Trang trong tổng số 2 trang (20 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Thi pháp Nguyễn Bính

(Thuỵ Khuê)

Thơ Nguyễn Bính kết hợp hai thể loại của hai dòng thi ca cổ điển : thể ngâm của Cung oán và Chinh phụ và thể thoại của các truyện nôm : Hoa tiên, Kiều... Nói khác đi thơ Nguyễn Bính là tự truyện kết hợp với tiểu thuyết. Nếu Cung oán và Chinh phụ là những khúc ngâm của người đàn bà thế kỷ XVIII, thì Lỡ bước sang ngang là khúc ngâm của người đàn bà đầu thế kỷ XX.

Bài thơ Lỡ bước sang ngang khi ra đời có lẽ không bao giờ ngờ rằng nó sẽ trở thành tác phẩm «báo mộng» cuộc đời Nguyễn…
Ảnh đại diện

Ảnh hưởng thơ Pháp trong Thơ Mới và thơ Bích Khê, Hàn Mặc Tử

(tiếp theo)

Vai trò của Edgar Poe và Baudelaire trong thơ hiện đại Pháp  

Trong một cái nhìn như thế, hai nhà thơ được coi là cha đẻ của thơ hiện đại Pháp là Gérard de Nerval (1808-1885) và Baudelaire (1821-1867).

Ngay từ đầu thế kỷ XIX, Nerval đã đem mộng vào thơ. Nerval dịch Goethe (1748-1832) từ hồi còn đi học, bị mê hoặc bởi Faust, và ông thấy ở nhân vật kỳ dị của Goethe, có gì gần gụi với những đớn đau trong cuộc đời riêng của mình. Thơ Nerval mang tính chất siêu hình giao thoa giữa…
Ảnh đại diện

Ảnh hưởng thơ Pháp trong Thơ Mới và thơ Bích Khê, Hàn Mặc Tử

(Thuỵ Khuê)

Hàn Mặc Tử và Bích Khê đã sống khổ đau như Poe và Baudelaire, đã trải qua những kinh hoàng của bệnh tật. Tưởng tượng, mộng mơ, âm nhạc, vũ trụ, huyền ảo, kinh hoàng, bệnh hoạn, là những yếu tố chính trong thơ Hàn Mặc Tử và Bích Khê. Thơ họ đứng riêng một cõi, khác hẳn thơ những người trong phong trào Thơ Mới.

Trong giai đoạn hình thành và phát triển Thơ Mới thập niên 1930-1940, thơ của Hàn Mặc Tử và Bích Khê nổi bật lên tính chất lạ kỳ, huyền bí, khác hẳn thơ của những người cùng…
Ảnh đại diện

Phong cách nghệ thuật thơ của Hàn Mặc Tử

(tiếp theo)

Rồi cả không gian cũng bị nhiễm bệnh cùng Hàn.

Trong suốt thời gian ngắn ngủi sống trên trần, Hàn mang hai không gian thơ trong lục phủ ngũ tạng : một không gian thổ huyết của bệnh tật, và một không gian trong suốt như pha lê của hạnh phúc. Nhưng đặc biệt nhất ở Hàn là sự quy hồi hạnh phúc.

Trong đoạn sống sau cùng, thơ Hàn đã rời tất cả những đau thương hệ lụy, Hàn lại trở về với không gian trong sáng xưa, bài Đây thôn Vỹ Dạ, làm mấy tháng trước khi mất:

Sao anh không về…
Ảnh đại diện

Phong cách nghệ thuật thơ của Hàn Mặc Tử

HÀN MẶC TỬ TRONG HƯƠNG THƠM, NGUỒN THƠ HẠNH PHÚC

(Thuỵ Khuê)

Ở những giây phút khắc nghiệt nhất, hoang loạn nhất, vẫn có hai Hàn và có hai thơ : một Hàn của mộng đẹp khi cơn đau lắng xuống và một Hàn của mộng dữ khi cơn đau dấy lên cực điểm. Một Hàn thổ huyết trong vũng máu và một Hàn trở lại bình an sau mỗi phong ba sóng bão. Hiền mộng và ác mộng, trong sáng đắm say và đau thương kinh hoàng gắn bó với nhau như hai mặt của một cuộc đời.

Đường thơ bất tận và đường đời ngắn ngủi của Hàn chập…
Ảnh đại diện

Phong cách nghệ thuật thơ của Hàn Mặc Tử

(tiếp theo)

Vũ trụ luận mới

Thơ Hàn không chịu nằm trong mặt bằng của trái đất mà luôn luôn tìm cách chiếm lĩnh không gian. Trong bài Nụ cười trên đây : trăng (trên trời), truyện trò với tre, nước, cỏ hoa (dưới đất), tiếng ca toát ra trong lau lách, tiếng ca ngắt đi, nhường cho tiếng lá rung động những lời thì thầm. Rồi người con gái bước ra ống quần xắn cao, gây rạo rực, nàng nhìn xuống hồ, soi cái lẳng lơ của mình trong đáy nước. Hàn đã choán tất cả không gian và lòng người trong khoảnh…
Ảnh đại diện

Phong cách nghệ thuật thơ của Hàn Mặc Tử

TƯỞNG TƯỢNG, HƯ ẢO VÀ VŨ TRỤ LUẬN MỚI TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ

(Thuỵ Khuê)

Hàn Mặc Tử ngay từ buổi đầu đã tạo một không gian âm nhạc và chuyển động mà vạn vật giao hoà, tạo ra một vũ trụ luận mới trong thơ. Hàn Mặc Tử đã đem tưởng tượng vào thơ, mở ra một cõi hư ảo chưa từng có trong thơ Việt nam. Là nhà thơ đầu tiên đã hiện đại hóa thơ Việt nam, vị trí của Hàn Mặc Tử trong thơ Việt tương đương với vị trí của Baudelaire trong thơ Pháp.

Hàn Mặc Tử dùng tưởng tượng để tạo ra một thế giới hư ảo,…
Ảnh đại diện

Phong cách nghệ thuật thơ của Hàn Mặc Tử

Một thiên tài xuất hiện

Ngày 11/10/ 1931, trên Thực Nghiệp Dân Báo có in ba bài thơ, tựa đề : Chùa hoang, Gái ở chùa và Thức khuya, ký tên P.T (Quy Nhơn), với lời yêu cầu của tác giả : « Mấy bài thơ sau này xin cảm phiền ngài ấn hành vào báo Thực Nghiệp để chuyển giao cho Mộng Du thi xã ở Huế, rất đội ơn». Mộng Du thi xã do Phan Bội Châu chủ trì, và ba bài thơ này được cụ Phan chú ý, sau viết ba bài hoạ. Thơ Phong Trần nổi tiếng từ đó. (Xin mở ngoặc : Nhờ công lao của Nguyễn Hữu Tấn Đức và Phạm…
Ảnh đại diện

Phong cách nghệ thuật thơ của Hàn Mặc Tử

HÀN MẶC TỬ, THI SĨ CỦA ĐAU THƯƠNG VÀ BẤT HẠNH

(Thuỵ Khuê)

Ngày nay nhìn lại thơ văn Hàn Mặc Tử, chúng ta có thể khẳng định: Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiên phong đã đổi mới tư tưởng, đặt nền móng tưởng tượng, mộng mơ và giao cảm trong thơ Việt Nam, với một quan niệm rõ ràng về thi ca. Hai bài Chùa hoang và Thức đêm, in năm 1931, mở về thân xác con người, tạo bút pháp không gian, mà trăng, nước và khí trời là ba yếu tố nền tảng xây dựng nên vũ trụ thơ Hàn Mạc Tử.

Hàn Mặc Tử là một trong những…
Ảnh đại diện

Bổ sung thông tin về các tác giả hiện có

(Kính nhờ các anh chị bổ sung giúp vào phần tiểu sử của Ryszard Kapuściński, xin cảm ơn!)

Ryszard Kapuściński, nhà báo kiệt xuất nhất của Ba Lan, sinh ngày 4.3.1932 ở Pińsk (nay thuộc Bạch Nga). Ông theo học khoa Lịch sử Đại Học Tổng Hợp Vacsava vào những năm 1952-1956. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc tại tòa báo „Ngọn cờ Thanh niên”. Tài năng viết phóng sự của ông bắt đầu được bộc lộ, ông được cử sang Ấn Độ, Trung Quốc và sau đó là châu Phi, nơi ông đã sống 6 năm.   

Năm 1968 ông trở về từ…

Trang trong tổng số 2 trang (20 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]




Tìm bài viết:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tìm trong:

Tên chủ đề:

Nội dung:

Người gửi:

Diễn đàn:

Gửi sau ngày (ngày/tháng/năm):

Gửi trước ngày (ngày/tháng/năm):