Trang trong tổng số 4 trang (34 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tiền và lá (Kiên Giang): Nguyễn Bính là tác giả bài thơ này

Thầy Lê Quang Hưng của bạn sao bằng ông Đỗ Đình Thọ được. Ông Đỗ Đình Thọ có văn bản ấn phẩm bài này đăng năm 1941. Ông Thọ tặng mình cuốn Xuân Tha Hương có bài này.
Nội dung bài thơ không liên quan gì đến việc Nguyễn Bính tá túc ở xóm biển Kiên Giang


Xuân Tha Hương, thơ Nguyễn Bính, trang 92
Ảnh đại diện

Tiền và lá (Kiên Giang): Nguyễn Bính là tác giả bài thơ này

Tôi đã hỏi ông Đỗ Đình Thọ (Người sống nhiều năm với Nguyễn Bính, người biên tập tất cả các sáng tác của Nguyễn Bính được xuất bản từ năm 1986 đến nay - Những ấn phẩm sau năm 1986 của người khác biên tập đều lấy thông tin từ những ấn phẩm của ông Đỗ Đình Thọ)
Ông Đỗ Đình Thọ khẳng định bài thơ này là Nguyễn Bính sáng tác. Các bạn thấy đấy, đây không phải giọng thơ của Kiên Giang . Trong cuốn "Xuân tha hương", bài này được đăng ở trang 92.

Ảnh đại diện

Rượu xuân (Nguyễn Bính): Sửa lại cho đúng văn bản

Cao tay nâng chén rượu hồng,
Mừng em: Em sắp lấy chồng xuân nay.
Uống đi! Em uống cho say
Để trong mơ sống những ngày xuân qua.

Đây tình duyên của đôi ta,
Đến đây là... đến đây là... là thôi
Em đi dệt mộng cùng người
Lẻ loi chỉ một góc trời riêng anh.


1-Thơ tình Nguyễn Bính NXB Văn học 1987; trang 51
2- Hoàng Xuân - Nguyễn Bính thơ và đời NXB Văn học; trang 75
3- Thơ Nguyễn Bính; NXB Hà Nội; trang 126
hthttps://www.facebook.com/photo?fbid=3000233696872339&set=pcb.1679215558928751tps://
https://www.facebook.com/...;set=pcb.1679215558928751
https://www.facebook.com/...77841844154682&type=3
https://www.facebook.com/...77842110821322&type=3
Ảnh đại diện

Đề ảnh (Trần Tế Xương): Sai văn bản

Cử Thăng, Huấn Mỹ, tú Tây Hồ,
Ba bác chung nhau một cái đồ.
Mới biết trời cho sum họp mặt,
Thôi đừng chê nhỏ với cười to!
Cử Thăng, Huấn Mỹ, tú Tây Hồ đều là bạn thân của Tú Xương, 3 người này cùng mê một cô ả đào ở phố Hàng Thao, vì cô này có nhan sắc và biết làm thơ. Họ đều khoe với Tú Xương rằng cô đào này rất nể phục tài văn chương và chỉ yêu một mình họ thôi. Hôm ấy cả 3 người đều đến chơi nhà Tú Xương, họ cùng chụp chung một kiểu ảnh và đem ra khoe Tú Xương. Trong 3 người đó có người bảo phải đem phóng to hơn, nhưng lại có người bảo để thế là được rồi. Tú Xương liền lấy bút mực đề 4 câu thơ trên vào sau tấm ảnh.


Tú Xương, tác phẩm và giai thoại. nhà xuất bản Văn học, năm 1986.
Ảnh đại diện

Dòng sông của anh, dòng sông của em (Lai Vu): Nhan đề bài thơ sai

Dòng sông quê anh, dòng sông quê em là nhan đề bài hát của nhạc sĩ Đoàn Bổng, nhan đề bài thơ của Lai Vu là Dòng sông của anh, dòng sông của em và trong bài thơ những từ quê đều là từ của (Dòng sông Đáy của em... Dòng sông Đà của anh)


Tôi đến nhà thăm nhạc sĩ Đoàn Bổng, ông cho tôi xem tạp chí Núi Tản Sông Đà do tỉnh Hà Sơn Bình ấn hành năm 1976 có đăng bài thơ của Lai Vu với nhan đề là Dòng sông của anh, dòng sông của em
Ảnh đại diện

Bài thơ quê hương (Nguyễn Bính): Sai chính tả!

Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm,
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
Có Nguyền Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”. (Sữa lại dấu ngã: Có Nguyễn Trãi)
Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”.


Dấu~
Ảnh đại diện

Mưa xuân (I) (Nguyễn Bính): Hỏi nguồn?

Câu này ở đâu ra vậy?
Em giận hờn anh cho đến sáng
Hôm sau mẹ hỏi hát trò gì
“- Thưa u họ hát...” rồi em thấy
Nước mắt tràn ra, em ngoảnh đi


Tôi có đến 4 ấn phẩm in bài này nhưng đều không có 4 câu trên.
Ảnh đại diện

Túi ba gang (Nguyễn Bính): Văn bản bị sai nhiều quá!

Đọc qua một lượt thấy văn bản bài này bị sai rất nhiều so với văn bản in trong "Tuyển tập Nguyễn Bính-1986"


Tuyển tập Nguyễn Bính-1986
Ảnh đại diện

Bài thơ quê hương (Nguyễn Bính): BÀI CA QUÊ HƯƠNG

Nhan đề bài này tác giả đặt là BÀI CA QUÊ HƯƠNG nhưng khi biên tập Chu Văn sửa đi thành BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG. Khi cầm ấn bản xem Nguyễn Bính hỏi sao lại là BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG? Chu Văn đáp vì đã có bài hát BÀI CA QUÊ HƯƠNG rất hay, rất nổi tiếng rồi nên sửa thành BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG. Nguyễn Bính cáu vất tờ báo xuống bàn nói: Anh sửa sao không hỏi tôi. Đây là BÀI CA QUÊ HƯƠNG của Nguyễn Bính. Nếu không nói đây là bài thơ thì người đọc không biết đây là thơ à.


Theo lời kể lại của nhà nghiên cứu Đỗ Đình Thọ.
Ảnh đại diện

Trở về quê cũ (Nguyễn Bính): Sai

Ngõ xuống bờ ao chơi ú tìm (TIM)
Nhà em hàng xóm biết đâu tìm?

Lớp mà Thị Kính nuôi con mọn (Lớp màn...)
Tôi biết người xem lệ chảy nhiều...

Trang trong tổng số 4 trang (34 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: