Trang trong tổng số 128 trang (1272 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [82] [83] [84] [85] [86] [87] [88] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nơi có nhiều người thay thế ông Ca

– Sáng nay ông thấy thằng nhỏ bán vé số lảng vảng qua đây chưa?

– Ủa, hồi đó tới giờ có thấy ông mua tờ vé số nào đâu?

– Từ hôm nay thì có, tôi rất cần tiền để tậu một chiếc máy phát điện nhằm đối phó với nguy cơ quá tải thân nhiệt từ hậu quả của tiến trình phát triển năng lượng lệch lạc do hạn chế tầm nhìn!

– Chu choa, ông làm ơn dịch giùm câu đó ra tiếng Việt!

– Nó có nghĩa là tôi muốn mua máy phát điện để đối phó với nạn cúp điện chắc chắn không tránh khỏi! Nhiều địa phương bị cúp điện từ sáng đến tối khiến doanh nghiệp lao đao, sinh hoạt người dân bị đảo lộn. Sài Gòn cũng đã có lịch cúp điện rồi.

– Vô lý, điện vừa tăng giá, sao lại cúp?

– Hai chuyện khác nhau, giá phải tăng vì không thể không tăng, còn cúp là vì không thể... không cúp!

– Tôi chỉ biết theo quy luật “tiền nào của nấy” thì món hàng nào có giá cao hơn chất lượng phải tốt hơn. Ví dụ như ly càphê đá tám ngàn của chị Ba đây chắc chắn nhiều bắp hơn ly càphê mười ngàn của bà Tư bên cạnh.

– Điều ông nói chỉ đúng với mặt hàng mà người tiêu dùng có quyền chọn lựa, còn ông nếu không thích thì khỏi xài điện, thế thôi!

– Nhưng tôi vẫn được quyền hỏi khi việc cung ứng sản phẩm bị gián đoạn chứ không tuân thủ hợp đồng mua bán!

– Ông chưa hỏi tôi đã biết câu trả lời rồi. Ờ, sao ngành bóng đá không qua bên điện lực tìm người thay ông Calisto nhỉ?

– Nè, ông lảng vừa thôi, đang nói chuyện điện đóm mà.

– Tôi vừa sực nhớ quan chức điện lực nhiều người giỏi chuyền bóng!

Người già chuyện
(Báo SGTT)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nghề thuốc vất vả

Ba đứa trẻ vào tiệm thuốc bắc.
Một đứa hỏi mua 500 đồng cam thảo.
Ông thầy thuốc dù đã rất già nhưng vẫn vui vẻ bắc thang leo lên trên kệ ở tuốt trên cao bê cái thấu thuốc xuống. Bán xong, ông leo thang trở lên cẩn thận cất cái thấu thuốc lại chỗ cũ. Trở xuống, ông hỏi đứa thứ hai:
- Còn cháu mua thuốc gì?
- Cháu mua 500 đồng cam thảo.
Ông thầy bực mình, nhưng cũng đành chiều khách, lại bắc thang leo lên lấy thấu cam thảo xuống bán. Sợ như lần trước, ông hỏi luôn đứa thứ ba:
- Còn mày mua 500 đồng cam thảo luôn hả?
Đứa bé lắc đầu. Ông thầy yên chí, bắc thang leo lên cất cái thấu cam thảo, rồi leo xuống, hỏi nó mua gì. Thằng bé nói:
- Dạ ông bán cho cháu 1.000 đồng cam thảo.

ST
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Minh Bình đã viết:
tớ cũng không thể phân biệt nổi sự khác nhau giữa hoa hậu áo dài và hoa hậu du lịch.(hoan1982)

Tôi có hơn bạn một chút...là phân biệt được Hoa hậu áo dài và Hoa hậu không có áo...Hi! Hi!
Hu hu, tôi kém cả hai
Chỉ có hoa mắt, hoa tai tỏ tường
Biết thêm hoa có mùi hương
Ngoài ba hoa ấy, hoa thường như nhau.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Xin Làm Cha Để Trả Nợ

Một anh lúc còn sống công nợ quá nhiều, lúc chết xuống âm phủ, Diêm Vương tra sổ thấy chưa hết nợ, mới bắt đầu hóa kiếp làm trâu trở lại dương thế để cày trả nợ.
   Anh ta liền kêu rằng:
   - Tạ Diêm Vương! Xin ngài nghe con nói. Làm trâu không thể nào trả được nợ đâu. Trừ khi làm bố chúng nó mới trả hết được ạ.
   Diêm Vương phán hỏi:
   - Thế nghĩa là làm sao?
   Anh ta thành thật giải bày:
- Làm kiếp trâu thì có hạn, còn làm cha chúng thì phải lo lắng cho chúng suốt cuộc đời. Lúc chết có nghìn có vạn tiền vàng cũng để lại cho chúng nó tất tật. Lại còn một nỗi khi chúng nó bóp hầu, nặn họng ăn quỵt của người ta, dân chúng cứ lôi thằng cha chúng nó ra mà chửi.

ST
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tê hát đê đê

Thuần tuý về mặt ngôn ngữ, Tê hát đê đê là môt cụm từ mà tôi đã phải mất rất nhiều thời gian mới giải thích được.

Nguyên bản của nó viết thế này: THĐĐ, còn nguyên chỗ của nó là ở trong sổ liên lạc của con tôi, mục nhận xét hạnh kiểm học kỳ 1. Hôm ấy là trước hôm tổng kết học kỳ, con tôi học lớp một, mang về đưa mẹ.

Cầm bút ký sổ liên lạc của con, tôi lặng cả người.

Tê hát đê đê là gì hả con? Tôi hỏi, thời mẹ thì hạnh kiểm chia ra Tốt, Khá và Trung bình…, anh con cũng Tốt, Khá và Trung bình. Nhờ giời nó luôn luôn Tốt, có hôm sổ liên lạc của anh con, cô giáo viết chữ T, mẹ hiểu là tốt. Có thể xếp theo A, B, C gì đó cũng được, anh con cũng có sổ liên lạc xếp loại hạnh kiểm A, vì năm đó nhà trường đổi mới cách xếp loại. Nhưng THĐĐ thì là hạnh kiểm loại gì, mẹ không hiểu, Đ thì dưới C, mà những hai chữ Đ, còn T và H lại thấp hơn nữa.

– Con không biết, thằng bé nói, cả lớp toàn như thế mà, cũng mấy bạn là Ka tê hát đê đê, nhưng ít thôi…

Tôi không tin, định gọi điện thoại hỏi cô, nhưng nghĩ mặt cô thường thường rất lạnh mà máy cô lại thường thường không liên lạc được, nên cố ngồi luận xem THĐĐ có nghĩa là gì. Vừa luận, vừa gặng thằng bé:

– Ở lớp con có nghịch lắm không?

– Không ạ – nó bảo – làm gì có chỗ đâu mà nghịch.

Nghe thế, đã thấy trong thằng bé có mầm phản biện, không nghịch thì không ạ là đủ, việc gì phải động đến việc lớp chật và đông.

– Thế con có hay trêu bạn không?

– Học liên tục, ăn cơm trưa xong nằm mà động đậy, đừng nói chuyện cười hay thầm thì, cô cũng mắng, trêu bạn vào lúc nào ạ?

Nó càng nói tôi càng lo, rõ ràng thằng bé cứng đầu.

– Thế điểm học tập của con thì sao, có điểm xấu nào mà mẹ không biết không?

– Không, nó nguây nguẩy, mặt đã có vẻ bực, ngày nào mẹ chẳng bắt con khai hết điểm từ lúc đón, mà mẹ còn hỏi…

– Thế nghĩa là con không có lỗi gì, thế sao hạnh kiểm lại Tê hát đê đê?

– Con không biết, mẹ hỏi cô đi – giọng thằng bé có vẻ sắp khóc.

Gọi cho trưởng ban phụ huynh vậy, bác này ân cần, nhưng câu trả lời cũng không thoả đáng: tôi nghe nói THĐĐ là thực hiện đầy đủ, nhưng tôi không biết thực hiện đầy đủ là những gì…

Đành tự đoán mò, khổ nỗi đoán mãi không ra. Lời phê của cô bí hiểm như Da Vinci Code. Hạnh kiểm của một đứa trẻ thì chỉ nên là ngoan hay chưa ngoan, tốt hay chưa tốt, phê như thế đã là lạnh lùng lắm rồi. cứ nghĩ đến những lời phê của giáo viên đọc được đâu đó, không phải ở nước mình, những lời phê giống như những lời khuyên chân thành, động viên âu yếm dành cho trẻ con, mới thấy cái THĐĐ này kỳ cục quá. Thực hiện đầy đủ là thực hiện đầy đủ, nhưng đầy đủ gì làm sao đoán được...

Ba ngày sau họp phụ huynh, tôi mới biết THĐĐ là viết tắt của chữ: thực hiện đầy đủ, đầy đủ là đầy đủ nội quy quy chế. Bây giờ nhận xét hạnh kiểm trường nào cũng thế cả. Tê hát đê đê là thẳng trơn không vi phạm gì…

Biết xong thì chỉ ngậm ngùi thôi.

THĐĐ có cái hay là mỗi lần vào quán bún riêu gần nhà, nghe bà chủ hỏi khách: một bát đầy đủ à? nghĩa là có thịt bò chần, có giò thủ giò tai đậu phụ… sầm uất phủ vào mặt bát bún óng ánh hành mỡ riêu cua, lại nhớ về hạnh kiểm không xấu của con. Đương nhiên bát đầy đủ màu sắc vui hơn mấy chữ viết tắt trong sổ liên lạc với nhà trường.

HÀ PHỜ
(Báo SGTT)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chống Ra, Chống Vô

Có anh chồng kia rất ham ăn. Một hôm, hai vợ chồng đậu ghe ở gần bìa rừng, luộc một con gà cùng ăn. Ăn được vài miếng, nghe chị vợ xởi lởi :
- Con gà béo quá, hén mình !
Chồng vừa nhồm nhoàm nhai vừa quay sang mắng vợ :
- Đang đậu gần rừng mà nói "béo, béo", bộ hổng sợ cọp nó ra sao ? Chống ghe ra !
Chị vợ lui cui lấy sào làm theo lời chồng. Còn anh chồng vẫn nghiến ngấu ăn, hết miếng này đến miếng khác.
Vừa ngồi xuống mâm, chị vợ nói :
- Tôi nói vậy có gì đâu mà mình nổi thầu lậu lên vậy ?
Anh chồng quay sang nạt :
- Đang đậu giữa dòng mà nói "nổi thầu lậu", bộ muốn dông gió cho chìm ghe phải không ? Chống vô !
Chị vợ không dám cải, lại lúi húi chống vô . Gặp nước chảy mạnh, toát mồ hôi chị mới đưa được ghe vào bờ. Đến lúc chị quay vào mâm thì chỉ còn lại mấy xương gà. Anh chồng nói với vợ :
- Phải cẩn thận vậy mới chắc ăn !

ST
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cứ để cho con khóc


Hai vợ chồng mới có con nhỏ, nửa đêm, cậu bé khóc om xòm. Hàng xóm phải gọi điện sang nhắc nhở.

Sau khi nghe điện thoại anh chồng nói:
- Hàng xóm đang phàn nàn con mình khóc ghê quá em à.
Cô vợ trả lời:
- Vâng, để em hát ru con ngủ anh nhé.
Một lát sau chuông điện thoại lại kêu reng reng. Nghe xong, chồng bảo vợ:
- Hàng xóm lại bảo thôi để cho con nó khóc cũng được...

ST
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Đàn ông nên lấy vợ khi nào?

16/01/2011 0:19

Lấy vợ là việc lớn của đàn ông. Lớn đến nỗi chỉ xếp sau việc ly dị vợ. Thiên hạ nói trong đời đàn ông chỉ có hai việc tối quan trọng là lấy vợ và xây nhà, nhưng với giá nhà cắt cổ hiện nay, chỉ còn lấy vợ là nhiệm vụ chính.
Nhưng nên lấy vợ khi nào? Câu hỏi này không phải có thể trả lời một cách dễ dàng và cẩu thả.
Mới đây, viện nghiên cứu đàn ông quốc tế đã đưa ra một báo cáo khoa học công phu về vấn đề này. Dựa trên kết quả khảo sát hai tỉ rưỡi đàn ông ở một trăm năm mươi quốc gia, trong thời gian mười ba năm, làm nhiều cuộc thí nghiệm trên đàn ông lẫn trên chuột bạch, các nhà khoa học đã đưa ra một nghiên cứu vô cùng chi tiết về thời điểm nên lấy vợ của đàn ông. Cụ thể như sau:
1. Từ lúc mới sinh ra cho đến lúc 5 tuổi: Đàn ông lúc đó thậm chí còn chưa biết mình là đàn ông. Cho nên việc lấy vợ đương nhiên là không bàn tới. Chưa kể lấy vợ thì phải yêu. Trong khi nhiều em bé lúc đó phải ngồi bô. Dù tình yêu có phong phú và đa dạng đến đâu, cũng chả ai yêu khi đang ngồi bô được.
2. Từ 5 đến 6 tuổi: Bé trai còn thỉnh thoảng mặc quần áo của bé gái. Có đám cưới nào chú rể mặc quần áo cô dâu? Do đó, việc lấy vợ cũng không bàn tới.
3. Từ 6 đến 7 tuổi: Bé trai chuẩn bị vào lớp một. Ở cấp một, bộ giáo dục cấm yêu dù bộ của quốc gia nào. Không ai có thể lấy vợ được.
Tất nhiên, cũng có thể lấy mà không yêu, vì vợ giàu có. Nhưng bé trai 7 tuổi không biết lái xe hơi, cũng không biết điều khiển du thuyền. Lấy vợ giàu quá vô ích.
4. Từ 7 đến 10 tuổi: Lúc này bé trai rất nghịch phá. Bản thân nó còn không biết giữ gìn, nói chi đến việc giữ vợ. Hôn nhân không nên đặt ra.
5. Từ 10 đến 12 tuổi: Bé trai bắt đầu chú ý tới các bé gái xung quanh. Nhưng thường chú ý tới những chi tiết không quan trọng, không thể căn cứ vào đó để lấy vợ được.
6. Từ 12 đến 14 tuổi: Bé trai bắt đầu nghe đến chữ “vợ”. Nhưng thường nghe qua lời bố mình. Phần lớn là nghe những sự kêu ca, phàn nàn, cho nên không quan tâm. Nếu quan tâm thì ở những khía cạnh thiếu tích cực.
7. Từ 14 đến 16 tuổi: Chàng trai được sách báo, phim ảnh giáo dục rằng lấy vợ là một việc dại dột, không nên vội, nhất là khi chưa có tiền.
Hầu như chả có chàng nào ở tuổi này giàu có, nên hiểu được ngay.
8. Từ 16 đến 18 tuổi: Chàng trai bắt đầu yêu, thậm chí yêu mãnh liệt. Nhưng ngay tức khắc hiểu yêu là một chuyện, cưới là một chuyện khác.
9. Từ 18 đến 20 tuổi: Hễ mở mồm nói tới chuyện lấy vợ là bị cha mẹ can ngăn.
10. Từ 20 đến 22 tuổi: Lúc nào cũng muốn lấy vợ. Nhưng lúc nào bạn gái cũng nói: “Muốn cưới phải có nhà”. Ở tuổi 22, chả ai có nhà, nên chuyện lấy vợ cũng phá sản.
11. Từ 22 đến 24 tuổi: Đột nhiên phát hiện ra rằng có thể sống như vợ chồng với một cô gái mà không phải lấy. Vậy tội gì lấy?
12. Từ 24 đến 25 tuổi: Thấy bạn bè bắt đầu ly dị vợ. Hoảng hốt đến mức độ tê liệt một thời gian dài.
13. Từ 25 đến 26 tuổi: Đi dự nhiều đám cưới kẻ khác. Càng sợ hơn khi nghĩ lúc đám cưới mình.
14. Từ 26 đến 27 tuổi: Quyết tâm lấy vợ. Nhưng đúng lúc đó nhìn xung quanh chả thấy cô nào đáng lấy cả.
15. Từ 27 đến 28 tuổi: Yêu con gái của sếp nhưng sếp lại hướng con gái đến một đám giàu hơn. Tuyệt vọng.
16. Từ 28 đến 30 tuổi: Bình tĩnh. Hiểu rằng lấy vợ có nghĩa là phải lấy cả mẹ vợ. Xem xét kỹ đến mức thường để cho các cơ hội trôi qua.
17. Từ 30 đến 32 tuổi: Nhận được tin người yêu cũ đã lấy chồng. Buồn bã mất một năm, không nhìn ngó đến ai cả.
18. Từ 32 đến 33 tuổi: Đi xem nhiều cuộc thi hoa hậu và người mẫu. Thề rằng nếu không lấy được một cô như thế sẽ chẳng lấy ai.
19. Từ 33 đến 35 tuổi: Yêu một cách nghiêm túc và đứng đắn. Nhưng vì thế bị con gái chê là thiếu lãng mạn.
20. Từ 35 đến 36 tuổi: Rơi vào hoàn cảnh lỡ làng: con gái trẻ thì không yêu mình, còn gái già thì mình không yêu.
21. Từ 36 đến 38 tuổi: Gặp một cô gái có năm điểm đáng yêu và năm điểm đáng ngại. Trong khi suy nghĩ, cân nhắc thì cô ta bỏ đi.
22. Từ 38 đến 40 tuổi: Lúc này chả đàn ông nào lấy vợ nữa mà chờ vợ lấy mình!
Lê Hoàng

(sưu tầm từ báo Thanh niên)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đau đâu hôn đó

Bác nông dân trên đường dẫn đứa con gái đi thi đại học, trên xe đò, ghế kế bên là thanh niên cũng đi thi, thấy cô gái đẹp, anh ta tìm cách giỡ trò tán tỉnh.Bác nông dân thì giả bộ ngủ để xem thằng nầy giở trò gì với con gái của mình. Thấy cô gái cứ ngồi ôm gò má hoài, chàng hỏi :
- Em bị sao vậy
- Em đau răng
- Anh biết cách trị hay lắm, tức là "cứ đau ở đâu là hun ở đó", sẽ hết ngay.
Bác nông dân mở mắt quay sang : Đau đâu hun đó hả, hay quá vậy, cháu trị dùm bác nhé, bác đang bị bệnh trĩ nè.
-?????!!!!!

ST
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Xin phép được xóa, vì lỗi kỹ thuật: tự động gửi hai lần.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 128 trang (1272 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [82] [83] [84] [85] [86] [87] [88] ... ›Trang sau »Trang cuối