Trang trong tổng số 54 trang (534 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [45] [46] [47] [48] [49] [50] [51] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Kinh Quốc


Dại - Khôn qua thơ cận – đương đại

         Thơ chẳng rập khuôn


Lẩy áng thơ hay luận Dại - Khôn
Khôn chưa có giá, dại nên buôn (1)
Dại tìm nơi vắng nào đâu ngại (2)
Khôn đến chốn văn hẳn đấy chờn..(3)
Vừa ngẩn vừa ngơ chồng dí bút
Dở khôn dở dại vợ tì bờm (4)
Khó không bó được khôn ngoan ló
Thơ đẫm nhân tình chẳng rập khuôn.

  Kinh Quốc 13.2.15

1. "Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây.
"Khôn kia dễ bán dại nầy..." (Nguyễn Khuyến)
2. “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao”... (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
3. "Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,
"Dại chốn văn chương, ấy dại khôn..."(Trần Tế Xương)
4. Vợ tôi dở dại dở khôn
Ngày dăm bảy bận dí ... vào THƠ
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào ... (Bùi Hoàng Tám)
ĐÁ VÀ VÀNG (Tập I)
http://www.thivien.net/forum/%C4%90%C3%A1-v%C3%A0-v%C3%A0ng/topic-IJEW5tEtZVqSYDs_d8FZ5A
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bài xướng của Hoàng Minh Đường:

KHÁNH THỌ MỪNG XUÂN
(Mừng cụ Trần Xuân Bính và cụ bà thượng thọ tám mươi)

Xuân về bát thập ước mười mươi
Khánh thọ sánh đôi vượng sắc trời
Tứ đóa liễu hồng thơm nhụy thắm
Tam cành quế đỏ ngát hương tươi
Năm lăm tuổi Đảng đầy ơn đức
Tám chục xuân hoa đậm nghĩa đời
Vọng tộc sáng màu vầng nguyệt tỏa
Danh gia rạng vẻ ánh dương ngời!

Hoàng Minh Đường
Chi hội thơ Đường luật Bình Sơn - Hương Khê, Hà Tĩnh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

UYÊN ƯƠNG KHÁNH THỌ

Khánh thọ cùng vào nấc tám mươi,
Uyên ương sát cánh hưởng hương trời.
Chiều chiều nhấm nháp lon bia đậm,
Sáng sáng khề khà cốc sữa tươi.
Tuổi hạc theo đường trung với Đảng,
Cây cao tỏa bóng mát cho đời.
Giao lưu xướng họa cùng thi hữu,
Thanh bạch, tấm gương mãi ánh ngời.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bài xướng của Nguyễn Thái mai:

KHÁNH THỌ TUỔI TÁM MƯƠI
(Mừng cụ Trần Xuân Bính thượng thọ tám mươi)

Tuổi Đảng năm lăm thật tự hào
Thang trời tám chục chí thanh cao
Quần nâu xắn gối tình êm ấm
Áo thẫm vắt vai nghĩa dạt dào
Công bộc bao lần ngời sử nước
Trường kỳ mấy độ rạng cờ sao
Tân xuân khánh thọ vần thơ tặng
Giai lão bách niên đón sắc đào./.

Nguyễn Thái mai
Chi hội thơ Đường luất Bình Sơn - Hương Khê, Hà Tĩnh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

ÂN TÌNH SÂU NẶNG

Bao năm lãnh đạo chẳng tơ hào,
Sâu nặng ân tình, chí khí cao.
Bền bỉ thơ văn còn thắm thiết,
Dẻo dai sức khỏe vẫn dồi dào.
Bồng bềnh góc biển bền tay lái,
Lấp lánh chân trời rực ánh sao.
Xin gửi mấy vần mừng thượng thọ,
Thêm xuân, rực rỡ sắc mai đào.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Kinh Quốc đã viết:

QUÊ NGHÈO VÀ LAO ĐỘNG

Xóm nghèo tìm việc chốn xa quê
Góc phố, đầu đường ngóng kẻ thuê
Lo mẹ tảo tần đầu hẻm núi
Thương cha lam lũ cuối triền đê
Lều tre nắng mục còn chưa sửa
Mái rạ mưa mòn chắng đủ che
Nghĩ đến quê nghèo lòng thắt lại
Dõi trông đường cũ khó quay về.

Kinh Quốc


KIẾP LÀM THUÊ

Muôn nẻo dặm trường dõi bóng quê
Tháng ngày phiêu bạt kiếp làm thuê
Nào ra phố lớn xin nhào xữa
Lại đến làng chài đợi đắp đê
Góc ngõ ừng ực chai nước uống
Gầm cầu co quắp tấm mền che
Cảnh nghèo đất khách đời đâu khác
Túng quẫn, ra đi lại muốn về

DNH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Kinh Quốc đã viết:

SÓNG HỒ TÂY

Hồ Tây xế bóng nắng chiều chiều
Trấn Quốc chuông ngân quyện gió yêu
Em ở ven hồ nhìn sóng gợn
Anh nơi góc núi lắng thông reo
Sóng trào càng nhớ người xa vắng
Thác đổ thêm thương kẻ quạnh hiu
Trấn Quốc xuân về chim dựng tổ
Hồ Tây sóng gợn nhớ thương nhiều

Kinh Quốc


VỀ QUÊ MẸ

Man mác bâng khuâng ngắm nắng chiều
Nhớ về quê mẹ mãi thương yêu
Lưng đồi vơ vẩn xem chim lượn
Hẻm núi mơ màng lắng gió reo
Hết tắm dưới trời mưa xối xả
Lại trông qua cửa cảnh đìu hiu
Biết bao kỉ niệm thời thơ ấu
Khao khát sang thăm ngoại thật nhiều

DNH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nghia Hoa

DNH đã viết:
Kinh Quốc đã viết:

           QUÊ NGHÈO VÀ LAO CÔNG

                 
       Xóm nghèo tìm việc chốn xa quê.
       Góc phố, đầu đường ngóng kẻ thuê.
       Lo mẹ tảo tần đầu hẻm núi.
       Thương cha lam lũ cuối triền đê.
       Lều tre nắng mục còn chưa sửa.
       Mái rạ mưa mòn chẳng đủ che.
       Nghĩ đến quê nghèo lòng thắt lại.
       Dõi trông đường cũ khó quay về.
                      Kinh Quốc
KIẾP LÀM THUÊ

Muôn nẻo dặm trường ngóng bóng quê,
Tháng ngày phiêu bạt kiếp làm thuê.
Nào ra phố lớn xin nhào vữa,
Lại đến xóm chài đợi đắp đê.
Góc ngõ ừng ực chai nước uống,
Gầm cầu co quắp tấm mền che.
Cảnh nghèo, đất khách đời đâu khác,
Túng quẫn, ra đi lại muốn về.
                                        DNH

   NGƯỜI XA QUÊ
Tết xong khăn gói lại rời quê
Xe khách chở đi , phận bán thuê
Con khóc sụt sùi nơi cuối xóm
Chồng  đưa bịn dịn chôn chân đê
Hè lo mưa dột không nơi tránh
Đông sợ gió lùa chẳng liếp che
Đồng ruộng quanh năm không đủ sống
Theo đành xa ngái Tết sau về
                                       N-H
.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nghia Hoa

Hansy đã viết:
HỒN XUÂN
(Tung Hoành TK)

CHÚC dân nước Việt cháu con Rồng
TẾT ngợi thanh bình hửng nắng đông
ĐẾN vạn nẻo ngàn thương tỏa rộng
TRĂM ân phả thắm dậy muôn lòng
ĐIỀU mong mỏi giống làn xa vọng
NHƯ phím neo chờ cõi ngóng trông
Ý mượt tình Xuân hoài khỏa mộng
MỪNG MÙI SANG VẠN SỰ THÀNH CÔNG
                                                     HANSY

TẾT VIỆT NAM


CHÚC non nước mạnh lớn Tiên Rồng
TẾT Việt Nam hào khí biển đông
ĐẾN khắp nơi trời cao đất rộng
TRĂM cay ngàn đắng, chịu chung lòng
ĐIỀU binh khiển tướng lừng vang vọng
NHƯ bóng với hình rạng rỡ trông
Ý hợp tâm đầu ra sức gióng
MỪNG MÙI TỚI VẠN SỰ THÀNH CÔNG
                                           Kiên Giang Nguyen

TẾT VUI

CHÚC bà con khỏe tựa như Rồng
TẾT chợt vang rồi trả sắc đông
ĐẾN vạn người muôn hoa rực óng
TRĂM câu nồng thắm khỏa tâm lòng
ĐIỀU hay ngữ tốt bao ngày ngóng
THÔNG ngát tim ngời mấy thuở trông
Ý trọn năm này xanh nét bỗng
MỪNG MÙI TỚI VẠN SỰ THÀNH CÔNG
                                              Trần Thùy Linh

TÌNH XUÂN


CHÚC cho Tổ Quốc rạng danh Rồng
TẾT rực niềm tin sánh bể Đông
ĐẾN cả chân tình luôn mở rộng
TRĂM tâm nhiệt huyết mãi dang lòng
ĐIỀU ngay thẳng giữ tròn hy vọng
NHƯ sắc son gìn vẹn thỏa trông
Ý tỏ đầu Xuân tràn ước mộng…
MỪNG MÙI TỚI VẠN SỰ THÀNH CÔNG
                              Cư-Nguyễn

                       TẾT MÙI
CHÚC người trên mảnh đất hình  Rồng
TẾT Việt hòa vui khắp đảo Đông
ĐẾN mọi miền xa cùng một dạ
TRĂM nơi hẻo lánh vẫn chung lòng
ĐIỀU mong sẽ có không cần ngóng
NHƯ ước được thành chẳng phải trông
Ý muốn muôn người cùng nhất trí   
MỪNG MÙI TỚI VẠN SỰ THÀNH CÔNG

                                             N-H
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

CÁC TÊN GỌI KHÁC NHAU CỦA THƠ ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM
(Trích bài "Sáng tỏ một danh xưng" của Hoài Yên)

Từ đời nhà Tùy và đầu đời nhà Đường bên Trung Hoa, các thi nhân đã làm thơ 7 chữ gọi là Cổ phong. Lúc ấy chưa có niêm luật quy định.
Đến Tống Chi Vấn đỗ tiến sĩ đời Cao Tông (650 - 683) và Thẩm Thuyên Kỳ đỗ tiến sĩ đời Võ Hậu (684 - 705) mới hoàn chỉnh luật thể thơ thất ngôn bát cú mà chúng ta đang dùng ngày nay.
Để phân biệt, người ta gọi thơ cũ là những bài Cổ phong, hay còn gọi là Cổ thể; thơ mới là những bài viết theo cách của Tống Chi Vấn, Thẩm Thuyên Kỳ và gọi là Cách luật, Luật thi hay Tân thể.
Như vậy, thơ luật Đường xuất xứ từ thời nhà Đường có tên gọi đầu tiên là Thất ngôn cách luật hay Luật thể.
Khi du nhập vào Việt Nam, tên đầu tiên được gọi là Luật thi.
Một thời gian sau, cổ nhân ta chỉ gọi là Thi, ví dụ "Ức Trai thi tập", "Thanh Hiên thi tập", "Quốc âm thi tâp", "Bạch Vân Quôc ngữ thi tâp".
Sau khi phong trào Thơ mới thắng thế ở Việt Nam với một trong những người đi tiên phong là nhà thơ Lưu Trọng Lư, thì những bài Luât thi được đổi tên lần thứ ba, gọi là Thơ cũ và hoàn toàn bị lép vế.
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Luật thi ở Việt Nam hồi sinh với một tên mới được dùng rộng rãi là Thơ Đường luật.
Nhưng, bản thân cụm từ "Thơ Đường luật" là lai ghép giữa hai ngôn ngữ Việt và Hán, nên lần thứ 5 Luật thi được đổi tên thành Thơ luật Đường.
Trước đây, hai từ "thơ Đường" hay "Đường thi" chỉ để nói về thơ của các tác giả đời Đường bên Trung Hoa.
Nhưng khoảng trên dưới mươi năm gần đây, Luật thi ở Việt Nam đã được đổi tên lần thứ sáu, xã hội đang có xu hướng càng ngày càng rộng rãi chỉ dùng 2 từ "thơ Đường" để nói về những bài thơ viết theo thi luật đời Đường. Hai từ "thơ Đường" được dùng phổ biến trên sách báo, tạp chí, trong các hoạt động văn thơ...

Hoài Yên,
Chủ tịch sáng lập UNESCO thơ Đường Việt Nam, tiền thân Hội thơ Đường luật Việt Nam hiện nay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 54 trang (534 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [45] [46] [47] [48] [49] [50] [51] ... ›Trang sau »Trang cuối