Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tường Thụy

haanh hình như post nhầm chỗ rồi :)

Ở ĐÂY Có bài “Thiệt mạng về lời thách đố ...”. Xin trích một đoạn:

Làm việc nhiệt tình suốt buổi sáng bơi lội vớt bèo, đến chiều khi đang trong lúc nghỉ giải lao thì anh P, một thanh niên cùng làng ra chơi, nhìn thấy Thắng liền nảy sinh ý định thách đố.
Phú liền gọi Thắng lại và nói, nếu lặn được từ bờ bên này sang bờ bên kia và lặn ngược về thì Phú sẽ mất 1 triệu đồng.


Tên người vừa định giấu
Đã lộ ra mất rồi
Bởi tác phong cẩu thả
Mới sinh chuyện buồn cười.

Đọc báo, có những chuyện rất ngớ ngẩn. Trong cùng một câu, người lớn tuổi hơn thì gọi bằng chị, người ít tuổi hơn gọi bằng bà (trường hợp này tôi đã có ý kiến trong topic này).
Hôm qua, có bài báo nói về 2 vợ chồng sàn sàn tuổi nhau, chồng gọi là anh, vợ thì gọi bằng bà.

Bó tay với các nhà báo.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Tường Thụy đã viết:
haanh hình như post nhầm chỗ rồi :)
Thấy haanh là người khá cẩn thận khi viết, bèn lật trang trước đọc lại mới thấy mình nhắc haanh là không đúng. Hoá ra mình vội vàng. Vậy mà không thèm cãi.

Tưởng là con rận hoá ra không phải
Tưởng là không phải hoá ra con rận. Hi hi

Chuyện cười dân gian:

Có anh chàng ở bẩn. Một hôm đang nói chuyện với bạn, anh ta thấy ngứa ngáy ở cổ mới sờ lên cổ áo thì tóm được chú rận đang bò lổm ngổm. Anh ta ngượng quá vứt vội xuống đất, bảo:
- Tưởng là con rận, hóa ra không phải.
Anh bạn cũng không vừa, cúi xuống tìm bắt bằng được con rận mà chàng kia vừa quăng xuống, giơ lên xem:
- Tưởng là không phải, hóa ra con rận.

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

...trông xa cứ tưởng con rắn đang bò,
đến gần thì lại là cành củi khô,
cúi xuống nhặt cành củi khô lại thấy đuôi con rắn ở cạnh cành củi.
Mới đọc cứ tưởng đúng chính tả...  

Lỗi chính tả trên Thivien.net vẫn còn nhiều lắm bác ạ!
Ví dụ các lỗi thường gặp:

Hứng chỗ giột nước rơi như hoà tấu

Ta xiết tay... tay lồng vào quá khứ

Hương đồng nội ...để lòng anh sao xuyến
Cái nồng nàn bay toả dưới trăng xuông

Bởi có anh yêu trở che và sưởi ấm

Sẽ cùng chia nỗi nhớ ...sót xa ....

Ví tiền rỗng tuyếch rượu bia cách nào...?
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/05/20110430161403_1-400x300.jpghttp://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/05/20110430161403_2.jpg
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/05/20110430161403_3-400x265.jpghttp://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/05/20110430161623_5.jpg
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Dạ thưa thầy -bài thơ đầy tâm thế

Tôi nhớ một lần trong cuộc phỏng vấn về văn học đương đại nhà thơ Hữu Thỉnh-Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có nói một ý hay và mới: Hình như trong văn học chúng ta bây giờ thiếu những nhân vật 'khiêm nhường'.
Vâng, khiêm nhường là một ứng xử xã hội rất Á Đông, rất Việt Nam. Ở đó vừa quy định một phong cách sống, một đạo đức sống vừa tĩnh tại, vừa vận động uyển chuyển như 'nước' được Lão Tử- (một triết gia Trung Quốc) trong cuốn 'Đạo đức kinh' nâng lên thành triết lý sống.
Khiêm tốn và nhường nhịn còn bộc lộ rõ một bản lĩnh sống tự biết, không cạnh tranh bon chen, nhất là trong đời sống thị trường hiện nay. Nhà thơ Võ Thanh An trong bài ngày Dạ thưa thầy với giọng thơ tự sự nhiều chiêm cảm, điềm đạm, đồng cảm được với người đọc bằng chính sự khiêm nhường tự vấn của mình. Đây cũng là một cách đi của thơ với những độc thoại, đối thoại không cần giải thích, tạo ra những khoảng chùng day dứt và bước chuyển đột ngột của thơ nhanh tới lõi hạt
nhân ý tưởng.
Dạ thưa thầy là lời thưa cẩn trọng nhưng cũng chính là sự bức xúc muốn được bộc bạch với người thầy giáo kính yêu của mình. Ở đây triết lý nhà Phật: Cõi luân hồi là 'bể dâu, dâu bể' như một sự an ủi đồng cảm trước câu hỏi bức bối: 'Dạ thưa thầy, con đã nhịn đến quên mình-sao sự lành hiếm thế?'.
Chữ 'nhịn' đuợc đặt trong văn cảnh này rất hay, gần gũi với cách nói, cách sống của người thôn quê mộc mạc, của bản chất trung thực, hồn hậu: 'Nhịn đến quên mình'. Nhà thơ đã nâng cảm xúc lên một cấp độ khá cao hơn: Con vẫn nhớ lời thầy diệt oán bằng ân'. Đây chính là kinh nghiệm sống của người quân tử biết quên quá khứ, biết bỏ qua sự thù địch, nhưng đời sống hiện tại lại hiện diện bằng sự 'đổi trắng thay đen'. Võ Thanh An rất có ý thức chọn lọc chi tiết khi dùng hình ảnh tương phản viên phấn trắng-bút dạ đen; tấm bảng gỗ-tấm phoóc-mi-ca trắng. Sự nghịch lý này tạo ra những mâu thuẫn nội tại, bản chất bắt đầu thay đổi từ hình thức.
Hai câu thơ xúc động nhất là nốt trầm sâu thẳm làm chùng lại không khí tâm trạng thẳng căng của bài thơ : 'Dạ thưa thầy, con vẫn là một đứa bé y nguyên-run lên trước cuộc đời như đã từng run lên khi thầy kêu lên bảng'. Hình ảnh cậu học trò run lên thật nguyên sơ trọn vẹn.Thơ thảng thốt như vậy thật hiếm. Từ thảng thốt đến thổn thức là một bước nhảy đột biến của cảm xúc.
Cái hay của bài thơ này không nằm trong sự cách tân mới mẻ vềngôn ngữ, hình tượng thơ mà ở cái tình sâu lắng với lối nói thật khiêm nhường trăn trở khi đặt câu hỏi: 'Bao giờ cuộc đời lành hơn?'. ở đây tác giả không nói cuộc đời đẹp hơn, hay tốt hơn mà lành hơn. Chữ 'lành' hợp với không khí nghiêm cẩn của bài thơ 'lành' và 'nhịn'. Lành ở mức độ thấp hơn, một hy vọng thật giản đơn, mỏnh manh gieo vào lòng người những trắc ẩn cảm thông.
Sự vận động của tứ thơ qua sự nhắc lại: 'Dạ thưa thầy' tạo ra một không gian mở phấp phỏng. Câu cuối Dạ thư thầy để ngỏ như hình bóng của học trò đứng lặng lẽ trước thầy để tự mình tìm ra câu trả lời bằng chính cuộc đời với niềm tin 'Con vẫn tự tin sự nhịn là cứu cánh'...
(Nguyễn Ngọc Phú)


Dạ thưa thầy
(Võ Thanh An)

Dẫu biết rằng: Một sự nhịn là chính sự lành
Dạ thưa thầy, con đã nhịn đến quên mình
Sao sự lành hiếm thế?
Vâng! Thì cõi luân hồi là bể dâu, dâu bể.
Con vẫn nhớ lời thầy diệt oán bằng ân
Dạ thưa thầy, viên phấn trắng đã đổi màu ngày
ngày nay bảng đen có nơi thay tấm phoóc-mi-ca màu trắng
Buộc lòng viên phấn là bút dạ màu đen.
Dạ thưa thầy, con vẫn là một đứa bé y nguyên
Run lên trước cuộc đời như đã từng run lên khi thầy kêu lên bảng.
Dạ thưa thầy, con vẫn tin sự nhịn là cứu cánh
Bao cuộc đời lành hơn?
Dạ thưa thầy...


(Nguyễn Ngọc Phú)

Xưa nay em vẫn đọc trên sách báo...người ta hay viết thành ngữ:
- Một câu nhịn là chín câu lành
- Một điều nhịn là chín điều lành
Tác giả bài thơ trên đã viết:"Một sự nhịn là chính sự lành", có phải tác giả viết nhầm "chín" thành "chính" không???
Hay là tác giả định viết sự nhịn chính là sự lành???
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

haanh8354 đã viết:

Xưa nay em vẫn đọc trên sách báo...người ta hay viết thành ngữ:
- Một câu nhịn là chín câu lành
- Một điều nhịn là chín điều lành
Tác giả bài thơ trên đã viết:"Một sự nhịn là chính sự lành", có phải tác giả viết nhầm "chín" thành "chính" không???
Hay là tác giả định viết sự nhịn chính là sự lành???
Cái này phải hỏi tác giả hoặc hỏi người gõ bài cho tác giả.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

haanh8354 đã viết:
..............
Xưa nay em vẫn đọc trên sách báo...người ta hay viết thành ngữ:
- Một câu nhịn là chín câu lành
- Một điều nhịn là chín điều lành
Tác giả bài thơ trên đã viết:"Một sự nhịn là chính sự lành", có phải tác giả viết nhầm "chín" thành "chính" không???
Hay là tác giả định viết sự nhịn chính là sự lành???
Theo mình, viết "Một điều nhịn chín điều lành" thừa mất chữ "là". Tục ngữ vốn ngắn gọn, không có chữ thừa. Nhiều khi người ta cũng dùng chữ "câu" thay cho "điều": "Một câu nhịn chín câu lành". Nhưng chữ "điều" nó bao hàm rộng hơn, chỉ cả lời nói và hành vi. Nếu mồm nhịn nhưng chân tay không nhịn thì cũng phiền. :D
Viết "Một sự nhịn là chính sự lành" là không ổn:
Có thể tác giả nhầm chữ "chín" thành "chính".
Còn nếu giải thích theo hướng haanh phỏng đoán thì tại sao lại có chữ "một". Nếu không phải "một" mà là hai hay nhiều sự nhịn thì sao, đâu phải một sự nhịn mới lành? Mặt khác, phải viết "chính là" chứ không phải "là chính".
Mình cho rằng viết thế sai về văn phạm và tối nghĩa. Theo hướng phỏng đoán này, viết như bạn haanh "sự nhịn chính là sự lành" mới đúng.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Tường Thụy đã viết:
haanh hình như post nhầm chỗ rồi :)

Ở ĐÂY Có bài “Thiệt mạng về lời thách đố ...”. Xin trích một đoạn:

Làm việc nhiệt tình suốt buổi sáng bơi lội vớt bèo, đến chiều khi đang trong lúc nghỉ giải lao thì anh P, một thanh niên cùng làng ra chơi, nhìn thấy Thắng liền nảy sinh ý định thách đố.
Phú liền gọi Thắng lại và nói, nếu lặn được từ bờ bên này sang bờ bên kia và lặn ngược về thì Phú sẽ mất 1 triệu đồng.


Tên người vừa định giấu
Đã lộ ra mất rồi
Bởi tác phong cẩu thả
Mới sinh chuyện buồn cười.

Đọc báo, có những chuyện rất ngớ ngẩn. Trong cùng một câu, người lớn tuổi hơn thì gọi bằng chị, người ít tuổi hơn gọi bằng bà (trường hợp này tôi đã có ý kiến trong topic này).
Hôm qua, có bài báo nói về 2 vợ chồng sàn sàn tuổi nhau, chồng gọi là anh, vợ thì gọi bằng bà.

Bó tay với các nhà báo.
Đấy là báo anh ạ. Còn chuyện thật ở cơ quan em này: Có một đôi, vợ kém chồng một tuổi, nhưng chồng thì được một vài cô gọi là anh, còn vợ thì bị gọi là cô, và một đôi, vợ hơn chồng hai tuổi cũng bị gọi thế. Em cho đó là cách xưng hô ngớ ngẩn, thiếu tinh tế.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Em lại còn nghe người ta kể:
"...- Anh năm nay 55 tuổi à??? Vậy là anh hơn bố em 5 tuổi chẵn, bố em tròn 50 mùa lá rụng!"
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Tường Thụy đã viết:
Tường Thụy đã viết:
haanh hình như post nhầm chỗ rồi :)
Thấy haanh là người khá cẩn thận khi viết, bèn lật trang trước đọc lại mới thấy mình nhắc haanh là không đúng. Hoá ra mình vội vàng. Vậy mà không thèm cãi.
Tưởng là con rận hoá ra không phải
Tưởng là không phải hoá ra con rận. Hi hi
Chuyện cười dân gian:
Có anh chàng ở bẩn. Một hôm đang nói chuyện với bạn, anh ta thấy ngứa ngáy ở cổ mới sờ lên cổ áo thì tóm được chú rận đang bò lổm ngổm. Anh ta ngượng quá vứt vội xuống đất, bảo:
- Tưởng là con rận, hóa ra không phải.
Anh bạn cũng không vừa, cúi xuống tìm bắt bằng được con rận mà chàng kia vừa quăng xuống, giơ lên xem:
- Tưởng là không phải, hóa ra con rận.
Tình hình, không phải là em “ không thèm cãi” đâu bác ạ,  em đã nhấn nút cảm ơn thay lời nói! Em rất thích nhận được những ý kiến góp ý phê bình, dù đúng hay chưa đúng cũng đều đáng quý, đáng trân trọng. Em sợ nhất là mình có lỗi sai mà không ai chỉ ra lỗi sai của mình.
Tiện đây em cũng xin góp một câu chuyện vui:
Một chú chim non đang bay về phương Nam để trú đông. Trời rất lạnh đến nỗi làm đông cứng cả người và nó bị rớt xuống đất, giữa một cánh đồng. Tình cờ  có một con bò đi đến làm “công đoạn cuối” vương vãi  “chất hữu cơ” lên người nó.
Nằm trong đống “nhậy cảm” nóng hổi,  cái buốt giá trong người nó  tan đi , thật  ấm áp, dễ chịu. Chú chim non cảm thấy sung sướng và hạnh phúc đến độ bắt đầu cất tiếng hót véo von. Không may, có một con cáo đi ngang qua đó, nghe thấy tiếng chim hót nên đã mò tới. Con cáo lôi chú chim non ra khỏi đống “ vi khuẩn đang lên men” rồi ăn thịt nó.
Bài học rút ra từ câu chuyện này là:
1. Không phải ai “giải quyết nỗi buồn” lên người  mình cũng là kẻ thù của mình.
2. Không phải ai lôi mình ra khỏi đống… “nỗi buồn” cũng là bạn của mình.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối