Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [65] [66] [67] [68] [69] [70] [71] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tường Thụy


Nước nào nhỉ?


"...với mưu đồ thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông, từ cuối năm 1987, đầu năm 1988, nước ngoài đã ngang nhiên đưa lực lượng quân sự chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của VN ...


Bài "Vòng hoa trên biển Trường Sa" Báo Thanhniên online

Ở ĐÂY
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

BS. Trần Bồng Lai

Có sự khác nhau giữa những tấm ảnh...

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/78/6f/xep-hang.jpg

http://kinhtehoinhap.vn/images/news/115rtrtrt.jpg

http://www1.laodong.vn/Images/2011/2/24/khaiananh6jpg-093715
Thơ thì giống Aspirin
Nhạc thì cũng tựa Amoxicilin ấy mà
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

https://lh4.googleusercontent.com/_cgYuuV-hfgg/TYD0IigFAYI/AAAAAAAAHcY/_SQBegh6Gsc/s800/xephang-baocap.jpg

Xếp Hàng

Ngày xưa ta cũng xếp hàng như thế
Chẳng phải một thời gian, nhiều người mất cả đời
Không phải một thứ mà thứ gì cũng xếp
Có khi vài ngày mới tới lượt, đến nơi
Xếp bằng người, xếp bằng que, bằng gạch
Xếp hộ nhau, dịch chuyển chẳng hề ngơi
Có lẽ bây giờ nhiều người quên mất
Ngày xưa mình cũng nghiêm chỉnh như ai.


https://lh4.googleusercontent.com/_cgYuuV-hfgg/TYD0H0z0IfI/AAAAAAAAHcU/9hoMPiy-C7A/s800/XHBC.jpg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trông người lại ngẫm đến ta



Thế giới tiết kiệm, chống lãng phí rất sinh động, nhiều sáng kiến theo hướng nghiêm ngặt nhất. Các công sở của Nhật máy điều hoà nhiệt độ không được để dưới 25 độ, không chỉ nơi làm việc của thủ tướng cũng vậy mà cả nhà khách dành cho nguyên thủ quốc gia.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=134513
Lãng phí đất đai vẫn trầm trọng: theo báo cáo tình hình xử lý, sắp xếp nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP.HCM, đợt rà soát giữa năm 2009 xác định các đơn vị quản lý 10.535 địa chỉ nhà đất, với tổng diện tích xấp xỉ 232,6 triệu m2 thuộc sở hữu Nhà nước, song thu hồi về chưa đạt 0,3% diện tích. Trong ảnh: một khu đất vàng ở quận 3 bị bỏ hoang và được trưng dụng làm bãi giữ xe. Ảnh: Hồng Thái



Khi còn là thủ tướng, ông Lý Quang Diệu sang thăm Nhật. Đang mùa hè, nhiệt độ trong phòng làm việc của ông không được để dưới 250C, có một thông báo lịch sự yêu cầu khách hãy khắc phục. Viết trong hồi ký Bí quyết hóa rồng, Lý Quang Diệu biết Nhật nổi tiếng tiết kiệm, nhưng ông hoàn toàn không ngờ người Nhật hạn chế dùng điện cả tại phòng khách cao cấp nhất của nhà nước. Singapore vẫn tự hào là một nước tiết kiệm nhưng đây rõ ràng là bài học rất bổ ích. Sang thăm Hàn Quốc, Lý Quang Diệu thấy dân nước này tiết kiệm còn quyết liệt hơn Nhật: ở bất cứ đầu cũng chỉ thấy hàng nội, không thể tìm ra một điếu thuốc lá ngoại, mọi ngoại tệ trong dân đều tập trung cao độ vào khâu trọng yếu nhất là hiện đại hoá nền kinh tế. Nhiều người dân Hàn Quốc rất hãnh diện tự nhận mình là thế hệ hy sinh, dám chịu đựng một số năm “ăn no chưa ngon, mặc ấm chưa đẹp”, họ lao động không kém Nhật, lao động cả ngày chủ nhật, chính vì vậy sau khi đã có công nghiệp thép và công nghiệp đóng tàu hàng đầu châu Á, họ nói với người nước ngoài “Chúng tôi đã được nghỉ ngày chủ nhật”, coi như dấu hiệu tiến bộ đầu tiên.

Chính phủ Anh phát động “chiến dịch đạp xe đi làm”, công chức đi làm bằng xe đạp được giảm thuế cá nhân 45%. Hãng xe đạp Halfords đến năm 2009 bán hơn một triệu xe đạp. Pháp, Mỹ, Đan Mạch, Bỉ, Đức… đều khuyến khích và tạo mọi điều kiện để mọi người đi làm, đi chơi bằng xe đạp. Paris có nhiều trạm cho thuê xe đạp và người thuê xe hết hạn thuê có thể trả xe ở bất cứ trạm nào. Thái tử Charles sẽ kế nhiệm ngai vàng ở Anh, có nhiều thay đổi trong lối sống của ông và gia đình, hưởng ứng chủ trương tiết kiệm đỡ tốn kém công quỹ, ông còn khuyên mọi người bỏ bồn tắm tốn nước chuyển sang tắm vòi sen trong năm phút, mặc dù cha ông là ông hoàng Philips chỉ thích tắm trong bồn.

Tổng thống Hugo Chavez kêu gọi nhân dân Venezuela tiết kiệm, gợi ý cụ thể chỉ nên tắm ba phút để đỡ tốn nước. Nước Nhật tiết kiệm lúc nào cũng độc đáo: giữa năm 2005 Thủ tướng Koizumi mặc áo sơmi ngắn tay xuất hiện trên tivi kêu gọi công chức nhà nước đi làm không mặc complet, cravat, chỉ mặc sơmi như thủ tướng để đỡ nóng, mát mẻ hơn, chưa cần phải tăng thêm điện cho máy điều hoà nhiệt độ.

Những năm gần đây, lạm phát không còn của riêng nước nào và tiết kiệm là biện pháp chống lạm phát hữu hiệu. Nước ta cũng hô hào tiết kiệm chống lãng phí nhưng vẫn chỉ ra sức kêu gọi chung chung, thiếu hẳn những hành động cụ thể, thiết thực mặc dù lãng phí ở ta khó nước nào bằng. Cơ quan, công sở nào cũng có máy điều hoà nhiệt độ nhưng dùng phóng tay, thoả sức, vẫn có những cán bộ đi ăn trưa không tắt máy để khi về phòng vẫn mát lạnh. Xe công mua vượt giá Nhà nước quy định nhiều đến nỗi bộ trưởng bộ Tài chính phải thừa nhận “Phải bãi sông Hồng mới chứa hết xe công mua vượt giá nhà nước quy định”! Hàng vạn xe, vượt giá quy định mỗi xe ít nhất cũng 100 triệu đồng, nhiều xe vượt năm – sáu trăm triệu, UBND thành phố Hà Nội có xe công bốn tỉ đồng. Người nước ngoài đã nhận xét không có nước nào các quan chức được dùng xe công thoải mái như ở Việt Nam: từ cấp huyện trở lên, quan chức toàn dùng xe mới.

Xây trụ sở thành phong trào, nhiều nơi làm việc còn tốt vẫn phá bỏ để xây dựng trụ sở mới, nhiều trụ sở riêng cây cảnh trang trí đã mấy trăm triệu đồng. Ở đâu cũng có trụ sở lớn nhỏ nhưng trên cả nước lại chưa có một công trình công cộng hết sức thiết thân với nhân dân, đáng lẽ phải xây dựng đầu tiên ngay sau khi đất nước độc lập và thống nhất vì trải qua cuộc kháng chiến 30 năm, nhân dân kiệt sức, ốm đau nhiều: chưa có một tỉnh, thành phố nào xây bệnh viện mới, vẫn chỉ là những bệnh viện do chế độ cũ để lại, được mở rộng tân trang. Hà Nội, bệnh viện lớn nhất là Bạch Mai, Việt Đức do thực dân Pháp xây, còn ở TP.HCM bệnh viện lớn nhất vẫn là Chợ Rẫy do Nhật xây thời Mỹ chiếm đóng. Sau hơn 35 năm đất nước thống nhất, dân số thêm 25 triệu người, vẫn chưa xây bệnh viện công mới nào, tình trạng quá tải, hai – ba người bệnh một giường là tất nhiên. Bệnh viện thì thiếu nhưng lại có những biệt thự mới xây đã bỏ hoang, lối vào thủ đô đều có biệt thự bỏ hoang như dự án đô thị mới Cổ Nhuế, ở cụm chung cư An Sinh, Mỹ Đình 2 (Từ Liêm), chưa nói ở Hà Nội và TP.HCM còn hàng triệu mét vuông đất công, nhà công bỏ hoang hoặc sử dụng trái phép. Lãng phí ngày càng nghiêm trọng vì kỷ cương phép nước rất lỏng lẻo, những người chịu trách nhiệm đều an toàn tại chức.

Ở Đức, ông Gysi, bộ trưởng kinh tế bang Berlin phải từ chức vì sử dụng vé máy bay giá rẻ dành cho quan chức đi công vụ vào việc riêng. Ông Kurt Bildenfof, thống đốc bang Lachen, phải từ chức vì ở nhà công vụ với tiền thuê giá rẻ và mua sắm đồ gỗ cũng với giá quá rẻ thiệt hại cho công quỹ. Thống đốc bang Niderbachsen từ chức vì nhận quà đám cưới của doanh nghiệp không khai vào thu nhập cá nhân để tính thuế. Hai quốc vụ khanh của Chính phủ Pháp bị cách chức, một người dùng tiền ngân sách thanh toán tiền hút xìgà Cuba, một người đi công vụ lại thuê máy bay riêng quá tốn kém.

Một số nước giàu có hơn ta, chủ nợ của ta và còn viện trợ cho ta lại tiết kiệm hơn ta. Bao giờ Việt Nam tiết kiệm, chống lãng phí được như họ?

Thái Duy
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tinh thần Nhật giữa phong ba



TTO - Thế giới tiếp tục chứng kiến những câu chuyện xúc động về tinh thần hi sinh và đùm bọc lẫn nhau của người dân Nhật Bản, giữa lúc hậu quả của trận động đất đang khủng khiếp hơn bao giờ hết.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=487294
Một người đứng giữa đống đổ nát tại Minamisanriku, tỉnh Miyagi - Ảnh: Daily Mail



Chủ quán mì phát không cho người qua đường
Trong khi chính phủ Nhật Bản vẫn chưa thể chuyển hàng cứu trợ thật đầy đủ đến những nạn nhân của trận động đất, nhiều người Nhật Bản đã tự đứng ra để giúp đỡ những đồng hương gặp khó khăn.

Chẳng hạn như tại quán mì ở thành phố Miyako thuộc tỉnh Iwate, nơi người ta đang phát không món mì nóng cho những người không nhà cửa để chống chọi với cái đói và thời tiết lạnh giá bên ngoài.

Chủ quán mì, anh Hideshi, cho biết hiện anh đang phải ở khu sơ tán sau khi ngôi nhà trong thành phố đã bị trận sóng thần phá sập.

“Tôi chỉ muốn giúp những người xung quanh cảm thấy hạnh phúc hơn một chút”, Hideshi giải thích về hành động của mình.

Các “khách hàng” của quán mì đều tỏ ra hạnh phúc và biết ơn Hideshi. Nhiều người trong số này là những thiếu niên đã trở thành không nhà sau thảm họa.

Tại khách sạn Monterey ở thành phố Sendai, hai đầu bếp của khách sạn bận rộn phân phát món súp nóng cho những người qua đường - nhiều người trong số này chưa hề có gì vào bụng suốt nhiều ngày qua. Tuy nhiên tất cả đều xếp hàng ngay ngắn và trật tự. Không có ai quay lại để lãnh phần súp thứ hai - mọi người đều ý thức rằng điều đó là “không công bằng”.

Người lính cứu hỏa mất 7 người thân
Tại một khu vực ở Kamaishi, có một người lảo đảo bước ra khỏi đống đổ nát. Những người xung quanh đã phải đỡ lấy người đàn ông tóc hoa râm, dường như đã không còn sức mạnh để đứng vững. Đó là Kenichi Suzuki, một lính cứu hỏa tình nguyện, người đã xông pha liên tục suốt những ngày kể từ sau khi thảm họa xảy ra - để rồi khi quay về nhà, ông bàng hoàng nhận ra cả gia đình mình đã thiệt mạng.

Suzuki cho biết ông đã không có tin tức từ gia đình ngay sau khi thảm họa xảy ra. Công việc sửa chữa đê sóng thần đã không cho phép ông có thời gian quay về tìm tin tức người thân.

“Tôi không còn nghĩ được gì nữa”, ông Suzuki nói trong nước mắt - Vợ tôi, vợ chồng con trai tôi và 4 đứa cháu - tất cả đều đã ra đi”.

Cũng tại Kamaishi, đài truyền hình NHK chiếu cảnh hai vợ chồng Machiko và Seiichirou lang thang giữa đống đổ nát để tìm kiếm cậu con trai bị thất lạc.

“Đó có phải là bưu điện không?” - ông Seiichirou hỏi một nhân viên cứu hộ, chỉ tay về phía một đống đổ nát ở phía xa. Người đàn ông gật đầu.

“Shiro?”, ông Seiichirou lên tiếng gọi con trai mình. Nhưng tất cả đã quá muộn, tòa nhà từng là bưu điện nay chỉ là một đống đổ nát khổng lồ…

Giữa thảm cảnh, người Nhật vẫn đứng vững
Tại nhiều vùng động đất, báo Daily Mail kể về từng nhóm người lang thang giữa trời tuyết để kiếm củi sưởi và những hộp thức ăn có thể còn sót lại đâu đó giữa những đống đổ nát. Họ reo lên mỗi khi tìm thấy một lon đồ hộp hoặc một gói mì còn nguyên vẹn - tất cả sẽ được mang về chia cho mọi người. Thức ăn mang về các khu sơ tán được các phụ nữ nấu chung với gạo cứu trợ.

“Thật buồn khi nhận ra rằng, những thanh củi này từng là ngôi nhà của chúng tôi - một người dân sống ở Rizukentakata nói - Nhưng chúng tôi không có nhiên liệu để sưởi”.

“Những thanh củi này hơi ướt, nhưng gom lại thành đống cũng đủ giúp chúng tôi sưởi ấm phần nào”, anh nói.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=487290
Chia sẻ với nhau bữa ăn - Ảnh: Daily Mail



Thế nhưng không vì thế mà người Nhật Bản mất đi tinh thần kỷ luật.

Tại trường tiểu học Shichigo ở thành phố Sendai, nơi cư trú tạm thời của hàng trăm nạn nhân, người ta thấy những gia đình tự sắp xếp để sống chung với nhau. Mỗi gia đình sống trong một ô vuông ngay ngắn, kích thước bằng nhau được ngăn lại bằng những tấm cạc tông và mền vải - không có cảnh giành giật từng khoảng trống. Giày dép phải để ở ngoài để tránh giữ vệ sinh chung. Nhiều người chấp nhận ăn ít hơn bình thường để chia sẻ thức ăn cho mọi người - tất cả cùng nhau tồn tại.

Không có cảnh la hét ồn ào - ngoại trừ tiếng trẻ em cười đùa, mọi người đều nói với nhau một cách nhẹ nhàng và bình tĩnh.

Như CNN nhận xét “Những con người này, trở thành vô gia cư chỉ sau buổi chiều, đang thể hiện một tinh thần văn minh và cộng đồng khiến thế giới phải sửng sốt”.

XUÂN TÙNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


- “Một câu chuyện cảm động về cậu bé 9 tuổi ở Nhật đã dạy cho tôi bài học làm người trong lúc khốn khó nhất.


Dưới đây là bài viết cảm động của một độc giả gửi báo Dân trí về cách ứng xử tuyệt vời trong cơn hoạn nạn ở Nhật của một cậu bé mới 9 tuổi.

Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt của em thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm.

Em kể khi đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của em làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường em nhìn thấy chiếc xe và cha bị nước cuốn trôi, nhiều khả năng đã chết.

Hỏi mẹ đâu, em nói nhà em nằm ngay bờ biển, mẹ và em em chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe hỏi đến thân nhân.

Nhìn thấy em nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người em nhỏ. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu bé ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.

Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".

Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác khóc, để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại.

Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

(Dân trí)
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đào Khói Mây

Thư của một Cảnh sát Nhật gốc Việt, mời đọc
 Xin chào anh Đào

     Em là Minh Thành đây. Anh và gia đình khỏe không ? Mấy ngày nay mọi sự   đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác   chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian   dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không ,   thực phẩm gần như số không ?   Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.
   Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn.

      Ngày hôm kia em đã tìm thấy và cứu được một người VN. Anh ta tên là   Toàn đến từ Mỹ, kỹ sư nguyên tử lực làm việc tại nhà máy điện hạt nhân   Fukushima 1, anh ta bị tai nạn ngay cơn động đất đầu tiên, mọi thứ hỗn   loạn nên chẳng ai giúp anh ta liên lạc cả.

   Tình cờ biết được   em đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ và phải công nhận tụi Mỹ nó nhanh,   ngay lập tức trực thăng của quân đội Mý đến bệnh viện bốc anh ta đưa   thẳng ra hạm đội   7.

   Còn lại một số tu nghiệp sinh VN ở trong vùng này thì em   đang tìm vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Nếu có thông tin chính xác tên   tuổi, nơi làm việc của họ thì dễ tìm kiếm hơn. Ở Nhật cảnh sát không có   quản lý gắt gao về hộ tịch như ở VN và luật bảo hộ thông tin cũng khiến   cho việc tìm thông tin của họ cũng khó. Em gặp một phụ nữ Nhật có làm   việc chung với 7 cô gái đến từ VN làm việc với tư cách tu nghiệp sinh,   chỗ họ làm cách bờ biển khoảng 3km, bà ta nói rằng họ không biết tiếng   Nhật và lúc chạy loạn thì họ chạy theo bà ta, nhưng sau đó thì không   biết chạy đi đâu còn sống hay là chết.Trong đó bà ta chỉ nhớ tên một cô   gái tên là Nguyễn Thị Huyền (Có thể tên là Hiền) vì làm việc chung nhau.

     Nhân   viên Đại sứ quán và chính phủ VN vẫn chưa thấy xuất hiện ở đây, dù đọc   trên báo mạng của VN thấy họ nói lo lắng cho dân VN rất tốt.

   Ngay cả cảnh sát tụi em còn đói khát tả tơi thì huống chi   tới mấy đứa nhỏ tu nghiệp sinh VN. Nỗi khổ nhất ở vùng này bây giờ là   Lạnh, Đói, Khát, không có điện, thiếu thông tin. Dân chúng thì vẫn bình   tĩnh, lòng tự trọng và luân lý của họ tốt nên chưa đến nỗi loạn nhưng   nếu tình hình này kéo dài thêm chừng 1 tuần nữa thì có khả năng tình   hình an ninh không thể kiểm soát nổi. Họ cũng là con người mà, khi cơn   đói khát đã vượt quá lòng tự trọng và nhân cách thì cái gì cũng phải làm   thôi. Chính phủ đang lập cầu không vận thực phẩm và thuốc men vào vùng   này nhưng chỉ như   muối bỏ biển.

   Có nhiều chuyện muốn kể cho anh nghe để đăng   trang tin của anh nhưng mà nhiều đến độ bây giờ em cũng chẳng biết gì mà   viết nữa.

   Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người.

     Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở   đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn   những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người   chỉ có chiếc ao thun   và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến   phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi   thăm.Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất  và sóng   thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công   lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi,   100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ   biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người   lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh   em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương   khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và   nói: " Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú   ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
   Thằng bé nhận túi lương khô của   em,   khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng   không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát   thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại   quay lại xếp hàng.Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn   mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: " Bởi vì còn có nhiều người chắc đói   hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
    
    
     Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không nhìn   thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có   thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô   cùng cảm động về sự hy sinh.    
   Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu   gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ   đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự   điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân   biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

   Nghĩ lại câu   nói của ông già Fuwa nguyên chủ tịch Đảng CS Nhật giáo sư dạy em về Tư   bản luận đã nói rằng " Nếu Mac sống lại, ông ta sẽ thêm một câu vào   trong cuốn Tư bản luận đó là " Chủ nghĩa CS chỉ thành công trên đất   Nhật".
   Vài dòng gửi cho anh, chúc anh khỏe .Tới giờ em vào phiên trực nữa rồi.
   Chúc anh và gia đình vạn sự an khang.   

   Hà Minh Thành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Trung Quốc tạm dừng các dự án điện hạt nhân
Cập nhật lúc 18/03/2011 09:52:59 AM (GMT+7)
Ngày 16/3, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã chủ trì Hội nghị Quốc vụ viện bàn về tình hình rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 tại Nhật Bản. Hội nghị nhấn mạnh cần nhận thức được tính quan trọng và cấp bách của an toàn hạt nhân, phát triển nhà máy điện hạt nhân cần phải đặt an toàn hạt nhân lên ưu tiên hàng đầu.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng đã đưa ra 4 quyết định như sau: thứ nhất, lập tức tổ chức kiểm tra an toàn đối với các nhà máy điện hạt nhân tại Trung Quốc, thông qua việc đánh giá an toàn một cách chi tiết, toàn diện, điều tra nguy cơ an ninh tiềm ẩn, áp dụng các biện pháp liên quan, bảo đảm an ninh tuyệt đối.

Thứ hai, tăng cường quản lý an toàn đối với các nhà máy điện hạt nhân đang vận hành. Các cơ quan giám sát cũng cần phải tăng cường giám sát, kiểm tra, chỉ đạo cách doanh nghiệp và kịp thời loại bỏ các mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Thứ ba, đánh giá toàn diện tại các nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng. Áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến nhất để đánh giá độ an toàn đối với các nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng, kiên quyết chỉnh sửa những sai phạm và lập tức ngừng thi công đối với những nhà máy không phù hợp tiêu chuẩn an toàn.

Thứ tư, phê duyệt chặt chẽ đối với những dự án điện hạt nhân mới. Chú ý chuẩn bị các kế hoạch an ninh hạt nhân, điều chỉnh hoàn thiện kế hoạch phát triển điện hạt nhân dài hạn, trước khi phê duyệt các kế hoạch an ninh hạt nhân, cần phải tạm đình chỉ phê chuẩn các dự án điện hạt nhân bao gồm các dự án chuẩn bị.

Trận động đất mạnh 9 độ richter xảy ra tại vùng biển đông bắc Nhật Bản vào ngày 11/3 đã gây ra sóng thần và sự cố rò rỉ chất phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Hiện chính phủ Nhật Bản đang áp dụng mọi biện pháp để giảm bở ảnh hưởng của sự cố này. Trung Quốc không phát hiện bất thường trong việc kiểm tra bức xạ môi trường, các nhà máy điện hạt nhân tại Trung Quốc vẫn trong tình trạng an toàn.

Hội nghị cũng yêu cầu tiếp tục tăng cường cảnh báo giám sát bức xạ môi trường và giám sát di động khẩn cấp các khu vực trọng điểm, kịp thời công bố tình hình giám sát. Tăng cường hợp tác với Nhật, tích cực giúp đỡ công dân Trung Quốc trong vùng chịu ảnh hưởng nhanh chóng được đưa tới nơi an toàn.

Trong vòng 5-10 năm tới, mỗi năm Trung Quốc sẽ xây dựng thêm 5-8 nhà máy điện hạt nhân mới và trở thành quốc gia phát triển điện hạt nhân hàng đầu thế giới. Năm 2015, công suất lắp đặt của các nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc sẽ đạt 39 triệu kW, đến năm 2020, có thể đạt 80 triệu kW, chiếm 5% sản lượng điện cả nước.

Sầm Hoa (Theo military.china)
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Việt Nam sẽ có định hướng đúng đắn cho điện nguyên tử
Sự cố hạt nhân Nhật Bản sau động đất không ảnh hưởng đến dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, mà còn giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm trong quản lý và lựa chọn công nghệ, các nhà khoa học Việt Nam nhận xét.
Tại cuộc họp báo khẩn của Bộ Khoa học Công nghệ hôm qua, sau khi Nhật xảy ra sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, nói: ""Chúng ta đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nên cần theo dõi sát thông tin từ Nhật và quốc tế, để có định hướng đúng đắn cho phát triển điện nguyên tử ở Việt Nam".
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/78/cf/bo_khcn.jpg
Cuộc họp khẩn của Bộ Khoa học Công nghệ, đề cập an toàn hạt nhân. Ảnh: Hương Thu.
Ông Tấn cho biết, bài học quan trọng từ Nhật là cách tổ chức rất bài bản trong việc ứng cứu và di dân sau động đất. Tuy nhiên khi ở lò số 4 có nổ không hiểu tại sao Nhật không tổ chức khắc phục, mà họ chỉ tập trung vào 3 lò nổ trước đó. "Đây là bài học để Việt Nam áp dụng trong xây dựng kịch bản ứng phó sự cố, hình thành hệ thống thông tin kịp thời người dân trong phòng chống như thế nào", ông Tấn nói.
Cũng theo ông Tấn, lò của Nhật Bản được xây dựng từ những năm 1970, thế hệ lò này hoạt động chưa sử dụng nguyên tắc an toàn thụ động, tức là vẫn cần sự can thiệp của con người. Việt Nam đã xác định chọn thế hệ lò dựa trên nguyên lý an toàn thụ động.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Lương, phó cục trưởng cục an toàn bức xạ hạt nhân, một bài học quý nữa được rút ra từ sự cố hạt nhân Nhật Bản. Đó là sự phối hợp chặt chẽ của các cấp trong việc ứng phó với các tình huống nguy hiểm.
"Việt Nam cũng cần xây dựng hệ thống ứng phó khẩn cấp, trong đó có trung tâm hỗ trợ ứng phó sự cố cấp quốc gia và tại các địa phương", ông Lương nói.
Cục trưởng cục an toàn bức xạ hạt nhân, tiến sĩ Ngô Đặng Nhân, cho rằng Việt Nam không nằm trong khu vực có nguy cơ động đất cao như Nhật Bản, nhưng cần đề phòng và tính toán khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân để có độ an toàn cao hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cần đào tạo đội ngũ chuyên gia; xây dựng hệ thống quy phạm, văn bản pháp luật nghiêm ngặt.
Liên quan đến công tác chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, các đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ đều khẳng định, sự cố hạt nhân của Nhật Bản không ảnh hưởng mong muốn xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ta.
Ông Tấn cho biết, trong giai đoạn 2 của quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, phía Nhật Bản đang chào hàng công nghệ ở thế hệ thứ ba, đây là thế hệ lò phản ứng hiện đại. Đến nay, các bên đang đàm phán hiệp định khung, khi nào ký hợp đồng mới chọn thế hệ lò cụ thể cho Việt Nam.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/78/cf/2.jpg
Bảng quy hoạch hai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được dựng lên ở xã Phước Dinh và Vĩnh Hải. Ảnh: Sơn Ninh.
Ngoài ra, Bộ Khoa học Công nghệ đang xây dựng thông tư liên quan tới nhà máy điện hạt nhân. Thông tư này nêu cụ thể các tiêu chí để xây dựng, quản lý, lựa chọn địa điểm và xin ý kiến các bộ ngành, từ đó đặt ra các yêu cầu cho nhà thiết kế. Các tiêu chí này có tính đến ảnh hưởng của các hiện tượng thiên nhiên như động đất, sóng thần, núi lửa.
Dự án điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam dự kiến đặt tại tỉnh Ninh Thuận, gồm hai nhà máy có tổng công suất 4.000 MW. Theo kế hoạch sẽ khởi công nhà máy I năm 2014 và bắt đầu phát điện năm 2020. Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Hương Thu
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

duyquocquyen đã viết:
Thư của một Cảnh sát Nhật gốc Việt, mời đọc
 Xin chào anh Đào

     Em là Minh Thành đây. Anh và gia đình khỏe không ? Mấy ngày nay mọi sự   đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác   chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian   dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không ,   thực phẩm gần như số không ?   Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.
   Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn.

      Ngày hôm kia em đã tìm thấy và cứu được một người VN. Anh ta tên là   Toàn đến từ Mỹ, kỹ sư nguyên tử lực làm việc tại nhà máy điện hạt nhân   Fukushima 1, anh ta bị tai nạn ngay cơn động đất đầu tiên, mọi thứ hỗn   loạn nên chẳng ai giúp anh ta liên lạc cả.

   Tình cờ biết được   em đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ và phải công nhận tụi Mỹ nó nhanh,   ngay lập tức trực thăng của quân đội Mý đến bệnh viện bốc anh ta đưa   thẳng ra hạm đội   7.

   Còn lại một số tu nghiệp sinh VN ở trong vùng này thì em   đang tìm vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Nếu có thông tin chính xác tên   tuổi, nơi làm việc của họ thì dễ tìm kiếm hơn. Ở Nhật cảnh sát không có   quản lý gắt gao về hộ tịch như ở VN và luật bảo hộ thông tin cũng khiến   cho việc tìm thông tin của họ cũng khó. Em gặp một phụ nữ Nhật có làm   việc chung với 7 cô gái đến từ VN làm việc với tư cách tu nghiệp sinh,   chỗ họ làm cách bờ biển khoảng 3km, bà ta nói rằng họ không biết tiếng   Nhật và lúc chạy loạn thì họ chạy theo bà ta, nhưng sau đó thì không   biết chạy đi đâu còn sống hay là chết.Trong đó bà ta chỉ nhớ tên một cô   gái tên là Nguyễn Thị Huyền (Có thể tên là Hiền) vì làm việc chung nhau.

     Nhân   viên Đại sứ quán và chính phủ VN vẫn chưa thấy xuất hiện ở đây, dù đọc   trên báo mạng của VN thấy họ nói lo lắng cho dân VN rất tốt.

   Ngay cả cảnh sát tụi em còn đói khát tả tơi thì huống chi   tới mấy đứa nhỏ tu nghiệp sinh VN. Nỗi khổ nhất ở vùng này bây giờ là   Lạnh, Đói, Khát, không có điện, thiếu thông tin. Dân chúng thì vẫn bình   tĩnh, lòng tự trọng và luân lý của họ tốt nên chưa đến nỗi loạn nhưng   nếu tình hình này kéo dài thêm chừng 1 tuần nữa thì có khả năng tình   hình an ninh không thể kiểm soát nổi. Họ cũng là con người mà, khi cơn   đói khát đã vượt quá lòng tự trọng và nhân cách thì cái gì cũng phải làm   thôi. Chính phủ đang lập cầu không vận thực phẩm và thuốc men vào vùng   này nhưng chỉ như   muối bỏ biển.

   Có nhiều chuyện muốn kể cho anh nghe để đăng   trang tin của anh nhưng mà nhiều đến độ bây giờ em cũng chẳng biết gì mà   viết nữa.

   Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người.

     Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở   đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn   những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người   chỉ có chiếc ao thun   và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến   phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi   thăm.Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất  và sóng   thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công   lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi,   100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ   biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người   lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh   em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương   khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và   nói: " Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú   ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
   Thằng bé nhận túi lương khô của   em,   khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng   không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát   thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại   quay lại xếp hàng.Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn   mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: " Bởi vì còn có nhiều người chắc đói   hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
    
    
     Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không nhìn   thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có   thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô   cùng cảm động về sự hy sinh.    
   Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu   gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ   đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự   điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân   biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

   Nghĩ lại câu   nói của ông già Fuwa nguyên chủ tịch Đảng CS Nhật giáo sư dạy em về Tư   bản luận đã nói rằng " Nếu Mac sống lại, ông ta sẽ thêm một câu vào   trong cuốn Tư bản luận đó là " Chủ nghĩa CS chỉ thành công trên đất   Nhật".
   Vài dòng gửi cho anh, chúc anh khỏe .Tới giờ em vào phiên trực nữa rồi.
   Chúc anh và gia đình vạn sự an khang.   

   Hà Minh Thành
Mặc dù ĐN đã đọc bức thư này trên một số trang blog cá nhân trên mạng và báo mạng, nhưng xin được cảm ơn bạn duy quoc quyền đã đăng nguyên văn bức thư này. Cần đăng nguyên vẹn như thế này để nắm bắt được đầy đủ thông tin.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [65] [66] [67] [68] [69] [70] [71] ... ›Trang sau »Trang cuối