Trong thivien, nh0crua thấy nhiều người thik bài thơ "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng, nh0crua thì lại thik bài "Tống biệt hành" của Thâm Tâm hơn, xin đón góp một bài viết của nh0crua phân tích, cảm nhận về 4 câu thơ đầu của bài thơ,...
Bao trùm cả 4 câu thơ đầu không phải là cảnh mà là tâm trạng. Hai câu thơ đầu thể hiện không gian tâm trạng của cuộc đưa tiễn:
“ Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?”
Không gian tâm trạng nên không gian mơ hồ, thiếu xác đinh cụ thể. Đong dầy trong câu thơ là không khí tiễn biệt, nỗi niề biệt li xa cách, lưu luyến nhớ nhung qua các biểu tượng thường gặp trong thơ cổ: “dòng sông”, “ bến đò”, “hoàng hôn”,...Cuộc tiễn đưa không diễn ra bên bờ sông nhưng vẫn “ có tiếng sóng” với hình ảnh ẩn dụ “sóng lòng”. Ở đây vừa tiếp nối ý thơ của người xưa mà vẫn có những sáng tạo riêng đặc sắc, như Đỗ Phủ khi tiễn bạn mình lên đường là việc nghĩa cũng mượn hình ảnh dòng sông để thể hiện tâm trạng:
“ Gạt dòng lệ lúc trên sông tiễn bước
Trời cao man mác nghĩ buồn thay”
Thâm Tâm chỉ mượn ý thơ của người xưa là khi chia li phải có dòng sông, có đôi bờ li biệt nhưng cái hay, sáng tạo ở đây là dòng sông được tạo nên bởi ảo giác chứ không phải sông thật nên sóng cũng là “ sóng lòng”, cuộc chia li không diễn ra ở ngoại cảnh mà là tâm cảnh. Chính lòng người mang một dòng sông li biệt, chính lòng người đã phải làm một cuộc tiễn đưa. Tâm trạng của người trong cuộc tiễn đưa còn gợi lên từ nhạc điệu câu thơ, câu thơ thư hai đột ngột nổi lên một số vần trắc “có tiếng sóng..” tạo cảm giác lòng người như đang nổi sóng, có tiếng sóng thật và nghe trong tiếng sóng như thấy cả hơi lạnh của gió sông gợi nỗi buâng khuâng xao động, nỗi buồn cách chia càng hữu hình, da diết hơn. Hai câu thơ tiếp theo thể hiện tâm trạng của cuộc tiễn đưa:
“ Bóng chiều không thắm không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”
Thời gian tâm trạng nên vừa như xác định( bóng chiều) vừa như mơ hồ( không thắm không vàng vọt). Thời gian thiếu sự xác định, thiếu một đường viền cụ thể để tăng thêm phần buâng khuâng, da diết. Nếu chỉ “ vàng vọt” thì thật buồn và đó sẽ là cuộc li biệt mà cả hai đều không muốn xảy ra. Nhưng nếu “ thắm” thì lại vui quá, không phải không khí chia tay. Nhà thơ đã diễn tả chính xác và tinh tế bản chất của cuộc li biệt này. Người ra đi là tự nguyện, ra đi vì lí tưởng đúng đắn nên không thể buồn ảo não, phải vui và hi vọng. Tuy nhiên, đã là chia li thì cuộc chia li nào cũng buồn, vừa vui vừa buồn là tâm trạng của nhữg cuộc chia li có lí do tốt đẹp.
Ngoài ra, tôi còn rất thích hình ảnh ẩn dụ sáng tạo “ hoàng hôn trong mắt trong”, là cách diễn đạt vừa cụ thể vừa lãng mạn hóa nỗi buồn chứa đầy trong tâm trạng. Nếu ở câu ba tác giả dùng từ “ bóng chiều” thì đến câu thơ thứ tư “ bóng chiều” đã thành “hòang hôn” gợi cả sự chuyển biến của thời gian. Và nếu “bóng chiều” nghiêng về sắc thái thời gian thì “ hoàng hôn” lại nghiêng về sắc thái chỉ tâm trạng . Chữ “ đầy” trong câu thơ “ Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?” là tính từ đã được động từ hóa gợi nỗi buồn đã dâng đầy từ trong tim lên ánh mắt để rồi thấm đẫm cả buổi chiều li biệt. Câu thơ chỉ có 7 chữ thì lại có những 2 chữ “trong” được đặt cạnh nhau trong cùng 1 câu thơ, tuy nhiên chúng lại mang hai chức năng ngữ pháp khác nhau, một là trạng từ (trong mắt), một là tính từ (mắt trong) nhưng đều có tác dụng tạo âm hưởng tha thiết. Ngoài ra khổ thơ còn điệp lại cấu trúc câu dưới dạng câu hỏi tu từ và sự sóng đôi của cặp bằng trắc “sao có tiếng sóng”, “sao đầy hoàng hôn” như nhấn mạnh, xoáy sâu vào tâm trạng thảng thốt đến day dứt, xót xa khi cả hai đều nhìn thấy, đọc thấy nỗi buồn đong đầy mắt nhau. Khổ thơ sử dụng nhiều vần “ong”, có tới muời vần tạo nên âm hưởng hình ảnh những con sóng lòng đầy xáo động xao xuyến. Quả thật,chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi, nhà thơ đã xứng đáng là thầy phù thủy của ngôn từ như Vũ Bằng đã nhận xét: “ Thâm Tâm hô sóng vào lòng, gọi hoàng hôn lên mắt”. Trên cái nền của không gian tâm tưởng ấy hai tâm hồn tri kỉ, hai trái tim nhạy cảm đang đồng điệu trong bao xáo động, tái tê. Từ sự đồng điệu ấy mà hình ảnh người đi hiện rõ trong con mắt, trong cõi lòng của người ở lại...
Và giữa bản nhạc mang nhiều âm điệu ảo não của Thơ Mới, Thâm Tâm đã tạo nên một âm điệu hùng tráng và cổ điển riêng, làm phong phú và sâu sắc hơn những phương diện giá trị của phong trào Thơ Mới.
Tôi quả thật lấy làm tiếc là Tống biệt hành lại là bài duy nhất của Thâm Tâm được hai nhà nghiên cứu Hoài Thanh và Hoài Chân chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam. Lần đầu tiên tiếp xúc với bài thơ này trong chương trình lớp 10, tôi đã rất thik bài thơ và có tìm hiểu thêm một số bài của nhà thơ Thâm Tâm nhưng tiếc là đọc hok gợi nhiều cảm xúc lắm. Nói chung thì theo tôi, bài “ Tống biệt hành” vẫn xứng đáng là một bài thơ tuyệt đỉnh làm nên tên tuổi của Thâm Tâm khác lạ so với các nhà thơ mới khác như Hoài Thanh đã từng nhận xét về một giọng thơ: “Vừa
Trang trọng vừa cổ kính, vừa mới mẻ hiện đại, vừa rắn rỏi gân guốc, vừa mang nỗi niềm buâng khuâng khó hiểu của một thời đại”...
Nh0crua còn thik đoạn cuối của bài thơ nữa, càng đọc càng thấy hay^^. Sắp tới, nh0crua mong sao đề thi học kì môn văn của mình trúng bài này, trúng là còn hơn cả sướng...
"Cái giàu nghèo của nó là vô biên. Niềm vui nỗi buồn của nó là trường cửu"