Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

“Đừng để Trung Quốc lợi dụng”

(Dân trí) - “Nếu tàu cá Trung Quốc có hành vi vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam thì chúng ta không chỉ dừng lại ở việc xua đuổi mà các cơ quan chức năng của Việt Nam cần thực hiện các biện pháp phù hợp công ước biển nhằm ngăn chặn và trừng trị...”

Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, Khoa Pháp luật quốc tế - ĐH Luật Hà Nội bày tỏ quan điểm như vậy.

Thưa ông, vụ việc tàu Bình Minh 2 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp còn đang khiến dư luận bức xúc thì tàu Viking II của ta lại tiếp tục bị tàu của nước này phá cáp?

Hai sự kiện xảy ra liên tiếp này, về bản chất pháp lý không có gì khác nhau. Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 xảy ra trên vùng thềm lục địa và trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) chỉ khoảng 120 hải lý. Còn vụ tàu Viking II cũng xảy ra trên vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

http://dantri4.vcmedia.vn/ssNu7UU600eDVM8m11/Image/2011/06/petro_57e0a.jpg
Tàu Viking II vừa bị tàu Trung Quốc phá cáp ngày 9/6 (Ảnh: Năng lượng Mới)


Rõ ràng, ở đây nếu xét dưới góc cạnh pháp lý thì Trung Quốc hoàn toàn vi phạm các quy định tại Điều 56, 77 của Công ước biển 1982. Trung Quốc không có quyền được đơn phương cản trở các hoạt động mà Việt Nam đang thực hiện.

Giữa hai vụ việc này nếu có khác chăng chỉ là vụ việc mới đây nhất phía Trung Quốc dùng tàu đánh cá để phá hoại tàu thăm dò dầu khí của ta trong khi lần trước là tàu hải giám?

Theo tôi bản chất vấn đề vẫn không có gì khác biệt, dù có thể họ sử dụng các cách thức khác nhau. Và ở đây, tôi không biết có sự liên hệ hay không nhưng có thể họ căn cứ vào các lời phát biểu của ta cho rằng tàu hải giám là của nhà nước mà thực hiện hành vi như vậy thì lần này họ chuyển hẳn sang tàu đánh cá. Nhưng hành vi của họ đều là hành vi cố ý.

Hơn nữa, chúng ta thấy sự xuất hiện của tàu đánh cá thì không phải ngẫu nhiên mà cạnh đó lại có cả các tàu ngư chính đi kèm. Mục đích là cản trở các tàu bảo vệ, các cơ quan chức năng của chúng ta thực hiện quyền chủ quyền của mình.

Hai hành vi gây hấn liên tiếp của Trung Quốc là nhằm hướng đến mục đích gì? Nếu như coi hành vi thứ nhất của Trung Quốc là một “phép thử” thì lần gây hấn thứ hai liệu có tiếp tục là như vậy?

Hành vi với tàu Bình Minh 02 thì vừa như phép thử với Việt Nam, ASEAN, vừa muốn hiện thực hóa “đường lưỡi bò”. Trung Quốc không thể đưa ra chứng lý cho “đường lưỡi bò”, chỉ còn cách cứ tiến hành trên thực tế nhằm mục đích đánh lừa dư luận. Nếu các quốc gia nhầm tưởng là Trung Quốc đang thực hiện quyền của mình thì có nghĩa họ đã thành công trong việc hiện thực hóa “đường lưỡi bò” này.

Bên cạnh mục tiêu dài hạn như thế, Trung Quốc còn làm phép thử với Việt Nam, ASEAN xem khi thực hiện một hành vi trái với Công ước, vi phạm ngay trong vùng đặc quyền thì anh có thể làm được gì.

Trong vụ thứ 2 này, một lần nữa, Trung Quốc muốn hướng thẳng và chĩa mũi nhọn vào Việt Nam. Ở đây không đơn giản là muốn thử phản ứng nữa mà để xem tôi đã vi phạm một lần, giờ lại thực hiện tiếp một vi phạm khác xem anh sẽ phản ứng cụ thể thế nào? Anh chỉ có thể đưa ra tuyên bố yêu cầu không được thực hiện các hành vi vi phạm hay còn có những hành động nào trên thực tế.

Nghĩa là Trung Quốc muốn thăm dò xem chúng ta sẽ thực hiện hành vi nào trên thực tế. Vụ thứ 2 này đối tượng hướng tới cụ thể là Việt Nam chứ không chỉ đơn thuần là chung chung nhằm thử phản ứng của các nước nữa.

Theo ông, với vụ việc thứ hai này chúng ta có thể phản ứng như thế nào và đâu là cách cao nhất để thể hiện phản ứng của mình?

Tôi cho rằng Việt Nam vẫn luôn phải kiên trì con đường hòa bình bởi một trong các nguyên tắc cơ bản của quốc tế cũng như ta vẫn luôn tuyên bố là ứng xử phù hợp quy định, không được sử dụng vũ lực, nhưng rõ ràng kiên trì biện pháp ngoại giao đàm phán là biện pháp cần, quan trọng, tất yếu nhưng chưa đủ.

Một mặt ta vẫn phải kiên trì đàm phán ngoại giao phản đối Trung Quốc, tuyên truyền, lên tiếng để cộng đồng quốc tế hiểu bản chất những hành vi mà Trung Quốc đang làm, tức cần công khai minh bạch để bạn bè biết.

Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động tuần tra của các lực lượng chấp pháp trên biển Đông. Nếu tàu cá Trung Quốc có hành vi vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam thì chúng ta không chỉ dừng lại ở việc xua đuổi mà các cơ quan chức năng của Việt Nam cần thực hiện các biện pháp phù hợp công ước nhằm ngăn chặn và trừng trị. Bởi theo Điều 73 của Công ước biển 1982, các quốc gia ven biển có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết bao gồm cả việc bắt giữ và trừng trị, xét xử bằng cơ chế tòa án các cá nhân vi phạm.

http://dantri4.vcmedia.vn/ssNu7UU600eDVM8m11/Image/2011/06/NTThang2_416f7.jpg
TS Nguyễn Toàn Thắng: Cần tăng cường lực lượng chấp pháp trên biển Đông.


Chỉ có điều với các cá nhân trên tàu vi phạm không được thực hiện hình thức phạt tù giam mà phải dùng các hình thức phạt khác, ví dụ phạt tiền… Chúng ta phải có hành động trên thực địa. Không sử dụng vũ lực nhưng tất cả những gì chúng ta làm là phù hợp quy định của pháp luật.

Còn một ứng xử khác vẫn theo nguyên tắc hòa bình là giải quyết theo con đường tài phán quốc tế thì sao?

Từ trước đến nay Việt Nam ta chưa giải quyết một vụ việc nào bằng con đường này, nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc thực hiện liên tiếp 2 vụ gây hấn, chúng ta cần hành xử theo pháp luật quốc tế trong trường hợp đàm phán không mạng lại kết quả. Vụ Bình Minh 02 ta yêu cầu Trung Quốc bồi thường, họ không bồi thường mà còn tiếp tục thực hiện vụ Viking II này, chúng ta có thể sử dụng con đường tài phán quốc tế.

Theo quy định tại Điều 287 của Công ước 1982, Việt Nam có thể đưa vụ việc ra Tòa án trọng tài, phù hợp với phụ lục 7 của công ước này. Nếu thực hiện như vậy cũng là một biện pháp đảm bảo tiêu chí hòa bình, công khai, minh bạch, khách quan, cộng đồng quốc tế đều biết được ai đúng ai sai, biết được bản chất vụ việc như thế nào.

Ông đánh giá thế nào về việc các quan chức Quốc phòng của Trung Quốc ngay trong Đối thoại Shang-ri La (Hội nghị An ninh khu vực châu Á lần thứ 10) gần đây vẫn bày tỏ cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông, nhưng những gì họ làm trên biển Đông lại không như vậy?

Tôi gọi đó là “nỗ lực hòa bình theo kiểu Trung Quốc”. Trên các diễn đàn và đặc biệt liên hệ 2 sự kiện này chúng ta thấy vụ tàu Bình Minh 02 diễn ra ngay trước khi Đối thoại Shang-ri La được tiến hành, vụ Viking II thì diễn ra ngay khi Hội nghị ARF (Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN) đang tiến hành. Cả 2 hội nghị đều bàn về vấn đề an ninh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Trong những cuộc họp đó, các đại diện của Trung Quốc đều nêu quan điểm nỗ lực duy trì hòa bình, không sử dụng vũ lực...

Họ tuyên bố là hòa bình nhưng trên thực tế lại thực hiện các hành vi gây hấn. Ở đây tôi nghĩ họ hành xử theo kiểu tuyên bố “đường lưỡi bò”, khẳng định chủ quyền, vậy thì tất cả những việc tiến hành là hoạt động chấp pháp bình thường theo kiểu Trung Quốc. Mà đã là hoạt động chấp pháp bình thường thì ở đây ta rất lưu ý, họ không sử dụng lực lượng hải quân, chỉ hoàn toàn là dân sự, có thể là tàu cá, tàu ngư chính hay hải giám.

Tuy nhiên có một điểm rất lưu ý là nhân vụ họ xung đột với Philippines, họ có tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực trong trường hợp cần thiết và để phòng vệ. Thế nào là phòng vệ khi chính họ là người thực hiện hành vi gây hấn. Nhưng với tuyên bố đó thì họ cũng đưa ra lời đe dọa là nếu các anh sử dụng vũ lực thì tôi cũng sử dụng vũ lực. Họ đang thực hiện chiến lược hiện thực hóa “đường lưỡi bò” và thực hiện “chiến lược hòa bình” theo kiểu của họ.

Trong các cuộc đối thoại, hội nghị mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh khẳng định, chính sách của Việt Nam vẫn là hòa bình và tự vệ. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng tất cả tranh chấp, bất đồng trong vấn đề của biển Đông cần giải quyết hòa bình và tránh những hành động đơn phương, đặc biệt là không được sử dụng bạo lực. Ông bình luận gì về điều này?

Tôi rất nhất trí với quan điểm của các lãnh đạo Bộ Quốc phòng của chúng ta. Chắc chắn chúng ta phải sử dụng con đường hòa bình, nhưng hòa bình như thế nào. Như tôi đã nói, trong tuyên bố của mình, Trung Quốc nói sẽ dùng vũ lực nếu các nước sử dụng vũ lực và đó là lý do họ chỉ cử tàu dân sự đi gây hấn mà không cử lực lượng quân đội bởi họ không muốn mình là người sử dụng vũ lực đầu tiên.

Và theo tôi nghĩ, cũng không loại trừ khả năng họ đang tìm cách “khiêu khích” để các bên khi không kiềm chế được, để xảy ra xung đột thì nhân cơ hội đấy họ có thể lợi dụng mà chúng ta so sánh như sự kiện Vịnh Bắc bộ năm xưa để sử dụng vũ lực, thử lực lượng vũ trang của họ.

Vậy nên quan điểm như Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói là phải kiên trì biện pháp hòa bình để không xảy ra việc gì đó thiếu kiềm chế, vượt quá để xảy ra xung đột.

Xin cảm ơn ông!

Cấn Cường - Phương Thảo (thực hiện)

Bản gốc trên Dân Trí
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

linh213

Tổ quốc nhìn từ biển

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình goá phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước *
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(Trại viết Văn nghệ Quân đội Hạ Long 4/2009)

Nguyễn Việt Chiến
Học quên để nhớ cho nhiều
Học hờn giận để cưng chiều đấy thôi
Học lẻ loi để có đôi
Học ghen là để cho người yêu thêm...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Sông Quê

   Biết bao nhiêu triệu người yêu nước có lí trí, có dũng khí luôn quân tâm và sẵn sàng vì dân tộc.
  
  SQ thấy video sau ở youtube. Trong cuộc diễu hành đầy sôi nổi và vui vẻ này có nhà thơ Đỗ Trung Quân với bài thơ Quê hương nổi tiếng, nhà thơ Nguyễn Duy với bài thơ Tre Việt Nam , nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên ( xuất hiện cuối video), đương kim chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội cùng nhiều nhân sĩ, trí thức, giáo sư, nhà yêu nước và giới SV, HS, tuổi trẻ của đất nước thân yêu.

Kính nhờ quý thi hữu phê bình, góp ý, nhắc nhở  thơ sông quê bằng (1 thông điệp)! Xin trân trọng cảm ơn. Kính mời quí thi hữu ghé thăm web Thơ văn hội ngộ - Nhà văn Việt nam hoặc http://songqueviet.tk
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

http://tamnhin.net/Uploaded/Vy%20Dang/Images/An%20Bang/h8.jpg

Không Thể Ngủ

Những đêm nghe sóng Biển Đông
Nghẹn ngào nghĩ không thể ngủ?
Mình sao bỗng hèn, bỗng sợ
Hơn dân đánh cá xa bờ?

Mình đâm ra sợ cả ta
Sợ ta còn hơn sợ nó.
May mà vẫn còn chưa ngủ
Nếu ngủ chắc sẽ quên thù.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Ánh Như

Hoàng Sa Nộ Khí Phú
 
Ngựa cũ quen đường,
Đĩ già lậm nết.
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!

Ta thấy ngươi,

Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
Đất Trường An thây chất chập chùng,
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất !

Đã biết,

Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.

Vậy mà sao,

Chẳng lo điều yên nước no dân,
Lại quen thói xua quân chiếm đất ?

Như nước ta,

Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long, là máu là xương,
Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
Máu xương đâu lẽ tách rời,
Thịt da dễ gì chia cắt ?
Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
Mà là khối giang sơn gấm vóc.
Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc !
Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
Thùng ! Thùng ! Thùng ! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
Đánh ! Đánh ! Đánh ! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.
Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma, (1)
Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1)
Hùng khí dù dậy trời Nam,
Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc :

Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn cấp xe ngựa rình rang (2)
Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút. (3)
Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người,
Hoa kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm xẻ thóc.
Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió hòa,
Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập.
Giúp các ngươi như kẻ một nhà,
Thương các ngươi như người chung bọc !

Thế mà nay,

Ngươi lại lấy oán trả ơn,
Ngươi lại lấy thù báo đức !
Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.

Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,
Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc.
Chẳng chấp hải qui,
Chẳng theo công ước.
Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn,
Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược.

Nói cho ngươi biết, dân tộc ta :

Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài,
Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc.
Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông,
Từng đuổi Nhật với thanh mác vót !

Vì khát tự do mà uống nước đìa,
Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt.
Sá chi tóc gội sa trường,
Đâu quản thây phơi trận mạc.

Hãy liệu bảo nhau,

Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua,
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước !
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,
Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác !
Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,
Thì ta cũng có tuần dương, đại bác.
So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,
Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt ?

Thư hãy xem tường,
Hoàng Sa hạ bút.


Kha Tiệm Ly

Chúthích:
(1) Sử ghi: Khi Lý Thường Kiệt đem quân qua Khâm Châu, Liêm Châu, cũng như khi quân Thanh bại trận Đống Đa chạy về, thì dân Tàu vùng biên giới kinh hoàng chạy theo. “Từ Nam Quan về bắc hàng trăm dặm vắng tanh, không thấy bóng con gà, con vịt”
(2) Sự kiện Lê Lợi cấp ngựa và lương thực cho tù binh quân Minh về nước
(3) Sự kiên dân ta lập miếu thờ Sầm Nghi Đống hạ tướng của Tôn Sĩ Nghị

Nguồn Vietlandnews.net
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Hải

Thái Thanh Tâm đã viết:
Thế mấy hôm trước Hồng Hải vẫn cho là Khựa là ông anh đáng kính của mình à ?
Bác Tâm à, Hải tôi đang nói về việc nhà nước ta trước giờ vẫn xem các nước láng giềng(trong đó có gã mà bác gọi là Khựa) là anh em và đối xử rất thân thiện.Có thể vì cách viết còn vụng và suy nghĩ còn hời hợt nên đã để bác hiểu nhầm. Nay viết lại để bác rõ. Kính.
Ta về khuất bóng tây sơn nhạn
Tịch mịch rả cánh bay
Quay đầu là núi
Gửi lòng bằng hữu
Chỉ chút hương cay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Nguyễn Ánh Như đã viết:
Hoàng Sa Nộ Khí Phú
 
Ngựa cũ quen đường,
Đĩ già lậm nết.
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!

Ta thấy ngươi,

Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
Đất Trường An thây chất chập chùng,
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất !

Đã biết,

Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.

Vậy mà sao,

Chẳng lo điều yên nước no dân,
Lại quen thói xua quân chiếm đất ?

Như nước ta,

Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long, là máu là xương,
Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
Máu xương đâu lẽ tách rời,
Thịt da dễ gì chia cắt ?
Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
Mà là khối giang sơn gấm vóc.
Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc !
Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
Thùng ! Thùng ! Thùng ! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
Đánh ! Đánh ! Đánh ! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.
Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma, (1)
Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1)
Hùng khí dù dậy trời Nam,
Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc :

Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn cấp xe ngựa rình rang (2)
Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút. (3)
Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người,
Hoa kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm xẻ thóc.
Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió hòa,
Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập.
Giúp các ngươi như kẻ một nhà,
Thương các ngươi như người chung bọc !

Thế mà nay,

Ngươi lại lấy oán trả ơn,
Ngươi lại lấy thù báo đức !
Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.

Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,
Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc.
Chẳng chấp hải qui,
Chẳng theo công ước.
Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn,
Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược.

Nói cho ngươi biết, dân tộc ta :

Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài,
Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc.
Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông,
Từng đuổi Nhật với thanh mác vót !

Vì khát tự do mà uống nước đìa,
Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt.
Sá chi tóc gội sa trường,
Đâu quản thây phơi trận mạc.

Hãy liệu bảo nhau,

Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua,
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước !
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,
Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác !
Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,
Thì ta cũng có tuần dương, đại bác.
So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,
Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt ?

Thư hãy xem tường,
Hoàng Sa hạ bút.


Kha Tiệm Ly

Chúthích:
(1) Sử ghi: Khi Lý Thường Kiệt đem quân qua Khâm Châu, Liêm Châu, cũng như khi quân Thanh bại trận Đống Đa chạy về, thì dân Tàu vùng biên giới kinh hoàng chạy theo. “Từ Nam Quan về bắc hàng trăm dặm vắng tanh, không thấy bóng con gà, con vịt”
(2) Sự kiện Lê Lợi cấp ngựa và lương thực cho tù binh quân Minh về nước
(3) Sự kiên dân ta lập miếu thờ Sầm Nghi Đống hạ tướng của Tôn Sĩ Nghị

Nguồn Vietlandnews.net
Bài Phú hay quá! Thiệt là ngưỡng mộ tác giả.
Anh Hai có biết gì về Kha Tiệm Ly hông? Nếu có, cho Gnho ít thông tin. Thanks.
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Ánh Như

@ Hương Nhu tiểu sư muội, sư muội giỏi. Hai Ca nghe tiếng Kha Tiệm Ly từ lâu, song không biết gì về nhà thơ này. Theo Trần Văn Giang, một trong những người phổ biến bài Hoàng Sa Nộ Khí Phú đăng trên diễn đàn điện tử Vietlandnews.net. Trần Văn Giang cho biết như sau, nguyên văn:

Thi sĩ Kha Tiệm Ly tên thật là Thái Quốc Tế sinh năm 1946 tại Bến Tre. Hiện thi sĩ đang sống ở Mỹ Tho, Việt Nam.

Trước ngày 30/4/1975 thi sĩ Kha Tiệm Ly đã có nhiều bài thơ hay đăng trên các báo và được ngâm trên chương trình Thơ của Hồng Vân đài phát thanh Sài gòn.

Theo nhận xét thô thiển của cá nhân tôi, hiện nay thi sĩ Kha Tiệm Ly là một trong hai thi sĩ làm "Phú" hay nhất trong nước (người thứ hai là ông Hà Sĩ Phu).

Trần Văn Giang
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đặng Ân

Đ.â cũng có 1 bài " rất trẻ" của nhà thơ trẻ Trịnh Sơn cùng chia sẻ nhé!

TIẾNG NÓI THẾ HỆ TRẺ- THƠ TRỊNH SƠN
...
Còn tôi hay không còn

Trước ngõ nhà em

Mỗi sáng hoa vẫn nở

Con cún có thèm hơi khách quen

Vẫn biết cọ xồm xoàm vào nỗi nhớ



Còn tôi hay không còn

Phố vẫn chật, đường vẫn đông

Những biển hiệu không ghi bằng tiếng quê hương

Vẫn khệnh khạng cứa vào nỗi nhục nhằn tuổi trẻ


Tôi phải đi

Ngay bây giờ

Trường Sa Hoàng Sa là của chúng ta

Của tuổi thơ nghe bà kể năm mươi đứa con theo Cha xuống biển

Của mòn vẹt ghế nhà trường viết thư cho các anh lính canh giữ đảo

Của những chuyến tàu chao chát yêu thương theo con sóng

Của niềm tự hào Biển bạc

Của cong oằn gánh hình chữ S



Tôi phải đi

Ngay bây giờ

Không súng ống không dao găm tôi có trái tim hình tam giác

Ba góc nhọn mài sắc thưở Bình Ngô

Không tổ chức không đồng phục tôi có mười đầu ngón tay nhỏ máu lên áo trắng nhuộm
thành cờ

Vác sóng lên vai ném về phía giặc

Không hoan hô không ghi công tôi có bia thời gian ướp bằng muối

Miệng ngàn thu mặn mòi cá đói



Tôi phải đi

Ngay bây giờ

Biển chúng ta

Hải đảo chúng ta



Em đừng nép vào Tô Thị chờ chồng

Mau lấy chồng

Đẻ con

Nuôi cho lớn mau nhiều thằng tôi nữa

(Bằng sữa mẹ bằng nước vo cơm bằng cám heo cũng được

nhưng nhất định không bằng sữa bột Trung Hoa)

Thả chúng về phía biển

- Cha của mày
Đáng lẽ

Là người tử sĩ vùi sóng ở ngoài kia!
muốn làm cuộc đời mình dài thêm thì cứ làm cho nó u buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam


                                        Tháng này Sài Gòn mưa ngâu
                                      Nhưng thôi, miễn bàn vể thơ thẩn
                                           Tôi nói thẳng
                                                               Cho mau

Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó cướp tàu
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó túm đầu
Cướp cơm chim
Tôi nói thẳng
Thôi đi mấy cha, mấy anh cà vạt  phòng lạnh cách xa biển Đông ngàn dặm
Nhà anh chả ai cướp
Con anh chả ai đánh (đánh sao được, nó ở nước ngoài ráo cả)
Vợ anh chả ai hiếp (hiếp sao được, nhà anh có công an bồng súng đố thằng nào…)
Chỉ tủi thân cho đồng bào
Tàu thuyền rách nát.
Kiếm sống ở khu vực nhà mình vẫn bị ăn tát
Ăn bạt tai – đá đít
Ăn đạn AK
Bọn hải tặc đuôi sam  làm cha
Thậm chí làm ông nội.
Thơ không được chửi bậy
nhưng thôi đành
Tiên sư bố chúng mày bọn lưu manh!
Bạn bè gì ngữ ấy.
Thơ không được chửi bậy
Xin tha thứ cho thằng làm thơ này. Đọc tin đồng bào bị cướp trên biển thì mắt nó cay cay …
Cứ đàn áp đi…
Cứ bóp cổ đi…
Cứ kung-fu đi…
Cứ triệu tập đi…
Cứ lo hữu nghị đi…
Hỡi những người anh em máu đỏ da vàng
Hãy thử sờ lên đầu mình.Xem…
Đã mọc đuôi sam ?…



Đỗ Trung Quân
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối