Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Đồ Nghệ đã viết:
.

Người Trung Quốc nắm nhiều dự án trọng điểm của VN



Nếu các gói thầu trọng điểm tiếp tục rơi vào tay Trung Quốc thì vấn đề an ninh năng lượng, "an ninh quốc gia thực sự đang rất đáng lo ngại"
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Đã đến lúc ngư dân Việt Nam bắt đầu khởi kiện lính hải quân, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra tòa
Nguyễn Hùng – Lê Quang Long – Ngô Khoa Bá


Trong những năm qua ngư dân Việt Nam hành nghề trên vùng biển chung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước Việt Nam đã liên tục bị lính hải quân Trung Quốc chặn bắt, khủng bố, cướp đoạt tàu thuyền ngư cụ và toàn bộ hải sản đánh bắt được. Ngư dân bị bắt giam nhiều ngày, bị đối xử một cách vô nhân đạo và bị ép buộc phải đóng tiền chuộc mạng mới được thả. Hành động cướp đoạt và khủng bố của lính hải quân Trung Quốc, tương tự như bọn hải tặc, đã không được tố cáo trước công luận thế giới nên họ cứ ngang nhiên tiếp tục lộng hành, coi thường luật pháp quốc tế cho đến hôm nay.

Mặc dù nhà nước Việt Nam có làm việc với chính quyền Trung Quốc, theo lời tuyên bố của phát ngôn viên Chính phủ, nhưng theo những bà con ngư dân cho biết thì đến tận những ngày này bà con vẫn không nhận được một thông báo tin tức gì về kết quả của những lần làm việc giữa hai nhà nước từ phía Chính phủ Việt Nam.


Cũng theo tin tức từ bà con ngư dân, riêng vùng huyện đảo Lý Sơn, hiện vẫn còn 21 tàu thuyền bị tịch thu với 130 ngư dân bị phía Trung Quốc giam giữ. Từ năm 2009 đến nay có 49 tàu thuyền và 645 ngư dân bị hải quân Trung Quốc chặn bắt, ngư cụ và tài sản bị cướp đoạt và phải trả tiền chuộc mạng để được thả.

Trước tình trạng bế tắc này, và cũng để ngăn chặn sự việc tương tự tiếp tục xảy ra trong tương lai, chúng tôi suy nghĩ bà con ngư dân chỉ còn một cách duy nhất là cùng nhau khởi kiện lính hải quân Trung Quốc, qua Bộ Quốc phòng và Nhà nước Trung Quốc tại một Tòa án dân sự trong nước ta và có thể ngay sau đó là ở Tòa án quốc tế, để đòi trả lại số tải sản bị hải quân Trung Quốc cướp đoạt một cách phi pháp và bồi thường những thiệt hại về kinh tế và thân thể do họ gây ra, trong lúc bà con ngư dân đang hành nghề trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Việc khởi kiện Trung Quốc cũng là việc làm nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực Biển Đông trước cộng đồng thế giới.

Bà con ngư dân chỉ là những người làm ăn chất phác, không am tường cách thức tiến hành và biên soạn những tài liệu cho việc khởi kiện. Do đó bà con ngư dân rất cần sự giúp đỡ của nhiều vị Luật sư và trí thức trong nước cùng các cơ quan chính quyền địa phương.

Sự hy sinh thì giờ của các vị Luật sư đứng ra giúp tiến hành việc khởi kiện cho số ngư dân bị nạn là hành động gián tiếp bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam. Dầu cho tòa án điạ phương có nhận thụ lý đơn khởi kiện của tập thể ngư dân hay không, chúng tôi thiết nghĩ tiếng vang của việc khởi kiện sẽ được các cơ quan truyền thông và báo chí nhanh chóng truyền đi khắp nơi trong cộng đồng quốc tế. Như vậy việc khởi kiện sẽ góp phần làm chùn bước những hành vi côn đồ bá quyền của binh lính Trung Quốc tại những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và bà con ngư dân có thể được an toàn hơn khi hành nghề tại những vùng biển thuộc các quần đảo Hoàng Sa và Trướng Sa của Việt Nam.

Rất mong quý vị Luật sư trong nước thuộc Hội Luật gia Việt Nam sẵn sàng tham gia việc khởi kiện của tập thể ngư dân đòi Trung Quốc giao trả toàn bộ tài sản đang bị họ tịch thu và bồi thường những thiệt hại vật chất và thân thể do hành động bắt giữ trái phép và đối xử vô nhân đạo của chánh quyền Trung Quốc.

Chúng tôi sẽ cổ động sự đóng góp của cộng đồng người Việt ở hải ngoại kể cả giới chuyên gia luật pháp để giúp đỡ vấn đề công pháp quốc tế và tài chính nếu cần.

Ngày 08-09-2010

NH- LQL- NKB

HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Tập thể tác giả gửi trực tiếp cho BVN
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hoa Kỳ và Asean họp về Biển Đông



Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp có cuộc gặp với lãnh đạo Asean, trong đó các bên sẽ ra thông cáo kêu gọi dàn xếp vấn đề Biển Đông một cách hòa bình.

Hãng thông tấn Mỹ Associated Press dẫn dự thảo thông cáo chung nói Mỹ và Asean sẽ kêu gọi các bên liên quan không sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp.

Hồi tháng Bảy, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã khẳng định lập trường mạnh mẽ của Hoa Kỳ khi phát biểu tại hội nghị an ninh khu vực ở Hà Nội rằng giải quyết hòa bình các tranh chấp xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "quan tâm quốc gia của Mỹ".

Quan ngại chủ yếu của Washington là xung đột trong khu vực có thể ảnh hưởng tới các tuyến hàng hải quan trọng ở đây.

Phát biểu của bà Clinton đã gây phản ứng tức giận từ Bắc Kinh. Trung Quốc cho là Mỹ can thiệp vào vấn đề khu vực.

Thứ Sáu này, Tổng thống Obama sẽ gặp các lãnh đạo khối Asean tại New York để thảo luận cách thức tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế và an ninh, trong đó có chủ đề Biển Đông.

Được biết đồng chủ trì cuộc gặp này với ông Obama là ông Nguyễn Minh Triết, với cương vị lãnh đạo nước Chủ tịch Asean năm 2010.

Dự thảo thông cáo chung mà AP có được cho thấy Washington đề xuất nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do lưu thông hàng hải, ổn định trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do buôn bán trong vùng Biển Đông.

Thông cáo cũng sẽ "phản đối việc sử dụng vũ lực của bất cứ nước nào liên quan trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông".

Các vị lãnh đạo theo kế hoạch cũng sẽ tái khẳng định cam kết ủng hộ Tuyên bố về cách hành xử ở Biển Đông mà Asean và Trung Quốc đưa ra hồi năm 2002, trong đó kêu gọi các bên không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.

Thông cáo chung cũng sẽ khuyến khích tìm kiếm một bộ Quy tắc ứng xử chăt chẽ hơn về Biển Đông.

Trong một cuộc họp gần đây tại Washington nhằm chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc Mỹ-Asean, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell và Giám đốc chuyên trách Á châu của Ủy ban An ninh Quốc gia Jeffrey Bader đã nói với các đại sứ Asean rằng tuyên bố của bà Clinton tại Hà Nội đã có kết quả, vì Trung Quốc "rõ ràng đã nhún mình và có cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn".

Trong một cuộc gặp gần đây với quan chức Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về cách hành xử của các bên trong khu vực tranh chấp. Phía Mỹ tìm cách trấn an Trung Quốc rằng lời phát biểu của bà Clinton không nhằm vào bất cứ nước nào.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đối tác chiến lược với năm cường quốc:

Một quá trình đang hoàn tất



SGTT.VN - Vậy là sau 15 năm hợp tác nhiều mặt với Mỹ, tiến tới đối tác chiến lược với với Liên minh châu Âu, nắm vị trí đầu đàn trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam đang thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược với hầu hết các nước nhóm năm cường quốc.

Một kỷ nguyên mới đang mở ra trong bang giao quốc tế của Việt Nam, kỷ nguyên độc lập và hợp tác toàn diện với các cường quốc.

Với tuyên bố chung ký với Vương quốc Anh hôm 8.9, Việt Nam đã thiết lập thêm được mối quan hệ đối tác chiến lược (ĐTCL) với các thành viên thuộc nhóm năm cường quốc của thế giới (nhóm P5). Trước đó, ta đã thiết lập được quan hệ ĐTCL với hai thành viên của P5 là Nga và Trung Quốc. Với Pháp, quan hệ này có thể sẽ nâng cấp trong khuôn khổ thiết lập quan hệ ĐTCL với Liên minh châu Âu (EU). Còn với thành viên còn lại của P5 là Mỹ, mối bang giao vốn được coi là đã ngang tầm ĐTCL, mặc dù chưa có sự công nhận chính thức.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=115919
Tàu quân y Mỹ đến Việt Nam (ảnh: TL)



Tại sao cần “đối tác chiến lược”?
Từ quan hệ ngoại giao thông thường tiến đến đối tác xây dựng, rồi đi lên đối tác toàn diện, sau đó phát triển thành ĐTCL, và cao hơn tất cả là quan hệ liên minh, đồng minh. Đó là những nấc thang từ thấp đến cao, từ truyền thống lên hiện đại trong bang giao quốc tế. Sự tiệm tiến này nói lên mức độ bền vững trong quan hệ song phương giữa các nước, trong đó hệ quy chiếu bao gồm mức độ tin cậy, sự trưởng thành của mối quan hệ, nguyên tắc có đi có lại, và trên hết là các lợi ích và nhu cầu mang tính chiến lược.

Nếu P5 mở rộng thành P7 (thêm Nhật Bản và Đức), thì Việt Nam cũng đi trước một bước trong vấn đề tập hợp lực lượng theo hướng “là bạn với tất cả các nước”. Đây là điều có ý nghĩa sống còn khi ta chứng kiến màn trình diễn đầy kịch tính của quan hệ quốc tế thời hội nhập: sự tương tác giữa các hiểm hoạ truyền thống (cũ: Trung Quốc đe doạ biển đảo) với các dây chuyền kinh tế toàn cầu (mới: Trung Quốc thúc đẩy hợp tác Đông – Tây) tại giao lộ Đông Nam Á này.

Một khi đã gắn nền kinh tế và tương lai của mình vào hội nhập và thương mại toàn cầu thì các nước, dù là đại cường hay siêu cường, sẽ phải kiềm chế gây chiến, cho dù có đưa ra những lời phát ngôn đầy ngạo mạn hay các tuyên bố sặc mùi thuốc súng. Không phải vì nước đó hành xử có đạo đức hơn, mà đơn giản chỉ vì chi phí chiến tranh đối với cả người chiến thắng lẫn kẻ chiến bại đều cao đến mức không thể chấp nhận được.

Hệ thống các quan hệ ĐTCL không đảm bảo rằng Việt Nam sẽ không bị tấn công từ bên ngoài. Nhưng một trong những ý nghĩa chính trị thực tiễn của hệ thống ĐTCL là ở chỗ: nước nào muốn tấn công Việt Nam, kể cả trên biển đảo, thì nước đó phải suy nghĩ nhiều lần hơn. Và trước khi khởi xướng chiến tranh, nước đó phải ý thức rằng, cái giá phải trả lần này sẽ cao hơn hàng chục lần so với vài ba thập kỷ trước, khi Việt Nam còn trong vòng vây bị cấm vận và tự cấm vận!

Hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn
Với sự hợp lưu giữa song phương với đa phương, nền ngoại giao đổi mới và toàn diện của Việt Nam được thiết kế trên ba trụ cột chủ yếu: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hoá. Quá trình này dẫn tới nhu cầu tự thân, đó là phải nâng cấp các quan hệ đối tác và sự nâng cấp này diễn ra song song với quá trình cam kết ngày càng sâu hơn của Việt Nam vào hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu.

Trong báo cáo mới nhất về năng lực cạnh tranh của diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam đã từ hạng 75 lên hạng 59, xếp thứ 59/139 nền kinh tế của thế giới. Tuy nhiên, cũng vào thời điểm này, theo đánh giá của tạp chí Forbes, Việt Nam tụt năm bậc về môi trường kinh doanh, xếp thứ 118/128 quốc gia và vùng lãnh thổ tốt nhất cho kinh doanh. Còn có thể bàn thảo thêm về mức độ chính xác, nhưng những con số trên có thể cho thấy rằng chỉ hội nhập kinh tế đơn thuần, chúng ta khó nhanh chóng khoả lấp được khoảng cách và chênh lệch với thế giới. Phải hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn, nghĩa là bên cạnh hội nhập kinh tế phải thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực khác như luật pháp, an ninh (truyền thống và phi truyền thống), quốc phòng và đương nhiên cả chính trị (chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế mà!)

Vẫn biết tương lai thuộc về hội nhập và hệ thống ĐTCL sau khi hoàn tất sẽ là một công cụ hữu ích và thiết yếu để Việt Nam tạo thế và lực trên một sân chơi mới không chỉ với những đối tác trong hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN, mà còn hội nhập vào một nền chính trị – kinh tế đã được toàn cầu hoá. Để thành công, từ lãnh đạo đến người dân phải tạo dựng một khí phách hội nhập được thể hiện thành chiến lược dài hạn của quốc gia.

Hãy thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng và toàn diện, sống động và mạnh mẽ hơn nữa, nếu không, ĐTCL cũng chỉ là “sấm to mà mưa nhỏ”. Mong lắm thay!

TS ĐINH HOÀNG THẮNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TRƯỜNG SA, HOÀNG SA VỚI TRUNG QUỐC

Trung Quốc nói: Không gây chiến tranh, chỉ phát triển hoà bình. Chúng ta có thể hiểu là không gây chiến với Mỹ và các nước lớn trong giai đoạn hiện nay, còn sau này là chuyện khác. Lại có thể hiểu lấn chiếm, tranh chấp, việc hàng ngày của Trung Quốc không phải là chiến tranh. Hôm nay, một viện nghiên cứu của Trung Quốc ra quyển sách xanh nói về việc Trung Quốc chú tâm phát triển hoà bình, ngày mai tức thì có việc Trung Quốc đánh đắm thuyền, bắt ngư dân Việt Nam. Hãy hiểu cái đa nghĩa trong ngôn từ của ông anh Phương Bắc.
Lịch sử cổ đại đã ghi nhận hai cuộc bành trướng: “Pan romana” của Cesar và “Pan china” của Tần Thuỷ Hoàng. Thế là ta đang đương đầu với truyền thống bành trướng 5000 năm.
Luận điểm của Trung Quốc rất rắc rối: Có cái không phải là của mình cứ nhận là của mình, có tranh chấp thì không cho ai tham gia ý kiến, không chơi đa phương, chỉ chơi song phương, như bó đũa tách ra để bẻ gãy từng chiếc. Không phải của mình nhưng cứ cãi bừa là của mình, dùng sức mạnh để lấn át, lấn át không được thì bàn chơi chung, chơi chung một thời gian thì đòi chia đôi với cái lý là đã nhận chơi chung thì là của chung, tức là mỗi bên 50 – 50. Một thời gian sau, kiếm cớ giở quẻ, đòi cả 100%. Cứ “được đằng chân thì lân đằng đầu”, rỉa dần như loài gặm nhấm và bền bỉ: “đời cha không xong thì đến đời con”. Rất buồn, Chu Ân Lai, người mà tôi ngưỡng mộ, lại chính là người đưa ra con bài “Gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” với Nhật Bản trong cuộc tranh chấp đảo Điếu Ngư, Biển Hoa Đông… Nhật Bản đã gạt phắt.  
Các vụ kiện quốc tế thường kéo dài.
Vụ tranh chấp Biển Đông, có việc chỉ có Trung Quốc và Việt Nam, không có nước nào khác; có việc giữa Việt Nam và nước khác, không có Trung Quốc; có việc giữa nước khác với Trung Quốc không có Việt Nam. Cuối cùng là việc “cái lưỡi bò” Trung Quốc đề ra, thế giới phản đối.
Cuộc tranh chấp ở Biển Đông, đồng nhất với nội dung việc đăng ký thềm lục địa mà Liên Hợp Quốc vừa nhận hồ sơ.
Trong mớ rối bong bong này, tất phải tách ra từng vụ việc để xử lý, đồng thời ghép vào việc đăng ký thềm lục địa, để tránh trùng lặp, tránh bỏ sót, tránh một việc mà xử hai lần.
Thiết nghĩ cần có một tổ chức để làm việc này.
Hình thức xử lý tranh chấp thì Trung Quốc đòi song phương, ASEAN thì đòi đa phương. Tuy không nói ra nhưng ai cũng thấy Trung Quốc mạnh quá, khôn ngoan quá, khó mà chọi được tay đôi với Trung Quốc.
Gọi là tranh chấp ở Biển Đông nhưng hầu hết là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam thì ai cũng biết là bị Trung Quốc chi phối. Việt Nam thất bại thì coi như tất cả tan vỡ.
Vẫn có hy vọng, tuy bề ngoài là mong manh, xét cho cùng thì lại rất mạnh mẽ: “Việt Nam thừa bằng chứng để chứng minh Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”. Dù Trung Quốc có nhiều mưu ma chước quỷ, Việt Nam còn mạnh đến mức dù có bị mua chuộc, người đại diện cũng không dám “ngồi lên sự thật”.
Cũng cần nghiên cứu các thể chế để ràng buộc. Việc giải quyết các tranh chấp phải thực hiện nghiêm chỉnh, đồng thời có lối thoát, khi cuộc tranh chấp có dấu hiệu bất minh. Đó là quy định thêm các bước như: Kết định phải được Quốc hội phê chuẩn, có khi phải thông qua trưng cầu dân ý.
Cũng còn có thể áp dụng nguyên tắc lấy hình thức để ràng buộc nội dung: Dù đa phương hay song phương, cuộc tranh chấp đều phải tổ chức công khai, có tranh luận, có giám sát, có thông tin báo chí.  
Việc giải quyết xong các vụ việc ở Biển Đông, có thể phải mất dăm bảy năm, thế mà tình hình Biển Đông lại cứ nóng lên từng ngày. Liệu có thể chấp nhận phương án sau:
Quy ước ứng xử tại Biển Đông đã được các nước ASEAN ký với Trung Quốc. Nhiều nước bày tỏ hoan nghênh quy ước này. Tiếc quy ước không có hiệu lực vì không có chế tài. Liệu ta có thể khôi phục quy ước, đồng thời nghiên cứu và ban bố chế tài, quy định việc theo dõi thực hiện, cùng một lúc sửa đổi bổ sung những điều cần thiết?
Khôi phục quy ước ứng xử tại Biển Đông là biện pháp tình thế, đồng thời là điều kiện để làm sáng tỏ bước đầu của vụ kiện, phục vụ cho việc xét xử cuối cùng tại Toà Án Quốc Tế Liên Hợp Quốc. Trung Quốc đã ký phần chính, không lẽ gì từ chối ký phần bổ xung.  
Luật Biển của LHQ có điều khoản: Có chủ quyền theo thời hiệu: Nước nào ở trên Biển Đảo quá 50 năm mà không có kiện cáo, tranh chấp thì được công nhận chủ quyền. Trung Quốc đã chiếm Trường Sa, đã đóng quân, đã ở, đã xây dựng gần 50 năm rồi, nếu ta im lặng thì mặc nhiên ta đã giao Trường Sa cho Trung Quốc. Việc phản đối, việc gửi công hàm này nọ, việc ra tuyên bố … chỉ là gây dư luận mà thôi, chưa phải là khởi kiện, một hành vi pháp lý. Đó là điều rất cần được quan tâm. …
Truyền thông thế giới có nhận xét: Không hiểu vì sao các nhà khoa học trong nước và ngoài nước không được nhắc nhở, khuyến khích tham gia cuộc đấu tranh giành Biển Đông. Nhiều người cho biết ở Pháp còn rất nhiều tài liệu lưu trữ về Biển Đông, lại là bản gốc… thế mà ta chưa thấy ai nghĩ đến việc khai thác. …
Các luật gia phải là người đi đầu trong cuộc đấu tranh này, đó là thiên chức của họ. Chắc rằng trong lúc này các luật Gia đang nhức nhối vì họ không thể “cầm đèn chạy trước ôtô”. Nhà nước cần có ngay một “cú hích”. …
Vậy mà Trung Quốc vẫn lu loa rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc! Thế thì Trung Quốc hãy chứng minh cho thế giới biết Trung Quốc đã bị bọn “Tiểu Bá Việt Nam” ăn hiếp, cướp Hoàng Sa, Trường Sa của họ khi nào? Và như thế nào?
Xác minh một sự thật phải có chứng cứ, một chứng cứ mà không ai bác bỏ được là đủ để khẳng định một sự thật. …

Luật sư Trần Lâm
8 / 2010

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tin BBC 23.09.2010

Mỹ và Asean bàn về Biển Đông



Bình luận về Biển Đông trước cuộc gặp ngày thứ Sáu 24/9 của Tổng thống Obama và các lãnh đạo Asean cho rằng việc quốc tế hóa vùng biển này đang thành sự thực, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

Theo AP, dự kiến Hoa Kỳ và các nước Asean sẽ ra tuyên bố chung, xác nhận cam kết về quyền tự do lưu thông hàng hải ở vùng biển Đông Nam Á.

Các bên muốn gì?
Các nhà quan sát nay đang muốn tìm hiểu thái độ của Trung Quốc đến từ đâu và sức mạnh của họ thực sự ra sao trong bối cảnh mới này.

Trả lời CNN hôm đầu tuần, nhà nghiên cứu Gordon Chang từ Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc nay đang rơi vào tình thế "cãi cọ" (quarrel) với gần như tất cả các nước láng giềng về lãnh thổ.

Gần đây nhất là cuộc tranh chấp bùng lên với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư.

Vụ này xảy ra trong lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á về Biển Đông chưa giảm.

Sarah Stewart trong bài trên AFP hôm 23/9 nhận định rằng, trước cuộc gặp tại New York giữa lãnh đạo Hoa Kỳ và Asean, các nước châu Á "lo ngại về thái độ Trung Quốc tự tin hơn trong việc đưa ra tham vọng lãnh hải".

Bài viết trích lời nhà nghiên cứu Simon Tay từ Singapore nói rằng các nước Asean không muốn bị cảnh "Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết".

Các nước Asean đã tìm đến Hoa Kỳ để có sự ủng hộ cho giải pháp quốc tế hóa vùng biển Đông Nam Á, điều Bắc Kinh luôn bác bỏ.

Bài của Sarah Stewart cho rằng Trung Quốc muốn đàm phán song phương kín đáo với từng quốc gia vì như thế họ "sẽ có sức mạnh hơn".

Bước đi tới của Tổng thống Obama sẽ được theo dõi kỹ từ Bắc Kinh và các thủ đô Asean.

Vì từ sau tuyên bố hồi tháng 7 tại Hà Nội của Ngoại trưởng Clinton khi người tương nhiệm Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì có mặt, cuộc chơi đã bước sang một hướng mới.

AFP trích lời kể của Ngoại trưởng Singapore, ông George Yeo về cuộc chạm trán Mỹ - Trung tại Hà Nội rằng "Có là một trao đổi thú vị và khá căng giữa người Mỹ và người Trung Quốc".

Nay, từng nước Asean đang cân nhắc thái độ của mình sao cho có lợi nhất trong cuộc cạnh tranh mà Hoa Kỳ dần dần chiếm vị thế mạnh, nhân danh quyền tự do hàng hải trong vùng.

Thái Lan, Campuchia và Singapore tỏ ra không muốn có tranh chấp Mỹ - Trung.

Miến Điện, nước vừa ký nhận chừng 4 tỷ USD khoản cho vay không lãi từ Trung Quốc sau chuyến thăm của Thống tướng Than Swe, chắc chắn sẽ không muốn làm phật lòng Bắc Kinh.

Dù vậy, theo một quan chức Asean người Philippines, các nước trong khối né tránh tranh chấp đồng thời vẫn muốn bày tỏ quyền của họ "theo đuổi tuyên bố chủ quyền" tại vùng Biển Đông.

Ông Rodolfo Severino được trích lời nói quyền tự do lưu thông hàng hải trong hòa bình và ổn định là điều thiết yếu cho Asean.

Việt Nam tuy không có tuyên bố cụ thể từ cấp cao nhất nhưng trên thực tế đã đóng vai trò vận động cho giải pháp quốc tế hoá Biển Đông.

Về nội bộ, chính quyền Việt Nam đã có nhiều đợt vận động dân chúng và bộ máy chính quyền về biển đảo.

Được biết ở cuộc họp tại New York sẽ do ông Obama và ông Nguyễn Minh Triết đồng chủ tọa vì Việt Nam hiện là nước làm chủ tịch luân phiên của Asean.

Dù có tin chưa kiểm chứng nói Chủ tịch Triết sẽ rời vị trí sau đại hội Đảng đầu năm tới, dư luận trong và ngoài nước vẫn hết sức quan tâm đến hoạt động của ông tại New York kỳ này, nhất là trong vấn đề Biển Đông.

Còn về phía Mỹ, có ý kiến nói cũng không nên hiểu sai lời bà Clinton phát biểu tại Hà Nội mấy tháng trước.

Trả lời BBC, ông Richard Bush, Giám đốc từ Trung tâm Đông Bắc Á, Viện Brookings nói rằng truyền thông đã hiểu sai ý của bà Clinton và cho rằng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông.

Trên thực tế, theo ông, ý của Hoa Kỳ chỉ là cần hoàn tất nguyên tắc ứng xử trong vùng với xu hướng đảm bảo tự do hàng hải, và đây là điều, ông Richard Bush tin tưởng, các nước Asean "dễ thoải mái chấp nhận".

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2010/08/09/100809030627_usswashington_466.gif
Tàu USS Washington trong chuyến hải hành qua Biển Đông ở điểm cách Đà Nẵng 200 hải lý



Đối chọi quan điểm
Nhưng cũng có tiếng nói rằng Hoa Kỳ đã khiêu khích các nước châu Á nhằm đặt Trung Quốc vào vị thế bất lợi.

Thời báo Trung Hoa ra ở Đài Bắc tin rằng "Hoa Kỳ đang xúi dục các nước châu Á", gồm Nam Hàn, Nhật Bản và Asean để "gây sự với Trung Quốc".

Tờ báo cho rằng Hoa Kỳ đã dùng các nước khác để kiềm chế Trung Quốc.

Ông Lý Minh Giang, một nhà nghiên cứu khác tại trường S. Rajaratnam ở Singapore cũng bày tỏ quan điểm rằng trong các nước Asean, những nước không đòi chủ quyền ở Biển Đông không vui thích gì trước sự dính líu của Hoa Kỳ.

Một bên không có mặt tại cuộc gặp Asean với lãnh đạo Mỹ cũng theo dõi vụ việc nghiêm túc là Ấn Độ.

Dehli quan tâm đến sự hiện diện của Trung Quốc tại các nước láng giềng như Bangladesh và Sri Lanka và cả Miến Điện, nước Asean bên bờ Ấn Độ Dương.

Cho đến nay Trung Quốc vẫn khẳng định họ có toàn bộ chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài Biển Đông.

Còn theo AP, Trung Quốc hôm thứ Ba đã cảnh báo rằng mọi dính líu của Hoa Kỳ vào tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Đông Nam Á là "sự can thiệp không được hoan nghênh".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Khương Du nói Trung Quốc lo ngại trước khả năng có một tuyên bố chung của Hoa Kỳ và Asean về biển Nam Trung Hoa.

Phía Trung Quốc không thay đổi quan điểm rằng đây là việc "của Trung Quốc và các nước trong vùng".

TS Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu Biển Đông từ Anh Quốc cho BBC biết ông vì sao quan điểm của Trung Quốc là "không thích hợp".

Theo ông, "tranh chấp các đảo Trường Sa và lãnh hải của chúng là tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei, tức là tranh chấp đa phương. Tranh chấp đa phương cần phương pháp giải quyết đa phương,"

"Phương pháp song phương không thích hợp nhưng Trung Quốc vẫ đòi nó vì hai lý do. Thứ nhất là chiến lược chia để trị. Thứ nhì, đòi hỏi một phương pháp không thích hợp sẽ cản trở việc đi đến giải pháp, và nếu không có giải pháp thì Trung Quốc có lợi nhất: là nước mạnh nhất trong tranh chấp, Trung Quốc luôn luôn có cơ hội để làm vị trí của mình mạnh lên và của các đối thủ yếu đi."

Trong lúc chờ đợi phát biểu của Tổng thống Obama, AFP trích lời ông Ernest Bower, từ trung tâm Centre for Strategic and International Studies ở Washington nói rằng thất bại của Mỹ trong cố gắng này tại New York sẽ tạo ra "mối nguy không thể chấp nhận được cho tăng tưởng kinh tế, hòa bình và thịnh vượng tại châu Á".

Còn ông Richard Bush thì cho rằng có lẽ là Trung Quốc "cần lùi lại một bước, xem xét lại có phải chính các hành động của họ lâu nay khiến các nước Đông Nam Á thay đổi quan niệm và thái độ của họ".

Ông cho rằng Trung Quốc nêu ra chủ trương một thế giới hài hòa nhưng có lúc việc làm không nhất quán với lý tưởng đó và nay Trung Quốc cần làm sao để cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và các nước trong vùng.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tin BBC 23.9.2010

Tiêu chuẩn kép của Trung Quốc



Báo Hong Kong vừa có bài bình luận rằng Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo trong các vụ căng thẳng mới đây ở trên biển.

Tờ South China Morning Post (SCMP - Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng) trong chuyên mục hàng tuần của nhà báo Greg Torode đặt giả thuyết nếu thay vì một ông thuyền trưởng của chiếc tàu 5179 hiện bị Nhật Bản giữ là hàng trăm ngư dân, người thì bị lật đổ thuyền, người thì bị thu hết hải sản đánh bắt được.

"Hoặc giả như Nhật Bản đòi tiền chuộc hàng nghìn đôla một đầu người, và vì chính phủ nhất quyết không chi tiền, gia đình các nạn nhân phải tự bỏ tiền ra (để chồng, cha, con họ được tự do)".

Nhà báo của SCMP đưa kịch bản này cho một người sinh viên Hoa lục thì phản ứng nhận được là "kinh ngạc".

Anh sinh viên nói: "Tôi không thể tưởng tượng hậu quả sẽ như thế nào".

"Sự tức giận đối với chính phủ Nhật Bản sẽ cao tới nỗi tôi không tin có người Nhật nào ở Trung Quốc lại được an toàn."

Thế nhưng đó là những gì đã xảy ra với các ngư dân của Việt Nam tại khu vực Biển Đông.

Đa số các ngư dân bị tàu tuần ngư của Trung Quốc bắt khi đang hoạt động tại gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm hoàn toàn từ năm 1974.

Tờ SCMP nói rằng trong khi chính phủ Việt Nam cố gắng giữ cho không khí dân tộc chủ nghĩa ở trong nước không tràn xuống đường phố, và chỉ phản đối bằng các văn bản chính thức của bộ ngoại giao, Trung Quốc lại đang gia tăng áp lực nặng nề lên phía Nhật về cả ngoại giao và chính trị.

"Đối với giới chức nhiều nước trong khu vực, hành động của Trung Quốc nhấn mạnh thái độ "nói một đằng làm một nẻo" của Bắc Kinh."

Thái độ nước lớn của Trung Quốc, theo tờ báo, đã khiến cho các quốc gia trong khu vực tuy không muốn đối chọi với Trung Quốc, phải đi tìm đối trọng để không bị bắt nạt.

Sự xuất hiện trở lại của Hoa Kỳ đã làm Trung Quốc nổi giận nhưng tất cả những vấn đề nêu trên sẽ lại được mang ra bàn hội nghị vào tháng tới tại Hà Nội, khi các bộ trưởng quốc phòng Asean họp với 8 đối tác trong có Mỹ, Nhật và Trung Quốc.

Tờ SCMP cũng cảnh báo rằng, các biến chuyển trên trường ngoại giao và chiến lược khu vực vốn xảy ra khi Việt Nam làm Chủ tịch Asean, sẽ không dừng lại khi chiếc ghế chủ tịch được chuyển sang cho Indonesia vì bản thân nước này cũng gặp nhiều vấn đề với Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.

Bài báo kết luận: "Trong khi chiến dịch ngoại giao gia tăng xung quanh việc Nhật Bản bắt thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc đang khuấy động tinh thần dân tộc sâu sắc trong dư luận Trung Quốc, nó cũng gây nên các quan ngại khác trong một khu vực đang tìm cách đối mặt với Bắc Kinh".
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nói một đằng, làm một nẻo là phương châm xử thế từ nghìn đời nay của anh Tầu khựa. Ai tin cái anh Hảo lớ này thì đến đất cũng không còn mà gặm chứ đừng nói đến thóc giống. Cảm ơn Vodanhthi cho đăng chuyên mục này, góp phần kéo dân TV bớt mê mẩn giăng sao...mà quay về với thực tại phức tạp này.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Giải pháp cho Hoàng Sa & Trường Sa

Đăng bởi bvnpost on 21/08/2010

Hãn Nguyên  Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học

Hồi cuối tháng 4 vừa qua, khi tôi tham gia nói chuyện với các bạn trẻ tại Trường Đại học Ngọai thương ở Hà Nội, có bạn  hỏi tôi giải pháp nào cho HS & TS, tôi nói các bạn nên bắt chước người Nhật hay Người Đại Hàn khi bị mối nhục thất trận hay nhục từng bị người ta thống trị thì phải cố làm sao phát triển đất nước nếu không hơn người thì cũng không kém người! Phải có văn hóa kinh doanh như người Nhật các công ty đều có mục tiêu góp phần phát triển đất nước, không làm điều gì có hại cho đất nước vì tư lợi riêng của mình.

Muốn được như vậy thì ta phải có động lực mạnh mẽ! Theo tôi, động lực mạnh mẽ ấy chính là làm sao giới trẻ cảm thấy mối nhục không thể chấp nhận được. Nếu như cha ông chúng ta xưa lấy mối nhục vong quốc mà biết bao người đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, nên đất nước mới có ngày thoát cảnh vong quốc như ngày nay, không còn bị ngoại bang thống trị.

Nay các bạn trẻ phải lấy mối nhục bị cường quốc láng giềng làm nhục và nhất là bị mối nhục tụt hậu làm động lực mãnh liệt, cũng không cần hy sinh tính mạng mình mà chỉ cần hy sinh những tư lợi nào có hại cho sự phát triển đất nước mà thôi!

Muốn có sức mạnh xây dựng đất nước thì phải xóa bỏ hận thù để tạo sự đồng thuận xây dựng đất nước hùng cường, bất kể sự khác biệt về chính kiến, tôn giáo, sắc tộc, địa  phương, trong hay ngoài nước.

Các bạn trẻ hãy lấy hai mối nhục đó mà làm động lực lớn lao, mỗi người phải có một kế hoạch nhỏ làm sao xây dựng nội lực đất nước hùng cường, làm sao biến nước ta trở thành con rồng Châu Á trong tương lai chứ không làm con cọp Châu Á. Một kỷ nguyên mới sẽ đến với Việt Nam! Khi ấy, thời cơ đến, chúng ta có thể lấy lại Hoàng Sa và bảo vệ những gì còn lại của Trường Sa.

Tôi cũng có nói với các bạn trẻ tại Đại Học Ngoại Thương ở Hà Nội rằng: “Bất cứ ai làm cho đất nước suy hèn là có tội với Tổ tông và Dân tộc”. Có bạn đã nói: “Vậy thì bất cứ ai vô cảm với Hoàng Sa & Trường Sa là có tội với Tổ tông và Dân tộc”. Nếu có được tinh thần như thế, tôi tin Hòang Sa & Trường Sa là chất men yêu nước để người Việt chúng ta ngồi lại với nhau cùng có mục tiêu chung xây dựng đất nước hùng cường, thoát khỏi nguy cơ lớn lao chưa từng có ở Biển Đông cũng như đối với vận mệnh của Đất nước!

Và không cách nào là phải đoàn kết với khối ASEAN, quốc tế hóa Biển Đông để không để bất cứ ai muốn làm gì thì làm. Dĩ nhiên sự thật lịch sử về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa &Trường Sa phải được quảng bả rộng rãi ở trong và ngoài nước kể cả nhân dân Trung Quốc. Cái gì của César phải trả lại cho César!

NN

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thái Thanh Tâm đã viết:
Nói một đằng, làm một nẻo là phương châm xử thế từ nghìn đời nay của anh Tầu khựa. Ai tin cái anh Hảo lớ này thì đến đất cũng không còn mà gặm chứ đừng nói đến thóc giống. Cảm ơn Vodanhthi cho đăng chuyên mục này, góp phần kéo dân TV bớt mê mẩn giăng sao...mà quay về với thực tại phức tạp này.
Người tạo ra chuyên mục này chính là Hoa Xuyên Tuyết đấy. Bác nể chưa?
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ... ›Trang sau »Trang cuối