Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuổi già: lặng lẽ giữa đời vui?



TTO -  Tôi đã nhiều lần lặng đi trên phồ phường Hà Nội khi nhìn thấy hình ảnh những người già không có nơi nương tựa, lang thang nay đây mai đó nơi đầu đường xó chợ... Rồi những người già ngày ngày sinh nhai với mấy chiếc bóng bay, vài thanh cao su, chai nước… Và tất nhiên có những ông bà cụ cùng đường phải ăn xin...

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=444141
Một phong kẹo, một chai nước với những gói hàng lỉnh kỉnh để bà cụ đã ngoài bảy mươi này tồn tại nốt cuộc đời



Những lúc ấy, trái tim tôi như quặn thắt và đôi mắt tôi rưng rưng...

Đất nước ta đang trỗi dậy từng ngày, nhiều công trình, nhà máy mọc lên, đời sống bà con mình cũng thêm phần sung túc. Thế nhưng như vậy, tôi càng cảm thấy nhói lòng cho những số phận của tuổi già... loanh quanh đầu đường xó chợ.

Có lẽ cũng không khác tôi khi nhiều người đã thấy những ông, bà cụ tuổi đã đến lúc gần đất xa trời mà vẫn phải lang thang ngoài phố kiếm miếng ăn, nhặt từng đồng khó nhọc.

Có khi là một gánh hàng rong nặng nề mà không được bao nhiêu lãi, hay buồn bã hơn là những lời van nài cay đắng: “Các cô các cậu rũ lòng thương mua cho bà chai nước, thanh cao su…”...

Một đêm, tôi đã gặp một ông cụ để nghe ông tự hào kể về cái thời trai trẻ anh hùng và cống hiến.  Nhưng bây giờ thời kinh tế thị trường, cuộc sống chạy rất nhanh trên một đường băng dài đã khiến những người già không còn đủ sức theo kịp.

Họ bị trượt lại sau lưng và dường như đang bị lãng quên.

... Nền kinh tế chúng ta chưa giàu mạnh như mong muốn nhưng lẽ nào nó lại chưa đủ rộng vòng tay nhường cơm sẻ áo đùm bọc những người già?

N.V.CÔNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Người nghèo nhận quà từ thiện... hết date



Sau khi nhận quà từ thiện của một doanh nghiệp, các hộ nghèo tá hỏa phát hiện những chai nước mắm đã hết hạn sử dụng hơn 2 năm, nơi ghi hạn sử dụng bị dán chồng lên bằng cái mác “Hàng tài trợ không bán”.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/0B/10/date2.jpg
Khối trưởng Nguyễn Đình Thao bức xúc với những chai nước mắm do người nghèo trả lại. (Ảnh: Trường Long).



Sự việc xảy ra tại thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh hồi tuần trước. Ngày 22/9, ông Nguyễn Đình Thao, khối trưởng Khối 6, Phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh bức xúc cho biết: "Ngày 15/9, 12 hộ nghèo trong khối được thông báo lên ủy ban nhân dân thị xã để nhận quà từ thiện. Mỗi hộ nghèo được một hộp sữa, một gói bột ngọt, một chai nước mắm và 10 gói mì ăn liền".

Sau khi nhận quà, những người dân vui vẻ, hồ hởi vì được sự quan tâm của các nhà từ thiện. Tuy nhiên sau đó một số người phát hiện những chai nước mắm hiệu “Cốt cá chim chính gốc Nha Trang” được phát đều hết hạn sử dụng từ giữa năm 2008. Trên vỏ chai nước mắm, nơi ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được che đậy bằng mác “Hàng tài trợ không bán”. Ngay khi phát hiện ra sự việc, nhiều người dân đã mang nước mắm lên xã để trả lại, một số khác thì vứt đi.

Cầm chai nước mắm có hạn sử dụng đến ngày 30/6/2008 của một hộ nghèo trong xóm mang đến trả, ông Nguyễn Đình Thao thở dài ngao ngán: “Làm thế này thì thất đức quá, người nghèo bị xúc phạm quá. Bây giờ đời sống dân trí ngày càng cao, tuy nghèo nhưng họ vẫn biết được dưới cái mác hàng tài trợ kia là hạn sử dụng của chai nước mắm chứ. Nếu không bán được thì đổ đi, chứ ai lại tài trợ cho dân”.

Trước sự phản ứng của người dân, ngày 21/9, Trưởng ban xóa đói giảm nghèo phường Bắc Hồng mang một thùng nước mắm nhãn hiệu “đệ nhị” đến để Ban cán sự khối tổ chức đổi lại cho những hộ nghèo.

Ngoài nước mắm, những hộp sữa nhãn hiệu Star cũng khiến những người nghèo lo lắng bởi hạn sử dụng của nó chỉ còn hơn một tháng. Dưới nắp những hộp sữa này ghi ngày sản xuất: 10/11/2008 và hạn sử dụng 9/11/2010.

Ông Ngô Xuân Hóa, một hộ nghèo ở Khối 6 phường Bắc Hồng lo lắng: “Nước mắm hết hạn thì chúng tôi đã trả lại nhưng với sữa, chỉ còn hơn một tháng nữa là hết hạn, chúng tôi cũng không dám ăn, vứt đi cũng không nỡ bởi vì hộ nghèo chúng tôi có bao giờ dám mua hộp sữa như thế này về ăn đâu”.

Nhóm hàng tài trợ nói trên được phát tại 6 phường của thị xã Hồng Lĩnh. Hầu hết người nghèo ở đây đều bức xúc và lo lắng khi sử dụng những gói quà từ thiện này.

Chương trình từ thiện do Công ty CPXNK Nam Dương (có trụ sở tại TP HCM và chi nhánh tại Hà Nội) hỗ trợ sau cơn bão Mindulle. Tất cả có 654 suất quà, mỗi suất trị giá 300 nghìn đồng đã được phát cho những hộ nghèo.

Ông Trần Nguyễn Đề, Trưởng Phòng lao động thương binh xã hội thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) cho biết: "Ngay sau khi phát hiện các chai nước mắm hết hạn sử dụng, chúng tôi đã gọi điện cho công ty trên, họ đã mang nước mắm mới đến đổi cho người dân”.

Theo ông Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh: "Trong chương trình từ thiện của Công ty CPXNK Nam Dương, trong số 654 chai nước mắm chúng tôi phát hiện có 158 chai đã hết hạn sử dụng. Đây chỉ là một lỗi khách quan do nhầm lẫn bởi công ty này không sản xuất nước mắm. Hiện nay, công ty đã xin lỗi và mang nước mắm đến đổi cho dân nghèo”.

TRƯỜNG LONG(VnExpress)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

Không phải là vơ đũa cả nắm, nhưng quả thật nhiều doanh nghiệp cũng đã lợi dụng chuyện làm từ thiện để quảng bá cho doanh nghiệp mình và còn được lợi rất nhiều điều khác nữa...song họ lợi dụng những người dân nghèo khổ để làm những chuyện vô lương tâm đó thì không thể chấp nhận được, mà không chỉ là đồ ăn thức uống, còn có nơi cấp phát thuốc miễn phí cho dân với thuốc gần hết date sử dụng thì còn nguy hiểm hơn nữa.

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mời các bác thoải mái giẫm đạp rùa!?



TT - Báo chí vừa thông tin ở triển lãm “Văn minh lúa nước sông Hồng” nhân đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ trưng bày 1.000 con rùa, 1.000 đồng tiền cổ và 1.000 vật dụng của nhà nông đã qua sử dụng.

Thông tin cho biết hoạt động này nhằm “tôn vinh các giá trị văn hóa của nền văn minh lúa nước, đồng thời kêu gọi việc bảo vệ động vật hoang dã đến với người dân”.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=449847
Trên một website đưa thông tin về triển lãm có hình ảnh buổi giới thiệu triển lãm, trong đó có ảnh một phụ nữ giẫm lên lưng rùa



Tuy nhiên, không hiểu báo chí đăng tải có nhầm không, hay ban tổ chức đã thật sự thông báo như vậy mà báo ghi: “Triển lãm đặc biệt với sự xuất hiện của 1.000 con rùa quý hiếm như rùa núi vàng, rùa núi viền, rùa đất lớn, rùa sen vàng, rùa sen đen... Trong đó riêng loài rùa núi vàng có giá trị tới 140 triệu đồng/con. Nhiều loài rùa có tuổi đời cao trên 80 năm, trọng lượng có con lên tới 30kg, đặc biệt du khách tới tham quan có thể thoải mái đứng giẫm lên được”.

Tôi không thể hình dung sau thông tin này sẽ có bao nhiêu người tham quan muốn được giẫm thử lên những con rùa được trưng bày tại triển lãm. Hà Nội đã có hàng loạt vụ “tàn sát hoa” trong các dịp lễ hội gần đây, chắc ban tổ chức hiểu tâm lý người dân vốn rất thích... phá tại các lễ hội nên đưa ra thông tin “thú vị” này để thu hút khách tham quan? Tôi thật sự lo không biết số phận các con rùa sẽ ra sao sau vụ giẫm đạp này.

Xét về văn hóa đây là điều không thể chấp nhận được. Chỉ cần dự một triển lãm bình thường, với những hiện vật quý bao giờ ta cũng thấy biển “Không sờ vào hiện vật”. Tôi không chắc ban tổ chức có cho khách sờ vào các đồng tiền cổ hay các vật dụng nhà nông hay không, vậy mà với rùa thì lại “thoải mái đứng giẫm lên”.

Còn xét về mặt môi trường, đây có thể là một sai lầm rất lớn mà ban tổ chức một lễ hội lớn như vậy có thể mắc phải. Trong khi chúng ta đang cố gắng tuyên truyền về bảo vệ động vật, nhất là những loài quý hiếm thì ban tổ chức lại mang cả 1.000 con rùa quý hiếm ra để mọi người hành hạ cho... vui. Tôi không biết ban tổ chức sẽ “kêu gọi người dân bảo vệ động vật hoang dã” bằng cách nào với hình thức này, chắc để chứng minh cái mai của các loài rùa quý nó cứng thế nào? Một lễ hội 1.000 năm mới có một lần, du khách quốc tế sẽ nghĩ gì về chúng ta?

Việc đưa ra 1.000 con rùa quý hiếm để trưng bày liệu có phải là “hình thức” không? Có nên trưng bày cái gì đó ít nguy cơ hơn, nhất là khi nhận thức về bảo vệ động vật và hành vi nơi công cộng của người dân mình còn chưa được văn minh?

Gần đây, những người dân yêu quý cụ rùa hồ Gươm, các chuyên gia môi trường đã vô cùng xót xa khi nghe tin cụ rùa hồ Gươm dính lưỡi câu chùm. Trong khi chúng ta đang lo cho sức khỏe của cụ và vô cùng bức xúc trước những kẻ câu trộm vô ý thức, thiếu hiểu biết pháp luật thì ban tổ chức lại quăng ngay một “lưỡi câu chùm” khác mà quy mô lại lớn hơn nhiều.

Rất mong các nhà tổ chức tìm hiểu xem việc đưa thông tin này có chính xác không và đính chính.

HOÀNG THỊ MINH HỒNG

“Không có chuyện chúng tôi cho phép giẫm lên lưng rùa”
Trước thông tin trên, trợ lý báo chí và truyền thông của KAT Group (đơn vị tổ chức triển lãm), ông Phạm Văn Hà khẳng định hoàn toàn không có chuyện tự do giẫm lên lưng rùa như các thông tin đã nêu. “Triển lãm “Văn minh lúa nước sông Hồng” đến 9g ngày 26-9 mới khai mạc, mở cửa tự do đón du khách vào tham quan. Chắc chắn không có chuyện chúng tôi cho phép du khách giẫm lên lưng rùa” - ông Hà khẳng định.

XUÂN LONG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

unhappy đã viết:
Không phải là vơ đũa cả nắm, nhưng quả thật nhiều doanh nghiệp cũng đã lợi dụng chuyện làm từ thiện để quảng bá cho doanh nghiệp mình và còn được lợi rất nhiều điều khác nữa...song họ lợi dụng những người dân nghèo khổ để làm những chuyện vô lương tâm đó thì không thể chấp nhận được, mà không chỉ là đồ ăn thức uống, còn có nơi cấp phát thuốc miễn phí cho dân với thuốc gần hết date sử dụng thì còn nguy hiểm hơn nữa.
Ồi, "chuyện thường ngày ở huyện" ấy mà. Chỗ tớ thỉnh thoảng người ta mời các cụ lão thành cách mạng và những người thuộc diện chính sách đi "kiểm tra sức khoẻ". Thường là những người già nua, ốm yếu, bệnh đầy mình. Nhưng kết quả là gì thì chẳng ai nói sau một loạt khâu thăm khám. Chỉ biết là lần nào cũng như lần nào ai cũng được phát một mớ thuốc bổ giống nhau, không đến nỗi hết hạn nhưng cận thì có. Đến nỗi nhiều cụ chẳng thèm đi. Ai đợc lợi? Cơ quan tổ chức được tiếng và doanh nghiệp bán được mớ hàng tồn kho, tất nhiên là có ai đó được hưởng hoa hồng. Tôi chỉ khâm phục những tấm lòng từ thiện vô danh, còn lại là quảng cáo trá hình hết, lợi đơn lợi kép. Nói vậy thôi, dù động cơ của người ta như thế nào thì cũng có một phần tốt xã hội. Cả trong việc đóng góp cho người nghèo, nhièu người lấy lý do là tiền từ thiện chưa chắc đến tận tay người nghèo nên hay từ chối. Giả sử ai cũng sợ tiền của mình không đến được người nghèo mà không cho thì sẽ chẳng có đồng nào cho người ta cả. Quan điẻm của tôi là thà cho 10 mà tới người ta chỉ còn 1 cũng vẫn tốt hơn là chẳng có xu nào? Có đúng không hả mọi người?            
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đ.M.T

Hãy xem các clip của mục "Địa Chỉ Nhân Đạo" - Đài PT-TH Vĩnh Long: http://thvl.vn/?cat=47
Chương trình này giới thiệu và cung cấp các địa chỉ của những người cần giúp đỡ, các nhà hảo tâm ở bất cứ đâu có thể gởi tiền và hiện vật thông qua đường bưu điện!
Đây là một trong số các chương trình nhân đạo ko nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi của các doanh nghiệp!
Mong sao cách làm này sẽ được sẽ được thực hiện ở tất cả các đài TH để có thể giúp đỡ được nhiều người hơn!
Chuyên tâm khiến chuyển
 Phương đắc tựu thành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bao la như lòng mẹ



Chiếc xe máy dừng hẳn, cô gái trẻ vừa bước xuống đã kịp nghe một giọng trẻ con nũng nịu: “Mẹ đi đâu mà lâu thế?”, Việt Anh quay sang nhìn bé Vân Anh đang níu áo mình. Ôm con vào lòng, cô trìu mến: “Con gái ngoan sao không lên lớp?”.
“Hôm nay cô giáo cho con nghỉ học”, con bé đáp. Cô gật đầu, nắm lấy bàn tay nhỏ xinh xắn. Bàn tay ấy đã bao lần khiến cô thổn thức. Bé con cứ tíu tít kể chuyện, hát hò vang cả sân mà không để ý ánh mắt mẹ Việt Anh đang rơm rớm.
“Mỗi lần nghe tiếng gọi “mẹ” của Vân Anh, tôi thấy trong lòng dấy lên một cảm xúc khó tả”, Việt Anh, quê ở tỉnh Phú Thọ, tâm sự.  


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Xa%20hoi%20va%20cuoc%20song/Cogaiamembe.jpg

Ngoài bé Vân Anh, cô còn làm mẹ đỡ đầu của ba bé nữa là Quỳnh Anh, Ngọc Anh và Việt Anh.
“Nhìn các con lớn lên từng ngày, tôi thấy rất vui, cảm giác mình đã làm được một điều gì đó có ích cho người khác”, Việt Anh nói chưa dứt lời, từ mấy căn phòng nhỏ phía sau chùa Bồ Đề, Gia Lâm, những đứa trẻ đã chạy ùa ra. Đứa níu chân, níu tay, miệng tíu tít gọi. Cô dắt tay các con vừa đi vừa vui vẻ hỏi: “Ngọc Anh hôm qua viết được mấy điểm?”, “Việt Anh có hay làm nũng sư bác không?”, “Quỳnh Anh có hay ra ngoài đường để sư bác phải đi tìm không?”… Mấy đứa trẻ tranh nhau trả lời, náo nhiệt cả một góc sân.

Bốn đứa con của cô có bốn hoàn cảnh khác nhau. Vân Anh được một người dân phát hiện ở cổng chùa Bồ Đề một buổi sớm mùa đông cách đây sáu năm, con bé được quấn trong một tấm chăn mỏng. Nếu phát hiện chậm vài giờ, có lẽ con bé đã mất mạng.

Yêu các con như khúc ruột của mình
Còn bé Ngọc Anh lại là bi kịch của một người mẹ sinh viên. Việt Anh nhớ mãi ngày đầu tiên nhìn thấy con bé ở chùa Bồ Đề cách đây gần bốn năm. Hôm ấy, bé nằm trên tấm phản, lọt thỏm giữa những quần áo, chiếu chăn, trông rất tội nghiệp, thi thoảng cho tay vào miệng mút “chùn chụt” vì khát sữa.

Thấy cô đứng lặng bên cạnh, sư bác đang thay tã lót kể: “Con bé Ngọc Anh đáng thương lắm. Mẹ đang học năm thứ hai, không may mang bầu nhưng bạn trai lại không nhận nên sang đây sinh con và nhờ nhà chùa chăm sóc…”.
Việt Anh ngồi xuống đỡ bé vào lòng. Cô bé huơ huơ bàn tay nhỏ xíu cười. Một cảm xúc trào dâng trong lòng, Việt Anh lại xin làm mẹ đỡ đầu cho bé.

Bé Quỳnh Anh cũng là một số phận bất hạnh, hai mẹ con không có nơi nương tựa, phải sống nhờ cửa chùa. Thương hai mẹ con bơ vơ nên thi thoảng Việt Anh qua giúp. ”Lâu ngày, tình cảm cứ lớn dần nên tôi quyết định nhận bé làm con nuôi”, cô chia sẻ.

Còn cậu con trai Việt Anh lại mang một mối nhân duyên khác. Cô kể rằng hôm  ấy ngồi bế một cậu bé vừa được nhà chùa nhận vào, nghe sư thầy bảo đang phân vân, không biết nên đặt tên gì để mai này bé lớn lên, mạnh mẽ và quyết đoán.
Rồi đột nhiên sư thầy bảo: “Gọi nó là Việt Anh đi”. Thế là cô có thêm đứa con thứ tư.

Bố ơi, con đã được làm mẹ rồi
Cô đã làm mẹ của bốn con khi vừa bước vào tuổi 19 và đang học năm thứ hai, Đại học Quốc gia Hà Nội.
“Cảm giác lần đầu tiên được làm mẹ thích lắm, về nhà rồi mà trong lòng vẫn còn lâng lâng”, Việt Anh khúc khích cười.

Cứ vào cuối tuần, Việt Anh lại tất bật chuẩn bị đường sữa, tã lót như một bà mẹ con mọn để sang chùa Bồ Đề thăm các con. Lần đầu tiên cho Quỳnh Anh ăn bột, con bé không chịu nuốt, bất ngờ bé ho, phun hết vào mặt mẹ Việt Anh. Có hôm cô ru Ngọc Anh ngủ, trời lạnh nên cứ đặt xuống giường là bé tỉnh, cô bế con trong lòng, mỏi rã rời chân tay mà không dám cử động vì sợ bé tỉnh giấc.

Có lẽ nhờ những kỷ niệm ấy Việt Anh thấy mình trưởng thành hơn, hiểu biết hơn. Cứ đều đặn hàng tuần, cô sinh viên trẻ lại sang thăm các con, để có thể san sẻ một phần tình yêu thương của mình, được sống lại những năm tháng ấu thơ.

Gọi điện về cho bố, Việt Anh khoe: “Con được làm mẹ rồi”. Bố thảng thốt vì tưởng con lỡ dại, nhưng nghe xong chuyện, giọng ông nghẹn lại vì xúc động.

Việt Anh bảo, cô may mắn hơn những người khác khi được sinh ra trong một gia đình ngập tràn yêu thương. Bố mẹ là những nghệ nhân gói bánh chưng bánh giầy nổi tiếng một vùng đất Tổ.
“Chị em tôi đã lớn lên bằng hương thơm bánh chưng của gia đình. Mỗi khi ngồi ép bánh, bố thường kể những câu chuyện lượm lặt đâu đó, tất cả đều mang tính nhân văn sâu sắc. Mỗi lần kể xong, bố hay bảo ngoài kia còn rất nhiều hoàn cảnh éo le, họ không đủ cơm ăn, thậm chí mùa đông không có áo mặc… Hãy yêu thương tất cả mọi người như yêu chính bản thân mình con ạ...”, Việt Anh nhớ lại.

Tấm lòng của cô gái trẻ
Việt Anh xuống Hà Nội học, mang theo hương thơm bánh chưng của mẹ, những câu chuyện thấm đẫm tình người của bố và cả linh hồn của một vùng đất nổi tiếng…
Lần đầu tiên, khi cùng một người bạn đến Trung tâm bảo trợ xã hội Ba Vì, nhìn những đứa trẻ thơ ngây bơ vơ không cha mẹ, những cụ già không người thân, ngồi ngẩn ngơ, Việt Anh chợt nghẹn lòng.

“Tôi đến gần một cụ, nắm lấy bàn tay. Đôi mắt trắng đục của cụ rơm rớm nước, cụ bóp chặt tay tôi, môi mấp máy không thốt nên lời”, Việt Anh trầm giọng, hồi tưởng..
Trở lại trường học, cô gái trẻ luôn băn khoăn về những hoàn cảnh đã gặp, cô nghĩ thầm: “Mình phải làm gì để giúp họ đây?”.

Việc đầu tiên cô làm là đi gom những cuốn truyện cổ tích, sách báo cũ… rồi cùng các bạn mang về trung tâm đọc cho bọn trẻ nghe. Khi không đọc sách, họ tổ chức hát, múa, diễn trò, ném bóng hay chỉ đơn giản là những trò chơi dân gian như trốn tìm, chơi ô ăn quan… những lúc như thế, các em cười nói vui lắm khiến cô cũng hạnh phúc lây.

Việt Anh quan tâm nhiều hơn đến công tác xã hội. Ngoài các trung tâm quanh Hà Nội, cô còn vào Quảng Ngãi, Tây Nguyên để trao quà cho những gia đình khó khăn, tặng sách cho các em nhỏ dân tộc thiểu số...

Chùa Bồ Đề là nơi cô gắn bó nhiều nhất. Cô nuôi ý tưởng mở các lớp học ngay tại chùa. Khi nghe Việt Anh trình bày, rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng e ngại bởi dạy học tại chùa sẽ rất thiếu thốn. Thế nhưng, cô vẫn quyết tâm làm. Các lớp học ra đời và không ai bảo ai, mọi người đều gọi cô là “hiệu trưởng”.

Từ việc chọn giáo viên, giáo trình, lịch giảng dạy đến phân công trình độ, Việt Anh đều làm tỉ mỉ, cẩn thận nên dù số lượng học sinh không nhiều nhưng chất lượng cũng không thua kém. Với lợi thế được đào tạo bài bản về dạy học, cách làm việc độc lập, Việt Anh được bạn bè tín nhiệm. Cứ thế, sau giờ lên giảng đường, cô hiệu trưởng lại tất tả với việc giảng dạy ở chùa.

Cô hiệu trưởng ít tuổi nhất
Đến bây giờ, dù “không còn đương nhiệm” nhưng mỗi lần sang chùa, các em học sinh vẫn tíu tít gọi cô là “cô hiệu trưởng”. Những tình cảm đó khiến cô vui và hạnh phúc nhiều.
“Vân Anh bây giờ đã bắt đầu vào lớp một, cô bé ngoan, xinh lắm, hát cũng hay nữa.”, Việt Anh nói, mắt sáng lên vì hạnh phúc. Nhìn vẻ đáng yêu của cô bé, Việt Anh chỉ mong một ngày nào đó mẹ em nhìn thấy con gái mình và hối hận, đưa bé về, chăm sóc một cách trọn vẹn vì dù Việt Anh có cố gắng thế nào cũng không bù đắp được tình yêu của mẹ.

Cô tiếp tục hào hứng khoe về tin vui mới nhận được: “Mẹ bé Ngọc Anh sau khi ra trường, ổn định việc làm đã quay lại đón con. Hôm ấy, hai người mẹ trẻ đã ngồi tâm sự rất lâu. Tôi vẫn nghĩ, đã là mẹ thì khi sinh con ra phải nâng niu, bảo vệ con mình, nhưng người mẹ ấy đã không làm được. Tôi trách giận cô ấy suốt một thời gian dài. Thế nhưng, sau cuộc trò chuyện đó, tôi mới hiểu hết được bi kịch mà cô ấy chịu đựng”.
Bây giờ, hai mẹ con bé Ngọc Anh đã có cuộc sống ổn định. Đó cũng là điều cô mong mỏi. Mới đây, Quỳnh Anh và mẹ đẻ cũng tìm được một gia đình riêng hạnh phúc.

“Chia tay những đứa con mình cưu mang suốt một thời gian dài, tim tôi đau như thắt lại nhưng biết bé sẽ có cuộc sống tốt hơn, tôi kềm lòng không cố giữ các bé lại. Những điều kỳ diệu và bất ngờ trong cuộc sống luôn chờ đợi bạn ở phía trước, tôi vẫn luôn sống vì niềm tin ấy”, Việt Anh cười tươi nói trước khi chia tay chúng tôi. Cô đi thật nhanh về chùa, nơi những đứa con thân yêu vẫn đang đợi mẹ về.

Bài đăng trên tạp chí Tiếp thị & Gia đình

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Xa%20hoi%20va%20cuoc%20song/Cogai.jpg


* Nguyễn Thị Việt Anh sinh năm 1987 ở Phú Thọ. Việt Anh tham gia công tác xã hội đến nay đã được năm năm.

* Bố mẹ Việt Anh làm nghề gói bánh chưng, đây là nghề truyền thống của gia đình từ nhiều đời nay. Hiện nay, em trai Việt Anh sẽ nối tiếp công việc của gia đình.

* Việt Anh tốt nghiệp Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay, chị sinh sống và làm việc tại Hà Nội, ngoài việc nhận dịch thuật ở nhà, Việt Anh còn đăng ký học thêm văn bằng hai để nâng cao kiến thức, tranh thủ thời gian làm tốt các công tác từ thiện.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ông Phạm Văn Hà đã nói sai về vụ giẫm rùa



Trước thông tin về vụ mời khách giẫm lên rùa, trợ lý báo chí và truyền thông của KAT Group (đơn vị tổ chức triển lãm), ông Phạm Văn Hà khẳng định hoàn toàn không có chuyện tự do giẫm lên lưng rùa như các thông tin đã nêu. “Triển lãm “Văn minh lúa nước sông Hồng” đến 9g ngày 26-9 mới khai mạc, mở cửa tự do đón du khách vào tham quan. Chắc chắn không có chuyện chúng tôi cho phép du khách giẫm lên lưng rùa” - ông Hà khẳng định.

Sự thật là:

Xem triển lãm giẫm đạp rùa thoải mái



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=450431



Triển lãm “Văn minh lúa nước sông Hồng” trưng bày 1.000 cá thể rùa quý hiếm, 1.000 đồng tiền đã qua sử dụng và 1.000 vật dụng, nông cụ tư liệu sản xuất của nhà nông… Đây được xem là hoạt động có ý nghĩa tôn vinh các giá trị của nền văn minh lúa nước, đồng thời góp phần quảng bá tới khách tham quan nhận thức về sự cần thiết của việc bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn các loài động vật quý hiếm (trong đó có loài rùa).

Tuy nhiên, chính khu vực triển lãm rùa lại trở thành nơi để du khách giẫm đạp rùa. Nhiều khách vô tư đứng hoặc dùng sức giẫm đạp lên mai rùa để tạo dáng chụp ảnh, bất chấp sự can ngăn của người ngoài. Điều đáng nói, bảo vệ triển lãm chỉ đứng nhìn, cười mà không căn ngăn. Chỉ khi có một bảo vệ khác đến nhắc nhở, rùa mới được đưa trở lại chỗ cũ.

Đem câu chuyện rùa bị giẫm trao đổi với “Giáo sư rùa” Hà Đình Đức khi ông tham quan triển lãm, chỉ nhận được câu trả lời ngán ngẩm rằng: “Điều này thuộc sự quản lý của Ban tổ chức!”.

Trước đó hai ngày, báo Tuổi Trẻ đưa tin về việc giẫm đạp rùa, đại diện của KAT Group (đơn vị tổ chức triển lãm), ông Phạm Văn Hà đã khẳng định hoàn toàn không có chuyện tự do giẫm lên lưng rùa.

Vậy còn những hình ảnh dưới đây thì sao?

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=450432
Mẹ hướng dẫn con đứng trên mai rùa để tạo dáng chụp ảnh. Bà mẹ còn bảo con rằng có thể giẫm lên mai rùa, vì đây là rùa đá, to và nặng, người lớn còn có thể giẫm lên được. Ảnh chụp lúc 10g34 ngày 26-9 - (Ảnh: Tiến Thành)



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=450433
Ông bố thử sức nặng của mình trên mai rùa tội nghiệp



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=450434
Con không muốn đứng trên mai rùa, nhưng bố mẹ thì nằng nặc muốn con thử - (Ảnh: Tiến Thành)

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Văn minh ở đâu trong triển lãm văn minh?



143 ý kiến đã gửi đến báo Tuổi Trẻ phản hồi về thông tin giẫm đạp rùa ở triển lãm “Văn minh lúa nước sông Hồng” đang được tổ chức tại Hà Nội (Tuổi Trẻ ngày 27-9). Bạn đọc không thể hình dung nổi dù đã cảnh báo nhưng việc giẫm đạp rùa vẫn diễn ra.

* Hãy tha cho rùa
Rùa cạn là động vật rất hiền lành, nhút nhát. Trừ những lúc kiếm ăn, thường thì rùa cạn thích ở những nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi. Trái với hình dung của nhiều người, chúng rất nhạy cảm, có thể bỏ ăn khi gặp chấn động, đông người, thay đổi nhiệt độ, chỗ ở... Chỉ có những người thiếu ý thức mới có những hành động phản cảm như vậy.

Đứng lên mai rùa chụp ảnh để được gì? Hành động này có khác nào giẫm đạp, bẻ cành hoa để chụp ảnh trong một lễ hội trước đây. Những người để xảy ra hành động trên còn đáng trách hơn nữa. Rùa chỉ có bộ mai là phương tiện bảo vệ duy nhất. Có trường hợp do bị rơi từ trên cao, dù bên ngoài không bị gì nhưng rùa vẫn chết vì chấn động các cơ quan nội tạng bên trong. Ban tổ chức nên nhìn lại mình và có cách chấm dứt ngay hành động này nhằm bảo vệ những chú rùa tội nghiệp.

Trần Tâm (hoangkimgiap@...)

* Làm sao dạy trẻ em?
Những bài học về trân trọng sự sống, về bảo vệ động vật đang ở đâu trong đầu những bậc phụ huynh kia. Và từ những bài học xấu này làm sao dạy con em thành người biết yêu thương, trân trọng những gì thiên nhiên ban tặng cho con người?! Những tấm ảnh kỷ niệm kia sẽ còn được lưu lại nhưng nó là minh chứng cho một sự thất bại của các bậc phụ huynh khi muốn hướng con em đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

Sơn La (langocson@...)

* Phụ huynh hãy là tấm gương sáng
Tôi là một giáo viên tiểu học. Khi nhìn những hình ảnh này tôi cảm thấy vô cùng đau lòng trước cách ứng xử không đẹp của các bậc cha mẹ. Trong khi nhà trường đang cố gắng giáo dục các em biết yêu thương loài vật, biết bảo vệ môi trường thì cha mẹ các em đang làm những điều ngược lại.

Khi trẻ lớn lên, những hành động ngược đãi loài vật sẽ xuất hiện ở trẻ, lúc đó cha mẹ các em sẽ nói rằng nhà trường không giáo dục nhưng họ đâu biết chính họ làm tổn hại đến nhân cách của các em. Chính những hành động như vậy sẽ khắc sâu vào trong suy nghĩ của trẻ. Với tư cách những người làm giáo dục, chúng tôi mong mỏi phụ huynh hãy là tấm gương sáng giúp trẻ noi theo và trở thành con người toàn diện.

Nguyễn Minh Tâm (mathnim@...)

* Hãy nhớ những người đã dành công sức cho rùa
Tôi thấy cảnh này thật sự xót xa. Mà xót xa nhất cho những người làm công việc bảo vệ những loài rùa này. Trong từng phút, từng giây, các cán bộ kiểm lâm, các nhà nghiên cứu phải dồn hết sức và trí tuệ để giành giật từng con rùa từ những kẻ săn bắt trộm, để hi vọng các thế hệ sau này không phải chỉ biết đến những con rùa qua trang sách, hình ảnh.

Vậy mà ở đây, 1.000 con rùa lại được đem ra để làm trò cười. Tôi đã tham gia các hoạt động nghiên cứu để bảo tồn loài rùa và chứng kiến tất cả những nỗ lực, mồ hôi và công sức của những con người nhiệt huyết bỏ ra, làm sao mà không thấy quặn đau và xót xa.

Nguyễn Thị Ánh Minh (minhnta@...)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thùng trà đá miễn phí – nét đẹp phố phường



SGTT.VN - Thời gian gần đây, trên các tuyến đường ở TP.HCM như Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Xô Viết Nghệ Tĩnh… xuất hiện ngày càng nhiều những thùng trà đá miễn phí.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=114531
Ở TP.HCM, những thùng trà đá miễn phí dành cho người đi đường như thế này khá nhiều.



Thùng trà đá được để gọn trên vỉa hè, người đi đường ai khát thì cứ lấy nước uống (ảnh). Một người dân cư ngụ tại địa chỉ 128 Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), nơi để một thùng trà đá miễn phí khá to với ba cái ly nhựa treo lủng lẳng ở hai mặt thùng, cho biết: “Tui thấy người ta làm thùng trà đá miễn phí hay quá nên về nhà bắt chước làm.

Ai qua đường, khát nước thì cứ uống rồi treo ly lại chỗ cũ cẩn thận để người khác còn uống. Ở đây, người uống nước phần đông là bà con nghèo buôn bán ngoài lề đường, chạy xe ôm, đẩy xe ba gác… Thỉnh thoảng mấy đứa học sinh, sinh viên cũng ghé uống. Người nghèo suốt ngày bươn chải ngoài đường kiếm sống, khát nước không có chỗ uống, tội lắm”.

Khi biết chúng tôi quan tâm đến vấn đề vệ sinh, ông nói tiếp: “Nước là ở nhà nấu đàng hoàng. Trà thì loại thường thôi. Ly uống nước tui rửa mỗi ngày, có khi ngày rửa 2 – 3 lần nếu trời nắng, bụi bặm nhiều. Tui không có nhiều tiền, chỉ có tấm lòng, giúp gì được cho bà con thì giúp”.


Tin và ảnh: KHOA HIỀN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] ... ›Trang sau »Trang cuối