Trang trong tổng số 52 trang (515 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [20] [21] [22] [23] [24] [25] [26] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

Hì... Vẫn thiếu! Vẫn thiếu! Điểm danh hết đã nào! :P
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cô giáo ra bài "câu khách" thì trò mới vào chứ! :P
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hì... Thế đấy, em quên mất. Là chuyện này, cái chuyện lịch sử í mà. Bây giờ (từ trước đây khoảng 10 năm cơ) tình hình là mọi người kém về lịch sử nước nhà quá. Nhân từ chuyện của cô hoa hậu Nam Carolina của Mỹ í mà, cuối cùng nó lại thành chuyện lịch sử, chị paste nó để các "học sinh" của chị xem xem nhé! Rồi cho ý kiến:
Cammy đã viết:
"Hiện nay ở Việt Nam có tình trạng 90% sinh viên không biết vị Vua đầu tiên của Việt Nam là ai!"
Đây là một câu "lỡ mồm" của chị Cammy thôi, thế là lão Gàn Hoa Phong Lan lại trả lời bằng cả một đống đáp án liền:
Hoa Phong Lan đã viết:Dưới đây lão sẽ đưa ra vài đáp án, để xem đáp án nào trùng với ý của ban giám khảo nhé:

1. Kinh Dương Vương, huý là Lộc Tục, làm vua nước Xích Quỷ từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử thần Ngô Sĩ Liên chép như thế.

2. Lạc Long Quân, huý là Sùng Lãm, lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra 100 người con, 100 người con đó sau này thống trị Bách Việt, trong đó người con cả làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương đời thứ nhất.

3. An Dương Vương, huý là Thục Phán, thống nhất các bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt thành nước Âu Lạc và xưng vua năm 257 TCN, sau Kinh Dương Vương 2622 năm. Thời Hồng Bàng cộng cả King Dương Vương, Lạc Long Quân, và 18 vị vua Hùng tất thảy là 20 đời (theo ĐVSKTT - Ngô Sĩ Liên), nếu lấy 2622 chia cho 20 được kết quả là 131 năm, các cụ thời xưa thọ nhỉ!

4. Trưng Nữ Vương, huý là Trưng Trắc, em là Trưng Nhị, năm Kỷ Hợi 39 Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại nhà Hán, giành được độc lập và xưng vương. Theo chủ kiến của lão Trưng Nữ Vương mới thực sự là vua đầu tiên của người Việt.

5. Lý Nam Đế, huý là Lý Bí, dựng nước Vạn Xuân năm Giáp Tý 544.

6. Đinh Tiên Hoàng - Đại Thắng Minh Hoàng đế, huý là Đinh Bộ Lĩnh, năm 968 dẹp xong loạn 12 xứ quân, lên ngôi hoàng đế. Nhà Đinh là triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quốc hiệu Đại Cồ Việt.

7. Gia Long hoàng đế, huý là Nguyễn Phúc Ánh, năm 1802, sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, xưng là Gia Long của triều đại phong kiến cuối cùng trên đất Việt. Vua Gia Long đặt tên nước là Nam Việt, nhưng không được nhà Thanh chấp nhận, do đó từ năm 1804 nước ta chính thức mang tên Việt Nam.


Với 7 đáp án trên, em chọn cái nào? hì...
Vậy thì nếu là các em, các em sẽ chọn đáp án nào nào? Chị đang thắc mắc quá cơ! :)
Mà thực ra vấn đề không phải là chị không chọn được, mà chị muốn hỏi cả ý kiến của các em nữa! :)

Theo chị, ngoài 7 đáp án trên ra còn có "Ngô Quyền" Nữa, còn theo các em, các em cứ nói ý kiến của mình nhé! Được phép tra tài liệu cô giáo không cấm tra các loại tài liệu trên sách vở, trên mạng, trên baó đài nữa. Nhé!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Độc Cô

trang2581991 đã viết:
Độc Cô đã viết:
Các anh chị ơi có nhạc ạ,em hát nữa,HiHi.
Hjx chắc ĐC cũng nghe nhạc của ba mẹ rùi đấy >.<
Huy hok hiểu, nhạc ba mẹ là gì vậy Trang ?
À chị Cammy dạy gì vậy ?
Cuộc đời đã lắm ưu phiền
Chán cho con tạo triền miên xoay vòng
Còn ta,ta cứ thong dong
Mặc cho con tạo xoay vòng triền miên .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Theo em, nêu xét theo câu hỏi thì câu trả lời phải là vua Gia Long.

Hỏi : "Vị vua đầu tiên của nước Việt Nam là ai?" thì phải trả lời là Vua Gia Long chớ.

Giả dụ nếu hỏi là : "Vị vua đầu tiên của nước ta là ai?", lúc đó mới tính tới cái khác.

Theo Đại Việt sử kí toàn thư và nhiều tài liệu khác chép thì Kinh Dương Vương là hậu duệ của Thần Nông, tức Viêm Đề (một trong Tam hoàng-ngũ đế của TQ).  
Còn Lạc Long Quân, con Kinh Dương Vương, thì đâu có lên làm vua, trong truyện truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" có nói như vậy.
Xét tới con của Lạc Long Quân, theo truyền thuyết đã lên làm vua, trở thành vị vua đầu tiên của nước ta.

(Nhưng em cũng có đọc được một tài liệu cho rằng không phải vậy, để hôm nào em đăng lên cho.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hì... Hôm đó chị nói nhầm rồi mà. Lẽ ra phải hỏi là: Vị vua đầu tiên của nước ta. Đôi khi từ "Việt Nam" nó trở nên thân yêu và thành "nước ta" của bốn ngàn năm lịch sử luôn em ạ! Rất vui vì em đã trả lời câu hỏi. Và rất vui nữa là em hiểu biết về lịch sử nữa. Cảm ơn em nhé!

@ Độc Cô: Câu hỏi ở trên đó thôi em! Từ sau phải xem cẩn thận nhé em, thấy nó dài quá không đọc và ... làm ngơ hả? :P
Nếu lâu ngày không đọc thì nên đọc lại từ trước, chứ sao lại hỏi thế? Mọi việc đều có căn nguyên của nó mà!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trang2581991

rheo em vị vua đầu tiên của nước ta là LLQ đó !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Em Trang à! Đã nói ở trên rồi đó, đây không phải là một poll đưa ra ý kiến :P Mà cần phải có những ý kiến và đưa ra những lập luận xác đáng! Vì sao em cho đó là Lạc Long QUân? Vì sao lại không phải những người khác? Một trong những ngừoi ở trên, hoặc người đó mà em cảm thấy đúng trong lịch sử mà em đã đọc? hoặc bây giờ em sẽ tìm hiểu?

Giống như một luận điểm mình đưa ra thì phải chứng minh đó em. :P
Hì... Cô giáo thế này có nghiêm túc quá không nhỉ?
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trang2581991

[Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa từ phương Bắc. Đoạn trích sau đây cho thấy tác giả có ý rằng người Việt có dòng dõi từ phương Bắc chứ không phải người bản xứ bị người Hoa khinh rẻ là người man di. Hoặc để ủng hộ giả thuyết cho rằng 2 tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc xưa kia là lãnh thổ Bách Việt mà người Việt đã là một phần trong đó[1].

Tục truyền: "Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.

Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.

Theo thuyết này, người ta cho rằng từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỉ được chia ra thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, dù điều này không có ghi chép lịch sử xác nhận.


đây chỉ là ý kiến của em thui chị ạ !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trang2581991

Vua Việt Nam là danh sách các vị vua nước Việt Nam từ khi bắt đầu hình thành nhà nước tới hết thời phong kiến.

Do hoàn cảnh lịch sử, vua Việt Nam có thể có những danh hiệu khác nhau, cao nhất là hoàng đế, thấp hơn là "vương", thấp nữa là "công" hoặc "Tiết độ sứ".

Mục lục [giấu]
1 Khái quát
2 Thời kỳ trước độc lập
3 Nhà Ngô (939-965)
4 Nhà Đinh (968-979)
5 Nhà Tiền Lê (980-1009)
6 Nhà Lý (1010-1225)
7 Nhà Trần (1225-1400)
8 Nhà Hồ (1400-1407)
9 Nhà Hậu Trần (1407-1413)
10 Nhà Hậu Lê thời Lê sơ (1428-1527)
11 Nhà Hậu Lê thời Lê Trung Hưng (1533-1788)
11.1 Nam Triều - Bắc Triều
11.1.1 Nam Triều - Nhà Hậu Lê
11.1.2 Bắc Triều - Nhà Mạc (1527-1592)
11.2 Trịnh - Nguyễn phân tranh
11.2.1 Vua Lê
11.2.2 Chúa Trịnh (1545-1786)
11.2.3 Chúa Nguyễn (1600-1802)
12 Nhà Tây Sơn (1778-1802)
13 Nhà Nguyễn (1802-1945)
14 Danh sách các thái thượng hoàng Việt Nam
15 Thống kê
15.1 Về các vua
15.2 Về các triều đại
15.3 Về các thượng hoàng
16 Tham khảo
17 Chú thích
18 Xem thêm



[sửa] Khái quát
Sau thời kỳ Bắc thuộc đến triều đại nhà Lý một số vị vua đã xưng hoàng đế, đây là điều thách thức thần quyền của các vua Trung Quốc, người vẫn tự xưng là con trời ("thiên tử") vâng mạng trời ("thiên mệnh") cai trị "thiên hạ", và đụng chạm tới tính chính danh của họ, tức lúc đó thế giới có đến hai vua. Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, người Hoa đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long. Nước Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà Trung Quốc không thể sát nhập bằng vũ lực nhưng, ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mạng trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam được tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc. Từ đây mô hình chính trị Trung Hoa đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam người trị vì "Vương quốc phía nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc.

Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng 5 móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi...; có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc.

Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền phong kiến dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc, ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi.

Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Hoa-Việt, biên giới này về cơ bản gần giống với ngày nay. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ phong kiến thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử. Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất.

Vì vậy Việt Nam trên danh nghĩa vẫn là một nước chư hầu của Trung Quốc, hầu hết các vị vua Việt Nam lên ngôi đều phải chịu sắc phong của Trung Quốc; hoặc phải để vua Trung Quốc hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vua Quang Trung. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Việt Nam là cơ hội tốt để các triều đại phong kiến phương bắc mượn cớ giúp vua triều trước, không chịu sắc phong cho vua mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh. Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh. Hầu hết các vị vua đều được biết bằng miếu hiệu, trong khi các vua nhà Nguyễn được biết bằng niên hiệu.

Sau đây là danh sách các vị vua Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.


[sửa] Thời kỳ trước độc lập
Tên triều đại Các vị vua, lãnh đạo Tên huý Năm trị vì Tuổi thọ
Nhà Hồng Bàng và nước Văn Lang Lục Dương Vương Kinh Dương Vương hay Hùng Dương 2879 TCN-  
Hùng Hiển Vương Lạc Long Quân hay Hùng Hiền   
Hùng Quốc Vương Hùng Lân   
Hùng Diệp Vương Hùng Việp   
Hùng Hy Vương Hùng Hy   
Hùng Huy Vương Hùng Huy   
Hùng Chiêu Vương Hùng Chiêu   
Hùng Vi Vương Hùng Vỹ   
Hùng Định Vương Hùng Định   
Hùng Nghi Vương Hùng Hy   
Hùng Trinh Vương Hùng Trinh   
Hùng Vũ Vương Hùng Võ   
Hùng Việt Vương Hùng Việt   
Hùng Anh Vương Hùng Anh   
Hùng Triệu Vương Hùng Triều   
Hùng Tạo Vương Hùng Tạo   
Hùng Nghi Vương Hùng Nghi   
Hùng Tuyên Vương Hùng Duệ -257 TCN  
Nhà Thục và nước Âu Lạc An Dương Vương Thục Phán 257-207 TCN  
Nhà Triệu và nước Nam Việt[1] Triệu Vũ Vương Triệu Đà 207-137 TCN  
Triệu Văn Vương Triệu Hồ 137-125 TCN  
Triệu Minh Vương Triệu Anh Tề 125-113 TCN  
Triệu Ai Vương Triệu Hưng 113-112 TCN  
Triệu Thuật Dương Vương Triệu Kiến Đức 112-111 TCN  
Bắc thuộc Giao Chỉ và nhà Tây Hán  111 TCN-39  
Nhà Đông Hán  25-220  
Hai Bà Trưng (Trưng Vương) Trưng Trắc - Trưng Nhị 40-43  
Nhà Đông Ngô  222-280  
Bà Triệu Triệu Thị Trinh 248 23
Nhà Tấn  265-420  
Nhà Lưu Tống  420-479  
Nhà Nam Tề  479-502  
Nhà Lương  502-541  
Nhà Tiền Lý
Nước Vạn Xuân độc lập Lý Nam Đế Lý Bí (Lý Bôn) 541-548 48
Triệu Việt Vương Triệu Quang Phục 549-571  
Hậu Lý Nam Đế Lý Phật Tử 571-602  
Nhà Đường (Trung Quốc) Mai Hắc Đế Mai Thúc Loan 722  
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng 766-789  
Phùng An 789-791  
Dương Thanh 819-820  
Tự chủ Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Tiên chủ) Khúc Thừa Dụ 906-907  
Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Trung chủ) Khúc Hạo (Khúc Thừa Hạo) 907-917  
Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Hậu chủ) Khúc Thừa Mỹ 917-923/930  
Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Dương Chính công) Dương Đình Nghệ (Dương Diên Nghệ) 931-937  
Tiết độ sứ Kiều Công Tiễn 937-938  

^  Các vua nhà Triệu là người Hán, không phải người Việt


cáu này thì em mới đọc được !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 52 trang (515 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [20] [21] [22] [23] [24] [25] [26] ... ›Trang sau »Trang cuối