Trang trong tổng số 2 trang (20 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thăm dò dư luận về việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Có thể xem kết quả của cuộc thăm dò ở Talawas:

http://www.talawas.org/?p=6610

hoặc trên trang web Minh Biện:

http://www.minhbien.org/?p=1111
Ảnh đại diện

Viết vào Bùi Giáng mong manh...

(tiêp theo)

Thục quốc danh tướng, Việt Nam lục bát thi sĩ và Bùi Giáng

Nếu Bùi Giáng (chỉ) là thơ, thì thơ Bùi Giáng (chỉ) là lục bát.

Tôi sẽ ví các danh tướng nhà Thục thời Tam Quốc với các thi sĩ lục bát tài danh Việt Nam! Một cách tương đối: Về ngôi thứ uy quyền, nếu coi Lưu Bị là Nguyễn Du, thì tiếp theo ai là ai? Quan Vũ, ấy là Nguyễn Bính; Trương Phi là Bùi Giáng. Vậy là xong nhà Lưu-Quan-Trương. Tiếp: Triệu Tử Long: Hồ Dzếnh. Rồi những Hoàng Trung, Ngụy Diên, v.v... là những Bàng…
Ảnh đại diện

Viết vào Bùi Giáng mong manh...

“Đêm nay
           Những lứa đôi gặp gỡ
           Để ngày mai
           Ra đời
           Những đứa trẻ mồ côi”...
                       (Bertolt Brecht)

Trong bài Bài Thơ Ấy của Trung niên thi sĩ, có hai câu:
“Viết vào tờ giấy mong manh
Bao nhiêu tình tự long lanh không lời”.

Đọc thơ Bùi Giáng là thuốc thử về quan niệm thơ, về mỹ học thi ca. Đã và sẽ không ai sai nhiều lắm, cũng không ai đúng là bao, khi bình bàn về thơ họ Bùi. Nhắc về cái tuyệt đỉnh trong thơ Bùi Giáng, độ…
Ảnh đại diện

Thăm dò dư luận về việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Chào cả nhà,

Đây là cuộc thăm dò ý kiến về việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá do anh Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông http://www.seasfoundation.org ) tiến hành. Mong mọi người bỏ chút thời gian tham gia trả lời ở đây nhé:

http://www.surveymonkey.c...KXgt8RC_2ftAHEuNdmg_3d_3d

Cảm ơn tất cảm mọi người!
Ảnh đại diện

Thi pháp Nguyễn Bính

(tiếp theo)

Khi vào Nam, Nguyễn Bính có làm Tỳ bà truyện, dài 1548 câu, Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng sưu tập được, đăng trong Việt nam thi nhân tiền chiến. Nhưng Một con sông lạnh, làm ở Huế, mới thực sự cô đọng hồn tỳ bà. Mọi rung động của Nguyễn Bính với người tài tử vang lên không gian, tan trong tiếng nhạc, loãng trong bầu khí mơ hồ, yêu ma, không thể có được ngoài trời Huế mù sương, nước sông Hương lạnh, say, đắm đuối :

Rung rung ánh nến hoen vàng,
Hơi men lắng xuống, tiếng đàn…
Ảnh đại diện

Thi pháp Nguyễn Bính

NGUYỄN BÍNH: GIANG HỒ, NHỚ, SAY, NGHỆ THUẬT TẠO SẦU, GÂY TƯƠNG TƯ

(Thuỵ Khuê)

"Mười hai bến nước" viết để tạ lòng một người tri âm vô danh vắng mặt. Nội dung tập hợp những bài, phần lớn làm ở Huế, nhớ về Hà Nội, trong khoảng thời gian 1941- 1942. Tập thơ khai trương và tổng kết quá khứ đau thương của một đời giang hồ, mà say và nhớ là hai biệt chất dựng nên thơ.

Xa xôi ai nhớ mà thương nhớ
Mà nhớ mà thương đến thế này

Hai câu thơ trong bài "Giời mưa ở Huế" dẫn chúng ta bước vào bầu…
Ảnh đại diện

Thi pháp Nguyễn Bính

Diệp Y Như đã viết:
Thơ Nguyễn Bính bình dị và chân thực, đọc lên cứ như lời thủ thỉ tâm tình. Trong "Thi nhân Viêt Nam", Hoài Thanh không thực sự đánh giá cao nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính, nhưng không thể phủ nhận sức hấp dẫn đặc biệt của thơ Nguyễn Bính. Mỗi khi đọc thơ Nguyễn Bính, em lại thấy như chính mình đang đau khổ, cô đơn cùng với nhà thơ vậy. Có thể em dốt nát, nhưng em đặc biệt…
Ảnh đại diện

Thi pháp Nguyễn Bính

(tiếp theo)

Những câu thơ lạc ra ngoài sự cô đơn thông thường của nhân thế, bởi cái tôi nơi đây đã tự chẻ đôi chẻ ba ra, để tự lũy thừa mình, tạo một cuộc sống tâm linh mới lạ rất đơn đau và ngoạn mục mà dường như chỉ Nguyễn Bính nắm bắt được nghệ thuật biệt cách ấy : nghệ thuật tạo sầu Nguyễn Bính. Nghệ thuật tạo sầu của nhà thơ dựa trên tính chất bạc mệnh, yểu số của những giấc mơ, không chỉ nằm trong những bài thơ có chủ đề trực tiếp như Viếng hồn trinh nữ, Dòng dư lệ... mà còn bàng bạc ở cả…
Ảnh đại diện

Thi pháp Nguyễn Bính

NGUYỄN BÍNH, ĐỜI VÀ THƠ BẠC MỆNH

(Thuỵ Khuê)

Những mối tình tha thiết nhất trong tâm hồn, Nguyễn Bính thường dành cho những người đàn bà không quen. Mối cảm thông của Nguyễn Bính với những người phụ nữ mệnh yểu, bị tình phụ, ngoài tâm sự của chính mình, còn là sự giao cảm của nhà thơ với định mệnh, với cái chết, tương tự như mối linh cảm giữa Kiều và Đạm Tiên.

Nguyễn Bính xuất hiện lần đầu trên văn đàn năm 1936 với bài Mưa xuân. Trong Mưa xuân, đã thấy xuất hiện hai yếu tố chính trong thơ…
Ảnh đại diện

Thi pháp Nguyễn Bính

(tiếp theo)

Nói về thi pháp Nguyễn Bính tức là nói về một dòng thơ không thi pháp. Nguyễn Bính đã vô hiệu hoá tất cả những quy luật về thi ca từ trước đến giờ. Bởi tất cả những lý thuyết về thơ, đại loại như : ngôn ngữ thơ phải là một thứ ngôn ngữ độc đáo phi thường, ra khỏi phạm vi của lời nói hàng ngày. Nhà thơ phải bóp méo ngôn ngữ nói bằng những thủ pháp ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ ... để đạt tới ngôn ngữ thơ, mà mỗi chữ phải có một giá trị riêng biệt, khác với công dụng của nó trong ngôn ngữ…

Trang trong tổng số 2 trang (20 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài viết:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tìm trong:

Tên chủ đề:

Nội dung:

Người gửi:

Diễn đàn:

Gửi sau ngày (ngày/tháng/năm):

Gửi trước ngày (ngày/tháng/năm):