Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

Hoa nào chẳng có cái hay của nó. Nhưng bảo hoa mào gà vì nó liên quan đến biểu tượng con Gà trống thì thật ngộ nghĩnh. Tôi cảm thấy sự so sánh và ý tưởng cứ gượng ép thế nào í. Nếu cứ gượng ép như thế thì hoa gì mà chẳng được.

Về việc mọi người phản biện hoa sen là vì lí do nó phổ biến ở nhiều nước thì tôi cũng thấy lạ. Ở mỗi nước nó có một ý nghĩa khác nhau thì tự nhiên nó sẽ khác nhau. Chẳng ảnh hưởng gì tới việc chọn nó hay không cả. Mình chọn quốc hoa cho nước mình, vì thế nên bỏ qua những điều khách quan như nước này hay nước nọ đã có hay chưa có. Tôi chỉ nghĩ là việc chọn quốc hoa không phải là việc chọn một loại hoa độc đáo, mà chọn cái gì gần gũi thân thuộc với mình thôi. Thực sự phản cảm với những ý kiến cho rằng không chọn hoa sen bởi vì đã có nước khác chọn rồi.

Ý kiến đó thật là ngớ ngẩn. Giống như những dứa trẻ chạy theo mốt, thích sự đặc biệt, thích độc đáo, thích xì tin, thích chẳng giống ai.
Hãy cứ là mình đi đã! Đừng quan tâm đến việc người khác làm gì để cố gắng làm khác họ! Vì vậy việc chọn quốc hoa cũng thế, cứ chọn đi, chọn cái gì đó phù hợp cho mình chứ đừng có để ý đến việc giống này giống nọ

Đọc mà thấy ức chế! Ức chế nên viết lung tung!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Đồ Nghệ đã viết:
.

Người Pháp nói về chọn quốc hoa cho VN


Laurent Séverac - chuyên gia mùi hương và Patrice Gautier- doanh nhân, hai người Pháp tỏ quan tâm quanh chọn quốc hoa của Việt Nam.

Laurent Séverac: Với tôi, chỉ có hoàng lan .



Giáo sư Đặng Vũ Khiêu: Tôi chọn hoa mào gà
Mấy nay Chằn định nói gì đó về vụ này. Tiện thể Cammy có ý kiến Shrek cũng ti toe chút.

Ở đây, cả một dân tộc đang chọn cho tổ quốc một Quốc hoa. Thế thì, mấy ông Tây kia chả có lý do gì xen vào để ý kiến ý cò. Dù cho mấy ông ấy có giàu có, nổi tiếng đến mấy thì...cũng kệ mấy ông ấy. Về bên nước họ mà ý kiến! Mấy ông ấy tính mượn chuyện này mà ...lăng xê cho chính mình thôi. Vì nếu ta có nghe hay không nghe. Thì vô hình trung chúng ta cũng đã đưa họ lên mặt báo. Chẳng: Nhứt cử lưỡng tiện là gì?

Còn giáo sư Đặng vũ Khiêu thì nghĩ ra một loài hoa để cho là nên chọn là: Mào gà thì lại thật là buồn cười!(Xin lỗi giáo sư và những ai yêu mến ông) Ông nói: Nó tượng trưng cho cái mào trên đầu con gà trống  hùng dũng của VN thì còn buồn cười hơn nữa.

Ai mà chả biết con gà trống là...quốc thú của Pháp! Còn quốc thú của VN thì ...con nít cũng biết là...con Trâu! Con Trâu quá quen thuộc với dân Việt. Lội sình lầy, cày bừa...Xa xa là những đám Sen!Những hình ảnh này gợi lên trong tâm trí của những người xa xứ đến da diết. Có ai xa xứ mà nhớ đến những bông hoa ...mào Gà không nhỉ?

Còn về phần cho là Sen ở đâu cũng có! Đây mới chính là so sánh quá ư khập khiễng! Thế VN cũng có hoa Tuy Líp, nước nào chả có hoa Tuy Líp thì Hà Lan không nên chọn hoa ấy làm Quốc hoa à?

Sen đi vào thơ văn VN, khung cảnh chùa chiền, miếu mạo, tượng trưng cho sự thanh khiết, mạnh mẽ sống và vươn lên với một phong cách rất Á Đông. Việc này, thiết nghĩ không cần thiết phải tốn quá nhiều giấy mực đến thế....
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Báo chí Việt Nam:

Hội nhập và tiếp thị tri thức



Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh: Phải có những người làm báo có tinh thần khai sáng

Xét về mặt văn hoá, báo chí Việt Nam còn thua báo chí của nhiều quốc gia một khoảng cách rất xa.

Những tớ báo lớn của quốc gia, tức không phải báo lá cải, phải là những tờ báo văn hoá, cung cấp thức ăn tinh thần cho độc giả. Ngoài tính chất cung cấp thông tin, phải có tính chất xây dựng văn hoá, góp phần xây dựng xã hội thành một xã hội tri thức. Nếu con người phải học, học nữa, học mãi, thì các tờ báo phải có nhiều văn hoá, văn hoá nữa, văn hoá mãi. Hiện nay, rất nhiều tờ báo của Việt Nam mới chỉ là báo thông tin, chứ chưa phải là báo văn hoá.

Muốn có một tờ báo văn hoá phải có giới trí thức đa dạng tham gia, phải có những người làm báo có tinh thần khai sáng.

Nhà văn Nguyên Ngọc : Nền tảng của chuyển động xã hội là tri thức

Ngày nhỏ, trước Cách mạng tháng 8.1945, tôi nhớ có rất nhiều tờ báo truyền bá tri thức, từ phổ thông cho đến uyên bác, như Khoa học và Đời sống, Thanh Nghị, Tri Tân… (do những trí thức lớn như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Xiển, Vũ Đình Hoè, Đinh Gia Trinh… chủ trương). Lớp trẻ chúng tôi hồi đó đọc say mê, và bây giờ tôi nhớ lại với một lòng biết ơn, các tờ báo ấy và các tác giả của chúng đã gieo vào tâm trí chúng tôi một điều vô cùng quý giá sẽ đi theo chúng tôi suốt đời: óc tò mò hiểu biết, niềm khát khao tri thức, ý thức hạnh phúc sâu xa và vô tư, vô vị lợi khi được khám phá thế giới bất tận quanh ta… Tôi cũng nhớ hình như ngày ấy chúng tôi hiểu về báo chí như vậy, chờ đợi ở báo chí những điều như thế. Và những bậc trí thức lớn cũng tận dụng báo chí để làm công việc khai hoá đẹp đẽ và cần thiết ấy.

Quả thật ngày nay điều đó đã biến mất, hay mai một rất nhiều trong báo chí của chúng ta. Chỉ còn thấy tràn lan giải trí.

Tôi cho đó là một sự thoái hoá đáng buồn.

Mong sao những từ báo tôi hằng yêu mến trở lại mạnh mẽ với chức năng tốt đẹp và cao quý này. Cũng mong các bậc trí giả trở lại với vai trò khai hoá không bao giờ có thể coi là xong, qua một công cụ hết sức hiệu quả là báo chí.

Nền tảng của những chuyển động xã hội bao giờ cũng là tri thức được dày công tích luỹ và nâng cao trong quảng đại quần chúng.

Giáo sư Phạm Duy Hiển: Khổ học để có tri thức

Hội nhập ngày càng sâu với thế giới văn minh trước sự bùng nổ các tiện ích công nghệ thông tin trong cuộc sống, đất nước chúng ta đang trở thành một thị trường tiêu thụ công nghệ đầy hấp dẫn trên thế giới. Nhưng với chiếc 3G bên tay lái Mercedes ngày một phổ biến trên các xa lộ ở nước ta, ít ai hình dung hết cái khoảng cách muôn trùng giữa chúng ta – người tiêu xài Việt Nam – với những người làm ra các tiện ích ấy. Ngược lại, niềm khao khát được nổi bật trên thế giới khiến chúng ta dễ ngộ nhận rằng mình cũng hiện đại đâu kém ai, đó là nhờ mình biết đi tắt đón đầu, mình biết chộp ngay lấy những thứ hiện đại nhất để tiêu xài như dự định làm đường sắt cao tốc dài 1.600km, mở rộng Hà Nội ra to nhất nhì trên thế giới v.v. Không nhận ra mình đang ở nấc thang nào trong phát triển khoa học công nghệ, nhắm mắt làm ngơ không biết người ta xếp trường đại học mình ở thứ hạng nào trong khu vực và trên thế giới, v.v. rồi để cho tâm lý vĩ cuồng chi phối mọi tầm nhìn, sớm muộn chúng ta sẽ trở thành những người man di hiện đại theo cách ví von của học giả Nguyễn Văn Vĩnh đúng trăm năm trước đây.

Hàng chục tỉ đôla đi vay để sơn phết như vậy chi bằng biết chắt chiu dành dụm đào tạo con người để thế hệ sau này không cần phải bước lên đường sắt có con tàu hình đầu đạn mà đồng hành trên mọi nẻo đường cùng với những người có tri thức nhất trên thế giới.

Những cố gắng như báo Sài Gòn Tiếp Thị rất đáng trân trọng, nhưng đừng nên nghĩ rằng vì thanh niên ta không chịu học, không thích đi sâu vào khoa học công nghệ mà các bậc trưởng lão phải khai hoá họ. Bởi họ phải tìm những cách dấn thân khác khi xã hội chẳng những không thật sự mở rộng các con đường chinh phục tri thức cho họ mà còn khuyến khích các bậc đàn anh khệnh khạng trong cân đai áo mão thay vì khổ học để có tri thức.

Nếu đi tắt đón đầu dễ như thế thì cần gì đến lớp trẻ?
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

NGHE CHA DẠY CON GÁI



(Dân trí) - Trên đường đời, sẽ có lúc con gái của bạn cần nghe những lời khuyên mạnh mẽ ấy, để có thể tiếp tục tiến lên...

Một người không tốt với con, con không nên quá bận tâm. Trong cuộc sống của con, không ai phải có nghĩa vụ đối tốt với con trừ cha mẹ. Còn với những người tốt với con, con nên trân trọng và biết ơn điều đó.

Nhưng con cũng cần phải có chút đề phòng bởi mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều có mục đích riêng. Hãy nhớ, họ tốt với con không đồng nghĩa với việc họ phải quý mến con.  
Không có ai là không thể thay thế, không có vật gì thuộc hoàn toàn sở hữu của con. Vì thế, nếu sau này người con yêu thương không còn ở bên, hay họ không còn là nơi con có thể đặt niềm tin, con cũng đừng bi lụy.
Sinh mệnh con người thực sự ngắn ngủi, con đừng để mỗi ngày trôi đi vô ích. Người ta tham vọng sống lâu nhưng con chỉ cần sống hạnh phúc mỗi ngày. Hãy trân trong và yêu lấy cuộc sống hiện tại của con.
Trên đời này không có gì là nhất cả, tình yêu chỉ là cảm giác bất chợt đi qua cuộc đời con, nhưng nó sẽ theo thời gian và lòng người mà thay đổi. Nếu như người đó rời xa con, con hãy học cách chờ đợi. Hãy để thời gian rửa sạch vết thương, để tâm hồn con lắng lại rồi nỗi đau của con cũng sẽ dần biến mất. Con đừng mơ ước một tình yêu hoàn hảo, cũng đừng thổi phồng nỗi đau khi nó không còn.  
Có những người thành đạt mà không cần trải qua nhiều trường lớp, nhưng điều đó không có nghĩa con thôi nỗ lực học tập. Kiến thức con học được chính là vũ khí con cần có, hãy nhớ người ta không thể làm gì nếu họ chỉ có tay không.
Con không nhất thiết phải chăm sóc cha nửa cuộc đời con lại và cha cũng thế. Khi trưởng thành, con có thể tự mình bước đi, trách nhiệm của cha cũng đã kết thúc. Sau này dù con hạnh phúc hay buồn đau, con đều phải tự mình lựa chọn và có trách nhiệm với nó.
Con có thể bắt mình phải giữ chữ tín, nhưng không thể yêu cầu người khác làm thế với mình. Con có thể yêu cầu bản thân phải đối đãi tốt với người, nhưng con không thể kì vọng người ta sẽ làm ngược lại. Khi con tốt với họ, họ không có nghĩa vụ phải tốt lại với con. Hãy nhớ điều này nếu không con sẽ luôn gặp ưu phiền trong cuộc sống.
Cha đã mua vé số trong 26 năm thế nhưng chưa một lần trúng, điều đó nói lên rằng muốn giàu có phải dựa vào nỗ lực làm việc của bản thân, trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí cả.  

Chỉ những ai có duyên phận mới trở thành người thân của nhau, cho dù trong cuộc sống bận rộn con ít khi gặp mọi người, nhưng con hãy trân trọng từng khoảnh khắc khi còn bên họ, hãy dành cho họ thời gian để yêu thương con hơn, và hãy gọi điện cho mẹ con.


Quỳnh Phạm
Theo Chinanews

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

@Lá@

Nguồn: http://boxitvn.wordpress....7n-xay-c%E1%BB%95ng-chao/

Dấu chấm đặt trên chữ i – hay là chuyện xây cổng chào

PHẠM TOÀN


http://www.doisongphapluat.com.vn/Uploaded/admin/2010/so%2004/5%20cong%20chao%20%20.jpg

Học giả Hoàng Xuân Hãn từ những năm 1930 thế kỷ trước đã đặt ra câu vè giúp người thất học: I tờ có móc cả hai/I ngắn có chấm tờ dài có ngang. Đó là hiểu theo nghĩa đen. Còn bên Tây họ cũng có câu nói tương tự “đặt dấu chấm lên trên các chữ i”.  Ngạn ngữ này có cách giải thích thông dụng là lời khuyên hãy nói cho rõ ràng rành rọt có ngành có ngọn mọi điều chứ đừng ấp úng, ngọng nghịu, hoặc che chắn…  để dễ bề thực hành những điều mờ ám (tham nhũng chẳng hạn).Trong trường hợp này, đặt dấu chấm lên trên các chữ i có nghĩa tương đương với công khai, minh bạch, dân chủ (đó là cho những ai thích chính trị). Còn với những đầu óc thích khoa học, thì đặt dấu chấm lên trên các chữ i có nghĩa là hiểu đúng khái niệm, cư xử đúng với các khái niệm như nó phải có.

Bây giờ giả sử ta có khái niệm này: cổng chào vào thành phố. Để tiện cho bạn đọc thấy rõ cái dấu chấm tôi định đặt trên chữ i nào, xin mời bạn hãy nhìn vào tấm hình dưới đây.

http://wikitravel.org/upload/shared//thumb/6/65/Goulburn_merino.JPG/300px-Goulburn_merino.JPG

Xin nói luôn, mặc dù bạn có thể đã nhìn ra rồi: một con cừu to đùng. Nhìn xuống chân con cừu, bạn có thể thấy chiếc ô-tô, vậy là đủ để bạn nhận ra tỷ lệ giữa hai vật, và để thấy con cừu đúng là “to, to thật, to lắm các đồng chí ạ!” Con cừu này nằm ở lối vào thành phố Goulburn bang New South Wales nước Úc. Du khách cả nội lẫn ngoại qua đây chắc chắn không thể không nhìn và ngắm chú cừu cứu tinh của cả một vùng len dạ, mà nhờ có sản vật ấy thì mới có trường đại học và các viện nọ vụ kia, có các “nhà” này “nhà” khác, kể cả có một anh hay một chị thủ tướng! Du khách đi ngang, vào lúc nắng hanh rát mặt và bão lửa có thể bùng lên bất cứ lúc nào, nhìn xuống cánh đồng thấy cả ngàn con cừu đang ngoan ngoãn gặm chút cỏ sắp cháy khô, thì bất cứ ai còn có chút lòng ân tình hiếu nghĩa và có chút am hiểu lịch sử “một dân tộc mà tổ tiên họ là những kẻ tội đồ” bị lưu đầy từ Anh quốc qua đó lập nghiệp, nếu ta thật sự không là kẻ dùng tiền chùa đi du lịch dưới danh nghĩa mỹ miều study tour thì ta sẽ không sao tránh khỏi cảm giác ngùi ngùi – hệt như cảm giác mỗi khi ta đi ngang những nghĩa trang trắng xóa mộ phần trên Đất Mẹ dọc con đường thiên lý Bắc–Nam.

Bạn hẳn đã hiểu cái dấu chấm trên chữ i của tác giả: cái dân tộc này cần học, học  nữa, học mãi. Cái dân tộc này đừng nên học theo những thói hóng hớt. Cái dân tộc này chớ chạy theo những trò ăn chơi chết người.

Hãy làm lại từ đầu với những hành động thiết thực xây dựng Tổ quốc. Đừng biến hậu thế thành những con nợ lút đầu. Chớ hành động vô trách nhiệm!

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2010

PT
Trời mưa gió rét kìn kìn
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

           SUY NGHĨ TỪ VỤ CHÁU HÀO ANH


Phạm Nguyễn

Vụ việc vợ chồng chủ đầm tôm Mã Ngọc Thơm và Huỳnh Hoàng Giang ở đầm dơi (Cà Mau) hành hạ dã man như thời trung cổ người làm thuê là cháu Hào Anh suốt cả năm ròng đã khiến dư luận cả nước phẫn uất đến tận cùng.

Sự phẫn uất vẫn được thể hiện  ngay cả vào tối qua, khi bản án được Hội đồng xét xử TAND Cà Mau tuyên với 46 năm tù chia đôi cho đôi vợ chồng “ác quỷ” thì nhiều người vẫn cho là còn nhẹ.

Rất nhiều nước mắt đã rơi. Đó là những giọt nước mắt thương cảm. Nước mắt giận dữ. Và, có cả những giọt nước mắt xót xa,…

Với vụ việc này, có thể coi như kết thúc “có hậu” khi cái ác đã bị trừng trị và nạn nhân đã được cứu thoát. Nhưng sau vụ việc này, chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước LHQ về quyền trẻ em, có luật Phòng chống bạo lực gia đình bên cạnh luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và hàng loạt các luật khác liên quan tới công tác bảo vệ trẻ em. Vậy nhưng, hàng ngày, hàng giờ và ngày càng nhiều những vụ bạo hành trẻ em được phát giác. Đặc biệt là tính chất, mức độ vụ việc ngày càng nghiêm trọng. và ngặt một nỗi, vụ nào cũng vậy, các cơ quan chức năng “mãi là người đến sau”.

Điều đó cho thấy rằng, mạng lưới bảo vệ trẻ em của chúng ta hiện đang quá yếu, chưa đồng bộ, phải đi qua nhiều cấp. Và hơn thế , đó là nhận thức không đầy đủ, thờ ơ, thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Đã có quá nhiều vụ việc, người dân phát hiện, báo chí phanh phui thì chính quyền mới vào cuộc một cách lấy lệ.

Và một điều nữa cũng cần phải nhìn nhận, cái ác đang hoành hành, bắt nguồn từ sự thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm của chính mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội. Có thể đây là một nhận xét nghiệt ngã, nhưng là sự thật đau xót vô cùng!.

Nói về vụ việc bé Hào Anh bị hành hạ, bà Ngô thị Minh – Phó chủ nhiệm Uỷ ban văn hoá giáo dục thanh thiếu niên Quốc hội đã nói rằng : “Tôi thực sự đau xót cho tuổi thơ của cháu Hào Anh, vừa thấy phẫn nộ trước hành động vô nhân tính của vợ chồng Giang – Thơm, vừa thấy thật đáng trách người mẹ sinh ra cháu Hào Anh và vừa thấy trách bản thân mình vì chưa làm hết trách nhiệm”.

Đúng vậy! Nhưng không chỉ riêng bà Minh. Mỗi sự việc đau lòng  như trên xảy ra, chúng ta cần nhìn thấy phần trách nhiệm của mình trong đó.

Và, cũng đã đến lúc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội cần phải đặt vấn đề này lên bàn nghị sự và phải khẩn trương tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để chấn chỉnh ngay những băng hoại đạo đức này.

Nó còn quan trọng hơn rất nhiều vấn đề khác mà chúng ta đang mất thì giờ sốt sắng!.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nghệ An:

Bốn học sinh tháo trộm phụ kiện đường sắt bán... chơi game



TTO - Cơ quan an ninh điều tra đang mở rộng chuyên án ĐS 101 điều tra Võ Đình Đức (27 tuổi) và Lê Thị Lý (33 tuổi) trú xã Hưng Xá (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) thu mua hàng trăm phụ kiện đường sắt do bốn học sinh tháo trộm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam.

Bốn học sinh ở xóm 9, xã Nam Cường (huyện Nam Đàn, Nghệ An) thời gian qua đã hàng chục lần tháo trộm phụ kiện đường sắt bị bắt quả tang là: Trần Đình Nam (14 tuổi), Nguyễn Anh Tuấn (13 tuổi), Trần Viết Trung (14 tuổi), Nguyễn Đình Luân (15 tuổi, là học sinh Trường THCS Nam Cường).

Bước đầu các em khai do nghiện game nên đã cùng nhau tháo trộm 100 phụ kiện như đinh bu-loong, ốc vít, thanh giằng, miếng đệm sắt… trên tuyến đường sắt Bắc - Nam (thuộc địa phận huyện Nam Đàn) mang bán cho Đức và Lý lấy tiền vào quán internet chơi game.

Rất may, ngành đường sắt đã kịp thời phát hiện các vụ tháo cắp phụ kiện, kịp thời sửa chữa, các đoàn tàu Bắc - Nam qua đoạn đường trên an toàn.


AN KHÁNH

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Nhìn khói xe để... phạt?


Tới đây, người đi xe máy có thể phải  kiểm tra hệ thống xả  trước khi ra đường và muốn tránh bị phạt, tốt nhất là phải xài xe mới (ít nhất là có "tuổi đời" 3 năm đổ lại), có tiền thì mua xe ga càng tốt! Ấy là trong trường hợp một đề án về giao thông vừa đem ra bàn thảo được thông qua...

Cục Đăng kiểm Việt Nam đã công bố dự thảo đề án Kiểm soát khí thải mô tô, xe máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố lớn.

Theo lộ trình của dự án, trước mắt, trong hai năm đầu sẽ thực hiện việc kiểm tra khí thải bắt buộc đối với môtô, xe máy trên bảy năm sử dụng. Sau đó sẽ áp dụng đối với tất cả các môtô, xe máy có tuổi đời trên ba năm kể từ ngày đăng ký.

Việc kiểm tra sẽ thực hiện định kỳ bắt buộc một năm một lần với mức lệ phí là 50.000 đồng/xe. Những xe đạt tiêu chuẩn sẽ được các trung tâm kiểm định cấp tem và giấy chứng nhận cho phép tham gia giao thông.

Các chủ phương tiện khi lưu thông bị phát hiện có mức phát thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ bị phạt 200.000 đồng/lần. Xe máy không kiểm tra khí thải có thể bị phạt 300.000 đồng/lần. Nếu được thông qua đề án sẽ được đưa vào thực hiện từ năm 2010.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/xemay.jpg
Người đi xe máy có thể phải kiểm tra hệ thống xả trước khi ra đường (Ảnh: Tiền Phong)


Sẽ có rất nhiều vấn đề đặt ra ở đây.
- Cứ môtô, xe máy được đem vào sử dụng từ 3 năm trở lên phải đi kiểm tra khí thải định kỳ mỗi năm một lần. Vậy với xe tạm gọi là "xịn" thì có được đảm bảo không bị phiền hà? Trong thực tế có những xe chưa được 3 năm sử dụng mà lượng khí thải đổ ra lại vượt quá mức cho phép, vậy tính sao?

- Gắn liền với yếu tố trên thì việc "đo" khí thải để quyết định phạt chính xác được đến mức độ nào? Lấy gì để đảm bảo người sở hữu phương tiện giao thông không bị sách nhiễu, làm khó, nhất là khi mức phạt tới 200.000 - 300.000 đồng?
- Hiện nay, rất nhiều ôtô tải, ôtô khách, thậm chí là xe bus vẫn ngày ngày uỳnh uỳnh di chuyển trong thành phố mà bằng mắt thường cũng có thể thấy chúng luôn thải ra những luồng khói đen khủng khiếp, gấp nhiều lần khí thải từ môtô, xe máy; vậy tại sao việc cần giải quyết trước bức thiết như thế lại chưa làm (hoặc đã làm nhưng chưa tốt)? Nói rộng hơn, tình trạng khí thải do xe máy gây ra đang ở mức thế nào, có đáng báo động so với rất nhiều loại khí thải đang gây ô nhiễm môi trường vô cùng nặng nề khác?
- Việt Nam hiện có vài chục triệu môtô, xe máy. Để người điều khiển giao thông chấp hành quy định an toàn giao thông hiện nay đã là một thách thức và đòi hỏi cố gắng lớn của lực lượng thanh tra, cảnh sát. Bây giờ lại có quy định mới về việc kiểm soát khí thải thế này thì liệu Cục Đăng kiểm có đủ lực lượng quán xuyến, cho dù là chỉ trong địa bàn những thành phố lớn?
- Cũng gần giống như "ý tưởng" cấm hay hạn chế xe gắn máy dạo trước: Nếu xe từ các khu vực khác vào Hà Nội, TPHCM - những nơi có kiểm tra khí thải - thì có bị "khám bệnh" và nộp phạt khi ở khu vực của họ không áp dụng việc này?
- Có thể, cũng sẽ có nhiều ý kiến cho rằng: Cần phải hẹn chế tối đa khí thải từ môtô, xe máy vẫn dang ngày một tăng lên nhiều ở VN, thế thì tại sao không cấm lưu hành luôn những xe quá "đát" (mà việc xác định đơn giản hơn rất nhiều)?
Chợt nghĩ, nếu dự thảo đề án Kiểm soát khí thải mô tô, xe máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố lớn kia mà có hiệu lực thì chắc chắn rằng sẽ lại thêm một nỗi lo cho người sử dụng môtô, xe máy, bên cạnh rất nhiều nỗi lo vẫn thường trực hàng ngày khác khi tham gia giao thông.
Đa số các phương tiện sẽ phải mất 50.000 đồng/năm để đi kiểm tra. Nếu kiểm tra rồi mà vẫn bị phát hiện khí thải vượt quá tiêu chuẩn thì sẽ phải è cổ ra chịu phạt mức "đồng hạng" 200.000 đồng.
Chẳng may ra, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, mỗi người điều khiển dù đã chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ cho xe của mình kỹ càng lắm rồi, nhưng một hôm nào đó xe gặp trục trặc bất thường, phun khói ra hơi nhiều một chút, có cảnh sát giao thông "soi" ra, thế là thôi rồi...!
Và nữa, cũng không khỏi lo nghĩ cho cả những người phải săm soi, kiểm tra khí thải, khói phun của từng xe... Thực thi công tác này mà đem so với việc điều khiển trật tự giao thông chắc là chẳng nhẹ nhàng hơn chút nào.

Danh Anh
Nguồn: http://www.tintuconline.c...haoluan/400120/index.html
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Xe gắn máy là “tội đồ” gây ùn tắc giao thông”

“Xe gắn máy là những “kẻ” chiếm đất TP, là thủ phạm gây tắc nghẽn giao thông. Không nên nhìn nhận xe gắn máy như một phương tiện giao thông trong đô thị lớn như TPHCM” - PGS-TS Phạm Xuân Mai nhận định.

Tại hội thảo Giải pháp giảm ùn tắc, kẹt xe trên địa bàn thành phố do Sở Khoa học Công nghệ TPHCM tổ chức ngày 1/7, nhiều đại biểu đều đồng tình rằng: nếu thành phố quyết tâm, sẽ chống được nạn kẹt xe.

Xe gắn máy là những “kẻ” chiếm đất TP

PGS-TS Phạm Xuân Mai (ĐH Bách khoa TPHCM) thẳng thừng quy kết: “Xe gắn máy (XGM) là những “kẻ” chiếm đất TP, là thủ phạm gây tắc nghẽn giao thông”.  Theo ông thì mỗi người đi XGM chiếm đến 12m2 diện tích đường khi lưu thông và chiếm 2m2 diện tích khi đậu trong nhà, vỉa hè hay lòng đường.
Trong khi đó, số lượng XGM trên địa bàn TP đã đạt đến con số khủng khiếp: hơn 4,1 triệu xe, đạt tỷ lệ 600 xe/1.000 dân. Theo ông Mai thì TPHCM có tỷ lệ XGM cao nhất thế giới, gấp 2 - 3 lần các TP lớn khác trong khu vực như Bangkok (Thái Lan), Jakarta (Malaysia), Taipei (Đài Loan)….
Ông còn quy cho XGM hàng loạt “tội danh” như: TPHCM mỗi năm có 1.000 - 1.200 người chết do TNGT, trong đó 71% do XGM; tiêu hao nhiên liệu của XGM cao gấp 92 lần so với xe buýt; mức độ gây ô nhiễm môi trường của người đi XGM cao gấp 39,3 lần người đi xe buýt…

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/Xemylkchimt.jpg
Xe gắn máy là “tội đồ” gây nên tình trạng ùn tắc?


Ông dự báo:  “Theo tình hình tăng XGM như hiện nay thì đến năm 2011, TP sẽ có 4,5 triệu XGM. Như vậy thì tắc nghẽn giao thông là tất yếu. Nếu cứ để tăng mãi thì liệu đến năm 2020, TP còn kiểm soát được giao thông không?”.
Chính vì những lý do trên, để hạn chế kẹt xe, ông kiên quyết đề xuất:  “Không nên nhìn nhận XGM như một phương tiện giao thông trong đô thị lớn như TPHCM”.
TS Nguyễn Hữu Thiện, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học Công nghệ) cũng cho rằng: “Cần phải ngưng sử dụng XGM và cả xe đạp trong giờ cao điểm. Sau một thời gian có thể tiến tới ngưng hoàn toàn. Ngoài ra cũng cần hạn chế xe con cá nhân trong giờ cao điểm, trừ taxi và các loại xe ưu tiên”.

Nếu quyết tâm sẽ làm được

Ông Nguyễn Hữu Thiện cho rằng:  “Nếu quyết tâm thì làm được. Trước sau gì cũng phải làm như vậy. Trung Quốc cách đây 15 - 20 năm, các TP lớn có điều kiện như ở các TP lớn của ta. Vậy mà đến nay đã có hàng trăm TP ở Trung Quốc không còn sử dụng XGM”.
Về phản ứng của người dân, ông cho rằng:  “Tâm lý phản ứng với một cuộc đổi mới, thay đổi nếp sống, nếp sinh hoạt… là chuyện bình thường. Chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thay đổi thói quen vì mục tiêu lớn, vì lợi ích cộng đồng. Đồng thời đã quyết định thì phải kiên quyết làm, nửa vời là không thành công. Điều này cần quyết tâm của lãnh đạo”.
Ông Phạm Xuân Mai cũng cho là: “TPHCM hoàn toàn có thể thực hiện được việc hạn chế XGM song song với phát triển vận tải hành khách công cộng để chống kẹt xe nếu biết cách làm và kiên quyết thực hiện”.
Và ông cũng đề xuất cách làm cụ thể: “Chúng ta không cấm đi XGM trong TP, vì đó là quyền của người dân. Nhưng chúng ta có thể áp dụng nhiều biện pháp để gia tăng các bất tiện cho người đi XGM một cách tự nhiên, làm nản lòng người đi XGM”.
Các biện pháp “làm nản lòng người đi XGM” mà ông đề xuất là: hạn chế nhập khẩu XGM và không khuyến khích phát triển công nghiệp XGM, đánh thuế cao XGM sản xuất trong nước… để nâng giá thành xe; tăng phí đăng ký xe, áp dụng phí sử dụng xe hằng năm, thu thuế ô nhiễm môi trường cho XGM; không xây dựng mới các bãi giữ XGM ở trung tâm TP, tăng giá giữ xe…
Ông cho rằng:  “Tất cả những biện pháp trên sẽ góp phần giảm sự đi lại bằng XGM trên các tuyến đường và khu vực đã có hệ thống xe buýt. Người dân buộc phải lựa chọn đi xe gì là tiện lợi nhất, đặc biệt là học sinh, sinh viên, cán bộ công chức có lộ trình đi lại cơ bản là cố định. Họ sẽ bỏ dần thói quen sử dụng XGM một cách tùy tiện”.

Theo
Tùng Nguyên
Dân trí
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

MỘT CUỘC ĐỜI GIỮA HAI CÂY CỘT ĐIỆN


Ngay giữa lòng Hà Nội, cách Hồ Gươm chỉ vài chục bước chân, lẩn khuất phía sau những hàng xe hơi sang trọng đầu phố Bảo Khánh có một quán trà đá, đặc biệt đến nỗi bất kỳ ai nhìn thấy cũng không khỏi chạnh lòng.
Đó là quán trà đá của bà cụ Nguyễn Thị Yến (nay đã 86 tuổi) nằm lọt thỏm giữa hai cây cột điện cách nhau chưa đầy 60 cm. Quán trà đá đặc biệt ấy gần 40 năm qua là “miếng cơm manh áo” của cả một gia đình toàn những người tàn tật, ốm đau, không nơi vá víu.

Truân chuyên đời người

2cot-dien212010-1
Quán trà đặc biệt của cụ Yến lọt thỏm giữa hai cây cột điện.


Tôi tìm đến quán trà đá đặc biệt này đúng vào thời điểm gió mùa Đông Bắc tràn về sau một vài ngày nắng ấm, những cơn gió lạnh rít lên liên hồi làm cho mặt nước Hồ Gươm cũng trở nên dậy sóng. Người đi đường cũng đã khoác trở lại những chiếc áo ấm dày cộm để chống chọi với một đợt rét mới. Ấy vậy mà đến đầu phố Bảo Khánh, một cảnh tượng khiến tôi không cầm thể cầm nổi lòng mình, đó là một bà cụ tóc bạc như cước, ngồi co ro dưới chân hai cây cột điện, mình mặc những tấm áo hết sức mỏng manh. Phía trên đầu được che chắn tạm bợ bởi một tấm ván cũ, phía trước là một giỏ xách nhỏ rách nát với đôi ba gói hướng dương, vài bao thuốc lá, mấy phong kẹo cao su và năm, sáu chai nước khoáng. Thấy tôi lại gần, bà cụ lên tiếng mời uống nước.

Tôi ngồi xuống bên cụ mua một phong kẹo cao su, một chai nước khoáng và bắt đầu chuyện. Cụ Yến kể, cuộc đời cụ cũng có thể ví như một cuốn “Truyện Kiều”, cũng đẫm nước mắt và chất chứa đau thương không khác gì nàng Kiều trước đây. Tuy không lận đận, truân chuyên như Kiều nhưng cụ lại có những nỗi khổ riêng không ai thấu tỏ.

Cụ là người gốc Phú Xuyên (Hà Tây) nhưng lên Hà Nội vào năm 1950. Mẹ bị mù chết sớm, bố vợ nọ con kia nên chẳng hề ngó ngàng gì tới cụ. Ở với ông bà ngoại được mấy năm thì ông bà ngoại chết. Các cậu, các dì thương tình đưa về nuôi nhưng do gia cảnh ai cũng khó khăn nên tuổi thơ của cụ là những tháng ngày đi ở đợ cho nhà người. Năm 20 tuổi cụ lấy chồng và sinh được ba trai một gái. Sống ở quê được một thời gian thì buộc phải dắt díu nhau lên Hà Nội để kiếm kế sinh nhai, vì hồi ấy cụ là con mồ côi nên ở quê không được phân ruộng.

Những ngày mới lên Hà Nội, cụ phải xoay đủ nghề để nuôi sống cả một gia đình tới sáu miệng ăn. Lúc đầu bán xôi, cháo dạo ở những con phố nhỏ quanh khu vực chợ Đồng Xuân. Bán được 4 năm thì cô con gái duy nhất đổ bệnh nặng, cụ phải nghỉ bán để ở nhà chăm sóc con.

“Thời gian ấy gia đình tôi vô cùng khốn khổ, đồng lương thợ may ít ỏi của ông nhà tôi không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày thì lấy đâu tiền mua thuốc cho con. Thương con quá nhưng không còn cách nào khác tôi đành bấm bụng gửi con nhờ hàng xóm trông hộ để ra chợ Đồng Xuân bán phở, rồi chuyển sang bán hoa quả để kiếm tiền nuôi cả gia đình và thuốc men cho các con”.

Vắt kiệt sức mình để lao vào mưu sinh, nuôi sống cả nhà khiến cho cụ Yến chả mấy chốc từ một phụ nữ được tiếng “lực điền” đã phải ngã quỵ trước những cơn đau ốm bất thường. Không còn sức khỏe để có thể rong ruổi khắp các phố phường bán dạo, nên quán trà đá trở thành chiếc “cần câu cơm” duy nhất lúc bấy giờ mà cụ có thể làm được để nuôi sống các con.

Nuôi được con các vừa lúc trưởng thành thì cũng là lúc người chồng, chỗ dựa tinh thần lớn lao nhất của cụ, bỏ cụ ra đi do một căn bệnh hiểm nghèo. Bố vừa mất chưa được bao lâu thì các con lao vào giằng xé, tranh giành sở hữu ngôi nhà tập thể khiến cho cụ hết sức đau lòng. Không còn cách nào khác, cụ đành phải bán căn nhà mà cả một đời hai vợ chồng tích góp, dành dụm để chia cho các con. Còn mình thì âm thầm đi thuê một căn chòi nhỏ ở ven sông Hồng để sống cùng cô con gái mắc bệnh teo cơ và tim bẩm sinh.

40 năm không bỏ một buổi chợ

Tôi hỏi cụ: “Cụ ngồi đây cả ngày mà không lạnh sao?” - cụ cúi đầu lẳng lặng, chậm rãi đưa miếng trầu vừa giã nhuyễn trong chiếc cối đồng vào miệng, bỏm bẻm nhai rồi đưa ánh mắt xa xăm nhìn về phía Hồ Gươm như đang hồi tưởng về quãng đời cơ cực của mình. Trên khóe mi, hai hàng nước mắt dâng lên ầng ậc. Lẳng lặng một lúc lâu, cụ mới lên tiếng: “Lạnh chứ, ngồi trong nhà còn lạnh huống hồ ngồi giữa trời nhưng có lẽ quen rồi nên lạnh thế này chứ lạnh nữa thì tôi vẫn chịu được. Những hôm lạnh quá thì mặc thêm nhiều áo để chống lạnh. Lạnh thế nhưng gần 40 năm qua tôi chưa hề bỏ buổi chợ nào trừ ngày giỗ ông nhà tôi và hai ngày Tết”.

Hàng ngày, cứ đều đặn 6h vào mùa đông và 5h30 vào mùa hè, cụ đã có mặt ở đây. Bán cho tới 11h đêm mới về nhà nghỉ. Vì không có vốn nên cũng không dám buôn bán gì nhiều. Trước đây, ngoài bán những thứ lặt vặt này cụ còn bán cả trà đá nhưng có một lần vì mắt mờ không nhìn thấy rõ, cụ vô tình rót nước vào chiếc chén còn đọng một ít cặn, vậy là bị người khách giơ thẳng chiếc chén vào mặt quát mắng khiến cụ thấy nhục nhã quá nên thôi.

Mặc dù khách hàng đến với cụ chủ yếu cũng là những người lao động, mỗi lần chỉ là vài điều thuốc, một gói hướng dương... nhưng vì thông cảm với hoàn cảnh của cụ nên dù ở xa họ vẫn tìm đến mua hàng. “Tôi nói thật, bán cái này thu nhập không đáng kể đâu mà chủ yếu là nhờ cơm rơi lộc vãi nhiều. Nghĩa là nhiều người mua người ta thấy thương cho hoàn cảnh của mình nên tiền thừa người ta biếu luôn không lấy. Số tiền đấy để dành, ăn tằn ăn tiện và thuốc men cho cô con gái” - cụ Yến thật lòng chia sẻ.

Cụ còn cho biết thêm: “Tôi đi thế này để khuây khỏa là chính chứ ở nhà nhìn bốn bức tường, nhìn các con tôi lại đau lòng thêm. Ba đứa con trai, một con gái nhưng đứa nào bây giờ cũng bệnh tật ốm đau. Thằng cả trước là bộ đội, ra quân được một thời gian thì bị ung thư rồi ra đi để lại cho vợ nó một nách hai đứa con mọn. Bản thân cô con dâu cả cũng bị bệnh tim nặng.

Thằng thứ hai vốn là công nhân nhà máy nước nhưng trong một lần đang làm thì không may bị ống nước đè gẫy chân. Bây giờ trở nên tàn phế, không làm được gì. Thằng út thì trước cũng đi làm linh tinh nhưng giờ lại bị thất nghiệp, ở nhà trông chờ vào đồng lương của vợ là công nhân vệ sinh nhà máy nước. Còn cô con gái duy nhất năm nay đã 36 tuổi nhưng bị teo cơ từ nhỏ nên phải nằm một chỗ, không chồng con.

Hàng tháng tôi vừa phải kiếm đủ tiền để nuôi sống mình vừa phải phụ giúp cho chúng nó và lo thuốc thang cho cô con gái. Nhiều lúc tính thôi không bán hàng nữa nhưng ở nhà thì lại chẳng biết bấu víu vào đâu”.

2cot-dien212010
Thùy Duyên mang tặng cụ Yến chiếc radio.


Trong lúc chúng tôi đang trò chuyện thì có một cô gái, ăn mặc khá sành điệu mang đến biếu cụ Yến một chiếc radio. Cô tên Nguyễn Thị Thùy Duyên - phiên dịch tiếng Trung cho một công ty. Một lần lên mạng, cô nhìn thấy hình ảnh của cụ Yến do một số bạn trẻ chụp rồi đưa lên trên một diễn đàn, vậy là mỗi lần có thời gian rỗi cô lại tìm đến trò chuyện với cụ. “Qua mấy lần trò chuyện, thấy bà ngồi một mình, không có ai trò chuyện cùng rất buồn nên em hỏi bà thích nghe đài không thì bà bảo là rất thích nhưng không có tiền mua đài, vậy là em mua biếu bà để bà nghe cho đỡ buồn...” -  Thùy Duyên cho biết.

Hành động của Duyên khiến tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều. Thì ra bên cạnh những bạn trẻ chỉ biết nghĩ đến cá nhân mình thì vẫn còn rất nhiều bạn trẻ biết quan tâm, sẻ chia với những mảnh đời, những số phận kém may mắn xung quanh mình.

Theo Hà Tùng Long
Gia đình & Xã hội

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] ... ›Trang sau »Trang cuối