Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [42] [43] [44] [45] [46] [47] [48] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

LTS: Nhân hội thảo Âm nhạc với người trẻ - thực tế và phương hướng vừa diễn ra tại Hà Nội, Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu.

Môi trường âm nhạc bát nháo thật, giả



TT - Một nền âm nhạc có tương lai đầy hứa hẹn nếu đầu tư tốt vào việc nuôi dưỡng các tài năng trẻ. Ðiều kiện cần thiết và lý tưởng để nảy mầm các tài năng trẻ là có một môi trường âm nhạc trong lành.

Thực trạng ấy ở ta như thế nào?


http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/358/606358.jpg
Nhạc giao hưởng thính phòng - vốn quý của nhân loại - còn xa lạ với thiếu nhi và nhiều bạn trẻ VN. Trong ảnh: nhóm Sông Hồng trình diễn tại Nhà hát TP.HCM trong chương trình hòa nhạc cổ điển tháng 10-2012 - Ảnh: Anh Chi



Bé thích ca hát nhưng bài hát thiếu nhi không đủ cho từng độ tuổi, cho nên chẳng lạ nếu bé luôn già trước tuổi: ở nhà trẻ mượn bài hát mẫu giáo, ở tuổi nhi đồng hát bài thiếu niên, ở tuổi ương ương hát bài người lớn.

Ở trường tiểu học cũng được học nốt nhạc đấy, nhưng chỉ cần đọc làu làu như vẹt thôi chứ làm sao nhớ nổi mặt nốt để tự xướng âm, thành ra thật lòng mà nói thì bé vẫn hoàn toàn mù nhạc. Nhạc giao hưởng thính phòng - vốn quý của nhân loại, cũng như nhạc cổ truyền dân tộc - di sản của tổ tiên đều hết sức xa lạ với bé.

Bài hát là món ăn tinh thần duy nhất. Trí tưởng tượng bản năng trời cho trong bé không được khơi gợi, nuôi dưỡng bằng nhạc không lời. Trí tưởng tượng mất dần đi, sức sáng tạo cũng ngủ quên, cái tôi cá biệt là điều không thể thiếu cho một tài năng cứ luôn bị đúc ép theo khuôn mẫu chung.

Nếu bé có chút năng khiếu ca hát là điều đáng mừng và cũng thật đáng lo. Thiên thần ca hát có thể biến thành nạn nhân của người lớn với mục đích kiếm lời và kiếm danh.

Và nếu bé được gia đình có điều kiện sớm đưa vào môi trường âm nhạc chuyên nghiệp thì quả là may mắn, nhưng cũng chưa hẳn là chẳng có gì đáng lo ngại nữa. Trong xu thế chú trọng thành tích của căn bệnh hình thức thời nay, bé có thể phải đánh đổi tuổi thơ để được chăm bẵm kiểu "nuôi gà nòi" với vài bài tủ làm vốn tham dự các cuộc thi khu vực, thậm chí quốc tế.

Lệch chuẩn loạn chuẩn
Không thể phủ nhận độ chênh giữa chương trình đào tạo chuyên nghiệp với nhu cầu xã hội. Mục tiêu đào tạo dường như chỉ để đáp ứng yêu cầu dạy lại cho trò những gì thầy đã học, chứ không phải cái xã hội cần. Nếu không được giữ lại hành nghề trong tháp ngà, các tân cử nhân dù tốt nghiệp hạng ưu vẫn khó chen chân vào đời sống âm nhạc bên ngoài.

Ca sĩ chuyên nghiệp không được học kỹ năng biểu diễn sân khấu nên không cạnh tranh nổi với dàn "sao" ca nhạc thị trường tuy kém phần thanh nhạc, thậm chí nốt nhạc bẻ đôi chẳng biết, nhưng lại mạnh về "phần nhìn". So với thù lao cao ngất ngưởng của các "sao" nhạc thị trường thì cái giá của ca sĩ nhạc chính thống chỉ là cò con, chưa kể thù lao cho nhạc công giao hưởng và nghệ nhân nhạc cổ còn bèo bọt hơn nhiều.

Tài năng cần được khích lệ bởi công chúng. Vậy mà lâu nay công chúng trẻ muốn nghe nhạc giao hưởng thính phòng vẫn không đủ tiền hoặc cơ hội mua vé, muốn tìm hiểu nhạc cổ truyền đích thực chứ không phải đồ giả cổ vẫn chẳng biết nghe ở đâu. Trong khi đó bao quanh họ là gì?

Âm nhạc cần kinh doanh nên các chương trình showbiz bao trùm lên mọi sinh hoạt âm nhạc. Có thần tượng ca nhạc ăn khách được công chúng biết đến nhờ những yếu tố "ngoài âm nhạc" nhiều hơn là tài năng thực của họ.

Truyền hình cần kinh doanh nên ngày càng nhiều hơn các cuộc thi tìm kiếm tài năng ca nhạc theo kiểu ăn xổi, và các chương trình được tài trợ hẳn nhiên chất lượng phải chiều theo thị hiếu bình dân của doanh nghiệp tài trợ.

Báo chí cũng cần kinh doanh nên không ngớt quảng bá những gì liên quan đến nhạc giải trí, kể cả thứ nhạc gây sốc kiểu nhạc nhái, nhạc chế, nhạc teen, nhạc rác, nhạc té ghế, nhạc thảm họa...

Tình trạng bát nháo các giá trị thật giả dẫn đến lệch chuẩn loạn chuẩn trong thẩm mỹ âm nhạc ở giới trẻ đang góp phần làm cô lập, chìm khuất những tài năng thật sự.

Song tài năng thật sự không hoàn toàn mất đi.

Đặt lòng tin vào tuổi trẻ
Những tài năng có bản lĩnh luôn biết nắm bắt mọi cơ hội để phát huy. Môi trường tự học hỏi cho giới trẻ thời đại công nghệ thông tin toàn cầu vô cùng rộng mở. Thông tin, kiến thức, kho tàng âm thanh để thưởng thức là vô tận.

Qua Internet, nhạc sĩ trẻ trong mọi lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, đào tạo và lý luận không những được tiếp cận với tinh hoa thế giới dễ dàng, mà còn có cơ hội quảng bá tác phẩm mới, trao đổi video - clip để nhận được những góp ý đa chiều từ cộng đồng mạng.

Thế giới phẳng mang đến cho họ những người thầy và công chúng từ các quốc gia khác nhau. Sự sẻ chia qua mạng, cả lời khích lệ lẫn phê phán, đều giúp tài năng trẻ thời a - còng không còn đơn độc, cho dù họ có bị cô lập ngoài đời đi nữa.

Thế giới ảo có tác động không ảo, vấn đề là biết chọn lọc cái hay cái lợi cho mình. Nhà quản lý văn hóa nghệ thuật có tâm có tầm hẳn nhìn ra ý nghĩa to lớn của Internet mà đặt lòng tin vào tuổi trẻ. Ðiều cần làm là giúp lớp trẻ có được "bộ lọc" tốt thay vì triệt để kiểm soát bằng cách chặn đứng các xa lộ thông tin, đóng cánh cửa tiếp cận thế giới bên ngoài.

Làm thế khác nào triệt tiêu nốt cơ hội học hỏi phát triển tài năng ở giới trẻ. Ta cùng nhìn thẳng vào bức tranh như thế này để càng thương yêu và chăm chút hơn những tài năng đáng quý ở con cháu mình.

NGUYỄN THỊ MINH CHÂU
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hương rừng không chỉ ở Cà Mau



TT - “Nhà văn Sơn Nam đã hoàn thành sứ mệnh của mình với văn học miền Nam. Ông đẻ ra một từ mới: văn minh miệt vườn, và đã đi vào văn học sử” - nhà báo Lê Minh Quốc nhận định như thế trong phần đề dẫn cuộc tọa đàm “50 năm Hương rừng Cà Mau” diễn ra sáng 27-12 tại báo Tuổi Trẻ.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/398/608398.jpg
Bà Đào Thúy Hằng (trái) - trưởng nữ của nhà văn Sơn Nam - tiếp nhận các bìa Hương rừng Cà Mau qua các lần tái bản trong buổi tọa đàm sáng 27-12 - Ảnh: Thanh Đạm



Bên cạnh sức sống của Hương rừng Cà Mau thể hiện qua “tuổi đời” 50, những cảm tình của bạn bè đồng nghiệp, giới nghiên cứu và độc giả dành cho Sơn Nam và các tác phẩm của ông chính là một sức sống khác, mở ra những hi vọng, cách làm, và cả ưu tư cho việc phát triển dòng văn học đậm chất Nam bộ vốn được xem là thành công rực rỡ từ Sơn Nam.

Từ 50 năm trước...
Ghi nhận của NXB Trẻ cho rằng Hương rừng Cà Mau xuất bản năm 1962 chính là bước ngoặt của sự nghiệp sống và sáng tác của Sơn Nam ở Sài Gòn kể từ năm 1954 khi rời quê nhà Kiên Giang. Chính tập truyện này làm nên thương hiệu Sơn Nam lúc bấy giờ và ấn tượng về một Sơn Nam viết truyện về miền Tây Nam bộ được văn đàn ghi nhận.

Nhà văn Sơn Nam đã đi xa, buổi tọa đàm không có ông với nét cười hóm hỉnh mỗi khi nghe ai đó nói về mình, về nghề. Nhưng những nhà văn thế hệ sau ông vẫn tâm sự đầy cảm xúc về sức lay động của Hương rừng Cà Mau đối với từng người.

Nhà văn, nhà báo Vũ Đức Sao Biển tự nhận mình là “đã tin Sơn Nam sái cổ”, hành trình vào Nam, đi học, học xong chọn nhiệm sở ở Bạc Liêu được ông lý giải là để thỏa sự ham thích những tình tiết trong truyện Hương rừng Cà Mau. Những con Bảy đưa đò, vùng đất ngập nước và núi Thất Sơn của dân len trâu, khúc sông đầy cá sấu mà Sơn Nam đã mô tả trong truyện... Từ chỗ “tin sái cổ”, ông nhận thấy mình đã học từ Sơn Nam hai thứ, đó là cách viết hài và kiểu nói dóc làm sao cho có duyên, được mọi người chấp nhận, yêu thích và... tin.

Nhà văn Nguyễn Đông Thức kể: “Tôi đọc Hương rừng Cà Mau, rất thích. Ngay như khi nhận lời đến tọa đàm hôm nay, đêm qua tôi giở Hương rừng Cà Mau ra đọc lại vẫn thấy rất thích, nhất là truyện Tình nghĩa giáo khoa thư”. Và lạ thay, chính niềm yêu thích truyện ngắn Tình nghĩa giáo khoa thư trong tập Hương rừng Cà Mau là điểm gặp nhau của nhiều người nơi buổi tọa đàm.

Quen thuộc như nhà giáo Đinh Công Tâm thì khẳng định: “Chính truyện Tình nghĩa giáo khoa thư đưa tôi đến với nhà văn Sơn Nam”. Nhà báo Lê Minh Quốc chia sẻ cảm nhận của ông về truyện Tình nghĩa giáo khoa thư: Sơn Nam cho ta thấy cách biên soạn sách giáo khoa thời đó quá tuyệt vời, nên mới có những con người học sách giáo khoa đã trở nên tuyệt vời. Nhà thơ Kiên Giang - người bạn thân của Sơn Nam - cũng thú thật: “Lần đầu tôi đọc Tình nghĩa giáo khoa thư trong Hương rừng Cà Mau là trên chuyến xe đi Phan Thiết, đọc truyện mà tôi khóc, thấy phục anh Sơn Nam quá!”.

Khoảng trống chờ đợi phù sa...
Có mặt tại buổi tọa đàm, bà Thúy Hằng - con gái của nhà văn Sơn Nam - kể hành trình sự nghiệp của Sơn Nam có thể hình dung qua câu nói của mẹ ông với vợ ông mà bà Hằng nhớ được: “Coi như thằng Lạc (tên ở nhà của Sơn Nam) là đứa lưu linh lưu địa đi” (ý nói đi đây đi đó vô chừng, lo chuyện đâu đâu chứ không lo chuyện nhà - TG). Và sự nghiệp của Sơn Nam lắm lúc cũng đa đoan. Nhưng ông vẫn nổi như cồn...

Nói chuyện về nghề văn, nhà văn Nguyễn Đông Thức cho rằng nói về các nhà văn viết về Nam bộ, văn hóa sông nước, văn minh miệt vườn... khi Sơn Nam mất rồi, phía sau ông là một khoảng trống. Những nhà văn viết về Nam bộ hiện nay chưa đủ để lấp đầy khoảng trống đó, nhất là khi nhìn lại sự nghiệp của Sơn Nam lúc Hương rừng Cà Mau ra đời là năm ông 36 tuổi.

Trong mạch suy nghĩ đó, TS Quách Thu Nguyệt - nguyên giám đốc NXB Trẻ - gợi ý nên chăng cần tổ chức một quỹ Sơn Nam, xem như một nguồn ủng hộ các cây bút viết về đồng bằng sông Cửu Long. Chia sẻ với ý này, nhà thơ Kiên Giang cũng nhớ lại cách làm nghề của Sơn Nam là la cà khắp nơi như một cách thâm nhập thực tế.

Và để làm được rất nhiều cho đất, cho người Nam bộ qua trang viết như Sơn Nam, cuộc đời ông cũng mất đi nhiều thứ. Nói như ông Kiên Giang: Những gì làm được hôm nay là cố gắng góp thêm một ít phù sa để tác phẩm Sơn Nam được nhiều người biết đến hơn nữa.

Hi vọng qua những tấm lòng của hậu thế, những cây bút mới sẽ nảy mầm và khoảng trống sau lưng nhà văn Sơn Nam rồi cũng sẽ được lấp đầy bằng những áng văn chương mới về Nam bộ.

LAM ĐIỀN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bao giờ người Hà Nội lại thanh lịch?



(Petrotimes) - Điều quan trọng nhất hiện nay là người Hà Nội cần hình thành ý thức và phong cách sống của người thị dân đích thực, trước hết là tự giác tuân thủ pháp luật và những quy ước chung của cộng đồng. Có thể thấy nét thanh lịch của người Hà Nội đang dần mai một. Vì thế, việc cố gắng khái quát hóa, trừu tượng hóa danh hiệu “Người Hà Nội” xem chừng ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp.

Liệu tính cách người Hà Nội có còn là mẫu số chung cho mọi kiểu người nhắc đến tính thanh lịch không?


http://petrotimesgate.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/tranminhquan/122012/28/11/f4.jpg
Người Hà Nội xưa nay vẫn nổi tiếng mặc đẹp, cái đẹp thể hiện ở sự gọn gàng, chỉnh tề và trang nhã



Dấu ấn ngày xưa
Nói đến tính thanh lịch của người Hà Nội, người ta lại nhớ tới câu ca dao cũ: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Ngụ ý đặt “người Tràng An” bên cạnh “hoa nhài”, “thơm” sánh với “thanh lịch”. Đây quả là một sự liên tưởng độc đáo! Hoa nhài màu trắng mọc thành cụm, nở về đêm, có mùi thơm dịu nhẹ, thoang thoảng và quyến rũ. Có thể những đặc điểm này mà người xưa đã dùng để so sánh với nét đẹp của người Hà Nội.

“Thanh lịch”, thanh nhã và lịch sự, là một phẩm chất đáng quý. Người thanh lịch không chỉ có cử chỉ tao nhã, lịch sự mà phải là một người có hiểu biết sâu sắc, có cách ứng xử đúng mực, duyên dáng, đáng yêu, tức là người đó phải hội đủ các yếu tố về nội dung và hình thức.

Đó chính là dấu ấn phong cách người Hà Nội được lưu giữ bền bỉ trong tâm hồn, tính cách của chị bất kể sự khắc nghiệt của chiến tranh. Người Hà Nội luôn có lối ứng xử rất đặc biệt. Cách nói chuyện “thưa gửi, vâng dạ” với đôi chút rào đón, lời xin lỗi “nói vô phép” trước khi có thể làm phiền ai, lời cám ơn “quý hóa quá” khi nhận được chút ít quan tâm giúp đỡ… thường bị người vùng khác nhận xét là khách sáo, thiếu chân tình, kiểu “thoang thoảng hoa nhài”.

Đó có phải là nét riêng không, nếu có, phải chăng là nét thanh lịch của họ trong giao tiếp ứng xử với tự nhiên và giữa cộng đồng?

Người Hà Nội biết tiếp thu có sàng lọc tiếng nói của mọi miền đất nước, giữ lại những gì tinh túy nhất nên lời nói lưu loát, nhã nhặn lại ý nhị, tôn trọng người đối thoại. Mặt khác, người Hà Nội rất sành ăn uống, họ đã nâng việc nấu ăn lên thành nghệ thuật ẩm thực.

Món ăn Hà Nội ngon từ cách chế biến, từ chút gia vị, nước chấm cho đến cách bày biện đẹp mắt, gợi cảm mà không phàm tục và khi ăn cảm thấy thích thú. Người Hà Nội thích ăn uống thanh cảnh, nhưng không quá cầu kỳ. Miếng thịt nên xắn nhỏ, khi gắp thì vừa bát. Trứng cũng thế, ít ai bỏ cả quả trứng vào bát cơm mà không cắt nó ra làm đôi, vì hình ảnh “bát cơm quả trứng” chỉ dành cho người đã khuất.

Đặc biệt, người phụ nữ Hà thành càng phải cẩn trọng trong cách ăn uống, ăn quả chuối, hay bắp ngô thì cũng bẻ làm đôi, tách thành hạt ăn trong miệng một cách từ tốn. Chỉ một dẫn chứng nhỏ này cho thấy ngày xưa hoàn toàn khác với cách ăn uống của một số người ở Hà Nội hiện nay như ăn chuối thì bóc cả quả. Ăn thịt thì cứ “nhằm miếng to, so miếng bé”, ăn uống nhồm nhoàm, ồn ào, vừa ăn vừa văng tục, nói phét.

Thường thấy ở các bữa nhậu, chỗ ngồi ăn thì trên xương xẩu, dưới đất giấy ăn trắng xóa, trông rác rưởi, bề bộn cứ điềm nhiên ngồi ăn uống một cách ngon lành như trên… một đống rác.

Người Hà Nội thường ngày vốn đã cầu kỳ trong chuyện ăn uống. Vào các dịp lễ tết hay khi nhà có việc, mâm cỗ càng được chú trọng bởi nó không đơn thuần chỉ là chuyện ăn mà cao hơn nó thể hiện bộ mặt của gia đình, dòng tộc. Vào khoảng đầu những năm 20 của thế kỷ trước, khi xã hội có sự phân cấp giàu nghèo rõ ràng thì cũng là lúc xung quanh bữa ăn của người Hà Nội có nhiều chuyện để nói nhất từ cỗ bàn, hiếu hỷ cho đến những bữa cơm thường ngày.

Ngày xưa, người Hà Nội quan niệm rằng: “Thịt thái không vuông vắn thì không ăn, chiếu trải không ngay ngắn thì không ngồi”. Như một quy ước ngầm, phong cách ăn uống của người Hà Nội được gắn với sự giáo dục, gìn giữ cho nết người điềm đạm mà từ tốn.

Bên cạnh đó, tính cách thanh lịch đó thể hiện ở cách ứng xử văn hóa mà cụ thể là trong cách nói năng, giao tiếp… Người Hà Nội xưa ăn mặc giản dị và thanh nhã lắm. Khi ra đường hoặc khi có khách đến nhà, đàn ông thường mặc áo sơmi (thay cho áo cánh), âu phục thay cho áo dài, khăn xếp truyền thống ở những dịp lễ trọng.

Phụ nữ khá giả thì mặc áo dài nền nã mà kín đáo, người nghèo áo dù có rách nhưng miếng vá rất ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ, thế nên mới có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Trong giao tiếp, người Hà Nội xưa có đặc điểm cách ăn nói nhỏ nhẹ, lễ phép:

Hào hoa mà không kênh kiệu, khoe vẻ giàu sang.
Phong nhã mà không lề mề, chậm chạp, lù dù.
Linh hoạt mà không xấc xược, láu lỉnh, kệch cỡm.
Vui tươi duyên dáng mà không suồng sã, lẳng lơ.
Vừa thông minh, lịch thiệp mà không ba hoa, hời hợt.


Có thể thấy sự chững chạc, khiêm nhường, vừa ân cần, tế nhị... khiến cho ai đó mỗi khi gặp gỡ, giao thiệp đều cảm thấy hài lòng, quý trọng và cảm kích những giây phút hội ngộ đầy thoải mái. Khi ra về vẫn luyến tiếc và mong sao có dịp tái ngộ, hàn huyên. Khi gặp người quen thì tươi cười chào hỏi, dù người đó ít tuổi hơn, vai vế trong họ hàng và xã hội có kém hơn... Lại càng chủ động hỏi han ân cần để kẻ dưới khỏi tủi thân hoặc chê trách.

Hay, đối với các vị đáng bậc cha chú, người Hà Nội thanh lịch phải ngả mũ chào, tỏ lòng tôn kính với mong muốn được phụ giúp việc gì đó có ích để các bậc trên được hài lòng về con cháu.

Tiếc cho thanh lịch
Nhưng nay đã khác, có một câu mong ước cửa miệng của không ít thế hệ trước nuối tiếc về một thời: “Bao giờ cho đến ngày xưa”, tiếc cho tính thanh lịch của người Tràng An. Có thể, trong cuộc sống hiện đại, gấp gáp, để chê một Hà Nội hiện nay có nhiều cái kém cỏi, chướng tai gai mắt, người ta thường so sánh sự chuẩn mực của thời xưa cũ với ngày nay.

Trước hết, cần hiểu “người Tràng An” bao gồm những ai và tại sao người Hà Nội - Tràng An lại được đề cao đến vậy? Thật khó mà xác định được điểm mốc nào để gọi là người Hà Nội gốc. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội hay có ông bà cha mẹ ở Hà Nội Người Hà Nội là những người đã sống ở đây từ trước năm 1945 hay trước 1954, 1975?

Hà Nội thay đổi rất nhiều so với trước kia, gặp người Hà Nội chính gốc thì khó vô cùng, phần lớn là “Hà lội”, ở Hà Nội một vài năm cũng đã thành “mác” người Hà Nội, không lại sợ mình mang tiếng “quê”. Khách quan mà nói tính thanh lịch mai một cũng vì sự thiếu ý thức của một bộ phận người mà thôi.

Ở Thủ đô, bất cứ có hình ảnh phản cảm nào là người ta lại mỉa mai người Hà Nội thế này, người Hà Nội thế kia… gây tiếng xấu, hình ảnh của người thủ đô cứ thế mà mất dần. Ngoài phố không khó bắt gặp những người cởi trần, ăn mặc hở hang, đi vệ sinh bừa bãi, đi xe máy rất nghênh ngang coi thường pháp luật. Trong cách giao tiếp của người ở thủ đô đã khác xưa rất nhiều, rất ít khi thấy được tính đối nhân xử thế có văn hóa giữa đường.

Tất cả chỉ nói lên một điều là cốt lõi trong cái văn hóa này vẫn là sự hoang dã, sơ khai, không khó thể bắt gặp những hình ảnh phản cảm nơi công cộng tất cả được giải quyết trực tiếp bằng miệng, bằng vũ lực, thậm chí là thù hằn đến giết nhau, chỉ vì một cái nhìn vu vơ, một cú va chạm nhỏ…

Bàn về văn hóa và phong cách sống của người Hà Nội xưa và nay, họa sĩ, nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho rằng, đời sống văn hóa của thủ đô đã kém đi một cách nghiêm trọng, kể từ sau khi Hà Nội đổi mới, phong cách sống thanh lịch, ăn uống nhẹ nhàng, nói năng lịch sự, ăn mặc thì giản dị, kín đáo mà tinh tế của người Hà Nội thì chỉ có từ thời trước chiến tranh phá hoại năm 1965 - cái thời mà Hà Nội chỉ nhỏ bé với vài vạn người ở thành phố và bốn huyện ngoại thành.

Do quá trình nhập cư, đô thị hóa nhanh chóng cũng là nguyên nhân của sự “đồng hóa” lẫn nhau bởi thói quen luộm thuộm, dung tục trong giao tiếp của một bộ phận người lao động không có điều kiện học hành, rèn giũa đến nơi đến chốn. Một phần vì những định hướng văn hóa về lối sống trong xã hội với con người dường như chẳng có mấy sức thuyết phục. Một phần vì giáo dục của nhà trường, yếu tố dạy người kém cỏi quá.

Một phần nữa do sự tác động của những văn hóa phẩm lai căng, thô thiển, thô lậu mà tiếc thay, người ta cứ ảo tưởng đó mới là văn minh, hiện đại...

Người Hà Nội hôm nay nói đến thanh lịch, trước hết cần tạo được nếp sống có văn hóa từ trong gia đình đến ngoài xã hội, từ sinh hoạt cá nhân đến ứng xử nơi công cộng. Làm sao loại bỏ được lối sống tùy tiện theo thói quen ở địa phương khác và từng bước tự giác tuân thủ pháp luật và những quy ước của cộng đồng như một thị dân đích thực.

Xây dựng “Nếp sống văn hóa người Hà Nội” đã được xã hội quan tâm từ nhiều năm nay nhưng kết quả nghiên cứu vẫn chưa được như mong muốn, thật tâm đắc với ý kiến của một nhà nghiên cứu văn hóa: “Trong cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp ứng xử… nếu như mỗi người “biết sợ”, “biết nể”, “biết nhịn” và đặc biệt “biết ngượng” thì có lẽ cũng đủ cho người Hà Nội tạo được ấn tượng tốt đẹp lắm rồi trong lòng bè bạn.

M.K
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tản mạn về thơ dịch



Khoảng mươi mười lăm năm trở lại đây, nhờ xã hội trở nên cởi mở hơn nên sự giao lưu về đời sống tinh thần được gia tăng, sách dịch ngày càng đa dạng, càng nhiều. Nhưng trong cảnh phát triển xô bồ của đời sống hôm nay, không ít loại sách dịch bị giảm chất lượng, đặc biệt là sách văn học và nhất là thơ.

Dường như, nhà xuất bản nào cũng để lọt sách dịch không đạt chất lượng, rất nhiều khâu bị lỗi. Ngay cả những nơi từng có uy tín cao nhưng bây giờ nhìn kỹ vào chất lượng sách dịch được in ra vẫn thấy gợn không ít sạn. Hơn nữa, xã hội hiện nay cũng đã trở nên cởi mở và tinh tường hơn đối với các dịch phẩm, khiến ngay cả những dịch giả nổi tiếng nhất khi công bố tác phẩm của mình cũng phải thận trọng vì dễ bị đối mặt với những khen chê rất khác nhau...

1. Tôi cũng không rõ là có nên dùng cụm từ “đội ngũ những người dịch văn học” hay không, bởi lẽ, phần đông những người dịch văn học hiện nay đều mạnh ai nấy làm, theo nhu cầu và năng lực cá nhân, manh mún, nhỏ lẻ. Dịch văn học không hẳn là chuyển ngữ. Đó là một sự sáng tác lại. Với thơ, 80% chất lượng phụ thuộc vào người dịch. Bất kỳ một nhà thơ trứ danh nào, nếu không “chọn” được người dịch khả dĩ thì đều có thể bị thất bại trong một ngôn ngữ khác. Không ít trường hợp dịch giả Việt Nam đã “hạ sát” các thi nhân vĩ đại trên thế giới bằng tiếng Việt! Ngay những người có tên tuổi cũng làm “hàng” giả, đôi khi chỉ vì vô tình thôi, chỉ vì tài và tâm chỉ đến được mức độ ấy mà thôi. Thực sự là chúng ta không có những người thẩm định khách quan và sành điệu để đánh giá chuẩn xác về các tác phẩm văn học dịch. Nguyên nhân chính của hiện tượng này có lẽ là do quyền lợi “bầy đoàn”, cánh hẩu. Hoặc do sự hạn chế của chính những người cứ tưởng mình nắm chân lý trong tay như viên sỏi vậy... Tình hình trên quả thực đã ảnh hưởng không tốt đến văn học dịch, không nhiều người hiện nay dịch sách xuất phát từ khát khao cống hiến, khát khao góp phần bồi bổ những tinh hoa của văn học thế giới cho văn học quốc nội. Lớp trẻ hiện nay cũng có không ít tên tuổi nổi lên, nhưng nhìn chung, cũng không tạo được thành đội ngũ. Nói một cách công bằng, có những người trẻ dịch văn học chẳng thua gì các lớp cha chú, thậm chí còn hơn, nhưng vẫn bị “xoa đầu”. Thành ra họ nhảy ra ngoài cuộc chơi mà tham dự chủ yếu chỉ là những uy tín, lắm khi chỉ là “vang bóng một thời” mà thôi. Và vì thế, chúng ta không có sự kế thừa...

2. Một thời khá dài, thơ Nga cổ điển và thơ Nga Xôviết đã làm chủ “diễn đàn văn học dịch” ở ta. Đó cũng là điều hay, nhưng có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được thế là may hay rủi. Cần biết chấp nhận thực tế như nó đã xảy ra. Một điều cần nói là, cho tới hôm nay vẫn chưa có ai đánh giá được đúng và đủ về chất lượng các bản dịch thơ tiếng Nga ra tiếng Việt như thế nào. Liệu chúng ta đã dựng được một nền thơ Nga đúng tầm với họ  bằng tiếng Việt hay chưa?

Tất nhiên, chẳng ai dại gì vạch áo cho người xem lưng, nên mọi sự đánh giá đến nay chỉ là cảm tính mà thôi. Sự thật thì không ít những bản dịch đã “ám sát” thi nhân nước ngoài bằng tiếng Việt. Tôi xin nhắc lại, hình như việc dịch thơ ở Việt Nam đều là tự phát. Trong một nền kinh tế manh mún và nhỏ lẻ, đó cũng là điều đáng hoan nghênh vì chính nhờ lao động đầy ngẫu hứng và tình yêu cá nhân ấy mà chúng ta đã tạo nên được những ấn tượng nhất định trong lòng công chúng về thi ca thế giới. Nhưng chúng ta hầu như chưa làm được mấy việc để tạo dựng lại diện mạo những nền thơ lớn trên thế giới bằng tiếng Việt. Ngoại lệ có lẽ chỉ là thơ Đường! Thời gian qua, Nhà sách Đông Tây đã rất cố gắng để làm việc này, nhưng theo tôi, lực bất tòng tâm, hiệu quả đạt được chưa như mong đợi.

Hiện nay một số người có xu hướng lăng xê một số tác giả tiền phong của thơ Mỹ nói riêng và thơ phương Tây nói chung, coi như những ngọn cờ cần noi theo. Tôi thấy mọi sự hơi buồn cười...  

http://cand.com.vn/Uploaded_ANTGCT/thuydt1/12_tan59-400.jpg
Minh họa: Lê Phương



3. Rất khó dựng một nhà thơ nước ngoài bằng tiếng Việt ở mức độ tương đương với họ. Mỗi dân tộc hãy tự  “chăm lo” cho mình. Thơ có tính khu biệt khủng khiếp. Thơ phụ thuộc một cách cốt tử vào ngôn ngữ mà nó được viết ra. Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có cách hình dung về thơ khác nhau. Bản thân mỗi một nhà thơ cũng có cách nhìn nhận riêng của mình về tính hiện đại trong thơ. Thơ không bao giờ là sự sáng tạo bầy đoàn. Tuyệt đối hóa một xu thế thơ như thể đó là duy nhất đúng bao giờ cũng là việc có hại cho sáng tác. Chúng ta không có nghĩa vụ coi bất cứ uy tín  ngoại lai nào là chuẩn mực. Mỗi dân tộc đều có bản sắc thơ riêng của mình... Mỗi nhà thơ cần có tiếng nói, dù nhỏ nhẹ, nhưng là riêng của cá nhân mình...

Tôi nghĩ là không thể dịch thơ “một trùng một” về ngữ nghĩa được. Có người đã từng khoe rằng họ dịch thơ nước ngoài sang tiếng Việt tới mức giữ được cả nhịp điệu, số lượng từ trong câu... Thật hoang tưởng, làm gì có chuyện ấy khi mỗi một ngôn ngữ có một kiểu hành văn khác nhau. Dịch thơ là phải đồng điệu tâm hồn với tác giả. Mình phải “lên đồng” cùng với tác giả. Dịch thơ không thể làm “cơ khí” được. Bởi thơ hay ở hồn vía. Nó hay ở cách tập hợp từ, liên kết từ, ở ngữ nghĩa của từng từ một, ở khoảng giữa các từ ấy.

Những người “tung” như vậy không hiểu về đối tượng mình viết. Ở Việt Nam hiện nay đang có những nhà thơ với vốn ngoại ngữ tốt và từng có điều kiện tiếp xúc sâu với một số nền thơ nước ngoài nên dễ bị mang tiếng là chịu ảnh hưởng của những nền thơ đó. Tuy nhiên, sự thật cũng không hẳn như vậy, thậm chí là không phải như vậy. Ai biết thế nào là chất thơ Mỹ La tinh hay chất thơ Nga?! Cần phải thấy rằng, các nhà thơ ở Mỹ La tinh cũng như các nhà thơ Nga rất khác nhau. Mỗi một nhà thơ lớn là một thế giới, làm gì có cái gọi là chất Mỹ La tinh hay chất Nga chung chung ấy được? Hơn nữa, không một nhà thơ nào có thể quên được văn hoá của tổ tiên đến mức chịu ảnh hưởng của thơ nước ngoài. Mỗi một nhà thơ là một thế giới riêng thu nhỏ, nó khác nhau khủng khiếp...

4. Không có nền văn học hiện đại nào mà  chúng ta phải nhắm mắt đi theo cả. Bắt chước hay học đòi tân tiến là rất gây phản cảm. Làm thế chỉ là tuân theo một sự nô lệ kiểu mới, rất có hại cho đất nước. Đấy là chưa kể rằng, việc lăng xê một số tác giả thời thượng nước ngoài hiện nay là hoàn toàn vì mục đích thương mại. Trong quá khứ, chúng ta đã bị sai lầm khi thần tượng hoá một số người mà lẽ ra chỉ đáng để “tham khảo” chứ không phải để sao chép.

Thơ khi đã được dịch sang tiếng Việt là để cho người Việt đọc. Nếu như bảo đó là không phải Việt hoá thì rất buồn cười. Trong quá trình dịch, dịch giả càng giỏi thì giữ được đặc tính và bản sắc của nguyên bản ở mức độ cao nhưng thực ra, dịch sang tiếng Việt là đã Việt hoá rồi. Mỗi một từ của nước ngoài là một điển tích trong ngôn ngữ ấy, đưa sang thứ tiếng khác là khác đi vô số tình tiết rồi. Đặt vấn đề Việt hoá hay không là rất tầm phào.

5. Hội đồng văn học dịch ở tổ chức nghề nghiệp của những người làm văn học chỉ có tác dụng nếu nó tạo nên được sự đánh giá đúng về chất lượng các bản dịch và những người dịch, giúp đỡ những người tâm huyết với công việc dịch văn học.  Còn không, đó chỉ là nơi ngồi cho những ai nghĩ rằng mình có quyền gì đó đối với các tác phẩm văn học dịch nhưng thực ra lại chỉ là “hữu danh vô thực” mà thôi... Phần lớn người dịch hiện nay đều làm theo sở thích của họ. Một số người dịch thơ thông qua đại sứ quán nhằm mục đích truyền bá văn hoá. Những tập thơ này, thường không đạt hiệu quả. Dịch thơ đôi khi còn nặng hơn làm thơ. Nó phải “diễn” tâm trạng người khác, vừa được giữ chất của mình. Dường như viết nhân vật đã khó, đóng nhân vật càng khó hơn. Hội đồng dịch cần phải đãi cát tìm vàng trong cái  mênh mông hỗn mang hiện nay.

6. Việc bản quyền làm nhiều người lo ngại. Phần lớn nhà thơ nước ngoài khi hay tin thơ của mình được dịch sang tiếng Việt sẽ không đòi tiền bản quyền. Vì bản quyền phải cân bằng với tỉ lệ thu nhập. Trong tình hình hiện nay, khó ai có thể thu lãi  nhờ việc bán thơ. Nếu như để in sách thì phải liên hệ với tác giả, còn dịch cho “vui” thì thôi. Không ai kết tội mình yêu thơ của mình. Tôi tin là họ sẽ hiểu và rất sung sướng khi người dịch thơ của mình hay. Đừng sợ công ước Berne mà chỉ sợ không dịch được thôi!

Nếu có điều kiện (đặc biệt dùng để tham khảo) thì nên in song ngữ là tốt nhất để người đọc biết được nguyên bản. Thực ra, dịch thơ là những phút ngẫu hứng trên chủ đề của nguyên bản. Ngay như, bản dịch Đợi anh về của nhà thơ Tố Hữu hay không phải là ông nhất nhất tuân thủ nguyên bản tiếng Nga vì ông dịch từ bản tiếng Pháp...

 La Văn Tiến  (CAND.COM)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thông điệp văn hóa của cái nhà vệ sinh công cộng



Một trong những ấn tượng về một thành phố, một quốc gia là gì? Rất có thể đó là cái nhà vệ sinh công cộng.

http://laodong.com.vn/Uploaded/ledinhduc/2013_01_10/south-korea-s-toilet.jpg?width=440&height=293&crop=auto&speed=0
Ngôi nhà hình bồn cầu ở công viên Restroom Cultural (Hàn Quốc).



Người viết bài này đã có dịp đến thăm 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, và 30 năm đã trôi qua, nhưng vẫn không sao quên được mùi khai nghẹt thở trong cái nhà vệ sinh ở nhà ga Tbilisi, Gruzia, thuộc Liên Xô cũ. Tôi đặc biệt có ấn tượng với Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi nhà vệ sinh công cộng không những nhiều, dễ tìm, mà còn hết sức sạch đẹp. Ở Nhật Bản, ngay cả những cái nhà vệ sinh ở chợ trời bán đồ cũ cũng sạch sẽ, thơm tho.

Nguyễn Khắc Viện, trong “Tự truyện”, kể chuyện một nhà báo nước ngoài đến thăm Việt Nam trong thời chống Mỹ. Ông ta ta năn nỉ xin được đến tuyến lửa Vĩnh Linh, nhưng được hai ngày đã quay về. “Tôi ở với nhân dân nông thôn rất thú vị, mà bom đạn cũng không có gì nguy hiểm. Nhưng có một vấn đề rất gay go là trong đó không có một cái hố xí nào chắc chắn cả. Nhà thì bé và thấp, mà tôi thì cao to, nặng 80-90 kg như thế này, đụng vai đụng chân, cái giàn tre nó cứ lung lay kêu rắc rắc, hình như nó sắp gãy, tôi sợ quá, đành về không tiếp tục được cái phóng sự này nữa”.     

Có thể trường hợp của tôi mang đậm cảm tính cá nhân, nhưng thử hỏi: Liệu du khách có thể có thiện cảm với một thành phố khi họ toát mồ hôi vẫn không tìm ra - hoặc nếu tìm ra thì đó là một nơi bẩn thỉu, hôi thối - để giải quyết cái nỗi bức bách vừa tế nhị vừa rất con người của mình? Khi đó, những danh hiệu như “thành phố văn hóa” hay “thành phố hòa bình” phỏng có ích gì? Vì thế, không phải hoàn toàn vô lý khi một người bạn tôi nói: “Hãy xem cái nhà vệ sinh công cộng ra sao, tôi sẽ nói người quản lý thành phố là người thế nào”.

http://laodong.com.vn/Uploaded/ledinhduc/2013_01_10/khu-khai-quat.jpg
Khai quật nhà vệ sinh 3.500 năm ở Long An.



Ở các thành phố của chúng ta, đặc biệt là Hà Nội, nhà vệ sinh công cộng là thứ cực kỳ hiếm hoi và nếu có thì thường hết sức bẩn thỉu. Đó là lý do khiến rất nhiều người Hà Nội bị bệnh đái đường - nghĩa là "đái ngoài đường", chứ không phải căn bệnh có tên tiếng Anh là "diabetes". Nhà văn V.T.X.H cho tôi xem một tập thơ do các nhà thơ Hàn Quốc sáng tác trong chuyến thăm Việt Nam. Trong tập có một bài thơ nhan đề là “Việt Nam”. Tôi không còn giữ được bài thơ đó, chỉ nhớ rằng tác giả viết về một người lao động Việt Nam, xưng “tôi”, câu cuối cùng là “Tôi quay mặt, đái vào tường”.

Có một câu chuyện vui khá nhiều người biết. Một du khách, khi đến thăm Việt Nam, chụp rất nhiều ảnh kỷ niệm. Về nước, xem ảnh, ông ta thấy trên rất nhiều bức tường có dòng chữ “CAM DAI”. Nghĩ rằng đó là một khẩu hiệu quan trọng, khi có dịp trở lại Việt Nam, ông ta hỏi đồng nghiệp “Cam Dai” nghĩa là gì. Do cách phát âm không dấu của vị khách, các đồng nghiệp Việt Nam chịu không sao hiểu nổi. Cho đến khi chủ khách kéo nhau ra phố và mục kích từ “CẤM ĐÁI”.

Ở Hà Nội, khách vãng lai rất có thể bị phân biệt đối xử, hay thậm chí bị xúc phạm, khi có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh. Người viết bài này, trong một lần đến làm việc ở một trường đại học hàng đầu ở Hà Nội, lớ xớ đi vào nhà vệ sinh của Khoa Quản trị kinh doanh. Vừa tiểu tiện xong thì hai ông bảo vệ mặc đồng phục hùng hổ xông vào, mắng xa xả: “Đi ra ngay. Ai cho phép anh vào đây. Chúng tôi mất bao nhiêu tiền của, công sức để giữ vệ sinh. Đi ra ngay!”.

Tất nhiên, không phải cơ quan nào cũng dùng sách ấy. Họ dùng một giải pháp mang tính phòng ngừa, đó là khóa chặt nhà vệ sinh lại. Vậy là chẳng cần mắng mỏ ai, không có chìa khoá thì đừng vào. Nhu cầu của các anh các chị, tôi không quan tâm. Bức bách thì tự chịu. (Xin bạn đọc chớ liên hệ chuyện này với tình trạng vô cảm mà báo chí gần đây hay nói đến).  

Chưa hết. Nhiều nơi, cái nhà vệ sinh công cộng còn chịu sự điều tiết triệt để của nguyên tắc tự hạch toán. Một ví dụ là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu di tích được coi là biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Ở đấy, tại cửa nhà vệ sinh, người ta bố trí mấy người phụ nữ để thu tiền. Nhà vệ sinh khai mù, và hình như cả những đồng tiền lẻ của du khách cũng vậy.

Đã bao nhiêu lần tôi nhìn thấy cái lắc đầu của du khách. Đã bao nhiêu lần tôi tự hỏi, tại sao người ta không gộp luôn tiền vệ sinh vào tiền vé mà du khách phải trả để vào cửa? Tại sao không trích một phần tiền bán vé để trả lương xứng đáng cho những người lao công để họ yên tâm giữ gìn vệ sinh cho khu di tích? Rộng hơn, tại sao chính quyền thành phố không dùng tiền thuế của dân, hoặc những khoản tiền chi tiêu cho vô số các hoạt động khoa trương, để xây dựng và duy trì những nhà vệ sinh công cộng là thứ mọi người, bất kể sang hèn, giới tính, quốc tịch... đều cần và có thể dùng.

Trong chừng mực nào đó, có thể nói rằng so với những buổi hội thảo, trình diễn, lễ hội, những tượng đài, sách báo và cả ngàn cái trống dịp 1.000 năm Thăng Long, cái nhà vệ sinh công cộng miễn phí là thứ dân chủ, công bằng và tôn vinh con người nhiều hơn hẳn.     

Ở đây rõ ràng có vấn đề quản lý. Nếu người quản lý chưa nhìn nhận các vấn đề xã hội một cách tổng thể, vẫn áp dụng một cách cực đoan nguyên tắc tự hạch toán đến tận cái nhà vệ sinh công cộng, mà chưa thấy rằng đó cũng là vấn đề của du lịch, của văn hóa, thì câu trả lời vẫn “cuốn đi theo gió” (Blowin' in the Wind), nói như Bob Dylan trong ca khúc nổi tiếng của ông.

Bài này viết về cái nhà vệ sinh công cộng, nhưng không chỉ về cái nhà vệ sinh công cộng.

Báo Lao Động
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Từ cái bóng của Sơn Nam



SGTT.VN - Tại buổi toạ đàm mới đây về tác phẩm của Sơn Nam, một nhà văn có thẩm quyền trong ngành xuất bản và báo chí đã nói đại ý rằng, về văn hoá Nam bộ, văn minh miệt vườn, sau Sơn Nam là một khoảng trống, các cây bút Nam bộ chưa ai đủ tài, đủ sức lấp đầy khoảng trống đó. Những nhận định kiểu như vậy ngày nay chúng ta vẫn được nghe nhiều trong các hội thảo, toạ đàm ôn lại những văn nghiệp đồ sộ, những trào lưu văn học rực rỡ trong quá khứ.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=191437



Cái đúng chung chung của nó khiến nhiều người dễ dãi nghe êm tai, phù hợp với hoàn cảnh phát ngôn. Nhưng xét về tính khoa học, thì đó là những nhận định nuông chiều sự cảm tính, ở đây là sự nệ cổ. Đôi khi, nó lại là tâm lý mượn cây cao bóng cả để trú ẩn trong tình trạng không đủ sức thích ứng được với những giá trị tân thời.

Rõ ràng, muốn có cái nhìn khách quan về một đóng góp văn hoá, phải đặt nó trong diễn trình lịch sử, và không thể thiếu, xét nó trong bối cảnh mà nó xuất hiện. Giá trị, đóng góp của Sơn Nam đến nay không ai phủ nhận. Nhưng, phương pháp nghiên cứu điền dã của ông chỉ phù hợp trong bối cảnh, thời điểm đó, ứng với điều kiện cá nhân và đối tượng của giai đoạn lịch sử đó. Nếu đem cái điển mẫu “la cà” đậm chất tài tử, kể cả văn phong được coi “rặt miền Tây” của ông để làm thước đo cho các nhà nghiên cứu, kể cả nhà văn có tham vọng làm đậm văn hoá Nam bộ trong tác phẩm của mình ở thời hôm nay, thì đó là biểu hiện của trục trặc trong tư duy.

Thời đại nào có lý do hành xử và giá trị đóng góp của thời đại đó. Nhìn nhận được điều này, sẽ có tinh thần rộng lượng, không luỵ vào một thước đo giá trị, không bị buộc chặt vào quan niệm căn tính trong học thuật, nhờ đó, dễ dàng chấp nhận những giá trị mới, sự đa dạng. Hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ nhận thấy các cây bút Cà Mau không cứ nhất thiết phải tạo ra những Hương rừng Cà Mau kiểu Sơn Nam, mà Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trọng Tín hay Võ Đắc Danh... mỗi người có một phương cách tạo ra giá trị, đóng góp riêng, hình thái văn hoá riêng mà ở thời của mình, Sơn Nam không có được. Tìm cách thoát ra, khước từ những tán rợp mát của cây cao bóng cả là một phẩm giá, thậm chí, là đạo đức của người sáng tác, làm nghiên cứu.

Cũng thế, rất tai hại khi chúng ta vẫn đọc thấy đâu đó trong các bài diễn văn, phê bình ta thán về tình hình phê bình văn học ngày nay xuống cấp, “thiếu những Hoài Thanh hiện đại”. Hãy nghĩ xem, nếu có một ông Hoài Thanh mới trong thời buổi này thì ông ấy sẽ làm được gì cho phê bình văn chương đương đại, khi mà thời đại phê bình đã thay đổi, kể cả vai trò của phê bình cũng đổi thay. Vậy, lối phê bình định hướng thẩm mỹ, nặng tính tuyển chọn tri âm và giao cảm kia chắc chắn không thể là mẫu mực hay chuẩn giá trị tuyệt đối.

Nhưng nệ cổ vẫn là căn bệnh muôn thuở trong đời sống văn học.

Sự nệ cổ nằm ở người viết khiến họ bám riết vào tư tưởng, phương pháp sáng tác cũ kỹ, “ăn mày dĩ vãng”.

Sự nệ cổ nằm ở nhà phê bình, khiến họ luôn coi những cái hôm qua là sáng giá tuyệt đối, và việc ra sức bảo vệ những giá trị đã được khẳng định qua thời gian đem lại sự an toàn cho họ trong học thuật, thậm chí dễ tạo ra những uy quyền vị thế nhất định để có thể phủ định, tấn công những cái mới, quan điểm mới, khác mình.
Sự nệ cổ nằm ở cộng đồng tiếp nhận, khiến cho những nỗ lực mang lại cái mới, cái sáng tạo dễ dàng bị đẩy ra bên lề, thậm chí bị ruồng bỏ và làm cho đời sống văn hoá trở nên trì trệ, không có tương lai.

Sơn Nam là một giá trị đã được khẳng định qua thời gian – không ai chối cãi chuyện đó. Sau Sơn Nam là một khoảng trống không ai thay thế được – đúng. Nhưng có nhất thiết phải sinh ra thêm một Sơn Nam hoặc nhiều Sơn Nam để nêm chặt vào khoảng trống đó, trong khi đời sống văn hoá đang cần đến những người biết kính trọng nhưng đồng thời chịu khước từ cái bóng “la cà tài tử” của Sơn Nam để còn tạo ra nhiều con đường mới mẻ hơn?

Cứ để khoảng trống lại cho khoảng trống, trả bóng râm lại cho bóng râm xa vắng kia mà không nhất thiết phải tạo ra những cuộc vận động cờ đèn kèn trống nào. Mọi cuộc đổi thay đều có lý lẽ của nó.

Nguyễn Vĩnh Nguyên
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cứu “hồn” TPHCM



NLD - So với nhiều đô thị phát triển trên thế giới, niềm tự hào và sự hấp dẫn của TPHCM không phải là các công trình hạ tầng - văn hóa đương đại mà là giá trị hơn 300 năm phát triển. Vậy nhưng, những dấu tích ấy đang bị thay thế bằng các công trình hiện đại.


Trung tâm lịch sử biến dạng

Nhiều di tích lịch sử - văn hóa - kiến trúc ở TPHCM bị “xóa sổ” để nhường chỗ cho các công trình hiện đại, trong khi những công trình hiện đại lại “khoác” cho mình một vẻ cổ xưa lạc điệu.

Khu lõi trung tâm đô thị cũ gồm các quận 1, 3, 5... được xem là trung tâm lịch sử của TPHCM vì đây là nơi khởi điểm của sự phát triển, quy tụ nhiều công trình mang dấu tích lịch sử. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nhiều dự án đua nhau mọc lên khiến khu vực này bị tổn thương nhiều nhất. Rất nhiều di tích lịch sử giờ chỉ còn trong sử sách.

“Hồn vía” lên mây
Năm 1993, lần đầu tiên TPHCM thực hiện chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị. Sau 5 năm nghiên cứu, chương trình đã đề xuất danh mục 108 đối tượng bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn TP. Tuy nhiên, do TP không đưa ra được quy chế và phương án bảo tồn nên nhiều công trình đã bị “xóa sổ” khi thực hiện một số dự án.
Theo đánh giá của TS-kiến trúc sư (KTS) Lê Quang Ninh, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu, hiện chỉ còn khoảng 70% trong danh mục 108 công trình đã được đề xuất. Tuy nhiên, giới kiến trúc, khảo cổ cho rằng TS Ninh đang cố lạc quan để khỏi chạnh lòng vì thực tế còn ít hơn con số 70%.
Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh đã phá bỏ cầu bắc qua Thảo Cầm Viên, được đánh giá là đẹp không kém các cầu bắc qua sông Seine nổi tiếng của Pháp. Cầu Mống, nhà đèn Chợ Quán và hàng loạt biệt thự cổ được xem là “hồn nơi chốn” của TP cũng không được bảo vệ trước dự án đại lộ Đông Tây...

Trong khi đó, cụm cảnh quan Nhà khách Chính phủ tại số 1 Lý Thái Tổ (quận 10) đang được Bộ Tài chính “rao bán” cho các nhà đầu tư.  Công trình này vốn mang dấu ấn của cả một quá trình phát triển kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975 vừa là mảng xanh điều tiết cho các quận 1, 3, 5 và 10.

Hỗn loạn thị giác
Nhiều công trình di tích tuy không bị tháo dỡ nhường mặt bằng cho dự án nhưng lại gặp phải những tình huống bi đát khác. KTS Nguyễn Ngọc Dũng chỉ ra những công trình cao tầng xây dựng quanh nhà thờ Đức Bà được yêu cầu chóp mái cho giống và “hài hòa” với nhà thờ... Kết quả là có một “rừng” chóp mái vây quanh nhà thờ Đức Bà. Tương tự, hàng loạt công trình có chóp tạo vòm vây quanh Nhà hát TPHCM, biến nhà hát này giống như tổ mối đứng cạnh những gã khổng lồ.
Theo khảo sát của KTS Phạm Phú Cường, từ năm 1991 đến nay, hơn 100 công trình từ 15 tầng trở lên được thỏa thuận chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc trên địa bàn 3 quận 1, 3 và 4, đến nay không dưới 50 công trình trong số đó đã xây dựng hoàn tất.
Quá trình xen cấy cao ốc đã làm biến đổi cơ bản các yếu tố cấu thành hình ảnh đô thị đặc trưng, phá vỡ mối liên hệ tổng thể về không gian di sản đô thị. Vì thế, nó không mang đến một chất lượng tốt hơn cho cảnh quan đô thị biệt thự cũ; ngược lại, còn tạo nên sự pha trộn khập khiễng, thậm chí có những trường hợp tương phản gay gắt giữa cũ - mới, gây nên hỗn loạn về thị giác.

Cho dù phạm vi các khu vực đô thị mang tính chất bảo tồn đã được xác định rõ trong nội dung phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP đến năm 2025 nhưng việc xác định các hướng đi căn bản để thực hiện bảo tồn di sản đô thị vẫn đang còn bỏ ngỏ. Bởi lẽ, TP đang thiếu vắng các nội dung để thể chế hóa bảo tồn thành một công đoạn của quy hoạch, thiết kế đô thị. Vì thế, hoạt động bảo tồn di sản đô thị dường như mới chỉ triển khai… trên giấy, dẫn đến tình trạng phát triển thiếu bản sắc của cả một khu vực trung tâm đô thị.

Vừa qua, TP còn giới thiệu thêm 20 khu “đất vàng” diện tích 50 ha chủ yếu thuộc khu trung tâm quận 1. Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc dành cho các công trình này cao 40 - 45 tầng, thậm chí 65 tầng. Hình hài trung tâm lịch sử sẽ còn diễn biến phức tạp hơn nếu không có sự điều chỉnh kịp thời của nhà quản lý cũng như phản biện xã hội.

TS-KTS Ngô Viết Nam Sơn dự đoán với tốc độ “tàn phá” di sản như hiện nay, chỉ 5 năm nữa, khu vực trung tâm lịch sử của TPHCM sẽ teo lại còn rất nhỏ.

THU SƯƠNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thăm lại chùa Đồng



TTCT - Tháng trước, tôi có dịp thăm lại chùa Đồng. Sở dĩ gọi tên chùa Đồng vì chùa tọa lạc ở giữa đồng ruộng bát ngát. Chùa Đồng trông như một cù lao giữa biển lúa mênh mông.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/381/604381.jpg
Tranh: Đức Trí



Lúc gặp nhau, sư Bản trụ trì vui vẻ hỏi thăm tôi:

“Nay anh làm ăn ra sao?”.

Tôi trả lời:

“Không đói và không nợ nần. Thưa, còn sư ra sao?”.

“Cảm ơn, tôi vẫn sống. À, mà anh vẫn còn làm văn chương đó chớ?” - sư Bản lại hỏi.

Tôi trả lời:

“Dạ. Đại khái cũng vẫn còn làm. Đây là cái nghiệp”.

“Nếu anh cho đó là cái nghiệp, vậy anh muốn giải nó không?” - sư Bản lại hỏi.

Trước câu hỏi bất ngờ này, tôi hơi lúng túng. Giải văn chương ra khỏi người tôi ư? Lòng cũng muốn lắm, nhưng nó lại là một đam mê tận cốt tủy, làm sao giải được? Tôi tò mò hỏi:

“Muốn lắm, nhưng giải bằng cách nào?”.

Sư Bản trả lời:

“Muốn giải nó, phải miệt mài với nó hơn nữa”.

Tôi cười:

“Thế thì... càng lún sâu hơn vào nghiệp, giải cái nỗi gì!”.

“Anh lầm rồi. Khi anh miệt mài với nó, nó phải thành công. Khi nó đã thành công, nó sẽ hư đốn. Lúc ấy anh mới giải được nó. Lúc ấy anh không giải nó, nó cũng giải anh vì anh không còn đủ tài sức để giữ nó” - sư Bản giải thích.

Tôi thắc mắc:

“Nó hư đốn hay mình hư đốn?”.

Sư Bản trả lời:

“Cả hai đều hư đốn. Lúc ấy nó ghét anh và anh cũng ghét nó, thế nên rời nhau rất dễ”.

Tôi nín thinh. Có lẽ sư Bản nói đúng. Tôi lại tò mò hỏi thêm:

“Nhưng... hư đốn từ đâu?”.

“Từ sự nổi tiếng. Lúc đã nổi tiếng thì cả cái xấu cũng nổi tiếng theo. Người đời sẽ đốn anh ngã. Đây là cái hư đốn khó tránh” - sư Bản trả lời chắc nịch.

Có lẽ sư Bản lại cũng nói đúng. Tôi cắn nhẹ môi, nín thinh.

Nhìn quang cảnh chùa không có gì đổi khác. Chùa vẫn như xưa. Cây bồ đề đại lão cạnh cổng vẫn bền gan ra lá sum sê. Hàng bảo tháp rong rêu vẫn tắm mưa nắng của thời gian. Chánh điện vẫn tôn nghiêm im vắng trong ánh sáng dịu dàng. Chái Tây vẫn chiếc bàn tiếp khách cũ đặt trước mặt tủ sách chất đầy kinh điển. Thời gian ở đây dường như cũng lưỡng lự trôi chậm lại. Nhìn thấy sư Bản già đi quá nhiều, lòng tôi bỗng nao nao. Uống tiếp ngụm trà, sư Bản nói tiếp:

“Thật khổ, ngay cả lánh đời đi tu cũng vẫn bị nổi tiếng về đạo hạnh. Nhưng mà sao trông anh nay già quá?”.

Nghe thế, tôi giật mình. Tôi định hỏi: “Nhưng mà sao nay trông sư già quá” thì câu ấy sư Bản lại hỏi tôi. Hóa ra cả hai đều già rất nhanh. Quả thật, mình không tự thấy mình già, chỉ kẻ khác xa cách lâu mới thấy được sự tàn phai của thời gian trên khuôn mặt. Khuôn mặt sư Bản đầy nếp nhăn chằng chịt. Những nếp nhăn sâu như dao cứa. Tóc sư cũng rụng theo răng. Chỉ có đôi mắt vẫn ánh lên nghị lực và trí tuệ. Chỉ ánh mắt là không già. Dưới hàng lông mày cũng trắng theo thời gian, hai tròng mắt vẫn ánh lên sự cương nghị.

Sư Bản mời:

“Anh ở lại ăn cơm trưa với tôi nhé?”.

“Dạ, cảm ơn. Đã lâu tôi chưa ăn cơm chay với sư”.

Sư Bản mừng rỡ:

“Thế thì... anh ngồi đây uống trà, xem sách. Tôi đi vo gạo nấu cơm”.

Nói xong, sư đi xuống nhà ngang. Tôi nhìn theo. Lưng sư đã khòm. Sư vẫn đi chân đất như ngày nào. Tuy già nhưng bước chân vẫn còn nhẹ nhàng thanh thoát. Tôi nghĩ có lẽ đi chân đất có lợi cho sức khỏe. Bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất có lợi cho sức khỏe.

Đột nhiên tôi nghĩ đến đôi mắt và bàn chân. Nơi sư Bản, ánh mắt và lòng bàn chân không già. Tinh thần vào ra nơi ánh mắt. Sức khỏe vào ra nơi lòng bàn chân. Tôi mỉm cười như vừa thấy ra một chân lý đơn sơ.

Và, tôi vội cởi giày, đi chân đất ra vườn, chỗ sư đang vo gạo. Tôi nghe lòng bàn chân mình khỏe khoắn và mát lạnh. Trên vòm cây cao, tiếng chim hót líu lo. Tinh thần bỗng sảng khoái lạ thường như vừa về nhà cũ thân thương.

NGÔ PHAN LƯU
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ngậm ngùi tiễn “người tình già”



TTO - Vẫn là căn phòng ấy, nơi có bức tranh thư pháp ghi mấy câu thơ của nhà thơ Lưu Trọng Văn: “Về thôi, người tình già/ Về thôi/ Làm gì có trăm năm mà đợi/Làm gì có kiếp sau mà chờ…”.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/538/614538.jpg
Nhiếp ảnh gia Thành Nguyễn, Đình Dzũ (phải) viếng cố nhạc sĩ Phạm Duy. Ảnh: T.T.D.



Nhưng giờ đây, người tình già đã về nơi xứ khác, để lại sau lưng nỗi tiếc thương của gia đình, bè bạn, người yêu thích những ca khúc của ông.

Hai hôm nay, chỉ có hai người con trai đang ở Việt Nam là Duy Cường và Duy Đức chạy tới chạy lui lo hậu sự cho bố, những người anh chị em còn lại sẽ về vào thứ tư.

“Về để đưa bố đi” - Duy Cường nói vậy, trong sự điềm tĩnh cố hữu nhưng đôi mắt ánh lên nỗi buồn vô hạn. Và khi tiếng loa nhạc phát lên giọng hát của Duy Quang, anh đã quay mặt đi nơi khác một vài giây, nói: “Nhớ anh Quang quá”  rồi quay lại, tiếp tục câu chuyện với khách.

Con hẻm nhỏ lặng lẽ đón khách đến viếng. Nhiều vòng hoa của bạn bè, người hâm mộ, của các ca sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn. Có những người có danh phận,  tên tuổi, cũng có những người hâm mộ tự nhận mình là “vô danh”, họ không ghi tên mình vào danh sách người đến viếng để sau này gia đình cảm ơn mà chỉ xin phép được cúi đầu rồi đi ngay.

Có người đeo kính ra dáng trí thức, cũng có người chân đất lam lũ, trong túi còn lấp ló xấp vé số…

Nhạc sĩ Minh Châu, vừa từ Hà Nội vào, đã đến viếng bố của người bạn quá cố của mình. Anh ngậm ngùi: “Mỗi khi đi ngang cư xá Chu Mạnh Trinh, tôi vẫn hình dung cảnh anh Duy Quang, chị Thái Hiền và những người chị em khác đứng trước nhà, nhoẻn miệng cười”.

Nhạc sĩ Bảo Chấn và nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân góp chuyện bằng giọng nói nhỏ nhẹ, kể những kỷ niệm của mình với âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy, hồi nhớ về tâm tình của người đã ra đi…

Bác sĩ Phạm Văn Căn, đại diện dòng họ Phạm ở Việt Nam, là người đầu tiên ghi trong sổ tang những dòng thương tiếc người con ưu tú của dòng họ mình. Những người bạn cũ chỉ ghi vỏn vẹn hai dòng: “Bạn bè thương tiếc anh. Từ nay, mãi mãi”.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 viết những dòng xót xa nghẹn đắng: “Năm em 20 tuổi, anh đã tin tưởng giao cho em đệm đàn bài Con đường cái quan. Em một đời ghi nhớ sự tin tưởng và tình thương của anh với em”.

Có một vị khách đặc biệt đến viếng nhạc sĩ: Kyo York - một ca sĩ nghiệp dư người Mỹ hát tiếng Việt: “Kyo là một người nước ngoài. Những tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy đã lay động lòng tôi. Lần đầu tiên tôi nghe bài Cây đàn bỏ quên, tôi đã rất rung động. Tôi đã hiểu nhiều điều về văn hóa và con người Việt Nam qua các ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy”.

Còn nhà thơ Phạm Thiên Thư, tác giả phần lời của nhiều ca khúc mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ thơ, để lại dòng lục bát: “Anh Phạm Duy ơi/ Buồn buồn tôi hỏi cái tôi/Cái vừa đến, cái đi rồi, lạ nhau”…

Thì thôi, đã có đến ắt có đi, người đã về trên con đường cái quan và người ở lại ngậm ngùi tiễn đưa!

Xin được tạ từ mãi mãi…

HỒNG HẠNH


Như một loại nhạc thần

“Tôi và Phạm Duy gặp nhau ở tinh thần dân tộc. Phạm Duy trải tinh thần dân tộc vào các nhạc phẩm của mình, còn tôi khi Việt hóa kinh Phật cũng là ý ấy. Và tôi nể nhất Phạm Duy ở tinh thần nhạc của ông. Phạm Duy suy nghĩ về nhạc ngay cả lúc nói chuyện với người khác, và ông có rất nhiều ý nhạc lạ…”

(Nhà thơ Phạm Thiên Thư)

L.Điền ghi
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bộ Giáo dục ’đuổi’ văn hóa ra khỏi nghệ thuật?



(ĐVO) - 10 trường đại học, cao đẳng thuộc khối văn hóa - nghệ thuật lớn như Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cho tới những trường nho nhỏ là CĐ Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai... đang xây dựng đề án tuyển sinh 2013 mà không cần phải nghĩ ngợi gì tới đề thi Văn cho thí sinh nữa.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/lananh/2012_04_19/sao-viet-noi-y-cam-nang-dep-giaoduc.net.vn-6.jpg



Đó là câu chuyện có thật! Thật 100%! Điều ấy khiến nhà thơ Trần Đăng Khoa phải thảng thốt “Trời đất! Không có Văn mà lại có thể thành được tài năng ư?”. Còn nhà văn Nguyên Ngọc cũng phải thốt lên rằng “Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đào tạo toàn ‘thợ nghệ thuật’ ở các trường nghệ thuật chăng?”.

Cái sự thật khiến nhiều người thấy sửng sốt ấy đã được Bộ Giáo dục công bố vào ngày 9/1, gọi là đề án thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy vào các trường khối văn hóa - nghệ thuật, nêu rõ: Đối với các trường có tuyển sinh các ngành khối Văn hóa (khối C), chỉ xét tuyển dựa vào kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.

Đối với những trường có tuyển sinh các ngành khối Nghệ thuật (khối H, N, S): Môn Ngữ văn sẽ xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3 năm học THPT.

Sau khi thông tin này được một số ít báo chí đăng tải, cho đến tận bây giờ vẫn còn vô khối người hoài nghi và đặt câu hỏi: Liệu đó có phải sự thật? Tôi "vác" chuyện đi hỏi hơn chục nhân sĩ, trí thức yêu nước, ai cũng bảo rằng đây là một quyết định lạ đời.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà cụm từ "văn hóa - nghệ thuật" lại rất phù hợp khi đặt cạnh nhau, đó là bởi nghệ thuật muốn phát triển bền vững, thăng hoa, nó phải dựa trên một nền tảng văn hóa thực thụ.

Nhưng có lẽ một số nhà quản lý không thấu hiểu điều ấy, cho nên họ đã có một quyết định không bình thường, đó là thử nghiệm một điều kỳ quái, nhưng sẽ không có ai đứng ra chịu trách nhiệm trước xã hội nếu xảy ra một loạt đổ vỡ từ quyết định kỳ quái ấy.

Bàn về cái sự lạ đời này, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhắc lại lời của Chế Lan Viên từng dạy con "Con phải chịu khó học. Nếu tiến lên, con thành nhà văn, mà có lùi xuống, con cũng là nhà văn hóa” và bình: Thật sâu sắc, thấm thía. Và như thế, không phải nhà văn hóa nào cũng thành được nhà văn. Nhưng đã là nhà văn, thì đồng thời bao giờ cũng phải là một nhà văn hóa. Mà không phải chỉ nhà văn, bất cứ nghệ sĩ nào, bất cứ trí thức nào cũng phải là một nhà văn hóa, nếu muốn thành một nghệ sĩ hay trí thức đích thực.

Nếu là nhà văn hóa, các hoa hậu, ca sĩ, nghệ sĩ sẽ không có những phát ngôn bừa bãi, những cách ăn mặc, ứng xử lố lăng trước đông đảo công chúng. Tự họ sẽ biết xấu hổ. Tuyển chọn, đào tạo ca sĩ, nghệ sĩ, và những người làm công tác văn hóa mà loại bỏ văn thì đào tạo cái gì?

Chả lẽ chỉ cần mỗi chất giọng mà đã đủ thôi ư? Trở thành một nghệ sĩ sao chỉ đơn giản đến thế? Không thể biện hộ rằng, vì phải thi môn văn mà các em sẽ lỡ tham gia thi các trường khác, rằng: Chúng ta sẽ bỏ sót rất nhiều tài năng! Trời đất! Không có văn mà lại có thể thành được tài năng ư?

Cũng có người lý giải một cách cay đắng rằng, ở ta nên coi đó là chuyện bình thường vì những điều bi hài trong giáo dục còn nhiều lắm, toàn là những chuyện to vật vã. Ấy là chuyện thay sách giáo khoa luôn xoành xoạch lãng phí tiền tỷ mà vẫn trong vòng luẩn quẩn.

Theo cách nói của GS Nguyễn Cảnh Toàn, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục, nguyên Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam thì 20 năm qua chúng ta đã mang học sinh ra làm “chuột bạch” để thí nghiệm các loại chương trình, sách giáo khoa.

Rồi chuyện phân ban, bỏ phân ban, lại khôi phục phân ban... mà GS Hoàng Tụy đã nói rằng “Chọn hàng trăm nghìn học sinh làm vật thí nghiệm, dù là giáo dục thì cũng là điều cần tránh”.

Và tất nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể mường tượng ra một viễn cảnh buồn, ấy là trong tương lai gần có thể công chúng sẽ được nghe nhiều giọng hát hay, xem nhiều điệu múa đẹp... nhưng cũng sẽ chứng kiến nhiều hơn nữa nhiều lối hành xử thiếu văn hóa của nghệ sĩ. Nền tảng văn hóa rỗng tuếch, đó là điều rất đáng lo ngại.

Thì đã có vô khối các nghệ sĩ thể hiện rõ mồn một cái sự "vô văn hóa" đấy thôi, nào là "khóa môi" nhà sư một cách trắng trợn trên sân khấu, nào là "khoe thân" có chủ ý trên sàn diễn, nào là "lộ hàng" ngoài đời thường, nào là những câu chuyện ăn chơi thác loạn, phóng túng... và rất tiếc đa phần những nghệ sĩ gây scandal đều được ăn học đàng hoàng.

Thậm chí, có những nghệ sĩ đã thành danh, là giảng viên âm nhạc hẳn hoi mà còn bỏ luôn cả giao lưu nghệ thuật ở nước bạn để về làm việc riêng (chạy show). Như vậy, chẳng phải họ có năng khiếu mà văn hóa ứng xử quá kém cỏi hay sao?

Nhà văn Nguyên Ngọc khi biết cái sự lạ đời này cũng đã rất thẳng thắn chỉ ra: "Nhiệm vụ của các trường nghệ thuật là đào tạo ra những người nghệ sĩ. Một trong những điều kiện quan trọng nhất của người nghệ sĩ là có văn hóa nền vững chắc, đúng ra là phải cao, rộng, sâu, cơ bản hơn người thường.

Bởi vì, đến lượt họ, họ phải góp phần quan trọng nhất tạo văn hóa nền cho xã hội. Và Văn là môn học chủ yếu để tạo văn hóa nền. Chủ trương bỏ thi Văn trong tuyển sinh vào các trường nghệ thuật là coi thường vai trò của văn hóa nền, cũng không quan tâm đến việc đánh giá khả năng cảm nhận nghệ thuật ở thí sinh (mà văn là môn học chủ chốt để dạy khả năng cảm nhận nghệ thuật).

Vậy thì chỉ có thể tuyển được những người sẽ làm thợ. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đào tạo toàn “thợ nghệ thuật” ở các trường nghệ thuật chăng? Ôi, thỉnh thoảng lại gặp được ở đây một chủ trương khó hiểu đến kỳ quặc!".

Ở phía của nhà quản lý (nơi đồng ý cho một thử nghiệm mới), ông Ngô Kim Khôi - Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục biện giải rằng:

"Việc miễn thi môn Văn không có nghĩa là hạ thấp yêu cầu đối với môn học này. Các trường cần đặt ra yêu cầu trong khi xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết các năm học. Các yêu cầu này cần phải được công bố công khai trước khi tuyển sinh".

Đọc phát biểu này của ông Ngô Kim Khôi, nhiều người lại giật mình thon thót. Rõ ràng, việc bỏ thi môn văn ở một kỳ thi quan trọng (vào đại học) đã hạ thấp giá trị của chính môn học này với học sinh chọn các khối H, N, S.

Nhưng đáng lo hơn nữa ấy là lấy điểm tổng kết từ bậc học phổ thông, trong khi chúng ta chưa có cách nào để kiểm soát, liệu điểm số ấy có thật hay không? Ngay cả một kỳ thi quan trọng như tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, có thanh tra đủ các cấp mà vẫn còn tiêu cực tràn lan thì lấy gì đảm bảo điểm tổng kết môn Văn là thực chất?

Vậy nên Nhà thơ Trần Đăng Khoa mới nói rằng: “Đuổi văn ra khỏi kỳ thi vào chính các trường thuộc khối Văn hóa-Nghệ thuật là cách tiêu diệt môn văn một cách hữu hiệu nhất. Không thi thì không học. Ở ta vẫn như vậy”.

Còn Nhà Văn Nguyên Ngọc cũng phản biện hết sức sắc sảo: “Lý giải của Bộ rằng không bỏ văn mà vẫn lấy kết quả học và thi ở phổ thông là một lối biện bạch quanh co và tránh trớ. Vậy tại sao trong tuyển sinh đại học ở tất cả các ngành khác không lấy kết quả học và thi các môn ở phổ thông mà đánh giá nếu cho rằng kết quả ấy là đã đáng tin cậy. Mà lại chỉ bỏ thi Văn ở tuyển sinh nghệ thuật, lại đúng là nơi cần qua môn Văn mà đánh giá văn hóa nền và khả năng cảm nhận nghệ thuật của thí sinh hơn cả? Rõ ràng là làm ngược!”.

Xưa, các cụ ta đã có câu “Học Văn là học làm người”. Còn ở tận nước Nga Xô viết xa xôi, đại thi hào M.Gorki cũng nói “Văn học là nhân học”. Vì coi trọng điều ấy mà chúng ta có nền văn hiến rất đáng tự hào trong suốt bề dày lịch sử dân tộc.

http://img-eva.24hstatic.com/upload/3-2012/images/2012-09-16/1347739757-79-43-1329814675-89-2hat-213b1.jpg



Ấy thế mà nay người ta lại đang tìm cách đi ngược lại những điều đã trở thành chân lý từ hàng nghìn đời, lại gạt bỏ đi thử thách mà học trò phải rèn luyện để “làm người”, mà chỉ nhăm nhăm dạy chúng phải thực dụng.

Có lẽ, sẽ chẳng có gì bất ngờ khi chúng ta lại được chứng kiến nhiều nghệ sĩ làm “trò lố”, vì phông văn hóa thấp kém. Điều ấy cũng giống như một cô gái rất muốn làm đẹp, nhưng lại dốt nát về mặt thẩm mỹ. Thật đáng sợ!

   Nguyễn Nguyễn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [42] [43] [44] [45] [46] [47] [48] ... ›Trang sau »Trang cuối