Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Sau khi GS. Ngô Bảo Châu chia sẻ ý kiến của mình trên Báo Tuổi trẻ đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau luận bàn về vấn đề thế nào là "trí thức". Tạm gác lại những khía cạnh khác, chỉ xét riêng về khía cạnh trao đổi thuật ngữ thì thấy có hai luồng ý kiến: Người thì đồng tình cho rằng trí thức là lao động trí óc, việc đánh giá là dựa trên kết quả, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội. Người thì phản đối cho rằng trí thức không chỉ là người chú trọng đến chuyên môn hẹp của mình, mà cần phải là một nhà khoa học có lương tri, nhìn thẳng vào thực trạng xã hội, dấn thân vì cộng đồng, phản biện, lên tiếng vì dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.

Tôi nghĩ mỗi người vốn dĩ không ai giống ai, từng người tùy theo sức lực,
khả năng, sự đam mê mà lựa chọn cách thức, con đường đi riêng cho mình. Những trí thức có cách cống hiến bằng chính kết quả lao động hoặc bằng những hành động cụ thể của mình góp ích cho xã hội thì đã là đáng quí.

Những trí thức mà không những giỏi chuyên môn, ngoài ra còn thể hiện sự cảm thông trước nỗi đau của người dân, dám lên tiếng phản biện, dùng trí của mình để dẫn dắt, thức tỉnh xã hội thì lẽ dĩ nhiên sẽ còn đáng quí hơn. Như vậy, có thể thấy về bản chất giữa các khái niệm "trí thức" hay "trí thức của công chúng" theo tôi không hề có sự mâu thuẫn.

Phản biện xã hội thời nào cũng cần, vì đó chính là tác nhân quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên khi liên hệ với trường hợp Việt Nam cũng nên đặt ngược lại vấn đề  liệu dư luận xã hội, thể chế ở Việt Nam đã đủ rộng lượng, đủ khoan dung, luật pháp Việt nam đã đủ thông thoáng để mở đường cho phản biện và tiếp thu phản biện chưa? Cần phải làm gì để cải thiện tình hình hiện nay và cần bắt đầu từ đâu?
(Nguyễn Minh Tuấn-NCS Đại học Saarland, CHLB Đức)

Xin giới thiệu bài viết dưới đây bàn thêm về những vấn đề nêu trên

Câu chuyện trí thức hay là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết

Bàn về trí thức hay bàn về vai trò của trí thức thực chất cũng chính là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết.  
“Trí thức và vai trò của trí thức” hay “câu chuyện về trí thức” là một đề tài không mới, nhưng chưa bao giờ cũ. Đây cũng là một đề tài rất phức tạp và dễ gây tranh cãi, nhưng là một đề tài đầy ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, trong bất cứ thời đại nào. Có rất nhiều góc nhìn khác nhau về trí thức, mỗi góc nhìn lại cho ta một cách hiểu về trí thức và vai trò của trí thức. Nếu ta có được nhiều góc nhìn về một vấn đề thì ta sẽ có cơ hội hiểu vấn đề đó một cách đầy đủ và sâu sắc hơn, vì khi đó không chỉ thấy “cây”, mà còn thấy “rừng”.

Trong phạm vi bài viết này, từ một góc nhìn, tôi cho rằng, trí thức là người có trí và luôn dùng cái trí của mình để góp phần thức tỉnh xã hội nhằm hướng mọi người đến cái đúng và cái đẹp.

Nếu ai đó “có trí” (sự hiểu biết) nhưng lại “không thức” (không thức tỉnh xã hội) mà để cho xã hội “ngủ” thì bị gọi là “trí ngủ”, chứ không phải là “trí thức”. Nếu ai đó thích làm cái việc của trí thức là “đánh thức xã hội” nhưng lại “thiểu trí”, “lệch trí” hay “vô trí” thì gọi là “trí dỏm” (cũng có học hàm, học vị nhưng đầu óc lại trống rỗng, hoặc cũng có chút hiểu biết nhưng hiểu biết đó lại thể hiện sự lệch lạc và ẫu trĩ). Và nếu ai đó “có trí”, “có thức”, nhưng “thiếu tâm” (thiếu động cơ trong sáng) thì gọi là “trí gian” (gian manh, xu thời, cơ hội). Cả 2 loại “trí dỏm” và “trí gian” đều là “ngụy trí thức”, còn “trí ngủ” là “trí thức vô trách nhiệm”.
Có thể hình dung ba điều kiện để hình thành một con người “trí thức”, đó là: (1) “sự hiểu biết” (có trí); (2) “thức tỉnh xã hội”; và (3) “vì mục đích cao quý” (hướng xã hội đến cái đúng và cái đẹp, hướng xã hội đến cái chân-thiện-mỹ). Nếu không hội đủ cả 3 điều kiện này (mà chỉ có 1 hay 2 trong 3 điều kiện) thì hoặc là “trí ngủ”, hoặc là “trí dỏm”, hay “trí gian”, chứ không phải là “trí thức”. Hay nói một cách nôm na, trí thức là người “có Trí”, “có Thức” và “có Tâm” (có 3T).

Từ cách hiểu này, chúng ta có thể thấy rằng, bàn về trí thức hay bàn về vai trò của trí thức thực chất cũng chính là bàn về  trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết.

Tôi rất thích một câu nói của Einstein “Thế giới này là một nơi nguy hiểm, không phải vì những kẻ xấu xa mà vì những người chỉ biết đứng nhìn và không làm gì cả”. Câu nói này nói về trách nhiệm xã hội (trách nhiệm “làm người”) của một người bình thường đối với cái xã hội hay cái cộng đồng mà mình đang sống. Một người bình thường vô cảm thì đáng phê phán, còn một người có hiểu biết sâu sắc và được lắng nghe mà yên lặng thì còn đáng phê phán hơn. Một người bình thường còn có trách nhiệm xã hội như vậy, đối với những người có hiểu biết thì trách nhiệm xã hội này còn lớn hơn.

Nói cách khác, vai trò của những người có hiểu biết là: dùng sự hiểu biết (và cả uy tín) của mình để góp phần giúp cộng đồng phân định rõ hơn sự đúng-sai, phải trái, chân-giả, thiện-ác, hay-dở, tốt-xấu, nên-không nên… trước những vấn đề chung mà xã hội đã, đang và sẽ gặp phải hay trải qua; dùng sự hiểu biết của mình để truyền bá tinh thần, tư tưởng, quan điểm mà mình tin là cần thiết để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần xác lập những chuẩn mực xã hội, những thang giá trị xã hội và đồng thời ra sức bảo vệ những chuẩn mực và giá trị đó; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần định hướng, định hình xã hội… Tất nhiên sự phân định, sự truyền bá, sự xác lập hay sự định hướng, định hình này cũng cần phải dựa trên cái nền là những giá trị vượt không gian và vượt thời gian, những giá trị có tính phổ quát của thế giới đương đại hay thế giới tương lai.

Và tất nhiên, để thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì người hiểu biết có thể nói, có thể viết, hay có thể làm gì đó (bởi lẽ không phải tất cả những người hiểu biết đều giỏi nói hay giỏi viết). Vì làm một điều tốt cũng là cách gián tiếp góp phần đấu tranh tiêu diệt cái xấu; làm một điều đúng, cũng là cách gián tiếp góp phần chỉ cho người khác thấy những cái sai…

Thêm nữa, khi nói đến trí thức là nói đến vấn đề “chân lý”. Không ai được phép độc quyền chân lý, nhưng ai cũng được quyền góp phần xác lập chân lý. Giới trí thức thường tự phân biệt giới mình với những giới khác ở chỗ luôn nỗ lực khám phá chân lý, xác lập chân lý và bảo vệ chân lý. Đó cũng là lý do vì sao mà người ta thường nói, chân lý thường không thuộc về số đông hay “kẻ mạnh”, mà thường thuộc về những người có hiểu biết (hay còn gọi là giới trí thức, giới tinh hoa). Nếu chân lý có thuộc về “kẻ mạnh” (nhưng thiếu hiểu biết) thì điều đó chắc chắn cũng chỉ là tạm thời mà thôi.

Khi bàn về trí thức thì người ta thường bàn về vai trò, trách nhiệm, công việc, sứ mệnh, thiên chức của trí thức. Tuy nhiên, cũng cần phải bàn về “điểm mù” của trí thức, dù trí thức có cái trí hơn người. Bởi lẽ, trí thức cũng là con người, mà đã là con người thì cũng sẽ có cái nhầm, có lúc sai mà mình không hề biết; Bởi lẽ, trí thức cho dù có trí thế nào đi nữa thì sự hiểu biết vẫn chỉ là hữu hạn. Điểm mù ở đây được hiểu là “mình không biết cái mà mình không biết” hay “mình cứ tưởng mình hiểu rất rõ một thứ nhưng thực ra mình chẳng hiểu gì cả hay hiểu một cách lệch lạc”. Khi chia sẻ, tranh luận hay góp ý sẽ giúp mỗi người nhìn thấy điểm mù của người và của mình. Khi nhận ra điểm mù của mình cũng là lúc “mình biết rõ cái mà mình không biết”; và khi nhận ra những “cái mà mình không biết” cũng là lúc cảm thấy mình thực sự hiểu biết. Đó cũng là điều kiện để mình có thể hiểu biết thực sự và là cơ hội để đẩy nhận thức và hiểu biết của mình đi xa hơn.

Do vậy, cùng với trách nhiệm “thức tỉnh xã hội” thì trí thức cũng có một trách nhiệm với bản thân là liên tục “phản tỉnh chính mình”, phản tỉnh với những điểm mù (nếu có) của mình. Nếu không liên tục “phản tỉnh chính mình” hay thậm chí là “phản tư chính mình” thì người hiểu biết sẽ dễ trở thành người ít hiểu biết hay người ấu trĩ trong một số vấn đề (kể cả những vấn đề thuộc chuyên môn hay sở trường của mình), và khi đó sẽ không chỉ khó thực hiện được tốt cái vai trò “thức tỉnh xã hội” vốn có của mình, mà còn có thể gây nguy hại cho xã hội.

Ở bất cứ xã hội nào thì sứ mệnh của trí thức vẫn thế. Và đối với những xã hội mà trong đó còn đầy rẫy sự bất thường thì một trong những sứ mệnh lớn nhất của trí thức chắc hẳn là góp phần đưa sự bất thường đó trở về sự bình thường. Nói cách khác, trong những xã hội mà sự bất thường của sự việc, sự vô minh của cái đầu, vô cảm của trái tim đang bao trùm thì trách nhiệm của người trí thức, của những người có hiểu biết còn nặng nề hơn (vì có quá nhiều cái cần phải khai sáng, cần phải thức tỉnh) và nguy hiểm hơn (vì không dễ dàng gì để làm cái chuyện khai sáng hay thức tỉnh trong những xã hội này).

Nhưng, đã là người có hiểu biết thì không thể không làm gì cả, bằng cách này hay cách khác, dù nhỏ bé hay lớn lao, dù ồn ào hay lặng lẽ…

Giản Tư Trung
Sài Gòn, 25/01/2012
Nguồn: tiasang.com.vn
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:
...
Ở bất cứ xã hội nào thì sứ mệnh của trí thức vẫn thế. Và đối với những xã hội mà trong đó còn đầy rẫy sự bất thường thì một trong những sứ mệnh lớn nhất của trí thức chắc hẳn là góp phần đưa sự bất thường đó trở về sự bình thường. Nói cách khác, trong những xã hội mà sự bất thường của sự việc, sự vô minh của cái đầu, vô cảm của trái tim đang bao trùm thì trách nhiệm của người trí thức, của những người có hiểu biết còn nặng nề hơn (vì có quá nhiều cái cần phải khai sáng, cần phải thức tỉnh) và nguy hiểm hơn (vì không dễ dàng gì để làm cái chuyện khai sáng hay thức tỉnh trong những xã hội này).
...
Giản Tư Trung
Sài Gòn, 25/01/2012
Nguồn: tiasang.com.vn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Chỉ cần 3 cái title!

Một giảng viên đại học kể cho tôi nghe câu chuyện thật như bịa rằng có một PGS. TS Ngôn ngữ học, đương kim Trưởng khoa Báo chí ra hơn 20 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành báo chí cho sinh viên là: Title phóng sự trên báo Tiền Phong, Title phóng sự trên báo Tuổi Trẻ, Title phóng sự trên báo Lao Động... Khỏi cần phải bàn về cái lẽ của cái gọi là khoa học như, một PGS. TS ngôn ngữ cả đời không viết báo sao lại làm Trưởng khoa Báo chí, một giảng viên làm sao đủ sức và thời gian để hướng dẫn sinh viên tốt nghiệp nhiều như thế, có khoa học hay không khi chỉ nghiên cứu title và title..., phải chăng thầy giáo muốn “được việc…” nhất nhưng bỏ ít nhất phần công sức nên “tiện thể” cho ra lò một lô một lốc title cho dễ hướng dẫn. Câu chuyện thật 100% ấy làm tôi cứ trăn trở mãi từ chiều đến giờ (21:13, 16.2) về cái chuyện title và... tịt!
Tối, đau đầu, lướt qua các trang mạng, đọc mà rùng mình vì vô số chuyện băng hoại đạo đức của cái nơi được mệnh danh là tuyệt vời trong mọi sự tuyệt vời: Nào là trẻ lớp 8 giết bạn để cướp xe đạp, cha hiếp con gái 4 tuổi, cha hiếp con gái 10 tuổi... Bỗng nhiên giật mình vì 3 cái title trên 3 tờ báo lớn!
Trang VNEXPRESS, 09:10, GMT +7 viết: “Chủ tịch Hội nông dân xã xâm hại trẻ em”, nói về chuyện ông Thái Văn Bá, ở xã Quang Thành, Yên Thành, Nghệ An, 53 tuổi xâm hại tình dục đứa trẻ 14 tuổi. Trang Người Lao Động, 10:05, 16.2 giật title: “Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra in tên lên bì thư mời giỗ mẹ”, nói về chuyện ông Nguyễn Công Lý ở Thị ủy Đồng Xoài. Trang Dân Việt, 21:04, 16.2, có title: “Bắt được kẻ trộm tiền tỷ nhà Thiếu tướng Cảnh sát”, nói về vụ trộm ở nhà một ông Thiếu tướng ở Hà Nội.
Đọc xong 3 cái title trên đây, tôi thầm bội phục PGS TS ngôn ngữ vì quả là rất “sáng tạo” khi mở ra ngành khoa học về title và tự thầm rủa mình dốt nhưng..., thật là đau lòng khi nghĩ rằng chỉ cần 3 cái title ấy trên 3 tờ báo, trong một ngày, đủ để hiểu quan tham, quan ác, quan thiển cận tăm tối thời nay nhiều đến mức nào!
Thứ nhất, 3 sự kiện, đủ cả bắc, trung, nam nói lên rằng cái cấu trúc 3 của đầy đủ và toàn diện là rõ lắm rồi. Thứ hai, việc in tên, chức vụ trên giấy mời bị báo chí ném đá tơi bời nhưng các quan ta không hề tỉnh, không hề biết liêm sỉ là gì nên cứ ngang nhiên làm càn bởi cái lợi của việc in nó to hơn gấp ngàn lần cái danh giá của con người. Thứ ba, một thiếu tướng mà chỉ cần trộm vào nhà khoắng một lần rất chi là tình cờ mà cuỗm được hơn một tỷ đồng thì quả là “tiền nhiều hơn quân Nguyên”…. Thứ tư, hội chứng Nguyễn Trường Tô - các quan lớn thi nhau xâm hại tình dục trẻ vị thành niên; thậm chí coi đó như là một phần của bổng lộc tự nhiên đã lan rộng, lan nhanh lắm rồi. Thứ năm, nếu rất ngẫu nhiên, trong một ngày, chúng ta “nhặt” được cả một mớ chuyện động trời như thế mà không tiến hành chỉnh đốn quyết liệt thì hậu họa sẽ khủng khiếp thế nào? Một bầy sâu là uyển ngữ nhẹ nhất mà Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã dùng. Một hiểm họa khôn lường cho sự suy vong của vận nước là từ tôi muốn dùng. Một sự vô cảm của đầy rẫy ngôn từ lạnh giá như kiểm điểm sâu sắc, phê bình nghiêm khắc... là từ mà rất nhiều vị lãnh đạo muốn che chắn, trùm chăn, biến có thành không, biến hư thành tốt, lạm dùng...

Rất thiết tha mong mỏi các nhà khoa học như ông PGS TS ngôn ngữ học nọ hãy mở to thêm mắt để nghiên cứu nhiều hơn để có thể sản xuất ra hàng trăm đề tài tốt nghiệp đại học chuyên về... title. Rất cúi đầu mong mỏi các vị lãnh đạo ngày đêm đọc title (vì tôi không tin các vị có thể đọc hết cả bài báo - bởi, nếu có khả năng đó thì tình hình không đến nỗi bi đát như bây giờ) để hiểu một sự thật vô cùng giản dị rằng: Chỉ cần ngó qua 3 cái title, lập tức có dư thừa sự hiểu để biết đủ và đúng tình trạng quan chức của đất nước hiện nay tệ hại như thế nào!


Hà Nghi Xuân
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bí ẩn trong ngôi chùa không có... hòm công đức



Tọa lạc trên lưng chừng núi, chùa Tiêu (Bắc Ninh) từ lâu không chỉ nổi tiếng là danh lam cổ tự mà ở đây còn có nhiều bí ẩn thú vị, có giá trị đối với việc nghiên cứu khảo cổ.

http://bee.net.vn/dataimages/201202/original/images851341_Nhucthan.jpg
Pho tượng thiền sư Như Trí hiện được bảo quản trong hòm kính và được đặt ở nhà Tổ.



Nơi tìm thấy pho tượng táng gần... 300 tuổi
    Theo Ni trưởng Thích Đàm Chính trụ trì chùa Tiêu thì cách đây hơn 60 năm, ở ngôi tháp trước tòa Tam Bảo có cốt một nhà sư. Ngày ấy, qua khe gạch nứt vỡ người ta đã nhìn rõ hình hài pho tượng táng (người viên tịch nhưng vẫn còn giữ nguyên hình thể - PV). Sau do chiến tranh và sợ bị động, nhà chùa đã xây bịt cửa tháp.

Cho đến ngày 5/3/2004, được sự đồng ý của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn, cửa tháp đã được mở ra. Thông qua riềm bức họa gắn tại cửa chính có đắp nổi các chữ Hán (viết theo lối Triện) xác định được nhục thân trong ngôi tháp này là Hòa thượng Như Trí.

Hòa thượng Như Trí là người có công trùng san và in nhiều bộ sách Phật học, trong đó có “Thiền uyển tập anh” - cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Đây là tác phẩm không những có giá trị về lịch sử Phật giáo mà còn là một tác phẩm truyền kỳ có giá trị về văn học, triết học và văn hóa dân gian.

“Giống như nhục thân hai vị thiền sư chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội), thiền sư Như Trí cũng tịch trong tư thế ngồi thiền kiết già và được các đệ tử phết bên ngoài bằng một lớp bồi gồm đất tổ mối, sơn ta, mùn cưa” - PGS. TS khoa học Nguyễn Lân Cường cho hay.

Cũng theo PGS. TS Cường thì điều khác biệt là trong lớp bồi không có thếp vàng, thếp bạc mà lại có những miếng đồng mỏng, có tác dụng đỡ cho nhục thân ngài qua nhiều năm không bị gục xuống. Từ các phát hiện này, chứng tỏ phương thức táng tượng của Việt Nam rất độc đáo và đạt trình độ rất cao.

Trước hiện tượng này, Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Tổng Thư ký Hội đồng trị sự GHPGVN nhận định: “Để có thể tượng táng được như thế cần nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là các Ngài biết được quy luật (nhà Phật gọi là tu chứng), có nhân duyên nhiều công quả và những công phu khác thường. Đồng thời phải hiểu rõ thời điểm nào mình sẽ viên tịch để mà có chế độ ăn thích hợp”.

Theo truyền thuyết, Đức Phật sau khi tịch cũng để lại xá lợi là những viên ngọc ngũ sắc, ngay cả cho vào nhiệt độ rất cao cũng không thiêu huỷ được. Còn như thiền sư Như Trí là toàn thân xá lợi.

Gần 7 tháng sau khi được rước ra khỏi ngôi tháp cổ, ngày 26/9/2004 nhục thân thiền sư Như Trí đã được tu bổ và khôi phục xong. Tượng Thiền sư trở lại dáng vẻ gần như ban đầu và tiếp tục "ngồi kiết già" trong nhà thờ Tổ với sự bảo quản vô cùng kỹ lưỡng của khoa học hiện đại.

Và ngôi chùa chưa bao giờ có... hòm công đức
     Đến chùa Tiêu, khách thập phương không chỉ chiêm bái pho tượng thiền sư Như Trí đầy bí ẩn và cực kỳ quý giá ở Việt Nam mà còn không khỏi “ngỡ ngàng” trước ngôi chùa chưa bao giờ có hòm công đức.

http://bee.net.vn/dataimages/201202/original/images851342_Congduc.jpg
Các ban thờ ở chùa Tiêu không có một hòm công đức nào.



Điều đó trái với việc phổ biến hiện nay ở miền Bắc trong nhiều ngôi chùa, hầu như ban thờ nào cũng có hòm công đức lớn, nhỏ nhưng ở chùa Tiêu thì không. Các ban thờ khá “đơn giản” bởi hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang...

Riêng “văn hóa giọt dầu” được tôn nghiêm và đúng mực hơn khi trên ban thờ chỉ có mấy đồng tiền lẻ 500 đồng, 1.000 đồng được đặt ngay ngắn trên đĩa nhựa.

Về trụ trì chùa Tiêu được hơn 60 năm, Ni trưởng Thích Đàm Chính cho hay: “Từ lúc Sư cụ về đây trụ trì đã không thấy có hòm công đức nào rồi. Ngay lúc đó, Sư cụ đã phát nguyện trước ban thờ Tam Bảo là không đặt hòm công đức ở bất cứ chỗ nào trong chùa”.

Sư cụ Đàm Chính chia sẻ thêm là “hình thức” công đức ở đây là nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho chùa. Còn khi xây dựng xong hoặc không xây dựng gì thì nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức nào, của ai.

“Việc nhà chùa không có hòm công đức không biết có từ khi nào và không ai lý giải nổi vì sao chùa lại không có hòm công đức? Nhưng khi xây dựng bất cứ cái gì, nhà chùa đều hoàn thiện và xây dựng khang trang. Tất cả là do chư Phật, chư Tổ gia hộ cho nhà chùa” - Một bà vãi ở chùa vui vẻ tâm sự.

BÙI HIỀN


Chùa Tiêu (Tiêu Sơn tự) nằm trên lưng chừng núi Tiêu, xã Tương Giang, huyện Từ  Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ðây là nơi trụ trì của thiền sư Lý Vạn Hạnh - người đã có  công nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị  vua đầu tiên của triều Lý. Mặt khác, chùa Tiêu còn được biết đến là chốn tu thiền huyền bí của người xưa và là một trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Blog nhà Hến: Bệnh... “nổ”

Bài đăng trên VOV Onlien 2:44 PM, 22/02/2012

(VOV) - Khoe khoang một cách lố bịch hiện đang trở thành căn bệnh trầm kha của nhiều người, làm rối loạn nhiều thang giá trị...

Hồi còn bé tí, sống ở thời bao cấp, tôi còn nhớ mãi hình ảnh bố mẹ mình trở dậy lúc trời còn tờ mờ sáng, “lén lút” quấn con cá trắm 3 kg vào manh chiếu và dặn dò chúng tôi không được nói với ai, để bố mẹ đem cá về biếu ông bà.

Nhưng trẻ con chúng tôi, chỉ giấu được lúc ấy. Khi trời sáng rõ, tụ tập chúng bạn, có gì lại khoe với nhau tuồn tuột. Đứa thì khoe được ăn thịt gà, nhưng bố mẹ lách thịt bằng kéo; đứa thì khoe được ăn bánh nướng, bánh dẻo nhưng chỉ ăn ở trong nhà… Nói chung là đủ thứ mà theo bọn trẻ chúng tôi, lúc bấy giờ là những món sơn hào hải vị. Nhưng mà lạ một điều là đứa nào cũng bảo “bố mẹ tớ dặn không được nói với ai”.

Lớn hơn một chút, tôi mới hiểu là sống trong thời bao cấp, con người ta phải như vậy. Mọi người đều cảm thấy ngại, không dám khoe ra ngoài về sự khá giả bất thường của mình (dù chỉ là bữa cơm có thêm miếng thịt, miếng cá).

Rồi khi mở cửa, cái bệnh “ngại” của thời bao cấp tiêu dần và biến mất. Mọi người đã thoải mái hơn và không còn phải ngại vì mình giàu có, giỏi giang hơn người khác.

http://vov.vn/Uploaded_VOV/phamhoa/20120222/minh-hoa.jpg
Bệnh “nổ” đang trở thành căn bệnh quá dễ lây lan, làm rối loạn rất nhiều thang giá trị. (ảnh Internet)



Nhưng khi xã hội càng phát triển, người ta lại phải sống cùng với một thứ bệnh đối lập hoàn toàn với bệnh “ngại” của thời bao cấp, bởi cái sự “nổ”, sự khoe khoang tưng bừng ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ chỗ nào.  Ở đâu người ta cũng không ngại khoe khoang về sự giàu có, về học vấn, bằng cấp, về cơ thể, về bất cứ thứ gì...

Ở ngoài đường, nhiều thiếu nữ thoả sức mặc quần cộc, cạp trễ, khoe giò, khoe mông mà nhiều người xung quanh phải quay mặt không dám nhìn. Khi bị phạt vì vi phạm giao thông, nhiều người rút điện thoại “chém gió” rằng quen sếp này, sếp nọ… cũng là để khoe khoang cái sự quan hệ rộng của mình.

Trên sân khấu, nhiều ca sĩ, diễn viên coi sự ăn mặc thiếu vải, khoe cơ thể và các vòng 1-2-3 là thể hiện sự gợi cảm cũng như bản lĩnh của người nghệ sĩ. Một số còn “tự nổ” cho rằng mình là sao, có đẳng cấp, thậm chí còn tổ chức cả những cuộc họp báo hoành tráng để “nổ” về bản thân. Còn nhớ, có cô diễn viên khoe được kinh đô điện ảnh Hollywood mời đóng phim, nhưng hàng năm sau phim mới ra mắt. Người hâm mộ căng mắt xem đi xem lại, mới phát hiện nữ diễn viên này có xuất hiện trên phim thật, nhưng là cảnh đi lại khoảng… vài giây.

Không chỉ nghệ sĩ mà nhiều vị quyền cao chức trọng cũng mắc bệnh “nổ”. Chẳng thế mà có chuyện ông Phó vụ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Lộc An, trong một buổi hội thảo về cơ chế điều hành giá xăng, khi phản biện lại cách tính giá xăng dầu, đã “lỡ miệng” khoe rằng, ông không giỏi toán lắm nhưng có đi thi toán quốc tế. Tại cuộc hội thảo, ai cũng “mắt tròn mắt dẹt” phục ông Phó vụ trưởng này lắm lắm. Nhưng khi kiểm tra lại từ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), thì không có tên ông này ở bất cứ đội tuyển dự thi Toán quốc tế nào của Việt Nam.

Rồi đến chuyện cả ông Thứ trưởng cũng khoe bằng cấp, mà đáng khoe nhất là tấm bằng Tiến sĩ… dởm. Trong các bản khai, ông Thứ trưởng này cam đoan đạt học vị Tiến sĩ tại Đại học Uppsala (Thụy Điển) nhưng cơ quan chức năng xác định ông chưa đạt học vị này.

Tệ hơn, một số quan chức còn khoe cả chức lên thiệp mời đám giỗ của cha mẹ mình…

Mới đây, dư luận lại ầm ĩ bởi sự khoe con một cách quá lố của một gia đình dự thi chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam. Nếu như những người lớn trong gia đình này không quá “nổ” về con mình, thì việc cô bé 15 tuổi hát trong chương trình này cũng chỉ bình thường như mọi thí sinh khác. Nhưng chiêu khoe con của bà mẹ đã thực sự trở nên lố bịch, nào là cô bé từng đoạt giải này, giải nọ, hát được 6 thứ tiếng…,   khi khán giả được chứng kiến cô bé biểu diễn tài năng trên sân khấu.

Không những thế bà mẹ đã phản ứng lại Ban giám khảo bằng cách khoe thêm thành tích của con mình, làm cô bé lại càng tưởng mình là một “tài năng bị vùi dập”. Người chịu thiệt thòi lớn nhất sau sự lùm xum này vẫn là cô bé 15 tuổi, vì em chưa đủ lớn để chống đỡ được búa rìu dư luận và thoát ra khỏi ánh hào quang mà gia đình đã bao phủ quanh em.

Bệnh nổ, bệnh khoe khoang của nhiều người, nếu tìm hiểu rõ thì cũng có nguyên cớ của nó. Mà chủ yếu vẫn là việc chúng ta đang sống trong một môi trường quá trọng thành tích. Nói không thật, nói quá lên, nói  “phét”… nhiều khi lại kiếm được lợi. Đó là việc được tuyển dụng vào những chỗ béo bở, được thăng tiến nhanh hơn những người khác… Kể cả chuyện khoe khoang quá lố về cơ thể mình cũng là “chiêu” câu khách hoặc để bù đắp vào năng lực nghệ thuật có hạn của mình.

Trong trường học, ngay từ bé, trẻ con đã phải đánh đu với việc chọn trường, chọn lớp, học thêm, nếu không sẽ không có thành tích bằng chúng bạn. Thế mới có chuyện ngay từ cấp mẫu giáo, cha mẹ, ông bà phải mang chiếu, xếp hàng cả đêm để  xin học cho con.

Lên cấp tiểu học, sau một hai năm đầu, cô giáo còn uốn nắn các cháu về chữ viết. Còn lại bình thường mặc kệ các cháu, viết thế nào cũng được, thậm chí xấu đến mức không đọc được, nhưng đến kỳ thi viết chữ đẹp, gia đình lại sửng sốt vì… không nhận ra chữ con mình.

Còn mỗi khi đến kỳ thi học sinh giỏi, các em lại phải “cày” ra để học. Học ngày, học đêm, học bằng mọi giá, cốt mang được thành tích về cho trường.

Hàng ngày, hành giờ phải chứng kiến cái sự khoe khoang quá lố, tự nhiên, tôi lại lẩn thẩn so sánh rằng, sống ở thời bao cấp, có lẽ con người ta còn cảm thấy dễ chịu hơn bây giờ, khi mà bệnh “nổ” đang trở thành căn bệnh quá dễ lây lan, làm rối loạn rất nhiều thang giá trị./.

Hòa An/VOV online
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Văn minh du lịch: Trông người mà ngẫm đến ta



NDĐT - Lễ hội hoa cuối năm tơi tả, chân tượng Trấn Võ (đền Quan Thánh), cột chùa Đồng, chuông đồng Yên Tử, đầu Rùa Văn Miếu mòn vẹt dần, những thắng cảnh nhem nhuốc vì rác... là những hình ảnh đáng buồn mà ngành du lịch Việt Nam phải gánh chịu từ chính những du khách nội địa của mình. Dường như, khái niệm “văn minh du lịch” vẫn còn xa lạ với nhiều người Việt Nam.

http://www.nhandan.com.vn/polopoly_fs/1.335131.1329904714!/image/3855247488.jpg




Cái giá của văn minh
“Cậu bạn mình đưa đi chơi Seoul, thăm bảo tàng quốc gia Hàn Quốc, cung vua, nhà cổ…mà giới thiệu mọi thứ cứ như một sử gia, đầy am hiểu và lòng tự hào dân tộc. Đồng thời còn dạy mình một bài học sâu sắc về văn hóa ứng xử nơi công cộng chỉ với một chi tiết nhỏ: trước khi đi khỏi chỗ vừa ngồi nghỉ công cộng, cậu ấy lau sạch hai, ba giọt nước dưa hấu do con trai ba tuổi của mình làm rớt ra sàn”, cô gái có nickname anhthu—thainguyen chia sẻ trên diễn đàn webtretho với sự ngưỡng mộ.

Đồng cảm, chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt (32 tuổi – Hà Nội) cho biết chị rất thích chuyến đi đến Kulalumpur (Malaysia) chỉ bởi “ở đó rất văn minh và lịch sự”. “Lần ấy, khi tham quan tháp đôi Petronats, chúng tôi đã phải xếp hàng gần 2 tiếng vì quá đông. Nhưng mọi người không hề chen lấn mà xếp thành hàng rất kỷ luật và nghiêm túc. Anh bạn đi cùng nói “bây giờ tớ mới biết cái giá của sự văn minh là như thế nào”. Thấy những người xung quanh lịch sự, mình cũng lịch sự theo như một phản xạ tự nhiên, chứ về đến sân bay ở Việt Nam gặp cảnh chen lấn lại thấy buồn”, chị tâm sự.

Có lẽ, câu chuyện của chị Nguyệt cũng giống với nhiều người khác từng đi du lịch ở nước ngoài. Vẫn biết nước mình đẹp lắm, nhưng họ đành chọn nơi khác để được hưởng một không khí thoải mái và lịch sự.

Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia có thể khai thác được rất nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch mua sắm….Buồn thay, sự thiếu văn minh của người Việt khi đi du lịch cũng vì thế mà phủ rộng khắp nơi. Từ sự vô ý nơi nghỉ dưỡng, đến những vô tâm khi ứng xử nơi di tích, đền chùa và thắng cảnh thiên nhiên.

Cách đây không lâu, bài báo “Tại sao du khách Việt bị từ chối” trên báo Sài gòn tiếp thị đã nhắc đến trường hợp oái oăm khi chủ ngôi nhà cổ Ba Đức (Cái Bè, Tiền Giang) đã thẳng thắn từ chối đoàn khách Việt đến thăm khu nhà. Hóa ra, chủ nhà đã có mấy “kinh nghiệm để đời” về sự vô ý thức của những người khách Việt chỉ biết đòi ăn rùa, rắn, xả đầy rác và làm cho vườn trái nhà ông xơ xác.

Lần theo những dòng thời sự, sẽ còn bắt gặp cảnh tan hoang của các di tích sau mỗi mùa lễ hội, bãi biển đầy rác thải, lễ hội hoa bầm dập vì những vết chân dẫm đạp hay cảnh chen lấn xô đấy, thiếu nhường nhịn của một bộ phận du khách Việt.

Trông người mà nghĩ đến ta, chỉ còn biết thở dài, bởi lẽ văn minh du lịch cũng chỉ là một phần nhỏ trong ý thức công cộng nói chung của người Việt, mà muốn cải tạo nó, kỳ thực quá phức tạp.

“Xem, hưởng thụ, nhưng đừng gây hại”.
Đây là câu nói quen thuộc mà những người quan tâm đến du lịch sinh thái hay nhắc đến. Song có lẽ, câu nói này phù hợp với cả những loại hình du lịch khác. Bởi, chỉ vì ý thức kém mà các công trình kiến trúc, các di sản và cả sự yếu mến của bạn bè năm châu với đất nước Việt Nam cũng bị gây hại nặng nề.

Trong bài viết Kinh nghiệm du lịch sinh thái tại Nhật Bản đối với Việt Nam, TS. Phạm Trương Hoàng cho biết, người Nhật luôn có ý thức bảo vệ môi trường nên sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm du lịch có “giá trị môi trường cao”. Vì vậy, tại Nhật, nhiều khách sạn, nhà hàng đã chủ động xây dựng vòng tròn khép kín như thu thập rác hữu cơ để tận dụng trồng rau sạch cũng là để thu hút được nhiều khách hơn.

Đồng tình, nhưng dưới góc độ du lịch văn hóa di sản, nhà nghiên cứu cổ nhạc Bùi Trọng Hiền cho rằng sẽ rất khó khăn để cải tạo ý thức nơi công cộng của người dân, do đó, bản thân người quản lý di tích phải chủ động đề cập vấn đề này với du khách của mình. “Hướng dẫn viên ngoài việc giới thiệu cái hay, cái đẹp cũng cần nhấn mạnh đến nguy cơ xâm hại di sản do sự vô ý thức của du khách. Họ cũng nên là người giám sát và cảnh báo du khách ngay khi có hiện tượng vi phạm di tích, dù là nhỏ. Bởi lẽ, có bao nhiêu rào chắn, biển hướng dẫn mà không có người nghiêm khắc nhắc nhở hay xử phạt thì khó mà kiểm soát được sự vô ý thức của đám đông - cái vấn nạn nhức nhối lâu nay mà chúng ta vẫn thường gọi là văn minh nơi công cộng”, anh Hiền nhận định.

Theo PGS.TS.Lương Hồng Quang, Phó viện trưởng viện VHNTVN, phải có chế tài xử phạt trực tiếp vào “túi tiền” của những du khách vô ý thức. “khi liên lạc với các công ty du lịch nước ngoài, bên cạnh hợp đồng, bao giờ du khách cũng nhận được 1 email có kèm theo danh sách nội quy kèm theo mức xử phạt bằng tiền nếu du khách vi phạm. Nhưng đó là chuyện ở các nước có nền du lịch phát triển, còn ở Việt Nam, theo tôi, các khu du lịch cũng nên treo những bảng nội quy kèm theo mức tiền xử phạt thật cao đối với các khách du lịch thiếu văn hóa. Thấy phạt tiền, ít nhiều họ sẽ chú ý hơn”, ông Quang nhấn mạnh.


ĐIỆP TRẦN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phản biện xã hội và lối sống "tiểu xảo"

Tác giả: Trần Anh Tuấn

Bài đã được xuất bản trên Tuần VietNamNet

Nếu như trên thế giới, người ta coi bậc trí thức sinh ra để nghiên cứu, sáng tạo và phản biện xã hội thì tại Việt Nam, hình như phần nhiều các trí thức chỉ bắt đầu học cách phản biện khi thôi làm quan chức. Vì cơ chế này không khuyến khích họ đánh đổi giữa những ham muốn cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Đương nhiên, một xã hội chậm phát triển là một xã hội thiếu nhiều ... cơ sở cho sự phát triển. Trong đó, không thể không nhắc tới "phản biện xã hội". Thậm chí đây còn là một tiền đề tối quan trọng trong việc mãi dẫm chân dưới vũng lầy hay cất cánh bay lên.

Vì sao phản biện vẫn là khái niệm xa xỉ?

Bài viết này xin mạo muội nêu lên một giả thuyết, lý giải tại sao ở nhiều quốc gia, từ lâu "phản biện xã hội" là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thì tại Việt Nam, nó vẫn là một khái niệm xa xỉ của đa số trí thức, đừng nói là nhân dân.

Hãy bắt đầu từ câu chuyện văn hóa. Có đứa bé 5 tuổi nhất định đòi cha nó phải giữ lời hứa từ tuần trước, là chủ nhật này đưa cả gia đình đi chơi Thảo cầm viên. Oái oăm thay, người bố lại coi việc tụ tập, bù khú với bạn bè trong ngày nghỉ quan trọng hơn là giữ lời với con trẻ. Thế là ông mắng "Im ngay! Để tao nói mẹ mày ra chợ mua đền cho món đồ chơi!". Nó vẫn không chịu.

A! Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư!... Thế là thằng bé bị nọc ra tặng cho mấy con lươn vào mông đít. Lần này nó xin tha rối rít để tránh bị ăn thêm đòn chứ chẳng còn chút ý kiến ý cò gì về việc đi sở thú nữa, và thấy mong muốn ấy là một sai lầm khiến phải mang vạ vào thân.

Văn hóa ứng xử tại Việt Nam cơ bản là thế. Người trẻ buộc phải nghe người già, kẻ dưới tự nguyện với người trên, mặc nhiên coi những phát biểu của bậc đi trước là "chân lý".

Thế mới có chuyện cả nghìn năm nay, chúng ta coi đạo Nho là khuôn vàng thước ngọc mà chẳng thèm để ý đến những tì vết dù là nho nhỏ trong cái hệ thống ấy.

Cho mãi tới thời đại ngày nay mới mang máng nhận ra sự bất hợp lý, ví như quan điểm ủng hộ chế độ độc tài (Vua là con trời), cổ súy cho cách học tầm chương trích cú, hay khuyến khích lối ứng xử mang nặng tính bất bình đẳng giới (trọng nam khinh nữ), v...v...

Trở lại với câu chuyện trên, giả sử đây là trường hợp xảy ra tại một quốc gia phương Tây, chắc chắn người hạ roi xuống đứa trẻ sẽ phải lo sốt vó, vì biết đâu chừng, thằng nhóc lại nhấc điện thoại lên nhờ cảnh sát can thiệp vào hành động trấn áp vô lý của người sinh ra nó.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/khai-giang_1330071114.jpg
Sự hình thành một nhân cách phụ thuộc rất nhiều vào quá trình
"xã hội hóa" của cá nhân giai đoạn còn nhỏ tuổi. Ảnh minh họa



Lối sống "tiểu xảo" hay "con đường ứng xử"?

Câu chuyện về văn hóa lại kéo theo câu chuyện về giáo dục. Một nền học mà cái "danh" nhiều hơn cái thực, đã khiến cho nhà trường đôi khi lại trở thành cha mẹ của các bậc phụ huynh có con em từ lớp Chồi tới bậc tiểu học.

Để khi xin được cho chúng nó vào trường rồi thì lại muốn "con của tớ là đứa học giỏi nhất nhì lớp". Mà trong muôn ngàn cách lấy thành tích học tập thì việc ngoan ngoãn nghe lời giáo viên vẫn là một "tiểu xảo" phổ biến. Lâu dần, "tiểu xảo" ấy mặc nhiên được chấp nhận như là một dạng của thiết chế.  - thầy đã nói thì cấm có sai!

Thế là tiếng nói độc lập của cá nhân khi còn trẻ lại bị vùi thêm một lớp sóng nữa.

Được biết, sự hình thành một nhân cách phụ thuộc rất nhiều vào quá trình "xã hội hóa" của cá nhân giai đoạn còn nhỏ tuổi. Ở Thụy Điển, người ta coi đây là "thời kỳ vàng của cuộc đời". Tại Nhật Bản, học sinh đến trường tưởng chơi nhiều mà hóa ra lại học chất lượng. Từ mỗi trò nghịch ngợm mà các em tự xây dựng tư duy và cách tiếp nhận kiến thức cho riêng mình để không trở thành bản sao của ai hết,...

Do vậy, hình thành hay không hình thành tư duy phản biện cũng manh nha từ lứa tuổi này.

Văn hóa Việt Nam, giáo dục Việt Nam góp phần tạo nên xã hội Việt Nam. Một xã hội mà "câu chuyện cơ chế" luôn là một đề tài nóng hổi. Trong nhiều trường hợp, đường lối của Nhà nước (có thể) đúng đắn nhưng cấp thi hành lại thực hiện ngả nghiêng.

Bởi họ không có hay không dám cất lên tiếng nói phản biện công khai nên chỉ dám "bày tỏ ý kiến" thông qua việc chui qua những lỗ hổng của cơ chế để làm lợi cho bản thân.

Câu khẩu hiệu: "Phê bình, tự phê bình" chúng ta nghe đã quá quen, song thử hỏi có mấy tổ chức hay cá nhân làm tốt? Bởi nền văn hóa và kinh nghiệm trong môi trường giáo dục trước đó đã cho họ những "con đường" ứng xử rồi.

Nếu như trên thế giới, người ta coi bậc trí thức sinh ra để nghiên cứu, sáng tạo và phản biện xã hội thì tại Việt Nam, hình như phần nhiều các trí thức chỉ bắt đầu học cách phản biện khi thôi làm quan chức. Vì cơ chế này không khuyến khích họ đánh đổi giữa những ham muốn cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Đương nhiên, một xã hội muốn phát triển phải cần rất nhiều yếu tố, song không thể không có sự song hành của "phản biện xã hội". Khi nào để điều đó không còn là một khái niệm xa xỉ tại Việt Nam? Như trên vừa nói, với nền văn hóa ấy, với đặc điểm giáo dục ấy, với cơ chế ấy... tôi nghĩ là còn lâu lắm.

Nhưng vẫn mong nhận xét trên chỉ là võ đoán.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Các ngành nhân văn của Việt Nam sẽ đi về đâu?



Nếu chỉ dùng một từ để mô tả tình trạng của các ngành nhân văn tại Việt Nam trong năm 2011 thì có lẽ không có từ nào thích hợp hơn là từ “báo động”. Trước khi phân tích thêm về nhận định trên, cần làm rõ cụm từ “các ngành nhân văn”. Tại Việt Nam, chúng ta thường gộp chung “các ngành xã hội – nhân văn”, hoặc thậm chí chỉ là “các ngành xã hội”, như thể “xã hội” và “nhân văn” chỉ là một. Nhưng thực ra, sự khác biệt giữa các ngành xã hội và nhân văn là khá rõ ràng, và số phận của chúng tại Việt Nam cũng đang rất khác nhau. Cũng thuộc về khối ngành “xã hội và nhân văn” nhưng hiện nay các ngành Kinh tế, Luật, và Tâm lý học – những ngành xã hội – đang rất được ưa chuộng. Trong khi đó các ngành nhân văn, những ngành truyền thống được đào tạo tại hầu hết các trường đại học lâu đời như Văn học, Ngôn ngữ học, Triết học, Sử học, Nhân học, Chính trị học, hoặc một vài ngành có liên hệ khác lại lâm vào tình trạng khủng hoảng và không có người học. Bài viết này chỉ đề cập đến các ngành nhân văn mà thôi.

Cuộc khủng hoảng được báo trước

Sự sụt giảm của các ngành nhân văn ở Việt Nam đã được bộc lộ trong những năm gần đây. Ở các trường trung học phổ thông, ban xã hội-nhân văn là ban được ít học sinh chọn nhất, đến nỗi rất nhiều trường không thể tổ chức lớp học cho ban này vì số học sinh đăng ký không đủ dù chỉ một lớp. Trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, năm nào cũng có những bài Văn ngô nghê, ngớ ngẩn đến nực cười của các cô tú, cậu cử tương lai được đưa lên báo chí. Nhưng sự kiện hàng ngàn điểm không (0) cho bài thi môn Sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cũng như việc hàng loạt các trường phải đóng cửa một số ngành nhân văn như Ngoại ngữ, Đông phương, Việt Nam học, Văn hóa học, cho thấy tình trạng của các ngành nhân văn ở Việt Nam thực sự đã ở mức báo động.

Tình trạng báo động nói trên tất nhiên không chỉ xảy ra ở Việt Nam, và cũng không hoàn toàn bất ngờ. Tương lai ảm đạm này thực ra đã được báo trước từ thập niên cuối của thế kỷ trước. Trong bài phát biểu nổi tiếng năm 1998 có tựa đề là “Giáo dục nhân văn cho thế kỷ 21”, W. R. Connor, trước tình hình suy giảm của các ngành nhân văn ở Mỹ vào thời gian ấy, vị Giám đốc đương nhiệm của Trung tâm Nhân văn quốc gia thuộc Hiệp hội giáo dục khai phóng Hoa Kỳ, đã phải thốt lên rằng nếu không ai chịu làm gì để thay đổi tình hình thì khối ngành nhân văn có thể sẽ “tuyệt chủng” hoàn toàn trong vòng một thế hệ nữa.

Lời cảnh báo của Connor ngày nay dường như đang trở thành hiện thực. Phải chăng đây là một điều không thể đảo ngược, vì các ngành nhân văn đã quá lỗi thời và không còn cần thiết cho thế kỷ 21 này nữa? Ngược lại, nếu như sự tồn tại của các ngành nhân văn vẫn cần thiết cho con người của thế kỷ 21 thì liệu có có cách nào để cứu vãn chúng hay không, đặc biệt là tại Việt Nam? Đó là những câu hỏi đang khẩn thiết được đặt ra cho tất cả chúng ta trong năm mới.

Ngành nhân văn trong thế kỷ 21

Vào thời điểm sắp bước sang thế kỷ 21, Connor đã từng đưa ra nhận định rằng vai trò của các ngành nhân văn trong thế kỷ 21 không những không giảm đi mà càng được khẳng định mạnh mẽ hơn. Bởi, trong một xã hội với quá nhiều đổi thay và biến động như ngày nay, thì những kỹ năng mà các ngành nhân văn giúp phát triển ở người học – khả năng hiểu các lập luận, cảnh giác với sự ngụy biện, tư duy logic, kỹ năng diễn đạt và thuyết phục, hiểu biết về con người và xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề, phán đoán và ra quyết định – lại càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

Gần một thập niên sau lời phát biểu của Connor, vị Hiệu trưởng đương nhiệm của Đại học Harvard là Derok Bok đã tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của các ngành nhân văn trong thế kỷ này trong một phát biểu vào năm 2007. Theo ông, những tiến bộ của khoa học đã giúp con người dễ dàng kéo dài hoặc hủy diệt, biến đổi sự sống bằng những biện pháp nhân tạo, đến nỗi sự sống của con người dường như cũng cần được định nghĩa lại. Trong bối cảnh như vậy, Derok Bok cho rằng những câu hỏi cốt lõi của ngành nhân văn như các giá trị, ý nghĩa của cuộc sống, các vấn đề về đạo đức càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, thay vì đẩy các ngành nhân văn ra bên lề, các trường đại học cần phải tạo điều kiện cho các ngành nhân văn phát triển, sao cho chúng ta không bị choáng ngợp bởi sự phát triển vũ bão của công nghệ, mà bắt công nghệ phải phục vụ chúng ta một cách nhân văn hơn.

Đặt những lời phát biểu bên cạnh sự kiện gây rúng động dư luận trong năm 2011 tại Việt Nam của sát thủ máu lạnh Lê Văn Luyện, hay đi xa thêm một chút sang nước láng giềng Trung Quốc là sự kiện bé Duyệt Duyệt bị xe cán hai lần trước sự dửng dưng của rất nhiều người qua đường, và kết hợp những sự kiện ấy với tình trạng khủng hoảng của các ngành nhân văn, ta mới thực sự cảm nhận được tầm quan trọng của các ngành nhân văn trong xã hội đầy biến động của thế kỷ 21. Có lẽ giờ đây nhân loại đã bắt đầu thấm thía những hậu quả khôn lường của việc mải mê chạy theo giá trị trước mắt (nói theo lời của Derek Bok là “choáng ngợp” trước những thành tựu của khoa học và sự phát triển về kinh tế) mà quên đi những giá trị lâu dài, bền vững mà trí tuệ của nhân loại đã để lại cho chúng ta thông qua các ngành nhân văn như triết học, đạo đức, tôn giáo, văn học, lịch sử, văn hóa – danh mục này còn có thể kéo dài thêm nhiều nữa.

Đánh mất chính mình

Nếu các ngành nhân văn có tầm quan trọng lớn lao như vậy, thì phải giải thích như thế nào cho sự sụt giảm trên phạm vi toàn cầu của các ngành nhân văn hiện nay? Trong bài phát biểu năm 1998, Connor đã lý giải điều này bằng một phán xét vô cùng khe khắt: sự sụt giảm này là do các ngành nhân văn đã tự đánh mất chính mình!

Để hiểu các ngành nhân văn đã đánh mất chính mình như thế nào, cần quay ngược về với giai đoạn khởi thủy và lần theo những phát triển của nó cho đến ngày nay. Theo Connor, các ngành nhân văn như ta biết hiên nay có nguồn gốc từ những môn học đầu tiên của nền giáo dục khai phóng (liberal education) được bắt đầu tại thành Athens nhằm phục vụ cho nền dân chủ sơ khai của xã hội Hy Lạp thời ấy.

Một nền giáo dục được gọi là “khai phóng” nếu nó chỉ có một mục tiêu duy nhất là tạo ra những con người biết suy nghĩ độc lập, có tư duy phản biện, và có những kỹ năng cần thiết để có thể tham gia vào xã hội với tư cách là một chủ thể tự do. Nói cách khác, mục tiêu duy nhất của các ngành nhân văn chính là để “giải phóng” con người ra khỏi những trói buộc của tinh thần nô lệ và phụ thuộc – nô lệ cho những tư duy do người khác áp đặt, và nô lệ cho những cách tiếp cận vấn đề theo thói quen và lối mòn, cho dù nó có thể không còn phù hợp với bối cảnh mới và thời đại mới.

Để tạo ra những “người tự do”, nền giáo dục khai phóng của Hy Lạp ở thế kỷ thứ 5 TCN nhấn mạnh các kỹ năng tư duy, lập luận, giải quyết vấn đề, và đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói (kỹ năng diễn thuyết). Các môn học của giáo dục khai phóng ở buổi đầu chỉ gồm có 3 môn: ngữ pháp (grammar), tu từ (rhetorics), và biện chứng (dialectic) – tất cả đều là những môn có liên quan đến các kỹ năng ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ được quan niệm như là một công cụ tối quan trọng của tư duy, đồng thời là phương tiện để biểu đạt ý tưởng của cá nhân đến những người khác trong xã hội.

Với những mục tiêu như vậy, các ngành nhân văn không nhằm chuẩn bị cho người học đi vào một ngành nghề cụ thể nào. Làm như vậy là trái với tinh thần “khai phóng”. Khác với đào tạo nghề nghiệp mà mục đích chính là truyền lại cho người học những quan điểm và cách tiếp cận đã được thiết lập bởi các bậc thầy trong nghề, các ngành nhân văn nhắm đến việc cung cấp cho người học những năng lực tổng quát mà bất cứ người học nào cũng cần khi tham gia vào các hoạt động xã hội trong mọi tình huống và mọi ngành nghề. Những năng lực ấy bao gồm khả năng độc lập tư duy, phán đoán sắc bén, ra quyết định hợp lý và giải quyết vấn đề có hiệu quả, cũng như kỹ năng diễn đạt và giao tiếp thành công với người khác.

Cần nhấn mạnh thêm rằng những năng lực nói trên hết sức quan trọng cho sự phát triển của một xã hội dân chủ đang hình thành như Hy Lạp lúc ấy. Với những kỹ năng mang tính tổng quát do các ngành nhân văn trang bị như vậy, một người được xem là “có học” cũng đồng nghĩa với việc người ấy là một con người tự do, có thể tự mình tư duy và đưa ra những quyết định phù hợp cho mình trong bất kỳ một tình huống hoặc một bối cảnh nào. Điều này rõ ràng là cũng rất cần thiết cho xã hội của hiện nay chúng ta.

Tiếc thay, những đặc điểm mang tính “khai phóng” ban đầu đã bị nhạt phai nhanh chóng cùng với sự phát triển về uy thế và số lượng của các ngành nhân văn trong giới hàn lâm sau đó. Các tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng lớn qua cá thời đại đã được đưa vào giảng dạy và phân tích, với mục đích ban đầu là nhằm phát triển kỹ năng tư duy và ngôn ngữ của người học. Nhưng dần dà, mục tiêu của các ngành nhân văn không còn là để giải phóng con người nữa, mà trở nên thực dụng và được sử dụng vào những mục đích cá nhân. Và, thật oái oăm, thay vì biến những con người nô lệ thành những người tự do, thì lúc này hay lúc khác chính các ngành nhân văn lại muốn biến người học từ những người tự do thành những người nô lệ. Nô lệ cho cách nghĩ, cách nói và cách hiểu của các nhà tư tưởng lớn mà các tác phẩm đã được đưa lên thành kinh điển để dạy trong các nhà trường mà ở đó người học chỉ có quyền ngưỡng mộ và nhất nhất làm theo các bậc thầy.

Và cứ thế, qua thời gian, nội dung học tập của các ngành nhân văn không còn gắn liền với xã hội nữa. Người đi học cũng không còn mục tiêu đạt được những kỹ năng thiết yếu cho việc tham gia vào một xã hội dân chủ, mà chỉ để được lọt vào giới thượng lưu, có học, trong đó việc học được xem như một công cụ thăng tiến về mặt xã hội hoặc nhằm đạt được những lợi ích về kinh tế của thời ấy.

Tất nhiên, một nền giáo dục như vậy cũng đem lại những lợi ích trước mắt cho người học - chẳng hạn, để được lọt vào giới thượng lưu - nhưng nó rất xa với ý nghĩa nguyên thủy của giáo dục khai phóng. Và điều quan trọng hơn là nó hoàn toàn không bền vững, vì những kiến thức nó cung cấp cho người học sẽ trở nên hoàn toàn vô ích mỗi khi xã hội có những thay đổi, biến động, khi những giá trị cũ đã bị đào thải.

Phải chăng đây chính là lý do của sự suy giảm đến báo động của các ngành nhân văn tại Việt Nam trong những năm gần đây, mà đỉnh điểm là năm 2011 vừa qua? Khi các ngành nhân văn – các môn học như Văn, Triết, Sử – không còn là những môn giúp rèn luyện khả năng tư duy phê phán, sáng tạo, lập luận chặt chẽ, diễn đạt thuyết phục, mà trở thành những môn biến học sinh thành các con vẹt, như quan niệm phổ biến hiện nay về các thí sinh dự thi khối C trong kỳ thi đại học?

Khôi phục các ngành nhân văn để cứu vãn tương lai

Thật là một nghịch lý khi các nhà tuyển dụng và toàn xã hội thì cứ mãi kêu ca về việc sinh viên ra trường không có năng lực tư duy và kỹ năng giao tiếp – cả bằng tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, lẫn tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế rất cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu ngày nay, thì các ngành nhân văn – vốn là những ngành giúp rèn luyện năng lực tư duy, khả năng ngôn ngữ, kể cả ngoại ngữ, và kỹ năng giao tiếp tốt nhất – lại liên tục suy giảm đến nỗi một vị trưởng khoa Văn học và Ngôn ngữ của một trường đại học lớn trong nước phải đưa ra lời cảnh báo về tình trạng “báo động đỏ”.

Và cùng với tình trạng báo động ấy là một loạt những vấn đề trong xã hội Việt Nam hiện nay, khiến cho sự phát triển về kinh tế đã chẳng hề làm chất lượng cuộc sống tăng lên mà thậm chí có thể còn kém đi. Hàng ngày ta đều nghe những chuyện như nữ sinh đánh nhau quay clip đưa lên mạng, trò đánh thầy, cô giáo đánh học sinh gây thương tích, vợ đốt chồng, cháu giết bà, và cả các sát thủ máu lạnh kiểu Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện. Rồi những tai họa bất ngờ như đứt cáp thang máy, xe máy, xe hơi tự phát nổ hoặc cháy giữa đường. Dường như chúng ta đang trở thành một loại nô lệ mới, không có tư duy, cắm đầu làm theo đám đông, không còn chút khả năng phê phán, và hoàn toàn không có khả năng tự quyết định vận mạng của mình, khi lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ không biết khi nào xe gắn máy của mình bị bốc cháy trên đường.

Rõ ràng là chúng ta phải khôi phục lại các ngành nhân văn, chứ không thể chịu bó tay nhìn những ngành nhân văn – ngành học về con người – đi dần đến “diệt chủng”. Một điều không dễ, đặc biệt đối với Việt Nam hiện nay, nhưng vẫn phải làm, và vẫn có thể làm nếu ta có đủ quyết tâm và sự kiên trì.

Nhưng khôi phục các ngành nhân văn như thế nào? Cách làm ở mỗi nơi có lẽ sẽ khác nhau tùy theo hoàn cảnh và điều kiện ở nơi đó, nhưng định hướng cách làm thì đã được Connor chỉ ra từ cách đây hơn một thập niên: Hãy kiên trì với mục tiêu khởi thủy của giáo dục khai phóng, đó là cung cấp cho người học những kỹ năng của một con người tự do, tức kỹ năng tự giải phóng (the skills of freedom). Những kỹ năng mà khối ngành nhân văn giúp phát triển ở người học – khả năng đọc và hiểu các lập luận, cảnh giác đối với sự ngụy biện, tư duy logic, khả năng diễn đạt và thuyết phục, có những hiểu biết sâu sắc về con người và xã hội đương đại, kỹ năng phán đoán và giải quyết vấn đề – sự quan trọng và cần thiết của chúng đối với người học ngày nay là điều không còn gì để bàn cãi.

Khôi phục lại các ngành nhân văn cho xã hội Việt Nam với rất nhiều phát sinh và vấn nạn mới của ngày hôm nay cũng chính là để cứu vãn tương lai cho thế hệ con cháu chúng ta.

Vũ Phương Anh  
(Bản gốc của tác giả.
Nguồn:
ncgdvn blog)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

CẢM NHẬN VỀ MINH TRIẾT VÀ MINH TRIẾT VIỆT



Thế giới hiện nay đang sống văn hóa hậu hiện đại. Trong khi chống lại các đại tự sự, nhất là chủ trương thay thế lý thuyết hệ thống, cấu trúc bằng lý thuyết  mạng lưới  hay  thân rễ, thì việc hô hào phục hưng minh triết, như là cái đối lập với triết học, cũng là dễ hiểu, vì điều đó, vô tình hay hữu ý, nằm trong chiến lược chung của hậu hiện đại. Việt Nam là một đất nước chủ yếu còn ở tình trạng tiền hiện đại, còn đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên ứng xử với hậu hiện đại nói chung và minh triết nói riêng không thể giống như ứng xử của một nước đã trải qua hiện đại và giờ đây đang đối mặt với hậu hiện đại. Bởi thế, một mặt chúng ta cập nhật với các trào lưu của thế giới, để biết người (rồi mới) biết mình (1), mặt khác phải ý thức được độ chênh giữa ta và thế giới, để có sự nhận biết thực sự, tránh thái độ vồ vập thái quá cũng như sự quy kết chối bỏ.
Việt Nam là một đất nước, theo Trần Quốc Vượng, nông dân, nông nghiệp, nông thôn, nhất là những cái nông ấy lại đều là tiểu nông, nên rất chuộng thực tế, thậm chí trở thành thực dụng, chưa có sự phát triển của ý thức cá nhân, óc duy lý và tư duy tư biện. Bởi thế, nó không có tôn giáo bản địa, nói gì đến tôn giáo lớn, và, do đó, không có triết học. Các tôn giáo ngoại như Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, Kitô giáo, cũng như các học thuyết triết học khác nhau, một khi nhập cảnh vào Việt Nam, thì phần triết lý, duy niệm, hình nhi thượng ít nhiều đều bị giữ lại ở cửa khẩu, đi qua được chỉ là phần thực hành, nghi thức, duy thực, hình nhi hạ. Bởi thế, tất cả các cụ, không trừ một ai, Thích Ca, Khổng Tử, Lão Tử, Jésus, Marx... đều nhanh chóng bị tinh thần làng xã biến thành các vị thần bảo trợ, ban phúc giáng họa. Còn các học thuyết triết học thì cũng sớm rơi vào tình trạng chưa chín đã nẫu. Câu nói đầy trực giác của Vũ Trọng Phụng, tôi nghĩ, không phải là không có hạt nhân hợp lý: "Đại Cồ Việt ta là cái đất cằn cỗi, những lý thuyết và tư tưởng ở đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc lòng, cũng cứ đến đây là thối nát"(2).
Việt Nam ta, do không có sự phát triển triết học như vậy, lại càng không nói đến sự phát triển đã thành một hệ thống quá duy lý, chặt chẽ đến mức không thở được, nên chưa có nhu cầu thực sự, bên trong trở về hay  đi đến minh triết như ở phương Tây. Còn phong trào trở về với minh triết, nhất là minh triết Việt, hiện nay, tuy không phải là nhu cầu giả, nhưng, theo tôi, chủ yếu xuất phát từ sự phản ứng, bức xúc nào đó với những lý thuyết nẫu do người bứng trồng không mát tay, hay nó không hợp thủy thổ, hay có sự lộn sòng mục đích - phương tiện. Bởi thế, thay vì phủ nhận triết học nói chung để thay thế nó bằng minh triết, Việt Nam cần phải đi bằng hai chân: vừa về với minh triết như một cái gì đó quen thuộc, của ta, vừa tìm hiểu nền triết học thế giới để tiến tới xây dựng lấy một triết học cho ta. Đi bằng một chân, tức chuyển từ sự mê sảng lý thuyết này sang sự mê sảng lý thuyết khác, thì không thể đi lâu và, quan trọng hơn, đi xa được, và, xét cho cùng, thì khập khiễng cũng không phải là minh triết.
Hơn nữa, minh triết Việt, nhìn từ thực chất, chủ yếu là  minh triết dân gian (indigenous mind), minh triết thực tiễn (đối lập với  minh triết lý thuyết  theo khái niệm của Aristote)(3). Minh triết gắn liền với kinh nghiệm, đúng hơn chính là kinh nghiệm, nên nó cũng gắn với chủ thể của kinh nghiệm đó. Người tiểu nông Việt, mà người Việt Nam nào, lại vẫn theo Trần Quốc Vượng, lại chả mang một căn tính nông dân, dù có phát triển đến đâu thì vẫn là  người tiểu kỷ (thuật ngữ của Trần Đình Hượu), nên thế giới kinh nghiệm của họ phần lớn là nghèo nàn, hạn hẹp, tính phổ quát không cao, nhất là hiện nay, khi chúng ta bước vào thế giới công nghiệp và hậu công nghiệp thì điều ấy càng lộ rõ. Cho nên thứ  minh triết trong đời sống thường ngày này thường chỉ thể hiện ở chỗ biết "suy tính những gì là tốt, là thiết thực... cho mình để có được một cuộc sống tốt" (định nghĩa minh triết thực tiễn của Aristote, dẫn theo Hoàng Ngọc Hiến). Nhưng, điều quan trọng là những quan niệm "tốt", "thiết thực", "cuộc sống tốt" lại bị quy định bởi tính tiểu nông và tinh thần làng xã. Còn, cụ thể hơn, muốn nói "cuộc sống tốt" của minh triết Việt là "sống tử tế", "sống hẳn hoi" thì liệu chúng ta, do đòi hỏi của trạng thái nhân thế hôm nay và nhu cầu lý thuyết hóa, có "gán nghĩa" cho nó không. Minh triết, phần nào cũng giống như vô thức, một khi đã được/ bị lý thuyết hóa, thì nó không còn là minh triết nữa?
Phần  minh triết bác học  trong minh triết Việt lại chủ yếu rút ra từ triết lý của các tôn giáo lớn du nhập vào Việt Nam và có phần nào được bản địa hóa. Triết lý phương Đông, theo Kim Định, mang những đặc điểm của  tư duy minh triết,  bởi nó tồn tại như là những lời giáo huấn dưới dạng vắn tắt kiểu châm ngôn, lời nói còn gắn liền với nhân thân người nói, thậm chí lời nói (vô ngôn)  chính là  nhân cách người nói, một khi anh ta trở thành tấm gương. Như vậy, mục tiêu của triết Đông là xiểm dương chân lý qua con đường thể nghiệm, trực giác, chứ không phải là tri thức qua con đường phân tích, phê phán như triết Tây. Minh triết bác học Việt, vì thế, là một tập hợp những câu châm ngôn thiên về đạo lý, đạo đức, cách ứng xử... đã tách rời khỏi hệ thống xuất thân của nó để cho người Việt tự do diễn giải và tự do vận dụng. Khi nó phù hợp với kinh nghiệm của người Việt, được kinh nghiệm đó lấp đầy, thì nó sống. Còn khi nó trái với kinh nghiệm thực tiễn, thì nó trở thành khẩu hiệu, lời nói suông: nó chết, hoặc, đúng hơn, nó sống cái đời sống ký hiệu của nó để phục vụ một quyền lực nào đó. Minh triết bác học Việt, như vậy, là đã bị dân gian hóa.
Việt Nam hiện nay tụt hậu về cả kinh tế, trình độ xã hội lẫn tư tưởng. Những nước đi sau thường rơi vào hai trường hợp: 1) nếu bị động, hoặc tự bịt mắt mình, không nhận rõ được mình hiện nay đang ở đâu trong tiến trình của thế giới, thì rất dễ có nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ và thùng rác tư tưởng, và, do đó, khoảng cách với thế giới sẽ ngày càng nới rộng, thậm chí không bao giời đuổi kịp, dần dần sẽ trở thành một khúc ruột thừa; 2) nếu chủ động và tỉnh táo thì sẽ rút kinh nghiệm được từ những sa sẩy của người đi trước, tiết kiệm được mồ hôi nước mắt, thậm chí xương máu, tránh được những luồng sóng dư lực từ những con tàu đi trước, tìm ra cây gậy rút đường (chứ không phải đi tắt đón đầu, hoặc chờ sự lộn lại lấy đuôi làm đầu như trò chơi rồng rắn của trẻ con) để thu dần khoảng cách với thế giới.
Việt Nam hiện nay, ở lĩnh vực chúng ta đang bàn tới, tôi nghĩ, một mặt phải vừa phát triển triết học vừa phát huy minh triết, mặc dù điều này rất khó khăn, còn lấy minh triết thay cho triết học thì quá dễ dàng bởi lẽ chúng ta còn chưa có triết học, mặt khác phải xây dựng một xã hội công dân, có trình độ xã hội hóa và cá nhân hóa cao, có dân chủ tham gia (chứ không chỉ là dân chủ đại diện) và dân chủ vì cá nhân (chứ không phải dân chủ đám đông, dân chủ vì cộng đồng), để làm môi trường (4) phát huy minh triết, để minh triết không trở thành những lời ma mị, suông.

Hà Nội, 9-2009


Tác giả: Đỗ Lai Thúy
-----------------------------------------------------------
1. Trước đây, chúng ta đã quá quen với lối tư duy biết mình biết người, nội chủ ngoại khách, Đông học vi thể, Tây học vi dụng... Giờ đây, có lẽ, trong một thế giới liên lập, liên chủ thể, các phạm trù khách quan, chủ quan đều đã bị thay thế bằng các phạm trù khách - chủ quan, chủ - khách quan, thì cũng nên "đổi mới tư duy". Bởi nếu chỉ lấy cái tôi làm thước đo, mà cái tôi ấy lại đầy hạn chế, thậm chí khuyết tật, "một mình mình nói, một mình mình nghe" như vậy, thì làm sao đo nổi thế giới.
2. Vũ Trọng Phụng, Truyện ngắn, Hội nhà văn, 1996, tr.327, dẫn theo Hoàng Ngọc Hiến.
3. Thực ra, thuật ngữ  minh triết lý thuyết của Aristote, theo tôi, là khá mâu thuẫn vì khi nói đến lý thuyết minh triết thì nó đã là triết học rồi. Bởi, minh triết tự nó là không có lý thuyết, nó chỉ là kinh nghiệm, còn khi đã nâng lên thành lý thuyết, hoặc lấy một lý thuyết nào đó để soi rọi nó thì nó đã không còn là nó rồi!
4. Hoàng Ngọc Hiến có nói: "Một hiện tượng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại là những gì không được người ta nhớ đến thì dần dần sẽ biến mất. Xã hội không quan tâm đến "sự tử tế", "sự hẳn hoi" thì dần dần những người hẳn hoi, tử tế sẽ biến mất; ngược lại, xã hội còn nhớ đến những phẩm hạnh này, thì những người hẳn hoi, tử tế sẽ xuất hiện khắp nơi". Tôi cho rằng không phải  nghĩ đến, nhớ đến, mà phải xây dựng được một  cơ chế xã hội  như thế nào đó để những người hẳn hoi, tử tế được tôn trọng, có quyền lợi phù hợp, thì người hẳn hoi tử tế mới tồn tại được và sau đó ngày càng đông đảo.

Nguồn:Tạp chí VHNT số 310, tháng 4-2010
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trí thức và phản biện xã hội



Nhưng nói Không phản biện xã hội thì không phải là trí thức lại là võ đoán thiếu bao dung, không có lợi cho việc động viên đa số giới trí thức.

"Phong hàm" trí thức...
Trí thức là một khái niệm rất rộng. Mỗi xã hội, mỗi thời, mỗi người hiểu theo cách khác nhau, khó có thể nhất trí với một định nghĩa nào đó.

Chẳng hạn trong khi Nghị quyết số 27-NQ/TW: Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất  định, có năng lực tư  duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội, thì Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ mới đây đăng bài "65 trí thức trẻ đầu tiên tốt nghiệp lớp bồi dưỡng làm Phó Chủ tịch xã nghèo". Các trí thức này đều là sinh viên mới ra trường! Đây là cách hiểu dân dã rất phổ biến.

Thời xưa khi mặt bằng dân trí thấp thì một ông đồ làng, một anh giáo tiểu học cũng được coi là trí thức. Tại Trung Quốc hồi thập niên 50-70 bất cứ ai có trình độ văn hóa cấp III (trung học phổ thông) trở lên, đều bị coi là trí thức và bị xếp hạng ở dưới "công nông binh": Thời Cách mạng văn hóa, học sinh sinh viên đều bị gọi là Thanh niên trí thức và bị xua về nông thôn lao động cải tạo.

Thời nay trí thức ta không còn bị coi rẻ nữa nhưng cũng chẳng mấy ai tự nhận là trí thức, trừ người được phong hàm GS, Phó GS kèm theo tiêu chuẩn đãi ngộ cao (kể cả khi chết - chuyện chỉ có ở ta). Vì thế sẽ thật khó hiểu nếu ai đó định dựa vào tiêu chuẩn hoặc định nghĩa này nọ để "phong hàm" trí thức cho người khác.

Có một cái luật bất thành văn: Trí thức có trách nhiệm nặng nề hơn với xã hội, có nghĩa vụ hướng dẫn dư luận. Theo cách nghĩ phổ biến hiện nay, họ phải phản biện xã hội - được hiểu là công khai lên tiếng về các vấn đề tồn tại trong xã hội.

Thực ra ai cũng đều có nghĩa vụ phản biện xã hội. Đây là hành động dấn thân vào cuộc đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Trí thức, nhất là trí thức ngành xã hội- nhân văn lại càng nên gánh vác nghĩa vụ này. Điều đó sẽ làm tăng giá trị của họ. Các cán bộ lãnh đạo, các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân) và đảng viên cộng sản- những người trong đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc, lại càng không thể thoái thác nhiệm vụ phản biện xã hội.

Nhưng do vai trò đặc biệt của mình, người trí thức cần rất tỉnh táo và thận trọng khi phản biện xã hội.

Có những vấn đề chính trị và xã hội đơn giản và đã rõ ràng, bạn có thể nhanh chóng phát biểu quan điểm. Nhưng có lắm vấn đề bạn nhất thiết phải dành ra nhiều tâm trí và thời gian để tìm hiểu, theo dõi và suy ngẫm. Chưa hiểu đến nơi đến chốn mà đã phản biện thì có khi lại gây hại cho xã hội và cho chính mình, nhất là với nhà trí thức có địa vị cao.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/23/16/20120223162407_17burnout_1329987568.jpg
Trí thức có trách nhiệm nặng nề hơn với xã hội, có nghĩa vụ hướng dẫn dư luận.



Hiển nhiên, giá trị chủ yếu của bất cứ người nào được đánh giá qua cống hiến của người đó cho xã hội, thể hiện ở khối lượng và chất lượng sản phẩm làm được trong chuyên ngành của mình.

Người trí thức trước hết phải giỏi chuyên môn, phải có cống hiến về chuyên môn. Phản biện xã hội là một nghĩa vụ nên làm nhưng không bắt buộc, càng không thể coi là tiêu chuẩn phân loại trí thức. Bác sĩ phẫu thuật nhất thiết phải giỏi cầm dao mổ; không phản biện cũng vẫn là trí thức thứ thiệt.

Vì phản biện mà chuyên môn kém lại càng không nên. Kém năng lực phản biện, hoặc thấy chỉ làm chuyên môn sẽ cống hiến tốt hơn thì chẳng nên phản biện. Thiếu tỉnh táo dấn thân phản biện hoặc làm những việc ngoài chuyên môn có khi lại có hại.

Tóm lại có thể thấy câu nói của GS Ngô Bảo Châu: "Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm người đó làm ra, không liên quan gì đến vấn đề phản biện xã hội... Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội." tuy có lý nhưng chưa đủ sức thuyết phục.

GS Chu Hảo nói Không có tư duy phản biện thì không phải là trí thức cũng chẳng sai. Ở đây GS chỉ nói về tư duy phản biện mà thôi. Trí thức thứ thiệt dĩ nhiên phải có tư duy phản biện- nghĩa là dám nghi ngờ, xét lại lý thuyết, thành tựu của người đi trước- nó không liên quan gì tới hành động phản biện xã hội.

...Và không thể tước "hàm" trí thức
Nhưng nói Không phản biện xã hội thì không phải là trí thức lại là võ đoán thiếu bao dung, không có lợi cho việc động viên đa số giới trí thức.

Lịch sử cho thấy phần đông trí thức thời nào cũng không thích tham gia chính trị và phản biện xã hội. Họ làm thế có thể vì nhiều lý do như ngại mất thời giờ làm công tác chuyên môn, ngại bị trù úm, quyền lợi tinh thần vật chất của mình và gia đình bị suy suyển v.v...

Từng có những nhà trí thức suốt đời chẳng biết gì ngoài chuyên môn của mình, đến mức bị coi là khờ dại, ngớ ngẩn. Cũng có trí thức coi chính trị là chuyện vô bổ và lắm cạm bẫy khôn lường, chớ dại gì dính vào mà mất thời gian, thậm chí tiêu ma sự nghiệp chuyên môn của mình.

Chẳng nên đơn giản quy kết họ ích kỷ, không yêu nước thương dân. Bạn có thể gọi họ là trí ngủ hoặc trí thức trùm chăn, nhưng bạn không thể tước được cái "hàm" trí thức của họ. Và đừng nghĩ họ cống hiến kém những người hăng hái phản biện xã hội.

GS Tương Lai có lý khi nói "Người trí thức phải hành động. Nhưng hành động như thế nào là tùy theo bản lĩnh, trí tuệ, nhận thức và vị thế của họ."

Cùng vì một mục đích lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp nhưng Phan Bội Châu chủ trương bạo động còn Phan Châu Trinh lại muốn nhờ Pháp giúp nâng cao dân trí, song cả hai cụ đều được dân tộc ta tôn vinh là hai nhà yêu nước vĩ đại.

Tôi có biết một anh bạn đang tham gia nghiên cứu một lĩnh vực cần thiết, công việc bận tới mức anh chẳng có thì giờ nói hoặc viết bài bàn luận chuyện này nọ như chúng tôi. Nhưng rõ ràng người "trùm chăn" vùi đầu làm chuyên môn như anh thì hữu ích cho Tổ quốc hơn chúng tôi cả nghìn lần. Và chắc mọi người sẽ dễ dàng đồng ý anh nên dành thời gian rảnh để đọc thêm tài liệu chuyên môn chứ chẳng nên... phản biện xã hội.

Giá trị của người trí thức cũng không liên quan lắm đến thân phận xã hội của họ.

Phạm Quỳnh vì phục vụ chính quyền Pháp và triều đình Huế mà bị các trí thức yêu nước lên án, nhưng ông vẫn có cống hiến lớn cho văn hóa dân tộc ta. Thời ấy rất ít trí thức dám phản biện xã hội. Phần lớn an phận làm công chức cho chính quyền Pháp, nhưng không thể vì thế mà phủ nhận địa vị trí thức và đóng góp của họ.

Không ít chuyên gia làm vũ khí cho nước Đức phát xít (như Werner Braun) đã có cống hiến lớn về khoa học, sau Thế chiến II được Mỹ trọng dụng chẳng kém các nhà trí thức chống phát xít. Dĩ nhiên sẽ tốt hơn nếu Phạm Quỳnh không làm việc cho thực dân, phong kiến, Braun không phục vụ Hitler. Nhưng ai dám bảo họ không phải là trí thức và không có giá trị?

Phải chăng nên cảnh giác với những người hăng hái phản biện vì các mục đích... khó hiểu? Nghe đâu ở Pháp có ông Henri Lévy, một trí thức đẹp trai có tài ăn nói, hay lên tiếng phê phán đủ thứ chuyện trên đời, nhưng bị chê là thực tài xoàng, chỉ giỏi tự đánh bóng tên tuổi bằng cách luôn xuất hiện trên báo đài. Năm 2006 có hai nhà báo từng viết cuốn Một vụ lừa bịp ở Pháp [2] nhằm hạ bệ thần tượng này.

Cũng chớ nên quên ý kiến của GS Phạm Quang Tuấn : "Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn" [3]. Quả thật trong một số cuộc tranh luận trước đây đôi khi có người tỏ ra thiếu bao dung, luôn khẳng định quan điểm của mình là chân lý mà chưa thấy tranh luận là một dịp tốt để học hỏi.

Có người còn lợi dụng tranh luận để phê phán, thậm chí động chạm đến chuyện riêng tư của người khác. Trong lần tranh luận này chẳng rõ vì động cơ nào mà có phát ngôn bóng gió nhắc tới chuyện GS Ngô Bảo Châu từng nhận những ân huệ này nọ của Nhà nước, vì thế mà bị mất tự do và phải từ bỏ truyền thống phản biện trước đây của mình.

Cách phát ngôn ấy dễ dẫn tới hiểu nhầm và làm người khác nhụt chí, trong khi lẽ ra cần cố gắng khuyến khích mọi người nói ra quan điểm của họ. Rõ ràng tranh luận kiểu như thế thì không "ra hồn" và chẳng bổ ích cho ai cả.

Hồ Anh Hải
(Vietnam.net)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối