Trang trong tổng số 82 trang (813 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:

... Nhưng nói vậy chứ mình nghĩ các cô gái Huế nói ngọt ngào lắm, không mua không được mà.
Cuối cùng thì chị hai có thích không? Có được tặng kèm bông hồng không?
:-D

... hì... tớ thật là người thứ 12 mà...

cái vụ tặng hoa hồng thì không cần cô bán hàng phải chỉ điểm. Từ khi tớ bắt đầu yêu, là 13 năm về trước, cho đến nay tớ vẫn biết chắc chắn một điều chị hai tớ rất thích được tặng 1 bông hoa hồng đỏ thắm, mặc dù chị hai tớ thích nhất là hoa sen. Nhưng vì không phải mùa nào sen cũng nở, nên 1 năm có 5 lần tớ tặng hoa hồng cho chị hai: kỷ niệm ngày cưới, 8/3, sinh nhật, 20/10 và 20/11... hì... bây giờ cách cách của tớ lớn rồi, tớ mà vắng nhà là cử cách cách làm đại lý.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:

Lão Lan nghĩ thế nào về chuyện tìm mộ qua nhà ngoại cảm như thế này? Tớ chẳng biết nên tin hay không tin, mặc dù cũng rất tin ở những khả năng kỳ diệu của con người... nhưng chỉ sợ thật giả lẫn lộn...
...

Về chuyện tìm mộ bằng ngoại cảm, thực ra rất khó tin. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu họ cho rằng: "Nhà ngoại cảm có khả năng đặc biệt, họ có thể điều chỉnh tần số sóng sinh học để cộng hưởng với những gì còn lại yếu ớt của linh hồn người đã khuất. Những gì nhà ngaọi cảm nhìn thấy chính là sự truyền hình ảnh qua sóng sinh học".
Trong câu chuyện tìm mộ của chú tớ có mấy điểm rất đặc biệt:
- Tấm sơ đồ nhà ngoại cảm vẽ: nếu nhìn theo cách bình thường thì không được, mà phải lật ngược lại và dơ lên ánh mặt trời thì mới tìm được vụ trí ngôi mộ.
- Đặc điểm nhận dạng ngôi mộ do nhà ngoại cảm miêu tả qua điên thoại giống y như thật
- Những gì còn lại của di hài dưới mộ do nhà ngoại cảm liệt kê thì hoàn toàn trùng khớp với ghi chép của người quản lý nghĩa trang liệt sĩ.
Chính vì vậy gia đình tớ có đến 99.9% phần trăm tin rằng đó là mộ của chú tớ.
Với một lý do nữa: gia đình tớ đã hết cách, chẳng còn biết bấu víu vào đâu, chỉ còn một cách là tin vào nhà ngoại cảm đã được Nhà Nước công nhận.


Hoa Xuyên Tuyết đã viết:

... Bọn chúng mình và bọn trẻ sau này biết đến chiến tranh qua những câu chuyện ấy, đôi khi cứ ngỡ người ta bịa ra cho lâm li... thế mà đều là sự thật cả!
Tớ đang ngồi dịch những bài thơ của Olga Becgôn viết về chiến tranh, đọc cũng rùng mình... Cảm thấy Olga viết về chiến tranh giỏi và sâu sắc hơn cả thơ tình bà viết.

Chẳng có chuyện bịa đâu, tớ nghĩ chiến tranh cực kỳ tàn khốc, nó tàn khốc hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng...
Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm đã mô tả rất trung thực đấy!

Còn về chú Trình của tớ, sau này chú đã hồi phục lại sức khoẻ và trí tuệ, chú đã có gia đình và 3 đứa con, bây giờ chú đã là ông nội, chú sắp được làm ông ngoại rồi.
Trí tuệ của chú không biết có khôi phục được 100% không? Nhưng vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, chú đã quay lại đại học nông nghiệp 1 để tiếp tục học, vì trước khi vào bộ đội chú là sinh viên ở đó. Và chú tớ đã hoàn thành xuất sắc luận án tốt nghiệp.
Cảm ơn ông trời đã ban phước cho chú!
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:

Em biết mảnh đất này đã từng trải qua chiến tranh khốc liệt. Em chưa đến Nhà chứng tích ấy, nhưng hồi xưa, ông em có một cuốn tạp chí dày của Pháp, trong đó cũng in nhiều tấm ảnh kiểu như vậy. Hồi bé em xem cuốn đó, sợ và thương cảm đến nỗi cái mùi giấy in cuốn ấy cũng khiến em rùng mình, như là mùi của chết chóc vậy.
...
Quê ngoại của chị đất đai có màu mỡ không ạ? Mọi người trồng gì là chính hả chị? Thế còn nhà máy lọc dầu Dung Quất thì ở đâu hả chị?
Quê ngoại mình là xã Tịnh Khê, ở đó bây giờ bãi biển Mỹ Khê đông vui lắm! Cách thành phố chỉ 15 km, đường về đó bây giờ cũng đã được rải nhựa, khá thuận tiện nên khách du lịch nước ngoài cũng như khách nội địa tìm đến mỗi cuối tuần cũng rất đông...Năm ngoái có dịp vào, nhìn bãi biển đông vui, được sửa sang, xây dựng khá quy mô, mình lại nhớ về một bãi biển vắng vẻ với rừng dương vi vút gió của năm nào. Ngay cả lớp trẻ nhỏ của vùng quê ngoại mình bây giờ cũng không thể nghĩ rằng bãi biển này đã từng hoang vu, vắng lặng...

Vì gần biển nên đất toàn là cát không hà! Tuy đất không màu mỡ nhưng với sự cần cù, người nông dân quê ngoại mình bao năm rồi vẫn trụ được. Ngày xưa, cả làng trồng huỳnh tinh, khoai mì. Mùa nắng, nhà nào cũng kẽo kẹt tiếng cần tre múc nước, gánh gồng tưới cho huỳnh tinh sáng sáng, chiều chiều, vất vả ghê lắm nhưng bù lại, tới mùa thu hoạch, những nong bột huỳnh tinh trắng ngời lại làm mát lòng người dân xứ cát . Bây giờ ở đó vẫn còn trồng huỳnh tinh và khoai mì để mài lấy bột bán và xuất khẩu, nhưng hình như diện tích đã thu hẹp lại nhiều...Cùng với một dải bờ biển đẹp đang thu hút nhiều du khách tìm về, người dân ở đây cũng đang đổ xô làm dịch vụ; một bộ phận khác vẫn trung thành với ruộng đồng, cuộc sống có khá hơn chút nhưng chưa nhiều người giàu lên được.

Rất tiếc là vì bận rộn công việc công, tư, cơ hội để mình về quê ngoại cũng không nhiều để có thể hiểu biết nhiều hơn về Quảng Ngãi,nhưng những kỷ niệm về một vùng quê ngoại gian khó mà thân thương, lúc nào cũng nồng đượm trong lòng...Lúc nào rỗi, sẽ xin post vào trang thơ của Thi viện một số bài thơ để sẻ chia nỗi nhớ về Quảng Ngãi cùng bạn vậy! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoa Phong Lan đã viết:

...

Con gái Huế cũng đã gặp nhiều, nhưng có lẽ chưa đủ lâu để hiểu được những điều như chị Nguyệt Thu viết.
Lão Lan từ trước tớ giờ chỉ tưởng tượng ra rằng: người Huế là những người luôn nhẹ nhàng mà không biết cáu giận... hì... hôm nay đọc bài này mới thấy mình quá tam thập rồi mà còn ngây ngô như trẻ 3 tuổi.

Một điểm thú vị nữa mà lão Lan nhận ra là người Huế dùng từ rất cầu kỳ nhưng bằng cách rất bình dân. Chẳng hạn như khi muốn nói "phía sau nhà" thì phải nói là "phía sau chái Thổ Công"... hì... ban đầu lão Lan chưa có hiểu... mãi về sau có đàn thỏ chạy qua lêu lêu mới hiểu. Hoặc như ông nội chị Nguyệt Thu cũng rất cầu kỳ khi chửi "cha mi máu tau"...
Còn cái câu "ăn chưa nên đoại" là sao? có phải giống như người Bắc nói: "ăn chưa no, lo chưa tới"...

Về sự khéo léo của con gái Huế thì lão Lan cũng được thưởng thức mấy lần rồi.
Một lần vào chợ Đông Ba chơi, ban đầu tính đi qua đó chơi thôi. Thế rồi do đứng ngắm hơi lâu chỗ hàng túi, nghĩ bụng "mấy cái túi xinh xinh, mua một cái tặng chị hai cũng hay" (hồi ý còn chưa cưới). Như đoán được ý của mình, cô bán hàng từ đâu xuất hiện xinh không kém gì mấy cái túi... hì... (mình mắc bệnh phong lưu). Chẳng hiểu cô ấy tán cái kiểu gì mình đồng ý mua một cái không hề mặc cả, lại còn nhờ cô ấy chọn giùm. Lúc trả tiền xong ra về, cô ấy còn bồi thêm một câu rất cầu kỳ: "anh hai mua thêm một cây bông hồng tặng kèm thì lãng mạn nhiều lắm!"... hì ngày lúc ấy choáng vì cái túi quá mắc nên không hiểu, chỉ kịp ghi nhớ, về nhà lược bớt đi mấy âm tiết thì mới hiểu ra rằng: "mua thêm 1 bông hồng tặng kèm thì lãng mạn!"... hì...
[/color][/size]
Rất vui vì Hoa Phong Lan cũng thấy vui với bài viết của mình, đúng hơn là "vui với tính cách của người Huế"! :P . Phụ nữ Huế bình thường vốn dịu dàng, hiền lành, ít nói, ưa nhẫn nhịn. Cái tính cách này chắc là được " tôi luyện" từ trong cái nôi giáo dục nề nếp gia phong của người Huế xưa. Trong nhà, người thiệt thòi nhất, " được xác định cần thiết phải hy sinh" vì mọi thành viên khác là con gái. Cái tư tưởng đó nó bám riết, ăn sâu trong máu thịt của người Huế, của con gái Huế của nhiều thế hệ, đến nỗi, có khá nhiều gia đình, ở đó có những người chị cả, vì cha mẹ già, vì em trai, sẵn sàng hy sinh cả hạnh phúc riêng tư để " ở vậy" mà gánh vác gia đình. Gia đình có khó khăn về kinh tế ư? Thường là con gái tự nguyện bỏ học, ở nhà phụ giúp; còn nếu buộc một trong những đứa con mình phải chọn con đường nghỉ học, thì bậc làm cha mẹ vẫn xác định người đó sẽ là cô con gái của gia đình. Bạn sẽ nghĩ như vậy là bất công? Là bất bình đẳng giới? Nhưng với phụ nữ Huế, họ không nghĩ vậy, mà thậm chí còn vui lòng, còn sung sướng ( dù có buồn, có tủi thân) vì đã được hy sinh cho gia đình, cho cha mẹ, anh em!
Với phụ nữ Việt Nam mình, thì đức hy sinh là tính chung nhưng ở phụ nữ Huế, cái tính cách này lại đặc biệt vượt trội, nó không là ngoại lệ của xã hội, mà như một ứng xử chung của mọi người.
Ở nơi nào khác, cuộc sống chung của vợ chồng không hạnh phúc, sự chia tay chắc sẽ không quá nặng nề...Ở Huế, rất nhiều trường hợp phụ nữ Huế lựa chọn sự chịu đựng, thậm chí nhẫn nhục, là vì con cái, là vì không nỡ lòng...bởi một tâm niệm: " Vợ chồng lúc giận thì đánh, lúc quạnh lại thương"! Đúng sai, hay dở chắc là còn phải bàn, chưa hẳn mọi người đều đồng ý, nhưng tâm lý con gái Huế, phụ nữ Huế vốn e dè với mọi sự thay đổi, xáo động, muốn sống khiêm nhường, lặng lẽ , hết lòng vì chồng vì con thì phần nhiều là đúng thế đó bạn ạ!

Hi hi...Hoa Phong Lan không biết có ngỡ ngàng thật sự với chuyện con gái Huế cũng biết " dữ dằn khi nổi đóa" không? NT có sự so sánh như thế này, bạn nghe xem thế nào nhé? Tương ớt Huế mới ăn thì rất " đằm", bởi nó ngòn ngọt, thơm thơm, nhưng sau khi ăn một hồi thì cái vị cay mới thật sự ngấm, lúc đó thì " nóng ruột, long lanh mắt, đỏ hồng môi" , người ta mới thấy tương ớt Huế thật sự " cay" như thế nào! :P. Vì vậy, mà tính cách con gái Huế, vùng đất nổi tiếng ăn cay, cũng hiền lành, dịu dàng nhưng khi cần, sẽ " bốc và nóng" như tương ớt Huế? Đùa bạn vậy thôi, nhìn chung , con gái Huế, phụ nữ Huế bây giờ vẫn lành hiền lắm! :)

Ngôn ngữ mà NT viết trong này thuần túy là ngôn ngữ bình dân đấy chứ!:D. Mà cái hay của tiếng Huế, theo mình nghĩ, là cái hay của ngôn ngữ thuần Huế- nghĩa là "rặt địa phương"- nghe nó thô thô một chút nhưng lại rất đời thường, vui tai và cũng rất ...tình! Người Huế -  nhất là những gia đình vẫn còn nặng chuyện gia phong- rất trọng chuyện thờ tự, nên con cái trong gia đình không được đi ngang đi ngửa trước bàn thờ ( hay đặt ở gian giữa nhà), và cái chái nhà trên- nơi Thổ công giữ vai trò làm chủ- chỉ có con trai mới được ngủ nghỉ, học hành, còn con gái thì đừng mơ tới nhé! :P Hầu hết người Huế đều biết cái chái Thổ công, kể cả giới bình dân- nó thành một ngôn từ quen thuộc trong đời sống thường nhật của người Huế.

Cái " đoại" trong tiếng Huế là để chỉ cái tô trong tiếng phổ thông. Ý nghĩa của câu đó là đúng như HPL nói rồi. Người Việt mình thích so sánh, ví von mà! :D
Cám ơn HPL vì đã có những tình cảm đẹp về quê hương mình nhé! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Chị NT ơi, chị bảo là phim mà lồng tiếng Huế thì không thích, nhưng em lại thích. Không phải nói nịnh chị đâu... Vì em nghĩ phim về Huế mà nói tiếng Bắc nghe chán lắm! Em nhớ bộ phim "Vịt trời lông tía bay về", nghe tiếng Huế cũng thích chứ, nhất là đoạn bà mẹ "tức nước vỡ bờ", thể hiện rất dữ dội, cũng rất dễ thương... Ở trong ghe ấy!
Không biết chị xem chưa?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hoa Phong Lan đã viết:
Về chuyện tìm mộ bằng ngoại cảm, thực ra rất khó tin. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu họ cho rằng: "Nhà ngoại cảm có khả năng đặc biệt, họ có thể điều chỉnh tần số sóng sinh học để cộng hưởng với những gì còn lại yếu ớt của linh hồn người đã khuất. Những gì nhà ngaọi cảm nhìn thấy chính là sự truyền hình ảnh qua sóng sinh học".
[[/color][/size]
Tớ cũng tin về khả năng này của con người. Song tớ nghĩ là không phải lúc nào cũng phát huy được năng lượng sinh học ấy, vì thế nên cứ mơ hồ... Nhất là, theo tớ thì, người mới mất trong khoảng vài năm, tần số sóng từ còn mạnh thì mới dễ dàng "kết nối" chạm được đến "linh hồn" của họ. Điều này tớ đã từng, tớ nói không ngoa đâu... dù là mơ hồ, nhưng tớ đã từng có những liên hệ rất kỳ lạ với bố tớ khi bố tớ mới mất trong vòng 2 năm. Nhưng sau đó thì dường như năng lượng tan bớt đi... và người đã khuất hoàn toàn siêu thoát... Không hiểu lúc ấy, bằng cách nào để "kích hoạt" lại năng lượng ấy, khi đã hàng chục năm qua đi?
Một lần tớ được nghe băng nói chuyện của một cô là cô Hằng, nói về hành trình đi tìm mộ. Đầu tiên nghe thì tớ tin lắm. Nhưng đến khi cô ấy nói, tả rằng anh bộ đội hút thuốc cùng nhiều người khác... thì tớ thấy khó tin...
Nhưng mà dù sao... HPL cũng cho tớ biết địa chỉ và cách liên hệ với nhà ngoại cảm ấy có được không? Tớ rất hy vọng tìm được chú bọn tớ (chú ruột anh xã), để Cụ của cu Dế được vui... Tớ cảm ơn trước.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Tớ cũng tin về khả năng này của con người. Song tớ nghĩ là không phải lúc nào cũng phát huy được năng lượng sinh học ấy, vì thế nên cứ mơ hồ... Nhất là, theo tớ thì, người mới mất trong khoảng vài năm, tần số sóng từ còn mạnh thì mới dễ dàng "kết nối" chạm được đến "linh hồn" của họ. Điều này tớ đã từng, tớ nói không ngoa đâu... dù là mơ hồ, nhưng tớ đã từng có những liên hệ rất kỳ lạ với bố tớ khi bố tớ mới mất trong vòng 2 năm. Nhưng sau đó thì dường như năng lượng tan bớt đi... và người đã khuất hoàn toàn siêu thoát... Không hiểu lúc ấy, bằng cách nào để "kích hoạt" lại năng lượng ấy, khi đã hàng chục năm qua đi?
Một lần tớ được nghe băng nói chuyện của một cô là cô Hằng, nói về hành trình đi tìm mộ. Đầu tiên nghe thì tớ tin lắm. Nhưng đến khi cô ấy nói, tả rằng anh bộ đội hút thuốc cùng nhiều người khác... thì tớ thấy khó tin...
Trường sinh học của một người đã chết có thể tồn tại đến 500 năm sau. Cái này thì tớ cũng có nghe nói nhiều. VN đi sau TQ và Mỹ, Nga khoảng 15năm. 3 cường quốc kia rất mạnh về nghiên cứu tâm linh, nhất là trong lĩnh vực hành pháp, đặc biệt họ còn ứng dụng vào trong lĩnh vực chiến tranh nữa cơ. HXT có thể tìm dọc về phóng sự tìm mộ liệt sỹ trên an ninh thế giới http://antg.cand.com.vn/vi-VN/phongsu.cand

7- Địa chỉ, điện thoại của một số nhà ngoại cảm:

- Nguyễn Thị Nguyện (tạm cắt, vì quá đông): Nhà 12, ngách 45, ngõ 6, đường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

- Phan Bích Hằng (tạm cắt vì quá đông): Phòng kế toán, Trường ĐHQTKD, phường Vĩnh Tuy, Hai Bà, Hà Nội.

- Đỗ Bá Hiệp (tạm cắt vì quá đông): Số 1, Đông Tác,  Kim Liên, Hà Nội.

- Hoàng Thị Thiêm (tạm cắt vì quá đông ): Số 1, Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội.

- Vũ Minh Nghĩa:   0903616818.          

- Nguyễn Văn Nhã, 0903905957, 73 An Bình, TP HCM.

- Phạm Huy Lập: 0903746547 (nhóm anh Nhã).

- Trần Văn Tìa: 0913786781 (nhóm anh Nhã).

- Nguyễn Văn Liên: 0320864011 - 1900561518, tạm về quê Tứ  Kỳ, Hải Dương.

Áp vong liệt sĩ vào thân nhân để đi tìm mộ: Số 1, Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội.

Tra thông tin về liệt sĩ trên trang Website www.uia.edu.vn

www. nhantimdongdoi.org
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


hì... cảm ơn Biển Nhớ, tớ đang không biết phải làm thế nào để đáp ứng yêu cầu của HXT, vì nhà tớ đi tìm mộ liệt sĩ đã gần chục năm, sau đó cũng không để ý đến các nhà ngoại cảm nữa.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Biển nhớ đã viết:
- Nguyễn Văn Liên: 0320864011 - 1900561518, tạm về quê Tứ  Kỳ, Hải Dương.

Nhà tớ nhờ ông này hay sao đó, hồi ý ông ấy cùng mấy người khác được đưa lên HN để nghiên cứu.
Nghe nói bây giờ ở làng ông ấy ở Tứ Kỳ giàu có lắm, bởi các dịch vụ ăn theo khi khách đến ăn đợi nằm chờ ở đó. Có người đợi cả tháng trời mới gọi được vong.
Dân ở đó đồn nhau rằng: "ông ấy núp bóng cậu", nên họ gọi ông ấy là "Cậu Liên".
Nói chung chuyện ly kì xung quang việc này có rất nhiều, chúng ta nên phân biệt giữa khoa học và "buôn thần bán thánh".
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Hoa Phong Lan đã viết:
Nhà tớ nhờ ông này hay sao đó, hồi ý ông ấy cùng mấy người khác được đưa lên HN để nghiên cứu.
Nghe nói bây giờ ở làng ông ấy ở Tứ Kỳ giàu có lắm, bởi các dịch vụ ăn theo khi khách đến ăn đợi nằm chờ ở đó. Có người đợi cả tháng trời mới gọi được vong.
Dân ở đó đồn nhau rằng: "ông ấy núp bóng cậu", nên họ gọi ông ấy là "Cậu Liên".
Nói chung chuyện ly kì xung quang việc này có rất nhiều, chúng ta nên phân biệt giữa khoa học và "buôn thần bán thánh".
Trong số ấy tớ thấy có thấy có nhóm của chú Nguyễn Văn Nhã ở HCM (vốn là nhà tu hành tự luyện tập khả năng ngoại cảm) Chỉ liên hệ qua Tel và gửi băng ghi âm cùng sơ đồ miêu tả chứ không gặp trực tiếp vì không muốn mang tiếng là buôn thần bán thánh.

Ông Nội tớ và Bác trưởng cũng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, hiện nay gia đình tớ cũng chưa tìm được di cốt của Ông và Bác. Thời gian quá dài, những nhân chứng, đồng đội trực tiếp chôn cất cũng không còn ai sống sót. Gia đình tớ chưa tìm gặp đến nhà ngoại cảm nào vì không chuẩn bị được tài liệu gì ngoài những kỷ niệm về Ông và Bác. Vì cũng không biết rõ Ông và Bác được chôn cất cùng những vật dụng gì, không có bằng chứng nào để nhận ra được Ông và Bác. Gia đình nhiều người đi xem nhiều nơi đều có những điểm giống nhau là Ông đang nằm trong khu dân cư,dưới một ngôi nhà hai tầng, Bác nằm bên đồng đội trong một nghĩa trang liệt sỹ... đến giờ Gia đình tớ chỉ biết lập bia tưởng niệm trong nghĩa trang của dòng họ.
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 82 trang (813 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối