Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ thiêng liêng của VN


06:45' 08/12/2007 (GMT+7)  
(VietNamNet) – Chủ quyền thiêng liêng đối với Trường Sa và Hoàng Sa đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước VN đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

>> HĐND Đà Nẵng khẳng định Hoàng Sa là huyện trực thuộc TP
>> Cơ sở pháp lý xác lập chủ quyền VN tại Hoàng Sa



Cách đây hơn 3 thập kỷ, giữa lúc nhân dân Việt Nam đang tập trung nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; lại cũng là lúc một số nước lớn đang mặc cả và thoả hiệp với nhau để cản trở sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, thì ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.

Hơn ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)…; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất Nhà nước của Việt Nam.

Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)…

Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:

“Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”

Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các “Đội Hoàng Sa” và “Bắc Hải” của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới “Đội Quế hương” cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là “Vạn lý Trường Sa” (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).

Hai bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các “Đội Hoàng Sa”.

Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.

Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để “xem xét và đo đạc thuỷ trình” (quyển 50,52…đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa “dựng miếu, lập bia, trồng cây”, “vẽ bản đồ về hình thế”, “cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền” (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).

Ngoài ra còn các bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Và đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết :”Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ “Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v…

Mãi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của mình đối với khu vực lãnh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đã liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản  lý‎ đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.

Điều đáng nói là, vào thời điểm này, giữa lúc hai nước Việt-Trung đã xác lập được những quan hệ hữu nghị, hợp tác trên những nguyên tắc của "16 chữ vàng” do chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra thì việc Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố cấp huyện Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đáng để chúng ta phải nhắc lại những bằng chứng và bài học lịch sử!

Dương Trung Quốc
(nguồn: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/12/758626/)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Mình đọc được ca từ của bài hát này, thấy hay quá, chép vào đây để mọi người cùng đọc:

Việt Nam Minh Châu Trời Đông

Nhạc sĩ Hùng Lân


Việt Nam! Minh châu trời Đông
Việt Nam! Nước thiêng Tiên Rồng
Non sông như gấm hoa uy linh một phương
Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương
Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời
Máu ai còn vương cỏ hoa
Giục đem tấm thân sẻ với sơn hà
Chung tâm cương quyết ta ôn lời thề ước
Hy sinh tâm huyết trong báo đền ơn nước.
Giơ tay cương quyết ta ôn lời thề ước
Hy sinh xương máu mong báo đền ơn nước.
“Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam.
Thề trọn đời trung thành với sơn hà nước Nam!”
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
14.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Cho em góp một bài của em vào cho nó xôm tụ.
Đất của ta, nước của ta
   Thứ hai, nghe Thời sự trên Tivi nói Trung Quốc lập ra một thành phố cấp huyện để cai quản Trường Sa và Hoàng Sa, nghe đã thấy tức. Mọi chuyện bắt đầu loạn đến cả những vấn đề quốc gia.

   Hôm nay, đọc bài "Không thể chấp nhận được" của tác giả Bùi Thanh trên báo Tuổi trẻ, cảm thấy đúng là "không thể chấp nhận được", càng tức hơn.

   Không chỉ tức, mà còn bức xúc, mà còn rưng rưng.
   ___________________________________
   "Và xin bạn, mỗi ngày mở trang 2 báo Tuổi Trẻ, trong mục dự báo thời tiết, hãy xem Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta hôm nay bao nhiêu độ? Nơi ấy nắng ấm, mưa bão thế nào? Như chưa hề có cuộc chia ly..."
   Bùi Thanh - báo Tuổi trẻ
   ___________________________________

   Những lời thật chân tình. Đọc xong, vội lật trang 2 ra, nhìn vào cái vùng đất khoanh tròn ngoìa biển Đông. Trời Trường Sa, Hoàng Sa vẫn nắng, vẫn se se trong cái rét của gió mùa. Bất giác có cái gì động đậy trong lòng. Rõ ràng đấy là đất của ta! Rõ ràng đấy là nước của ta!
   ___________________________________
   "Đất là nơi anh đến trường
   Nước là nơi em tắm
   Đất Nước là nơi ta hò hẹn
   Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
   Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
   Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
   Thời gian đằng đẵng
   Không gian mênh mông
   Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
   Đất là nơi Chim về
   Nước là nơi Rồng ở
   Lạc Long Quân và Âu Cơ
   Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng "

   "Đất nước" - Nguyễn Khoa Điềm
   ____________________________________

   Trường Sa quả thực là vùng đảo tranh chấp không chỉ giữa ta và Trung Quốc mà còn có cả Philippines, Malaysia và Đài Loan. Việt Nam thì dựa vào thềm lục địa và những văn tịch cổ của Việt Nam, phương Tây, thậm chí bản đồ cổ của Trung Quốc cũng cho rằng Trường Sa là của Việt Nam. Philippines thì dựa vào những người Philippines di cư đến đảo thành lập nhà nước mới vào năm 1956. Trung Quốc thì cho rằng việc phát hiện một vài đồng xu và đồ gốm thời Hán trên một số đảo Trường Sa chứng tỏ nơi đây thuộc chủ quyền của người Trung Quốc từ 2000 năm trước. Nhưng nếu xét đến vấn đề giao lưu thương mại giữa các quốc gia Đông Nam Á với Trung Hoa thời Trung đại thì việc xuất hiện những di vật ấy chẳng có ý nghĩa gì lớn lao lắm.

   Còn về Hoàng Sa, vốn là một quần đảo nằm sát rạt với miền Trung nước ta, chả có ai tranh chấp. Thế mà năm 1956, Trung Quốc bí mật chiếm hai đảo lớn. Rồi đến năm 1974, họ dùng vũ lực tấn công chiếm các đảo còn lại.

   Từ Hoàng Sa, vin vào cái cớ vớ vẩn trên, Trung Quốc lại nhiều lần dùng quân lực tấn công Trường Sa, tiếp tục mở rộng lãnh hải, "và thực tế họ đã xâm chiếm được nhiều đảo bằng cách ấy" (Tuổi trẻ).

   Ta ngồi nhìn đất của ta, nước của ta rơi vào tay người khác. Thế có xót không? Ta nhìn ngoại bang xả súng bắn dân ta khi dân ta đến những vùng đất chủ quyền của ta để đánh bắt cá. Thế có xót không? Ta nhìn ngư dân của ta bơ vơ trên biển khi cơn bão Xangsane ập tới, mà không cách nào vào Hoàng Sa tránh bão. Thế có xót không?

   Có con Chim nào về được? Có con Rồng nào ở được?

   Ta phải nhớ đến 58 binh lính quân đội Sài Gòn đã ngã xuống năm 1974, 74 chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh năm 1988. Không phân biệt chế độ, tất cả đều vì mảnh đất cha ông ngàn đời.
   _________________________________________
   "Không khó để đoán được đằng sau những hành động đó là gì.

   Cho dù đó là gì đi nữa, chúng ta trước sau vẫn chỉ có một câu trả lời: Hoàng Sa, Trường sa là lãnh thổ của VN và mãi mãi là như thế! Những người đi trước đã ngã xuống vì mảnh đất ấy và do vậy, chúng ta cũng sẽ không lãng quên điều này. Và chúng ta cũng không cho phép ai thay đổi lịch sử, thay đổi bản đồ VN!"

   (Tuổi Trẻ)
   _____________________________________

   Xin mượn lời báo Tuổi trẻ để kết thúc bài viết.
   Ngày mai, hình như trời Hoàng Sa vẫn nắng. Gió Trường Sa vẫn se se...
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Phụng vũ cửu thiên đã viết:
Cho em góp một bài của em vào cho nó xôm tụ.

   ___________________________________
   "Đất là nơi anh đến trường
   Nước là nơi em tắm
   Đất Nước là nơi ta hò hẹn
   Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
   Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
   Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
   Thời gian đằng đẵng
   Không gian mênh mông
   Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
   Đất là nơi Chim về
   Nước là nơi Rồng ở
   Lạc Long Quân và Âu Cơ
   Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng "

   "Đất nước" - Nguyễn Khoa Điềm
   ____________________________________

       _____________________________________

   Xin mượn lời báo Tuổi trẻ để kết thúc bài viết.
   Ngày mai, hình như trời Hoàng Sa vẫn nắng. Gió Trường Sa vẫn se se...
Cảm ơn PVCT đã ủng hộ topic. Những câu thơ em lẩy ra hay lắm, làm chị lại nhớ bài thơ cùng ý nghĩa của một nhà thơ Nga. Chị chép vào đây nhé?


 
 С чего начинается родина?


С чего начинается Родина?
С картинки в твоём букваре,
С хороших и верных товарищей,
Живущих в соседнем дворе.
А может, она начинается
С той песни, что пела нам мать,
С того, что в любых испытаниях
У нас никому не отнять.

С чего начинается Родина?
С заветной скамьи у ворот,
С той самой берёзки, что во поле,
Под ветром склоняясь, растёт.
А может, она начинается
С весенней запевки скворца
И с этой дороги просёлочной,
Которой не видно конца.

С чего начинается Родина?
С окошек, горящих вдали.
Со старой отцовской будёновки,
Что где-то в шкафу мы нашли.
А может, она начинается
Со стука вагонных колёс
И клятвы, которую в юности
Ты ей в своём сердце принёс...

С чего начинается Родина?...



Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Nhà thơ Nga -Matusovsky  

Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ
Từ những người bạn tốt vẫn cùng ta
Thường đi học và chơi chung một phố.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát mẹ ta ru âu yếm,
Từ những cái ta quyết giữ vẹn tròn
Cả trong những giờ khó khăn nguy hiểm.

Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ chiếc ghế ta vẫn ngồi trước ngõ,
Từ cây phong đơn độc giữa cánh đồng
Khẽ chào nhẹ mỗi lần có gió.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát đầu xuân con sáo hát
Từ con đường ven xóm nhỏ quanh co
Và biến mất trong sương chiều xanh nhạt.

Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ ánh đèn nhà ai đang run rẩy,
Từ chiếc mũ bố ta đội ngày xưa,
Mà bất chợt trong hòm ta lại thấy.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ tiếng gõ của con tàu mệt mỏi
Từ lời thề mà thời trẻ yêu nhau
Ta giấu kín trong tim không dám nói.

Tổ quốc bắt đầu từ đâu?

(Thái Bá Tân dịch)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang


Ngày hôm nay đúng 30 năm trước 17 tháng Hai năm 1979

Nhạc sỹ Phạm Tuyên với bài hát: Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

"Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới,
gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới,
quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương,
lửa đã cháy và máu dã đổ trên khắp dải biên cương,
đất nước của ngàn chiến công,
đang sục sôi khí thế hào hùng,
những Chi Lăng Bạch Đằng Đống Đa đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca,
Việt Nam ôi đất Việt yêu thương,
lịch sử đã trao cho người một sứ mệnh thiêng liêng,
mang trên mình còn lắm vết thương người vẫn hiên ngang ra chiến trường,
vì một lẽ sống cao đẹp vì mọi người, độc lập tự do!"


Link download file mp3 http://www.mediafire.com/download.php?mgnjwmmqulm

Nhạc sĩ Trần Tiến với Những đôi mắt mang hình viên đạn http://mp3.zing.vn/mp3/ng...im-Hoang-Vu.IWZAO0CI.html   

Nhà báo cựu chiến binh Huy Đức với loạt bài về cuộc chiến tranh vệ quốc 1979
- 30 năm trước, tự sự của một người từng là lính http://my.opera.com/danto...ua-mot-nguoi-tung-la-linh
- Biên giới tháng Hai (2009-1979) http://my.opera.com/danto...-gioi-thang-hai-2009-1979
- Cuộc chiến 1979 và Hoàng Sa http://my.opera.com/danto...oc-chien-1979-va-hoang-sa
- Hứa Thế Hữu và Hà Nội Mới http://my.opera.com/danto...hua-the-huu-va-ha-noi-moi

Blogger Nông dân gió lào viết:
Đánh Pháp mấy trăm năm còn nhắc,
đánh Mỹ mấy mươi năm không quên,
đánh Tàu 30 năm đã vội quên!
Thắp một nén nhang cho những người dân Việt, lính Việt đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh vệ quốc 30 trước.

BA MƯƠI NĂM CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
KHÔNG CÒN THẤY XÁC NHỮNG CHIẾC XE TĂNG BÁT NHẤT
CHỈ CÒN NẤM MỘ NHỮNG ĐỒNG BÀO MÌNH CỎ VẪN PHỦ XANH
CÓ ĐIỀU GÌ ĐAU HƠN CẢ LÃNG QUÊN...
Blogger Nông Chiêu Thống viết:
1. Cách mạng Tháng Tám lật đổ thực dân phong kiến, Hồ Chí Minh đọc:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (Thomas Jefferson)”.
Cách mạng Tháng Tám, mùng 2 Tháng Chín, năm nào cũng kỷ niệm rầm rộ.

2. Chiến thắng Điện Biên Phủ mùng 7 Tháng Năm năm 1954, năm nào cũng kỉ niệm rầm rộ

3. Ngày kết thúc chiến tranh 30 Tháng Tư năm 1975, thống nhất đất nước, năm nào cũng kỷ niệm rầm rộ.

???? Nhưng tại sao những cuộc chiến tranh vệ quốc ở biên giới Tây Nam năm 1979, và biên giới phía Bắc năm 1979 lại bị người ta cố tình đẩy vào lãng quên?

Nhân dân Việt Nam đã khép lại quá khứ, để hướng tới tương lai.
Những kẻ thù cũ của Việt Nam là Pháp, Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Trung Quốc đã quay lại bắt tay làm ăn.
Nhân dân Việt Nam vốn giàu lòng vị tha, không vì hận thù cũ mà gây thêm hiềm khích mới.
Những ngày kỉ niệm chỉ là để nhân dân nhớ về những tiền nhân, những người đã nằm xuống vì nong sông đất nước.

Vậy mà những người lính, người dân Việt Nam thiệt mạng trong 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc 1979 lại bị loại ra ngoài sao?

là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đỗ Quảng Bình

Ngộ đọc các bài trên của các nị ,ngộ cũng đã được đọc các tài liệu liên quan đến Hoàng Sa,Trường Sa ,ngộ khẳng định TSa và H Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam của ngộ .Cục giận của ngộ lên tới cổ .Ngộ cũng đã vào hàng U60 rồi,nhưng nếu có thể,ngộ sẳn sàng lên đường NÓI CHUYỆN với những kẻ điên đảo thị phi,đỗi trắng thay đen ,cuồng ngôn lộng ngữ .Ngộ tức lắm .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Admin

Đoạn video này hình như là do 1 nhóm bạn ở bên ttvnol làm. Giọng đọc không được hấp dẫn lắm nhưng mà có kèm text ở bên cạnh. Hy vọng mọi người lan truyền ra nhiều nơi nơi khác nhau trên mạng nếu có thể được. Hãy tuyên truyền để cho quốc tế biết tới.



Link: http://www.youtube.com/watch?v=R6kj9YZ2558
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Hy vọng sẽ có bản tiếng Việt, để, sẽ có nhiều người Việt, biết đến thông tin này hơn.

http://ttvnol.com/forum/gdqp/1154584/trang-48.ttvn

Sao link lại die nhỉ?
Các anh chị chịu khó, cop và dán ạ!
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Sao quản gia không gộp luôn vào chủ đề này để mọi người thảo luận cho tiện nhỉ: "Trường Sa, Hoàng Sa... lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam!"
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Phụng vũ cửu thiên đã viết:
... Trung Quốc thì cho rằng việc phát hiện một vài đồng xu và đồ gốm thời Hán trên một số đảo Trường Sa chứng tỏ nơi đây thuộc chủ quyền của người Trung Quốc từ 2000 năm trước...(Tuổi trẻ)
...
Mấy cái đồng xu ấy thì chẳng có giá trị gì để TQ khẳng định chủ quyền. Nó còn cãi ở Hoàng Sa, Trường Sa có mấy mẩu xương người Hán nên bảo đấy là đất của nó.
Vậy sao nó không về Gò Đống Đa bới xương người TQ chất đống ở đấy rồi nhận Hà Nội cũng là của nó đi.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối