Trang trong tổng số 101 trang (1001 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Chú thích của Nabôkôp

Puskin và các người đẹp
11 Зизи… — Зизи Вульф, người có mặt trong lễ thánh của Tachiana (124)
Quan hệ của Puskin với gia đình nhà Ôsipôvư, những người hàng xóm ở cùng làng, ta không thể đơn giản đi tìm những thứ song song trong lịch sử các mối tình trong văn học. Những năm phải sống bị quản thúc ở làng quê (từ tháng tám 1824 đến hết tháng chín 1826), tại Mikhailopskoie, tỉnh Pskôp và sau này, trong nhiều lần đến thăm nhà Vulf tại khu nhà riêng của họ ở tỉnh Tver, ông đã theo đuổi năm hay sáu nhân vật nữ thuộc dòng họ này - ở Malinhiki, nhà của Ivan Vulf, ở Pavlốpsk, dinh cơ của Pavel Vulf, và ở Bernôvô, khu dinh cơ của Ivan Vulf. Trong số nhân vật nữ này, trước hết phải nói tới bà Pras kôvia Ôsipôva, một địa chủ, người vốn họ Vưnđômskai a (1782-1859). Bà là chủ sở hữu Trigorsk, hay Trigorskoie- khu tam núi, nằm gần khu dinh cơ nhà Puskin tại tỉnh Pskôp, và cũng là chủ nhân Malinhinki tại tỉnh Tversk, cách Starisuw chừng hai mươi nhăm dặm. Bà sống thọ hơn hai ông chồng của bà, chồng đầu là Nhikôlai Vulf (mất năm 1813), chồng sau là Ivan Ôsipôp (chết năm 1822 (125). Bà thường ký tên nửa tiếng Nga, nửa tiếng Pháp - lúc đầu là Prascovie de Windomsky, sau là Prascovie Woulff và cuối cùng là Prascovte d’Ossipoff. Không biết, Puskin có quan hệ tình ái với bà này hay không, nhưng chuyện bà say mê Puskin gần như là chắc chắn.
Còn nàng Dina hay Didi, hay Euphrosine, hay Euphrasie (là hình thái tiếng Pháp tên gọi Евпраксия) - Didi Vulf (1809 -1883), là con gái út của bà Ôsipôva. Puskin cứ gặp dịp là viết đủ thứ thơ cho nàng, và từ Mikhailopskoie, Puskin thông báo cho anh trai nàng ở Peterburg vào cuối tháng mười 1824 (126) rằng, Aleksandr Puskin, một người đàn ông hai mươi nhăm tuổi và Didi, một thiếu nữ mười lăm tuổi, có số đo vòng eo như nhau. Phán đoán qua hình vẽ nghiêng của nàng, ở thời điểm khi nàng đã đẫy đà, thì việc so sánh nàng, ở chương năm, XXXII, với hình ảnh ly rượu thanh tú quả là chuyện đùa cợt. Puskin có mối tình thoảng qua với nàng năm 1829. Năm 1831, nàng lấy chồng là bá tước Vrepski. Lễ thánh của Евпраксия được tổ chức trong ngày lễ thánh của Tachiana, và Didi đã xuất hiện trong bữa tiệc ở nhà bà Larina vào ngày thứ năm do tác giả dựng lên, “ngày 12 tháng giêng năm 1821”, hai ngày trước khi có sự kiện Lenski bị chết do tác giả nghĩ ra. Còn người thật Dina Vrepskaia trong chuyến thăm Peterburg đã cùng ăn trưa với Puskin và cô em gái chàng, ngày 26 tháng giêng năm 1837, một ngày trước khi xảy ra cuộc đấu súng định mệnh.
Didi còn chị gái cả, Анна, Annette Вульф (1799–1857), nàng Anna này đã say Puskin như điếu đổ và hết lòng yêu ông, nhưng ông đã lạnh lùng và trắng trợn lừa dối nàng vào năm 1825. Khi cuộc tình đang ở đỉnh điểm, vào đầu tháng hai 1826, bà mẹ nàng đã kèm dẫn nàng về Malinhiki, từ đây nàng đã gửi cho Puskin những lá thư nghe tan nát cõi lòng.
Vẫn còn một nàng Anna nữa, Netty Вульф, là con gái của Иван Вульф và là chị họ của Аннеттa và Didi. Sau này, Puskin có viết về nàng, trong thư gửi Alekseey Vulf, là anh trai của Anheta và Didi rằng “Netty là người dịu dàng, vẻ mệt mỏi, tính dễ xúc động, nổi khùng” (127)
Vẫn còn một nàng Alina nữa, Aleksandra Ôsipôva, là con riêng của P. Ôsipôva, bà sinh cô này với chồng thứ hai trong lần hôn nhân trước đó (và là người yêu của Alekseey Vulf, 1805-1881, một công tử và là tác giả nhiều cuốn Nhật ký nổi tiếng), khi lấy chồng thì mang họ là Bekleshôva. Nàng là Mỹ nhân được Puskin mê say cùng lúc với những tiểu thư vừa kể tên ở trên, nhưng hai người có quan hệ nồng thắm nhất vào các mùa thu năm 1828 và 1829, khi Puskin đến thăm các dinh cơ dòng họ Vulf (128).
Cuối cùng, còn cô cháu gái của bà Ôsipôva, Anna Kern (1800-1879), là con gái của Petr Poltaratski và chị gái Nhikôlai Vulf. Người chồng đầu tiên của Anna, mà nàng đã lấy khi con rất trẻ, là thiếu tướng Ermôlai Kern (1765-1841). Puskin đã phải kì công mới chiếm được trái tim nàng, vào mùa hè năm 1825, khi nàng ở thăm Trigorskoie. Rất nhanh sau đó, nàng bắt đầu có quan hệ kín với người anh họ Alekseey Vulf và mãi tới tháng hai năm 1828, tại Peterburg, nàng mới thật sự trở thành người tình của Puskin.

Ảnh đại diện

XI (Aleksandr Pushkin): Chú thích của Nabôkôp

XI
10…мосток… — Tôi nghĩ rằng, chiếc cầu này đã thấy trong giấc mơ của Tachiana, nó là một phần hợp thành của một phong tục xem bói khác. Snheghirep (trong tác phẩm có được nhắc tới trong chú thích chương X,11; t.2 [1838], cũng như nhiều soạn giả vô danh các loại sách khác nhau “Martưn Dađeka”(thí dụ, các sách xuất bản năm 1880) đã cung cấp cho ta biết nhiều điều sau. Chiếc cầu qua suối ghép lại bằng cành bạch dương (giống với các cành lá gom thành chổi tắm - một loại chổi ngắn dùng đập vào lưng, da đang hổng rực, khi tắm trong nhà tắm hơi ở Nga, cũng dùng để đặt dưới gối của các cô gái. Trước khi đi ngủ, cô gái nói to những câu thần chú: Ai là chồng em, ai là người được ban cho em, hãy đưa em đi qua cây cầu này.” Chồng chưa cưới sẽ đến trong mơ và dắt tay cô gái đi qua cầu.
Xin nói thêm là, con gấu, mà Ônhêghin là người đỡ đầu (chương 5, XV,11), trong giấc mơ của Tachiana, kẻ đã giúp nàng vượt qua suối (XII, 7-13), cũng báo mộng trước về người chồng tương lai của nàng, viên tướng dáng to béo, có họ với Ônhêghin. Tiến trình thú vị trong sự phát triển bố cục của Puskin, đã được kiểm chứng tuyệt vời; sự hoà quyện giữa trực giác sáng tạo và đầu óc tưởng tượng trong nghệ thuật.

Ngày xưa, còn một cách xem bói lạ lùng nữa (Puskin không nhắc tới cách này, nhưng là câu mở đầu cho “Svetlana” của Giukôpsky. Cách xem này như sau: người xem bói ném qua cửa lớn ra đường một chiếc giầy. Khi giầy rơi xuống tuyết, chạy ra xem, mũi giày quay về hướng nào thì nhà chồng tương lai ở phía đó.
Khổ thơ này còn kể một cách tìm chồng nữa, mà Tachiana vốn nhút nhát chưa chắc đã dám làm là: bước khỏi cửa nhà mình ra đường cái và kêu to gọi tên người đầu tiên cô gái gặp sẽ là chồng mình.

Ảnh đại diện

II (Aleksandr Pushkin): Chú thích của Nabôkôp

Puskin và Thú cờ bạc
…Chi tiết khó chịu, bất ngờ này đã được Rêyks diễn đạt lại cho khác đi một chút trong cuốn sách của ông “Chuyến đi thăm Sant Peterburg “(xem chú thích chương 1, LII,7)[391], được viết theo thể loại thư từ trao đổi. Bức thư IX gửi từ Peterburg, đề ngày 24 tháng 12 năm 1829, viết như sau:
Tối hôm qua, khi ở thăm bá tước Rekhansen, tôi có gặp Bairơn của nước Nga; tên anh ta là Puskin, anh này là người nổi tiếng và đồng thời là nhà thơ duy nhất ở đất nước này…Không thấy có gì đặc biệt trong nhân cách và cách cư xử của anh ta, ăn mặc quần áo lúi xùi lắm, một thiếu sót thường dễ làm người tài năng thành nổi bật, anh này công khai tuyên bố rằng, anh ta đam mê cờ bạc; một tuyên bố duy nhất đáng chú ý… [v.v…]
Về mặt tâm lý, có một điều thú vị là, Puskin đã bỏ đi các khổ thơ tuyệt vời này. Có lúc, ông tỏ ra băn khoăn: mình đang tả bản thân mình hay tả Ônhêghin là tay chơi mặt xanh tái và đang tỉnh táo. (Ta biết rằng, Ônhêghin có chơi bạc; xem chương 1, LIV và chương 8, XXXVII.) Và chính chương hai, ở đó Puskin đã kể mình là “người sống cô độc khiêm nhường “, không gắn chặt vào bàn cờ bạc, trên thực tế, chàng đã từng thua bạc trong đời, mặc dù chàng đã cố thu nhỏ mình lại, vặn vẹo người, để khẳng định nhiều điều trái ngược. Đầu năm 1828, Puskin đã đăng trên “Con ong phương Bắc” của Bulgarin, một bài thơ viết theo thể iamb, “Thư gửi V” (Ivan Velikopolxki, 1797 - 1868, tác giả của Arist, thơ trào phúng về các con bạc)(53), sau khi tỏ lời khen ngợi V., ca ngợi những nguyên tắc đạo đức lành mạnh và nhiều lời khuyên tốt đẹp V. đã cho, Puskin đi đến một kết luận giễu cợt cay độc như sau:
…Hàng xóm nhà tôi có một người
Khát vọng mang danh tiếng để đời,
Uống cốc nước thần rồi hăng tiết
Lôi đám bạc, như anh, ra cười hết
Làm thơ vui ác ý giễu cợt người
Đọc lại say sưa để bạn nghe vui.
Đáp trả, bạn anh cầm bài nguyên bộ,
Lặng im đảo bài cho thấy rõ,
Rồi đưa cho văn sĩ giỏi dậy đời
Rút bài chơi, chàng đặt tiền suốt đêm thôi.
Có ai biết ông bạn tôi không vậy?
Nhưng tôi thấy gặp ông vui như hội.
Tôi sẵn sàng cùng ông thức trắng đêm thâu,
Chơi một lèo tới tận trưa hôm sau,
Lên lớp dạy đời cao giọng giảng,
Kể chuyện bạc bài thua hoành tráng.

Để hiểu các khổ XVIIc và XVIId, cũng như nhiều tình tiết khó chịu bất ngờ khác của Puskin (xem, đặc biệt truyện dài tuyệt vời của ông “Con đầm pich”, trong truyện này, các nhà phiên dịch, kể cả Bernard Gherny là người thường rất tập trung chú ý, đã làm rối tung rối mù lên, bạn đọc phải tìm hiểu “метать банк” nghĩa là gì. Ở thời của Puskin, đang mốt thịnh hành trò chơi này, là một phiên bản kiểu Đức của trò faraon, gọi theo tiếng Nga là Stoss. Đây là một dạng mới nhất của một nhóm trò chơi đánh bạc, đã được cải tiến liên tục, bắt đầu từ tk. XVII, theo một trình tự như sau. Landcknhet, baccet (Bassette, barbacole hay hoca) faraon (pharo hay faro). Chúng tôi sẽ không đi sâu vào những sự khác nhau thật chi tiết và chỉ miêu tả chung trò này ở thời Puskin.

Là người tốt bụng, sau này từng giúp Gôgôl về vật chất, Velikopolski đã trả thù Puskin một cách nhẹ nhàng bằng cách viết ngay một bài thơ theo thể thơ của Puskin, trong đó ông tuyên bố rằng, người hay giáo huấn còn nhớ rất rõ những lần đi cùng Puskin, được thấy rõ cảnh “chương hai Ônhêghin trượt dài chết sặc theo quân bài chưởng “. Ngày nay, chúng ta đã biết rõ ràng là, Velikopolski có đọc các khổ thơ nói về thú ham mê cầm cái mà Puskin đã lược bỏ đi trong lần xuất bản riêng chương hai năm 1826.) Vào tháng tư, năm 1828, Puskin viết cho Velikopolski từ Peterburg gửi đi Matxcơva:
“Bulgarin có cho tôi xem những bài stance (tứ tuyệt) rất hay của anh viết về tôi. Anh ấy nói rằng, bên kiểm duyệt không cho phép in các bài này, khi không có sự đồng ý của tôi. Thật tiếc là, tôi không thể đồng ý được.
(…) Không có lẽ, anh muốn cãi nhau với tôi một trận kịch liệt hả và bắt tôi, một người bạn rất ôn hoà của anh, lại đưa các khổ thơ không thân thiện vào chương tám “Ônhêghin “hay sao? NB: Tôi không thua bạc mất chương hai, mà tôi đã dùng sách in chương hai để trả món nợ của tôi, cũng hệt như việc anh đã trả tôi khoản nợ anh vay bằng số kim cương của bố mẹ anh và 35 tập Bách khoa toàn thư đấy thôi. Thế tôi cho đăng lời phản đối đầy thiện chí này thì anh thấy sao?”
Thật chẳng thú vị gì khi đọc tất cả những điều này.
Puskin thích chơi cầm cái, và không thích đặt tiền chơi, và ông mê cờ bạc đến tận cuối đời.

Ảnh đại diện

LX (Aleksandr Pushkin): Chú thích của Nabôkôp

14 Кривые толки — Ở đây, có lẽ, cần hiểu là những cách “giải thích sai lầm” Trong một văn cảnh cụ thể chung hơn, điều này có nghĩa là những “tin đồn dối trá”, hay “chuyện bàn tán dông dài”. Những suy đoán có tính chất định kiến về vài nét giống nhau bên ngoài giữa chương một và “Beppo” của Bairơn dẫn đến kết quả, nhiều người bắt đầu coi Puskin là học trò của Bairơn và, hậu quả là, những bạn đọc đầu tiên của EO đã so sánh Puskin với Ivan Kodlôp một “Bairơn người Nga”, một tác giả rất bình thường đã có tiếng, điều hài hước ở đây là việc so sánh như vậy không phải lúc nào cũng theo chiều hướng tốt cho Puskin. Nhân việc Kadlôp xuất bản trường ca “Чернец”, ngày 22 tháng tư năm 1825, Viademsky đã viết cho Aleksandr Turghenhep: “tôi xin nói nhỏ với anh rằng “khi đọc Чернец” còn thấy nhiều cảm xúc hơn, có nhiều suy nghĩ hơn so với thơ của Puskin “(37). Cũng trong ngày hôm đó, IAdưkôp viết cho anh trai về chính trường ca “Чернец” mà ông chưa kịp đọc: “Cầu Chúa cho đây là sự thật, cho nó được hay hơn Ônhêghin “(38). Vì sao Chúa phải ban cho điều này, ta chưa rõ hoàn toàn lý do, nhưng khi chương hai EO được hoàn thành, IAdưkôp, ít nhất, đã có niềm vui được thoả mãn khi thấy chương hai “không hay hơn chương một… vẫn chỉ là thứ văn xuôi có vần thôi”(39)

Ảnh đại diện

III (Aleksandr Pushkin): Chú thích của Nabôkôp

Puskin có ghi chép vào năm 1835: ông đã nnẩm tính rất cẩn thận là ông bố của Bai rơn trong hai năm đã tiêu mất một khoản fun sterling chuyển đổi thành 587.500 rúp (nếu tính theo tỷ giá một fun sterling bằng 25 rúp). Con số này bằng khoảng chừng tổng số tiền mà người bạn của Puskin là Viademsky đã thua trong giai đoạn từ hai mươi đến ba mươi tuổi, số tiền này nhiều gấp ba số tiền mà Puskin còn nợ, do vay của tất cả các chủ nợ, sau khi ông mất (1837) vẫn chưa trả xong.

(Thêm: Theo nhà nghiên cứu Smirnốp Sôkôlski thì tổng số nợ của Puskin và bố ông là 140. 000 rúp. Theo thỉnh nguyện của gia đình Puskin và nhiều bạn bè của Puskin, Nga hoàng Nhikôlai I đã trích ngân khố, thanh toán hết số nợ này giúp gia đình quả phụ Natalia Puskina. (Theo nguồn: dichthuatlightway.cơm)
Đối với chính nhà thơ, việc xuất bản thơ càng kéo dài bao nhiêu, thì tác giả càng thu lợi nhuận kinh tế cao hơn bấy nhiêu: nhà thơ nhận tiền nhuận bút theo từng chương được in thành sách rời lẻ. “Chẳng có cái gì làm ra tiền nhanh dễ dàng như “Ônhêghin “được in từng chương một, nhưng ra cách quãng nhau hai hay ba tháng một lần”- chủ nhà xuất bản Piôtr Pletnhep đã viết cho Puskin như vậy. Nhà thơ đã thu được khoản nhuận bút tổng lại là 12 ngàn rúp hay 10,5 triệu rúp tính theo tỷ giá hiện nay.(Dựa vào giá thịt bò ở tk.XIX và năm 2016, Tổng cục thống kê Liên bang Nga đã tính chuyển đổi số tiền đó (12 ngàn rúp) sang thành (10.500.000 rúp) tiền hiện đại;

Năm 1837, sách “Evghênhi Ônhêghin “được tái bản, lượng sách in kỉ lục là 5000 bản, giá mỗi cuốn là 5 rúp, nhưng chỉ trong một tuần, mọi người đã mua hết sạch

Khi Puskin quyết định cưới vợ, người cha đã chia cho nhà thơ 200 nông nô. Puskin đã mang đi cầm cố và nhận về 38 ngàn rup. Puskin kể trong thư với người bạn P.Pletnhiôp như sau: tôi chuyển 10 ngàn rúp cho mẹ vợ dùng làm của hồi môn cho con gái bà; 17 ngàn định dùng cho việc lo chỗ ở và tiêu sinh hoạt một năm. Theo người khác kể lại thì, 11 ngàn rúp nhà thơ cho bạn Nasshôkin vay, ông này cũng là tay chơi bạc liều lĩnh, từng thua nhiều khoản lớn.

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Chú thích của Nabôkôp

Vì sao Puskin phải thách đấu súng?

Mấy năm trước đó, một hội ở Viên đã nghĩ ra một trò giải trí - phát cho nhiều nhân vật đủ các loại bằng chứng nhận các nội dung nhảm nhí nhất. Một nhóm nhỏ thanh niên vốn ăn không ngồi rồi quyết định khơi lại trò giải trí này ở Peterburg. Trong những thành viên của nhóm này có bá tước Piôtr Đolgoruki (với biệt danh do nhóm đặt cho là “le bancal” - “anh thọt” đã sáng tác ra một bức thư nặc danh (145), thư được gửi cho Puskin và nhiều bạn bè của ông theo đường bưu điện (dịch vụ bưu điện mới mở ra trong thành phố) vào ngày 4 tháng mười một năm 1836
«Les Grands-Croix, Commandeurs et Chevaliers du Sérénissime Ordre des Cocus, réunis en grand Chapitre sous la présidence du vénérable grand-Maître de l’Ordre, S. E. D. L. Narychkine, ont nommé à l’unanimité Mr. Alexandre Pouchkine coadjuteur du grand Maître de l’Ordre des Cocus et historiographe de l’Ordre.
Le sécrétaire pérpétuel: Cte J. Borch[723]».
Tôi còn giữ được quy tắc viết loại giấy tờ này. “Viên thư kí” IÔsip Borx và vợ anh ta Liubốp được người trong giới của họ coi là một đôi mẫu mực, vì “nàng sống với anh đánh xe ngựa, còn chàng sống cùng người trông ngựa”. “Một nhà thần học vĩ đại đáng kính” - vị quan tối cao của anh ta là Dimitri Lvôvich Narưskin, vị này có vợ là Maria, trong thời gian nhiều năm là nhân tình của Nga hoàng Aleksandr I. Dư luận cho rằng, tấm bằng này có ý ám chỉ việc Nga hoàng đã khiến nhà thơ Puskin thành mọc sừng. Nhưng thực tế không phải vậy. Mặc dù, vị vua quân chủ này cũng có để mắt tới Natalia Puskina ngay từ khi nàng chưa lấy chồng, nói đúng ra thì, nàng có trở thành người tình của Nga hoàng thật, nhưng thời gian rất không lâu, với lại chuyện này chỉ xảy ra sau khi nhà thơ của chúng ta đã mất rồi (146).
Câu chuyện bức thư được viết bởi một người Nga thấy rõ ngay sau những cố gắng đầu tiên giải mã bức thư (thí dụ, cách viết chữ U tiếng Pháp giống chữ N tiếng Nga, khi in ra nó là hình phản chiếu N trong gương), nhưng Puskin vì một lí do không rõ và chẳng bao giờ làm sáng tỏ được nữa, lại cho rằng thư do Gekkeren viết. Các chuyên gia giải mã thời Xô Viết đã chứng minh (năm 1927) được rằng, bức thư bôi nhọ thanh danh trên là do bàn tay Đolgoruki tạo ra; còn nhiều thứ làm giả khác tiếp sau đó đều do hắn chế tác ra có cơ sở tâm lí đủ mạnh để xác định hắn là tác giả bức thư trên.

Đolgoruki nằm trong nhóm của Gekkeren và Đantes, nhưng chính Gekkeren và Dantes, theo suy nghĩ của Puskin, mới là người đứng sau toàn bộ những việc làm bẩn thỉu này. Ngày 7 tháng mười một, Puskin thách đấu Đantes - người được uỷ quyền, sau sự kiện này là khoảng thời gian điên khùng nhất pourparlers [724], khi một người bạn của Puskin là Giukốp ski đã làm hết khả năng để dàn xếp cho câu chuyện được giải quyết có kết quả êm thấm; 17 tháng 11, Puskin đã rút lại lời thách đấu của mình, vì Đantes đang rục rịch làm lễ ăn hỏi với Ekaterina Gontrarôva, là việc đáng ra y phải làm từ lâu, vì vào lúc đó nàng đã có thai ở tháng thứ năm, họ tổ chức cưới ngày 10 tháng giêng năm 1837; ngày 24 tháng giêng, Puskin có buổi gặp bí mật với Nga hoàng (147), Trong hai tuần kế tiếp sau đám cưới, Đantes vẫn tiếp tục, cứ có cơ hội thuận tiện, lại thể hiện mọi cử chỉ quan tâm, săn đón Natalia Gontrarôva.

Ngày 26 tháng giêng, Puskin có gửi một lá thư sỉ nhục viên công sứ người Hà Lan, Puskin buộc ông ta vào tội “với tư cách một người cha đã nhận” một đứa con được “sinh ra bất hợp pháp “(…). Việc dùng tính từ “bất hợp pháp” là sự sỉ nhục một cách hoàn toàn không có cơ sở, vì Gekkeren là người đồng tính thâm căn cố đế, chuyện này chính nhà thơ của chúng ta đã biết rất rõ. Với cương vị chính thức là nhà ngoại giao, Gekkeren không thể thách Puskin ra đấu với mình, nhưng Đantes đã lập tức làm thay cha.

Người làm chứng cho Puskin là bạn học cũ thời lítsê, trung tá Konstanchin Đandas, còn Đantes chọn người làm chứng là tử tước Loran de Arshiak, một tuỳ viên trong sứ quán Pháp. Cuộc đấu súng được tiến hành vào thứ tư ngày 27 tháng giêng. Xe trượt tuyết chở hai địch thủ tới khu nhà được gọi là khu Komendant vào khoảng bốn giờ chiều một ngày đông rét buốt, lúc trời bắt đầu tối dần. Khi hai người làm chứng và Đantes đang hì hụi giẫm tuyết xẹp xuống làm lối đi dài hai mươi iard (một iard đơn vị đo chiều dài của Anh bằng 0, 91m), thì Puskin ngồi cuộn tròn trong chiếc áo lông gấu trên một đống tuyết và chờ đợi. Hai người làm chứng đo chiều dài đoạn ngăn cách là mười iard rồi dùng số áo rét mọi người cởi ra và quẳng xuống làm vật cản và cuộc đấu súng bắt đầu.

Puskin lập tức đi năm bước và đến gần chỗ ngăn cách. Đantes đi bốn bước và bắn luôn. Puskin ngã vật xuống chiếc áo rét của Đandas, nhưng mấy giây sau, hơi nhổm người dậy, và đưa tay đỡ thân cao lên rồi tuyên bố rằng ông còn đủ sức bắn hết lượt đạn của ông. Khẩu súng của ông rơi cắm nòng xuống tuyết, mọi người đưa cho ông khẩu súng khác. Puskin từ từ ngắm bắn kĩ càng nhằm vào địch thủ của ông, mà ông vừa yêu cầu y đi tiếp đến đoạn ngăn cách. Đạn bắn ra đi trúng cánh tay Đantes, quật y ngã xuống đất, và Puskin nghĩ rằng ông đã bắn chết địch thủ, ông kêu to: “Thật tuyệt!” rồi quẳng súng vào khoảng không. Puskin được khiêng lên xe ngựa hai chỗ ngồi, xe do viên công sứ Hà Lan đang rất lo lắng đã gửi tới chỗ đấu súng. (còn chính Gekkeren chuyển sang ngồi một trong hai chiếc xe trượt tuyết).

Sau này, Đantes đã có sự nghiệp công danh chói sáng tại Pháp, Victo Hugo trong tác phẩm “Phục thù” (“Les Chatiments”) sách IV, N*VI, bản tố giác trứ danh gồm ba mươi bài thơ thể Aleksander đầy vần điệu, “được sáng tác ngày 17 tháng bẩy 1851, từ bục toà án bước xuống”, (“Ecrit le 17 Juillet 1851, en descendant de la tribune»), đã nêu nhiều đặc điểm các thành viên Hạ viện của Napoleon III, trong số này có cả Đantes (các dòng thơ 1-2,7);

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): V.Nabôkôp,, Cấu trúc của Evghênhi Ônhêghin

Tiếp Theo:
Chúng ta sẽ dùng các khái niệm “Рассказ - câu truyện, viết tắt: P““Герой - nhân vật - viết tắt: Г”, “Пейзаж - Quang cảnh - viết tắt: П”, “Воспоминание - hồi ức, viết tắt: B” và “Дидактическое отступление - các đoạn chêm có hướng giáo huấn, viết tắt: Д» Bằng các chữ cái Р, Г, П, В, Д, khi đó chúng ta có thể giới thiệu tất cả các loại chuyển đổi, kể cả các chuyển đổi được thể hiện rõ ràng nhất, lẫn các chuyển đổi ít thể hiện ra hơn, từ Р đến Г, từ Г sang Р, đi từ Р đến П, từ Р sang В, chuyển từ Р sang Д, từ Г sang Д và cứ thế tiếp tục thông qua tất cả các tổ hợp và các chuỗi có thể có, với các cánh cửa bên trong và bên ngoài và các giá đỡ tự nhiên hay nhân tạo, bảo đảm có thể chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác.
Thuật ngữ “đoạn chêm” - “отступление”, theo tôi, là cần thiết. Chính Pushkin đã dùng từ này, tuy nhiên, ít nhiều theo nghĩa không được coi trọng đúng mức lắm (chương 5, XL,14). Thật sự mà nói, “отступление “- đoạn chêm chỉ là một trong nhiều dạng tham gia của tác giả. Sự tham gia như vậy, thông qua các đoạn chêm, có thể là một sự thâm nhập ngắn gọn, hay hầu như không phân biệt được với các chuyển đổi từ từ thông thường (“Hãy cho phép tôi…”) hay trong trường hợp biểu hiện cấp thiết nhất, nó có thể là cách giải thích “cái tôi” của mình có ý nghĩa về mặt chức năng sâu sắc, với tư cách là một trong nhiều nhân vật của tiểu thuyết, ngôi thứ nhất có phong cách riêng biệt, cũng có quyền được thể hiện và thừa nhận giống như những nhân vật thuộc ngôi thứ ba. Pushkin khi có phong cách riêng, nói chuyện với Ônhêghin do ông tạo ra và chia sẻ với chàng các hồi tưởng của mình, hay Nàng thơ cũng có phong cách riêng của Pushkin, người luôn lặng lẽ theo dõi buổi tập trung đông người, nơi Nàng thơ được thi sỹ dẫn đến,- giống như bá tước N cũng đưa vợ mình tới đấy,- tất cả những thứ đó đều là các thành tố trong cốt truyện như Ônhêghin và Tachiana. Nếu chúng ta phân nhỏ việc tham gia của Pushkin ra nhiều thành tố khác nhau, thì chúng ta phát hiện ra nhiều tài liệu có tính tiểu sử cá nhân (hay nói chính xác hơn là, thông tin cá nhân có phong cách riêng), có thể phân loại chúng ra các suy nghĩ (trữ tình, yêu đương, suy tư buồn nhớ) những nhận xét cụ thể về phong cách sống của tác giả trong thời gian viết tiểu thuyết hay trong các thời kỳ trước, những gợi nhớ giọng lạnh lùng hay đùa cợt về các hoàn cảnh thật sự và những con người thật, những lời hứa và các hồi ức về các sự kiện được sáng tác ra và tình bạn theo giả định với những nhân vật được tạo dựng như vậy. Các yếu tố có tính tiểu sử cá nhân có phong cách riêng hoà nhập và kết hợp với các chủ đề về nghề nghiệp, bao gồm các nhận xét thật về quá trình sáng tác, về các nhân vật trong tiểu thuyết như những nhân vật được tạo dựng, về nhiều tác phẩm của chính tác giả, kể cả thuộc quá khứ, hiện tại, theo giả định v.v.. Cuối cùng, hình thức tác giả tham gia được thể hiện qua các suy tư triết lý, bằng các lời thoại ít nhiều có tính giáo huấn nghiêm khắc, nửa nghiêm nửa không hay đùa vui tếu táo, như nói “bâng quơ”, lắm khi được thể hiện dưới dạng các nhận xét xen vào, thường được diễn đạt ngắn gọn, và nghe như cách ngôn. Pushkin là người có trí tuệ thông minh kiệt xuất (điều này thể hiện đặc biệt rõ qua các lá thư ông viết), nhưng trong thể loại giáo huấn, ông tỏ ra không chói sáng lắm, và tài năng của ông dành cho các lập luận chung chung được mài dũa kỹ càng tại thời của ông, nói chính xác hơn là thời kỳ trước đó, đôi khi thấy rõ một cách không bình thường trong nhiều nhận xét khá tầm thường về các chuyện bão tố cuộc đời, phụ nữ, các thói quen và tính cách, được trải đều từ đầu đến cuối văn bản EO.

Nhìn chung, tiểu thuyết thơ kể về tình cảm, suy nghĩ, các việc làm và số phận của ba con người. Ônhêghin một công tử trẻ tuổi đang trong tâm trạng buồn chán; Lenski một nhà thơ, là tác giả những bài thơ uỷ mị tầm tầm, không có gì đặc biệt; và Puskin có phong cách riêng biệt, xuất hiện với tư cách là bạn của Ônhêghin. Trong tiểu thuyết có ba nhân vật nữ: Tachiana, Ônga và Nàng thơ của Puskin. Các sự kiện được diễn ra trong khoảng cuối năm 1819 ở Peterburg (chương một) và mùa xuân năm 1825, rồi lại quay về Peterburg (chương tám). Địa điểm xảy ra hành động chuyển từ thủ đô xuống thôn quê, giữa đường đi từ Ốpôtrka tới Matxcơva (từ chương hai cho đến tận đầu chương bảy), còn từ đó đi tiếp đến Matxcơva (cuối chương bảy). Các đoạn kể về Chuyến du lịch của Ônhêghin được gắn kèm theo (đúng ra phải được đặt vào vị trí giữa chương bảy và chương tám) đưa chúng ta đến Matxcơva, Nhigiownhi Nôpgôrốt, đến vùng dọc sông Volga, đi Capkaz, Crưm, và Ôddessa.

Các chủ đề và các thủ pháp bố cục của chương tám luôn có sự tung - hứng, gọi - đáp lại với các chủ đề và thủ pháp của chương một. Trong mỗi chương, đều có một chủ đề được trình bày thật rõ nét, đặc sắc: chủ đề một ngày sinh hoạt của công tử trẻ tuổi trong chương một (XV-XXXVI), nhà thơ trẻ bị chết sớm ở chương hai (VI-XXXVII), chuyện Tachiana yêu say đắm Ônhêghin ở chương ba, làng quê và các vấn đề về hoạt động sáng tạo ở chương bốn, giấc mơ như báo mộng trước nhiều thứ và lễ thánh ở chương năm, cuộc đấu súng ở chương sáu, việc chuyển nhà về Matxcơva ở chương bảy, chuyện Ônhêghin đam mê Tachiana ở chương tám. Từ đầu đến cuối văn bản còn rải rác nhiều đoạn chêm có tính lãng mạn, châm biếm, đậm màu tiểu sử và hướng thư mục, chúng có vai trò làm cho tiểu thuyết trở nên càng sâu sắc và phong phú sắc màu đến mức kỳ diệu. Trong các chú thích của tôi, tôi cố gắng làm bạn đọc thấy rõ việc Puskin đã sử dụng một cách tuyệt vời nhiều chủ đề và nhịp điệu, tiết tấu nhất định, chẳng hạn như, thủ pháp “vượt lên báo trước và để lại báo sau” (chương một), thủ pháp xuống dòng giữa hai khổ đi liền nhau (chuyện Tachiana chạy tránh gặp Ônhêghin trong vườn và việc Ônhêghin đến thăm nhà nữ bá tước N) và mô tip chủ đạo được thể hiện một cách nhẹ nhàng, không gây khó chịu một câu nói, được phát ra trong suốt tiến trình cuốn tiểu thuyết. Nếu không nắm vững các thủ pháp nào đó, cũng như không nhận thức rõ các chi tiết cực kì nhỏ nhặt trong văn bản, bạn đọc sẽ không thể hiểu sâu sắc EO.
Sự triển khai các chủ đề
I.Độc thoại nội tâm của Ônhêghin trên đường đi từ Petersburg về dinh cơ người bác.
1-5.Năm dòng đầu chương một thể hiện sự bất định đầy hấp dẫn. Tôi cho rằng, trên thực tế, đó là chủ định của nhà thơ chúng ta: bắt đầu câu truyện từ một điểm không rõ ràng để rồi sau đó tác giả dần dần làm rõ hơn tình trạng mờ mịt đó. Vào tuần đầu tháng năm 1825, chàng thanh niên hai mươi tư tuổi Evghênhi Ônhêghin đã nhận được thư do người hầu của ông bác họ báo tin bác đang ốm nặng, xa trời, gần đất (xem XLII). Ônhêghin lập tức lên đường về nhà bác - về phía nam Sant Peterburg…. Dinh cơ mà chàng được nhận, theo tôi, là ở ranh giới hai tỉnh cũ Tver và Smolensk, cách hai trăm dặm về phía Tây Matxcơva, nghĩa là khoảng đoạn giữa Matxcơva và dinh cơ Mikhailopxkoie của nhà Puskin…
Ônhêghin đang trên xe, và chúng ta làm quen với chàng. Khổ một kể lại những ý nghĩ dứt đoạn, rời rạc, nửa thức nửa ngủ…”Bác tôi….vốn thẳng ngay và cao đạo nhất…một quý tộc thật sự…nhưng nói chung thì hơi ngốc,..khi ốm nặng mới bắt mọi người kính trọng mình… không nghĩ ra cách tốt hơn là bắt mọi người tôn kính mình…nhưng đã muộn… đúng là bài học tốt cho người khác..chính ta cũng có thể rơi vào tình huống này….”
Đoạn độc thoại nội tâm đại khái như vậy diễn ra trong ý nghĩ của Ônhêghin và sang nửa hai của khổ thơ đã có đường nét cụ thể hơn. Ônhêghin sẽ được giải thoát khỏi cảnh bị tra tấn bên giường bệnh nhân đang hấp hối, mà chàng tự vẽ ra cho mình với sự biếng lười kinh tởm: ông bác mẫu mực của chàng đang bệnh nặng ở mức độ trầm trọng hơn theo suy nghĩ của đứa cháu trắng trợn. Quy tắc cư xử bắt buộc phải phục vụ, chăm sóc âm thầm, lặng lẽ…
Qua những dòng đầu, khi chuyện này, lúc chuyện khác làm nảy sinh trong đầu bạn đọc nhiều cách phản ứng lại, khi họ nhớ đến việc“ông bác vốn thẳng ngay và cao đạo nhất”.

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Cấu trúc của “Evghênhi Ônhêghin “

Tôi xin dịch phần lí thuyết chung về cấu trúc của V. Nabôkôp. Tôi chỉ dịch từng đoạn ngắn một, tuy vậy vẫn liền mạch ý tứ của tác giả.

…Trong nghệ thuật, mục đích và kế hoạch - không là gì hết: kết quả mới là tất cả. Chúng ta chỉ quan tâm tới cấu trúc một tác phẩm đã được công bố, chính tác giả sẽ chịu trách nhiệm về cái đó, vì tác phẩm của ông được ra mắt khi ông còn sống. Những thay đổi vào phút chót, kể cả những thay đổi buộc phải làm do hoàn cảnh bên ngoài - không quan trọng là Pushkin phải làm theo bất cứ động cơ nào - cần phải được bảo lưu, vì nhà thơ coi là cần phải giữ lại. Ngay cả các lỗi in sai rõ ràng cũng cần phải xử lý thận trọng, và sau cùng, không loại trừ một lý do là chính tác giả đã quyết định không sửa chữa chúng. Mục đích là gì và tại sao ông làm như vậy, chứ không phải làm cách khác, không liên quan tới công việc ở đây. Chúng ta có thể tìm ra sự thay đổi kế hoạch (dàn ý cốt truyện) việc không có kế hoạch hay ngược lại, bản năng thiên bẩm của một thiên tài, nhưng tất cả những điều đó là hiện tượng thuộc diện siêu hình. Tôi xin nhắc lại, đối với nhà nghiên cứu, cái có ý nghĩa chỉ là cấu trúc một tác phẩm đã hoàn chỉnh, và chỉ có ở một tác phẩm đã hoàn chỉnh mà thôi. Ít nhất, khi nhà nghiên cứu, giống trong trường hợp này, tiếp xúc với quá trình sáng tạo tại xưởng của nhà nghệ sỹ.
Cấu trúc của EO (Evghênhi Ônhêghin) là độc đáo, phức tạp và hài hoà đến mức kinh ngạc, mặc dù có thực tế là vào năm 1823, ngôn ngữ tiếng Nga còn ở giai đoạn khá thô sơ, với các đặc điểm là người ta không kiềm chế được và cũng có lý do đúng thôi, trong việc bắt chước, phỏng theo những thủ pháp được dùng nhiều nhất của văn học phương Tây, những thứ đó cũng mới được khởi động ở ngay các đại diện ưu tú nhất của họ. Tôi đã dừng lại để nói về thành tố cấu trúc cơ bản của EO, về khổ thơ “Ônhêghin” do Pushkin sáng tạo riêng cho tiểu thuyết bằng thơ của mình, và tôi còn quay trở lại việc này trong phần Chú thích, Các cách xuống dòng ngay trong phạm vi một khổ và giữa các khổ thường theo đúng chức năng và vì vậy, chúng ta phải nhắc đến chúng trong bản liệt kê các thành tố cấu trúc. Nhưng cách thức nhà thơ của ta sẽ được bàn tới đầy đủ nhất trong việc phân bố số tài liệu theo cốt truyện, sự cân đối giữa các phần, việc đổi chủ đề và đưa các đoạn chêm vào trong khi trần thuật, việc đưa nhân vật vào, việc đi xa chủ đề, việc chuyển đổi chủ đề v.v..
(Tr.14)
Được giới thiệu trong bản in hoàn chỉnh của Pushkin, EO là mẫu mực về sự hoàn thiện (tuy cũng có một vài khiếm khuyết về cấu trúc ở chương này hay chương khác, như chương 4 chẳng hạn.) Tất cả tám chương tạo thành công trình kiến trúc với hàng cột đỡ cân đối, hài hoà. Chương một và chương cuối gắn với nhau bởi hệ thống các tiểu chủ đề thường hô ứng nhau luôn, chúng phối hợp với nhau một cách tuyệt vời, hệt như các tiếng vọng đáp lại nhau. Petersburg ở chương một được vọng lại nhờ Petersburg của chương tám (trừ chủ đề múa ba lê và chuyện ẩm thực ngon, cộng thêm tình yêu kiều khổ hạnh và nhiều hồi tưởng đa dạng.). Chủ đề Matxcơva được kể bằng nhiều đường nét chấm phá sắc nét, rực rỡ ở chương hai, lại được khai triển, mở rộng thêm ở chương bảy. Có cảm tưởng rằng, toàn bộ các chương được chia ra hai phần, mỗi phần có bốn chương, lần lượt gồm 2552 và 2676 câu thơ thể iambơ tương ứng (trung tâm câu truyện là ở chương 5, V, 6-7, “Tất cả mọi thứ, cứ như theo một phép thần, đều góp tiếng nói lên một điều gì đó”.
Lời Ônhêghin nói với Tachiana ở chương cuối phần một được đáp lại bằng lá thư Tachiana trả lời Ônhêghin ở chương cuối phần hai. Chủ đề Lensky (chữ tài liền với chữ tai một vần, chữ tình đứng liền chữ tội, tài nở hoa cùng với ra ma một vần) được mở ra và giải quyết xong ở các chương hai của hai phần; còn nhiều phần khác được xây dựng một cách cân đối, nhịp nhàng, tuy ở mức ít rõ hơn, nhưng trình độ biểu hiện về mặt nghệ thuật không hề thua kém hơn. Thí dụ, lá thư trữ tình của Tachiana chương ba không chỉ được hưởng ứng bằng lời đáp ở chương tám dưới dạng thư Ônhêghin gửi Tachiana, mà còn được vọng lại qua thơ uỷ mị của Lensky nói với Ônga một cách thật tinh tế, ở chương 6. Giọng nói của Ônga được cất lên ba lần và mỗi lần là một câu hỏi ngắn (chương 5, XXI, 12-14, chương 6, XIV, 1, chương 6, XIX, 13)
Tỷ lệ phân bố các phần một cách nghiêm ngặt đúng tính chất cổ điển thể hiện tuyệt vời nhất qua thủ pháp của tiểu thuyết, là thủ pháp tiếp tục hay thủ pháp nhắc lại một chủ đề cấu trúc nào đó trong chương đi tiếp sau chương mà tác giả vừa đưa chủ đề vào.Thủ thuật này được sử dụng để khai triển chủ đề thôn quê trong các chương một và hai, chủ đề tình yêu lãng mạn- trong các chương hai và ba, chủ đề buổi gặp gỡ dưới bóng cây bên đường ở chương ba và bốn, chủ đề mùa đông ở chương bốn và năm, chủ đề lễ thánh ở chương năm và sáu, chủ đề nấm mộ của nhà thơ ở chương sáu và bẩy, chủ đề bão tố cuộc đời ở chương bảy và tám, chương tám có vai trò khép kín vòng tròn lại, do chủ đề cuối cùng này lại xuất hiện (nếu bắt đầu đọc lại tiểu thuyết bằng thơ này) ở chương một.
Cần phải nói rằng, “những cánh én (nhạn) này“và chúng còn vỗ cánh như báo hiệu nhắc lại trong nhiều chương thủ pháp xuống dòng ngay trong nhiều khổ thơ liền nhau, mà đến lượt nó, đã lặp lại trong phạm vi một khổ thơ những lần xuống dòng có giá trị về mặt chức năng hay như nét hoa văn trang trí.
Khi tiếp xúc với các thủ pháp cấu trúc được dùng trong các chương, chúng ta trước hết phải nghiên cứu việc Pushkin sử dụng thủ pháp xuống dòng, nghĩa là một tập hợp các thủ pháp mà tác giả cần có để chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác. Khi xem xét các phép chuyển đổi trong cấu trúc một tác phẩm và đánh giá chúng xét theo quan điểm thẩm mỹ và lịch sử, chúng ta, tất nhiên, phải phân biệt bản chất nội dung của chúng, và cách biểu hiện bằng hình thức, nghĩa là loại chuyển đổi mà nhà nghệ sỹ chọn lựa cho một mục đích nào đó, và yếu tố, nhà nghệ sỹ áp dụng thủ pháp này ra sao. Khi nghiên cứu phép chuyển đổi mà ta nhận thức rõ ràng nội dung và hình thức sẽ dẫn tới chỗ hiểu đúng một trong nhiều thành tố quan trọng nhất trong việc trần thuật ở các lĩnh vực thơ ca và văn xuôi.

Nói một cách thô thiển thì, có hai loại chuyển đổi chính: chuyển đổi trần thuật (hay là tự nhiên) và chuyển đổi tác giả (hay tu từ). Việc vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa các loại là không thể. Biểu hiện mạnh nhất của chuyển đổi tu từ là tác giả bỗng nhiên hướng vào bạn đọc, còn biểu hiện tự nhiên nhất của chuyển đổi tự nhiên có thể coi là sự phát triển ý tưởng một cách tuần tự, nó chuyển từ một đối tượng này, sang một đối tượng khác vốn có quan hệ chặt với nó. Cả hai loại chuyển đổi này đều được Pushkin sử dụng, cả hai cách chuyển đổi này cũng từng được dùng trước kia, bắt đầu từ cái thời tiểu thuyết hiệp sỹ cổ xưa, cho đến tận thời Bai rơn. Tôi chủ ý trích dẫn nhà thơ này, chứ không phải một nhà tiểu thuyết viết văn xuôi, vì một sự thật là, tiểu thuyết được viết bằng thơ sẽ ảnh hưởng tới việc hình thức các cách chuyển đổi đã sử dụng, mặc dù Pushkin vẫn gọi các nhóm bài thơ là các chương.
Như vậy, phép chuyển đổi tu từ (thí dụ, “Chúng ta trở lại với nhân vật của chúng ta”, “Xin bạn đọc cho phép…” được nhấn mạnh nhiều hơn là bởi cách chuyển đổi này được đi từ văn xuôi sang thơ ca và ở thời điểm xuống dòng này, nó có thể mang sắc thái như nhại để cười giễu một cách nhè nhẹ; hay, ngược lại, một phương thức mới giống như âm nhạc được hồi sinh lại, có thể làm cho cách biểu hiện cổ xưa nay được tươi mới hơn, còn các hình thức chuyển đổi trần thuật thường có vẻ như tinh tế hơn và thậm chí là thấy tự nhiên trong lĩnh vực thơ ca hơn là trong văn xuôi.

Những phép chuyển đổi đơn giản nhất được thực hiện khi đi từ cái chung sang cái riêng, và ngược lại,: đây là chuyển từ khẳng định chung sang một trường hợp riêng (thường được dùng với sự hỗ trợ của từ “nhưng”), hay đi từ một sự kiện cụ thể sang một ý kiến khái quát nhằm giáo huấn (thường được dùng với từ “như vậy”. Được dùng như một câu mẫu ưa thích là cách chuyển đổi thời gian, khi đưa một đối tượng mới vào nhờ cách nói “lúc đó” hay “thời gian qua đi”...

Ảnh đại diện

VII (Aleksandr Pushkin): Chú thích của Nabôkôp

XLIX
Ở đây, mọi người, ai cũng có thứ để quên: Lenxky đã quên (nhưng sau đó, rất may, lại nhớ ra) chuyện mời khách, Ônhêghin quên, Tachiana sẽ bị đặt vào tình huống nào, còn Pushkin thì quên chuyện lịch. Giá như, chỉ mình Lênxky bỗng không nhớ những gì mà thần bảo mệnh của chàng định bắt chàng quên đi, thì đã chẳng xảy ra chuyện nhảy nhót, đấu súng, người bị bắn chết. Và ở đây, về phía Ônhêghin, chàng cũng có nhiều việc làm không thận trọng và vô trách nhiệm, là nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người bi thảm. Hình như, buổi tiệc hội trong phạm vi gói gọn trong gia đình mà Lensky ngây thơ hứa sẽ tổ chức và cố mời chào bạn mình đến dự, thì Ônhêghin đáng ra phải cảm nhận là không thể chấp nhận được (dù là có nguyên nhân khác) không đơn giản là buổi tụ họp quá đông đúc. Theo điều luật nào mà chàng có quyển chỉ thích một nhóm người nho nhỏ chứ không muốn một đám đông ầm ỹ, nhộn nhạo? Vì tính tò mò độc ác à? Hay là do, từ lúc hai người gặp nhau lần cuối, hơn năm tháng trước, chàng đã thấy thích Tachiana nhiều hơn?

Puskin cầu hôn Ôlênhina Anna và bị từ chối
Trong bản thảo chụp khổ XXVIa, có nhắc tới “nàng thật nhỏ”, đoạn tính ngữ này được dùng trong một vài bản nháp tiếp sau và, tất nhiên, có liên quan đến cô con gái Ôlenhina Anna (1808-1888).“người gù”- là sự ám chỉ khá ác ý tới việc hai xương quai xanh của nàng nhô ra quá rõ. Thật thú vị khi phải nói rằng, sau này, (khoảng năm 1840) nàng đã lấy một ông chồng gốc người Pháp (Phêđô Anđrô, gọi theo tiếng Pháp là Andrault, một quân nhân, sau này lên tới nghị sỹ thượng viện). Tôi không biết, người ta đã giải mã trong bản nháp hai chữ cái “K.M.” có đúng không, khi chúng liên quan tới chồng của nàng búp bê ngốc ngốc, nếu đã đúng, tôi cho rằng, “K” là cách viết tắt phổ biến được chấp nhận tước hiệu “Bá tước”.(201)
Nếu khổ XXVIa, 5-7 là sự giễu cợt thô lỗ với Anhet Ôlenhina, có vài chi tiết thêm vào nhằm nguỵ trang, thì các dòng 8-11 cũng là sự mỉa mai về người cha của nàng. Ông tuy không nhận quà hối lộ, nhưng lại thích trưng diện, khoe mẽ cả đống huy chương đeo khắp ngực. Mở đầu dòng 9 “Правленья Цензор» là từ viết tắt sai về cú pháp, đúng ra là “член Главного Управления цензуры»- “thành viên Tổng cục kiểm duyệt”. Theo sắc lệnh ký năm 1828, ngành kiểm duyệt ở Nga được chuyển về Bộ giáo dục quốc dân, và thành viên hội đồng tối cao là các chủ tịch, giám đốc, hiệu trưởng các trường đại học. Aleksêy Ôlenhin trở thành uỷ viên Tổng cục kiểm duyệt do đang đương chức như vậy (ông là Viện trưởng Viện Hàn lâm nghệ thuật Peterburg) ngày 6 tháng chín năm 1828 và đã giữ chức đó cho tới năm 1834, không còn nghi ngờ gì nữa, ông cũng biết hoạt động của Ban tối cao lâm thời gồm các bá tước Viktor Kotrubêy, bá tước Petr A. Tolxtôi và bá tước Aleksandr Gôlitsuwn, ban tối cao lâm thời này từ ngày 28 tháng tư đến 31 tháng 12 năm 1828, đã xem xét hồ sơ vụ “Gavri Iliad” (xem phần dưới đây). Nói chung, tôi không thể làm rõ việc có thực là Ôlenhin “bị mất ghế” và tôi giả định rằng, đây là vụ cho nghỉ việc, và nguyên nhân của nó là cái cớ nguỵ trang thôi, y hệt chuyện tuyên bố người phụ nữ đã có chồng bị gắn vào cho “nàng búp bê bị gù”.

Nàng búp bê này đã khiến Ônhêghin phải “tim đập, chân run” (bản nháp khổ thơ bị loại bỏ XXVIa, dòng 7 trong vở 2382, l.34). Trong tất cả các đoạn thơ bị bỏ đi, nàng đều được mô tả là “gù”, còn cha nàng chỉ là “con số không đi bằng hai chân”. Ở tuổi hai mươi, Anhet Ôlenhina là người có mái tóc vàng, dáng nhỏ nhắn, xinh xắn. “nhanh nhẹn như chuột”, Viademsky đã viết trong thư gửi vợ ngày 3 tháng năm 182 (203).
(….)
(Natalia Puskina, trái lại, người cao lớn, nàng cao 5 fut (một fut bằng 0,304 m) và 6 diuma (một diuma bằng 2,54cm) (tính tổng ra khoảng 1 m 67 - người dịch) trông nàng lịch sự, đài các, dáng người nàng rất bệ vệ, đến nỗi, ai gặp nàng trên vũ hội, đều có cảm tưởng nàng là người lạnh lùng và đần đần.) Tôi cho rằng, nhà thơ của chúng ta đã viết những dòng thơ này trong tuần trăng mật ở Hoàng thôn năm 1831. Có thể đây chỉ là hồi ức về quá khứ, khi mà ông chồng trẻ vốn không thật thà, và đang yêu say sưa đã viết tặng người vợ trẻ của mình, còn có thể, tôi cảm tưởng như, đúng hơn cả đây là cơn tức giận chưa nguôi ngoai của chàng đi cầu hôn bị từ chối, chàng vẫn còn mang nặng trong lòng trong quan hệ với nữ bá tưởc không thể nào quên và hai bậc cha mẹ đầu óc đầy nhỏ nhen của nàng.
(Người dịch: số đo chiều cao của Natalia Puskina ở đây khác vài tác giả khác. Theo nguồn: đai đoàn kết.vn/tinh hoa viet/daithihaonga…, thì Natalia Puskina cao 1,77m, Pushkin thấp hơn nàng 9cm.

Theo tác giả khác: Ngày 15 tháng tư 1832, hoạ sỹ Grigori Trernhetsốp đã ghi số đo của Puskin để vẽ tranh “Cuộc duyệt binh trên Marrxôvô pôle: Puskin cao 2 arrsin và 5 versôk, nghĩa là cao 166,7cm 9][9][113][114]. Một vài tác giả khác: Puskin cao 2 arsin và 4 versôk (gần 160 cm) [9][115][116]. Viademsky nhận xét rằng, khi ở chỗ đông người, Puskin không thích đứng cạnh vợ (Natalia Puskina cao 173cm) và hay đùa vui rằng, ông đứng cạnh vợ thấy nhục lắm: người ông quá thấp so với vợ”
(Theo: ru.Wikipedia.org) Không biết, số đo nào là chính xác!)

Giá tôi được tiếp xúc với số bản thảo viết tay của Puskin, có lẽ, may ra tôi đã có thể dựng lại một bức tranh trọn vẹn và rõ nét hơn về việc số bản thảo này đã phản ánh Puskin- người đi cầu hôn và bị từ chối với Puskin - nhà nghệ sỹ trông ra sao. Nhà nghệ sỹ và con người cao thượng này đã vượt lên mọi tầm thường và trong văn bản hoàn chỉnh của ông, đã không còn chút dấu vết gì của Anhet Ôlenhina và người cha của nàng. Tuy nhiên, ta thấy một điều hiển nhiên là trái tim nhà thơ chúng ta đã dồn hết sức cho việc theo đuổi Anhet Ôlenhina hơn là đáp lại sức hấp dẫn về mặt cảm xúc mà người tình mang đến.
Hình như, Puskin lần đầu tiên gặp Anhet tại nhà cha nàng, khi đó còn là cô bé mười một tuổi, trông xanh xao, không loại trừ trường hợp nàng đã tham gia trò chơi đố chữ chính trong buổi tối năm 1819, khi Puskin đang tán tỉnh người chị họ của nàng là Anna Kern (mattresses en title [846] vào năm 1828), còn Krưlốp đã đọc bài thơ ngụ ngôn về con lừa cần mẫn (một dòng trong bài ngụ ngôn này đã thành dòng đầu tiên của “Evghênhi Ônhêghin “năm 1823; xem chú thích chương một, I, 1). Như thường thấy với các tiểu sử đã được nghiên cứu kĩ càng, tại giai đoạn nghiên cứu này của chúng tôi, đã xuất hiện một bức tranh khá thuyết phục về mặt nghệ thuật có vai trò gắn kết phần mở đầu của “Evghênhi Ônhêghin “với phần kết của tiểu thuyết.

Trong Nhật ký của mình, được viết một phần bằng tiếng Nga, một phần bằng tiếng Pháp (“Nhật ký của Anna Aleksêyepna. 1828 - 1829”, được xuất bản tại Pari năm 1936 nhờ Ônga Oom, người này đã không tiếc công sức bỏ ra để sửa tiếng Nga của bà mình). Anna Olenhina đã miêu tả cảnh Puskin nhìn như muốn ăn tươi, nuốt sống, dõi theo đôi chân xinh xẻo của nàng “glissant sur le parquet»[847] trong một vũ hội ở Peterburg vào mùa đông năm 1827/28. “Parmi les singularités du poète était celle d’avoir une passion pour les petits pieds, que dans un de ses poèmes il avouait préférer à la beauté même»[848] (một đoạn ghi trong Nhật ký ngày 18 tháng bảy năm 1828). Bà ghi tiếp bằng tiếng Nga: “Chúa đã ban cho chàng thiên tài hiếm có, nhưng không thưởng cho chàng vẻ hình thức lôi cuốn. Khuôn mặt chàng rất biểu cảm, tất nhiên, một vài nét ác ác và điệu bộ gây cười đã che khuất ánh sáng trí tuệ của chàng hiện rõ qua đôi mắt màu xanh hay, nói đúng hơn là, cặp mắt trong như pha lê của chàng. Vẻ mặt nhìn nghiêng chàng thừa hưởng từ mẹ, không có giá trị làm khuôn mặt chàng đẹp hơn. Và thêm vào đó là hai mảng tóc mai trông khủng khiếp, tóc chàng để rối tung, buông xoã, móng tay dài như móng chân, khổ người nhỏ bé, dáng vẻ điệu bộ, ánh mắt nhìn phụ nữ trông sấn sổ, khi chàng tỏ ra có tình cảm yêu mến, tính cách con người rất tự nhiên, không bị gò bó trong khuôn phép, có lòng tự trọng rất cao…” (202

Mùa thu năm 1828, Puskin gặp rắc rối: chính phủ để mắt tới bản thảo trường ca của ông “Gavriiliad “(1821), trường ca này theo phong cách vô thần và thô tục, pha chút nhẹ nhàng, theo mẫu kiểu Pháp, đã miêu tả một cách đáng yêu âm mưu giữa thánh sức mạnh Arkhangel và cô vợ trẻ của một người thợ mộc. Ngày 2 tháng mười, Puskin đã viết cho Nga hoàng một bức thư ngỏ, thư này không còn giữ được tới ngày nay và Puskin được tha bổng. Bản trường ca (theo thể thơ iamb có vần) có một số đoạn tuyệt vời, nhưng bị làm hỏng vì xuyên suốt tác phẩm là mô tip vốn có của tuổi trẻ:” “Đấy tôi thật không tốt làm sao”

Những cụm từ viết theo kiểu tiếng Pháp “Annette Olenine” như hoa nở xuất hiện đây đó bên lề các bản nháp của nhà thơ chúng ta. Tên nàng được viết từ phải sang trái, chúng ta tìm thấy trong bản thảo “Poltava”(237, l.11; nửa đầu tháng mười 1828) antenna eninelo; mức độ dự định nghiêm túc của Puskin còn thể hiện rõ trong tên gọi “Annette Pouchkine” đã xuất hiện trong bản nháp chương một “Poltava”, có lẽ vào chính cái ngày khi ông đã viết thư cho Nga hoàng tỏ ý hối hận về “Gavriiliad”

Mùa đông năm 1828/29, Puskin cầu hôn với Anhet Ôlênhina và bị khước từ. Cha mẹ nàng, tuy rất khâm phục tài năng của Puskin, vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, họ không thể tán thành những bài thơ sai trái, những cuộc phiêu lưu tình ái và đam mê trò đánh bạc stoss của ông. Quá rõ ràng là, Anhet Ôlenhina không hề yêu Puskin và nàng đang toan tính đợi một đám khác sẽ tốt đẹp hơn nhiều. (205)

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Chú thích của Nabôkôp

II.
9 Онегин - Họ này được đặt theo tên một con sông của Nga là Ônhêghi, sông này bắt nguồn từ hồ Latra và đổ vào vịnh Ônhêghi của biến Bạch Hải. Còn có một hồ Ônhega ở tỉnh Ôlônheski.
Tiểu thuyết thơ được mang tên theo tên của nhân vật chính Evghênhi Ônhêghin theo đúng chủ ý của Puskin. Không phải tự nhiên mà cái tên này có tính chất tượng trưng. “Evghênhi” được dịch ra từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cao thượng, cao quý”, và nhân vật chính đã thể hiện thái độ cao thượng với Tachiana Larina, khi chàng không muốn làm tổn thương trái tim thiếu nữ, chàng đã thổ lộ hết nỗi lòng mình, suy nghĩ của mình về tính cách của bản thân. Còn họ “Ônhêghin”, theo nhiều nhà nghiên cứu, có liên quan tới tên gọi con sông Ônhega, dòng sông này chảy trên miền Bắc và luôn lạnh lẽo. Nhà thơ muốn qua điều này khẳng định rằng, mặc dù nhân vật chính có nội tâm cao quý, nhưng Evghênhi Ônhêghin là người lạnh lùng và ích kỉ. Như vậy, nhà thơ muốn giới thiệu với bạn đọc bức chân dung của một thanh niên điển hình cho thời đại mình. Chàng là sự kết hợp giữa trí tuệ lạnh lùng sắc sảo và cuộc sống trống rỗng, vô vị. Ônheghin là con người thừa, lần đầu tiên xuất hiện loại nhân vật này trong văn học Nga như Petrôrin và Ôblômôp. Có thể nói rằng, Evghenhi là mở đầu cho loạt nhân vật “người thừa” trong văn học Nga sau này.
III.
1….отлично, благородно… Trong bản nháp (2369, tờ5) và bản chụp lại(ПБ 8) hai từ này cách nhau bởi dấu phảy. Các sách xuất bản năm 1833 và 1837 cũng in “отлично, благородно». Nhưng trong lần xuất bản các năm 1825 và 1829, dấu phảy đã bị bỏ đi, và các nhà xuất bản ngày nay đã không cưỡng được sức hút là làm theo N. Lerrner, Ông này cho rằng bỏ dấu phảy đi, thì cụm từ đã thành cách nói cổ xưa này lại có ý nghĩa hài hước rõ hơn (отлично благородно - cao thượng một cách đáng khen) với nghĩa là “,rất cao thượng”, thí dụ, cách nói này gặp trong các văn bản chính thức thời gian đó, và kết luận rằng, vị quan thanh liêm này không nhận hối lộ (khác một số vị khác) nên vì thế mà phải mang công mắc nợ. Trong lẩn xuất bản của Viện Hàn lâm 1937, người ta lại làm cái việc không muốn mất lòng ai là hai từ trên được in có gạch ngang ở giữa.
V.
5.Евгений - tên Evghênhi lần đầu tiên được nhắc tới ở đây, Pushkin dễ dàng tìm từ cùng vần với danh từ tận cùng bằng - Ений (danh từ cách hai, số nhiều sẽ có -Ений (Evghênhi cũng sẽ vần với từ гений. TRong tiếng Nga, không có từ nào vần với Ônhêghin.
VI.
2.Ямб-Thể thơ, trọng âm đặt ở các âm tiết chẵn:

“Мой дЯдя сАмых чЕстных прАвил…”.
(А.С. Пушкин)

2.Хорей-Thể thơ, trọng âm nằm ở các âm tiết lẻ:

БУря мглОю нЕбо крОет
Вихри снежные крутя
(А.С. Пушкин)

2.1.Vần đực hay vần nam (мужская рифма) - hai từ hiệp vần với nhau, cùng có trọng âm đặt ở âm tiết cuối của từ.. Thí dụ:

На заре ты её не будИ,

На заре она сладко так спИт;

Утро дышит у ней на грудИ,

Ярко пышет на ямках ланИт.
(Афанасий Фет)

2.2.Vần cái hay vần nữ (Женская рифма) - hai từ hiệp vần với nhau, cùng có trọng âm đặt ở âm tiết trước âm tiết cuối cùng. Thí dụ:

Засверкал огонь зарнИцы,

На гнезде умолкли птИцы,

Тишина леса объЕмлет,

Не качаясь, колос дрЕмлет;
(Афанасий Фет)

6…vale… Pushkin đã kết thúc bức thư đề ngày 13 tháng Năm 1823 bằng các từ “Vale, sed delenda est censura” [138] (do vậy, không thể rút ra là, như cách hiểu của các chuyên gia nghiên cứu “Evghênhi Ônhêghin” thời Xô viết, “vale” của Pushkin hay trong “Ônhêghin” là hành động cách mạng”); còn bức thư gửi Đenvich, tháng 11 năm 1828, có viết: “Vale et mihi favere [138], cứ như Evghênhi Ônhêghin đã nói”. Ở tk.XVII, đấy là mốt ngôn ngữ văn phòng như vậy (thí dụ, thư của Volte gửi Xidevill năm 1731 cũng dừng You lại bằng câu:” Vale, et tuum ama Voltairium”).

III.
Trong mười năm đầu đời của mình, Puskin đã được đối ba gia sư người Pháp: Monfor (hay là bá tước de Monfor), Russlo và Shedel. Còn một thầy giáo người Nga mang họ Đức Shiller. Chị gái nhà thơ, một dạo (trước năm 1809) có một gia sư người Anh là Cô hay Bà giáo Bêyli, chắc là có quan hệ họ hàng với Đgiôn Bêyli, một người từng dạy tiếng Anh tại Đại học tổng hợp Matxcơva, nhưng nếu bà có dạy Puskin mấy bài tiếng Anh, thì đến năm 1820, chắc ông cũng đã quên sạch.. Người dạy toán cho ông là cha Aleksandr Belikốp, một viên phó tế thuộc chính thống giáo. Một thời gian, khi Puskin còn chưa ghi tên học trường Litsêy, (trường được thành lập bởi Aleksander I tại Hoàng thôn ngày 12 tháng tám năm 1810 và mở cửa ngày 19 tháng mười năm 1811; hãy xem chú thích chương 8, I) nhà định gửi ông vào trường dòng thiên chúa giáo, nơi Viademxky và hàng loạt cá nhân kiệt xuất khác đã theo học. Năm 1815, trường này bị quy tội mưu toan bắt học sinh rời bỏ chính thống giáo và chuyển sang đạo thiên chúa bằng cách hạn chế chỉ dạy Verghili và Rasin. Tháng mười hai năm 1815, những người theo đạo thiên chúa bị trục xuất khỏi Peterburg và Matxcơva, còn 5 năm sau, họ bị đuổi hẳn khỏi nước Nga.
Đến cuối tk. XVII, là những năm ở Pháp diễn ra những thay đổi xã hội khốc liệt, đẫm máu, nhiều người Pháp đã trải qua quá nhiều sợ hãi, họ đã rời bỏ tổ quốc và bỗng nhiên lâm vào cảnh đi làm gia sư ở nước Nga rộng lớn bao la. Những nhà quý tộc Nga, phần lớn đều theo chính thống giáo, cũng không tốn kém nhiều lắm để thuê gia sư là các cha cố thiên chúa giáo, với mong muốn hợp pháp là cho con cái họ tiếp thu vẻ ngoài hào nhoáng của nền văn hoá Pháp. Những người Pháp đang thất cơ lỡ vận (outchitel (tiếng Pháp) như vậy thường cũng phải nếm trải cuộc sống chẳng ngọt ngào ở Nga. Nếu ta tin lời kể của Puskin là thật, (bức thư gửi vợ ngày 30 tháng chín năm 1830), chính đầu óc tưởng tượng đầy sáng tạo của ông đã tạo ra nhiều kiệt tác dựa vào các truyền thuyết trong gia đình, thì ông nội của Puskin tên là Lép (1723-1790) vốn là một địa chủ tính nóng như lửa (khi lên cơn ghen tuông, ông nổi khùng hung như thú dữ - và nói chung, cả Abram Gannibal, là cụ ngoại của Puskin, cũng vậy), một lần do nghi ngờ một gia sư người Pháp được thuê trong nhà, là cha tư tế Nikôl, đã tằng tịu với vợ mình, nên không cần tỏ ra lịch sự, khách sáo, đã lập tức treo ngược viên gia sư bất hạnh ở cuối vườn trong khu dinh cơ của dòng họ ở Bốlđinô.
Ở thời của Puskin đang sống, những nữ gia sư người Pháp có nguồn gốc quý tộc thường được gọi theo kiểu Nga là ma đam (cho dù cô giáo chưa có chồng) hay mamdel. Hãy so sánh trong truyện của ông “Tiểu thư nông dân”: “Cô con gái có gia sư là bà người Anh - cô giáo đã bốn mươi tuổi, tính tình cực kì nghiêm khắc”.
Giả thuyết cho rằng l’Abbé» — là họ viên gia sư, không đứng vững, khi trong bản nháp ban đầu (2369, л. 5): ta gặp “мосье l’abbé» (monsieur l’abbé).

V.Nabôkôp
Cấu trúc của “Evghênhi Ônhêghin”
!Chương Một
(Đặc điểm số khổ thơ, các sự kiện chính, các chủ đề, thời gian diễn ra sự kiện - theo phỏng đoán của V.Nabôkôp…, địa điểm xảy ra sự kiện.v.v..)
Chương một gồm 54 khổ thơ: I-VIII, X-XII, XV-XXXVIII và XLII -LX (dấu hoa thị chỉ các khổ thơ thiếu, có hai khổ XXXIX-XLI chúng ta hoàn toàn không biết lý do thiếu). Các nhân vật chính - “Tôi” tác giả (Là Puskin ít nhiều có phong cách riêng) và Evghênhi Ônhêghin. Trọng tâm của chương, phần cốt lõi được khai triển nhanh chóng và tuyệt vời, được trình bày trong 12 khổ thơ (XV-XVII, XXI-XXV, XXII-XXVIII, XXXV- XXXVI,) các khổ này miêu tả mười sáu giờ sinh hoạt nơi đô thành của Ônhêghin, một công tử hai mươi bốn tuổi. Thời gian - mùa đông năm 1819, địa điểm - thành phố Sankt-Peterburg, thủ đô nước Nga. Ônhêghin tham gia sinh hoạt xã hội thượng lưu được tám năm, chàng vẫn ưa mặc sành điệu và dự tiệc tùng trong các nhà hàng sang trọng, nhưng chàng đã bắt đầu không hứng thú đến nhà hát, và chấm dứt các chuyến phiêu lưu tình ái đầy giông bão. Xen vào giữa các khổ miêu tả một ngày sống của Ônhêghin là ba phần ghi lại các hồi tưởng và suy nghĩ của Puskin (XVIII-XX, XXVI, XXIX-XXXIV), việc điểm lại một ngày sinh hoạt của Ônhêghin có vị trí nằm giữa khổ thơ kể về học vấn của Ônhêghin và khổ về tâm trạng buồn nản của chàng. Trước khi cho biết về trình độ học vấn của Ônhêghin là một số nét chấm phá thuật lại việc chàng trên đường về dinh cơ của người bác bằng xe thư (vào tháng năm 1820), còn sau khổ thơ về tâm trạng chán nản của Ônhêghin là phần kể chuyến đi của Ônhêghin về ngôi làng nơi bác chàng đã mất. Chương một kết thúc trong mấy khổ thơ (LV-LX) để tác giả nói về bản thân mình.
(V.Nabôkôp, sách đã dẫn, tr. 16.)

Trang trong tổng số 101 trang (1001 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: