Trang trong tổng số 77 trang (770 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

VÔ ĐỀ THỨ NĂM

https://fbcdn-photos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xlf1/v/t1.0-0/q92/p235x350/11988360_898599566887190_5572677846266453946_n.jpg?oh=aadd4fe2a944436bb2751f19ddfa4309&oe=5661DC61&__gda__=1449971863_94256a66d59990240cfe4c0443e5e8ee

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

http://us.123rf.com/450wm/annielim/annielim1111/annielim111100041/11197609-owl-is-teaching-the-alphabet-a-z-in-the-class-room.jpg?ver=6

LUẬN VỀ DỊCH THUẬT

Ngôn từ (words) mà ngỡ âm thanh (sound)
Thương tài dịch thuật trái chanh trái cà
Khuyên về mở lớp tại gia
Dạy con, dạy vợ nhà ta đỡ tiền

HMV

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

http://i.imgur.com/IFoolTD.jpg

VỀ ĐẤT NƯỚC

Nước bốn nghìn năm lòng những tưởng
Đất đứng uy nghi cong dáng rồng tiên
Sao tổ quốc cứ cõm còi suy dinh dưỡng
Dân tộc hào hùng lại chẳng chịu lớn lên

HMV

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSHlmsZGXSRBttDy-hxkDltl9UZis04ZrPSqlloAdo52Kb5sFmx

QUẠ VÀ PAUSTOVSKI

Lần đầu đặt chân lên đất Nga
Tuyết … tuyết  …  và tuyết
Những đôi mắt nhìn ác cảm
Trong số những con quạ Việt Nam xa quê kiếm mồi sinh sống
Là con quạ cụt nửa bàn chân.

Khu ở tập thể, giường tầng
Suất ăn bánh mì đen, súp, bắp cải hầm thịt mỡ
Đêm lén ra phố
Nhấm cốc vốt ka thêm nhớ vị rượu nếp quê nhà.

Đôi gò má cao con gái nước Nga
Ngỡ người yêu thương chừng quặn ruột
Nhớ bờ giếng trăng đêm cùng gánh nước
Điệu “Lý Chiều Chiều” đành hát tặng sông Vôn Ga.

Chúng tôi, những con quạ tha hương trên đất Nga
Chắc bóp vài đồng rúp gửi về quê nuôi Mẹ
Đã vượt qua ba mùa đông lạnh lùng như thế
Chỉ sưởi nhau  bằng những truyện ngắn tâm tình be bé
Của Paustovski.

HMV


*Những người Việt lao động hợp tác ở Nga thường bị người bản xứ khinh miệt
gọi là “quạ”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

http://1.bp.blogspot.com/-nyJsagAFIiQ/T-kWCSxCcJI/AAAAAAAAAKY/sydeX8CjJoo/s400/Loa+phuong.jpeg

SÁNG ĐIẾC TAI

Sáng đang lắng chim hót
Tìm giai điệu yêu thương
Lại điếc tai phẹt phọt
Lải nhải chiếc loa phường.

HMV
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trần Khuyến

Đồng ý với HMV. Thơ là tổng hợp của những cảm xúc, thể hiện trên ngôn từ chọn lọc. Thơ không phải là những hô hào cổ động, nằm trên loại văn chương biểu ngữ, băng rôn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

NHỮNG ĐIỀU THẾ GIỚI CẦN PHẢI HỌC TẬP VIỆT NAM

Lòng can đảm:

http://a8.vietbao.vn/images/vn865/quoc-te/65124271-small_137737.jpg
(trẻ con đi học bằng cáp treo tự chế)

Tính lạc quan:
http://laodong.com.vn/Uploaded/nguyenthanhbinh/2013_04_18/phalong.jpg
(đói khổ vẫn bỏ tiền tỉ xây tượng đài)

Tính ứng biến năng động:
http://nld.vcmedia.vn/S5KKUQrkCvT6Eb8lVn0QdkQXCW1U7p/Image/2013/12/cheothuyenbatca2_e1cbf.gif
(phố ngập nước, đổi phương tiện di chuyển)

Sự kiên nhẫn:

http://images.tienphong.vn/Uploaded/thien/2014_05_30/Untitled-1a_LTWP.jpg.ashx?w=440&h=250&crop=auto
(vẫn im lặng khi tàu Trung Quốc đánh đắm tàu ngư dân)

… Và còn rất nhiều điều cần phải công bố cho chúng nó biết.

HMV
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

https://vanngheboston.files.wordpress.com/2014/06/phuonguy2.jpg?w=234&h=300

CON MẮT CÒN LẠI

Còn hai con mắt khóc người một con
(Bùi Giáng)

Cha đang làm đồng
Viên đạn lạc xuyên lồng ngực nóng
Viên đạn mang nhãn hiệu USA

Tết Mậu Thân mẹ bày bàn thờ ra cúng
Súng cối nã đúng đêm giao thừa
Quả pháo ghi rõ sản xuất từ Trung Cộng

Để đổi vài tờ đô la
Dăm lon đồ hộp Mỹ
Anh đăng lính biệt kích cụt cả hai chân

Thời hợp tác xã
Nhà hơn chục miệng ăn, tem phiếu dăm ký gạo
Em bé nhai củ rừng, trúng độc

***

Tôi vẫn còn đủ hai mắt
Họ muốn khoét đi một con
Hòng chỉ nhìn thấy nửa sự thật.

HMV

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

MỘT BÀI PHỎNG VẤN RẤT HAY VỀ THẾ NÀO LÀ THƠ
VÀ THẾ NÀO LÀ HÒ VÈ


Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm đã nhiều năm sáng tác, làm biên tập và biên soạn các tập tuyển thơ có chất lượng, uy tín cao. Nổi tiếng như tập tuyển chọn NGHÌN CÂU THƠ TÀI HOA và tập này đã được tái bản nhiều lần.
Sáng nay nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm có gửi cho tôi bài trả lời pv báo GD&TĐ về sự khác nhau giữa Thơ trữ tình và hò vè, một loại "sáng tác" gọi là thơ đang diễn ra tràn khắp.
Để ngõ hầu góp phần giúp các bạn muốn tìm hiểu về việc sáng tác thơ và Thơ hiện nay, tôi xin trân trọng giới thiệu bài vấn/đáp ngắn mà đầy đủ, thú vị này.
____________________________
PHÂN BIỆT THƠ & CA VÈ
LTS: Nhiều năm nay, các tòa báo thường xuyên nhận được những tập thơ mới xuất bản của các tác giả gửi đến với nhịp độ ngày càng tăng. Để đáp lại thịnh tình quý báu đó, nói chung, BBT đều rất muốn trích đăng lên báo để giới thiệu với bạn đọc, nhưng chỉ chọn được rất ít, còn lại rất tiếc chưa đạt yêu cầu. Hình như thơ ta đang có vấn đề, có lẽ khái niệm thơ (trữ tình) và ca vè đang bị nhầm lẫn, gây khó khăn cho việc cảm thụ. PV đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm về đề tài này.

Phóng viên (PV): Thưa nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, trong cuốn “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” xuất bản năm 2000 và sau đó tái bản nhiều lần, ông có nêu tiêu chí của thơ là: -Xúc cảm khác thường -Suy nghĩ khác thường -Cách nói khác thường. Gọi tắt là X-S-C. Qua hơn mười năm, hiện nay phong trào sáng tác thơ phát triển rất đông đảo, tiêu chí “khác thường” này có còn phù hợp không?

Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm (NVT): Khi đọc cuốn sách Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam, Giáo sư Hoàng Như Mai viết bài đăng báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, có biểu dương bài đề dẫn của tôi trong cuốn sách ấy, trong đó có tiêu chí về thơ mà bạn vừa nói đến. Tôi nghĩ, dù thời gian trôi đi, tiêu chí ấy vẫn nguyên giá trị.

PV: Nhưng nhiều tập thơ (nhất là ở các địa phương) được in ra nhìn chung là có sao viết vậy, hình ảnh câu chữ rất “bình thường”, tiêu chí “khác thường” sao còn phù hợp nữa?

NVT: Nếu một bài thơ mà “có sao viết vậy” thì là ca vè chứ không phải thơ, nó chỉ giống như thơ mà thôi.

PV: Ông có thể cho bạn đọc biết rõ hơn về sự khác nhau giữa thơ và ca vè?

NVT: Tôi gọi ca vè là chỉ chung những bài “giống như thơ” nhưng gần với ca dao, hò vè hơn là thơ. Nhưng thế nào là thơ? Hầu như mỗi người làm thơ đều có tiêu chí riêng, định nghĩa riêng, tìm câu trả lời chung là rất khó. Vì thế, xin nêu ví dụ phân biệt thơ và ca vè.
Hai câu thơ quen thuộc và rất hay của nhà thơ Chế Lan Viên:

Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm

Gié lúa và cây gỗ là thứ vô tri, nó đâu biết mơ ước đến những điều cao siêu ấy, mà chính là cảm xúc, ý tưởng của nhà thơ về chúng mà thôi. Ở hai câu này nhà thơ dùng thủ pháp nghệ thuật nhân cách hóa.
Nếu làm ca vè chỉ cần viết bình thường:
Lúa vàng hạt mẩy đồng ta
Trầm hương gỗ quý, bao la trên rừng

Ca vè thường thể hiện trực tiếp sự vật, tả chân, phù hợp với đề tài người thật việc thật.
Nhà thơ Trương Nam Hương có hai câu thơ về uống rượu với bạn:

Nâng ly bạn dốc trời xanh cạn
Quơ đũa khà say gắp tiếng chim.


Nếu là ca vè chỉ cần viết như bữa rượu thông thường:
Nâng ly bạn dốc vài hơi cạn
Quơ đũa khà say gắp thịt bò (hoặc thịt gà...).

“Dốc vài hơi cạn” thì ai cũng uống như thế cả. Nhưng “dốc trời xanh cạn” thì chỉ có cánh nhà thơ mới có kiểu uống như thế. “Gắp thịt gà” thì ai cũng gắp được, nhưng “gắp tiếng chim” thì chỉ có nhà thơ mơi gắp được mà thôi. “Gắp thịt gà” thì ăn được, nhưng không thơ; “gắp tiếng chim” không ăn được, nhưng lại rất thơ. Trong thơ thường kết hợp thực và ảo. Nếu chỉ toàn thực cả rất dễ thành ca vè.
Trong bài “Rừng U Minh cháy”, nhà thơ Tuyết Nga viết:

Tro của tiếng chim, của lá của hoa
Bay lả tả trong chiều cùng xác nắng.


Nếu là ca vè chỉ cần viết qua loa thế này cũng được:
Lửa thiêu rừng lá rừng hoa
Tro tàn lả tả loang ra nắng chiều.

Người bình thường chỉ nhìn thấy tro của lá hoa, cây cành, nhưng nhà thơ còn nhìn thấy cả “tro của tiếng chim”. Người bình thường chỉ nhìn thấy xác của xúc vật, nhưng nhà thơ còn nhìn thấy cả “xác nắng” nữa. Thực ra tro và xác ấy chỉ là ảo chứ không thực nhưng nhờ đó mà câu thơ có hồn, có chiều sâu cảm xúc, suy tư.

Từ những ví dụ trên, rút ra mấy điểm:
Ca vè: Thể hiện trực tiếp sự vật (có sao viết vậy).
Thơ: Thể hiện cảm xúc, suy tưởng của nhà thơ về sự vật ấy.
Ca vè: nói những điều bình thường, diễn tiến hợp lý, những điều hiển nhiên nhiều người đều biết và nghĩ giống nhau.
Thơ: Nói những điều khác thường, những điều mọi người không nghĩ tới, hoặc chưa nghĩ tới. Có thể có những chi tiết tưởng như phi lý (phi lý hình thức, nhưng hợp lý nội dung).
Ca vè cũng cần thiết trong đời sống, đối tượng người tham gia và thưởng thức rất đông. Viết ca vè khá dễ dàng, nhiều trường hợp người không biết chữ cũng có thể sáng tác ca vè bằng thể văn vần lục bát rất thành thạo. Ca vè “có thế nào viết thế” cứ y như thật mà viết ra, có vần, có nhịp, gọn gàng là được.
Họ hàng gần với ca vè là tấu, diễn ca, gọi chung là văn vần.
Thơ có yêu cầu khắt khe về nghệ thuật, không thể viết trực tiếp mà thường là thông qua các “gián cách thẩm mỹ” đó là những hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, mượn cớ này để nói cái kia cốt gây ấn tượng và tạo nên sự ám ảnh khôn nguôi.
Ca vè phần lớn là nghĩa đen.
Thơ thường là nghĩa bóng.
Tuy nhiên “ranh giới” thường không mấy khi rành mạch bởi tính chất dao động của hình ảnh, hình tượng, ngôn từ vần nhịp, nhiều khi chúng lồng ghép trong nhau. Trong thơ có một phần nhỏ ca vè; trong ca vè có một chút ít thơ…

PV: Người quen viết ca vè mà chuyển sang làm thơ có khó khăn lắm không, thưa ông?

NVT: Người làm ca vè, tấu, diễn ca chuyển sang làm thơ có nhiều thuận lợi, nhưng khó khăn không nhỏ. Do thói quen dễ dãi của ca vè, tấu, diễn ca giờ chuyển sang làm thơ, cần đọc, nghiên cứu, lao động nghệ thuật nhiều mới có thể thành công.
Nhưng quan trọng nhất là sự thay đổi này: từ tư duy lôgíc chuyển sang tư duy hình tượng. (Tư duy lôgíc: nhìn sự vật vận động tự nhiên như nó vốn có. Tư duy hình tượng: nhìn sự vật vận động theo tâm tưởng của nhà thơ, không giống như tự nhiên). Thay đổi thói quen này rất khó, là thử thách lớn nhất với người làm thơ. Ở đây nó tạo nên dấu ấn riêng của mỗi người, không ai giống ai.
Người làm thơ đòi hỏi có năng khiếu thẩm mỹ, quan trọng nhất là cảm xúc phải mãnh liệt, trí tưởng tượng bay bổng, đắm say, đặc biệt là suy tưởng phải có chiều sâu và tầm khái quát cao, cuối cùng là sự khổ luyện suốt đời không mệt mỏi... Vì thế những người thành công về thơ không nhiều. Người đã thành công rồi cũng trồi sụt, lúc này thơ, lúc khác ca vè hay cùng một bài, khúc này thơ, khúc khác ca vè là chuyện thường chứ không chỉ ở cơ sở, câu lạc bộ mà thôi.
Một bài thơ thường phải sửa chữa nhiều lần. Nhà thơ Nga Joseph Brodsky (giải Nobel Văn học 1987) nói rằng hầu hết các bài thơ, ông phải sửa tới 100 lần.

PV: Ông có nhận xét gì về phong trào sáng tác ở cơ sở hiện nay?

NVT: Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh rất đáng khuyến khích. Nhiều nơi chọn tên gọi rất đúng là “Câu lạc bộ những người yêu thơ ca” gọi tắt là “Câu lạc bộ thơ ca” gồm những người yêu thơ ca, những người vừa làm thơ vừa làm ca vè, vv… Nhưng tôi thấy không nên lãng phí trong việc in ấn tràn lan thiếu chọn lọc. Có vị mỗi năm in một tập “giống như thơ” nhưng “cứ gọi là thơ” có vị in mật độ nhiều hơn, giấy tốt, đắt tiền mà giá trị chả có là bao. Khiến người ta có cảm giác như người “làm thơ” nhiều hơn người đọc thơ; người in thơ nhiều hơn người mua thơ.
Hiện nay những tờ báo khó tính chỉ đăng thơ chứ không đăng ca vè, tấu, diễn ca (loại này cũng có một số báo đăng, nhưng ít). Thế cho nên các tác giả phải xin giấy phép rồi tự bỏ tiền ra in, tặng bạn bè. Một số người tổ chức tập hợp nhiều tác giả rồi đầu tư in, bán. Người góp bài trong đó mua là chính. Có rất nhiều nhầm lẫn gọi ca vè, tấu, diễn ca là thơ, các nhà xuất bản cấp giấy phép cũng không nói gì, mặc nhiên công nhận, một số báo, tạp chí cũng vậy, gây nên sự ngộ nhận (nhiều khi tranh cãi gay gắt) rất phiền phức và không kém phần tai hại.

PV: Xin cảm ơn nhà thơ về cuộc trao đổi thẳng thắn và bổ ích này.

THIÊN HƯƠNG (thực hiện)
BÁO GIÁO DỤC & THỜI ĐẠI (Bộ Giáo dục & Đào tạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

Muốn viết thêm một bài thơ về thân phận những người Việt trên đất Nga (trong đó còn có những bạn bè ở lại), nhưng thấy những đoạn clip này và bài hát nền mang đến nhiều cảm xúc hơn:

THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRÊN ĐẤT NGA

đường link 1 : https://www.youtube.com/w...tch?t=8&v=_QdLpGE_DyI

đường link 2 : https://www.youtube.com/watch?v=VGdphkClywc

đường link 3 : https://www.youtube.com/watch?v=F5p6XTAC068
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 77 trang (770 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối