Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÙI GIÁNG GIỮA CHÚNG TA


Có lẽ chưa có người nghệ sĩ nào mà cái chết gây ra sự quan tâm nơi nhiều người thuộc nhiều thế hệ khác nhau như Bùi Giáng. Từ trong nước ra ngoài nước, từ già đến trẻ, từ chống Cộng đến thân Cộng và kể cả Cộng sản, tất cả đều nhất loạt bày tỏ tình cảm và lòng trân trọng của mình đối với Bùi Giáng.

Tin tức về sức khoẻ cũng như cái chết của ông được loan báo tức thời, đồng loạt trên các báo trong và ngoài nước. Chúng ta có cảm tưởng như cái chết của ông đã tạo nên một sự đoàn kết hiếm có giữa những người viết lách trong giai đoạn lịch sử mà sự nghi kỵ vẫn còn nằm ở hàng đầu.

Hầu như các nhà văn, nhà thơ, nhà báo đều nhất loạt ca ngợi nhân cách và sự nghiệp của nhà thơ đất Quảng này. Mọi người đều dùng những từ hay nhất, đẹp nhất để xưng tụng ông. Ta thử đọc qua một số câu trích của một số nhà văn, nhà thơ viết về ông trên Hợp Lưu, số đặc biệt về Bùi Giáng [1] sau đây:

Nhà thơ Huy Tưởng: Bùi Giáng “thông tuệ và tài ba ngất trời điên đảo” ...” thiên tài thơ Bùi Giáng” (HL, tr. 9)

Nhà văn Mai Thảo:“Bùi Giáng chất ngất một trời chữ nghĩa, Bùi Giáng trùng trùng một biển văn chương” (HL, tr. 12)

Nhà phê bình Huỳnh Hữu Uỷ: " Ði cho tới cùng cái sâu thẳm nhất của ngôn ngữ, tới đỉnh cao chót vót của nó, sống với nó trong từng mỗi giây phút, trong từng mỗi sát na, xưa nay có lẽ chỉ mới có Bùi Giáng là một.” (HL, tr. 19)

Nhà văn Cung Tích Biền: “Bùi Giáng giàu ngôn ngữ như cát bãi biển”... “Bùi Giáng đã trải một cánh bay dài mênh mông chiếc bóng trong bầu trời thi ca Việt Nam nữa thế kỷ qua” (HL, tr. 62 & 54)

Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc: “Ông là một thi sĩ bát ngát, ngây thơ và cỏ hoa điên đảo” (HL, tr. 75)

Nhà phê bình Hoàng Nguyên Nhuận: “Ðời anh là một công án tử sinh” (HL, tr. 96)

Ông Huỳnh Ngọc Chiến: “Bùi Giáng là bậc thượng trí, hầu như “vô sở ngộ” (HL, tr. 135).

Bà Ý Nhi: "...những câu thơ được chắt ra từ máu của con người khắc khoải khôn nguôi về thân phận con người, về thế gian này” (HL, tr. 138)

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền: “Bùi Giáng là một thiên tài tự huỷ ghê gớm nhất của thi ca hiện đại” [2]

Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc: “Thơ Bùi Giáng là những phún thạch phun lên từ hoả diệm sơn của hồn ông”. [3]

Ông Nguyễn Hoàng Văn: “Thơ ông là khối trầm hương chữ nghĩa” [4]  vv...và vv..
.
Tóm lại, đặt bút viết về ông, ta chỉ biết có ca tụng và ca tụng. Dường như ta có quyền dùng bất cứ ngôn ngữ xưng tụng nào sáng giá nhất để nói về ông mà không sợ đại ngôn, không sợ nhầm lẫn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÙI GIÁNG
CUỘC ĐỜI NHƯ GIAI THOẠI


Bùi Giáng điên. Cũng có điên. Nhưng ông sống vui. Cũng thật vui. Kể chuyện ông, người nghe có thể cười cợt hoặc thèm thuồng, tuỳ ý, nhưng chắc chắn một điều, người ta không dễ gì quên.

Những tư liệu trích từ tập sách “Bùi Giáng trong cõi người ta”, cuốn sách tập hợp các bài viết về “Đười ươi thi sĩ” của các nhà nghiên cứu, do dịch giả Đoàn Tử Huyến chủ biên, đã dựng lên một chân dung Bùi Giáng rõ ràng hơn so với những gì người ta đã biết về ông. 45 bài viết, cả chân dung và phê bình, ghi chép nhiều câu chuyện có thật về Bùi Giáng qua cảm nhận người viết, trong đó nhiều người đã tiếp xúc với ông. Đỗ Lai Thuý là cây bút miền Bắc hiếm hoi có bài viết được tập hợp trong sách, bên cạnh những cây bút miền Nam như Bùi Văn Nam Sơn, Bùi Công Thuấn, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Thu Bồn, Thanh Tâm Tuyền…

Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn, họ hàng của Bùi Giáng, từng viết: “Viết đôi lời về Bùi Giáng không bằng đọc thơ Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giang thì thật vui mà thật khó vậy”. Đó là nhận định rất chính xác, đến nỗi về sau hầu như không ai nói về “Đười ươi thi sĩ” mà không trích dẫn câu nói này. Vậy nên, đọc bình về thơ Bùi Giáng thì cũng thích vừa vừa thôi, đọc chuyện kể Bùi Giáng hồi còn sống, còn rong chơi mới thật là thích.

Vậy sống như Bùi Giáng là thế nào? Khi nói về con người ông, nhiều người bảo ông điên. Điên thật. Ông từng vào nhà thương điên. Nhưng điên chỉ là hình thức thể hiện, sự phản chiếu ra ngoài của suy nghĩ trong ông về cuộc sống. Chính ông cũng đã phát biểu quan niệm về sự sống và cái chết, nhân bình một bài thơ của Huy Cận, bài “Chết”. Bùi Giáng viết: “Chúng ta dường như quên mất rằng mỗi người chỉ có một cuộc sống thật xinh, và cuộc sống đó rất có thể bị những thứ tai hại trong hồn ta làm cho méo mó đi… Tiếc sao! Tiếc sao! Một sự sống quá đơn sơ, chúng ta cứ đời đời quên bẵng”.

Cuộc sống, theo Bùi Giáng, “có thể đổi dạng theo lối tuyệt vô hy vọng, hoặc điên cuồng, hoặc rồ dại. Nhưng cuối cùng, phải nên dìu nó về thể thái thanh thản khiêm tòng”. Ông đã sống một cuộc đời có nhiều khoảnh khắc “thanh thản khiêm tòng”, ấn tượng vẫn lưu lại trong ký ức và những câu chuyện của người thân, bè bạn.
Bùi Giáng rất yêu Huy Cận. Khi Marilyn Monroe chết, ông cảm thán: “Phải chi bình sinh nàng có đọc thơ Huy Cận, ắt nàng chẳng phải nên giận phận gì mà vội ngang tàn tính mệnh như thế” [ 1]. Ông xin chép bài “Nhạc sầu” ra để tặng nàng:

Ai chết đó! Nhạc sầu chi lắm thế…

xong xuôi lại viết: “Nhưng cố nhiên, chép xong rồi thì nên xếp giấy lại, ra đường phố dạo một phen rong chơi… Chẳng nên đăm chiêu dằng dặc. Chẳng nên o bế cái chết”. Khóc than mỹ nhân cũng chỉ bấy nhiêu thôi. Sau cùng, vẫn là rong chơi. Bùi Giáng đến ngày tóc bạc hom hem vẫn ngày ngày lê la trên vỉa hè Sài Gòn. Cuộc sống với ông là thế. “Nên kiệt tận miên bạc bình sinh để sống cho đậm đà thơ mộng”, vì với ông, nếu không làm thế, thì cuộc sống cũng chẳng khác nào cái chết.

Thời ông đi học, hai bài thơ “Chết” và “Nhạc sầu” của Huy Cận đã gây “chấn động dị thường” trong tâm can. Ông bỏ học, chạy về quê chăn dê. Bao nhiêu thơ làm ra, âm thầm tặng hết cho chuồn chuồn châu chấu. “Làm thơ tặng chú bé con/ Làm thêm câu nữa tặng con chuồn chuồn”. Mấy năm chăn dê chính là khoảng thời gian đáng nhớ trong cuộc đời của thi sĩ, là lúc ông thực sự có “tâm sự u uất”, muốn xa lánh cuộc đời, theo lời người em trai Bùi Công Luân.

Bùi Giáng có vẻ ngoài kỳ lạ, gặp rồi là khó có thể quên. Nhà báo Nguyễn Vạn Hồng kể lại: “Ông ăn mặc lôi thôi lếch thếch, bầy hầy hết chỗ nói”. Nhà thơ Thanh Thảo tả: “Bùi tiên sinh quẩy cái gì đó trên vai, trông nửa như Bồ Đề Đạt Ma, nửa như… bác hành khất”. Bùi Giáng lại có thời gian đi chăn dê ở Quảng Nam từ khoảng năm 1948, tổng cộng khoảng 3 năm, nhưng ông tự bịa là 15 năm, để tương đương với thời gian lưu lạc của nàng Kiều.

Những thông tin trên có thể khiến người đọc hình dung sai về gia cảnh của Bùi Giáng, vì nghe có vẻ… nghèo. Nhưng thực tế là ngược lại. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có ở Quảng Nam, được coi là “một trang công tử”. Năm 1945, Bùi Giáng lấy vợ lần đầu ở tuổi 19, vợ là bà Phạm Thị Ninh xinh đẹp có tiếng, cũng con nhà giàu (nhưng bà sớm qua đời vào năm 1948). Đến khi ông đi chăn dê, cũng là tự bỏ tiền ra mua đàn dê 100 con chứ không phải chăn thuê. Chăn chơi vì yêu dê, không phải để bán hay để thịt vì nhà giàu không cần tiền, theo lời kể của người em rể là Phạm Văn Hoà.

Trong bài viết “Bùi Giáng trong đời tôi”, tác giả Phạm Văn Nga, một nhà giáo, kể lại kỷ niệm hồi trẻ gặp gỡ nhà thơ như sau: Năm 1972 tại Sài Gòn, tác giả thấy Bùi Giáng mang một tập sách đến “chào hàng” tại hiệu sách nhưng bị chủ cửa hàng chối đây đẩy. Thấy trong tay ông có hai cuốn “Cõi người ta” và “Hoàng tử bé” của Saint Exupéry còn mới, lại do chính Bùi Giáng dịch, tác giả rụt rè đề nghị mua cho ông. Bùi Giáng chỉ bán nửa giá, bán xong xuôi còn hỏi: “Ê, sao mày không để tiền bao gái, mua sách làm gì?”. Phạm Văn Nga trả lời: “Dạ, tại con thích đọc”.

Thích chí, thi sĩ rủ cậu học trò đi uống rượu, xong còn tặng anh thêm 4 cuốn sách khác của ông, đề tặng như sau: “Kính tặng Ngài Văn Nga”. Ông giải thích: “Tao viết hoa chữ Ngài cho mày bằng Thượng đế vì những thằng mê sách đều xứng đáng là Thượng đế”.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từng kể một câu chuyện về Bùi Giáng khi đã già. Có lần ông ra đường chơi, đi qua một đám cưới, thấy cô dâu xinh đẹp quá, liền xông vào đuổi theo khiến cô dâu sợ quá chạy té khói, làm loạn cả đám cưới của nhà người ta. Con cháu hay tin, đến lôi ông về. Ông về, nằm được mấy ngày, lại xúi người nhà mở cửa “để tao đi chơi”.

Thơ Bùi Giáng còn gây nhiều tranh cãi về độ hay dở, có những người không tiếc lời ca ngợi, nhưng cũng có những người cho là không ra gì. Nhưng hơn hết, Bùi Giáng không chỉ là thơ. Con người ông với cách sống, cách chơi, cách yêu kỳ lạ luôn khiến người ta cảm thấy thích thú khi nhắc tới. Chỉ qua thơ ông mà biết ông là điều không thể, và cũng không nên. Vì sẽ thiếu. Khi đã biết về ông, ít ai chưa một lần muốn sống như ông. Vui nhưng mà cũng khó.

Pham Mi Ly
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÙI GIÁNG
VÀ BÀI THƠ “PHÙ THUỶ”


Toạ đàm khoa học đầu tiên về thi sĩ Bùi Giáng khai mạc tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM vào 8 giờ 30 sáng  14.9

Gửi đến toạ đàm có bài viết của Đắc Phúc - tác giả đã phổ nhạc một số bài thơ của Bùi Giáng, trong đó có bài Người con gái mặc quầnmà theo Đắc Phúc đã được viết bằng ngôn ngữ phù thuỷ, ngữ từ rụng lả tả hai ba bốn lần, là một bài thơ rất hay trong tập Rong rêu, tuy vậy nếu đọc kỹ chúng ta sẽ thấy thiếu và đúng là thiếu thật vì cuối cùng như bị bỏ lửng, tựa như một người con gái đỏng đảnh, chỉ mặc áo mà không chịu mặc… quần!

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết khi tập Rong rêu sắp in lúc đó Bùi Giáng còn sống, người cháu rể của Bùi Giáng là anh Thanh Hoài chuẩn bị bản thảo để xin giấy phép đã bàn với ông nên tạm thời “cất” phần cuối của bài thơ đó đi để việc kiểm duyệt được nhanh chóng. Nên in ra, chỉ có phần đầu của bài thơ, như sau: “Người con gái hôm nay mặc quần đỏ/Vì hôm qua đã mặc quần đen/Đen và đỏ là hai màu rồi đó/Cũng như đời đường hai nẻo xuống lên/Người con gái hôm nay mặc quần trắng/Vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng/Hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn/Như núi rừng đều rất mực chênh vênh/Người con gái hôm nay mặc quần tím/Vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng/Vàng và tím là hai màu mím miệng/Mím môi cười và chúm chím nhe răng/Người con gái hôm nay mặc quần rách/Vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành/Lành và rách đều vô cùng trong sạch/Bởi vì là lành rách cũng long lanh”.


Bốn câu thơ Bùi Giáng “tiên tri” về cái chết của mình lần đầu tiên được giới thiệu tại toạ đàm - Ảnh: G.H
Nay ở hành lang của toạ đàm, Đắc Phúc và Thanh Hoài cho biết về đoạn cuối của bài thơ trên: “Người con gái hôm nay xé toạc cái mảnh quần/Thành ra một nữ nhi không quần áo/Tất nhiên là tuyệt đối gái ở truồng/Truồng như nhộng và truồng như gái gái/Khắp năm châu bốn biển ngọn nguồn/Trần trụi khắp tân châu và cổ tái/Và bỗng nhiên - thập thành thành thục nữ thiên đường”. Và Đắc Phúc đã phổ nhạc với tựa Thục nữ thiên đường. Có điều đáng nói, bài thơ không chấm dứt ở đó mà trong di cảo Bùi Giáng còn có thêm một bài ngắn dường như để nối theo ý thơ của bài trên với tựa Gái không mặc quần (chưa phổ biến), được Đắc Phúc và Thanh Hoài đưa ra: “Người con gái hôm nay không mặc quần nữa/Vì có lẽ hôm qua đã mặc quần rồi/Chẳng lẽ suốt đời mặc quần mãi/Nên bây giờ là chấm dứt chia phôi/Thế nào cũng thế mà thôi”.

Đó là chuyện người con gái “không mặc quần” chúng tôi nghe kể chiều hôm qua 13.9. Đáng nói là, cũng chiều qua, chúng tôi thấy bên ngoài phòng toạ đàm của Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM có một khuôn hình phóng to 4 câu thơ của Bùi Giáng trước khi mất với tựa Ông chào các con, nguyên văn: “Ông từ viễn mộng tương lai/Về trong hiện tại ngàn mai giậy giàng/Mậu Dần mật thể thênh thang/Ông về chín suối đá vàng chào con”.

Dưới bài thơ có chữ ký của Bùi Giáng kèm theo mấy chữ “trước khi lìa đời” do ông viết. Đây là lần đầu tiên 4 câu thơ ấy được phóng to để trưng bày (tại toạ đàm), cho thấy Bùi Giáng đã “tiên tri” về cái chết của mình vào năm Mậu Dần 1998. Đã 15 năm qua, người yêu thơ Bùi Giáng vẫn nhớ nhiều câu mượt mà lai láng và vui vẻ của ông như hai câu: “Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi/Đi lên đi xuống đã đời du côn”. Nay “cuộc đi” ấy đã dừng lại từ lâu, nhưng tiếng thơ của ông vẫn tiếp tục cuộc hành trình vào lòng người. Vì thế, đã có thêm những phân tích khoa học về ngôn ngữ thi ca của Bùi Giáng, như Bùi Thanh Tường với tham luận Nghệ thuật sử dụng từ ngữ Hán Việt của Bùi Giáng trong toạ đàm này.

Cũng tại toạ đàm, ông Bùi Dương Thạch, đại diện Bùi tộc Vĩnh Trinh (Quảng Nam), cùng nghệ sĩ Kim Cương trao tặng quà cho các tác giả có công trình nghiên cứu về Bùi Giáng gần đây, chuẩn bị tư liệu và thư pháp về Bùi Giáng để trưng bày, trong đó có một số bài viết trước đây của các nhà nghiên cứu phê bình uy tín trong và ngoài nước như Đặng Tiến với nhận xét: “Tác phẩm và cuộc đời Bùi Giáng là niềm thuỷ chung trước sau như một với một Màu Hoa Trên Ngàn: ông khởi đi từ đây và trở về lại đấy”. Hoặc như Huỳnh Hữu Uỷ đánh giá: “Bùi Giáng có một sức đọc và viết vô cùng kinh khủng. Viết liên tu bất tận, ngưng viết thì đọc, ngưng đọc thì viết. Dịch sách Tây, sách Tàu, Đức ngữ, Pháp ngữ.

Cái lạ lùng vô cùng quý báu mà Bùi Giáng mang lại cho chúng ta chính là  sự uyên bác, tài hoa, thâm trầm, bí ẩn của ông, tất cả đều nhờ nhào biến một cách vô cùng tự nhiên rồi hiện ra trong một vẻ giản dị tài tình của một tâm hồn và ngôn ngữ Việt”. Hoặc Bùi Vĩnh Phúc: “Nét tài hoa ẩn mật mở phơi hào hứng của ông còn được thể hiện rất rõ trong dịch phẩm mà ông đã để lại cho đời”, Đỗ Lai Thuý thì: “Bùi Giáng, tôi nghĩ là một thi sĩ - triết gia, một nhà thơ đồng thời là một nhà triết học. Thi sĩ - triết gia, khác với triết gia - thi sĩ, vì tồn tại trước hết với tư cách nhà thơ, sau đó mới đến nhà triết học”. Và Bùi Giáng luôn luôn nhắc nhở “nơi ông là những bóng vang ai khác” nghĩa là ông đã rời khỏi cái “ngã” chật hẹp (Thanh Tâm Tuyền) để trở thành một “nhà thơ của ngày tháng ngao du” (Cung Tích Biền) và để “rong chơi một đời” (Mai Thảo), lên đường với “đôi mắt lạc thần” (Thanh Thảo) phóng những tia nhìn yêu thương và từ bi vào tháng ngày hữu hạn trong “cõi người ta” (Ý Nhi)…

Giao Hưởng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

“NGHI ÁN " NHỮNG BỨC THƯ VIẾT TAY
CỦA BÙI GIÁNG


Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng bà Nguyễn Thị May (ngụ P.Châu Phú B, TP.Châu Đốc, An Giang) vẫn trân trọng giữ những lá thư tình mà theo bà là của thi sĩ Bùi Giáng, xem như kỷ vật một đời.

Ngày ấy, bà May là cô giáo xuân sắc ở chốn biên thuỳ An Giang, còn Bùi Giáng đã thành danh và làm việc ở Sài Gòn hoa lệ. Nếu so với các “người trong mộng” nổi tiếng của Bùi Giáng thì cô giáo May chỉ là thiếu nữ vô danh trong giới văn thơ, kịch trường. Nhưng vì sao một cô giáo bình thường ở nơi xa xôi như Châu Đốc lại lọt vào mắt của chàng thi sĩ?

Giai nhân Châu Đốc

Bà May khá hoạt bát và trẻ so với tuổi 81. Nhắc lại chuyện xưa, bà thoáng bâng khuâng rồi nhẹ nhàng tìm lại những bì thư ố vàng bắt đầu câu chuyện. Bà May nhớ lại những năm 1956, bà và bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh chơi rất thân, cùng dạy chung ở Trường tiểu học Châu Long. Năm 1957, Mỹ Hạnh đi thi người đẹp ở An Giang và đoạt giải rồi kết hôn cùng chồng là ông Nguyễn Thuỳ, giáo viên Trường Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc), về Sài Gòn sinh sống ở đường Trương Tấn Bửu. Bùi Giáng cũng sống ở đường này, ông và Nguyễn Thuỳ cùng quê gốc Quảng Nam nên khá thân. Rồi không biết Mỹ Hạnh và ông Thuỳ mai mối sao đó mà Bùi Giáng đồng ý theo vợ chồng son này về Châu Đốc chơi để làm quen cô giáo dịu dàng.

Đó là một ngày tháng 10.1959, Bùi Giáng với vợ chồng Nguyễn Thuỳ và cô giáo May cùng vài bạn hữu đã rong chơi núi sông Châu Đốc. Trong ký ức của bà, ngày đó, thi sĩ hơi gầy, hiền, ít nói, hay cười cười, suốt chuyến đi ông không nói chuyện yêu đương gì. Rồi ông về Sài Gòn và đột ngột gửi thư tỏ tình khiến bà giật mình, luống cuống. Bà May nhớ lại: “Lúc đó đã có người trong mộng rồi nhưng tôi sống nghiêm lắm nên bạn bè thân cũng không biết”.

Bà May đưa những lá thư do thi sĩ viết tay gửi mà bà cất giữ trân trọng. 57 năm những lá thư được giữ gìn tốt nên mực còn rõ nét. Lá thư đầu gửi vào ngày 14.10.1959, Bùi thi sĩ gọi bà là người con gái thuỳ mị, một trong những khuôn mặt hiền lành của giai nhân Châu Đốc. Lời thư chan chứa cảm tình như: “Nước dưới cầu chảy rất nhiều chị May ạ… Tôi xem chị như một người bạn rất thân, tuy mới gặp một lần, hiểu chị qua chị Thuỳ. Ngay bữa đầu nhìn tấm ảnh chị tôi đã thấy lòng không thể dửng dưng trước gương mặt dịu dàng”.

Lá thư thứ 2 gửi vào ngày 30.10.1959, thi sĩ viết: “Buổi đi chơi núi hôm ấy là một kỷ niệm đẹp vô cùng. Tôi xin giữ mãi… Ngồi viết thư này gửi chị, tôi dừng lại mấy lần. Giòng chữ không đi. Tôi tự hỏi “ngày sau nếu có dịp trở về Châu Đốc, tôi có còn được nhìn bầu trời, sông núi cũ và bàn tay mịn màng của người con gái đẹp kia không”.

Bà May kể ông gửi cho mình 5 lá thư và những lời lẽ chân tình trong thư đã làm trái tim thiếu nữ nao lòng, xao xuyến. Nhưng vì trái tim đã có chỗ rồi nên nào dám nhận lời. Bà May bồi hồi: “Có đoạn thư ông viết chân chất lắm như ổng nói ổng không có tiền nhưng sẽ gắng đi vay mượn để cưới nhau”.


Những lá thư xưa


Thủ bút của thi sĩ Bùi Giáng - Ảnh: Nhà thơ Lê Minh Quốc cung cấp


Nét chữ trên bức thư - Ảnh: Bà May cung cấp
Bức thư tình hay nhất

Cuộc sống thay đổi không ngừng, cô giáo May sau này được phân công đi dạy ở Biên Hoà, Đồng Nai. Rồi từ đó bà và Bùi thi sĩ bặt tin nhau. Phần thi sĩ trôi nổi với dòng đời và những mối tình thơ, còn phần bà gắn bó cùng bục phấn với cuộc tình lỡ dở.

Bà kể trong 5 bức thư tình bà trân quý bức thư thứ 3 nhất vì lời lẽ quá hay. Tháng 2.1998, khi hay chuyên san Người đẹp VN (của Báo Tiền Phong) tổ chức thi “Những bức thư tình hay nhất”, bà đã không kiềm cảm xúc photo bức thư ấy kèm lá thư gửi ban tổ chức với những dòng đầu đề như vào năm 1959 nhà thơ Bùi Giáng có gửi cho bà mấy bức thư. Tháng 3.1998, Người đẹp VN đã đăng trang trọng bức thư này và sau đó ban tổ chức đã trao tặng bà giấy chứng nhận đã đoạt giải cuộc thi.

Xin trích đăng vài dòng như sau: “Sài Gòn ngày 5.11.1959. Chị May. Lời thư quá vắn tắt của chị không đem lại yên lòng. Lời của chị dứt khoát nhưng lòng tôi vẫn lần khân, không muốn nhận nhìn sự thật?... Chị May. Hơn tám năm lận đận giữa bụi bặm đô thành, tôi vẫn luôn luôn thấy lòng mình mơ tưởng những hình ảnh dịu dàng, hồn nhiên, tươi mát của những miền suối ngọt… Mấy năm dài sống giữa phồn hoa ngột ngạt, là mấy năm dài loay hoay tự hỏi mãi. Tôi mong chờ một lời đáp. Một lời đáp nào không giống những lời vắn tắt lờ lững của cô. Một giọng điệu nào có một âm vang như lòng tôi mơ ước. Nếu không thì thà rằng đừng đáp. Tôi bằng lòng cúi đầu đi giữa vắng lặng bốn bên”.

Bà May nói lúc gửi bức thư bà vẫn sống độc thân và đã ngoài tuổi 60, còn thi sĩ bà nghe nói cũng sống đời cô độc. Cả hai duyên tình lỡ làng, lại đã bước vào tuổi cao không vướng gia đình riêng nên bà mới mạo muội gửi bức thư đó đăng báo. Nhưng bức thư đăng bà không biết Bùi Giáng đang sống ở đâu để người xưa gặp nói vài lời. Sau này bà mới biết thời điểm đó thi sĩ bộc phát bệnh nặng, mất trong khoảng gần cuối năm 1998. Bà May bùi ngùi: “Tôi và ông ấy có duyên nhưng không có nợ, tôi giữ kỹ lá thư hay, thích đem ra đọc lại vì lời lẽ hay quá. Đọc lại vẫn bồi hồi ngày xưa khi yêu nhau sao cao đẹp quá…”.

Thanh Dũng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHƯA TỪNG NGHE NÓI
BÙI GIÁNG VIẾT THƯ TỎ TÌNH


Gửi bản copy những bức thư của bà May cho những nhà nghiên cứu am hiểu về Bùi Giáng thì cũng nhận được những ý kiến trái chiều. Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho rằng: “Với tất cả sự thận trọng, đã so sánh hai tự dạng của các bức thư và thủ bút của Bùi Giáng mà tôi đang có, thì chữ viết trong thư không giống chữ viết của Bùi Giáng. Đặc biệt đối chiếu với các chữ N, T (viết hoa), Bùi Giáng không viết như vậy. Chữ ký cuối thư cũng không phải là chữ ký kiểu Bùi Giáng. Ông ấy ký tên đầy đủ, chữ G kéo dài ra và cong lại bên trái”.

Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cũng phân vân thêm ở chi tiết: Trong thư có ghi ngày 18.11.1959 và có đoạn “Tám năm lận đận...”, trong khi Bùi Giáng rời Quảng Nam năm 1952, tới thời điểm 1959, không thể là tám năm. Văn chương tỏ tình cũng không ra “phong cách” của thi sĩ này vì Bùi Giáng trước nay chỉ mê người đẹp rồi làm thơ chứ chưa nghe nói ông tỏ tình với ai cả”.

Trong khi nhà thơ Lê Minh Quốc ngược lại, ông xác nhận bút tích trong thư đúng là của Bùi Giáng. “Đọc tập thơ đầu Mưa nguồn của Bùi Giáng, xuất bản năm 1962 thì một số cụm từ trong những bức thư tình này được lập đi lập lại. So với thủ bút mà chúng ta có vào thời gian sau này, những ngày Bùi Giáng sắp mất, thì nét chữ trong những lá thư này có khác, có thể lý giải là giữa hai thời điểm cách quá xa nhau, tuy nhiên, văn phong thì không thể giả được. Những bức thư này là tư liệu quý để nghiên cứu thêm về cuộc đời và sự nghiệp Bùi Giáng”, nhà thơ kết luận.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

40 NĂM BÙI GIÁNG
SI TÌNH KIM CƯƠNG


NSND Kim Cương không khỏi ngập ngừng khi nhắc về thi sĩ Bùi Giáng, “nhà thơ điên” trong mắt nhiều người nhưng là kẻ si tình có một không hai trong lòng bà...

Nhiều năm qua, “kỳ nữ” Kim Cương hầu như không đả động gì đến chuyện tình cảm trong các cuộc phỏng vấn. Bà bảo gần 40 năm sân khấu, tiếp xúc với nhiều thế hệ “ký giả”, chuyện nghề, chuyện đời, cái gì bà cũng nói tuốt, riêng chuyện tình yêu thì xin giữ lại như một vật báu mà bà muốn cất cho riêng mình, lâu lâu mở ra ngắm nghía rồi lại bỏ vào trong rương khoá lại.

“Chuyện tình cảm là chuyện thiêng liêng của mỗi người, không phải cái để mang ra khoe. Tôi đã dành cả đời cho sân khấu, phải giữ riêng cho mình cái gì đó chứ”, bà nói.

Bởi thế mà có dịp được gặp, được nghe NSND Kim Cương chia sẻ về chuyện tình cảm của bà, đặc biệt là câu chuyện về tình cảm đơn phương của thi sĩ Bùi Giáng dành cho bà trong suốt 40 năm trời, lại càng xúc động hơn cả.

Lâu lâu đến xin cái... quần

“Nhiều người không hiểu tại sao ông Bùi Giáng điên mà lại thương tôi gần 40 năm và cũng không hiểu sao ông ấy điên mà tôi lại tử tế với ông ấy suốt thời gian đó trong khi tôi không hề đáp lại. Đối với tôi, trên thế gian không có gì đẹp và thiêng liêng bằng tình yêu, miễn là yêu chân chính”, NSND Kim Cương mở đầu câu chuyện.

Thi sĩ Bùi Giáng gặp NSND Kim Cương tại đám cưới của một người bạn. Khi đó, bà mới 19 tuổi, đã nổi tiếng gần xa, được mệnh danh là bậc “kỳ nữ” trong làng sân khấu. Ngay lần đầu gặp gỡ, Bùi Giáng đã đem lòng si mê cô đào nức tiếng chỉ vì khi ấy, Kim Cương mặc cái áo dài lụa trắng mà Bùi Giáng như thấy phát ra hào quang.

Sau vài lần tiếp xúc, Bùi Giáng đã ngỏ lời cầu hôn Kim Cương nhưng bà tìm cách tránh né. Cho rằng “kỳ nữ” không “chịu” mình vì mình lớn tuổi hơn, ông bèn giới thiệu... cháu mình nhưng hoá ra đứa cháu của ông chỉ mới 7-8 tuổi!


Suốt ngần ấy năm sau đó, có rất nhiều giai nhân xuất hiện trong thơ Bùi Giáng nhưng Kim Cương vẫn luôn là người mà ông “chung tình” nhất. Trong thơ ông, “kỳ nữ” được gọi trìu mến là “tiên nữ”, là “nương tử”... Tuy nhiên, có một điều mà mãi đến trong cuộc phỏng vấn này, NSND Kim Cương mới tiết lộ. Đó là suốt 40 năm, Bùi Giáng không bao giờ dám gọi Kim Cương là “em” mà chỉ xưng “tôi” với “cô”, cũng chưa một lần dám nắm tay bà.

Suốt ngần ấy năm, Bùi Giáng điên điên, tỉnh tỉnh nhưng lúc nào cũng nhớ số điện thoại và số nhà Kim Cương. Bị công an “hỏi thăm” hay bị thương vào bệnh viện, ông cũng chỉ biết đọc số điện thoại và địa chỉ của người thương. Thậm chí, ông còn thường xuyên gọi cửa nhà bà, la hét, đập cửa náo động cả khu xóm đến khi bà chịu mở cửa mới thôi. Có lần, Kim Cương chưa kịp mở cửa, Bùi Giáng đã ném gạch, ném đá vào nhà.

“Lâu lâu, ông ấy lại đến xin cái quần. Tôi lấy quần của chồng hay con trai cho ổng thì ông đòi phải xin... quần của tôi mới chịu. Thiệt hết nói nổi”, NSND Kim Cương mỉm cười nhớ lại. Nói đoạn, bà đưa tay dụi mắt: “Đâu có dễ mà nuôi được một tình cảm như vậy, nhất là khi đó là tình yêu không được đáp lại. Tôi yêu ai, có chồng hay không, ổng cũng kệ, yêu vẫn yêu”.

Tôi hỏi “kỳ nữ” có khi nào bà xiêu lòng không, bà cười bảo: “Không xiêu lòng nhưng cảm động. Vì lẽ đó tôi mới tiếp ông ấy mỗi khi ông ấy tới đập cửa đó chứ. Nhiều người nói Bùi Giáng mắc nợ tôi, tôi bảo chưa biết ai mắc nợ ai”.

“Vì ông ấy điên nên mới thương tôi 40 năm”

“Tình cảm làm cho con người khác với thú vật, cỏ cây. Với tôi, tình yêu là một trong những điều thiêng liêng của con người. Bởi thế, ông Bùi Giáng thương tôi thật là tôi quý vô cùng rồi. Nhiều người hỏi sao ông ấy có thể thương tôi lâu như thế, tôi cười bảo vì ông ấy điên nên mới thương tôi 40 năm đó. Gia đình cũng biết ổng thương tôi và tôi quý ổng nên có chuyện gì cũng cho tôi hay”, Kim Cương nói.

Lần Bùi Giáng bị té, chấn thương, phải vào bệnh viện nằm cũng là Kim Cương hay tin đầu tiên và vào bệnh viện lo cho ông tới khi lìa đời.

“Lúc hạ huyệt, mọi người bảo tôi nói vài câu mà thú thật tôi và ông ấy quen nhau 40 năm, nói sao cho hết. Tôi gút lại có 3 câu. Thứ nhất là cảm ơn ông ấy đã có quá nhiều tác phẩm hay cho đời. Ông ấy điên gì điên nhưng tác phẩm thì hay tuyệt vời. Đôi khi tôi phải học ở ông ấy rất nhiều. Thứ hai là cảm ơn mối tình đơn phương 40 năm mà ông ấy để lại cho tôi. Thứ ba là ông ấy cho tôi một bài học, là dù điên, dù tỉnh, dù nghèo, dù giàu thế nào thì mỗi người phải có một chân tình để sống với đời”, NSND Kim Cương chia sẻ.

Với suy nghĩ đó, NSND Kim Cương quyết định đứng ra tổ chức đám cưới cho các cặp đôi khuyết tật vì biết họ không có tiền làm đám cưới. “Những người đó, người bán bàn chải, bán vé số, ăn xin... nhưng họ cũng có quyền được yêu, được hạnh phúc mà. Sau đó một tuần, có một cặp gọi cho tôi bảo rằng: “Ơn của chị, đến chết tụi em cũng không quên. Vợ em đang ung thư giai đoạn cuối. Trước khi mất, cô ấy được mặc chiếc áo cưới nên hạnh phúc vô cùng”, “kỳ nữ” xúc động kể lại.

Bà bảo: “Con người ta sống thì phải có tình yêu. Chính Bùi Giáng đã nhắc tôi điều đó. Sống vì người khác, có cái cực, cái khổ nhưng mà thấy người ta hạnh phúc thì mình cũng vui lây. Ngày xưa, tôi tìm được niềm vui trên sân khấu, giờ thì xoa dịu những đau khổ ngoài đời cũng là một thứ cống hiến cho cuộc sống thôi. Tôi nghĩ nếu không có những công việc từ thiện, chắc sẽ buồn chết”.

NSND Kim Cương cho biết trong cuốn hồi ký sắp phát hành mang tên Sống cho mình, sống cho người, ngoài những chuyện từ nhỏ đến lớn, danh vọng, danh dự, tình yêu... bà cũng sẽ dành một chương cho Bùi Giáng như sự trân trọng mà bà đã dành cho kẻ si tình suốt mấy chục năm qua.

Trong cuộc gặp gỡ với Thanh Niên, NSND Kim Cương đã đưa chúng tôi xem lá thư viết tay của thi sĩ Bùi Giáng từng gửi cho bà. Lá thư được trích trong tập thơ Cuối đời của thi sĩ Bùi Giáng năm 1998.

Nguyên văn lá thư:
Cô Kim Cương yêu quý
Kể cũng gần 50 năm quen biết và yêu mến cô. Đó là hạnh phúc lớn đi suốt đời tôi. Sau này cô cao hứng đến viếng thăm tôi. Ấy là bất ngờ. Rủi ro lần đầu tôi say rượu chẳng biết gì cả. Lần thứ nhì, tôi tỉnh táo. Tâm hồn thoải mái như được cùng tiên tái ngộ.
Mấy ngày rày cứ giở mấy tấm ảnh chụp chung với cô. Gương mặt cô càng ngày trông càng lạ. Mấy đứa cháu gái, cháu ruột, cháu dâu xúm xít trầm trồ: “Cô Kim Cương ngoài đời trông đẹp hơn trên tivi... Lạ quá! Lạ quá!...”. Gương mặt cô có nét hồn hậu, trung hậu, dịu dàng. Ai ai cũng nhận thấy thế. Hình như sau này cô gặp hạnh phúc lớn hay sao mà bỗng nhiên cô càng trẻ hơn xưa nay?
Lúc trước đọc báo nghe cô nói có ý mua cho tôi một cái nhà. Tôi cảm động đến ngẩn ngơ. Giữa đêm tỉnh giấc, còn âm ỉ khóc lóc một mình. Nhưng cô nghĩ xem? Làm sao tôi dám chấp nhận? Tôi vốn già điên say rượu... Ở với tụi cháu sum vầy mấy chục năm nay, chúng quen thuộc tính nết tôi rồi. Chúng vui vẻ hân hoan chịu đựng. Nhiều lúc tôi lại có ý chọc cho chúng la rầy để nghe cho vui vẻ cái lỗ tai... đời buồn hiu quạnh...
Tuổi già tôi có được đôi ba bạn thân và còn giữ được tình nghĩa của cô thì thử hỏi còn gì tốt đẹp hơn nữa? Xin mời cô thỉnh thoảng ghé lại nhà coi như đi nghỉ mát. Chỗ tôi có thể gọi là một thôn xóm thơ mộng. Ai ai cũng vui vẻ, thân mật, hiền lành, ít xảy ra ồn ào náo động. Đúng là nơi sinh hoạt lý tưởng. Được nhìn thấy cô là tự nhiên hết buồn, hết điên, hết say rượu.
Chúc cô suốt đời sung sướng!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHÀNG CHĂN DÊ
GIỮA NÚI RỪNG XỨ QUẢNG


Trong thơ, Bùi Giáng viết một cách lãng mạn “Anh lùa bò về đồi sim trái chín/Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim” nhưng thực ra Bùi Giáng chưa bao giờ chăn bò!

Theo những gì mà tôi ghi nhận được từ chuyến điền dã về ba huyện Duy Xuyên, Nông Sơn và Quế Sơn (Quảng Nam) để tìm theo dấu chân xưa của Bùi Giáng, ông chỉ chăn dê chứ không chăn bò hay chăn trâu. Đó là lời của những ông già bà cả kể lại. Ông Bùi Luân - em ruột ông, cũng xác nhận điều ấy. Những bài của ai viết về Bùi Giáng, nói chuyện Bùi Giáng đi chăn bò là sai lầm, võ đoán.

Những năm rời bỏ nhà cửa, lên núi đồi một mình chăn dê hình thành tâm thức cô đơn trong con người Bùi Giáng. Người xưa ở ẩn là tìm đến với thiên nhiên hoang sơ, tĩnh mịch. Bùi Giáng cũng vậy. Thời gian phiêu lãng đó cũng là nguồn cảm hứng bất tuyệt cho ông làm thơ sau này. Thời gian ấy quyết định gần như toàn bộ thi tứ và nội dung trong thơ Bùi Giáng. Không phải tự nhiên mà những nhan đề của các tập thơ ông đều mang theo những hình ảnh của núi rừng Quảng Nam như Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột, Màu hoa trên ngàn, Chớp biển...

Bắt đầu từ năm 1952, sau thời gian chăn dê trên núi rừng, Bùi Giáng mới thật sự rời bỏ quê nhà ra đi. Ông ra đi, không quên gửi bầy dê lại cho chuồn chuồn châu chấu quê nhà.

Năm 1962, Mưa nguồn - tập thơ đầu tiên của Bùi Giáng mới ra đời tại Sài Gòn. Mưa nguồn hay chớp biển là những từ thông dụng trong ngôn ngữ nói của người Quảng Nam.

Nhà tôi ở hạ du sông Thu, dòng sông xanh biêng biếc quanh năm. Hôm nào có mưa nguồn thì ngày sau đó, nước tuôn về hạ du rất đục. Nghe một người Quảng Nam nói chuyện chớp biển hay mưa nguồn là bạn phải hiểu rằng người ấy đang nhớ quê nhà của mình.

Thơ Bùi Giáng có đủ hai tập Chớp biển và Mưa nguồn. Đặt nhan đề cho hai tập thơ như vậy có nghĩa là ông dù đang ở Sài Gòn nhưng rất nhớ về quê nhà - cố quận của ông. Đọc thơ của Bùi Giáng, người ta thấy hai từ “cố quận” xuất hiện nhiều lần. Bùi Giáng làm thơ là để thoả giấc mơ về cố quận.

Hán - Việt từ điển của cụ Đào Duy Anh giải thích: “Quận: Một đơn vị chánh quyền. Ngày xưa, người ta gọi phủ là quận”. Theo cách giải thích đó, cố quận trong thơ Bùi Giáng là quê nhà Quảng Nam của ông; là H.Duy Xuyên nơi ông đã trưởng thành; là làng Thanh Châu nơi ông được sinh ra; là thung lũng Trung Phước nơi ông sống với người vợ thân yêu đầu đời. Cố quận còn có thể hiểu là những nơi mà gót chân du mục của Bùi Giáng đã đi qua trên núi rừng Quảng Nam - từ Trung Phước của H.Nông Sơn đến đèo Le của H.Quế Sơn.

Nhưng tại sao Bùi Giáng lại nhắc nhiều đến cố quận như vậy? Ấy là vì từ lúc ra đi, ông đi biền biệt, không trở về quê nhà yêu dấu ấy nữa. Ông như con người tự lưu đày mình, đi xa quê nhà nhiều năm không về. Và cũng có lẽ ông chịu ảnh hưởng từ tác phẩm L’ exil et le royaume (Lưu đày và quê nhà) của Albet Camus.

Ông ở phương Nam, nhớ quê nhà tha thiết nhưng không muốn trở về, không dám trở về. Ông trở về quê nhà chỉ một lần sau ngày giải phóng. Ấy bởi vì ông muốn tránh nỗi đau tình khi nhớ về người vợ trẻ ngày xưa.

Nhảy xuống sông vì… giận vợ

Bùi Giáng đã từng có những ngày tháng hạnh phúc bên người vợ trẻ trung, xinh đẹp, nết na ở đất Quảng Nam. Bạn biết đấy, người Quảng Nam không yêu thì thôi; nếu đã yêu rồi, thì họ yêu cho đến chết; nếu đã say đắm, họ say đắm đến cùng! Cũng bình thường như bao lứa đôi khác, thỉnh thoảng tình cảm của Bùi Giáng và vợ cũng có những va chạm rất trẻ con. Họ lấy nhau khi còn quá trẻ; ông vừa mười chín và bà vừa mười tám tuổi. Ông Bùi Luân nhớ lại:

“Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau ngày cưới, người vợ trẻ đã phải lặn lội từ cái thung lũng ngoạn mục nhất đó, xuôi sông Thu Bồn êm đềm với ngàn dâu xanh ngát về nhà bố mẹ chồng ở Thanh Châu cách hàng mấy chục cây số.

Trên chiếc đò bé nhỏ, chàng trai nói với người vợ trẻ:

- Nếu em không đổi ý quay về, không bỏ qua chuyện cũ thì tôi sẽ… nhảy ra khỏi đò!
Khách xuôi đò tưởng người con trai đùa doạ người vợ mảnh dẻ. Để nguyên quần áo, ngay lập tức anh gieo mình xuống giữa dòng sông Thu. Và bơi theo đò. Để rồi thả trôi theo dòng nước hết chỗ mấy chục cây số đó, tới tận bến nhà”.

Bỏ qua chuyện cũ là chuyện gì? Đó là một chuyện hết sức tức cười. Ông Bùi Luân tiết lộ:
“Cô con dâu đứng bên bà mẹ chồng sụt sùi:
- Anh cho con ăn toàn khoai lang và rau luộc. Anh không cho con mua cá mua thịt...”.

Thì ra, Bùi Giáng đã... đi trước thời đại chúng ta về chủ trương bảo vệ môi trường, sinh thái. Ông hiểu một cách tuyệt đối thế nào đó về ẩm thực dưỡng sinh, nên chỉ thuận cho vợ ăn... rau cải, củ quả mà không cho phép bà ăn thịt gà, thịt bò - hai món thịt ngon nhất của vùng Trung Phước.

Người vợ mới mười tám tuổi không kham nổi tính khí kỳ lạ ấy của chồng, cũng không thể ăn chay một cách đơn điệu như vậy được, phải về... méc với bà già chồng! Chị ngồi đò dọc xuôi sông Thu trong khi ông... bơi theo dòng nước chứ không thèm ngồi đò! Họ giận nhau ngộ nghĩnh và trẻ con như vậy đó.

Vũ Đức Sao Biển
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÙI GIÁNG YÊU KIM CƯƠNG
MỘT TÌNH YÊU KỲ DỊ


Thiên hạ kháo nhau về mối tình của tôi và thi sĩ Bùi Giáng. Thậm chí có một nhà thơ diễn tả tình yêu quyết liệt mà không cần hồi đáp bằng một câu chắc nịch: “Anh yêu em như Bùi Giáng yêu Kim Cương”.

Thi sĩ Bùi Giáng đến nhà không hẹn trước, bất chợt, quần áo xốc xếch, gõ cửa đùng đùng. Khi có ở nhà, tôi luôn mở cửa mời ông vào phòng khách uống nước và trò chuyện - Ảnh tư liệu
Đối với ông, tôi nâng niu trong lòng một ân tình sâu thẳm, trang trọng rất riêng dành cho ông.

Tình yêu kỳ dị

Tôi gặp ông lần đầu lúc 19 tuổi, thời còn theo đoàn cải lương của má. Thật ra, ông chú ý đến tôi trong đám cưới của đôi bạn Hạnh - Thuỳ.

Một hôm Thuỳ bảo tôi: “Có một ông giáo sư Đại học Văn khoa, đi học ở Đức về, ái mộ chị lắm, muốn đến nhà thăm chị”. Tôi trả lời: “Ừ, thì mời ổng tới”.

Hoá ra là ông, lúc ấy đang dạy học, cũng áo quần tươm tất chứ chưa có bất cần đời như sau này. Ông thường lui tới nhà tôi chơi, vài lần mời tôi đi uống cà phê nhưng nhất định phải đi bằng xe đạp do ông chở, chứ không chịu đi bằng bất cứ phương tiện nào khác.

Một hôm ông trịnh trọng cầu hôn tôi. Tôi thấy thái độ của ông không được bình thường nên tôi đều né tránh.

Vài lần sau, ông thở dài nói với tôi: “Thôi, chắc cô không ưng tôi vì tôi lớn tuổi hơn cô, vậy cô hứa với tôi là sẽ ưng thằng cháu của tôi nhé. Nó trẻ, lại đẹp trai, học giỏi”.
Tôi ngần ngừ: “Thưa ông, chuyện tình cảm đâu có nói trước được. Tôi không dám hứa hẹn gì đâu, để chừng nào gặp nhau hẵng tính...”.

Tưởng ông nói chơi, ai dè làm thiệt. Ông đùng đùng dắt ngay đứa cháu tới, mà đứa cháu đó chỉ... mới 8 tuổi.

Thời gian qua, thỉnh thoảng ông vẫn ghé thăm tôi. Mặc kệ tôi đang yêu ai, đang thất tình ra sao, thậm chí đang sống chồng vợ với người nào, ông đều không quan tâm.


Lá thư thi sĩ Bùi Giáng gửi Kim Cương
Hồn nhiên, bản năng và vô điều kiện

Trong những lúc ông điên nhất, quên nhất, không còn lưu lại một chút gì trong trí nhớ, cả thơ ca và kiến thức thì tên tôi vẫn được ông gìn giữ. Tên tôi được ông gọi đi gọi lại bất cứ khi vui khi buồn, bất cứ khi hạnh phúc khi đau đớn.

Chưa một lần nào ông sàm sỡ bằng hành động hay lời nói. Xưng hô vẫn cứ tôi và cô một cách nghiêm túc và chững chạc. Một tình cảm xuất phát thật hồn nhiên, bản năng và vô điều kiện.

Trong đầu ông hình như chỉ có một số điện thoại duy nhất, một địa chỉ duy nhất - đó là địa chỉ và số điện thoại nhà của tôi.

Nhiều lần ông đứng giữa đường dang tay làm “chim bay, cò bay” la hét làm kẹt xe, công an tới bắt, hỏi cách gì ông cũng chỉ nói một câu: “Mẫu thân của tôi là Kim Cương, ở số... Hoàng Diệu, điện thoại 844...”.

Thế là công an réo gọi tôi để đi lãnh ông ra. Chuyện đó xảy ra không biết bao nhiêu lần. Có khi ông té bị thương, người ta chở vô bịnh viện, ông cũng chỉ “khai báo” y như vậy.

Bịnh viện lại réo tôi đến. Hoặc những lúc ông lên cơn, có khi vô quậy cả đám cưới nhà người ta, tôi bị người ta gọi điện đến đưa ông về.

Thậm chí có một buổi ông xuất hiện trước nhà với tóc tai mặt mũi đầy máu vì mới bị ai đó đánh. Tôi hoảng hốt gọi xích lô cho ông đi cấp cứu nhưng ông không chịu.

Ông nói: “Chừng nào cô chịu lên xích lô đi với tôi thì tôi mới đi”. Tôi đành phải gọi một chiếc xích lô đi cùng ông, vừa ngồi xe vừa nghe ông nói chuyện trên trời dưới đất không một cảm giác đau đớn nào. Những lúc tỉnh táo, ông nói với tôi: “Cô nhơn hậu lắm cô mới chịu nói chuyện với tôi tới giờ này!”.

Nghệ sĩ KIM CƯƠNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

XÌ PHÉ VỚI BÙI GIÁNG


Ở miền Nam trước năm 1975, Bùi Giáng là một hiện tượng của giới văn nghệ Sài Gòn.

Ông là một nhà thơ điên, điều này ai cũng biết. Nhưng điên kiểu Bùi Giáng thì thuộc dạng xưa nay hiếm, bởi ông điên rất thi sĩ và Bùi Giáng thi sĩ là một “ngôi sao” trong trường phái điên mà chỉ có ông đứng riêng một góc trời.

Bùi Giáng không tốt nghiệp đại học nhưng lại làm “giáo sư” dạy học một thời gian, là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và nhất là làm thơ. Ông dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tên tuổi trên thế giới, viết khảo luận đông tây kim cổ và đặc biệt là làm thơ nhanh như chớp bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào. Hầu hết thơ của ông là thơ... tán gái, mà toàn là gái đẹp bởi Bùi Giáng yêu toàn những mỹ nhân trong nước và trên thế giới.

Tình yêu của Bùi Giáng cũng rất lạ lùng, yêu trong mộng tưởng, cứ việc thấy người đẹp là yêu, yêu điên cuồng, làm thơ tặng điên cuồng không cần biết mỹ nhân đó có đáp lại tình yêu của mình không.

Chính vì cuộc đời kỳ lạ của Bùi Giáng mà quanh ông có rất nhiều giai thoại, nhất là giai thoại yêu đương. Và cũng chính vì tình yêu lạ kỳ đối với phụ nữ mà Bùi Giáng là một người đàn ông vô cùng hạnh phúc trong tình yêu.

Ông không bao giờ biết đau khổ khi yêu từ lúc sinh ra cho tới khi nhắm mắt về bên kia thế giới. Và ở đó có thể gọi là “cõi khác” của Bùi Giáng, chính nơi đó ông sẽ còn tiếp tục cuộc rong chơi và yêu đương bất tận.

Tôi có nhiều kỷ niệm với thi sĩ Bùi Giáng (tôi hay gọi là anh Sáu Giáng) trước và sau năm 1975. Ngồi buồn nhớ chuyện cũ, người cũ, xin kể trước vài kỷ niệm với anh Sáu Giáng trước năm 1975. Chuyện chơi, chuyện tào lao vui thôi. Đó là chuyện đánh xì phé với anh Sáu Giáng.

Hồi đó anh Sáu Giáng chưa điên nặng, tức là còn điên nhẹ. Mà ai nói anh Sáu Giáng điên thì người đó mới điên. Những năm đó thật vui, nhà của Huy Tưởng nằm trong con hẻm bên hông chợ Trương Minh Giảng, đối diện với Đại học Vạn Hạnh là nơi tôi thường tới chơi, ở qua đêm.

Chiều tối, tụi tôi hay ra quán cà phê cóc ngay đầu hẻm, bên hông chợ uống cà phê. Lúc đó anh Bùi Giáng ngao du ta bà đâu đó trở về, chờ chợ vắng để tìm chỗ ngủ.

Thấy tụi tôi ngồi tào lao, anh Sáu Giáng tấp vô uống cà phê, Vẫn bộ đồ “cái bang”, lon sữa bò, hoa hoè hoa sói đeo lủng lẳng. Anh Sáu Giáng không hiểu sao rất sợ cảnh sát Sài Gòn, mà hồi đó cảnh sát Sài Gòn thường bao chợ Trương Minh Giảng vào buổi tối để xét hỏi người trong chợ và khách vãng lai quanh chợ. Mỗi khi thấy cảnh sát bao chợ là anh Sáu Giáng rút lui rất nhanh, thoáng cái anh Sáu Giáng mất tiêu.

Biết anh Sáu Giáng sợ cảnh sát, Huy Tưởng là vua trêu chọc, cứ nhằm lúc anh Sáu Giáng uống cà phê, tào lao, hứng khởi múa bút trên giấy đề thơ 2 câu hoặc 4 câu (Sáu Giáng đề thơ trên bất cứ giấy gì kiếm được, nhất là giấy bạc của bao thuốc lá, lật mặt trắng lên là viết thơ ro ro). Thế là Huy Tưởng hù: Anh Sáu Giáng, cảnh sát tới. Nghe vậy, anh Sáu Giáng lập tức đứng lên, dzọt lẹ.



Nhà của hai vợ chồng hoạ sĩ Hồ Thành Đức - Bé Ký ở trong con hẻm 220 đường Trương Minh Giảng bên hông Đại học Vạn Hạnh. Con hẻm này khá dài, khá rộng chạy cặp bờ sông bên kia cầu Trương Minh Giảng. Lâu lâu hai vợ chồng Hồ Thành Đức rủ bạn bè tới đánh xì phé. Hội xì phé này gồm có: Cung Tích Biền, Huy Tưởng, tôi, Nguyễn Hữu Hiệu (Thích Chơn Pháp), Bùi Giáng và dĩ nhiên có cả chủ nhà là hai vợ chồng Hồ Thành Đức - Bé Ký.

Trong hội xì phé lãng tử này Cung Tích Biền, Huy Tưởng, tôi được xếp hàng cao thủ 12 túi. Nguyễn Hữu Hiệu, Bùi Giáng và Hồ Thành Đức - Bé Ký là... “thầy cúng”, nghĩa là mang tiền ra “cúng” cho chúng tôi thôi vì họ đánh quá dở.

Nguyễn Hữu Hiệu (em của nhà thơ Viên Linh) là nhà thơ, nhà phê bình, Đại đức Thích Chơn Pháp tu và mặc áo tu đàng hoàng, đi đánh phé tiền kẹp trong cuốn kinh Phật, thua bao nhiêu rút tiền ra bấy nhiêu, tiền mới cáu mới ghê.

Còn Bùi Giáng đâu có nhiều tiền, chủ yếu chơi cho vui, cho đủ tay là chính. Hết tiền, anh Sáu Giáng mượn búa xua, mượn rồi... không nhớ, mà có nhớ cũng không trả, cười trừ buông một câu: Bọn mi ăn gian, đánh lận, gạt tau hết tiền. Vậy là huề.

Còn Hồ Thành Đức có Bé Ký ngồi sau lưng, giành coi bài. Muốn biết tẩy của Hồ Thành Đức thì cứ nhìn mặt Bé Ký. Bài Hồ Thành Đức tẩy xì hay tẩy già thì mắt Bé Ký sáng rực, thụi vai chồng ra lệnh: Đánh đi. Hồ Thành Đức vừa bỏ tiền vô sòng, ngồi xổm dậy, râu giựt giựt...

Bởi thế đánh đâu thua đó, vì lộ tẩy ngay từ đầu. Huy Tưởng còn chọc, hỏi Bé Ký con bài đáy (lá bài úp, giấu tẩy trong luật chơi xì phé) của Hồ Thành Đức con gì, con bồi phải không, Bé Ký thì lãng tai, nghễng ngãng cứ cãi, không phải bồi mà là... già. Vui không chịu được.
Anh Sáu Giáng thua xiểng liểng, hết cửa mượn bèn nằm dài ra sàn nhà nghỉ xả hơi chờ cao thủ nào vừa gom tiền thì bật dậy mượn: Mi cho tau mượn để tau gỡ chứ, có tiền tau sẽ chuyển bại thành thắng, trả cả vốn lẫn lời hay tau trả bằng... thơ cũng được.

Và thơ anh Sáu Giáng trả nợ thua xì phé chính là bài này, mang đầy khí chất tếu táo của Bùi Giáng, đồng thời cũng giải thích vì sao Bùi Giáng có nhiều biệt danh như Bùi Giàng Búi, Giáng Bùi Giàng rồi vì sao lại là Sáu Giáng.

“Ủa, phải anh Sáu Giáng đó không?
Và cô có phải cô Bông năm nào
Anh còn nhớ rõ, ôi chao
Vợ chồng tôi cũng lúc nào nhớ anh
Anh điên mà dzui dzẻ thập thành
Còn chúng tôi tỉnh mà đành buồn thiu!”.

Cô Bông thì chúng tôi không biết là ai, mà nếu có hỏi chắc Bùi Giáng cũng không biết hoặc không nhớ vì trong cuộc hành trình mộng tưởng của mình đối với cuộc sống này, thi sĩ điên Bùi Giáng đã từng gặp biết bao cô gái đẹp theo cách nhìn của Bùi Giáng, và cô nào cũng được Bùi Giáng gọi là giai nhân, là nương tử và nếu có gọi thành một cái tên cụ thể thì cũng không ai biết cô đó ở đâu, chắc cô Bông này cũng thế. Nhưng Sáu Giáng thì đơn giản hơn, bởi lẽ, trong gia đình, Bùi Giáng thứ sáu.

Và bài thơ trả nợ thua xì phé này anh Sáu Giáng cứ đọc mãi trong những canh bạc mộng tưởng khi ngồi chơi với chúng tôi khiến chúng tôi thuộc lòng luôn.

Và ước mơ một lần ăn bạc để trả nợ thua bạc của anh Sáu Giáng vẫn chỉ là ước mơ thôi vì anh Sáu Giáng đánh xì phé rất nhát gan, cứ đến cây thứ ba, thứ tư doạ anh chơi, tố một số tiền kha khá và kích Sáu Giáng theo, ảnh vội quăng bài, nằm dài xuồng sàn nhà nói giọng Quảng đặc sệt: “Bọn mi ăn gian, đánh nhiều tiền rứa làm sao tau theo nổi mô”.

Nhưng anh Sáu Giáng (xin nhấn mạnh ở đây một chút - khi chúng tôi gọi anh là Sáu Giáng, ảnh vội lên giọng nghiêm trọng bảo không phải chữ Sáu nghen bây mà là số 6 trước tên Giáng). Và anh Sáu Giáng đánh xì phé chưa có lần nào thắng, hay chuyển bại thành thắng như anh từng ước mơ mà cứ chuyển bại thành... xụi, đánh đâu thua đó, nhưng lại khoái rủ các cao thủ đánh xì phé mới ghê.

Sáu Giáng sinh ngày 17-12-1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ở bậc tiểu học, Sáu Giáng học Trường Bảo An tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hết bậc tiểu học, Sáu Giáng ra Huế học bậc trung học ở Trường trung học Thuận Hoá.

Chưa hết bậc trung học thì Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, lan tới Việt Nam. Lợi dụng cơ hội Nhật hất cẳng Pháp, rồi đến Cách mạng Tháng Tám lịch sử, Bùi Giáng tiếp tục học lại và lấy được bằng Thành chung.

Sáu Giáng cưới vợ rất sớm vào năm 1944, khi đó ông mới 18 tuổi. Vợ ông là bà Phạm Thị Ninh, nổi tiếng xinh đẹp trong vùng nhưng chẳng may bị bạo bệnh và khi mang thai lại sinh non nên cả hai mẹ con đều qua đời. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến con người có máu điên từ nhỏ như Bùi Giáng bùng phát thành những cơn điên khi tuổi ông còn rất trẻ.

Khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Bùi Giáng bỏ học theo kháng chiến. Năm 1950 Liên khu V tổ chức kỳ thi tú tài đặc biệt, Bùi Giáng đi thi và đậu Tú tài 2 văn chương. Sau đó Bùi Giáng đi bộ ròng rã một tháng rưỡi theo đường mòn trên núi qua Liên khu IV tới Hà Tĩnh để tiếp tục vào đại học.

Nhưng ông lại bỏ ngang trong ngày khai giảng để trở về quê ở Quảng Nam... chăn bò, rong ruổi theo đàn bò khắp các vùng đồi núi Trung Phước suốt 2 năm trời và làm thơ.

Trong giai đoạn này Bùi Giáng làm rất nhiều thơ, trong đó có bài Nỗi lòng Tô Vũ, có lẽ Bùi Giáng tự ví mình như ông Tô Vũ ngày xưa chăn dê 15 năm trên núi nên ông nhìn những con bò thành những con dê mà toàn là dê cái rồi làm thơ để... ca ngợi hết lời, hết tình.

Bài Nỗi lòng Tô Vũ dài tới 60 câu, được cho là bài thơ hay nhất trong thời kỳ chăn bò của Sáu Giáng (1950-1952) thời kỳ rất mực lãng mạn của nhà thơ họ Bùi vì hầu như ông chỉ sống với những đồi sim chín, đàn bò mà ông cho là... đàn dê, và lũ chuồn chuồn, châu chấu luôn lượn lờ trong sương, trong mây ngay chỗ ông nằm khểnh vê râu ngắm trời, ngắm đất.

Sau này bài thơ Nỗi lòng Tô Vũ được in trong tập thơ Mưa nguồn, tập thơ ghi dấu ấn trong hàng loạt những tác phẩm đồ sộ của Bùi Giáng về sau này với Nhà xuất bản An Tiêm.

Bùi Giáng là một nhà thơ điên trong cõi điên dài như trường giang xuôi chảy về nơi bất tận, trên dòng trường giang điên đó, ông có những phân khúc điên và những phân khúc tỉnh. Nhưng đặc biệt, do Bùi Giáng làm chủ được “cõi điên” của mình nên không ai biết được lúc nào ông tỉnh, lúc nào ông điên.

Có lẽ chỉ Bùi Giáng mới biết mình điên hay tỉnh mà thôi. Nhưng cái điên, sức điên của Bùi Giáng thật dễ thương, một “thương hiệu điên” văn nghệ. Và anh Sáu Giáng dễ thương nhất khi... đánh xì phé, vì ông đánh xì phé cũng rất văn nghệ.

6 Giáng cũng được mà Sáu Giáng cũng được mà Bùi Giáng cũng được, không phải như ông từng viết “Trăm năm hồng lệ có là bao nhiêu” đấy sao?

Từ Kế Tường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NGƯỜI VỢ CỦA BÙI GIÁNG


Đọc thơ Bùi Giáng, người ta nghĩ ông chỉ có những tình yêu viễn mộng. Ít ai biết ông đã có một người vợ đẹp và những bài thơ tình hay nhất của ông là dành cho vợ. Người phụ nữ ấy chỉ sống với ông trên đời có 3 năm.

Tháng 7.2012, tôi trở lại thăm quê nhà ông - làng Thanh Châu (xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ghé thăm nhà thờ tộc Bùi, được người phụ nữ chăm lo hương khói nơi đây cho xem gia phả của tộc. Qua câu chuyện, tôi khẳng định một điều mới mẻ: Nhà thơ Bùi Giáng đã có vợ. Hình tượng của bà và tình thương yêu, tiếc nuối ông dành cho bà là nội dung chủ đạo trong 4 tập thơ của ông: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột và Màu hoa trên ngàn (in tại Sài Gòn từ năm 1962 - 1964).

Bà nhớ lại Bùi Giáng được cha mẹ cưới vợ cho năm 1945, khi ông vừa 19 tuổi. Hôn nhân ngày trước thường do cha mẹ đôi bên sắp đặt. Có lẽ, cuộc hôn nhân của Bùi Giáng cũng không đi ra ngoài quy ước đó. Người phụ nữ giữ nhà thờ tộc Bùi xác nhận: “Chị Bùi Giáng về làm dâu nhà ông bà bác tôi (cụ Bùi Thuyên và bà Huỳnh Thị Kiền - cha mẹ ông Bùi Giáng) năm 18 tuổi. Chị là người Duy Xuyên, đẹp lắm, tóc dài da trắng cái chi cũng đẹp. Tên thật của chị là Vạn Ninh”.

Tất cả thành viên trong gia đình đều quý yêu bà chị dâu trẻ. Ông Bùi Luân - em ruột Bùi Giáng - tỏ lòng quý mến của mình với người chị dâu trong tập thơ Chớp biển của Bùi Giáng in tại Canada năm 1996: “Phải nhận là chị xinh đẹp, cởi mở, vui tính, hồn nhiên… Gương mặt chị, hình ảnh chị đã nổi bật, sáng ngời mãi trong ký ức tôi. Duy có điều bất cứ ai, dù không biết gì nhiều về tướng số, gặp chị là cũng nhận ra ngay: Chị không thể ở lâu với chúng ta trên cõi đời này, dù cõi đời vốn đã ngắn ngủi. Lấy chồng được ba năm, chị đã đột ngột lìa đời lúc mới ngoài hai mươi tuổi… Chị trút hơi thở một cách bình thản”.

Vợ chồng Bùi Giáng được cha mẹ cho một khu vườn đẹp ở làng Trung Phước để lập nghiệp. Trung Phước là thung lũng trù phú ven sông Thu, kế cận mỏ than huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam ngày nay. Làng Trung Phước cách Thanh Châu trên dưới ba chục cây số. Có lẽ cuộc hôn nhân của lứa đôi trẻ trung này giữa miền đất Trung Phước không được êm ấm cho lắm. Ông Bùi Luân viết tiếp: “Chỉ một thời gian ngắn sau ngày cưới, người vợ trẻ đã phải lặn lội từ cái thung lũng ngoạn mục nhất đó, xuôi sông Thu Bồn êm đềm với ngàn dâu xanh ngát, về nhà bố mẹ chồng ở Thanh Châu cách hàng mấy chục cây số. Trên chiếc đò bé nhỏ, chàng trai nói với người vợ trẻ:  Nếu em không đổi ý quay về, không bỏ qua chuyện cũ thì tôi sẽ… nhảy ra khỏi đò!

Khách xuôi đò tưởng người con trai đùa doạ người vợ mảnh dẻ. Để nguyên quần áo, ngay lập tức anh mình gieo xuống giữa dòng sông Thu. Và bơi theo đò. Để rồi thả trôi theo dòng nước hết chỗ mấy chục cây số đó, tới tận bến nhà”.

“Bỏ qua chuyện cũ” là chuyện gì? Đó là một chuyện hết sức tức cười và trẻ con. Ông Bùi Luân tiết lộ: “Cô con dâu đứng bên bà mẹ chồng sụt sùi: Anh cho con ăn toàn khoai lang và rau luộc. Anh không cho con mua cá mua thịt…”. Thì ra, Bùi Giáng đã… đi trước thời đại chúng ta về chủ trương… ăn chay. Ông hiểu một cách tuyệt đối thế nào đó về ẩm thực dưỡng sinh, nên chỉ thuận cho cô vợ ăn rau cải, củ quả mà không cho phép bà ăn gà, bò - hai món thịt ngon nhất của vùng Trung Phước.

Người vợ qua đời năm 1948 khi Bùi Giáng vắng nhà. Ông Bùi Luân viết tiếp: “Phút lâm chung, chị không thấy mặt chồng… Tôi chỉ biết là anh có mặt vào phút chót của buổi tiễn đưa chị về nơi an nghỉ cuối cùng - anh đứng bên cạnh chiếc quan tài với vành khăn trắng trên đầu”.

Bùi Giáng yêu vợ nhưng vẫn muốn… bỏ nhà đi chơi. Cũng bình thường như bao nhiêu người đàn ông Quảng Nam lãng mạn khi xa vợ, Bùi Giáng có thể gặp gỡ, giao lưu với những người phụ nữ khác và nhận ra họ vượt trội vợ ông về một vài phương diện nào đó. Thế nhưng, tình yêu và nỗi xót xa dành cho người vợ ở quê nhà thì rất đỗi mặn mà, vô cùng tha thiết: “Mình ơi, tôi gọi bằng nhà/Nhà ơi, tôi gọi mình là nhà tôi”.

Hai năm sau cái chết của người vợ trẻ, ông dẫn một bầy dê lên Nông Sơn chăn thả, ngao du qua những đồi núi, suối khe mơ màng để nhớ thương vợ. Hai năm sau đó nữa, ông gửi bầy dê lại cho… chuồn chuồn và châu chấu, bỏ quê nhà đi chơi tiếp. Ở đâu, ông cũng phục hiện những hình ảnh yêu dấu xưa. Bài thơ nhớ vợ có một không khí rất đỗi bi ai, tràn đầy hoài cảm: “Em chết bên bờ lúa. Để lại trên lối mòn. Một dấu chân bước của. Một bàn chân bé con! Anh qua trời cao nguyên. Nhìn mây buồn bữa nọ. Gió cuồng mưa khóc điên. Trăng cuồng khuya trốn gió. Mười năm sau xuống ruộng. Đếm lại lúa bờ liền. Máu trong mình mòn ruỗng. Xương trong mình rả riêng. Anh đi về đô hội. Ngắm phố thị mơ màng. Anh vùi thân trong tội lỗi. Chợt đêm nào, gió bờ nọ bay sang”.

Bùi Giáng bỏ cố quận ra đi biền biệt. Ra đi nhưng ông vẫn nhớ, đến tha thiết não nùng. Nhớ nhưng ông không dám trở về bởi nơi nào ở cố quận cũng nhắc ông nghĩ đến tình yêu của người vợ khổ.

Ông gọi bà với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu tiên, bà được gọi là “gái trần gian”. Ông có thể gặp gỡ, cười đùa, tán tỉnh cả trăm người phụ nữ khác nhưng lòng ông chỉ yêu và chỉ nhớ mỗi mình bà, đặc biệt những khi ông còn lại một mình, đối mặt với chính tâm thức cô đơn của mình: “Đùa với Tuyết, giỡn với Vân. Một mình nhớ mãi gái trần gian xa. Sương buổi sớm, nắng chiều tà. Trăm năm hồng lệ có là bao nhiêu?”.

Thứ hai, ông gọi bà là “con mọi nhỏ”. Người Duy Xuyên có lệ thương yêu ai thì gọi người ấy là “con mọi”, “thằng mọi”. Tôi lấy làm tiếc khi có vài người nghiên cứu văn học hiểu nhầm chữ “mọi” trong thơ Bùi Giáng: “Mọi em là mọi sương xuân. Ban sơ núi đỏ chào mừng non xanh”. Thơ ông viết cho “con mọi nhỏ” của mình tràn đầy nỗi thương xót và tình yêu dấu: “Giờ ly biệt, ta xin em đừng khóc. Nào phải không? Lệ chảy có vui gì? Trang phượng mở giữa nguồn em hãy đọc. Nước xuôi dòng, ngàn thu hận ra đi”.

Ông phong tặng người vợ của mình - con mọi nhỏ, lên thành mẹ của giang san: “Em thành Mẹ của giang san. Em là thần nữ đoạn trường chở che”. Thơ ông viết cho vợ càng lúc càng trang trọng. Tất cả cái mẫu tính dịu dàng, hồn nhiên, tươi đẹp, đôn hậu toát lên từ con người của bà Bùi Giáng khiến ông cảm phục vợ. Từ một con người cụ thể, mảnh mai, bà vụt trở thành hình tượng cao quý nhất trong lòng ông, trong thơ ông: “Em thuyền quyên ban mưa móc xum xuê. Em rắc gieo khắp xứ sở bốn bề. Suốt địa hạt tình quê hương ba ngõ. Anh quỳ xuống gọi em: Em mọi nhỏ”.

Lắm khi ở phương xa, ông nhớ cố quận. Qua mấy mươi năm, hình ảnh người vợ trẻ, hiền ngoan ấy vẫn sống trong lòng ông. Ông uống trà giữa Sài Gòn mà hình ảnh của bà ngày xưa ở Quảng Nam như hiển hiện trước mắt: “Trung niên thi sĩ uống trà. Thưa em mọi nhỏ, em đà uống chưa?”. Một nửa cuộc đời ông, một nửa trái tim ông dành để nhớ bà.

Vũ Đức Sao Biển
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ... ›Trang sau »Trang cuối