Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Thời kỳ: Bắc Tống, Liêu
3 bài trả lời: 3 bản dịch
Từ khoá: Mạnh Tử (2)

Đăng bởi Hà Như vào 12/12/2012 14:20

孟子

沈魄浮魂不可招,
遺編一讀想風標。
何妨舉世嫌迂闊,
故有斯人慰寂寥。

 

Mạnh Tử

Trầm phách phù hồn bất khả chiêu,
Di biên nhất độc tưởng phong tiêu.
Hà phương cử thế hiềm vu khoát,
Cố hữu tư nhân uý tịch liêu.

 

Dịch nghĩa

Phách chìm hồn nổi không thể gọi được,
Đọc sách để lại hình dung ra phong độ của ông.
Vì sao đời lại chê là viển vông,
Có người này để an ủi nỗi buồn.


Mạnh Tử tên là Mạnh Kha (372–289 tr.CN, một số tài liệu khác ghi là 385–303 hoặc 302 tr.CN) là nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử, người đất Trâu, nước Lỗ. Ông là học trò Tử Tư (cháu nội Khổng Tử), học thành đến với Tề Tuyên Vương, Tuyên Vương không thể dùng. Đến Lương, Lương Huệ Vương cũng không chấp nhận luận điểm của ông. Các nước lúc bấy giờ, Tần dùng Thương Ưởng nên giàu, Sở, Nguỵ dùng Ngô Khởi nên mạnh. Tề Uy Vương, Tuyên Vương dùng Tôn Tẫn, Điền Kỵ mà chư hầu bái phục. Thiên hạ đang bận về hợp tung liên hoành, lấy công phạt là lẽ hay. Mạnh Kha chỉ cao đàm về cái đức của Đường, Ngu, Tam Đại nên đi đến đâu cũng không hợp, mọi người đều cho ông là viễn vông không hiểu thời cuộc. Mạnh Tử không dùng được, lui về thuật Kinh thi, Kinh thư, ý của Khổng Tử, sau chép lại thành 14 thiên Mạnh Tử để lại cho đời. Vương An Thạch nêu biến pháp, tinh thần không có gì hợp với Mạnh Tử song biến pháp của Vương cũng không được đời chuộng, đây Vương dẫn Mạnh Tử để tự an ủi.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Lê Xuân Khải

Phách chìm hồn nổi chẳng sao vời,
Đọc sách hình dung phong độ người.
Sao lại viển vông, đời cứ trách,
Có người an ủi nỗi buồn tôi.

14.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hà Như

Hồn nổi, phách chìm gọi được đâu
Đọc người để thấy đấng thanh cao
Đời còn chê trách viển vông vậy
Thế chọn ai đây dịu nỗi sầu

13.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Hồn nổi phách chìm gọi được đâu?
Đọc người phong độ hình dung sâu.
Vì sao đời lại chê xa cách,
An ủi có ngài vơi nỗi sầu.

11.00
Trả lời