Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của Bác Hồ là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú trong bố cục: đề, thực, luận, kết, niêm, đối, hình ảnh, từ ngữ. Bài thơ còn là biểu hiện sự sáng tạo trong kết cấu bởi vậy mà đọc bài thơ ta cảm nhận được vừa cũ, vừa mới, vừa truyền thống, vừa hiện đại.

1. Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một nhà hoạt động chính trị, lại là một nhà thơ.

Thơ của Bác chủ yếu, phần lớn tập trung ở Nhật ký trong tù. Bác sáng tác ở nhà tù Quảng Tây (Trung Quốc) hầu hết bằng thể thơ Đường luật. Sau đó Bác còn làm cả thơ mới, thơ tự do.

Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú khá độc đáo.

2. Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú.

- Trước hết nó có tám câu, năm vần, mỗi câu bảy chữ.

- Nó có bố cục rất thông thương của một bài thơ thất ngôn bát cứ: Đề, thực, luận, kết mỗi phần hai câu.

- Khi đọc làm cho người nghe sẽ nhận biết từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu… của một bài thơ Đường luật bình thường, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đó là kết quả của một quá trình học tập, kế thừa vốn cũ của cha ông, của dân tộc, của nhân loại. Nghệ thuật đối, niêm, luật chỉnh như là một khuôn mẫu.

3. Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc lại là biểu hiện của một sự sáng tạo của người viết.

Sáu câu thơ đầu là một kết cấu diễn dịch từ khái quát đến chi tiết cụ thể.

- Câu 1: Khái quát cảnh rừng Việt Bắc “hay”

- Câu 2, 3, 4, 5, 6 là hình ảnh cụ thể chi tiết minh hoạ cho cái “hay” của Việt Bắc đó là: vượt hót, chim kêu, ngô nếp nướng, thịt rừng quay, non xanh nước biếc, rượu ngọt, chè tươi tất cả hiện lên một cách phong phú, tươi sáng, hấp dẫn, dưới ngọn bút của tác giả. Các hình ảnh miêu tả đặc sản của Việt Bắc lại càng phong phú, hấp dẫn hơn trong nghệ thuật đối rất chuẩn của tác giả. Bởi vậy cảnh rừng Việt Bắc hấp dẫn tác giả, hấp dẫn mọi người. Nó như mời gọi tất cả mỗi người hãy đến Việt Bắc. Chính vì vậy mà câu 7, câu 8 bật ra như là một tất yếu. Nay Bác và mọi người còn bận đi kháng chiến không có thời gian để thưởng ngoạn, hưởng thụ cái giàu đẹp của Việt Bắc. Kháng chiến thắng lợi Bác hẹn với lòng mình sẽ trở lại Việt Bắc để được thưởng thức cái hay, cái đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc.

- Câu 7 và câu 8 của bài thơ rất khéo vừa đóng lại lời giới thiệu về Việt Bắc lại vừa làm nhiệm vụ kết thúc bài thơ Đường luật trong tình cảm thuỷ chung, son sắt của người đi kháng chiến với chiến khu Việt Bắc.

Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của Bác Hồ là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú trong bố cục: Đề, thực, luận, kết, niêm, đối, hình ảnh, từ ngữ. Bài thơ còn là biểu hiện sự sáng tạo trong kết cấu bởi vậy mà đọc bài thơ ta cảm nhận được vừa cũ, vừa mới, vừa truyền thống, vừa hiện đại. Cái mới, cái hiện đại của bài thơ là hiện thực của Việt Bắc trong cái sự phong phú, giàu có, đẹp đẽ. Cái hiện đại của bài thơ còn là ở kết cấu theo cấu trúc diễm dịch tạo nên sự chặt chẽ. Đọc bài thơ ta có cảm tưởng như Bác Hồ vừa khen Việt Bắc giàu đẹp vừa giới thiệu với mọi người sự giàu có hấp dẫn qua bàn tay chỉ của Bác.

Bác Hồ làm bài thơ trong hoàn cảnh đoàn cán bộ cách mạng đang hành trình đến địa điểm mới phải lội suối, trèo đèo, băng rừng, leo dốc, gánh nặng, đường xa, mệt mỏi, vất vả Bác Hồ cũng là người trong hoàn cảnh ấy nhưng ở Bác là một thái độ rất lạc quan, bài thơ có tác dụng động viên mình và động viên mọi người. Bài thơ còn chứng tỏ người làm thơ có tầm quan sát từ khái quát đến cụ thể trong bút pháp miêu tả rất sinh động. Câu thơ thứ 8 là một câu thơ đẹp. Nó như là thơ Đường của các cụ ngày xưa lại rất mới trong hiện thực của cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu kháng chiến, rất mới trong tâm hồn lạc quan của người chiến sỹ cộng sản các hình ảnh trăng xưa, hạt cũ, xuân này vừa cũ lại vừa mới trong chuẩn mực của thơ ca. Người ta nói thơ của Bác Hồ vừa kế thừa, vừa canh tân, vừa truyền thống, vừa hiện đại thì bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là một minh chứng đầy thuyết phục.