thức. Ðây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hay chữ viết nước ngoài, được chế biếnlại, lẽ ra chỉ được dùng khi ghi chép, nhưng học sinh lại đưa vào bài kiểm tra, bài thi, do đó trở thành lỗi chính tả.

Ví dụ : ( ta (người ta), ( vật (nhân vật), ( (nhấn), ( (nhận), ( (sau), ((trước), ( (trên), ( (dưới), ( (trong), of (của), on (trên), ...... (những), ...... (nhưng), fê fán (phê phán), ffáp (phương pháp), tình thg (tình thương), fg tiện (phương tiện), ndung (nội dung), t2 (tư tưởng), hthức (hình thức), chnghĩa (chủ nghĩa), chthắng (chiến thắng), xlc (xâm lược) v.v...

Hiện tượng viết tắt tuỳ tiện rất dễ khắc phục, nếu như học sinh có ý thức tránh loại lỗi chính tả này khi làm bài thi, kiểm tra.

3. Lỗi dùng số và chữ biểu thị số :

Kiểu lỗi chính tả này có hai biểu hiện chính: lẫn lộn giữa hai loại số và lẫn lộn giữa số với chữ biểu thị số.

3.1. Lẫn lộn hai loại số :

Trong bài viết, có những trường hợp học sinh phải biểu đạt bằng số, chẳng hạn như khi đề cập đến ngày, tháng, năm, thế kỉ... Theo quy định chính tả, tuỳ trường hợp mà dùng số Á Rập, còn gọi là số thường (1,2,3...), hay số La Mã (I, II, III...). Do không nắm được quy định chính tả, nên học sinh thường sử dụng lẫn lộn hai loại số.

Ví dụ : Thế kỉ 20


Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết bằng số La Mã những trường hợp này mới đúng.

3.2. Lẫn lộn số và chữ biểu thị số :

Bên cạnh một số trường hợp phải viết số, theo quy định chính tả, có khá nhiều trường hợp phải viết bằng chữ, khi biểu thị số chỉ số lượng, số chỉ thứ tự, số chỉ số lượng phỏng chừng v.v... Do không nắm rõ quy định chính tả và do viết theo thói quen, học sinh dễ lẫn lộn giữa số và chữ biểu thị số trong rất nhiều trường hợp.

Ví dụ:

Ngày ba, tháng hai, năm một ngàn chín trăm ba mươi; 1 đám tang; 3 đứa con thơ dại ; 1 cuộc sống ; đẹp I , lần gặp gỡ thứ 2 ; vài 3 người bạn...

Theo quy định chính tả, phải viết :

Ngày 3, tháng 2, năm 1930 ; một đám tang ; ba đứa con thơ dại ; một cuộc sống ; đẹp nhất ; lần gặp gỡ thứ hai, vài ba người bạn...

So với hiện tượng lẫn lộn hai loại số, hiện tượng lẫn lộn số và chữ biểu thị số xuất hiện trong bài viết của học sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, cả hai loại lỗi sai này cũng dễ tránh, nếu như học sinh nắm được quy định chính tả về việc dùng số và chữ biểu thị số.

4. Lỗi chính tả âm vị :

Lỗi chính tả âm vị là hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ viết. Nói đơn giản hơn, đó là hiện tượng chữ viết ghi sai từ.

Dựa vào cấu trúc của âm tiết tiếng Việt, có thể chia lỗi chính tả âm vị thành hai kiểu nhỏ : lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính và lỗi chính tả âm vị đoạn tính.

4.1. Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính :

Âm vị siêu đoạn tính là loại âm vị không được định vị trên tuyến thời gian khi phát âm, mà được thể hiện lồng vào các âm vị đoạn tính. Trong âm tiết tiếng Việt, thanh điệu là âm vị siêu đoạn tính. Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính là hiện tượng chữ viết ghi sai thanh điệu của âm tiết.

Tiếng Việt có tất cả sáu thanh điệu, được ghi bằng năm dấu thanh (/\( ~ .), thanh ngang không có dấu thanh. Hiện tượng ghi sai thanh điệu chỉ xảy ra ở hai thanh hỏi, ngã. Trong bài viết của học sinh phổ thông và đại học mà chúng tôi đã khảo sát, kiểu lỗi sai này xuất hiện khá nhiều. Hầu như bài nào cũng có lỗi hỏi, ngã. Thậm chí, chép đề cũng sai hỏi, ngã. Dưới đây là những từ sai hỏi, ngã trong bốn trang viết của một học sinh lớp 11 :

Lảng mạng, nỗi bật, (khác) hẵn, vội vả, chán nãn, diển đạt, diển tả, giục giả, giử (lại), gỏ (cửa), dẩn (tới), ngắn nguỗi, hởi, nổi niềm, lửng thửng, phủ phàng, rực rở, dỏng dạc, đẹp đẻ, phẫm chất, nuôi dưởng, mảnh liệt, tội lổi, mâu thuẩn.

Chưa kể các lỗi chính tả khác, chỉ tính lỗi hỏi, ngã, bài viết này đã có 26 lỗi.

4.2. Lỗi chính tả âm vị đoạn tính :

Âm vị đoạn tính là các âm vị được phân bố nối tiếp nhau trên tuyến thời gian khi phát âm. Trong âm tiết tiếng Việt, âm vị đoạn tính gồm có phụ âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối / bán âm cuối. Lỗi chính tả âm vị đoạn tính là hiện tượng chữ viết ghi sai các âm vị vừa nêu. Cụ thể là :

a) Ghi sai phụ âm đầu :

Hiện tượng ghi sai phụ âm đầu trong bài viết của học sinh thường thể hiện ở sự lẫn lộn các chữ cái hay các tổ hợp chữ cái ghi phụ âm đầu sau đây :

- ch / tr : chung thành, trà đạp, chống chả, từng chải, chăng chối, chủ chương, chông đợi, chầy chật, xáo chộn...

- s / x : sương máu, xum họp, sâu sa, đi xứ, đổi sử... xúc vật, xúc tích, xi mê, sống xót, xỉ nhục...

- v /d : dĩa hè, dâng lệnh, dang dội, vùng vậy, dùi dập, dĩ dãng, dỗ dề...

- gi / d : thúc dục, dan dối, dành lại, giả man, để giành, dèm pha, che dấu, dòn dã, gia chạm, vấn thân, bởi gì.

- g (gh) / r : ranh tị, hàn rắn , gàn buộc, đói ghét, gắn gỏi...

- h /q : huênh quang, quang vắng , quyển quặc, quyền bí, quà quyện, quyên náo...

5) Ghi sai âm đệm :

Trong âm tiết tiếng Việt, âm đệm /-u-/ phân bố sau phụ âm đầu, được ghi bằng hai chữ cái u và o, tuỳ trường hợp. Trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm đệm thường có biểu hiện thiếu chữ cái ghi âm đệm.

Ví dụ : lẩn quẩn, lạn đả, lanh quanh, lay hoay, lằng ngoằng, lắt chắt, ngó ngáy, ngọ ngậy v.v...

c) Ghi sai âm chính :

Trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm chính thường có hai biểu hiện chính :

Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn, cụ thể là giữa :

- ă / â : câm phẫn, che lắp, tái lặp, trùng lập, tối tâm, xăm lăng, hâm hở, đầm thấm, e ắp, hắp tắp v.v....

- o / ô/ ơ : bốc lột, tận góc, mưa mốc, chốp bu, chốp lấy, hồi hợp, đớp chát, họp nhất, bộp tai v.v...

Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn với các chữ cái ghi nguyên âm đôi, nhất là giữa :

- ê / i / iê : điều đặn, điu đứng, điểu cáng, kiềm kẹp, chiệu đựng, hiêu quạnh, nâng niêu, tìm ẩn, thất thiểu v.v...

- u / uô : tuổi thân, muổi lòng, đen đuổi, theo đui, hất huổi, xuôi khiến, xui tay v.v...

- ư / ươ : chưởi mắng, cữi cổ, tức tửi, rác rửi, sửi ấm v.v...

d) Ghi sai âm cuối / bán âm cuối :

Hiện tượng ghi sai âm cuối trong bài viết của học sinh thường có hai biểu hiện chính :

Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi phụ âm cuối, cụ thể là lẫn lộn giữa :

- c /t : biền biệc, buộc miệng, chất phát, heo húc, lẩn lúc, lũ lược, mất mác, man mát, mua chuột, phó mặt, phúc chốc, tấc bậc, tiếc hạnh v.v...

- n / ng : dun túng, hiên ngan, hoang hỉ, lãng mạng, làm lụn, phản phất, rung sợ, rung rẩy, sản khoái, tang hoang, vung trồng, vụn về ...

Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi bán âm cuối, cụ thể là giữa :

- o /u : báo vật, cao có, lao lách, láo lỉnh, mếu máu, trao chuốt, trao dồi v.v....

- i /y : ái nái, đai nghiến, đài đoạ, lai động, mai mắn, mỉa may, phơi bài, tai chân, sai mê, van lại ...

Giữa bốn kiểu lỗi chính tả âm vị đoạn tính, trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm cuối xuất hiện nhiều hơn. Kế đến là ghi sai âm chính và ghi sai phụ âm đầu. Lỗi ghi sai âm đệm xuất hiện ít nhất.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CÁC LOẠI LỖI NGỮ PHÁP-[1]


Ở bậc tổ chức câu, hiện tượng sai ngữ pháp, trước hết có thể quy thành hai loại lỗi lớn : câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh và câu sai do vi phạm quy tắc kết hợp. Mỗi loại lỗi sai này được chia thành nhiều kiểu lỗi nhỏ, dựa vào đặc điểm, tính chất của hiện tượng sai.

1. Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh :

Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh là loại lỗi ngữ pháp có biểu hiện : hiện dạng của câu thiếu một hay một vài thành phần nòng cốt, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi cấu trúc đầy đủ của nó.

Loại lỗi này bao gồm nhiều kiểu lỗi nhỏ :

1.1. Câu sai thiếu chủ ngữ.:

Câu sai thiếu chủ ngữ là kiểu lỗi câu sai có hiện dạng thiếu thành phần biểu thị đối tượng của thông báo, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể xác định và phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó.

Trong tổ chức câu bình thường, chủ ngữ là thành phần có chức năng nêu lên đối tượng mà người viết, người nói đề cập đến. Về từ loại, chủ ngữ thường do đại từ, danh từ hay ngữ tương đương đảm nhiệm. Do đó, một câu bị xem là thiếu chủ ngữ khi hiện dạng của nó chỉ có động từ, tính từ, ngữ động từ, ngữ tính từ có giá trị như vị ngữ, hay hiện dạng gồm có vị ngữ và thành phần phụ.

Ví dụ:

(a) Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan và cướp đi cuộc sống yên lành của người dân. Ðược thể hiện rõ nét qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộcnổi tiếng của Nguyễn Ðình Chiểu(BVHS).

(B) Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến lực lượng của tập thể, của nhân dân, của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là vô hạn. Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên(BVHS).

© Bên cạnh lời dặn dò đó, còn chỉ ra cho chúng ta thấy giá trị tinh thần của đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau(BVHS).

(d) Qua tác phẩm này, tố cáo xã hội bất công(BVHS).

Hiện tượng câu sai thiếu chủ ngữ xuất hiện trong bài viết của học sinh THPT khá nhiều. Trong bài viết của học sinh THCS, loại lỗi này xuất hiện phổ biến hơn.

Nguyên nhân dẫn đến kiểu lỗi sai này là do học sinh chưa nắm vững cách thức tổ chức câu, cụ thể là chưa có ý thức về tính hoàn chỉnh tương đối của câu.

Thiếu chủ ngữ làm cho câu không hoàn chỉnh về cấu trúc và thông báo. Ðọc những câu này, ta không hiểu được học sinh muốn nói về ai, cái gì, điều gì.

Ðối với kiểu lỗi sai này, cách sửa chữa chủ yếu là tạo ra chủ ngữ sao cho phù hợp với vị ngữ có sẵn. Tất nhiên, việc tạo ra chủ ngữ một mặt phải dựa vào vị ngữ có sẵn, mặt khác phải xem xét câu trong mối quan hệ với nội dung và cấu trúc của đoạn văn, tức là phải đặt câu trong mối quan hệ nhiều mặt với các câu chung quanh.

Các câu sai đã dẫn có thể được sửa chữa như sau :

(a) Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Tội ác của bọn chúng cũng như khí phách hiên ngang, bất khuất của nghĩa binh đã được phản ánh sâu sắc qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộcnổi tiếng của Nguyễn Ðình chiểu[1] .

(B) Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến sức mạnh vô địch của tập thể, của quần chúng, nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Sức mạnh ấy có thể đánh đổ bất cứ thế lực áp bức, bóc lột nào và thúc đẩy xã hội đi lên trên con đường tiến bộ.

© Bên cạnh lời dặn dò đó, nhà thơ (tác giả) còn chỉ ra cho chúng ta thấy rõ giá trị của tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

(d) Qua tác phẩm ấy, tác giả đã lên tiếng tố cáo xã hội áp bức, bất công.

Cần phải phân biệt câu sai thiếu chủ ngữ với câu tỉnh lược chủ ngữ trong văn bản. Chỉ nên xem hiện tượng khuyết chủ ngữ là câu sai khi căn cứ vào văn cảnh chứa nó, ta không xác định được đối tượng được nói đến là gì, và do đo,ï không thể phục hồi chủ ngữ bằng cách lặp từ vựng, thế đại từ hay thế bằng từ đồng nghĩa. Còn câu tỉnh lược thì dựa vào văn cảnh, ta có thể phục hồi chủ ngữ bằng các cách vừa nêu.

Ví dụ:

Họ là những người dân ấp, dân lân, vì mến nghĩamà làm quân chiêu mộ. Là đội quân tự nguyện, tự giác, chiến đấu dũng cảm, không hề run sợ trước súng đạn tối tân của kẻ thù(BVHS).

Dựa vào câu thứ nhất thứ nhất, ta có thể phục hồi chủ ngữ của câu thứ hai trong ví dụ trên như sau :

Họ là đội quân tự nguyện, tự giác, chiến đấu dũng cảm...

Cũng cần phân biệt câu sai thiếu chủ ngữ với kiểu câu mà cấu trúc chuẩn mực của nó không có chủ ngữ. Ðó là câu tồn tại, một kiểu cấu trúc đặc thù trong tiếng Việt. Kiểu câu này có nội dung thông báo sự tồn tại, xuất hiện hay biến mất của sự vật, hiện tượng, tính chất. Về mặt cấu trúc, đặc điểm của kiểu câu này là chỉ có vị ngữ hay trạng ngữ và vị ngữ, trong đó, thành tố trung tâm của vị ngữ là các động từ biểu thị ý nghĩa tồn tại (có, còn, hết...), các động từ dùng với ý nghĩa trạng thái, hay các tính từ có ý nghĩa số lượng (đông, ít, vắng...). Và trạng ngữ, nếu có, là một danh ngữ hay giới ngữ, có nội dung biểu thị phạm vi không gian, thời gian.

Ví dụ:

(a) Bên cạnh chị Sứ, còn có biết bao người phụ nữ Việt Nam anh hùng khác(BVHS).

(B) Có người rất sớm đã tìm được hướng đi đúng cho đời mình(NLPBCL, T.III).

© Trong cuộc kháng chiến cứu nước, có những chiến sĩ lao mình lấp lỗ châu mai để cho đơn vị mình tiến lên (NTG - VVHVN).

(d) Bên đường, đứng chơ vơ một ngôi miếu cổ đen rêu(N.Ð.T).

1.2. Câu sai thiếu vị ngữ :

Câu sai thiếu vị ngữ là kiểu câu sai có hiện dạng thiếu thành phần biểu thị nội dung thuyết minh mà dựa vào văn cảnh, ta không thể xác định và khôi phục lại cấu trúc đầy đủ của nó.

Trong tổ chức nội bộ câu, vị ngữ là thành phần nêu lên nội dung thuyết minh về đối tượng được nói đến. Nội dung thuyết minh có thể là hành động, tính chất, trạng thái ... của đối tượng. Về từ loại, vị ngữ thường do động từ, tính từ hay các ngữ tương đương đảm nhiệm. Như vậy, câu sai thiếu vị ngữ là kiểu câu sai mà hiện dạng của nó có thể thuộc ba trường hợp sau :

(1) Danh ngữ (có giá trị như chủ ngữ).

(2) Danh từ / danh ngữ (có giá trị như chủ ngữ), giới ngữ (có giá trị như trạng ngữ).

(3) Danh từ / danh ngữ (có giá trị như chủ ngữ), danh ngữ (có giá trị như giải thích ngữ).

Ví dụ:

(a) Tâm ngửng lên nhìn nét mặt hiền từ của bà Tư, rồi lại quay đi, hơi e thẹn. Vì nàng có tâm sự kín riêng. Hình ảnh một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghe. Những ngày phiên chợ Bằng, Tâm thường thấy người ấy ra hàng Tâm mua kim chỉ(T.L. - GÐM).

(B) Sự xả thân vì đại nghĩa để chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc(BVHS).

© Xuân Diệu, một con người yêu đời, thiết tha với cuộc sống(BVHS).

(d) Việt Nam, đất nước của những con người anh hùng, của những bài ca bất diệt, những điệu hát câu hò thắm đượm tình quê(BVHS).

(e) Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu làng xóm, quê hương tha thiết, với tinh thần xả thân vì đại nghĩa(BVHS).

Trong ví dụ (a), hình ảnh một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghe chỉ là một danh ngữ, chưa đủ tư cách là câu. Bởi lẽ, ta không thể hiểu được hình ảnh người con trai ấy như thế nào, ra sao. Câu (B) cũng vậy : mới chỉ là một danh ngữ. Câu © gồm một bút danh (Xuân Diệu), có giá trị như chủ ngữ, và một danh ngữ, có giá trị như giải thích ngữ. Ðọc câu này, ta không rõ Xuân Diệu như thế nào, ra sao. Câu (d) cũng tương tự như ví dụ © : một danh từ riêng (Việt Nam) và một danh ngữ có giá trị như giải thích ngữ. Ví dụ (e) gồm có một danh ngữ (Người nghĩa sĩ Cần Giuộc) và hai giới ngữ, có giá trị như hai trạng ngữ chỉ cách thức. Tất cả các trường hợp nêu trên đều chưa phải là câu, bởi vì chúng đều không có thành phần nêu lên nội dung thuyết minh về đối tượng được đề cập đến.

Hiện tượng câu sai thiếu vị ngữ xuất hiện khá nhiều trong bài làm của học sinh, nhiều hơn kiểu câu sai thiếu chủ ngữ, nhất là kiểu có hiện dạng giống như trường hợp (2), (3).

Thiếu vị ngữ tất nhiên làm cho câu không hoàn chỉnh về mặt cấu trúc và thông báo. Ðọc những câu sai kiểu này, ta không rõ đối tượng được nói đến như thế nào, ra sao.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến câu sai thiếu vị ngữ là do học sinh nhận thức mơ hồ, thiếu chính xác về tính hoàn chỉnh tương đối của câu, hay do học sinh nhầm lẫn các danh ngữ, giới ngữ (có giá trị như giải thích ngữ, trạng ngữ đứng sau chủ ngữ ) với vị ngữ, từ đó, tưởng rằng câu đã hoàn chỉnh.

Về cách sửa chữa kiểu lỗi sai này, nhìn chung có hai hướng : Thứ nhất là chuyển đổi cấu trúc có sẵn thành câu có chủ - vị hoàn chỉnh. Thứ hai là tạo thêm vị ngữ sao cho phù hợp với cấu trúc có sẵn. Chọn cách sửa chữa nào là tuỳ vào câu sai cụ thể.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CÁC LOẠI LỖI NGỮ PHÁP-[2]


Các câu sai vừa dẫn có thể sửa chữa như sau :

Câu (a), sửa theo cách thứ hai :

... Vì nàng có tâm sự kín riêng. Hình ảnh một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghe đang ám ảnh trong tâm trí của nàng...[1] .

Câu (B), sửa theo hai cách :

Vì đại nghĩa, nghĩa binh đã xả thân chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.

Hay :

Tinh thần xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc đã tạo nên nét đẹp hùng tráng ở người nghĩa binh nông dân.

Câu ©, sửa theo cách thứ nhất :

Xuân Diệu là một con người yêu đời, thiết tha với cuộc sống.

Câu (d), sửa theo cách thứ nhất :

Việt Nam là đất nước của những con người anh hùng, của những bài ca bất diệt và những điệu hát, câu hò thắúm đượm tình quê.

Câu (e), sửa theo hai cách :

Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu mến làng xóm, quê hương tha thiết, đã xả thân quên mình vì đại nghĩa.

Hay :

Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu mến làng xóm, quê hương tha thiết, với tinh thần xả thân vì đại nghĩa, đã chiến đấu quên mình khi đối mặt với quân thù.

Trừ câu (a), hai cách sửa chữa mà chúng tôi vừa áp dụng đối với các câu sai(B), ©, (d) và (e) mới chỉ là hai hướng sửa chữa chung đối với kiểu lỗi sai này. Bởi vì, sửa chữa như vậy vẫn tách rời câu sai với văn cảnh chứa chúng. Do đó, trước mỗi câu sai thiếu vị ngữ, ta áp dụng cách sửa chữa nào và sửa chữa như thế nào, điều đó cần phải được xem xét trong mối quan hệ về ngữ nghĩa - lô-gích với các câu lân cận trong đoạn văn.

Cũng cần lưu ý thêm, trước hiện tượng câu mà hiện dạng của nó chỉ là một danh ngữ, chúng ta cần phải cân nhắc, phân biệt giữa một bên là câu sai (như các câu (a), (B)) và một bên là kết quả của hiện tượng tỉnh lược (tỉnh lược chủ ngữ và động từ trung tâm của vị ngữ), làm cho hiện dạng của câuchỉ còn là một ngữ, có giá trị giải thích, thuyết minh cho câu trước.

Ví dụ:

(a) Văn học thời kì này đã phản ánh được tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tinh thần chiến đấu, hy sinh dũng cảm của những người chiến sĩ ở ngoài mặt trận, của những người mẹ, người vợ ở hậu phương(BVHS).

(B) Nhưng giữa bao nhiêu tối tăm dày đặc ấy, ánh sáng vẫn ngời lên. Aïnh sáng của lòng thương người và yêu đời vô hạn (NL PBCL, T.III ).

1.3. Câu thiếu kết cấu chủ - vị noöng cốt.

Câu thiếu chủ - vị nòng cốt là kiểu lỗi ngữ pháp mà hiện dạng của câu chỉ là một hay vài thành phần phụ ngoài nòng cốt, và dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó.

Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt thường rơi vào câu đơn, và hiện dạng của kiểu lỗi câu sai này có thể quy về hai biểu hiện chính :

(1) Giới ngữ / danh ngữ (có chức năng như trạng ngữ)

(2) Giới ngữ / danh ngữ (có chức năng như trạng ngữ), danh ngữ (có chức năng như giải thích ngữ).

Ví dụ :

(a) Trước khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta, mở đầu cho một trăm năm đô hộ(BVHS).

(B) Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với tinh thần đoàn kết một lòng chống ngoại xâm của nghĩa quân(BVHS).

© Ðể làm nổi bật lên hình ảnh cao quý và đẹp đẻ của người Nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. (BVHS).

(d) Vậy mà khi người con gái đẹp nhất làng đã cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu, rủ cậu bỏ làng ra đi liều ! (N.K.T - MÐLNNM).

(e) Ở phòng khách và nơi nghỉ ngơi, được trang trí những bức tranh lớn, vẽ trực tiếp vào tường hoặc những ô vải rộng. Phần nhiều mô tả cảnh mùa thu của những cánh rừng nhiệt đới(TNH 1993).

Hiện dạng của câu (a) là một giới ngữ có chứa tiểu cú. Giới ngữ này chỉ có giá trị là một trạng ngữ. Hiện dạng của câu (B) chỉ gồm hai giới ngữ, có giá trị như hai trạng ngữ. Hiện dạng của câu © gồm một giới ngữ, có chức năng như trạng ngữ , và một danh ngữ có giá trị như giải thích ngữ. Hiện dạng của câu (d) gồm một tổ hợp, có giá trị như chuyển ngữ (thành phần phụ chuyển tiếp), và một danh ngữ, có giá trị như trạng ngữ. Hiện dạng của câu thứ nhất trong ví dụ (e) gồm một giới ngữ, có giá trị như trạng ngữ, và hai động ngữ, có giá trị như hai giải thích ngữ liên hoàn. Tất cả các câu văn trên đều không có kết cấu chủ - vị nòng cốt, kết cấu chủ vị ở bậc câu.

Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt xuất hiện khá phổ biến trong bài viết của học sinh, nhất là sai theo dạng (2) (kiểu lỗi này cũng xuất hiện không ít trên sách báo in ấn chính thức).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi sai này là do học sinh không nắm vững kiến thức ngữ pháp, đặc biệt là về tính hoàn chỉnh của câu, dẫn đến sự lẫn lộn giữa các thành phần nòng cốt với các loại thành phần phụ ngoài nòng cốt. Cũng có trường hợp do sử dụng dấu chấm thiếu chính xác, học sinh mắc phải kiểu lỗi này.

Ví dụ :

(f) Một lần, khi nghe bà Nghị gọi con gái là cái hai. Hắn đã cau mày trách vợ : Sao bà cứ gọi bằng lối xách mé như vậy ? Tôi đã dặn bà phải gọi nó bằng mợ...(BVHS).

Trong câu trên, vì học sinh sử dụng sai dấu chấm nên đã tách hai danh ngữ có giá trị như hai trạng ngữ khỏi kết cấu chủ - vị nòng cốt, làm cho chúng trở thành câu sai.

Ðối với lỗi kiểu sai này, nhìn chung có hai cách sửa chữa : tạo thêm kết câu chủ - vị dựa trên cấu trúc có sẵn hay chuyển đổi cấu trúc có sẵn của câu sai thành câu hoàn chỉnh.

Dưới đây là các câu sai đã được sửa chữa :

(a) Trước khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta, mở đầu một trăm năm đô hộ, người nghĩa sĩ Cần Giuộc vốn là những người nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm chỉ biết côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó.

(B) Với tinh thần đoàn kết một lòng, nghĩa quân đã chiến đấu dũng cảm, xem thường mọi thứ vũ khí tối tân của giặc.

© Ðể làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người chiến sĩ - nông dân đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc, Nguyễn Ðình Chiểu đã khắc hoạ đậm nét tư thế hiên ngang của họ khi đối mặt với kẻ thù.

(d) Vậy mà khi người con gái đẹp nhất làng cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu, rủ cậu bỏ làng ra đi liều, cậu đã không dám nghe theo / đã chối từ một cách hèn nhát.

(e) Phòng khách và nơi nghỉ ngơi được trang trí bằng những bức tranh lớn, vẽ trực tiếp vào tường hoặc những ô vải rộng ...

Câu (a) được sửa chữa theo cách tạo thêm kết cấu chủ - vị nòng cốt dựa trên cấu trúc có sẵn của câu sai. Câu (B) được sửa chữa theo cách chuyển đổi cấu trúc của câu sai thành câu đúng, có bổ sung thêm vị ngữ thứ hai. Câu © được sửa theo cách tạo thêm kết cấu chủ - vị nòng cốt. Câu (d) cũng được sửa theo cách tương tự. Câu (e) được sửa theo cách chuyển đổi cấu trúc có sẵn thành câu đúng.

Cũng như đối với kiểu câu sai thiếu chủ ngữ và câu sai thiếu vị ngữ, khi sửa chữa câu sai thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt, chọn lựa cách sửa chữa nào là phải tuỳ vào câu sai cụ thể. Và khi tiến hành sửa chữa, nhất thiết phải xem xét mối quan hệ về ngữ nghĩa - lô-gích giữa câu sai với các câu lân cận trong đoạn văn để đảm bảo sự mạch lạc giữa các câu.

Riêng câu (f), chỉ cần thay dấu chấm băng dấu phẩy, ta sẽ có câu đúng :

Một lần, khi nghe bà Nghị gọi con gái là cái Hai, hắn đã cau mày trách vợ ...

1.4. Câu ghép phụ thuộc thiếu cú.

Câu ghép phụ thuộc (qua lại) là loại câu ghép có hai cú (hai kết cấu chủ - vị nòng cốt) kết hợp với nhau theo quan hệ phụ thuộc. Ðiều đó có nghĩa là, trong loại câu ghép này , hai cú ràng buộc, nương dựa lẫn nhau, không thể tách rời nhau. Ðặc điểm đó cũng quy định, ở dạng chuẩn, loại câu ghép này phải có hai cú, có hiện dạng đầy đủ hay không đầy đủ, không kể thành phần phụ ngoài nòng cốt.

Trong câu ghép phụ thuộc, hai cú thường kết hợp với nhau bằng cặp liên từ hô ứng, hay một số cặp từ loại khác, lâm thời có chức năng liên kết hai cú. Nếu gọi L1 là liên từ thứ nhất , L2 là liên từ thứ hai, ta có mô hình cấu trúc tiêu biểu của câu ghép phụ thuộc ở dạng đầy đủ như sau :

L1C1 - V1, L2 C2 - V2.

Câu ghép phụ thuộc thiếu cú là kiểu lỗi sai mà hiện dạng của câu chỉ có cú thứ nhất : L1C1 - V1, hoàn toàn thiếu cú thứ hai, hay cú thứ hai chỉ có thành phần phụ ngoài noöng cốt.

Ví dụ :

(a) Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vì triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, hèn nhát. Nguyễn Ðình Chiểu đã dùng ngòi bút sắc bén của mình làm vũ khí đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù , và hết lòng ca ngợi người nông dân dám quên mình vì nghĩa lớn(BVHS).

(B) Mặc dù chị Sứ bị giặc bắt, bị chúng hành hạ tra tấn dã man. Chị đã dùng phương tiện thông tin của giặc để báo cho anh em, đồng chí trong hang biết : Các đồng chí đừng nghe tụi nó nói láo, tôi không đầu hàng đâu... (BVHS).

© Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn trước Cách mạng tháng Tám. Dù tâm hồn ông có lúc chán nản, hoài nghi, cô đơn. Ông đã có những đóng góp lớn cho nền thi ca Việt Nam giai đoạn bấy giờ(BVHS).

(d) Còn về bác Phúc, nếu bác có khuyết điểm dạo làm chủ nhiệm trước đây, mà chắc là có thôi !(N.K.T - MÐLNNM).

Trong ví dụ (a), câu thứ nhất chỉ gồm có trạng ngữ và một cú nêu lên nguyên nhân. Câu này chỉ có một cú. Câu thứ nhất trong ví dụ (B) và câu thứ hai trong ví dụ © cũng chỉ có một cú, nêu lên điều kiện cực đoan. Trong ví dụ (d), cấu trúc câu gồm có một tổ hợp từ có giá trị chuyển tiếp (Còn về bác Phúc), một kết cấu chủ - vị nòng cốt nêu lên điều kiện, và một ngữ đoạn có giá trị như một chú thích ngữ (mà chắc là có thôi !).

Cũng có trường hợp hiện dạng của câu đầy đủ hai cú ; nhưng do học sinh dùng sai dấu chấm, hai cú bị tách rời, trở thành câu sai :

(e) Nguyễn Du thấy rõ xã hội phong kiến đầy dẫy bất công, oan trái. Nhưng vì ông không thể giải thích nỗi cuộc đời và không biết làm thế nào để thay đổi nó. Cho nên ông không tránh khỏi buồn phiền, bế tắc(BVHS).

Câu ghép phụ thuộc thiếu cú xuất hiện khá nhiều trong bài làm của học sinh. Trong bài làm của sinh viên đại học, kiểu lỗi này vẫn xuất hiện rải rác. (Kiểu lỗi này cũng không hiếm trên sách báo in ấn chính thức, kể cả tác phẩm của các nhà văn chuyên nghiệp như chúng tôi đã dẫn ra).

Ðối với câu ghép phụ thuộc thiếu cú, hướng sửa chữa chung là tạo thêm cú thứ hai (L2 C2 - V2) sao cho cú này tương hợp về ngữ nghĩa, lô-gích với cú thứ nhất đã có. Tất nhiên, khi sửa chữa từng câu cụ thể, một ặmt ta phải dựa vào cấu trúc và nội dung biểu đã của cú đã có ; mặt khác, nhất thiết phải xem xét đến mối quan hệ giữa câu được sửa chữa với các câu chung quanh. Và nếu thấy cần, chúng ta còn phải sửa chữa nhỏ những câu chung quanh như thêm bớt, thay đổi từ ngữ, để đảm bảo sự liên kết giữa các câu.

Các câu (a), (B), ©, (d) có thể sửa chữa như sau :

(a) Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vì nhu nhược, hèn nhát, nên triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng, kiï hoà ước với giặc. Trong tình hình đó, Nguyễn Ðình Chiểu đã dùng ngòi bút sắc bén của mình làm vũ khí đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù và hết lòng ca ngợi những người nông dân dám quên mình vì nghĩa lớn.

Hay :

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vì triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, hèn nhát, nên đã đầu hàng, kí hoà ước với giặc. Trong tình hình đó, Nguyễn Ðình Chiểu đã dùng ngòi bút sắc bén của mình làm vũ khí đấu tranh...

Lưu ý : Hai câu trên đều được sửa chữa bằng cách tạo thêm cú thứ hai (và tạo thêm trạng ngữ cho câu tiếp theo để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu). Chỗ khác nhau là : trong câu sửa chữa thứ nhất, chủ ngữ của cú thứ nhất bị tỉnh lược ; còn trong câu sửa chữa thứ hai, chủ ngữ của cú thứ hai bị tỉnh lược.

(B) Mặc dù chị Sứ bị giặc bắt , bị chúng tra tấn, hành hạ dã man, nhưng chị không hề khuất phục. Trái lại, chị còn dùng phương tiện thông tin của chúng để báo cho đồng chí, anh em trong hang biết : Các đồng chí...

© Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong trào lưu thơ ca lãng mạn trước Cách mạng tháng Tám. Dù có lúc ông cảm thấy bi quan, hoài nghi, cô đơn, nhưng bản chất tâm hồn nhà thơ là yêu đời, thiết tha với cuộc sống...

(d) Còn về bác Phúc, nếu bác có khuyết điểm dạo làm chủ nhiệm, mà chắc là có thôi, thì bác nên thành thật nhìn nhận.

Riêng đối với trường hợp sai do học sinh chấm câu sai, như câu (e), thì sửa chữa bằng cách thay dấu chấm bằng dấu phẩy để ghép hai cú lại thành một câu hoàn chỉnh :

(e) Nguyễn Du thấy rõ xã hội phong kiến đầy dẫy bất công, oan trái. Nhưng vì ông không thể giải thích nổi cuộc đời và không biết làm thế nào để thay đổi nó, cho nên ông không tránh khỏi buồn phiền, bế tắc.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CÁC LOẠI LỖI NGỮ PHÁP-[3]


Cũng có thể sửa câu này theo cách khác : bỏ L1 (vì) trong cú thứ nhất, giữ nguyên dấu chấm và cú thứ hai. Sửa như vậy tức là ta biến cú thứ nhất thành câu đơn, còn cú thứ hai trở thành câu ghép qua lại bị tỉnh lược cú thứ nhất, hiện dạng chỉ còn cú thứ hai, và L2 (cho nên) trở thành phương tiện liên kết câu (phương tiện nối) :

Nguyễn Du thấy rõ xã hội phong kiến đầy dẫy bất công, oan trái. Nhưng ông không thể giải thích nổi cuộc đời và không biết làm thế nào để thay đổi nó. Cho nên ông không tránh khỏi buồn phiền, bế tắc.

Ở đây, cũng cần phân biệt câu ghép phụ thuộc thiếu cú, một kiểu lỗi ngữ pháp, với câu ghép phụ thuộc có hiện dạng một cú, kết quả của việc tỉnh lược câu trong văn bản, một biến thể cấu trúc của câu ghép phụ thuộc, vẫn được xem là chuẩn mực. Như đã trình bày, cấu trúc của câu ghép phụ thuộc thiếu cú chỉ có cú thứ nhất (L1C1-V1). Trong khi đó, hiện dạng của câu ghép phụ thuộc tỉnh lược lại chỉ có cú thứ hai (L2C2-V2 ), cú thứ nhất xem như đã lược bỏ.

Ví dụ :

Ðối với đối tượng của mình, nói chung Nguyễn Khuyến ít có thái độ hằn học, mạt sát. Nhưng ông lại có ý thức rất rõ về cái thế hơn hẳn của mình về mặt nhân cách, đạo đức và về cả khoa danh nữa. Cho nên ông thường lấy tư cách của người đứng trên nhìn xuống, vừa đả kích, lại vừa thương hại (LSVHVN,T.IV A).

Trong ví dụ trên, câu thứ hai và câu thứ ba là hiện dạng còn lại của câu ghép phụ thuộc tỉnh lược cú thứ nhất. Dựa vào văn cảnh, ta có thể phục hồi lại dạng đầy đủ của hai câu này như sau :

Câu thứ hai :

Mặc dù đối với đối tượng của mình, Nguyễn Khuyến ít có thái độ hằn học, mạt sát, nhưng ông lại có ý thức rất rõ về cái thế hơn hẳn của mình...

Câu thứ ba :

Vì ông có ý thức rất rõ về cái thế hơn hẳn của mình về mặt nhân cách, đạo đức và cả khoa danh nữa, cho nên ông thường lấy tư cách của người đứng trên nhìn xuống, vừa đả kích, lại vừa thương hại.

Nhưng nếu viết đầy đủ như vậy thì câu sau sẽ lặp lại câu trước, trở nên dài dòng, không cần thiết. Vì lẽ đó, người viết đã không hiển ngôn hoá cú thứ nhất của hai câu, hiện dạng của hai câu chỉ còn cú thứ hai, và L2 (nhưng, cho nên) trở thành phương tiện nối câu.

Khi sửa chữa câu (f) theo cách thứ hai, thực chất là chúng ta đã vận dụng phép tỉnh lược như vừa trình bày.

bacsigiadinh - June 9, 2006 12:36 AM (GMT)
(Tiếp phần trên)

2. Câu sai do vi phạm quy tắc kết hợp.

Khác với câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh, câu sai do vi phạm quy tắc kết hợp, mặc dù không thiếu các thành phần nòng cốt (thậm chí còn thừa nữa), nhưng hiện dạng của câu có những ngữ đoạn kết hợp với nhau không đúng quy tắc ngữ pháp, nên trở thành lỗi sai.

Dựa vào tính chất, đặc điểm của hiện tượng sai, có thể chia loại lỗi này thành ba kiểu lỗi nhỏ :

2.1. Câu đứt cấu trúc ngữ pháp.

Khi tham gia vào tổ chức nội bộ của câu, nhìn chung, các từ, ngữ phải đảm bảo mối quan hệ về ngữ pháp (và ngữ nghĩa), dựa trên các quy tắc kết hợp có sẵn. Mối quan hệ qua lại đó trong tổ chức câu được xác lập bằng trật tự tuyến tính giữa các từ, ngữ, hay bằng từ công cụ, hai phương thức ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt.

Ðứt cấu trúc ngữ pháp là kiểu lỗi sai mà hiện dạng câu có những ngữ đoạn rời rạc, mối quan hệ về mặt ngữ pháp (và ngữ nghĩa) giữa chúng với các ngữ đoạn khác không được xác lập rõ ràng, cụ thể.

Xem xét các ví dụ dưới đây :

(a) Bài thơ trên chúng ta thấy tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện rất rõ qua các câu hỏi tu từ(BVHS).

(B) Sự bóc lột hết sức tàn bạo dã man của bọn tư bản độc quyền Pháp cộng với sự bóc lột của địa chủ phong kiến, nhân dân ta vô cùng điêu đứng, khổ sở(BVHS).

© Sự trói chặt của bóng đêm đáng sợ đó Xuân Diệu thấy cảnh vật chung quanh không còn tươi thắm, mà nó chỉ một màu đen ảm đạm(BVHS)

(d) Tinh thần chiến đấu hi sinh dũng cảm của những người nghĩa sĩ họ luôn nêu cao khí thế tiến công, trang bị thô sơ, nghèo nàn(BVHS).

Trong ví dụ (a), mối quan hệ giữa danh ngữ bài thơ trênvới kết cấu chủ - vị đứng sau nó không được xác lập rõ ràng, cụ thể. Tương tự, trong câu (B), danh ngữ sự bóc lột hết sức tàn bạo dã man của bọn tư bản độc quyền Pháp cộng với sự bóclột của địa chủ phong kiếnkhông có quan hệ rõ ràng, cụ thể với kết cấu chủ - vị nòng cốt về mặt ngữ pháp, do đó, chúng ta khó xác định được chức năng cú pháp của danh ngữ này. Trong câu ©, danh ngữ sự trói chặt của bóng đêm đáng sợ đólà ngữ đoạn bị đứt rời khỏi kết cấu trúc câu, đó là chưa kể đến lỗi từ ngữ. Câu (d), có hai ngữ đoạn bị đứt rời khỏi kết cấu chủ - vị ở giữa câu. Ngữ đoạn thứ nhất là danh ngữ tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người nghĩa sĩ , ngữ đoạn thứ hai là trang bị thô sơ, nghèo nàn. Mối quan hệ về mặt ngữ pháp giữa hai ngữ đoạn này với kết cấu chủ - vị không được xác lập một cách cụ thể bằng những phương tiện ngữ pháp cần thiết.

Hiện tượng đứt cấu trúc ngữ pháp xuất hiện khá nhiều trong bài viết của học sinh PTCS. Kiểu lỗi này xuất hiện tương đối ít trong bài viết của học sinh THPT, và chỉ tập trung trong bài viết của học sinh lớp 10. Trong bài viết của học sinh lớp 11 và lớp 12, thỉnh thoảng mới bắt gặp kiểu lỗi này. Bài có sai, thường không quá hai, ba lỗi.

Nguyên nhân dẫn đến kiểu lỗi sai này là do học sinh suy nghĩ thiếu chặt chẽ, không nắm vững kiến thức cơ bản trong việc vận dụng các phương thức ngữ pháp để sắp xếp các ngữ đoạn, các thành phần câu theo trật tự thích hợp, và sử dụng chính xác các từ công cụ nhằm liên kết, xác lập mối quan hệ ngữ pháp qua lại giữa các ngữ đoạn trong câu.

Sửa chữa lỗi đứt cấu trúc ngữ pháp, hướng chung là nốicác ngữ đoạn bị đứt lại. Trước hết, chúng ta xem xét mối quan hệ tiềm ẩn giữa các ngữ đoạn trong câu để xác định ngữ đoạn bị đứt có khả năng làm thành phần gì. Trên cơ sở đó, chúng ta dùng từ công cụ để nốichúng với các thành phần khác, sao cho chức năng cú pháp của chúng được xác lập rõ ràng, cụ thể. Nếu trật tự của các ngữ đoạn bị đứt không phù hợp, chúng ta có thể vừa thay đổi trật tự, vừa sử dụng từ công cụ để nốichúng như trình bày.

Các câu đứt cấu trúc đã dẫn có thể được sửa chữa như sau :

(a) Trong bài thơ trên, chúng ta thấy tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện rất rõ qua các câu hỏi tu từ.

(B) Dưới sự bóc lột hết sức tàn bạo, dã man của bọn tư bản độc quyền Pháp và bọn địa chủ phong kiến, nhân dân ta vô cùng điêu đứng, khổ sở.

© Trong sự bủa vây của bóng đêm đáng sợ đó, Xuân Diệu thấy cảnh vật chung quanh không còn tươi thắm nữa, mà tất cả đều khoác lên một màu ảm đạm.

(d) Với tinh thần chiến đấu, hi sinh dũng cảm, người nghĩa sĩ luôn nêu cao khí thế tiến công, mặc dù vũ khí, trang bị của họ hết sức thô sơ, lạc hậu.

Khi sửa chữa câu đứt cấu trúc ngữ pháp, cách thức và mức độ sửa chữa phải được áp dụng sao cho phù hợp với từng câu sai cụ thể. Ðồng thời, chúng ta cũng cần chú ý đến mối quan hệ giữa câu được sửa chữa với các câu chung quanh.

2.2. Câu chập cấu trúc ngữ pháp.

Do sự quy định của quan hệ cú pháp, trong tổ chức nội bộ câu, mỗi từ, ngữ đều đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định : hoặc là làm thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ, các loại thành phần phụ ngoài kết cấu chủ -vị nòng cốt), hoặc là làm thành tố trong cụm từ (chính tố, phụ tố), xét ở một bậc quan hệ cú pháp nào đó. Nếu câu có những từ, ngữ đồng thời đảm nhiệm hai chức năng cú pháp, xét ở một bậc quan hệ cú pháp, thì đó chính là lỗi chập cấu trúc ngữ pháp.

Nói cách khác, chập cấu trúc ngữ pháp là kiểu lỗi sai có biểu hiện ở cùng một bậc quan hệ cú pháp, từ, ngữ vừa đảm nhiệm chức năng này, xét trong mối quan hệ với ngữ đoạn trước nó, vừa đảm nhiệm chức năng khác, xét trong mối quan hệ với ngữ đoạn sau nó.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

:

ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ DẠY NGỮ PHÁP


GS-TS Ngô Như Bình, giảng viên cao cấp Khoa Ngôn ngữ và văn minh Đông Á, ĐH Harvard (Mỹ), có chia sẻ về mong mỏi kêu gọi trả lại sự trong sáng cho tiếng Việt.

Theo GS-TS Ngô Như Bình, ngày nay tiếng Việt là ngôn ngữ phát triển ở trình độ cao, hoàn toàn có đủ khả năng diễn đạt các khái niệm và các sắc thái tình cảm, thực hiện các chức năng xã hội từ giao tiếp hằng ngày đến giảng dạy trong nhà trường, công cụ truyền tin của các phương tiện thông tin đại chúng, ngôn ngữ sáng tác văn học và thơ ca. Thế nhưng, ông đau đáu trước một xu hướng khá bi đát, rằng tiếng Việt đang bị huỷ hoại.

3 vấn đề nghiêm trọng đang huỷ hoại tiếng Việt

Những vấn đề nghiêm trọng đang huỷ hoại tiếng Việt là: Lỗi ngữ pháp và lỗi về cách dùng từ ngày càng trở nên phổ biến; Tiếng nước ngoài được dùng một cách bừa bãi; Một số cấu trúc ngữ pháp của tiếng nước ngoài được đem áp đặt vào tiếng Việt.

Đầu tiên là lỗi ngữ pháp và cách dùng từ. Chẳng hạn tít một bài báo Triển lãm tranh dân gian dưới góc nhìn người Pháp. Câu này có nghĩa là: “Tranh dân gian (của VN) khắc hoạ người Pháp”. Thực ra, tác giả muốn nói “người Pháp nhìn nhận thế nào về tranh dân gian VN”. Tít bài trên đã thiếu giới từ của, phải là Triển lãm tranh dân gian dưới góc nhìn của người Pháp. Còn câu “Không tăng số người trẻ nghiện thuốc lá mới” phải hiểu nghĩa là “làm sao để số người trẻ nghiện một loại thuốc lá mới nào đó không tăng lên”. Nhưng nội dung văn bản lại muốn nói: “Không tăng số người trẻ bắt đầu nghiện thuốc lá”.

Một văn bản có các câu: “... có một con lợn mẹ đẻ được 11 con heo con. Đã 20 ngày trôi qua, “chú heo vàng” vẫn sống khoẻ mạnh, hàng ngày có rất nhiều đoàn người đến xem con lợn đặc biệt này...”. Ở đây là lỗi lẫn lộn các phương ngữ khác nhau.

Kế đến là tình trạng tiếng nước ngoài được dùng bừa bãi, trước hết là tiếng Anh.

Một bài viết có câu: “Theo Bảng xếp hạng này, Top 10 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng là: Dẫn đầu là ĐHQGHN (894 thế giới); tiếp đó lần lượt là Trường Đại học Cần Thơ (1790)”. Câu này dùng từ “top” của tiếng Anh, ngữ pháp cũng là ngữ pháp tiếng Anh, vì nếu đúng ngữ pháp tiếng Việt thì phải là “10 cơ sở giáo dục đại học top của VN”. Tiếng Việt có từ “hàng đầu” hoàn toàn có thể thay thế cho từ “top”. Câu trên nên sửa lại thành “Theo bảng xếp hạng của thế giới, 10 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của Việt Nam là:...”.

Nói chung, vay mượn là hiện tượng tất yếu của tất cả các ngôn ngữ. Ngay tiếng Anh là một ngôn ngữ nhóm Germanic trong ngữ hệ Ấn-Âu, gần với các thứ tiếng Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy nhưng một nửa vốn từ vựng vay mượn của tiếng Pháp là một ngôn ngữ thuộc nhóm Romance trong ngữ hệ Ấn-Âu. Tiếng Việt vay mượn cũng là điều đương nhiên, nhưng chỉ nên vay mượn tiếng Anh khi tiếng Việt không có từ tương đương, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Lỗi thứ ba, áp đặt một số cấu trúc tiếng nước ngoài vào tiếng Việt.
Gần đây tôi đi nghe một buổi hoà nhạc tại Hà Nội. Người dẫn chương trình nói: Xin giới thiệu ca sĩ X đến từ Hà Nội. Từ tiếng Anh “from” không chỉ có nghĩa “đến từ”. Ca sĩ người Hà Nội từ Hà Nội đến tham dự buổi trình diễn tại Hà Nội thì thật là luẩn quẩn. Nếu “đến từ” trong câu này được thay bằng “của” thì câu sẽ trở nên chuẩn mực.

Những lỗi như trên hiện giờ có thể dẫn ra hằng hà sa số, đáng báo động.
Cần phân biệt ngôn ngữ trên mạng và ngôn ngữ chuẩn mực

Có thể thấy tiếng Việt đang bị biến tướng nghiêm trọng trong giới trẻ, thể hiện rõ nhất thông qua mạng xã hội. Những người trẻ tuổi cho rằng tiếng Việt cũng giống như mọi thứ khác, thời trang, kiến thức, lối sống, cần phải được hiện đại hoá mới phù hợp với thời đại mới. Ông có ý kiến như thế nào về nhận định này?

Ngôn ngữ của mạng xã hội có những quy luật riêng của nó. Tiếng nước nào cũng thế. Không chỉ giới trẻ mà cả những người có trình độ học vấn cao khi viết tiếng Anh trên Facebook hay nhắn tin cũng đầy những từ viết tắt và những cách dùng sai ngữ pháp. Vấn đề ở đây là phải phân biệt ngôn ngữ dùng trên mạng xã hội và ngôn ngữ chuẩn mực. Không thể đem ngôn ngữ mạng xã hội dùng trong những ngữ cảnh đòi hỏi ngôn ngữ chuẩn mực.
Nếu tiếng Việt thực sự bị khủng hoảng, phải làm thế nào để cứu lấy tiếng Việt?
Có rất nhiều việc phải làm. Nhà trường phải đặt lại vấn đề dạy ngữ pháp tiếng Việt. Môn tiếng Việt từ trước tới nay chưa được chú ý đúng mức. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, phải gương mẫu trong việc sử dụng tiếng Việt. Cần một cuốn ngữ pháp tiếng Việt chuẩn và từ điển tiếng Việt phải cập nhật thường xuyên.

Johann Gottfried von Herder, nhà thơ và nhà triết học người Đức có câu rất đáng suy ngẫm: “Một dân tộc còn có gì có thể quý giá hơn là ngôn ngữ mà ông cha để lại?”.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

MẸO VIẾT ĐÚNG
DẤU HỎI - NGÃ


Ðể viết đúng chính tả nói chung và viết đúng dấu hỏi, dấu ngã nói riêng, bên cạnh biện pháp rèn luyện âm chuẩn và nhớ mặt chữ của từ dựa vào nghĩa của chúng, chúng ta còn có thể vận dụng một số mẹo luật, tức là các quy tắc mà dựa vào đó, có thể suy ra dấu hỏi, dấu ngã một cách chính xác.

Dưới đây là một số mẹo cụ thể.

1- Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ láy.

1.1- Khái niệm về từ láy và các kiểu từ láy.

Từ láy là từ có hai hay trên hai âm tiết (tiếng), có cấu tạo ngữ âm lặp lại nguyên âm tiết hay một bộ phận của âm tiết, trong đó ít nhất một âm tiết không có nghĩa chân thực xác định.

Dựa vào mối quan hệ qua lại về mặt ngữ âm giữa các âm tiết, từ láy được chia thành hai kiểu: từ láy nguyên và từ láy bộ phận.

Từ láy nguyên là kiểu từ láy có các âm tiết giống nhau hoàn toàn hay có biến đổi chút ít về mặt thanh điệu theo quy luật hài thanh, tức quy luật hài hoà về thanh điệu.

Ví dụ:

Ba ba, chuồn chuồn, nao nao, nhao nhao, ngà ngà, đo đỏ, tim tím, bươm bướm, châu chấu, ngay ngáy, phinh phính v.v...

Từ láy bộ phận là kiểu từ láy có các âm tiết hoặc là lặp lại phụ âm đầu, hoặc là lặp lại vần.

Ví dụ:

Dễ dãi, dễ dàng, đẹp đẽ, khoẻ khoắn, lạnh lẽo, nhỏ nhắn, vui vẻ, bủn rủn, lảm nhảm, lẩm cẩm, lủng củng v.v...

Về mặt thanh điệu, các âm tiết trong từ láy chịu sự chi phối của luật hài thanh như bảng tóm tắt dưới đây:

Bậc cao ngang - sắc - hỏi

Bậc thấp huyền - nặng - ngã

Nói cụ thể hơn, các âm tiết trong từ láy hoặc là cùng có một thanh điệu, hoặc là cùng thuộc một bậc thanh, trừ một ít ngoại lệ.

1.2- Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ láy.

Từ luật hài thanh nêu trên, chúng ta rút ra được các mẹo luật cụ thể như sau:

1.2.1- Mẹo 1: ở bậc cao.

a- Âm tiết có thanh ngang đi với âm tiết có thanh hỏi.

Ví dụ:

Bảnh bao, bỏ bê, da dẻ, dai dẳng, dư dả, đon đả, gây gổ, hả hê, hở hang, lẻ loi, leo lẻo, mỏng manh, mở mang, nể nang, nham nhở, nhỏ nhoi, thong thả, thơ thẩn, rủ rê, sa sả, vui vẻ, xây xẩm v.v...

Ngoại lệ:

Âm tiết có thanh ngang đi với âm tiết có thanh ngã: Khe khẽ, lam lũ, ngoan ngoãn, nông nỗi (danh từ), se sẽ (âm thanh), trơ trẽn, ve vãn.

b- Âm tiết có thanh sắc đi với âm tiết có thanh hỏi.

Ví dụ:

Bé bỏng, bóng bẩy, bướng bỉnh, cáu kỉnh, cứng cỏi, gởi gắm, gắng gỏi, gắt gỏng, khấp khởi, kháu khỉnh, hắt hủi, hóm hỉnh, hiểm hóc, hớn hở, lắt lẻo, lấp lửng, láu lỉnh, lém lỉnh, mát mẻ, mới mẻ, nhắc nhở, nức nở, nhảm nhí, phấp phỏng, rải rác, rẻ rúng, rác rưởi, tấp tểnh, tỉnh táo, thẳng thắn, thẳng thớm, thảm thiết, trắng trẻo, trống trải, vất vưởng, vớ vẩn, vắng vẻ, xấp xỉ, xó xỉnh, xối xả, v.v...

1.2.2- Mẹo 2: ở bạc thấp.

a- Âm tiết có thanh huyền đi với âm tiết có thanh ngã

Ví dụ:

Bão bùng, bẽ bàng, buồn bã, còm cõi, chồm chỗm, dễ dàng, đẫy đà, hãi hùng, hỗn hào, hững hờ, kĩ càng, lỡ làng, lững lờ, mùi mẽ, mỡ màng, não nề, não nùng, ngỡ ngàng, phè phỡn, phũ phàng, rành rẽ, rõ ràng, rầu rĩ, rền rĩ, rũ rượi, sàm sỡ, sỗ sàng, sững sờ, sừng sững, tầm tã, tẽn tò, trễ tràng, tròn trĩnh, vững vàng, vỗ về, vờ vĩnh, vòi vĩnh, vẽ vời, xoàng xĩnh v.v...

Ngoại lệ:

Âm tiết có thanh huyền đi với âm tiết có thanh hỏi: Bền bỉ, chàng hảng, chồm hổm, chèo bẻo, mình mẩy, niềm nở, phỉnh phờ, sừng sỏ.

b- Âm tiết có thanh nặng đi với âm tiết có thanh ngã.

Ví dụ:

Bụ bẫm, chễm chệ, chững chạc, chặt chẽ, chập chững, dạn dĩ, doạ dẫm, dựa dẫm, đẹp đẽ, đĩnh đạc, gạ gẫm, gãy gọn, gỡ gạc, gặp gỡ, gần gũi, giãy giụa, giặc giã, gọn ghẽ, hợm hĩnh, khập khiễng, lạnh lẽo, lặng lẽ, lạc lõng, lọc lõi, não nuột, nhạt nhẽo, nhễ nhại, nhẵn nhụi, ngặt nghẽo, nghễu nghện, ngỗ ngược, õng ẹo, quạnh quẽ, rộn rã, rộng rãi, rũ rượi, sạch sẽ, thưỡn thẹo, vạm vỡ, vặt vãnh, vội vã v.v...

Ngoại lệ:

Âm tiết có thanh nặng đi với thanh hỏi: gọn lỏn, nhỏ nhặt, trọi lỏi, vỏn (vẻn) vẹn, xảnh xẹ.

1.2.3- Mẹo 3: ở cả hai bậc thanh.

Khi hai âm tiết của từ láy bộ phận lặp lại vần hay lặp lại phụ âm đầu kết hợp với sự hài âm giữa các âm chính trong vần thì cả hai âm tiết cùng có thanh hỏi hay thanh ngã.

Ví dụ:

Lã chã, lả tả, lải nhải, lảng vảng, lẩm bẩm, lẩn thẩn, lẩy bẩy, lẽo đẽo, lõm bõm, lõng bõng, lỗ chỗ, lổm ngổm, lởm chởm, lởn vởn, lủng củng, lững thững, lảo đảo, tẩn mẩn, tủn mủn, xởi lởi, cũ kĩ, đủng đỉnh, hể hả, hổn hển, khủng khỉnh, lỏng lẻo, mủm mỉm, nhõng nhẽo, nhỏ nhẻ, tủm tỉm, thủng thỉnh, v.v...

1.3- Phân biệt từ láy với từ ghép có sự lặp lại về mặt ngữ âm giữa các âm tiết một cách ngẫu nhiên.

Về mặt ngữ nghĩa, từ láy chính danh bao giờ cũng có ít nhất một âm tiết không có nghĩa rõ ràng, xác định.

Ví dụ:

Bé bỏng, bóng bẩy, gắt gỏng, mát mẻ, trắng trẻo, đủng đỉnh, lẩm cẩm, vớ vẩn, vu vơ, bẽn lẽn v.v...

Ðó chính là cơ sở quan trọng giúp ta phân biệt từ láy với từ ghép có sự lặp lại về mặt ngữ âm giữa các âm tiết một cách ngẫu nhiên.

Ví dụ:

Lí lẽ, lú lẫn, mồ mả, mỏi mệt, hỏi han, giữ gìn, nghỉ ngơi, sửa chữa, dở lỡ, nhỏ nhẹ, sửa soạn, giãy nảy, nhểu nhão, kiêng cữ, ủ rũ v.v...

Ðối với những trường hợp vừa nêu, chúng ta không được vận dụng các mẹo để suy ra dấu hỏi, dấu ngã.

2- Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ đơn.

Ðối với một số từ đơn âm, chúng ta cũng có thể dựa trên luật hài thanh đã trình bày để rút ra mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã.

2.1- Mẹo 1: ngang, sắc - hỏi.

Giữa các từ đơn âm đồng nghĩa hay gần nghĩa, nếu một từ có thanh sắc hay thanh ngang (không dấu) thì từ còn lại có thanh hỏi.

Ví dụ:

Can - cản (ngăn); chăng - chẳng, chả (ý phủ định); chưa - chửa (phủ định); khan - khản (giọng nói); quăng - quẳng; tan - tản; tua - tủa; vênh - vểnh; há - hả, hở, hẻ; lén - lẻn; rắc - rải; tốn - tổn; thoáng - thoảng v.v...

2.2- Mẹo 2: huyền, nặng - ngã.
Giữa các từ đơn âm đồng nghĩa hay gần nghĩa, nếu một từ có thanh huyền hay thanh nặng thì từ còn lại có thanh ngã.

Ví dụ:

Chìa (ra) - chĩa; dầu - dẫu (cho); đầm - đẫm; đầy - đẫy; lời - lãi; mồm - mõm; ngờ - ngỡ; thòng - thõng; rồi - rỗi; cội - cỗi; đậu - đỗ; (chống) chọi - chõi v.v...

3- Mẹo viết đúng dấu hỏi dấu ngã đối với từ Hán - Việt.
3.1- Khái niệm về từ Hán - Việt.

Từ Hán - Việt là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt.

Ðất nước ta đã bị các thế lực phong kiến Trung Quốc xâm chiếm, đô hộ hàng mấy trăm năm; sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra trong một thời gian dài. Ðặc biệt là chữ Hán đã được dùng làm chữ viết chính thức của ta trong hàng thế kỉ. Vì thế cho nên tiếng Việt đã vay mượn từ tiếng Hán với số lượng rất cao. Hiện nay, số lượng từ Hán - Việt chiếm hơn 60% trong vốn từ vựng tiếng Việt. Ða số từ Hán - Việt là từ đa âm tiết: từ hai âm tiết trở lên.

Ví dụ:

An ninh, ẩn sĩ, bảo vệ, bản lĩnh, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, dân chủ, độc lập, chiến tranh, hoà bình, hạnh phúc v.v...

3.2- Cách nhận diện từ Hán - Việt:
Nhìn chung, nếu không có vốn hiểu biết sâu rộng về Hán học thì rất khó nhận diện chính xác từ Hán - Việt trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, có thể dựa vào các cách sau đây để nhận biết chúng.

3.2.1- Dựa vào đặc điểm về ý nghĩa.

Từ Hán - Việt thường có ý nghĩa mang tính trừu tượng, khái quát cao. Vì thế, khi tiếp nhận từ Hán - Việt, chúng ta thường cảm thấy nghĩa của nó mơ hồ, khó giải thích. Chẳng hạn như nghe các từ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, độc lập, tự do, hoà bình, chiến tranh, du kích, hàm số, hằng số v.v... Hay là chúng ta phải tìm yếu tố tương đương trong từ thuần Việt rồi mới suy ra được ý nghĩa. Chẳng hạn khi nghe các từ: ảo ảnh, ẩn sĩ, thực đơn, danh nhân, cường quốc v.v... chúng ta thường liên hệ đến các yếu tố tương đương rồi suy ra nghĩa của chúng.

3.2.2- Dựa vào trật tự phân bố của các yếu tố trong từ.

Trong lớp từ Hán - Việt, có một số lượng khá lớn từ ghép được cấu tạo theo quan hệ chính - phụ, gọi là từ ghép chính - phụ, trong đó, phụ tố thường đứng trước, chính tố thường đứng sau: P + C.

Ví dụ:

Ẩn ý, ẩn sĩ, cường quốc, dịch giả, tác giả, khán giả, văn sĩ, thi sĩ, viễn cảnh, cận cảnh, giáo viên, học viên, hội viên v.v...

Trong khi đó, từ thuần Việt thuộc loại này được cấu tạo theo trật tự ngược lại: C + P.

Ví dụ:

Người viết, người xem, người nghe, người đọc, nhà văn, nhà thơ v.v...

Dựa vào đặc điểm đã nêu, khi gặp một từ ghép chính phụ được cấu tạo theo trật tự P + C, thì ta có thể xác định đó là từ Hán - Việt.

3.3- Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ Hán - Việt.
Khi có thể nhận diện, xác định được từ Hán - Việt, chúng ta có thể vận dụng các mẹo sau đây để viết đúng hỏi, ngã.

3.3.1- Mẹo 1: thanh ngã.

Các từ Hán - Việt bắt đầu bằng các phụ âm được ghi bằng các chữ cái/tổ hợp chữ cái D, L, M, N, NG, NH, NGH, V có thanh ngã. Có thể dựa vào câu sau đây để nhớ các chữ cái/tổ hợp chữ cái vừa nêu:

Mình nên nhớ viết là dấu ngã *

Ví dụ:

D: Dã man, hướng dẫn, dĩ vãng, dĩ nhiên, diễn viên, diễm lệ v.v...

L: Lão hoá, lãnh đạo, lãnh tụ, lãng phí, lễ nghĩa, lũng đoạn, tích luỹ, v.v...

M: Mãnh liệu, mãn khoá, minh mẫn, mẫu hệ, mẫu giáo, mĩ thuật, mĩ lệ v.v...

N: Não bộ, truy nã, nỗ lực, phụ nữ v.v...

NG/NGH: Bản ngã, ngôn ngữ, ngưỡng mộ, đội ngũ, nghĩa vụ, nghĩa trang v.v...

NH: Hoà nhã, nhãn hiệu, nhẫn nại, truyền nhiễm, thổ nhưỡng, nhũ mẫu, v.v...

V: Vãn hồi, vãng lai, vĩ đại, vĩ tuyến, viễn xứ, vĩnh viễn v.v...

3.3.2- Mẹo 2: thanh hỏi.

Các từ Hán - Việt bắt đầu bằng các nguyên âm và âm đệm /-u-/, được ghi bằng các chữ cái A, Ô, Â, Y, U và các từ Hán - Việt mở đầu bằng các phụ âm còn lại, được ghi bằng các chữ cái/ tổ hợp chữ cái B, C, Ð, H, K, KH, PH, Q, S, T, TH, X có thanh hỏi. Trừ một số ngoại lệ.

A: Aío ảnh, ảm đạm, quan ải v.v...

Ô: Ổn định, ổn áp, ổn thoả v.v...

Â: Ẩn sĩ, ẩn số, ẩn dật, ẩm thực v.v...

Y: Ỷ lại, ỷ thế, yểm hộ, yểm trợ, yểu mệnh, yểu tử, yểu tử v.v...

U: Ủng hộ, uổng mạng, uổng phí, uổng tử, uẩn khúc, uỷ nhiệm, uỷ viên, uỷ thác, uyển chuyển v.v...

B: Bảo vệ, bản lĩnh, dân biểu, bảng nhãn v.v...

Ngoại lệ: Bãi (nghĩa là bỏ) trong hàng loạt từ: bãi công, bãi chức, bãi khoá ...; hoài bão, bão hoà, bĩ thái.

C: Cảm tình, cảnh cáo, cẩn thận, cổ tích, củng cố, cử hành, nghĩa cử v.v...

Ngoại lệ: cưỡng bức, linh cữu.

Ð: Ðảm nhiệm, can đảm, đảo quốc, đảng phái, điển hình, đả kích v.v...

Ngoại lệ: Ðãi ngộ, đãng tử, phóng đãng, hiếu đễ, đỗ trọng, đỗ quyên, Ðỗ (họ).

H: Hải cảng, hải quân, hảo hạng, hoan hỉ, hiển vinh, hủ tục, hoả pháo, hoả tiễn, hoảng hốt v.v...

Ngoại lệ: Hãi (nghĩa là sợ) trong các từ: sợ hãi, kinh hãi, ...; hãm hại, hung hãn, kiêu hãnh, hoãn binh, trì hoãn, hỗ trợ, hỗn hợp, huyễn hoặc, hữu nghị, hữu hạn, hãng (buôn).

K: Kỉ cương, kỉ luật, kỉ niệm, kiểm điểm v.v...

Ngoại lệ: Kĩ nữ, kĩ nghê, kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo, kĩ sư, kĩ lưỡng.

KH: Khả ái, khả năng, khảo hoàn, khảo cổ, khẩn cấp, khoả thân, khẩu khí, khiển trách, khủng bố, khuyển nho v.v...

PH: Gia phả, phản chiếu, phản ánh, phẩm chất, phủ định v.v...

Ngoại lệ: Phẫn nộ, phẫn uất, phẫn chí, phẫu thuật.

Q: Quả cảm, quả ohụ, quản lí, quản giáo, quảng cáo, quảng đại, quảng trường, quỷ kế, quỷ quyệt v.v...

Ngoại lệ: Quẫn bách, quẫn trí, cùng quẫn, quỹ đạo (đường đi của hành tinh).

S: Sản sinh, sản vật, sở hữu, sủng ái, lịch sử v.v...

Ngoại lệ: Sĩ, suyễn (bệnh hen), sãi (người đàn ông giữ chùa).

T: Miêu tả, vận tải, tản cư, tẩu thoát, tử trận, phụ tử, tiểu tiết v.v...

Ngoại lệ: Tiễn biệt, hoả tiễn, tiễu trừ, tĩnh mịch, tuẫn tiết.

TH: Sa thải, thảm kịch, thảm hoạ, thản nhiên, thảng thốt, thảo mộc, thiểu số, thiển cận v.v...

Ngoại lệ: Mâu thuẫn, hậu thuẫn, phù thũng.

TR: Triển khai, trở lực, trưởng giả, trưởng nam v.v...

Ngoại lệ: Trữ lượng, tích trữ, trẫm, trĩ (bệnh), ấu trĩ, trĩ (chim).

X: Xả thân, xảo trá, ngu xuẩn, xử lí, công xưởng.

Ngoại lệ: Xã trong các từ: xã hội, xã tắc, xã giao.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

PHÉP BỎ DẤU HỎI – NGÃ[1]


Tiếng Việt gồm hai loại, tuy liên hệ nhau nhưng vẫn giữ đặc tính riêng rẽ:
- Tiếng HÁN VIỆT là chữ Hán đọc theo giọng Việt.
- Tiếng NÔM là tiếng do người Việt-nam tạo nên với những tiếng mượn của nước ngoài nhưng đã Việt-hoá.
1
TIẾNG HÁN-VIỆT
Tiếng Hán-Việt là tiếng mượn của tiếng Hán nhưng đọc theo giọng của người Việt. Phần lớn tiếng Hán-Việt là những tiếng gồm hai tiếng trở lên. Ví dụ: quốc gia, kinh tế, quân sự, chánh trị, xã hội, ngoại giao, văn hoá, dân chủ, công ty, v.v. Trong tiếng Việt hiện nay, khoảng 60% là tiếng Hán-Việt. Chúng ta xử dụng khá nhiều tiếng Hán-Việt trong mọi giao tiếp và nói năng hằng ngày.

Ví dụ: “Hôm qua nghiệp đoàn công nhân tổ chức hội nghị thảo luận vấn đề gia tăng niên liễm”. Chỉ có hai chữ thuần Việt là “hôm qua”, còn các chữ khác đều là tiếng Hán-Việt.

Tiếng Hán-Việt có quy luật riêng về dấu Hỏi Ngã. Vì vậy, nếu xử dụng được Luật Hỏi Ngã trong tiếng Hán-Việt thì chúng ta đã giải quyết được hơn 60% công việc về dấu Hỏi Ngã.

Tiếng Hán-Việt có hai đặc tính:

1. Về Chánh tả: giữa âm và giọng có sự liên quan chặt chẽ.
- Các tiếng Hán-Việt khởi đầu bằng một Nguyên-âm, chỉ có thể có dấu Sắc, dấu Hỏi, hoặc Không dấu.
- Các tiếng Hán-Việt khởi đầu bằng các Phụ-âm: L, M, N, NG, NH, D, V, chỉ có thể có dấu Ngã hay Nặng.

2. Về vị trí của các tiếng dùng chung:
Tiếng Chỉ-định luôn luôn đứng trước tiếng được chỉ-định, gọi là Ngữ-pháp đặt ngược

Ví dụ:
Bạch tượng. Bạch chỉ định, làm cho rõ nghĩa tiếng tượng.
Ký sinh trùng. Ký chỉ định sinh, ký sinh chỉ định trùng.

CÁCH NHẬN BIẾT TIẾNG HÁN-VIỆT
1. Các tiếng Hán-Việt thường không tách ra dùng riêng một mình, mà phải dùng trọn từ.

Chẳng hạn chỉ có thể nói làm thương mãi chớ không thể nói làm thương, làm mãi, hoặc nói làm chánh trị chớ không thể nói làm chánh, làm trị v. v...
Vậy mỗi khi gặp một từ ghép, ta thử tách các tiếng cấu tạo từ ấy ra riêng rẽ, nếu chúng không dùng độc lập được, thì đó là một tiếng Hán-Việt.

2. Về nghĩa của một tiếng Hán-Việt.

Các tiếng hợp lại để làm thành một từ Hán-Việt đều có nghĩa, nhưng nghĩa của chúng rất mơ hồ đối với những người không có một trình độ Hán học nhất định. Ví dụ như nếu đem xét riêng biệt các chữ: dĩ, nhiên, hành, chánh, lãnh, tụ, thì chúng đều có nghĩa cả, nhưng hỏi nghĩa thế nào thì không dễ trả lời.
Cho nên khi gặp một từ ghép, nếu cả hai tiếng đều mơ hồ về nghĩa ví dụ như: cảnh giác, mãnh liệt, dũng cảm, thì đó là từ Hán-Việt.

Còn các Tiếng-Nôm-đôi và Tiếng-Nôm-Lấp-láy thì đều có khả năng dùng riêng ra từng chữ và nghĩa của chữ dùng riêng đều rõ và dễ nhận biết. Ví dụ: xe lửa, máy bay, tàu ngầm, xe đạp.

Do đó, dựa vào cách phân biệt như trên, chúng ta dễ dàng biết được tiếng nào là tiếng Hán-Việt và tiếng nào là Tiếng Nôm.

a) Tóm lại: Tất cả tiếng HÁN-VIỆT khởi đầu bằng các nguyên-âm: A, Â, Y, O, Ô, U, Ư, đều viết DẤU HỎI vì các nguyên-âm của Tiếng Hán-Việt thuộc Thanh-âm (Bổng).

Ví dụ: Ải quan, Ảnh hưởng, Ẩm thực, Ẩn dật, Ỷ lại, Oải nhân, Ổn thoả, Uỷ hội, Ưởng.

Phụ chú: Sách của G.s. Lê-ngọc-Trụ có ghi Ê và I vào nhóm nguyên âm nầy. Nhưng vì chữ HÁN-VIỆT không có chữ nào khởi đầu bằng Ể, Ễ hoặc Ỉ, Ĩ nên tôi không ghi hai nguyên âm nầy vào, cho người học đỡ mệt trí [Đ-s-T].

b) Tất cả tiếng HÁN VIỆT khởi đầu bằng phụ âm CH, GI, KH, PH, TH, S, X, đều viết DẤU HỎI vì các phụ-âm nầy cũng thuộc Thanh-âm (Bổng).

Ví dụ:
- CHẩn đoán, CHỉ huy, CHỉnh tề, CHiểu chi, CHủ toạ, CHưởng quản.
- GIải phẫu, GIảm thiểu, GIản tiện, GIảng đường, GIảo quyệt, học GIả.
- KHả dĩ, KHải hoàn, KHảo thí, KHẩu hiệu, KHổng giáo, KHủng hoảng
- PHản bội, PHẩm cách, PHỉ báng, PHổ thông, PHủ nhận. (trừ PHẫn nộ)
- THải hồi, THảm thương, THản nhiên, THảo mộc, (trừ Mâu THuẫn, Phù THũng)
- Sản khoa, Sảnh đường, Sỉ nhục, Siểm nịnh, Sở dĩ, Sủng hạnh, (trừ Sĩ = học trò)
- Xả thân, Xảo trá, công Xưởng, (trừ Xã hội, Xã trưởng, Hợp tác Xã)

Để khỏi bỏ sai dấu, xin độc giả đừng lẫn lộn tiếng Hán Việt với những tiếng Nôm sau đây:
CHĨNH=hủ bằng đất; GIÃ (giã gạo, từ giã); GIÃI (giãi bày); GIÃN (co giãn, giãn ra= tăng độ dài: dây cao su bị giãn); PHŨ (phũ phàng); THÃI (thừa thãi); SŨNG (ướt sũng)

c) Tất cả tiếng HÁN VIỆT khởi đầu bằng Bảy phụ âm L, M, N, NG, NH, D, V, đều thuộc Trọc-âm, cho nên viết DẤU NGÃ (trừ một ngoại lệ duy nhất là Ngải cứu).

Ví dụ:
- Lãng mạn, Lãnh đạm, Lão ấu, Lẫm liệt, Lễ nghĩa, Lũng đoạn, thành Luỹ, Lãng phí.
- Mã não, Mãi mại, Mãn nguyện, Mỹ Mãn, Mãnh hổ, Mẫn tiệp, Mẫu nghi, Mỹ nữ.
- Não tuỷ, Noãn sào, Nỗ lực, phụ Nữ.
- NGẫu nhiên, NGũ cốc, đội NGũ, ngôn NGữ.
- NGHĩa khí, NGHiễm nhiên, NGHĩa trang.
- NHã ý, NHãn khoa, NHẫn nại, NHĩ mục, NHiễm bệnh, NHũ mẫu, NHãn hiệu.
- Dẫn lực, Dĩ nhiên, Diễm lệ, Diễn đàn, Dũng cảm, Dưỡng dục, Dĩ vãng, Dã man.
- Vãn bối, Vãng lai, Vĩ đại, Viễn thị, Vĩnh viễn, Võ trang, Vũ trụ, Vĩ tuyến.

Xin đừng lộn tiếng Hán-Việt với những tiếng Nôm sau đây:

- LẢ (lả lơi, ẻo lả); LẢNG (lảng vảng); LẢNH (lảnh lót); LẢO (lảo đảo) LẨM (lẩm rẩm); LỂ (lể ốc, lể gai); LIỂM (cờ bạc đặt tiền ở giữa hai ô, ra ô nào mình cũng trúng); LƯỞNG (lưởng thưởng);
- MẢ (mồ mả); MẢI (mải miết); MẢNH (mảnh mai); MẨN (mê mẩn); MẨU (mẩu chuyện);
- NẢO (viết thử trước); NỔ (nổ bùng);
- NGẢ (ngả quỵ); NGỦ (đi ngủ);
- NHẢ (nhả mồi, nhả tơ) NHẢN (nhan nhản); NHỈ (vui nhỉ!); NHỦ (khuyên nhủ);
- DẨN (dớ dẩn) DỈ (dỉ hơi);
- VẢNG (lảng vảng); VỈ (vỉ lò, vỉ bánh); VIỂN (viển vông) VỎ (vỏ ốc, vỏ sò).


d) Mấy phụ-âm khởi-đầu khác, gồm có B, C, Đ, H, K, QU, và T, vì đều có ở cả hai bậc Thanh và Trọc, khó phân biệt, nên phải tra tự điển; nhưng cũng theo luật “Thanh viết dấu HỎI, Trọc viết dấu NGÔ.

Vì tiếng giọng Ngã ít hơn tiếng giọng Hỏi nên chúng tôi biên ra dưới đây các tiếng Hán-Việt giọng Ngã của mấy phụ-âm khởi đầu vừa nói trên, để giúp bạn đọc:

Bãi
:
thôi, nghỉ (bãi công, bãi khoá, bãi thị)
Bão
:
ẵm bồng (hoài bão, bão hoà, bão mãn)

:
xấu (bĩ cực thái lai, bĩ vận)
Cưỡng
:
gắng ép (cưỡng bách, cưỡng chế)
Cữu
:
cậu vua (quốc cữu), hòm (linh cữu)
Đãi
:
thết, xử với (đãi bôi, bạc đãi, biệt đãi, khoản đãi, trọng đãi, ưu đãi, đãi lịnh)
Đãng
:
rộng, phóng túng (đãng tử, du đãng)
Đễ
:
kính nhường (hiếu đễ)
Điễn
:
điện (điễn khí, điễn học, điễn lực)
Đỗ
:
họ Đỗ, chim đỗ quyên, cây đỗ trọng
Hãi
:
kinh sợ (kinh hãi, hãi hùng, sợ hãi)
Hãm
:
xông phá (hãm địch, hãm trận)
Hãn
:
mồ hôi (xuất hãn, phát hãn, liễm hãn)
Hãnh
:
may mắn (hãnh diện, kiêu hãnh)
Hoãn
:
chậm (trì hoãn, hoãn đãi, hoãn binh)
Hỗ
:
lẫn nhau (hỗ trợ, hỗ tương)
Hỗn
:
lộn xộn (hỗn chiến, hỗn loạn, hỗn hợp)
Huyễn
:
hoa mắt (huyễn hoặc, huyễn mục)
Hữu
:
có (hữu cơ, hữu hạn, hữu dụng, hữu lý)
Kỹ
:
tài năng (kỹ sư, kỹ thuật, kỹ nghệ, kỹ xảo)
Quẫn
:
khốn đốn (quẫn bách, cùng quẫn)
Quỹ
:
tủ cất tiền (thủ quỹ, công quỹ, ký quỹ)
Tễ
:
thuốc huờn (dược tễ, điều tễ, thuốc tễ)
Tiễn
:
đưa (tiễn biệt, tiễn hành, tiễn khách)
Tiễu
:
dẹp trừ (tiễu trừ, tuần tiễu, tiễu phỉ)
Tĩnh
:
im lặng (tĩnh dưỡng, tĩnh mịch)
Tuẫn
:
liều chết (tuẫn tiết, tuẫn nạn)
Trãi
:
Nguyễn-Trãi
Trẫm
:
tiếng vua tự xưng
Trĩ
:
trẻ (ấu trĩ), bịnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại)
Trữ
:
chứa (lưu trữ, oa trữ, tàng trữ, tích trữ)
CÁCH NHỚ LUẬT HỎI NGÃ CHO TIẾNG HÁN-VIỆT

Xem vậy Luật viết dấu Hỏi Ngã cho tiếng Hán-Việt khá phức tạp. Tuy nhiên ta có thể dùng mẹo để nhớ một cách dễ dàng.

a) Chỉ cần nhớ những trường hợp viết dấu Ngã trong tiếng Hán-Việt, tức là nhớ BẢY phụ âm đầu viết dấu Ngã và khoảng 30 trường hợp ngoại lệ phải viết dấu Ngã.

Các trường hợp viết dấu hỏi không cần nhớ vì các tiếng Hán-Việt có âm đầu khác hơn Bảy phụ âm nói trên đều viết dấu hỏi.

b) Để nhớ Bảy Phụ-âm-đầu viết dấu Ngã, các bạn học thuộc lòng câu sau đây:


Mình Nên NHớ Vũ Là Dấu NGã
(M N Nh V L D Ng)

Như vậy là bạn đã nắm được luật viết dấu Hỏi Ngã của tiếng Hán-Việt. Còn các ngoại lệ thì xin chịu khó học thuộc lòng.

2
TIẾNG NÔM

Tất cả những tiếng không phải là tiếng Hán-Việt, được gọi chung là Tiếng Nôm.

PHÂN BIỆT TIẾNG NÔM VÀ TIẾNG HÁN-VIỆT

1. Về ý nghĩa. Tiếng Nôm là những tiếng nói sao hiểu vậy. Trái lại tiếng Hán-Việt thường có thể dịch ra bằng một tiếng thông thường hơn (tiếng thông thường đó gọi là tiếng Nôm).

Ví dụ:
- tiếng Nôm: tập vở, tờ giấy (nói sao hiểu vậy)
- tiếng Hán-Việt: bệnh viện (nhà thương), phi cơ (máy bay)

Tuy nhiên cũng có một số tiếng Hán-Việt không thể dịch ra bằng một tiếng thông thường hơn. Ví dụ: kết quả, hạnh phúc, thành công v.v...

Ngoài ra, nhiều tiếng Hán-Việt, nhất là những tiếng đơn được dùng làm tiếng Nôm (gọi là Tiếng Nôm gốc Hán Việt)vẫn giữ nguyên giọng đọc cũ.
Ví dụ: danh, pháp, hải, lao, lãnh v. v...

2. Nhờ quan sát Ngữ Pháp ta sẽ phân biệt tiếng Hán-Việt và tiếng Nôm rất dễ dàng.

Ví dụ:
- LẠC CẢNH: lạc (hình dung từ) làm rõ nghĩa tiếng cảnh (danh từ). Hình dung từ đứng trước danh từ, tức là thuộc Ngữ-pháp đặt ngược. Vậy LẠC là tiếng Hán-Việt.
- TIỂU QUỐC: tiểu (hình dung từ) làm rõ nghĩa tiếng quốc (danh từ). Hình dung từ đứng trước danh từ, thuộcNgữ-pháp đặt ngược. Vậy TIỂU là tiếng Hán-Việt.
- GẠCH TIỂU: tiểu làm rõ nghĩa tiếng gạch. Hình dung từ tiểu đứng sau danh từ gạch, tức thuộc Ngữ-pháp đặt xuôi.
Vậy tiểu nầy là TIẾNG NÔM GỐC HÁN VIỆT.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

PHÉP BỎ DẤU HỎI – NGÃ-[2]


3. Trong TIẾNG ĐÔI thì:

- tiếng Nôm liên kết với tiếng Nôm.
- tiếng Hán-Việt liên kết với tiếng Hán-Việt.

Ví dụ:
- LỖI LẦM: khi ta biết lỗi là tiếng Nôm, thì ta có thể quả quyết lầm cũng là tiếng Nôm.
- TƯƠI TỐT: biết chắc tốt là tiếng Nôm, ta có thể quả quyết rằng tươi cũng là tiếng Nôm.
- HOẠ SĨ: biết chắc sĩ là tiếng Hán-Việt, ta có thể quả quyết rằng hoạ là tiếng Hán-Việt.
- LUẬT SƯ: khi biết sư là tiếng Hán-Việt thì ta có thể quả quyết luật cũng là tiếng Hán-Việt.

Cũng có một số tiếng-đôi hợp thành bởi một tiếng Nôm và một tiếng Hán-Việt. Tuy nhiên đó là trường hợp đặc biệt của những tiếng Hán-Việt đã được dùng đơn độc làm tiếng Nôm. Chỉ có những tiếng Hán-Việt ấy mới có thể liên kết với tiếng Nôm để tạo thành tiếng-ghép.
Ví dụ:
- máu huyết: huyết là tiếng Hán-Việt có nghĩa “máu”. Tiếng huyết cũng được dùng đơn độc làm tiếng Nôm, như: cháo huyết, huyết heo.
- lý lẽ: lý là tiếng Hán-Việt có nghĩa “lẽ”, nhưng cũng được dùng đơn độc làm tiếng Nôm, như: lời nói có lý, không có lý nào.
- ưa thích: thích là tiếng Hán-Việt được dùng đơn độc làm tiếng Nôm.

TIẾNG NÔM GỐC HÁN-VIỆT

Dấu giọng của những Tiếng-Nôm Chuyển gốc từ tiếng Hán-Việt, phải theo dấu giọng của tiếng gốc, nghĩa là:

a) khi tiếng HÁN GỐC là một tiếng Không dấu hoặc dấu Sắc hoặc dấu Hỏi, thì Tiếng Nôm có Gốc Hán-Việtviết dấu Hỏi. (KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI)
hô > thở; tu > sửa; giá > gả (con); giả > kẻ

b) khi tiếng HÁN GỐC là tiếng dấu Huyền hoặc dấu Nặng hoặc dấu Ngã thì Tiếng-Nôm có Gốc Hán-Việt viết dấu Ngã. (HUYỀN, NẶNG, NGÃ = NGÃ)
hàng > hãng (buôn); kỵ > cỡi; dĩ > đã

TRỪ ngoại lệ:
lý > lẽ; miếu > miễu; nỗ > (cung) nỏ; ngưỡng > ngẩng (ngửng, ngửa), nhĩ > nhử (mồi); dụ > rủ (rê)...

TIẾNG NÔM KHÔNG GỐC HÁN VIỆT

Những Tiếng-nôm không chuyển gốc từ tiếng Hán-Việt thì gọi là TIẾNG-NÔM-LÕI. Có hai loại Nôm-Lõi: Tiếng-Đơn và Tiếng-Đôi.

A. TIẾNG NÔM ĐƠN

Những Tiếng Nôm Đơn, trại ra từ một tiếng khác (không phải là tiếng HÁN), đều tuỳ tiếng chánh mà viết Hỏi hay Ngã theo luật:


KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI
HUYỀN, NẶNG, NGÃ = NGÃ

Không dấu chuyển ra Hỏi và ngược lại như:
cản/can; chăng/chẳng; chửa/chưa; không/khổng quẳng/quăng; nhủi/chui;
Sắc chuyển ra Hỏi và ngược lại
búa/bửa; thế/thể; hả/há; lén/lẻn; rải/rưới;
Hỏi chuyển ra Hỏi
bảo/biểu; cổi/cởi; toả/tủa; xẻ/chẻ; nhỉ/rỉ;
tủi lòng/mủi lòng; rủ/xủ; quên lảng/quên lửng;
Huyền chuyển ra Ngã và ngược lại như:
cùng/cũng; dầu/dẫu; đã/đà; cỗi/còi; lãi/lời; bõ/bù; giũa/giồi; mõm/mồm; ngỡ/ngờ;

Nặng chuyển ra Ngã và ngược lại như:
cội/cỗi; đậu/đỗ; chõi/chọi; giẵm/giậm; trĩu/trịu; chậm/chẫm (chẫm rãi);
Ngã chuyển ra Ngã:
đĩa/dĩa; hẵng/hãy; khẽ/sẽ; nỗi/đỗi; ngẫm/gẫm; dõi/rõi; giễu/riễu; ruỗng/rỗng

TRỪ ngoại lệ:
gõ/khỏ; hõm/(sâu) hóm; kẻ/gã; rải/vãi; mặn/mẳn; (thuộc) lảu/làu; (mệt) lử/(đói) luỗi; phồng/phổng; ngõ/ngả; quãng/khoảng; rõ/tỏ; trội/trổi; lõm/lóm.

B. TIẾNG NÔM ĐÔI
Bởi tánh cách ĐỘC VẬN (mono-syllabic) ngắn ngủn, nên tiếng Việt thường hợp thành Tiếng-Đôi để cho dịu giọng.

TIẾNG NÔM ĐÔI khác hơn TIẾNG GHÉP (là tiếng HÁN-VIỆT do hai hoặc ba tiếng có nghĩa riêng ghép lại để chỉ một ý niệm mới).

TIẾNG NÔM ĐÔI là Tiếng-nôm do hai hoặc nhiều tiếng hiệp lại để cho rõ ý, hoặc dịu giọng.

* Có loại Tiếng Nôm Đôi do Hai tiếng đều có nghĩa hợp lại mà thành.
* Có loại Tiếng Nôm Đôi khác, gọi là Tiếng Đôi LẤP-LÁY, do một tiếng có nghĩa hợp với một tiếng không nghĩa; hoặc do hai tiếng không nghĩa hợp lại nhưng giọng nghe hài hoà, thuận tai, dễ đọc.

Tiếng Nôm Đôi mà CẢ HAI TIẾNG ĐỀU CÓ NGHĨA THÌ KHÔNG THEO LUẬT TRẦM BỔNG mà mỗi tiếng giữ chánh tả riêng của nó về Âm về Vần (Vận) cũng như về Giọng (Thinh).

Ví dụ: mồ mả; cú rũ; rỗi rảnh; bàn ghế; bồng ẵm; cổi gỡ; chống chõi; đầy đủ; lỡ dở; mỏi mệt; ủ rũ; sàng sảy; sâu xa; trồng tỉa; siêng năng; tìm kiếm; kiêng cữ; tỏ rõ; lú lẫn...

Tiếng Nôm Đôi còn chia thành hai loại: Tiếng Nôm Đôi Liên Hiệp và Tiếng Nôm Đôi Độc lập.

Tiếng Nôm Đôi Độc Lập là tiếng đôi mà hai tiếng đều có nghĩa và bình đẳng: thôn xóm, tốt tươi.

Tiếng Nôm Đôi Liên Hiệp là tiếng đôi mà nghĩa của hai tiếng phụ thuộc lẫn nhau để làm cho rõ thêm nghĩa: cà chua, máy cày, xe đạp.

C. TIẾNG NÔM ĐÔI LẤP LÁY

Tiếng Nôm Đôi Lấp Láy là những Tiếng-đôi gồm hai tiếng có liên hệ với nhau về âm thanh mà trong đó phải có ít nhất là một tiếng không có nghĩa.

Ví dụ: đẹp đẽ, mới mẻ, lạnh lùng, vội vàng, v. v... những tiếng đẽ, mẻ, lùng, vàng, đều không có nghĩa. Sự phân biệt tiếng có nghĩa và tiếng không có nghĩa giúp ta nhận ra Tiếng-đôi Lấp-láy dễ dàng.

1. Các mối liên hệ về âm trong Tiếng Đôi Lấp Láy:

a) Liên hệ ở phụ âm đầu. Có những Tiếng Đôi chỉ láy lại phụ-âm đầu: (m-m) mát mẻ, (đ-đ) đồn đãi, (l-l) lểnh lảng, (n-n) nói năng.

b) Liên hệ về vần. Có những Tiếng Đôi chỉ có phần vần được láy lại: lai rai, lải nhải, lạng chạng, lằm bằm, lẫm đẫm, lễ mễ, lơ thơ.

c) Liên hệ cả phụ-âm đầu lẫn vần. Có những Tiếng Đôi láy lại cả phụ-âm đầu lẫn vần như: cào cào, ba ba, bươm bướm, rầm rầm, châu chấu, khinh khỉnh.

Do đó, khi nói về Tiếng Đôi Lấp Láy ta cần chú ý đến sự liên hệ của phụ-âm đầu và vần.

2. Liên hệ về giọng điệu.

a) Cùng một giọng điệu với nhau.
lui cui, lung tung (không dấu)
chí choé, chíu chít (dấu sắc)
lỏng chỏng, thỉnh thoảng (dấu hỏi)
lễ mễ, dễ dãi (dấu ngã)

b) Cùng một nhóm giọng với nhau.
Tiếng Việt được chia thành hai nhóm giọng:
Nhóm giọng cao gọi là giọng Bổng
Nhóm giọng thấp gọi là giọng Trầm.
Nhóm cao (Bổng), gồm có các giọng: Ngang (còn gọi là Không), Sắc, và Hỏi.
Nhóm thấp (Trầm), gồm có các giọng: Huyền, Nặng, và Ngã.


Trong Tiếng Đôi Lấp Láy, giọng của hai tiếng bao giờ cũng thuộc cùng một nhóm. Nếu một tiếng của Tiếng Đôi Lấp Láy có giọng cao thì giọng của tiếng kia cũng thuộc nhóm giọng cao.

Ví dụ: vui vẻ, mới mẻ, lửng lơ, nho nhỏ...

Ngược lại nếu một tiếng của Tiếng Đôi Lấp Láy có giọng thấp thì tiếng kia cũng có giọng thấp, ví dụ: mạnh mẽ, đẹp đẽ, ngại ngùng, lạnh lùng...
Qui luật về giọng-điệu giữa các tiếng trong Tiếng Đôi Lấp Láy gọi là Qui luật Thuận-thinh-âm (cũng còn gọi là Luật Trầm Bổng).

Tóm lại, TIẾNG ĐÔI LẤP LÁY bỏ dấu theo luật Trầm Bổng:
KHÔNG, SẮC, HỎI đi với HỎI
HUYỀN, NẶNG, NGÃ đi với NGÃ

Tiếng đầu Không dấu hoặc dấu Sắc hoặc dấu Hỏi thì tiếng sau phải bỏ dấu HỎI.
Tiếng đầu dấu Huyền hoặc dấu Nặng hoặc dấu Ngã thì tiếng sau phải bỏ dấu NGÃ.

Thí dụ:
BỔNG
Không dấu đi chung với HỎI và ngược lại: nghỉ ngơi, bảnh bao, lẻ loi, hăm hở, thong thả, sởn sơ, viển vông, run rẩy, vẻ vang, vui vẻ.
Sắc đi chung với HỎI và ngược lại: mải miết, nhắc nhở, thẳng thớm, dí dỏm, bóng bảy, chải chuốt, khoẻ khoắn, nhảm nhí, mắt mỏ.
Hỏi đi chung với HỎI: hể hả, lỏng lẻo, nhỏng nhẻo, thỏ thẻ, bải hoải, mỏng mảnh, thỉnh thoảng, tỉ mỉ, xửng vửng.

TRẦM:
Huyền đi chung với NGÃ và ngược lại: vỗ về, rầu rĩ, tầm tã, não nề, đãi đằng, nòng nã, sẵn sàng, kỹ càng, chẵn chòi, lời lãi...
Nặng đi chung với NGÃ và ngược lại: gỡ gạc, vội vã, dữ dội, cặn kẽ, não nuột, lạt lẽo, cãi cọ, lũ lượt, đẹp đẽ, chập chững, gãy gọn...
Ngã đi chung với NGÃ: dễ dãi, lỗ lã, cãi lẫy, mãi mãi, kỹ lưỡng,...

Như vậy, theo luật nầy thì khi gặp Tiếng Đôi Lấp Láy như: bẽ bàng, rõ ràng, vững vàng, chúng ta yên tâm viết bẽ, rõ, vững với dấu ngã vì các chữ bàng, ràng, vàng, đã có dấu huyền.

Đối với Tiếng Đôi Lấp Láy như cãi cọ, chập chững, dọ dẫm, đẹp đẽ, chúng ta viết cãi, chững, dẫm, đẽ, với dấu ngã vì các chữ cọ, chập, dọ, đẹp, là những chữ đã viết dấu nặng.

Đối với Tiếng Đôi Lấp Láy như lỗ lã, dễ dãi vì ta đã biết dễ và lỗ viết dấu ngã (do suy biết từ lỗ lời, dễ dàng) thì theo luật nầy ta biết chắc lã và dễ phải viết dấu ngã.

Khi một chữ của Tiếng Đôi Lấp Láy viết dấu sắc, không dấu, hoặc dấu hỏi, thì chữ kia phải viết dấu hỏi chớ không thể viết dấu ngã.

Ví dụ:
- cứng cỏi, trống trải, trắng trẻo vì đã có các chữ cứng, trống, trắng viết dấu sắc nên các chữ cỏi, trải, trẻo phải viết dấu hỏi.
- trong trẻo, bươn chải, trả treo vì các chữ trong, bươn, treo viết không dấu nên các chữ trẻo, chải, trả phải viết dấu hỏi.
- các Tiếng Đôi Lấp Láy như lẩm bẩm, lủng củng, bỏm bẻm cũng vậy, vì các chữ lẩm, lủng, bỏm, mang dấu hỏi, thì chữ đứng sau phải viết dấu hỏi.

CÁCH NHẬN RA TIẾNG ĐÔI LẤP LÁY
Khi hai tiếng của một từ mà hai phụ âm đầu của hai tiếng ấy giống nhau, hoặc cả âm đầu lẫn vần đều giống nhau(cùng giọng Bổng cả, hoặc cùng giọng Trầm cả), thì đó là Tiếng Đôi Lấp Láy.

DỰA VÀO NGHĨA:
Một Tiếng Đôi mà cả hai tiếng đều có nghĩa, thì Tiếng Đôi đó KHÔNG PHẢI là Tiếng Đôi Lấp Láy.

ĐẢO NGƯỢC TRẬT TỰ:
Khi đảo ngược trật tự của một tiếng-đôi mà tiếng-đôi đó vẫn còn y nghĩa như khi chưa bị đảo trật tự, thì tiếng đó là tiếng ghép chớ KHÔNG PHẢI là Tiếng Đôi Lấp Láy.

Ví dụ: giữ gìn, lả lơi, lơ lửng, hờ hững, là tiếng ghép chớ không phải là Tiếng Đôi Lấp Láy, vì khi đảo ngược, nó vẫn giữ nghĩa như trước. (gìn giữ, lơi lả, lửng lơ, hững hờ).

TIẾNG ĐÔI BỎ BỚT MỘT DẤU GIỌNG:
Có nhiều Tiếng-Đôi vì muốn cho êm tai nên

1) phải bỏ bớt một dấu giọng. Mấy tiếng mất dấu giọng đó là tiếng chánh lập lại, chớ không phải tiếng đệm, nênnhững tiếng đôi đó không bỏ dấu theo luật Trầm Bổng. Thí dụ: khe khẽ, là khẽ khẽ; dê dễ là dễ dễ; đăng đẵng là đằng đẵng.

2) Có nhiều Tiếng-Đôi bị đổi giọng, như hẳn hoi trở thành hẳn hòi; kỹ càng trở thành kỹ cang.

Ngoài ra, NHỮNG TIẾNG NÓI TẮT do ghép với tiếng ẤY, đều viết dấu Hỏi. (Nói Tắt là nói thúc hai chữ thành một, theo lối giản ước). Ví dụ như:
anh + ấy = ảnh; bà + ấy = bả; cậu + ấy = cẩu; chị + ấy = chỉ; hôm + ấy = hổm; mợ + ấy = mở; năm + ấy = nẳm; thằng cha + ấy = thằng chả; con mẹ ấy = con mẻ

NHỮNG NGOẠI LỆ CỦA TIẾNG-ĐÔI (Không còn theo luật Trầm Bổng)
bền bỉ, chàng hảng, chèo bẻo, dòm dỏ, ẻo ẹo, giãy nảy, hoài huỷ, hẳn hòi, ĩnh ương, khe khẽ, lảng xẹt, lý lẽ, luồn lỏi, lẳng lặng, mình mẩy, se sẽ, mủ mĩ, niềm nở, ngoan ngoãn, nhểu nhão, phỉnh phờ, rẻ rề, rỗng tuếch, sành sỏi, sừng sỏ, sửng sờ, thỏng thừa, thung lũng, trễ nải, trọi lỏi, trơ trẽn, ve vãn, vỏn vẹn, xảnh xẹ.

MUỐN BIẾT PHẢI BỎ DẤU GÌ?
1) Cách lẹ nhất là thử tìm một Tiếng Đôi khác, có cái chữ mình đang phân vân về dấu hỏi hay ngã.

Ví dụ chữ dễ dãi: Chỉ cần biết được một trong hai chữ dễ hoặc dãi mang dấu gì thì biết được luôn cả dấu của chữ kia. Thử chọn chữ dễ trước. Với chữ dễ ta có Tiếng đôi Lấp-láy dễ dàng. Với dễ dàng ta biết chữ dễ phải viết dấu ngã vì chữ dàng có dấu huyền. Khi đã biết chữ dễ viết dấu ngã thì ta xác định được là chữ dãi phải viết dấu ngã do luật “HUYỀN, NẶNG, NGà = NGÔ
Đối với các chữ mang dấu Hỏi cũng làm như vậy.

2) Khi không tìm ra một Tiếng-đôi Lấp-láy trong đó có chữ mà ta cần biết là mang dấu gì thì ta nên thử đưa nó vào loại chữ-láy bốn tiếng.

Ví dụ chữ đủng đỉnh: Ta có đủng đa đủng đỉnh, về lủng lẳng ta có lủng la lủng lẳng. Khi ta thấy đủng đa, lủng la, thì ta có thể khẳng định đủng và lủng phải viết dấu hỏi theo luật “KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI”. Khi đã biếtđủng và lủng phải viết dấu hỏi rồi thì ta biết được đỉnh và lẳng củng phải viết dấu hỏi theo luật Trầm Bổng “KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI”.

3) Đối với Tiếng-Nôm-đơn, và Chữ-ghép.
Khi gặp tiếng Nôm-đơn hoặc một tiếng trong các Chữ-ghép mà ta phân vân về dấu hỏi ngã, thì ta tìm một Tiếng-đôi Lấp-láy có tiếng đó, rồi áp dụng luật đễ tìm dấu hỏi hay ngã.

Ví dụ 1: ta gặp các chữ: nghỉ, nghĩ, dở, dễ, khoẻ... Ta tìm xem các chữ nầy viết hỏi hay ngã. Ta xem tiếng Lấp-láy phải viết dấu gì?
nghỉ: nghỉ ngơi --> dấu hỏi
nghĩ: nghĩ ngợi --> dấu ngã
dở: dở dang --> dấu hỏi
dễ: dễ dàng --> dấu ngã
khoẻ: khoẻ khoắn --> dấu hỏi

Ví dụ 2: như gặp chữ sửa chữa, không biết chữ nào viết hỏi, chữ nào viết ngã, thì ta tách chữ đó ra để mà tìm.

Ta sẽ có Tiếng-đôi sửa sang. Khi đã có sửa sang thì ta yên tâm viết sửa với dấu hỏi vì “KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI”.

Đến chữ chữa thì ta biết chữa là Tiếng-nôm có Gốc-Hán-việt là chữ Trị, vậy phải viết dấu ngã, vì “HUYỀN, NẶNG, NGà = NGÔ.

Ví dụ 3: gặp chữ ủ rũ, không biết chữ nào viết hỏi, chữ nào viết ngã, thì ta cũng tách chữ đó ra, rồi tìm cách đưa thành một Tiếng-đôi Lấp-láy.
Ta sẽ có ủ ê. Khi đã có ủ ê thì ta yên tâm viết ủ với dấu hỏi, vì ê là chữ không dấu, theo luật “KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI”

Đến chữ rũ thì ta có Tiếng-đôi Lấp-láy rũ rượi nên ta biết là rũ phải viết dấu ngã vì rượi là chữ có dấu nặng, theo luật “HUYỀN, NẶNG, NGà = NGÔ
CHÚ Ý: Khi tạo Tiếng-đôi Lấp-láy để dựa vào đó mà xác định dấu hỏi ngã, ta cần chọn Tiếng-đôi Lấp-láy sao cho nghĩa của Tiếng-đôi đó, khi tách ra một mình, phải cùng nghĩa với chữ mình đang muốn tìm dấu.

Thí dụ: dễ (dễ làm) và dễ trong Tiếng-đôi Lấp-láy dễ dàng, dễ ợt, cùng có nghĩa giống nhau.

Nếu tìm được một Tiếng-đôi Lấp-láy hay không Lấp-láy nhưng chữ trong tiếng đó lại khác nghĩa với nghĩa của chữ mình đang tìm dấu thì không thể dùng được. Chẳng hạn như rũ trong ủ rũ mà ta lại dùng chữ rủ của rủ rê, rủ ren thì không cùng nghĩa cho nên ta sẽ viết sai dấu ngay.

MRD
[Còn nữa]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

PHÉP BỎ DẤU HỎI NGÃ -[3]


Như đã trình bày trong một bài trước đây [1], một từ tiếng Việt chỉ mang một trong số sáu thanh. Thanh là yếu tố định bậc cao thấp trong thang âm sáu bậc của tiếng Việt hiện đại, và là yếu tố cần và đủ để tạo thành ý nghĩa khu biệt của một từ. Sáu bậc cao thấp đó được cụ thể hoá một cách dễ hiểu bằng sáu tiếng sau đây: ngang (hoặc không) - huyền - ngã - hỏi - sắc - nặng. Phân biệt bốn thanh khác không có khó khăn gì, nhưng hai thanh hỏi và ngã thì cần nhiều công phu. Từ nghỉ và nghĩ chẳng hạn, chỉ khác nhau ở một dấu hỏi hay ngã mà làm nên sự khác biệt về ý nghĩa của hai từ đó. So sánh hai câu dưới đây để thấy sự khác biệt giữa hai thanh hỏi và ngã làm nên sự khác biệt ý nghĩa của từ:

Thôi, đừng nghĩ ngợi làm gì cho mệt xác !
Thôi chứ, đã hết giờ nghỉ mệt rồi !

Cho nên lầm lẫn dấu hỏi ngã trong những trường hợp như thế sẽ thay đổi hẳn ý nghĩa của từ trong một câu. Phân biệt dấu hỏi và ngã là một việc tương đối dễ dàng đối với người nói giọng bắc, nhưng lại là một việc cần thiết cho những ai nói giọng trung và nam - nghĩa là người phát âm giọng tiếng Việt từ phía nam Thanh Hoá vào trong vùng tây nam bộ. Ðối với những người - đàng trong - thì phân biệt hỏi ngã dựa trên phát âm là chuyện khó chính xác, vì số từ ngữ tiếng Việt mang dấu hỏi và ngã là một khối lượng khá lớn [2]. Do vậy, nếu nắm được một số những quy tắc hoạt động của thanh hỏi và thanh ngã thì sẽ giúp giải quyết những khó khăn về dấu hỏi - ngã.

Trong bài này chúng tôi cố gắng hệ thống hoá lại những nét chính của chính tả dấu hỏi ngã trong tiếng Việt. Vì việc phân biệt hỏi ngã có khác nhau giữa hai loại từ vựng trong tiếng Việt, chúng tôi sẽ chia bài thành hai phần chính: trước hết là phân biệt hai nhóm từ vựng trong tiếng Việt, sau đó mới tìm hiểu cách phân biệt hỏi-ngã trong từng nhóm loại từ vựng này.

NHẬN BIẾT MỘT TỪ   TIẾNG VIỆT

Chúng ta biết rằng từ vựng tiếng Việt là tập hợp từ những nguồn khác nhau: nguồn thứ nhất là những từ ngữ rất lâu đời của cộng đồng ngôn ngữ Việt cổ thuộc họ ngôn ngữ Nam A¨; nguồn thứ hai là những từ ngữ vay mượn từ một ngôn ngữ khác, hoặc là từ tiếng Hán (tức là tiếng Hoa nói vào đời Hán), hoăc là từ một ngôn ngữ phương tây gần đây [3]. Như vậy thì một từ  tiếng Việt có thể là một từ “thuần Việt” (hay có khi còn gọi là tiếng nôm), cũng có thể là một từ Hán Việt, hoặc là một từ mới vay mượn từ một ngôn ngữ khác. Mỗi loại từ  trên có những nét tính cách khác nhau về thanh. Nhận biết được một từ là thuộc nhóm từ nôm hoặc từ Hán Việt sẽ giúp giải quyết được một số khá nhiều những trường hợp cần phân biệt dấu hỏi ngã. Nhưng làm thế nào để phân biệt được đâu là một từ thuần Việt và đâu là một từ Hán Việt hoặc một từ vay mượn ?

Từ thuần Việt
trước kia thường gọi chung đây là những “tiếng nôm”, nói trại từ “tiếng nam”, tức là tiếng của người nước Nam - để phân biệt với tiếng nói của người phương Bắc, tức là người Hán. Ðó là những từ có thể chuyển đổi thanh theo quy luật hài thanh, hoặc là những từ láy âm theo phép hoà phối ngữ âm. Chẳng hạn, từ nở, nóng, hỏi là những từ thuần Việt, vì chúng có thể tạo thành những từ láy âm: nở nang, nóng nảy, hỏ han. Một từ như đã, chẳng, dẫu là những từ thuần Việt, vì chúng có thể chuyển thanh điệu mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa: đà, chăng, dầu.


Từ Hán Việt
là những từ đã vay mượn từ vốn từ vựng tiếng Hán từ cả gần hai nghìn năm trước đây, khi nhà Hán bên Trung Hoa sang đô hộ xứ mình. Số từ Hán Việt đã chiếm quá nửa số vốn từ của chúng ta hiện nay. Có thể nhận biết một từ Hán Việt hay không là nhờ mấy cách như sau:

Nếu một chữ hay một tiếng có thể ghép với các tiếng
như nhất (một), hữu (có), vô (không), bất (chẳng), thì từ ấy phải là từ Hán Việt. Vậy thì từ nhân, ích, đạo, bình là những tiếng Hán Việt vì chúng có thể kết hợp có ý nghĩa với bốn tiếng trên kia: nhất nhân, hữu ích, vô đạo, bất bình.[4]

Nếu một chữ hay một tiếng có nghĩa nhưng không thể đứng một mình làm thành một từ được mà chỉ có thể làm thành một thành phần của từ mà thôi, thì đó là một chữ Hán Việt.

Ví dụ: những tiếng quốc (nước), gia (nhà), sơn (núi), hà (sông), nhất (một), nhị (hai), & thường chỉ ghép chúng với một tiếng khác chứ không thể dùng riêng rẽ được. Chẳng hạn, để nói ý “hai quả núi”, người Việt không thể nói nhị núi hoặc hai quả sơn; cũng thế, có thể viết là nhất gia, sơn hà, nhị nhân... nhưng không thể nóimột gia, núi hà, hai nhân. Vậy thì những tiếng quốc, gia, sơn hà, nhân, nhất, nhị là những tiếng Hán Việt.

Nếu gặp một chữ hoặc một tiếng mà ta không hiểu nghĩa, nhưng ta lại biết rằng chúng có thể ghép chung với hai từ mà lại có cùng ý nghĩa, thì đó là một tiếng Hán Việt. Ví dụ: ta gặp từ trường sinh mà ta không biết tiếng trường là gì, nhưng biết là nó ghép chung với hai tiếng khác (trường dạ, trường kỉ), thì có thể đoán biết là trường là một tiếng Hán Việt có nghĩa là “dài”; hoặc là đọc đến mấy chữ tác nghiệp, ta không hiểu tác là gì, nhưng biết là có sáng tác, tác giả, thì đoán biết tác là một tiếng Hán Việt, có nghĩa đại khái là “làm ra cái gì đó”.

Nếu một tiếng nào đó mặc dù quen dùng riêng rẽ trong lời nói hằng ngày, nhưng lại thấy chúng thường ghép trong ít nhất là hai từ Hán Việt, thì tiếng hoặc chữ đó là một tiếng Hán Việt. Ví dụ: tiếng học là một từ quen dùng. Tiếng này có thể gặp trong những từ Hán Việt như học sinh, đại học, học vị. Vậy thì tiếng học là một tiếng Hán Việt. Thí dụ khác: tiếng chúng có thể gặp trong các từ Hán Việt như quần chúng, chúng sinh..., vậy thì chúng cũng là một tiếng Hán Việt.

Từ vay mượn: là những từ ngữ vay mượn từ vốn từ vựng của các ngôn ngữ khác, cụ thể là các ngôn ngữ phương tây. Từ khi giao tiếp với phương tây đến nay, tiếng Việt đã đưa vào kho từ vựng của mình những tiếng như xà phòng, (áo) sơ mi, xi măng, (dầu) xăng, cao bồi, (trái) bom, phim, (xe) ô tô, cuốc (xe), (bà) đầm, (bánh) quy, (nhà) băng, két (bạc), (kinh) xáng. Những tiếng vay mượn này hoặc được phiên âm trực tiếp từ một từ ngữ phương tây (xi măng <cement>, bom <bombe>, phim <film>, ô tô <auto>, băng <banque>), hoặc được đọc trại âm theo lối phát âm của người Việt (xà phòng <savon>, sơ mi <chemise>, xăng <essence>, cao bồi <cow boy>, cuốc <course>, đầm <dame>, (bánh) quy <biscuit>, két <caisse>, (kinh) xáng <chaland>). Những tiếng vay mượn này được cố gắng Việt hoá, cho nên cũng mang tất cả các thanh của tiếng Việt.

DẤU HỎI NGÃ ÐỐI VỚI TIẾNG THUẦN VIỆT

Một tính cách rất nổi bật của tiếng Việt là tính cách hoà phối ngữ âm giữa hai thành phần của một từ kép mà chúng ta thường gọi là từ láy. Những từ có hai âm tiết láy với nhau khi một hay nhiều thành phần âm tiết của hai âm tiết đó lặp lại giống hệt âm kia (gọi là điệp âm), hoặc kết hợp với âm kia theo một trật tự nào đó. Một vài thí dụ về từ láy: vui vẻ, xinh xắn, khô khan, đẹp đẽ... Hiện tượng láy từ có tác dụng trước hết là sự cân đối, sự hài hoà giữa các âm tiết của từ. So sánh hai câu dưới đây:
      2a     Căn nhà này khá rộng.
      2b     Căn nhà này khá rộng rãi.
Cả hai câu nói đều đúng cách nói thông thường. Nhưng khi nói rộng rãi như trong câu 2b thì nghe êm ái hơn, dễ nghe hơn, và do đó được chuộng hơn.

Xem thế thì hoà phối ngữ âm là sự kết hợp hài hoà giữa thành phần của một từ với một từ khác để tạo thành sự cân đối nhịp nhàng. Hoà phối ngữ âm có thể thực hiện ở cả bốn thành phần âm tiết của từ:

        Láy âm đầu: lững lờ, lờ vờ, lụng thụng
        Láy âm chính: đo đỏ, gồ ghề, chúm chím, nhõng nhẽo
        Láy âm cuối: mũm mĩm, hầm hập, ươn ướt
        Láy thanh: thênh thang, vàng vọt, lả lơi, ngả ngớn

Ở đây chúng ta chỉ chú ý đến sự hoà phối ngữ âm về mặt thanh điệu. Sự phân bố cân phương này được gọi là luật hài thanh [5]. Luật hài thanh được thể hiện qua hai hiện tượng liên quan đến hoạt động của thanh điệu tiếng Việt:
Trước hết là sự hài thanh giữa hai âm tiết của từ láy: đây là sự phân bố cân đối giữa các thanh giữa hai âm tiết của một từ kép thành từng đôi một trong mỗi nhóm dưới đây:

      Nhóm thứ nhất (thanh bổng): ngang - hỏi - sắc
      Nhóm thứ nhì (thanh trầm): huyền - ngã - nặng

Theo bảng trên đây, hai từ thuộc nhóm thứ nhất có thể mang một trong ba thanh:

Ngang - hỏi: lửng lơ, thơ thẩn, sang sảng
Hỏi - sắc: lở lói, ngả ngớn, vắng vẻ, gắng gỏi,
Ngang - sắc: diêm dúa, nghe ngóng, mang máng, líu lo, thối tha
Ba thanh thuộc nhóm thứ nhì được phân bố kết hợp như sau:

Huyền - ngã: ầm ĩ, lờ lững, vòi vĩnh, ỡm ờ, thẫn thờ,
Ngã - nặng: kĩu kịt, nũng nịu, nhão nhoẹt, hợm hĩnh, đẹp đẽ
Huyền - nặng: mờ mịt, vàng vọt, lặng lờ, mặn mà

Luật hài thanh còn thể hiện cả trong hiện tượng chuyển thanh điệu của một số từ. Tiếng Việt có nhiều từ biến đổi thanh mà vẫn không đổi ý nghĩa sang một từ khác. Hiện tượng chuyển đổi thanh trong tiếng Việt cũng theo phép hài thanh, nghĩa là các từ chuyển thanh theo hai nhóm mà Lê Ngọc Trụ (1959) tóm lại thành hai mô hình mà ông gọi là tan - tán - tản và lãi - lời - lợi. Phép chuyển thanh này như sau:

Ðổi thanh theo mô hình tan - tán - tản (nhóm ngang - hỏi - sắc). Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:

chăng - chẳng
lén - lẻn
rảy - rưới
chưa - chửa
lỏm - lóm
túa - tủa / toả
không - hổng
thoáng - thoảng
há miệng - hả miệng
phản - ván
ham - hám
nói hở - nói hớ
tan - tản
bấu - bâu
vểnh mặt - vênh mặt
Ðổi thanh theo mô hình lãi - lời - lợi (nhóm huyền - ngã - nặng). Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:
đã - đà
ngỡ - ngờ
chậm rãi - chẫm rãi
lời - lợi
cội - cỗi
ướt đẫm - ướt đầm
dẫu - dầu
còi - cỗi
đen sậm - đen sẫm
cũng - cùng
đỗ - đậu
xoã tóc - xoà tóc
(sông) Nhị - (sông) Nhĩ
thõng - thòng
ăn ruỗng - ăn ruồng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

PHÉP BỎ DẤU HỎI NGÃ -[4]


Ngoài ra, có một số từ Hán Việt và tiếng thuần Việt dường như có liên quan, gần gũi với nhau [6]. Những trường hợp vay mượn qua lại như thế cũng tuân theo phép hài thanh của tiếng Việt, nghĩa là cũng theo một trong hai mô hình tan - tán - tản và lãi - lời - lợi. Dưới đây là một vài thí dụ về sự giao tiếp ngôn ngữ như thế:

huyền - ngã - nặng
ngang - hỏi - sắc
cưỡng - gượng
thiểu - thiếu
trữ - giữ
thố - thỏ
đãi - đợi
xả - xá

Biết được tính cách của luật hài thanh thì chúng ta có thể nêu lên thành luật gọi là “luật hỏi-ngã của các tiếng nôm” như sau:

Luật 1
khi hai tiếng có thể láy được với nhau thì hễ một tiếng mang dấu ngang (không dấu) hoặc dấu sắc thì tiếng kia phải mang dấu hỏi; ngược lại, hễ một tiếng mang dấu huyền hoặc dấu nặng thì tiếng kia phải mang dấu ngã.
Luật 2
một từ có thể chuyển thanh điệu sang ngang hoặc sắc thì chắc chắn là mang dấu hỏi (theo mẫu tan - tán - tản); ngược lại, một tiếng có thể chuyển sang thanh huyền hoặc thanh nặng thì chắc chắn là có dấu ngã (theo mẫu lời - lãi - lợi).

Hai luật hỏi ngã này có thể giúp giải quyết được một số khá lớn các trường hợp mà người viết đang còn phân vân không biết nên bỏ dấu hỏi hay dấu ngã. Chẳng hạn, khi phải viết câu dưới đây, người nói giọng đàng trong có thể phân vân không biết bỏ dấu hỏi ngã thế nào:

      3a     Chị mơ gói thịt mơ ra rồi ngao ngán thơ dài.

Có thể dùng phép hài thanh (ngang hỏi sắc-huyền ngã nặng) để tìm ra được rằng: tiếng Việt có nói mở mang (làm cho rộng ra) theo luật ngang-hỏi-sắc, và có mỡ màng (có nhiều chất dầu, mỡ) theo luật huyền-ngã-nặng; lại cũng có thở than (than vãn chuyện gì) mà không có *thỡ (viết với dấu ngã). Vậy câu 3a bỏ dấu hỏi ngã như sau:

      3b    Chị mở gói thịt mỡ ra rồi ngao ngán thở dài.

Một thí dụ khác là khi viết câu dưới đây:
      4a    Ðứa bé đa ăn no rồi mà vân chưa chịu đi ngu.

Chúng ta biết là từ đã ở đây phải bỏ dấu ngã vì cũng có thể nói đà mà câu vẫn không đổi nghĩa. Từ vẫn mang dấu ngã vì phó từ này không có thể nhầm lẫn với từ vẩn - Có nghĩa là chất cặn bẩn, hoặc từ vẩn vơ (có nghĩa là tâm trạng không dứt khoát) theo luật ngang-hỏi-sắc. Từ ngủ ở cuối câu thì chỉ có thể láy thành ngủ nghê theo luật ngang-hỏi-sắc, nên phải mang dấu hỏi. Vậy thì câu 4a được viết hoàn chỉnh như sau:

      4b    Ðứa bé đã ăn no rồi mà vẫn chưa chịu đi ngủ.

Ngoài ra, cũng nên biết thêm là người Việt - nhất là người miền Nam - hay nói gộp các tiếng hai âm tiết thành một trong những trường hợp sau đây: phải không > phỏng, bà ấy > bả, ở bên ngoài ấy > ở ngoải, hôm ấy > hổm, năm ấy > nẳm, hồi ấy > hổi [7]. Tất cả những tiếng nói gộp trên đây đều mang dấu hỏi. Vậy thì có luật 3 như sau:

Luật 3
Các tiếng nói gộp âm đều mang dấu hỏi



Trong kho từ ngữ tiếng Việt hiện đại còn có một nhóm nhỏ những từ ngữ nước ngoài nhưng đã được chuyển sang giọng đọc tiếng Việt. Các tiếng vay mượn thường được phiên chuyển sang thanh hỏi: moả (< moi), xừ luỷ (< lui), đi rỏn (< ronde), sở cẩm (< commissaire de police), làm cỏ vê (< corvée). Vậy có thể nêu thành luật cho loại từ ngữ này như sau:

Luật 4
các tiếng vay mượn từ tiếng nước ngoài và đã chuyển sang giọng tiếng Việt, thì thường viết với dấu hỏi.


DẤU HỎI NGÃ CỦA TỪ HÁN VIỆT

Như đã nói ở trên, nhận biết được một từ Hán Việt sẽ có lợi rất lớn là phân biệt được một phần khá lớn những từ mang dấu hỏi ngã thuộc nhóm từ Hán Việt. Giở từ điển Hán Việt, ta có thể thấy là:

(1) Những từ Hán Việt bắt đầu bằng các phụ âm d, l, m, n. nh, ng, v thường viết dấu ngã [8]. Có khoảng 180 từ Hán Việt mang dấu ngã. Ví dụ:

Phụ âm d: dã, dĩ, dũ, dữ.
Phụ âm l: lão, lễ, lỗ, lữ
Phụ âm m: mão, mãnh, mẫn, mỗ
Phụ âm n: não, nễ, nỗ, nữ
Phụ âm ng: ngã, ngỗ, ngũ, ngữ
Phụ âm nh: nhã, nhĩ, nhũ, nhữ
Phụ âm v: vẫn, vĩ, viễn, vũ

(2) Ngoài những trường hợp kể trên, các từ Hán Việt khác bắt đầu bằng các phụ âm khác đều viết dấu hỏi, trừ những lệ ngoại sẽ nói ở dưới. Ví dụ về các từ Hán Việt có dấu hỏi:

Nguyên âm:
ả, ảo, ẩn, yểu, uẩn, uỷ.

Phụ âm

b
bảo, bỉ, bỉnh, bổng, bửu
c/k/q
cảo, cổ, củ, kỉ, kiểu, quả, quản, quảng, quỷ
đầu ch
chỉ, chiểu, chuẩn, chủng, chử
đầu đ
đả, đẩu, để, điểu, đổ
gi
giả, giảo,
h
hảo, hỉ, hổ, hủ
đầu kh
khả, khẩu, khổ, khởi
ph
phả, phỉ, phổ
s
sỉ, sổ, sửu
t
tả, tảo, tể, tỉ, tổ, tử
th
thải, thổ, thủ, thưởng
tr
trảo, trảm, triển, trưởng
x
xa, xả, xảo, xỉ, xử


Nhóm thứ nhì này có khoảng 30 trường hợp ngoại lệ, cần nhớ thuộc lòng. Dưới đây là bảng liệt kê các từ đó với những thí dụ về từ ghép đặt trong ngoặc:

Phụ âm

b
bãi (bãi thị, bãi nại), bĩ (bĩ vận),
c
cữu (linh cữu), cưỡng (cưỡng đoạt)
đ
đãng (khoáng đãng), đễ (hiếu đễ), đỗ (Ðỗ thị)
h
hãm (hãm hại), hãn (hãn hữu), hoãn (hoãn binh), hĩ (một tiếng đệm), hỗ (hỗ trợ), hỗn (hỗn hợp, hỗn mang), huyễn (huyễn mộng), hữu (bằng hữu)
k
kĩ (ca kĩ, kĩ thuật, kĩ xảo)
ph
phẫn (phẫn nộ), phẫu (giải phẫu)
d
quẫn (quẫn bách), quỹ (quỹ đạo, quỹ tích, thủ quỹ)
s
sĩ (bác sĩ, viện sĩ), suyễn (suyễn tức, suyễn yết)
t
tiễn (tiễn biệt), tĩnh (tĩnh mịch), tuẫn (tuẫn tiết)
th
thuẫn (mâu thuẫn), thũng (phù thũng)
tr
trãi, trẫm, trĩ (ấu trĩ), trữ (dự trữ, lưu trữ, tích trữ)
x
xã (xã hội, xã tắc)


Từ hai điểm trên, chúng ta có thể nêu lên hai luật hỏi ngã dành cho tiếng Hán Việt như sau:

Luật 5
các từ Hán Việt có phụ âm đầu d, l, m, n, nh, ng, v đều có dấu ngã.
Luật 6
các từ Hán Việt khác có thanh hỏi. Trừ khoảng 30 trường hợp ngoại lệ.

Tóm lại, viết dấu hỏi ngã tiếng Việt cho dù phức tạp nhưng vẫn có những lề luật từ tự thân tiếng Việt. Những mẹo luật mà Nguyễn Ðình và Lê Ngọc Trụ đã phát hiện và được nhắc đến ở đây chẳng qua chỉ là những phát hiện những quy luật ẩn dấu trong hoạt động ngôn ngữ mà thôi. Ðể có thể áp dụng sáu “luật hỏi ngã” trên đây, cần đến công phu thực tập đều đặn trong một thời gian đủ để chiêm nghiệm những quy luật được thể hiện qua thực tiễn ra sao.
Trong tình hình dạy và học tiếng Việt tại hải ngoại hiện nay, việc phân biệt dấu hỏi và dấu ngã là một công việc khó khăn. Nhưng đây cũng lại là một việc cần thiết vô cùng, vì đó là một trong những công việc cần thiết để nâng cao trình độ hiểu biết về chuẩn mực ngôn ngữ của tiếng Việt. Có thể là chuyện viển vông khi nói đến chuẩn mực ngôn ngữ ở hải ngoại lúc này, nhưng đây lại là nhu cầu chính đáng của lớp trẻ ngày càng đòi hỏi phải nhìn lại cho rõ đâu là chuẩn mực ngôn ngữ. Ðó cũng chính là mục đích của chính tả vậy [9].

Ðoàn Xuân Kiên
Luân Ðôn (1998)
* Bài đăng trong tập san Ðịnh Hương 21 (1998)

Tài liệu:
Lê Ngọc Trụ (1959): Chánh Tả Việt Ngữ. (bản in kì 2). Sài Gòn: nxb. Trường Thi
Nguyễn Ðình (1939): Luật Ngã Hỏi, tạp chí Tao Ðàn (Hà Nội), bộ mới, số 8, ngày 16.6.1939
Phan Ngọc (1982): Chữa Lỗi Chính Tả Cho Học Sinh. Hà Nội: nxb. Giáo Dục
Ghi chú:
[1] Ðoàn Xuân Kiên, “Bàn về việc đánh dấu thanh tiếng Việt”, in trong tập san Ðịnh Hướng số 17 (mùa thu 1998), tr. 109-121.

[2] Tiếng Việt hiện đại có khoảng 2000 từ mang dấu hỏi, và khoảng trên 1000 từ mang dấu ngã.

[3] Nói về hiện tượng vay mượn thì cần chú ý riêng đến vốn từ ngữ mượn từ tiếng Trung Hoa do người Hán đem sang từ khi họ đô hộ nước Việt cổ. Trong một thời gian dài cả nghìn năm, tiếng Hán đã trở thành một thứ ngôn ngữ chính thức trong xã hội Việt. Ðến khi nước ta giành lại nền độc lập (năm 939) thì tiếng Hán vẫn là thứ văn tự chính thức trong hành chính và giáo dục. Vì thế mà chúng ta gọi kho từ ngữ Hán dùng tại nước mình là tiếng Hán Việt. Chỗ đứng của tiếng Hán Việt trong kho từ ngữ tiếng Việt hiện đại rất là đặc biệt, khác hẳn với một số nhỏ những từ ngữ mượn từ các ngôn ngữ phương tây về sau: đã từ lâu đời rồi, ngôn ngữ văn hoá của người Việt không thể thiếu vốn từ Hán Việt. Chỗ đứng của tiếng Hán Việt trong tiếng Việt trong chừng mức nào đó tương tự như tiếng Latin trong các ngôn ngữ Ấn-Âu vậy. Trước đây, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam toan loại bỏ chỗ đứng của từ Hán Việt. Nay thì họ lại rơi vào một quá khích khác, là dùng nhiều từ Hán Việt đến mức làm cho tiếng Việt nhiều khi tối tăm, nặng nề. (Báo Nhân Dân có thừa những dẫn chứng cụ thể về chuyện này). Chúng ta không sùng bái nhưng cũng không thể có thái độ kì thị đối với tiếng Hán Việt. Vả chăng, số vốn từ vựng Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại chiếm đến khoảng 60% từ ngữ, thì thái độ chính đáng của bất cứ ai quý trọng tiếng Việt là cần phải học hỏi và trau giồi vốn từ Hán Việt.
[4] Cần lưu ý là trong lối nói thông thường hiện nay có khi chúng ta nói bất kể nhưng đây là trường hợp nói sai quy tắc, vì kể không phải là từ Hán Việt.
[5] “Luật” này đã được một nhà giáo trẻ -tên là Nguyễn Ðình- tìm ra đầu tiên. Ông gửi đăng trên tạp chí Tao Ðàn số 8 bộ mới (1939) một bài báo mà ông gọi là luật ngã hỏi. Về sau ông Lê Ngọc Trụ đã phát triển thêm và gọi đó là luật bổng trầm (1943). Cũng Lê Ngọc Trụ đã khai triển thêm về những lề lối chuyển thanh âm của tiếng Hán Việt, và hoàn chình các mẹo luật chính tả tiếng Việt trong tập Chánh tả Việt ngữ (1952).
[6] Các nhà Hán ngữ học (như Vương Lực) đã dò tìm trong một số từ ngữ Việt rất gần với giọng phát âm của người Hán, và đã đưa ra giả thuyết là tiếng Hán cổ có thể cũng vay mượn một số từ của Giao Châu trong thời kì người Hán sang đô hộ.
[7] Gs. Lê Ngọc Trụ cho rằng có một ngoại lệ là hỗi (dấu ngã), vì ông cho rằng đó là nói gộp âm của “hồi nãy đến giờ”. Các bạn miền Nam của chúng tôi thì lại cho rằng khi nói hổi, họ nghĩ đến “hồi đó tới giờ”. Vậy thì có một biệt lệ ở đây hay chăng?
[8] Ðể cho dễ nhớ, có thể học thuộc lòng câu sau đây: “mình nên nhớ là viết dấu ngã ", trong đó các âm đầu đều mang phụ âm của các từ Hán Việt có dấu ngã.
[9] Chính tả nghĩa là viết (tả) cho đúng (chính), nghĩa là viết đúng theo một mẫu mực nào đó được xã hội công nhận và quy định làm mực thước cho mọi người phải tuân theo.

------------------
Tài liệu tham khảo thêm:
VIỆT NGỮ HỎI NGÃ TỰ VỊ của ĐINH SĨ TRANG http://www.budsas.org/uni/u-hoinga/hoinga00.htm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối