Trang trong tổng số 13 trang (121 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

HT.07

Nét bút xinh ,
ý tưởng
thanh thóat tài tình
Lời ngọt lịm ,
tình thân
thành khắng khít

xin được ra mắt các Bác

H.T 07
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hai Lúa

Người đã đi rồi, ta mất cả mặt trời lẫn niềm vui.

                                (Victor Hugo)

Người đã đi rồi
Mặt trời cũng tắt
Cuộc đời buồn
Lòng vắng ngắt những niềm vui.


P/S: Chỉ là cảm nhận chứ không phải là tâm trạng của mình đâu A2Z ạ!
...Tương thuỷ liên vân thu nhạn đa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Trắc Nguyễn Văn

Các bạn post thơ vào chủ đề này rất nhiều mà không thấy có một cái nhầm lẫn :

Đây phải là chủ đề " Thơ 17 từ " chứ không phải " Thơ 17 chữ "

ví dụ : "Tôi" là  1 từ3 chữ :t,ôi

Hiện giờ trên sách báo cũng nhầm lẫn về vấn đề này rất nhiều,chẳng hạn báo Tuổi Trẻ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Cháu nghĩ là từ "chữ" có đủ cả 2 nghĩa: chữ cái, từ. Nếu muốn chỉ rõ ràng có lẽ phải nói là "chữ cái".

Trong từ điển tiếng Việt:
chữ:
1. Hệ thống kí hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói. Chữ quốc ngữ. Chữ Hán.
2. Đơn vị kí hiệu trong một hệ thống chữ. Chữ A. Viết chữ hoa. Hình chữ thập.
3. Lối viết chữ, nét chữ riêng của mỗi người. Chữ viết rất đẹp. Chữ như gà bới (xấu lắm).
4. Tên gọi thông thường của âm tiết; tập hợp chữ viết một âm tiết. Câu thơ bảy chữ. Bức điện 20 chữ.
5. Tên gọi thông thường của từ. Dùng chữ chính xác.
6. Tên gọi thông thường của từ ngữ gốc Hán. Sính dùng chữ. Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ (tng.).

7. (kết hợp hạn chế). Kiến thức văn hoá, chữ nghĩa học được (nói khái quát). Chữ thầy trả cho thầy (hoàn toàn quên hết những gì đã học được).
8. (cũ, hoặc dùng phụ trước d. hoặc đg., trong một số tổ hợp). Từ dùng để chỉ nội dung khái niệm đạo đức, tinh thần, tâm lí đã được xác định. Chữ hiếu. Không ai học đến chữ ngờ.
9. (cũ; vch.). Lời từ xưa ghi truyền lại (dùng khi dẫn những câu sách tiếng Hán). Sách có chữ rằng...

"Chữ" mang nghĩa là "từ" có thể bắt nguồn từ chữ "tự" trong tiếng Hán, chữ "tự" dịch sang tiếng Việt là "chữ", nhưng trong tiếng Hán mỗi "tự" là một "từ", vì tiếng Hán không có cấu tạo theo chữ cái a,b,c... và chữ Nôm của ta cũng vậy. Thực ra hệ thống chữ viết Quốc ngữ mới chỉ hình thành từ một thế kỷ nay.

Từ "chữ" chắc chắn có từ trước khi có chữ Quốc ngữ, vì vậy nghĩa của bản thân nó không thể có liên hệ tới các chữ cái a,b,c,...
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thanhbinh82_tp

Khi chưa gặp em
Đời là chuỗi ngày buồn.
Gặp em rồi
Đời là những niềm vui.
Dẫu em có nghi ngờ ! Ngôi sao là ánh lửa ! Mặt trời di chuyển chỗ ! Chân lý là dối lừa ! Nhưng em chớ nghi ngờ ! Tình yêu Anh em nhé
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

ThanhTracNguyenVan đã viết:
Các bạn post thơ vào chủ đề này rất nhiều mà không thấy có một cái nhầm lẫn :

Đây phải là chủ đề " Thơ 17 từ " chứ không phải " Thơ 17 chữ "

ví dụ : "Tôi" là  1 từ3 chữ :t,ôi

Hiện giờ trên sách báo cũng nhầm lẫn về vấn đề này rất nhiều,chẳng hạn báo Tuổi Trẻ
Cháu xin lỗi, nhưng khi chú nói điều này chú mới là người sai. Một từ có thể là từ đơn và từ phức, Nếu như chú nói thì mười bảy từ ở đây có thể có  những từ phức! (từ phức được chia ra thành hai loại: Là từ láy và từ ghép, mà bây giờ nói về hai loại ấy thì cả ngày không hết!)
Nếu theo ý của chú, thì không nói chữ mà phải nói là tiếng, nhưng dùng chữ cũng không sai, vì chữ a, b, c... để hiểu như vậy ta phải nói là "Chữ cái"
Cháu xin lấy ví dụ bài thơ đầu tiên của Chú Nguyễn Minh Quang:
 Mười bảy chữ
 Thành bài thơ hay
 Để mọi người thưởng thức
 Mời các bạn tham gia !

Chú thử đếm xem có đủ mười bảy từ không ạ? Vì trong bài này có rất nhiều từ phức!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hi hi, thấy mọi người bàn luận vui quá, mình cũng xin bon chen một tí. Theo mình, thơ 4 câu ngắn gọn, cô đọng, bác Minh Quang kêu gọi mọi người tham gia thật là hay! Tuy nhiên, ví dụ, mình xin góp ý với Thanh Bình... Thơ 4 câu vì nó cô đọng thế, cái kết của nó phải gây bất ngờ. Thanh Bình đừng giận nhé, chị nghĩ
Khi chưa gặp em
Đời là chuỗi ngày buồn.
Vế này rất OK rồi. Nhưng, vì vế đó đã OK và đủ ý như vậy, vế sau lại thành thừa:
Gặp em rồi
Đời là những niềm vui.
Nếu chưa gặp em đời buồn thì gặp em rồi đời vui là chuyện dễ hiểu, ai đọc 2 câu đầu cũng nghĩ được thế. Nên chăng Thanh Bình nghĩ đến một cái kết gì đó độc đáo hơn...? Nếu không, chúng mình sẽ chỉ nhận được một bài thơ chưa kết thúc. Thiển ý của chị là như vậy đấy!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mito

Dạ, trước hết cháu xin lỗi chú, vì thực sự cháu không để ý tuổi của chú, bây giờ gọi lại ạ ^^
uhm, về chữ với từ thì cháu có nhớ 1 chút hồi trước trên lớp có giảng. Mà có lẽ anh ĐLH giải nghĩa cũng quá đủ rồi (tuy hơi dài dòng - vì đây chỉ là thuần việt). Đại loại là chữ và chữ cái khác nhau. Chữ là thành phần nhỏ nhất tạo nên nghĩa, trong khi chữ cái lại không có nghĩa.
 Chữ đi đơn lẻ đều có nghĩa, và chữ đc tạo thành từ chữ cái.
Từ có thể bản thân là 1 chữ, hay nhiều chữ ghép lại. Có nhiều trường hợp 1 từ chính là 1 chữ, nhiều trường hợp 2 chữ hay nhiều hơn ghép lại thành 1 từ (có thể chữ giống nhau, hoặc khác nhau).
Hay nếu cháu liên tưởng đến hoá học (tại trước cháu học hoá) thì đại loại nó giống thế này
Chữ cái : thành phần cấu tạo nên chữ, và từ, thành phần tạm coi là nhỏ nhất : electron, proton, notron.
Chữ     : là các nguyên tử (hay nguyên tố)vd O, Fe, Cl, vv ...
Từ      : là các phân tử vật chất, bao gồm 1 hay nhiều loại nguyên tử hợp thành vd Fe (phân tử Fe chứa 1 nguyên tử Fe), O2 (phân tử chứa 2 n.tử O), hay H2O (bao gồm 2 hidro và 1 oxi)
Thu đi, Đông tới, lại Xuân qua
Ngàn sao đan áo đượm sắc hoa,
Dịu dàng ve hát, hè âu yếm
Ngơ ngác đưa tay với bóng xa.
Gió nam nũng nịu, nào quen biết
Cớ sao đòi kể chuyện tháng ba ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mito

Còn hôm trước chú nói, cháu cũng giật mình, nếu hỏi lại cháu thực sự từ "Lũ rũ" giải nghĩa thế nào thì cháu cũng... chẳng  nghĩ ra. Chỉ có hình tượng trong bài thôi >"< (vì thực ra mà nói cháu vốn dốt văn, trước 10 bài thì 8 bài văn cháu 5 điểm T__T)
Cụ thể cháu chép lại :

Mưa rơi, lác đác
Man mác, sương mù
Mưa rơi, lũ rũ
Cảnh cũ vắng người xưa...


(phân tích bài thơ của chính mình có lẽ rất bựa, bởi vì bản thân cháu lúc nghĩ và lúc đọc lại cảm xúc đã khác nhau ... nhưng kệ, cháu cũng phân tích qua loa tí để ít nhiều đưa ra đc hình tượng từ đó -dù không nhiều thì chắc cũng phải có hình ảnh).
 Có lẽ trong lúc đó, về hình tượng cháu cảm giác giống một người đang ngắm cơn mưa, từ trong mái hiên chìa ra của một ngôi nhà hay một sảnh đường nào đấy. (hoặc đơn giản là đối với sinh viên như bọn cháu thì đó chỉ là một buổi thăm lại mái trường xưa) - nhưng tất nhiên bài này cháu làm khi đang ngồi ở nhà, và cũng chẳng có mưa gì cả, chỉ bất chợt nó bật ra thế thôi. Về nơi chốn thì là mái hiên, khung cảnh thì có lẽ ngay từ lác đác trong câu đầu tiên cũng phần nào thể hiện sự vắng vẻ của cảnh vật.
 Lác đác hạt mưa, hay chính là lác đác con người, lác đác những tiếng cười, lác đác những hàng cây, lác đác những chú chim non quấn quít bên nhau, hay đơn giản, chỉ là lác đác một vài chiếc lá rơi trên những tán cây cao đã bao năm đi vào  trí nhớ tuổi học trò.
 Có thể, ở mỗi lứa tuổi, mỗi tâm trạng một nghĩ khác. Nhưng ở mỗi người, khi nghe thấy từ đó vang lên trong sự khởi đầu của một cơn mưa, có lẽ ai nấy cũng tự cảm thấy, một cái gì trống trải, và bản thân mỗi người cũng thấy lác đác một vài điều, và hiện lên đầu tiên chính là những điều đã đi sâu vào tâm khảm từng người.
 Có lẽ mỗi người đọc sẽ có một ý, bản thân cháu mỗi lần nhìn lại cũng thấy một vài thứ khác nhau. Cho nên cháu chỉ nói đại loại thế thôi, còn việc hiểu thì ai hiểu theo ý người đó là tốt nhất.
 Về thời gian, ngay từ câu 1 có lẽ nếu chú ý một tí mọi người cũng để ý là hiếm khi chỉ mưa lác đác rồi dừng (cho dù mưa bóng mây cũng phải mưa to 1 lúc). Hay nói một cách khác theo đúng hình tượng hiện tại thì lác đác là bắt đầu một cơn mưa. Như thế bài này theo liên tưởng hình ảnh của cháu chính là việc mình nhìn một cơn mưa từ lúc bắt đầu. Và lác đác cũng thể hiện đó không thể là cơn mưa phùn. Có lẽ nó đủ to để ta có thể nhìn thấy từng giọt từng giọt rơi.
 Vậy là bài thơ theo trình tự thời gian. Cảnh vốn đã vắng, khi bầu trời xám lại, khi mọi vật mờ đi, khi tâm tư trở lại, thì cảnh vốn vắng lại càng vắng hơn. Câu thứ 2 thực ra về hình ảnh, nó chỉ là những hạt nước nhỏ tách ra khỏi vạn hạt mưa, tạo thành một màng mỏng sương mù. đồng thời cũng chính nhờ nó mà mọi người cảm thấy mát mẻ hẳn lên ngay lúc cơn mưa xuống. Cũng vì cảm giác như vậy nên Câu 2 cháu mới để 2 từ sương mù, và man mác tách ra khỏi nhau. vì man mác có thể là hình ảnh đập vào mắt người xem khi nhìn những giọt mưa khi rơi xuống để lại sau lưng một thoáng gì đó hơi mờ ảo, và man mác cũng chính là cảm giác mát mẻ mà những hạt sương nhỏ trong cơn mưa đem lại. Nhưng khi liên tưởng thì man mác lại chính là một chút gì đó chợt nhớ chợt quên, thoáng nhận ra rồi lại thoáng quên đi trong kí ức. Hay cũng chính là man mác đâu đây, ngay tại lúc này những âm thanh pha trộn của chim ca pha với tiếng côn trùng chạy trốn cơn mưa.
 Trong câu này thì sương mù là cái phủ lên man mác, về hình ảnh rõ ràng nếu có sương mù thì sẽ khó nhìn, nhưng sương ở đây dù là sương nhưng không phải là sương, vì nó vốn không được tạo nên giống như những dải sương mù buổi sớm, mà chỉ là lác đác những mảnh sương. Nhưng nó lại đóng phần quan trọng, nó không phủ lên cái man mác của cảnh vật (vì rõ ràng về độ dày nó không đủ) nhưng nó lại phủ lên cái man mác của tâm hồn. hạt sương đó làm chúng ta mát mẻ, và chính nó đã bao phủ lên, vừa mang đến, vừa bao phủ những kỉ niệm, những con người, những tràng cười hay những giọt lệ chia tay. Chính vì những giọt sương mà lòng ta man mác, tim ta man mác rộn ràng và xúc cảm nhờ những hạt sương tan.
Thu đi, Đông tới, lại Xuân qua
Ngàn sao đan áo đượm sắc hoa,
Dịu dàng ve hát, hè âu yếm
Ngơ ngác đưa tay với bóng xa.
Gió nam nũng nịu, nào quen biết
Cớ sao đòi kể chuyện tháng ba ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mito

Nói cho cùng, câu 2 là để bổ trợ cho câu 1 và câu 3, hoặc cũng chính là, nó giải nghĩa câu 1 và dẫn đường cho câu 3. Đến câu thứ 3, lúc này là lúc cơn giữa cơn mưa. Chỉ có 1 hình tượng, là "lũ rũ", sương mù thoáng hiện, đem về con tim càng nhiều tiếng trống, nhưng mà sương càng nhiều thì lại càng phủ nhiều. Mưa to lên thì sương mưa cũng nhiều thêm. Cảnh vật từ nhìn rõ dần nhoà đi trong con mắt. những hồi trống trong tim cũng dần hoà vào tiếng mưa. Cái "sương" ở câu trước phủ lên mọi vật và làm chúng càng ngày càng mờ trong trí nhớ, khi mà nó mới chỉ thoáng hiện về. Hình tượng lũ rũ trong tưởng tượng ban đầu thoáng qua của cháu là cảnh một người thẫn thờ ngồi ngắm mưa rào rơi, cảnh vật nhoè đi gần như không thấy, tất cả được bao phủ bằng một mảnh giấy trong với những đường kẻ chéo. Xen vào giữa đó là những cột dọc mạnh mẽ - hay những giọt ranh rơi thành dòng từ mái hiên rót xuống - Cảm giác giống như mây trắng kia rũ xuống một mái tóc dài óng ả, xen giữa những sợi tóc toả xuống nhân gian là các sợi tóc nằm bên ngoài, bao quanh luồng tóc mượt mà. Đại loại về hình ảnh tưởng tượng thì là thế, giống một người ngồi đếm những giọt ranh rơi xuống, mắt vừa đếm vừa nhìn ra vô tận và tưởng tượng về khung cảnh cả cơn mưa.
 Nhưng hình ảnh cháu vừa nêu ra vẫn chưa đủ những cái cháu nghĩ (về hình ảnh thôi) nhưng mà thực sự nếu mà giải thích kĩ nữa thì cháu chịu, vì cháu chẳng biết dùng từ gì diễn tả ~_~
 Về ý (có lẽ từ lũ rũ đó cái cần giải thích nhất là hình tượng - nhưng kệ, cứ phân tích tiếp :p). Như trên đã nói, sương mù che khuất tầm nhìn, nỗi niềm xưa cũ mình còn đâu đây. Trong khung cảnh ấy, từ "lũ rũ" phá vỡ cái đang diễn ra ấy, nó giống như những giọt ranh, hình ảnh đang hiện lên trong tâm khảm, đọng lại rồi chảy thành dòng, từ từ tiến lại trước mặt ta, rồi sau đó lại biến dần vào cát bụi, giống như những hạt mưa. Hình ảnh đó cũng thể hiện một cái nhìn không mấy vui vẻ của bản thân người đang đứng ngắm cơn mưa, có lẽ không chỉ không mấy vui vẻ, mà còn ủ dột, u sầu. Nhưng tại sao thế, vừa lúc nãy quá khứ hiện về cho con tim rộn rã, sao bây giờ đã ủ dột, u sầu ? Một điều rõ ràng là quá khứ đó là một quá khứ khiến người đó vui khi nhớ lại, đó cũng là kỉ niệm đẹp mà ai ai cũng có. Câu cuối là câu chốt lại mọi chuyện. Bởi vì cảnh muôn đời ở lại, người đã đi mất rồi. Kỉ niêm vẫn chỉ là kỉ niệm. Không có cuộc vui nào không tiếc, cũng như không có bữa tiệc nào không tàn.
 Đối với chính cháu, ngay trong lúc này đây, lúc đang viết bài trả lời này (không phải lúc viết bài thơ, vì lúc đó cháu nghĩ gì cháu quên rồi T__T) thì cháu đang nghĩ đến bản thân, đến bạn bè thời cấp 3 của cháu. Bước sang năm cuối đại học, dù có bạn mới, nhưng thân nhất vẫn là bạn cấp 3. Tuy nhiên như một lẽ sống của cuộc đời, đột nhiên cháu thấy trống trải. Khi cay đắng nhìn vào sự thật, Bạn xưa có còn lại mấy ai ... Cả lớp cũ cháu, gần 50 người, vốn rất vui, rất thân, rất tuyệt vời, nhưng giờ đây mỗi lần gặp mặt cháu cảm thấy như xa cách, như bọn cháu chỉ là những ngừơi chẳng may quen nhau và không có gì hơn là chỉ quen nhau. Hơn 50 người, và cũng chỉ có hai, ba người vẫn coi mình là bạn (mà một điều rất buồn cười là những người đó trước giờ cháu chưa hề thân). Có lẽ nói lên sự thật là một điều khó, nhưng sự thật cần phải nói. Trước mặt dù vẫn nói cười, nhưng quay mặt lại mọi người quên nhau. Đây là sự thật, một sự thật đối với cháu có lẽ là một cú shock rất lớn, rất rất lớn. Có lẽ vì thế mà câu cuối, cháu để ngỏ, dừng phân tích ở đây.

 Thôi, bỏ qua chuyện kia, bây giờ, nếu đó là nhìn theo tâm trạng của một sinh viên khi nhớ lại kỉ niệm xưa, Nếu bài này được phân tích dưới góc độ của một chàng trai, hay một cô gái ngồi ngắm mưa mà nhớ lại mối tình đã phai nhoà, thì lại có một cảm giác khác. Khi đó chữ "lác đác" cũng sẽ có rất nhiều hình ảnh, nhưng chắc chẳng cần nói vì có lẽ đọc bài này cũng nhiều người từng thất tình ^^ dù không đủ hình ảnh nhưng nói luôn vào liên tưởng của từ "lũ rũ". Có lẽ, thậm chí là chưa chắc mình đã phân tích tốt bằng nhiều bạn ở khoản này, vì thực ra đối với mình mối tình đầu có mà tựa như không, vốn là không mà tựa như có, đại loại là bản thân cũng chẳng rõ. Cho nên về mặt này chắc nhường lại nhiều ng` khác :|
 Tuy là cháu mới chỉ cố tìm cách giải thích bằng hình ảnh cho từ "lũ rũ" nhưng thực ra đó cũng mới chỉ là một liên tưởng theo một hướng,mà thực tế còn rất nhiều hướng suy nghĩ như người yêu trên kia, hay là đơn giản chỉ là một người lính nhớ mẹ hiền, hoặc một việt kiều xa tổ quốc. Mỗi hướng là một cách liên tưởng khác nhau mà bản thân liên tưởng theo hướng đó và chỉ như thế thì đến cháu cũng thấy thiếu sót quá nhiều >"< chỉ là đầu cháu nghĩ không ra cách giải nghĩa thêm nữa thôi, nhờ bác và mọi người góp ý thêm để giải nghĩa nữa.
Thu đi, Đông tới, lại Xuân qua
Ngàn sao đan áo đượm sắc hoa,
Dịu dàng ve hát, hè âu yếm
Ngơ ngác đưa tay với bóng xa.
Gió nam nũng nịu, nào quen biết
Cớ sao đòi kể chuyện tháng ba ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 13 trang (121 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối