Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [70] [71] [72] [73] [74] [75] [76] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

ảo ảnh

Bác Tuấn "đồng ý về tính phổ quát toàn vũ trụ của luật nhân quả", theo cách hiểu của tôi có nghĩa là bác "không tin hoàn toàn vào luật nhân quả và sự công bằng của luật nhân quả".

Tôi chưa đủ kiến thức để thảo luận với bác về chuyện này. Trước đây tôi cũng như bác cứ nghĩ rằng có "những nạn nhân bị oan", nhưng bây giờ tôi đã thay đổi, tôi có lòng tin tuyệt đối vào "luật nhân quả". Đại khái có cái gì đó gọi là "cộng nghiệp" nên mới có sự kiện chết hàng loạt. Và rồi sau khi chết, cũng do nhân quả mà mỗi người lại tái sinh vào mỗi cảnh giới khác nhau, chứ không phải cứ cùng chết thì là cùng nhân quả.

Nếu bác có thời gian và có hứng thú tìm hiểu, bác có thể tìm đọc cuốn "luận về nhân quả" của thầy Chân Quang
Có ai đó rất tự hào về bạn, Có ai đó đang nghĩ đến bạn, Có ai đó quan tâm đến bạn, Có ai đó rất nhớ bạn, Có ai đó muốn nói chuyện với bạn, Có ai đó muốn ở cạnh bạn, Có ai đó luôn mong sự bình yên cho bạn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Những Bầu Trời

Bác thầy bác, tôi thầy tôi
Hai ta có những ông Trời khác nhau.
Tin Trời đấy, tin Trời đâu
Ngoài ra còn rất khác nhau nhiều Trời!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

NSND. Đặng Nhật Minh
“Hãy để cám ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày của ta.”
“Có một món trang sức rất giản dị nhưng vô cùng quá giá, làm tăng thêm nét duyên dáng, thanh lịch cho những ai luôn mang nó bên mình. Đó là lời cảm ơn. Sức mạnh bí ẩn của lời cảm ơn chân thành chính là sự thanh thản, niềm vui bé nhỏ từ cuộc sống. Lời cảm ơn còn là một toa thuốc để trị bệnh lo âu, hồi hộp…”
- Dè sẻn lời cảm ơn
Vậy mà có một thời, lời cảm ơn đựoc dùng rất dè sẻn, thậm chí còn bị coi là biểu hiện của tính cách tiểu tư sản trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Ngày nay, xã hội phát triển, phép xã giao đựoc coi trọng, lời cảm ơn là biểu hiện của sự văn minh trong giao tiếp. Không ai có thể thống kê đuợc, ở những nước văn mình, một ngày có bao nhiêu từ cảm ơn được nói ra…Nhưng chắc chắn, đó là từ thông dụng nhất.
Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của cấp trên, của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời cửa miệng, khô cứng, sáo mòn và không có cảm xúc. Chỉ có lời cám ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cám ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến nhưng chuyên lớn lao như cám ơn người đã cứu mạng mình, những người thân đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cám ơn còn có nghĩa là đội ơn.
- Vắng bóng từ Xin Lỗi
Nhưng còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là Xin lỗi. Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu cò ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi.
Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong nhữnhg lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ…Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Bởi vậy, Công giáo mới có lễ xin tội. Xem ra sức mạnh của từ Xin lỗi còn lớn hơn Cám ơn. Vậy mà Xin lỗi trong xã hội ta còn ít thông dụng hơn cả Cám ơn. Sở dĩ như vậy vì nhiều người còn có tâm lý cho rằng xin lỗi là hạ mình. Chỉ có kẻ dưới mới xin lỗi người trên (con cái xin lỗi cha mẹ, cấp dưới nhận lỗi với cấp trên) chứ ít khi ngược lại. Đó là tàn dư của xã hội phong kiến, một xã hội mà vua, quan không bao giờ xin lỗi dân. Nếu có làm chuyện sai trái, thì hãy để vua quan tự sửa mình, tự rút kinh nghiệm chứ không có chuyện hạ mình xin lỗi dân. Từ xin lỗi chỉ có thể thông dụng trong một xã hội dân chủ, văn minh, nơi con người biết tôn trọng nhau.
Nếu toa thuốc Cám ơn có thể trị bệnh lo âu, hồi hộp, sộ sệt thì toa thuốc Xin lỗi có thễ trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để Cám ơn và Xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.
Trong cuộc sống đời thường, xin đừng dè sẻn lời cảm ơn và hà tiện lời xin lỗi, vì chúng ta là những người văn minh có văn hóa các bạn nhé!
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhân dịp các bạn thành viên trao đổi về chủ đề nhân quả và tâm linh, tôi dán vào đây một bài để mở rộng phần tham khảo:

Khoa học lý giải Tâm linh như thế nào?



KH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với GS.VS Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lý, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh.

http://www.bee.net.vn/dataimages/201103/original/images667637_1.jpg
Einstein đã nói lên quan điểm về sự tương đồng giữa Khoa học hiện đại và Phật giáo.



Khoa học và Tâm linh không đối nghịch nhau

Ông là một nhà khoa học rất tâm huyết trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về tâm linh. Ông nghĩ sao về sự  tương tác giữa khoa học và tâm linh?

Thế kỷ XX, vật lí  học hân hoan chào đón sự ra đời của Thuyết tương đối và Thuyết lượng tử. Thế kỷ XXI, theo như tiên đoán của nhiều học giả nổi tiếng, sẽ được đánh dấu một bước tiến vĩ đại, đó là sự nhận thức được rằng Khoa học và Tâm linh không đối nghịch nhau. Nó là hai mặt đối ngẫu bổ sung cho nhau để nghiên cứu thực tại. Pauli, nhà vật lí nguyên tử lừng danh của thế kỷ XX đã nhận định rằng: "Nếu Vật lý và Tâm linh được xem như các mặt bổ sung cho nhau của thực tại thì sẽ cực kỳ thỏa mãn".

Nhưng có một thực tế, là  những gì không lý giải được, những gì  hư hư, thực thực, thậm chí vô lí thì một số người cho rằng: Phật bảo thế, Thánh bảo thế...

Einstein đã nói lên quan điểm về sự tương đồng giữa Khoa học hiện đại và Phật giáo. Có thể dẫn ra một ví dụ  minh họa như sau: Tiên đề của thuyết lượng tử  là "Nguyên lý bổ sung đối ngẫu" khẳng định rằng Sóng và Hạt là hai mặt bổ sung cho nhau của thực tại. Nguyên lí này dẫn đến một hệ quả cực kỳ quan trọng là vật thể vi mô chuyển động không theo bất cứ một quỹ đạo xác định nào, có nghĩa là chuyển từ vị trí này sang vị trí khác theo vô số con đường cùng một lúc.

Suy rộng ra là vật thể vi mô có thể cùng một lúc có mặt tại vô số vị trí khác nhau, cùng một lúc có thể ở vô số trạng thái khác nhau, cùng một lúc có thể làm vô số việc khác nhau. Điều này gợi cho ta liên tưởng tới Kinh Phật nói về các đức Phật, các chư vị Bồ tát phân thân ra trăm nghìn vạn ức hóa thân đi khắp ba nghìn Đại thiên thế giới, giáo hóa cứu độ chúng sinh.

Cần sự hỗ trợ  của "trực ngộ chân như"

Dù ông có chứng minh thế  nào đi chăng nữa thì rõ ràng cho đến nay vẫn còn rất nhiều điều điều bí ẩn mà khoa học chưa giải thích được?

Khi nghiên cứu các lĩnh vực với mức độ tinh tế khác nhau thì cách tiếp cận phải khác nhau. Đặc biệt với các hiện tượng siêu tinh tế thì đòi hỏi phải vận dụng các khái niệm và các hệ tiên đề hoàn toàn mới, có thể rất xa lạ với những điều đã quen thuộc trước đó. Chẳng hạn, có thể còn có các dạng siêu tương tác ứng với các dạng siêu năng lượng, liên quan đến các hiện tượng siêu tự nhiên mà các giác quan bình thường của con người không thể cảm nhận được, cũng như khoa học và kỹ thuật hiện nay chưa đủ trình độ để phát hiện.

Đặc biệt, trong thế giới vi mô, khi mọi quan hệ tương tác đều được vận hành bởi các quy luật lượng tử, nguyên lí đối ngẫu càng thể hiện rõ nét là một nguyên lí nền tảng dẫn đến những điều huyền diệu, nhiều khi khó diễn đạt được tường tận bằng ngôn ngữ của lập luận logic thông thường, mà cần sự hỗ trợ của yếu tố "trực ngộ chân như" (giác ngộ).

Các hoạt động tâm linh hiện nay chưa được số đông ủng hộ. Phải chăng đó là vì bản thân vấn đề tâm linh chưa tự chứng minh được sự trong sáng, mặt tích cực, lợi ích cho đời sống xã hội?

Trong những thập niên gần  đây, ngày càng dồn dập thông tin về những khả  năng đặc biệt của con người, những hiện tượng kỳ  bí mang tính tâm linh thể hiện rất đa dạng trong đời sống cộng đồng trong nước cũng như trên thế giới. Tiếp cận những vấn đề này một cách khách quan với thái độ thực sự cầu thị, tôn trọng sự thật, khiêm tốn học hỏi để khám phá, nhằm mục đích tối thượng phục vụ lợi ích cộng đồng là điều tâm đắc của nhiều người. Bên cạnh đó, cũng có những hiện tượng tiêu cực dẫn đến những hệ quả không tốt, làm hại đến uy tín của những người hoạt động chân chính.

Vậy theo ông có cách nào  để kìm chế được mặt tiêu cực đó?

Ngoài việc tăng cường quản lý  Nhà nước, việc làm sáng tỏ về mặt khoa học các hiện tượng mang tính tâm linh cũng là một  đóng góp rất hữu hiệu.

Ông có tin vào số phận không thưa ông?

Về mặt lí thuyết chưa ai chứng minh được là có hoặc không có số phận. Ở đây, tùy thuộc vào lòng tin và sự trải nghiệm của mỗi người.
Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm rằng, những thành tựu của vật lí học hiện  đại rọi những tia sáng mới vào khoa học dự báo. Dự báo liên quan mật thiết đến phạm trù  không gian - thời gian. Einstein đã phát biểu rằng: "Quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là những ảo tưởng cố hữu". Schrodinger, tác giả của phương trình cơ bản trong Thuyết lượng tử đã phát biểu: "Muôn đời và mãi mãi chỉ có bây giờ... Hiện tại là cái duy nhất không có kết thúc".

Phật pháp chỉ đường lìa mê về bến Giác

Theo tôi được biết, ngay trong khoa học cũng có những thứ được chứng minh, nhưng không xuất hiện một cách tường minh?

Tạo hóa đã ban cho vũ  trụ chúng ta các dạng tương tác một cách tối  ưu bao gồm tương tác mạnh, tương tác yếu, tương tác điện từ và tương tác hấp dẫn. Đó là các loại tương tác cơ bản nhất tạo nên bức tranh của cả vũ trụ chúng ta.

Bất kỳ một loại tương tác nào, một hiện tượng nào dù phức tạp đến mấy, từ vi mô đến vĩ mô cũng đều bắt nguồn từ các loại tương tác đó. Một hướng nghiên cứu có tính thời sự nhất hiện nay là xây dựng Lí thuyết thống nhất, tức là tìm một cơ cấu thiết kế chung gắn kết các loại tương tác với nhau trên cùng một nền tảng và phương hướng được xem là có nhiều triển vọng nhất để xây dựng Lí thuyết thống nhất nói trên chính là Lí thuyết Dây.

Điều đặc biệt là trong lí thuyết Dây nhất thiết phải có các trường "Vong". Các trường "Vong" này giữ vai trò then chốt trong cơ cấu của lí thuyết, chi phối các cơ chế tương tác nhưng không hề xuất hiện một cách tường minh trong thực tế.

Ở góc độ là một nhà khoa học, ông muốn nhắn nhủ điều gì đến cả những người đang làm công tác nghiên cứu tâm linh, những người có khả năng đặc biệt?

Đây là cuộc viễn chinh khoa học gian nan nhưng đầy hứa hẹn, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa Khoa học và Tâm linh, sự đóng góp lâu dài công sức và trí tuệ của các nhà khoa học và các nhà ngoại cảm. Chúng ta có cơ sở để hy vọng rằng cùng với sự phát triển ngày càng sâu rộng của khoa học và công nghệ, dần dà sẽ tiếp cận được những hiện tượng mà cho tới nay vẫn được xem là huyền bí hoặc hầu như là phi lý. Chúng ta sẽ có được những phương pháp hữu hiệu và thực hiện những bước tiến theo tinh thần "Phật pháp chỉ đường lìa mê về bến Giác".

Xin trân trọng cảm ơn  ông. Mong rằng tất cả những linh hồn, những con người còn u mê sẽ tìm được con đường về bến Giác Thiện. Xin kính chúc ông sức khoẻ!

Việt Nga thực hiện cho Bee.net.vn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:
Nhân dịp các bạn thành viên trao đổi về chủ đề nhân quả và tâm linh, tôi dán vào đây một bài để mở rộng phần tham khảo:

Khoa học lý giải Tâm linh như thế nào?


KH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với GS.VS Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lý, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh.

Việt Nga thực hiện cho Bee.net.vn
Xin có mấy ý kiến sơ bộ, hoàn toàn cá nhân sau khi đọc bài viết trên:

1. Khoa học nghiên cứu toàn bộ vũ trụ cả về vật chất lẫn tinh thần, vì vậy nó cũng nghiên cứu tâm linh. Các nghiên cứu khoa học về tâm linh đã được tiến hành từ xưa và ngày nay vẫn tiếp tục với quy mô và kinh phí ngày càng nhiều, tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các thành tựu đạt được hoàn toàn còn sơ khai, không có tính thực tiễn, chưa đặt được nền móng cơ sở để nghiên cứu tâm linh có thể được coi là một bộ môn khoa học độc lập.

2. Khoa học và Phật giáo nói riêng, Tôn giáo nói chung xem xét tâm linh dưới các góc nhìn khác nhau, theo các bình diện khác nhau, bằng những phương pháp khác nhau, cho những mục đích khác nhau. Trong khi nói về khoa học nghiên cứu tâm linh thì việc liên hệ với những khái niệm và quan niệm Tôn giáo về tâm linh là không cần thiết và hoàn toàn vô giá trị.

3. Khi nghiên cứu tâm linh, khoa học có thể tham khảo các khái niệm, quan niệm, sự kiện... Tôn giáo giống như tham khảo kết luận của những ngành khoa học khác như Tâm lý, Sinh lý... về tâm linh.

4. Tất cả các quan niệm, phương pháp nghiên cứu tâm linh hiện có đều rất sơ khai và tỏ ra chưa hiệu quả để nghiên cứu tâm linh. Đặc biệt, chưa có một phương pháp luận cơ bản để dẫn hướng cho những nghiên cứu này. Khoa học đang chờ một bước đột phá mạnh mẽ về phương pháp và phương pháp luận trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, có lẽ phải hàng trăm năm nữa mới xảy ra bước đột phá đó.

5. Xét thực tế hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam, việc đầu tư lớn, tập trung cho nghiên cứu tâm linh là không cần thiết và không có lợi ích thực tế. Đa số các "nghiên cứu" tâm linh ở Việt Nam và cả trên thế giới đều dần đi đến chỗ mất bản chất vô tư của nghiên cứu khoa học, trở nên vụ lợi, thậm chí lợi dụng, núp bóng khoa học để phục vụ những mục đích khác, phi khoa học.

6. Xét về nghiên cứu khoa học nói chung, Việt Nam nên tập trung vào việc "nghiên cứu lại" cho tốt, cho chắc, cho sâu... những thứ thế giới đã biết, đã có, đã làm... để áp dụng được ngay vào phát triển kinh tế, xã hội nước nhà.

Tóm lại, nghiên cứu tâm linh, từ xưa tới nay luôn là một phần của khoa học, tuy nhiên, còn rất lâu mới có thể định hình một bộ môn khoa học độc lập và có được những kết quả mang tính thực tế. Có thể nói, nó vẫn chưa thoát thai khỏi hiện trạng nghiên cứu tâm linh ở đầu thế kỷ hai mươi là bao, ngoài việc thu thập, ghi chép được nhiều sự kiện, hiện tượng tâm linh không lý giải được, không phân tích được, không bắt chước, mô phỏng, đào tạo hay luyện tập được.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Cách thoát hiểm khi động đất
Cập nhật lúc 25/03/2011 11:00:00 AM (GMT+7)
21 giờ tối ngày 24/3, nhiều vùng ở Hà Nội đã cảm nhận được cơn rung chấn khá lâu. Theo kênh truyền hình Channel News Asia, tâm động đất nằm ở khu Tam giác vàng giữa Myanmar, Lào và Thái Lan với cường độ của trận động đất là 6,8 độ Richter.
TIN LIÊN QUAN

Tối qua, Hà Nội động đất cấp 5
Chống động đất tại VN: Lo cho chung cư
Hớt hải kể chuyện chạy động đất ở Thủ đô
Động đất Myanmar ảnh hưởng tới Hà Nội, Bangkok
Cơn chấn động đã khiến nhiều người dân sinh sống ở Hà Nội, đặc biệt tại các chung cư cao tầng, thật sự hốt hoảng và chỉ biết lao vội ra khỏi nhà để phòng rủi ro. Để giúp các độc giả có một cách thoát hiểm đúng đắn khi xảy ra động đất, Ban Khoa học xin trích giới thiệu các hướng dẫn của một đội trưởng đội cứu nạn thuộc tổ chức American Rescue Team International (ARTI) - một trong những tổ chức cứu hộ giàu kinh nghiệm nhất thế giới:

1. Hầu hết những người chỉ đơn giản "cúi đầu xuống và ẩn náu" khi các tòa nhà sụp đổ bị nghiền nát đến chết.  Những người chui xuống các vật như bàn làm việc hay ô tô, cũng bị nghiền nát.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/03/25/10/20110325100423_9.jpg

2. Các con mèo, chó và trẻ nhỏ thường cuộn tṛòn một cách tự nhiên trong tư thế bào thai. Bạn cũng nên như vậy trong một trận động đất. Nó là một bản năng sống sót an toàn tự nhiên.
Bạn có thể sống sót trong một khoảng trống nhỏ hơn. Hãy đến cạnh một vật, cạnh một cái tràng kỷ, cạnh một vật to lớn đồ sộ mà sẽ bị bẹp nhẹ nhưng để lại một khoảng trống cạnh nó.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/03/25/10/20110325100347_2.jpg

3. Các toà nhà gỗ là những loại nhà an toàn nhất để ẩn náu trong một trận động đất. Gỗ linh hoạt và di động theo các sức mạnh của trận động đất. Nếu toà nhà gỗ sụp đổ, các khoảng trống an toàn lớn sẽ được tạo ra. Cũng vậy, các toà nhà gỗ có sức nặng tập trung, bị phá huỷ ít hơn. Các toà nhà gạch sẽ đổ đến từng viên gạch. Các viên gạch sẽ gây ra nhiều vết thương nhưng cơ thể vẫn ít bị đè nén hơn so với các tấm bê tông.

4. Nếu bạn đang trên giường trong đêm và một trận động đất xảy ra, đơn giản là lăn khỏi giường. Một khoảng trống an toàn sẽ tồn tại gần giường. Các khách sạn có thể có được tỷ lệ sống sót cao hơn trong động đất, đơn giản bằng việc dán một dấu hiệu phía sau cửa của mỗi pḥòng báo cho những người thuê pḥòng nằm xuống sàn, ngay cạnh giường trong một trận động đất.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/03/25/10/20110325100400_4.jpg

5. Nếu một trận động đất xảy ra và bạn không thể trốn thoát dễ dàng bằng cách qua cửa lớn hoặc cửa sổ, hãy nằm xuống và cuộn tṛòn trong tư thế bào thai ngay cạnh một ghế tràng kỷ hay một ghế lớn.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/03/25/10/20110325100348_3.jpg

6. Hầu hết những người đứng dưới ô cửa khi các toà nhà sụp đổ sẽ bị chết. Như thế nào? Nếu bạn đứng dưới ô cửa và rầm cửa rơi xuống phía trước hay phía sau bạn sẽ bị nghiền nát bởi trần nhà phía trên. Nếu rầm cửa rơi xuống bên cạnh, bạn sẽ bị cắt làm đôi bởi ô cửa. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ bị chết!
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/03/25/10/20110325100400_5.jpg

7. Không bao giờ được đi vào cầu thang
Các cầu thang dao động riêng rẽ với các phần chính của toà nhà. Các cầu thang và phần cọ̀n lại của toà nhà tiếp tục va đập vào nhau cho đến khi cấu trúc cầu thang gãy. Những người đi vào cầu thang trước khi chúng gãy bị băm nhỏ bởi các mặt cầu thang – điều kinh khủng gấp bội.
Thậm chí nếu toà nhà không sụp đổ, hãy tránh xa cầu thang. Các cầu thang là phần của toà nhà có thể bị hư hại nhiều nhất. Thậm chí nếu các cầu thang không bị sụp đổ bởi động đất, chúng có thể sụp đổ sau đó khi bị quá tải bởi những người bỏ chạy. Luôn luôn nên kiểm tra cầu thang xem có an toàn không, thậm chí khi phần c̣òn loại của toà nhà không bị thiệt hại.

8. Hãy ra gần tường ngoài của toà nhà hay là bên ngoài toà nhà nếu có thể. Bạn càng ở sâu bên trong tòa nhà th́ì càng có khả năng xảy ra việc đường thoát chạy của bạn sẽ bị chặn lại.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/03/25/10/20110325100400_6.jpg

9. Những người ở bên trong các phương tiện giao thông của họ cũng bị nghiến nát khi con đường ở bên trên rơi xuống trong một trận động đất và nghiền nát xe của họ. Đó chính xác là điều đă xảy ra với các tấm bê tông giữa các tấm sàn của xa lộ Nimitz (Mỹ). Các nạn nhân của trận động đất San Francisco đều ở bên trong xe của họ.
Tất cả đều bị chết. Họ có thể đă sống sót dễ dàng nếu thoát ra và ngồi gần (nhưng không chạm vào) xe của họ. Những người tử nạn có thể đã sống sót nếu họ có thể thoát ra khỏi xe và ngồi hoặc nằm gần xe. Tất cả các xe bị nghiến nát đều có khoảng trống cao hơn 0,9m ngay cạnh chúng, trừ các ô tô bị các cột rơi trực tiếp vắt chéo ngay cạnh.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/03/25/10/20110325100423_7.jpg

10. Một phát hiện trong khi trườn ḅò bên trong các toà báo và các cơ quan có nhiều giấy tờ khác bị sập cho thấy, giấy tờ không bị bẹp. Những khoảng trống lớn được thiết lập quanh những đống giấy.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/03/25/10/20110325100423_8.jpg
Khoa Học
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật?



(Dân trí) – Trên khắp thế giới, các dấu hiệu về những bất ổn của con người - cảnh cướp bóc và tranh giành đồ ăn và dịch vụ - thường xảy ra sau các thảm họa. Nhưng dường như những điều đó lại hoàn toàn vắng bóng tại Nhật Bản.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/3faja1.jpg
Mọi người xếp hàng trước cửa một siêu thị ở Sendai, phía đông bắc Nhật Bản.


Quang cảnh nhiều khu vực ở phía bắc Nhật Bản trông giống như hậu quả thời Thế chiến II. Không một quốc gia công nghiệp phát triển nào kể từ đó lại chứng kiến số người chết vì thiên tai cao như vậy.
Theo dõi tin tức tại Nhật Bản thật khủng khiếp với 3 thảm họa liên tiếp - trận động đất mạnh kỷ lục, sóng thần và một nhà máy điện hạt nhân đang gặp sự cố. Nhưng có những thông tin tốt lành mà cả thế giới phải học tập.
Tại những nơi hàng hóa từ các tổ chức cứu trợ được đưa tới, mọi người xếp hàng đúng trật tự, lịch sự, bình tĩnh và không có thông tin về các cuộc ẩu đả, xô đẩy hay tranh giành. Các siêu thị Nhật đã giảm giá mạnh và các chủ sở hữu máy bán hàng tự động đã mở các máy bán hàng, phân phát nước uống miễn phí cho các nhân viên cứu trợ, nhân viên khẩn cấp và những người tình nguyện tham gia trợ giúp trong thảm họa.
Và đặc biệt nhất là bất chấp sự tàn phá và sự khan hiếm hàng hóa, không xảy ra cảnh cướp bóc. Sự vắng bóng của nạn cướp bóc tại Nhật Bản đã khiến nhiều người quan sát phương Tây bất ngờ. Đối lập với các thảm họa thiên nhiên gần đây trên khắp thế giới, người Nhật có vẻ như rất đoàn kết và cư xử có trật tự, thay vì tận dụng cuộc khủng hoảng để tư lợi cá nhân.
“Tinh thần đoàn kết đặc biệt cao tại Nhật Bản. Sức mạnh xã hội có thể còn ấn tượng hơn sức mạnh công nghệ của Nhật Bản”, nhà báo Ed West viết trên tờ Telegraph của Anh.
Nhìn trên khắp thế giới, cảnh cướp bóc không phải là hiếm sau các trận thiên tai gần đây. Sau siêu bão Katrina, người New Orlean đã chứng kiến nạn cướp bóc trên quy mô mà nhiều người Mỹ cũng phải bất ngờ. Sau trận động đất tại Chile hồi năm ngoái, nạn cướp bóc diễn ra nghiêm trọng tới nỗi quân đội phải can thiệp.
Nạn cướp bóc tràn lan đã xảy ra tại Haiti sau trận động đất hồi năm ngoái và trong trận lũ lụt tại Anh năm 2007. Tại New Zealand, nạn cướp bóc và hôi của cũng xảy ra sau trận động đất hồi tháng 3 năm ngoái.
“Tại sao một số nền văn hóa đối phó với thảm họa bằng cách biến của cải của người khác thành của chính mình nhưng các nền văn hóa khác, đặc biệt là người Nhật, lại chứng tỏ lòng vị tha thậm chí trong thảm họa?”, Ed West viết.
Trên thực tế, mọi thứ dường như đang trở nên tồi tệ hơn tại Nhật Bản. Lương thực, nhiên liệu, nước sạch và điện đều bị cắt giảm.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/a12-1.jpg
Các kệ hàng trống trơn tại một siêu thị ở Tokyo.


Một số gian hàng trong các siêu thị trống trơn. Tại khu vực đông dân cư Nerima của thủ đô Tokyo, các nhu yếu phẩm như gạo, bánh mì, mì ăn liền đều cháy hàng. Điện bị cắt để tiết kiệm điện năng.

“Khoảng 40-50 người đã xếp hàng bên ngoài khi chúng tôi mở cửa lúc 10 giờ sáng. Lượng thực phẩm dự kiến bán trong một ngày đã hết veo chỉ trong 1 giờ. Chúng tôi đã được chuyển đến một lượng thực thẩm tương tự khác vào buổi trưa nhưng cũng bán hết chỉ trong một giờ”, ông Toshiro Imai, một quản lý cửa hàng tại Tokyo, cho biết.
Hơn 100 tuyến tàu điện tại khu vực Tokyo hôm thứ Hai đã bị gián đoạn do cắt điện, khiến việc đi lại của hành khách bị ảnh hưởng khi mọi người trở lại làm việc sau ngày nghỉ cuối tuần.
Công ty điện Tokyo đã bắt đầu cắt điện luân phiên tại Tokyo và các thành phố lân cận để tiết kiệm điện giữa lúc xảy ra cuộc khủng hoảng tại các nhà máy điện hạt nhân ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất.
Kênh truyền hình NHK đã chiếu hình ảnh quay được từ trên cao về tỉnh Ibaraki, phía bắc Tokyo, nơi quang cảnh là một màu đen kịt ngoại trừ vài đốm sáng từ những chiếc ô tô.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, cách cư xử của người Nhật dường như ngày càng tốt hơn.
Một nhân chứng tại Miyagi, gần tâm chấn của động đất, cho hay: “Khí đốt và nước đã bị cắt tại Miyagi và thành phố Sendai. Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, điện cũng bị cắt. Nhưng không có sự hoảng sợ trên đường phố cũng như trong các cửa hàng”.
Những đức tính của người Nhật như lịch sự, trung thực, hành động có trật tự... vốn được nhiều người ngưỡng mộ.
Một người Brazil hoạt động trong lĩnh vực trang sức do mệt mỏi sau một chuyến bay dài đã để quên một hành lý không khóa chứa hàng nghìn USD tiền mặt và nhiều đá quý trên một tuyến tàu điện ở Tokyo. Chủ nhà trọ đã trò chuyện với anh này và dẫn anh tới nhà ga quản lý tàu điện. Tại đây, hành lý và toàn bộ tài sản bên trong đã đợi chủ nhân tại quầy đồ đạc thất lạc.
Những câu chuyện như vậy có thể tin được tại Nhật Bản nhưng lại khó tin ở New York, Paris hay London. Vì sao vậy?
Gregory Pflugfelder, giám đốc trung tâm Văn hóa Nhật Donald Keene tại Đại học Colombia (Mỹ), giải thích: “Người Nhật có ý thức rằng trước hết là phải có trách nhiệm với cộng đồng”.

An Bình
Tổng hợp
Nguồn: http://dantri.com.vn/c36/...trong-tham-hoa-o-nhat.htm

...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Ở ĐÂY có clip Tổng thống obama đá bóng với trẻ con Brazil.

Hi hi, ông này không sợ chơi với trẻ con thì mất oai nguyên thủ quốc gia và không sợ bị ... ám sát
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


12.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Sự vô cảm
Nguyên Cẩn 12:48' PM - Chủ nhật, 20/03/2011

Không thể có chuyện đem trồng một nhành xương rồng đầy gai nhọn mà lại mọc lên một cây đu đủ ngọt ngào. Không thể trưng ra một khuôn mặt đầy những toan tính, đầy những chất ăn người mà lại thấy trong gương một nụ cười giòn, đôn hậu. Quy luật của cái gương là trả lại đúng với hình ảnh. Tính chất gương soi không chỉ bao phủ lấy con người ta ở tương lai, ở hiện tại mà nó còn sục vào cả trong giấc mơ...
Soi gương
17/03/2011

Bài viết của hai chuyên gia giáo dục và tâm lý học dưới đây có thể sẽ gây ra những phản ứng đa chiều trong dư luận. Dù ở cực nào, đồng tình hay phản đối thì cũng cho thấy vấn đề rất đáng quan tâm. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến tranh luận để có thể tiệm cận được gần nhất với vấn đề mà gần đây không ít nhà văn hoá, xã hội học đã báo động: trẻ em ở thành thị có đời sống tình cảm nghèo hơn trẻ ở nông thôn
xem tất cả...

Ta tự hỏi phải chăng những cái cọc người đã đóng đinh lộng kiếng sự xơ hóa tâm hồn. Rồi khi ra đường đến các cơ quan hành chính, ta lại thấy những cái bóng cọc đủng đỉnh trước sự lo âu bức xúc của người dân. Họ đã biến một nền hành chính phục vụ thành một nền hành chính ban ơn hay chính xác hơn là hành chính… dịch vụ.

Sinh thời nhà văn Bùi Hiển có viết một truyện ngắn nổi tiếng trong đó mô tả một anh chàng tập thể dục hàng ngày cạnh một vòi nước. Điều đáng ngạc nhiên là vòi nước có hôm không được khóa chặt nhưng anh ta chẳng hề quan tâm đến tình trạng rỉ nước của cái vòi ấy dù thời đó nước cũng rất khan hiếm. Anh ta cứ việc tập thể dục, bóng anh ta in trên sân giống như một cái cọc: cọc người. Có bao nhiêu cái cọc người ấy trong đời sống chúng ta hôm nay? Chắc không phải là ít!

Vô cảm

Bạn có thể trách anh ta không khi anh ta nào có làm hại ai đâu? Chỉ là sự thờ ơ vô cảm trong cuộc sống. Vô cảm đó không xấu nhưng sẽ giết dần lòng nhân ái trong lòng con người. Và anh ta chỉ là một nạn nhân, để rồi trở thành kẻ vô trách nhiệm, thậm chí vô lương tâm. Hãy nhìn quanh, ta bắt gặp người phụ nữ mang thai đứng trên xe buýt, xung quanh là những gã đàn ông, những chàng trai vô tư cười nói. Ta nghe tiếng bà bán hàng xua đuổi đứa bé bán vé số mà không nhìn thấy những giọt nước mắt chực lăn trên chiếc áo còn nguyên phù hiệu trường, khi nhìn đồng hồ báo sắp đến giờ xổ số. Ta thấy từ xa một người mù giơ cao chiếc gậy băng qua đường mà không ai buồn dắt. Rồi những cái cọc người ấy lê bước vào ngồi lên xe buýt và phóng chạy văng mạng gây hàng loạt tai nạn. Người tiếp tục chết vì những tai nạn ấy chẳng thể nào đánh động lương tri những cái cọc khi họ lý giải rằng nếu bị công an phạt chỉ mất 300.000 đồng, còn trễ chuyến bị phạt 600.000 đồng”. Một bác tài trước đây từng chạy container cho biết khi ký hợp đồng, anh được chủ bao giá mỗi năm “hai mạng”. Nghĩa là nếu mỗi năm anh chỉ (hay được quyền) cán chết hai mạng người thì không phải chịu trách nhiệm gì, chủ sẽ lo. Do đó, cánh tài xế có thể an tâm đua thoải mái, miễn đủ chuyến, kịp giao nhận hàng” (Thủy Cúc, báo Tuổi Trẻ, 1/4/2009).

Ta tự hỏi phải chăng những cái cọc người đã đóng đinh lộng kiếng sự xơ hóa tâm hồn. Rồi khi ra đường đến các cơ quan hành chính, ta lại thấy những cái bóng cọc đủng đỉnh trước sự lo âu bức xúc của người dân. Họ đã biến một nền hành chính phục vụ thành một nền hành chính ban ơn hay chính xác hơn là hành chính… dịch vụ.

Cái cọc người ấy ngồi đâu trong các văn phòng của sở, vụ, viện… có thấy hàng ngày bao nhiêu người chen chúc quanh hàng trăm lô cốt mọc đầy thành phố, bao nhiêu là phiền toái. Có ai hỏi tại sao những lô cốt ấy thậm chí không một ai bên trong mà vẫn cứ dựng (?) Rồi những cái chết oan ức, do những cái hố không biển báo, do lòng đường đào lên lấp xuống không đều. Cái cọc người ấy ngồi đâu trong những chiều mưa trên những con đường ngập nước? Trên những chùm dây điện giăng như mạng nhện, trên những cây tróc gốc, đe dọa rơi xuống đầu người ta bất cứ lúc nào?

Vì đâu nên nỗi?

Lý giải cho tình trạng liệt kháng dây thần kinh từ bi hay vị tha này khiến người ta trở nên ích kỷ, có nhiều luận giải: Có người cho rằng xuất phát điểm của thói vô tâm, vô trách nhiệm chính là giáo dục. Theo Nguyên Ngọc “Đó là bản lĩnh của nhà lãnh đạo, cũng như của nền giáo dục trong việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, trong việc tạo cho họ một tình yêu gia đình – xã hội và cộng đồng, một nhân sinh quan đúng đắn. Chúng ta đã không giáo dục đầy đủ tính nhân văn cho tuổi trẻ, cũng như những định chế về luật pháp và đạo đức để sống trong một xã hội đang có những chuyển đổi dữ dội, nhưng lại cũng chưa được quản lý một cách khoa học… Nguy hiểm ở chỗ khi con người chỉ được cung cấp thông tin đơn thuần, họ sẽ trở nên khô khan, lạnh lùng và những tội ác sẽ đến từ đấy. Bởi, thông tin không tạo nên tâm hồn. Nói cho cùng, bản lĩnh chính là phẩm chất lãng mạn trong con người”. Hay nói như Krishnamurti thì cảm xúc về “tôi” và “cái tôi” chính là cốt lõi của tâm hồn và chính là tâm hồn… “Tâm hồn càng sở hữu nhiều những cảm xúc về sự sở hữu thì nó càng củng cố thêm những bức tường rào quanh nó và trở nên cùn lụt, xấu xí, hèn mọn”.

Những người khác thì cho rằng: “Chỉ có một người hằng sống một đời sống chơn chánh và từ bi mới thật sự yêu thương mình… Còn những người khác, dù họ nghĩ rằng họ yêu thương chính họ, thực sự họ là kẻ thù xấu nhất của chính họ vì họ đang làm cho chính họ những gì mà chỉ có kẻ thù mới mong muốn cho họ như thế”. (Khantipalo – Tìm hiểu đạo Phật – bản dịch HT. Thích Chơn Thiện). Nghĩa là khi anh vất một con chuột ra ngoài đường thì có lúc chính anh hay gia đình anh sẽ giẫm phải một con chuột khác do một kẻ vô tâm khác ném ra. Không khác nào những kẻ uống phải chính nguồn nước mà mình làm cho nhiễm độc. Chính vì thế hơn bao giờ hết, chúng ta phải huân tập lại tâm hồn con người, đặc biệt là giới trẻ hôm nay trong bốn đức tính “từ, bi, hỷ, xả”, trong đó phải đề cao đức tính Bi vì Bi có lợi ích giảm trừ lòng ích kỷ của mình bằng sự cảm thông những sầu khổ của kẻ khác”. Bi là phương thuốc của Đức Phật để trị liệu sự hung bạo và làm sao ta có thể làm hại những kẻ khác khi thấy rằng họ quá khổ đau…” (Khantipalo – sđd). Sau đó phải đề cập đến Xả vì Xả phản ánh khả năng đối mặt của chúng ta với những tình trạng khó khăn mà vẫn trầm tĩnh, vững vàng, không dao động”. Kẻ thù của xả chính là sự dửng dưng vô cảm, đó là kẻ thù “gần”, còn kẻ thù xa là “tham” và cái đi kèm là Sân, đẩy đưa ta một cách bất thiện vào trong quá nhiều sự việc” (Khantipalo – sđd).

Chúng ta sống là sống cùng, sống với một cộng đồng những con người có tất cả buồn vui sướng khổ, yêu ghét đan xen. Dù giả câm giả điếc giả mù thì cuộc sống với những bất trắc, ưu phiền vẫn cứ xảy ra. Không thể làm ngơ trước những nguồn đau khổ bằng thái độ của loài đà điểu và giả vờ như không có khi nó chưa xảy đến cho mình hay cái gia đình bé mọn của mình. Nói như Bùi Giáng:

Trần gian hỡi? Tôi đã về đây sống
Tôi đã tìm đâu ý nghĩa lầm tham
(Phụng hiến)

Và khi đã dấn thân vào đời thì:
Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
Hết tâm hồn và hết cả da xương (PH)

Thế nên hãy cầu mong chúng ta sớm đoạn tuyệt những cái bóng cọc đang dật dờ giữa chúng ta gây bao tổn hại cho cuộc đời hôm nay để chào đón những con người biết sống hết mình và sống cho người khác.

Nói như Hilmet: “Nếu tôi không thắp lửa, Nếu anh không thắp lửa, Nếu chúng ta không thắp lửa, Làm sao bóng tối thành ánh sáng?”.
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chuyện “đi thầy” ở khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội



KTNT- Sinh viên các khóa của khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) đồng loạt làm đơn tố cáo một giảng viên đã nhận tiền “đi thầy” của sinh viên trước mỗi kỳ thi. Tổ thanh tra của Khoa Luật đã xác minh, kết luận nội dung đơn tố cáo là có cơ sở. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, Tổ trưởng tổ thanh tra đã bị một số đối tượng đe dọa, hành hung…

Lâu nay, dư luận khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội) vẫn ì xèo chuyện sinh viên muốn qua được kỳ thi môn Tư pháp quốc tế thì phải… “đi thầy”, cụ thể là thầy Nguyễn Bá Diến, PGS.TS, Trưởng bộ môn Luật quốc tế. Tình trạng này tồn tại đã nhiều năm, gần như thành “truyền thống” trong nhiều khóa sinh viên, không những gây bức xúc trong dư luận cán bộ, giáo viên, sinh viên của khoa mà còn nảy sinh tâm lý hoang mang, lo lắng trong sinh viên. Đến nỗi, cuối tháng 12/2010, trước kỳ thi học kỳ 1, sinh viên lớp K53CLC (chất lượng cao) phải tập trung lại, tiến hành bỏ phiếu “có” hoặc “không” (đi thầy). Kết quả: 10 phiếu “có”, 6 phiếu “không”!

Theo phản ánh của hai sinh viên lớp K53A (đề nghị giấu tên), trước ngày thi Luật quốc tế 3 ngày, hai em cùng hai bạn khác bàn nhau gọi điện thoại cho ông Diến, được ông này hẹn tiếp vào 10h sáng hôm sau tại Trung tâm Luật biển (phố Doãn Kế Thiện, gần làng trẻ SOS, do ông Diến phụ trách). Sáng hôm sau, hai sinh viên này đến Trung tâm, mang theo 2kg cam và 4 phong bì, mỗi phong bì 1 triệu đồng, bên ngoài ghi rõ họ tên của 4 sinh viên, tên lớp, mã sinh viên và ngày tháng năm sinh, tất cả đựng trong một túi giấy mầu ghi, rất kín kẽ và kín đáo! Hai em được một nữ nhân viên hướng dẫn lên phòng làm việc của ông Diến ở tầng 3. Tại đây, giữa những cuộc điện thoại của thầy, hai sinh viên đã trao đổi với thầy nhiều chuyện, đại ý “chúng em đến thăm thầy, thứ nhất là để thầy ký sổ đầu bài, thứ hai là có món quà mong thầy tạo điều kiện trong kỳ thi sắp tới”. Các em ngồi chừng 35 phút thì xin phép ra về, ông Diến không quên cảm ơn học trò “đã quan tâm tới thầy”. Xuống đến tầng 1 thì hai em “chạm trán” với hai sinh viên khác của lớp K53CLC, nhưng chỉ chào nhau mà không nói gì.

Một sinh viên lớp K53A (đề nghị giấu tên) nêu trong đơn: “Em cũng như các bạn khác rất sợ và rất chú ý môn học Luật quốc tế. Nhưng chúng em biết rằng dù có cố gắng bao nhiêu cũng không thể được điểm bình thường. Mọi người đều biết và đều bảo nhau phải đi thầy. Mặc dù nhà nghèo, bố mẹ làm nông dân nuôi 5 anh chị em em ăn học, em vẫn phải cố gắng lo một khoản tiền là 1 triệu để đến thầy Diến…”.

Đơn của em P.N.L.G, sinh viên K48 khoa Luật (đã ra trường) viết: “Vào năm học 2006-2007, em đang là sinh viên năm cuối, chương trình học có môn Tư pháp quốc tế với thời lượng 5 trình. Bộ môn này tương đối khó và khối lượng kiến thức khá lớn. Được các khóa trước truyền lại “kinh nghiệm” môn này có thầy Nguyễn Bá Diến hỏi thi, thầy nổi tiếng hỏi thi theo cảm hứng lại có mối quan hệ qua lại, hoặc ai đã hối lộ thầy thì sẽ được điểm cao mà không cần dựa vào kiến thức, em hơi băn khoăn và lo lắng bởi nếu môn này em bị điểm kém thì điểm tổng kết toàn khóa sẽ bị kéo xuống. Sau khi suy nghĩ, mặc dù là sinh viên nghèo nhưng em vẫn quyết định trích ra 500.000 đồng để đi thầy… Buổi chiều sau giờ hành chính, em cầm phong bì và giáo trình môn Tư pháp quốc tế lên gặp thầy Nguyễn Bá Diến. Em nói với thầy em đang chuẩn bị thi môn này nhưng em học nhiều chỗ không hiểu, rất mong thầy giúp đỡ và đưa phong bì cho thầy. Thầy cất phong bì đi và hỏi em một số câu về môn Tư pháp quốc tế, sau đó có hướng dẫn cách trả lời. Đến ngày thi, lúc vào hỏi thi thầy gọi em lên hỏi đúng những câu như thế và em trả lời như hướng dẫn. Thầy khen tốt và bảo đi ra. Hôm sau xem điểm em thấy mình đạt điểm 9… Thi môn Tư pháp quốc tế lần 1, K48B rất nhiều người trượt, sau đó nhiều bạn hỏi em làm sao điểm cao, em kể lại hết cho các bạn và khuyên các bạn nên đi thầy. Theo em được biết, khoảng đến 60% các bạn trong lớp đều phải đi thầy mới qua được môn Tư pháp quốc tế này. Đã nhiều năm trôi qua, đến nay em mới có cơ hội và dám nói những sự việc ở trên. Rất mong các thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa Luật nhanh chóng đưa sự việc ra ánh sáng để các em khóa sau được học tập trong môi trường hoàn toàn trong sạch…”.

Ngày 25/2/2011, GS.TS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa Luật trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội ký Quyết định số 131/QĐ-KL về việc tiến hành xác minh tố cáo của sinh viên đối với ông Nguyễn Bá Diến, Trưởng bộ môn Luật quốc tế, “nội dung xác minh chuyện “đi thầy” của sinh viên các lớp thuộc khóa 53 và các khóa khác trong khi hỏi thi các môn thuộc bộ môn Luật quốc tế quản lý”, thành lập Tổ thanh tra do TS Ngô Huy Cương, Chủ tịch Công đoàn làm Tổ trưởng, Th.S Trần Thị Thu Hạnh, Trưởng ban Thanh tra nhân dân (Tổ phó), thành viên gồm TS Lê Văn Bình, cán bộ giảng dạy bộ môn Luật quốc tế, ông Đặng Phương Hải, chuyên viên phòng QLĐT- KH (thành viên) và ông Hồ Ngọc Thọ, chuyên viên phòng HC-QT.

Ngày 7/3, đại diện Tổ thanh tra làm việc với 4 sinh viên lớp K52CLC (đề nghị giấu tên). Một sinh viên trình bày như sau: “Thầy Diến dạy hai môn là Tư pháp quốc tế và Thương mại quốc tế. Sinh viên nghe theo lời của sinh viên khóa trước thì trước khi thi môn Tư pháp quốc tế, sinh viên có đến thầy và đưa phong bì, nên sinh viên được 8,5 điểm… Đối với môn Tư pháp quốc tế, sinh viên đi cùng sinh viên H và A, đưa phong bì 1.500.000 đồng…, đi ban ngày đến Trung tâm Luật biển tại phố Doãn Kế Thiện. Thầy Diến ngồi ở tầng 3, có đi qua chỗ nhân viên, nếu thầy Diến đồng ý thì nhân viên mới cho lên…”. Một sinh viên khác cho hay: “Lớp K52CLC có nói chuyện về việc đi thầy. Thông qua kinh nghiệm của sinh viên khóa trước đồng thời trong khi học, khi thầy Diến hỏi sinh viên không trả lời được thầy hay cho điểm 1, 2 nên lo lắng khi thi hết môn, nên lớp thống nhất là đi thầy Diến vào cuối môn”. Hai sinh viên còn lại thừa nhận “các em cũng có đến thầy Diến”, “đi cả 2 môn và được thầy tiếp và nhận quà của cả hai lần”. Theo các em, “cả lớp em đều đi và chia thành từng nhóm, mỗi nhóm 2 đến 3 bạn và đều có phong bì với mức giá mỗi môn một sinh viên là 500.000 đồng. Khi đi về, các nhóm cũng có trao đổi và hỏi thăm về việc đến thầy Diến như thế nào”.

Ngày 9/3, Tổ thanh tra đã có “Báo cáo sơ bộ kết quả thanh tra xác minh tố cáo ông Nguyễn Bá Diến” gửi Chủ nhiệm khoa Luật, “sơ bộ kết luận nội dung tố cáo ông Nguyễn Bá Diến nhận tiền “đi thầy” của sinh viên trước kỳ thi môn Tư pháp quốc tế là có thật”, “Qua thanh tra xác minh, Tổ thanh tra nhận thấy ông Nguyễn Bá Diến đã nhận tiền “đi thầy” của sinh viên chính quy nhiều khóa trước các kỳ thi môn học do ông phụ trách”, “Qua thanh tra, Tổ thanh tra còn được biết, Trung tâm Luật biển của khoa Luật đã bị ông Nguyễn Bá Diến biến thành nơi tiếp sinh viên trước các kỳ thi để nhận tiền “đi thầy”.

Nhiều người hẳn còn nhớ vụ án “bút kim xanh” gây bức xúc dư luận cách đây trên chục năm, khi một số cán bộ khoa Luật (Trường ĐH KHXH&NV) bị pháp luật xử lý vì ăn tiền “chạy điểm” của sinh viên lớp Luật tại chức ở Hải Phòng. Có vẻ như vấn nạn tiêu cực trong thi cử ở môi trường giáo dục ĐH hiện vẫn phổ biến, ngày càng trắng trợn và tinh vi hơn, nhưng thật đáng buồn và cực kỳ nghiêm trọng là những hành vi vi phạm pháp luật này lại xảy ra ngay trong lĩnh vực đào tạo Cử nhân Luật, những người sẽ hoạt động trong các cơ quan luật pháp, hoặc ít nhiều liên quan đến luật pháp, trong tương lai. Được biết, quy mô đào tạo của khoa Luật có 4 lớp chính quy (2 lớp cử nhân Luật học, 1 lớp cử nhân Luật kinh doanh, 1 lớp chất lượng cao), 1 lớp văn bằng 2, 2 lớp tại chức, 2 lớp cao học, tổng cộng ngót 1.000 sinh viên. Nếu như việc “đi thầy” như sinh viên tố giác là đúng, và trung bình mỗi lớp chính quy và lớp CLC có khoảng 60-70% sinh viên “đi thầy” (lớp tại chức, cao học có thể cao hơn), mỗi sinh viên phải chi 500.000 đồng (theo nhóm), thậm chí 1.000.000 đồng (nếu đi lẻ), có thể thấy số tiền “tiêu cực phí” ở mỗi kỳ thi không hề nhỏ!

Đáng chú ý là trong quá trình xác minh, làm rõ tiêu cực, TS Ngô Huy Cương, Tổ trưởng tổ thanh tra, đã hai lần bị đe dọa hành hung. Theo đơn trình báo của ông Cương, vụ thứ nhất xảy ra lúc khoảng 17h50 phút ngày 8/3, sau khi làm việc xong, anh ra mở cửa xe ô tô thì bị một người đàn ông thấp đậm chặn lại hỏi: “Mày có phải là Cương không?”. Thấy “có vấn đề”, anh Cương lùi lại, đáp: “Phải”. Người này nói: “Tao là người nhà ông Diến đây. Tại sao mày tố cáo ông Diến? Tao phải xử lý mày”. Vừa nói, anh ta vừa cho tay vào người. Anh Cương liền túm tay người này kéo vào nhà và gọi mọi người đến chứng kiến, có cả GS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa và GS.TS Nguyễn Đăng Dung. Tuy nhiên, lợi dụng lúc nhốn nháo người lạ đã chuồn mất. Vụ thứ hai xảy ra hồi 11h ngày 10/3, người đàn ông hôm trước lại tới trường uy hiếp anh Cương. Do cảnh giác nên anh Cương đã kịp báo Công an phường Dịch Vọng Hậu tới mời người này về trụ sở CA phường làm việc. Tuy nhiên, theo đơn trình báo của anh Cương, ngay trong lúc làm việc tại trụ sở CA phường với tư cách bị hại, anh đã bị bố con ông Diến uy hiếp, thậm chí còn dọa “giết”!

Thiết nghĩ, Ban giám hiệu ĐH Quốc gia Hà Nội và cơ quan chức năng sớm làm sáng tỏ vụ việc để khôi phục trật tự kỷ cương cũng như trả lại sự trong sạch, tôn nghiêm của môi trường giáo dục, đặc biệt là không để những chuyện tiêu cực làm vấy bẩn hình ảnh cao quý của người thầy trong mắt sinh viên cũng như trong dư luận xã hội./.

(Ghi chú: Sau khi đăng bài này lên mạng vào ngày 25-2-2011, sau đó báo "Kinh Tế Nông Thôn" đã gỡ bài xuống.)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [70] [71] [72] [73] [74] [75] [76] ... ›Trang sau »Trang cuối