Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [67] [68] [69] [70] [71] [72] [73] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tường Thụy

Liên quân Mỹ - Anh - Pháp đánh Lybia rồi:

Ở ĐÂY NÀY

Hành động này là thực hiên Nghị quyết Liên Hiệp Quốc về "các biện pháp cần thiết" để bảo vệ dân thường trước các lực lượng trung thành với Gaddafi.

Trước đó. Gaddafi cảnh báo Washington và những quốc gia Tây Phương sẽ gánh chịu những hậu quả không thể lường trước nếu mở cuộc tấn công nhắm vào lãnh thổ của ông ta.

Độc tài Gaddafi định chung số phận với Satdam Hutsen chắc?
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Đây là sự can thiệp từ bên ngoài của các nước lớn để đảm bảo cho lợi ích của họ. Mục đích này ai cũng biết. Liên hợp quốc ư? Những nước lớn là "đồng chủ tịch hội đồng quản trị" của "cái công ty" gọi là Liên hiệp quốc, họ góp nhiều tiền thì làm gì mà chả được. Thế nên những thằng bé nhỏ và nghèo hèn đành chịu thôi.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Quân đội Libya mạnh đến cỡ nào?
Cập nhật lúc 20/03/2011 08:12:00 AM (GMT+7)
Có nhiều yếu tố làm suy yếu sức mạnh của toàn bộ lực lượng vũ trang Libya trong những năm qua, khiến nước này thua kém nhiều quốc gia láng giềng về khả năng quân sự và khả năng chiến đấu thực sự. Đây cũng là một trong những chiến thuật mà đại tá Gaddafi sử dụng để tránh nguy cơ xảy ra đảo chính quân sự.




Lực lượng vũ trang Libya bao gồm bộ binh, không quân và hải quân cùng các bộ phận, trong đó có lực lượng dân quân. Tổng quân số ước tính khoảng 119.000 người nhưng đã có nhiều thay đổi sau làn sóng biểu tình phản đối hiện nay.

Bộ binh Libya gồm 25.000 lính tình nguyện và 25.000 lính nghĩa vụ, được tổ chức thành 11 đơn vị biên phòng, 4 quân khu, một lữ đoàn an ninh, 10 tiểu đoàn xe tăng, 10 tiểu đoàn bộ binh cơ giới hóa, 18 tiểu đoàn bộ binh, 6 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo binh, 4 lữ đoàn SSM và 7 tiểu đoàn pháo phòng không.

Quân đội Libya có một số lượng lớn trang thiết bị chiến đấu luôn sẵn sàng hoạt động song phần lớn chúng được mua từ Nga trong những năm 1970-1980 và đã lỗi thời. Nhiều vũ khí vẫn được cất trữ trong khi một số khác được bán cho nhiều nước châu Phi.

Libya không có hợp đồng mua bán lớn nào trong những năm gần đây do kinh tế suy giảm cộng với các đòn cấm vận quân sự trong những năm 1990.

Có nhiều yếu tố bên trong nữa làm suy sức mạnh của toàn bộ lực lượng vũ trang Libya trong những năm qua, khiến nước này thua kém nhiều quốc gia láng giềng về khả năng quân sự và khả năng chiến đấu thực sự. Đây cũng là một trong những chiến thuật mà đại tá Gaddafi sử dụng để tránh nguy cơ xảy ra đảo chính quân sự.

Lực lượng bộ binh của Libya đang sử dụng phần lớn các trang thiết bị mua của Xô Viết. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) đóng tại London, vào năm 2009, Libya có 2.025 xe tăng, 50 xe trinh sát BRDM-2 và 70 chiếc EE-9 Cascavel; 1.000 chiếc BMP-1, chưa kể BMD.

Hồi năm 2010, các nguồn tin chính thức Nga cho biết, Libya sẽ tiến hành hiện đại hóa loại xe tăng T-72 với sự giúp đỡ của Nga.

IISS ước tính, năm 2009 quân đội Libya đang sử dụng 2,421 khẩu pháo, 830 bệ phóng đa tên lửa và 500 súng cối cùng hàng trăm tên lửa đất đối đất và chống tăng. Nước này cũng có các tên lửa đất đối không cùng nhiều súng bắn máy bay.

Lực lượng Không quân Libya ước tính có khoảng 22.000 nhân sự và có 13 căn cứ trên khắp cả nước. Lực lượng Dân quân gồm khoảng 40.000 thành viên, có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và hoạt động dưới sự lãnh đạo của các chỉ huy quân sự địa phương.

Ở Libya không có sự hiện diện của quân đội nước ngoài.

Hiện nay, toàn bộ lực lượng vũ trang Libya đang nằm dưới sự kiểm soát của đại tá Muammar Gaddafi.

Thanh Hảo (T.H)
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://cB0.upanh.com/20.270.27163549.OmF0/homnay.jpg
Vậy là một cuộc chiến tranh châu chấu đá voi nữa lại nổ ra. Môt đất nước có chủ quyền bị những thế lực ngoại bang xâm lấn dưới danh nghĩa bảo vệ tự do và nhân quyền(!)
Liệu một cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản có gây nguy hại bằng việc phát nát những cách rừng đại ngàn, phá đất ruộng làm đất buôn bán bất động sản...
Trung Quốc lại tiếp tục gây hấn ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhân dân dồn tiền vài mua vàng và mua đất kẻo sợ càng ngày càng tăng giá.
Việc cần làm thì không làm...

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bâng Quơ

Nhà thơ làm chính trị
Nhà chính trị làm thơ
Cả hai nhà đều dở
Cả hai đều bâng quơ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

ngh.mai đã viết:
hoan1982 đã viết:
Cũng theo ông Tấn, lò của Nhật Bản được xây dựng từ những năm 1970, thế hệ lò này hoạt động chưa sử dụng nguyên tắc an toàn thụ động, tức là vẫn cần sự can thiệp của con người. Việt Nam đã xác định chọn thế hệ lò dựa trên nguyên lý an toàn thụ động.
Hương Thu
"Cũng theo ông Tấn, lò của Nhật Bản được xây dựng từ những năm 1970, thế hệ lò này hoạt động chưa sử dụng nguyên tắc an toàn thụ động, tức là vẫn cần sự can thiệp của con người. Việt Nam đã xác định chọn thế hệ lò dựa trên nguyên lý an toàn thụ động."
Thưa ông Tân, tôi là người ủng hộ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhưng câu nói của ông thể hiện những nhà máy điện hạt nhân của một nước phát triển mà sau 40 năm vẫn không thay đổi, ông thấy có tin được không?. Cứ cho là khi mới xây dựng, nó chỉ sử dụng công nghệ cũ, là 1 hoặc 1+. Nhưng qua từng ấy năm, bao nhiêu tiến bộ kỹ thuật hạt nhân đã thay đổi, các nhà máy điện hàng năm tốn không ít tiền cho việc bảo trì, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, không tin ông cứ lên nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Trị An, xuống nhiệt điện Phả Lại gần đây thôi thì ông sẽ thấy. Do vậy chắc chắn người Nhật cũng thấy được những nhược điểm của công nghệ cũ để cải tiến theo công nghệ mới là điều đương nhiên. Những ai nghiêm túc trong ngành kỹ thuật điện đều thấy điều đó.
Việt Nam chúng ta đi sau nên được tiếp cận những công nghệ mới và hiện đại về điện hạt nhân, nhưng xin thưa rằng: không có một kỹ thuật nào an toàn tuyệt đối, ngoại trừ việc sơ tán lò phản ứng đến nơi an toàn. Cho nên chúng ta đừng vội đánh giá người ta theo ý kiến vội vàng của nhiều người. Một hệ thống thiết bị an toàn tuyệt đối thì không bao giờ vận hành được mà chỉ có đắp chiếu nghỉ ngơi mà thôi.
Nghe, nghĩ, nói như  bác Ngh.mai có cơ sở và "hơi bị"... khó bắt bẻ!
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Tuấn Khỉ đã viết:
Bâng Quơ

Nhà thơ làm chính trị
Nhà chính trị làm thơ
Cả hai nhà đều dở
Cả hai đều bâng quơ.

Đời chẳng có ai dở
Chẳng có ai bâng quơ
Nói ra cho dễ thở
Còn hơn khóc trong mơ...:P

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mẹo bắt rùa nhanh

SGTT.VN - Rùa tai đỏ có thể ăn cụ rùa. Cụ rùa bị nhiều vết thương. Tìm cách cứu cụ rùa. Con rùa ấy lại bị thương. Đề xuất giải pháp diệt rùa tai đỏ xung quanh cụ rùa. Cụ rùa đang suy giảm sức khoẻ. Hôm nay sẽ bàn cách cứu cụ rùa. Cụ rùa chưa lên cạn được hôm nay.

Ba giải pháp đơn giản cứu cụ rùa. Cuối tháng này sẽ thống nhất cách chữa cho cụ rùa. Thành lập ban chỉ đạo bảo vệ cụ rùa. Bảy giải pháp bảo vệ cụ rùa. Cận cảnh phòng khám cụ rùa. Cụ rùa uể oải trước ngày được chữa bệnh. Hoãn đưa cụ rùa lên cạn. Cụ rùa có thể được điều trị đến hai năm...

Đếm xem đoạn trên có bao nhiêu dấu chấm, nhân nó lên với số báo mạng, báo giấy đang có hiện nay, bạn sẽ có số bài nói về vụ một con rùa bị thương tại Việt Nam. Rồi sẽ đến ngày báo chí nước nhà đọc lại mà xấu hổ. Các phóng viên khi ấy già rồi, lẩm cẩm rồi, nhớ lại hồi ấy nước mình đang nhiều chuyện nhiều việc lắm mà, nào là tình hình biển đảo suốt ngày bị xâm phạm, nào là giải cứu lao động từ Libya, nào là điện tăng, vàng và đôla rối loạn… mà sao mình suốt ngày chỉ bàn về con rùa ấy nhỉ.

Bao nhiêu năm sau, đọc lại nhật ký giải cứu con rùa ấy, phóng viên tỉnh táo có thể sẽ thấy hình như người ta không muốn đưa cụ rùa lên chữa trị thật, nên việc giải cứu mới như trò cười như thế.

Ai đời một việc tốn nhiều giấy mực thế mà đến khi hành động thì lại như đùa với cả nước. Hồ Gươm to trong tinh thần nhưng bé về diện tích, nước mùa này chừng 1m, các con đường xung quanh khi cần đều có thể chặn hết người lại qua (như khi duyệt binh chẳng hạn), thế mà lúc bắt rùa lại để cho dân chúng bâu quanh đến cả vạn người, đến xin chữ ký cụ rùa, cụ còn hoảng mà chết, nữa là vây để xem bắt cụ.

Rồi lưới bắt rùa, may mà dân chài miền biển nước ta cũng ít đọc báo, họ mà đọc họ cười cho. Nghĩ mà xem, thực là vô lý, chừng đó buổi họp chẳng lẽ không ai bàn về cái khâu chủ chốt nhất là lưới? Mà chẳng lẽ không có lưới dự phòng, để bây giờ lại còn đi hái đay dệt lưới mới mất thêm vô số ngày nữa… Rồi chừng đó người, chừng đó công binh đứng đầy trong hồ, cộng lại thì số tuổi hơn đứt đuôi cụ rùa, mà sổng tay để rùa thoát.

Người đa nghi hay đọc Tôn Tử sẽ bảo đây là hoãn binh chi kế rồi, trong khi cụ rùa sống chừng đó năm trên đời lại áp dụng tẩu vi thượng sách kế, thế là quá hợp nhau, việc rùa thoát là đương nhiên, chứ đem lên mặt đất mới đùn đẩy nhau thì chướng quá.

Nhưng rồi cũng sẽ bắt lại. Nhiều phần sẽ là thoát tiếp. Sẽ lại do nhân dân bu đông quá làm cụ hoảng loạn. Sẽ lại do cụ xô ngã một công binh chẳng hạn (anh đó sẽ được phong anh hùng?)… Sau hai lần như thế có khả năng cụ sẽ quy tiên, một “happy-ending” cho những ai dùng mưu với cụ.

Xem ra, muốn ngăn chặn cái trò này thì chỉ có xuống lệnh cách chức mới nhanh được. Cứ thử ra lệnh là trong ngày mà không bắt xong thì cách chức xem thử có bắt được không? Lúc ấy lại chẳng chặn đường vắng như mùng một tết, lại không căng thẳng và quyết tâm như lúc chụp ấn đền Trần ấy! Và sợ rằng hăng quá khéo lại bắt được cả hai cụ chứ không vừa.

Khi tôi đang viết những dòng này, lưới vẫn còn đang đan, cụ rùa còn đang hồi hộp đợi. Tuần sau khi báo đăng, có thể cụ đã lên bờ… Tôi, đến lúc này mới hiểu nỗi lòng phóng viên các báo, cũng thấy háo hức, nghĩ trước những cái tên cho loạt bài mới, mà với kiểu cách làm ăn này của các bộ thì khó tránh khỏi những tên bài đại loại: “Cụ rùa chết, lỗi tại ai?”, “Cụ rùa chết: Sao không thấy ai xin lỗi?”, “Chôn hay thiêu cụ rùa?”, “Miếu cụ rùa: trên cạn hay dưới nước?”, “Cụ rùa và những hình ảnh cuối cùng”, “Cụ rùa và những điều chưa kể”…

CH. E
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

ngh.mai đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Bâng Quơ

Nhà thơ làm chính trị
Nhà chính trị làm thơ
Cả hai nhà đều dở
Cả hai đều bâng quơ.
Đời chẳng có ai dở
Chẳng có ai bâng quơ
Nói ra cho dễ thở
Còn hơn khóc trong mơ...:P
Đời chẳng có ai dở
Chẳng có ai bâng quơ
Thế thì đã dễ thở
Chắc chỉ có trong mơ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Cảm ơn bác Tuấn Khỉ
Nhận xét hay thật nhỉ
Nếu em mà không nghĩ
Thì chắc em đã nghỉ

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [67] [68] [69] [70] [71] [72] [73] ... ›Trang sau »Trang cuối