Trang trong tổng số 18 trang (173 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hoanui74

Lễ Tằng Cẩu của người Thái

http://www.amthuc365.vn/forums/imagehosting/14489bfbaf4a97b.jpg

  Hôn lễ của gia đình người Thái diễn ra rất long trọng và công phu. Khi mang lễ vật sang nhà cô dâu, nếu nhà khá giả là một đôi gà đủ trống mái, hai chiếc đệm, hai chiếc chăn, hai chiếc gối, hai súc vải (mỗi súc mười sải tay), một đôi cẩu (tóc rối và một cái trâm bạc đính đồng bạc hoa xòe). Trong đám đón dâu nếu thiếu gà, thiếu đệm cũng có thể cho qua, nhưng nhất thiết không thể thiếu đôi "cẩu".

  Gia đình nhà trai đến đúng hẹn. Chú rể ra mắt họ nhà gái trước sự chứng kiến của những người thân thích. Sau khi thắp hương trên ban thờ để khấn gia tiên, là bữa cơm thân mật. Trong bữa ăn, hai bên trai gái trò chuyện vui vẻ và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Đêm tân hôn, đôi vợ chồng trẻ vẫn chưa được ngủ cùng ngăn, bởi tóc cô dâu chưa dựng cẩu. Trước đó, cô dâu được gội đầu bằng nước lá thơm lấy từ trên đỉnh núi. Tục lệ dựng cẩu mang ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời người con gái nên diễn ra khá công phu. Chọn giờ tốt, bố mẹ chàng rể ngồi một bên, bố mẹ cô dâu ngồi một bên, chú rể chắp tay lạy bố mẹ vợ và bà mối tuyên bố trao cẩu cho cô dâu. Bà mối đưa chiếc lược đồi mồi chải từng lọn tóc mượt mà của cô gaí vuốt ngược lên. Con gái Thái ai cũng có mái tóc dài tuyệt đẹp, dày và mượt như dòng suối. Cả đời họ ít biết đến loại xà-phòng hay dầu gội đầu nào. Thứ nước gội yêu thích nhất của các cô là nước gạo đã lên men chua. Sau khi gội, tóc được xả kỹ bằng nước lá thơm nhiều lần. Có lẽ, đối với người phụ nữ Thái, chẳng có thứ dầu gội nào có thể sánh ngang bằng thứ nước vừa rẻ lại vừa làm mượt tóc như nước vo gạo.

  Chẳng mấy chốc, mái tóc được kết thành chín đường vòng cung, búi tết với mớ tóc rối cũ nhà trai đem sang. Từng múi tóc đen nhánh, mềm mại đan nhau bện thành những đường cong nằm gọn trên đỉnh đầu trông như một nắm xôi to, tượng trưng cho sự khéo léo dịu dàng của người vợ, cho sự no ấm của gia đình. Chín múi tóc đã cuộn tròn vào nhau, bà mối đính chiếc trâm, tượng trưng cho ánh mặt trời chói toả ánh hào quang và sự vĩnh cửu của tình yêu đôi lứa.

  Phong tục "tẳng cảu" ở mỗi vùng có khác nhau đôi chút nhưng nói chung ở miền Tây Bắc, đây vẫn là tục lệ thiêng liêng, đánh dấu sự kiện trọng đại trong cuộc đời của người phụ nữ Thái. Sau lễ tẳng cẩu, đôi trai gái mới được chính thức công nhận nên vợ nên chồng...

  Mới "tẳng cảu" cho nên các búi tóc làm da đầu đau ê ẩm, nhưng cô gái vẫn cảm thấy rất hạnh phúc. Kể từ ngay mai, cô sẽ phải tự búi tóc một mình, mấy ngày hôm trước, mẹ cô cứ bắt cô búi đi búi lại nhiều lần.

  Khi người con gái Thái đã dựng "cẩu", có nghĩa họ sẽ không được quan hệ tình ái với người con trai nào khác. Nếu người con trai lỡ yêu người đã dựng cẩu cũng không được quan hệ với họ, chính vì vậy mối quan hệ trong gia đình người Thái luôn được bền vững. Người phụ nữ Thái là tấm gương của người phụ nữ chịu thương chịu khó, nhường nhịn hết lòng vì chồng con. Khi đã "tẳng cẩu", người phụ nữ Thái không bao giờ được phép hạ cẩu ngay cả khi đi ngủ hay xuống suối tắm. Họ chỉ được phép thả tóc khi gội đầu hay chẳng may bị xổ tóc. Nhưng trường hợp bị xổ tóc rất hãn hữu vì chiếc trâm giữ rất chặt búi tóc trên đầu. Nếu chẳng may người chồng mất, người phụ nữ được phép hạ cẩu xuống 100 ngày để chịu tang.

  "Tẳng cẩu" là một nét đẹp độc đáo của người phụ nữ Thái, nó cũng là một đồ trang sức không thể thiếu. Trong vòng xòe, dưới ánh lửa bập bùng, chiếc tẳng cẩu loang loáng như những ngôi sao nhỏ nhấp nháy trên những gương mặt tươi tắn, hồng hào của người phụ nữ Thái tạo cho họ sự duyên dáng và kiêu hãnh. Ngoài ra, còn ngầm nhắn nhủ ai còn tơ tưởng rằng: Tôi đã là người phụ nữ có chồng.

Tục Tăng cẩu chỉ phổ biến ở người Thái đen

http://www.simplevietnam.com/uploads/DAT%20NUOC%20-%20CON%20NGUOI/phongtuc/letangcau.jpg

  Người Thái có nhiều nhóm: Thái đen, Thái trắng, Man Thanh, Tày Mười, Tày Thanh... với dân số hơn 1 triệu người phân bố ở nhiều vùng đất nhưng nhiều nhất vẫn là ở vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An). Dân tộc Thái có vốn văn học cổ truyền quý báu với kho tàng thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… có nhiều điệu múa (khắp) độc đáo: xoè Thái, múa sạp. "Văn hoá của người Thái rất phong phú thể hiện ở nhiều nghi lễ khác nhau như: cúng trời đất, cúng bản mường, nghi lễ cầu mùa, đám ma được gọi là lễ tiễn người chết về "mường trời", người dân tộc Thái ở nhà sàn, riêng người Thái đen làm nhà có hình mai rùa và được trang trí theo phong tục xưa. Nhưng tục búi tóc (tăng cẩu) lại chỉ phổ biến ở nhóm người Thái đen. Hôn nhân của người Thái đen là hôn nhân theo kiểu phụ hệ, nhưng từ trước tới nay, tập người này vẫn duy trì tục ở rể, gửi rể.

  Khi chàng trai người Thái đen đến tuổi lấy vợ (trước đây là 13-14 tuổi), nay mười tám, đôi mươi sẽ tự đi tìm người con gái mà mình ưng ý hoặc do bố mẹ "nhắm cho". Tiếp đến, nhà trai nhờ một ông Mối (tiếng Thái gọi là Phòlam) đến nhà cô gái để làm mối. Nếu được gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ bắt đầu cuộc đời ở rể.

  Chọn ngày lành, tháng tốt, nhà trai chuẩn bị cho con trai một số sính lễ để đến ở rể. Lễ vật gồm: một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm, một chai rượu và một cái "Tôống bai" là cái đựng vía (khoắn) được làm bằng một sợ dây mây một đầu được cuộn xoắn lại (theo như lời người Thái đen cho biết thì vật này để cho vía chú rể trú ngụ ở đó). Ông Mối sẽ là người trực tiếp đưa chàng trai đến nhà cô gái. Sau khi kiểm xong lễ vật, nhà gái để mọi thứ lên bàn thờ để báo cho tổ tiên biết nhà đã có chàng rể. Trong thời gian ở rể chàng trai được đối xử như một thành viên mới của gia đình.

  Nhưng do phải có thời gian thử thách nên anh ta phải chăm chỉ, lao động cật lực, cùng ăn với cả gia đình vợ, chỉ có điều anh ta chưa được ngủ cùng cô gái, mà phải ngủ ở vị trí dành cho khách (người Thái gọi là khươi). Trong ngôi nhà sàn của người Thái, ngoài các buồng thông thường, ở hai phía đầu hồi còn có hai phần được sử dụng với từng mục đích khác nhau, một đầu la khan dùng để làm công việc bếp núc. Đây là phần đầu hồi ở phía sau, để nước và làm bếp, nơi này thường là chỗ sinh hoạt của phụ nữ. Khươi (trong tiếng Thái, khươi là rể, lụ khươi là con rể) là phần đầu hồi nhà ở phía trước, phía cầu thang chính lên nhà. Đây là phần dùng để tiếp khách và nếu gia đình nào có chàng rể đang trong giai đoạn thử thách thì sẽ ngủ ở đây...

  Sau thời gian ở rể có thể chỉ 3 tháng hoặc kéo dài cho đến khi chàng rể được nhà cô gái chấp nhận. Để đôi uyên ương được ngủ chung với nhau thì hai gia đình phải tiến hành làm lễ "tăng cẩu" (búi tóc), chính thức công nhận họ là vợ chồng. Búi tóc của người phụ nữ Thái đen từ thời điểm này được coi như là một dấu hiệu thông tin cho mọi người biết họ đã có chồng. Để làm lễ này, nhà trai lại phải mang tới nhà gái một số lễ vật. Theo tục lệ, lễ "Tăng cẩu" được thực hiện ở gian gần bếp, người ta chuẩn bị một chậu nước lá thơm. Đại diện phía nhà trai gội đầu, chải tóc và búi tóc cho cô dâu. Tóc được búi lên, cuộn lại bằng một dây xà tích bằng bạc và cài một chiếc trâm bạc giữ cho tóc không bị xổ ra. Trong lúc búi tóc cho cô gái, đại diện hai nhà cùng uống rượu và hát đối đáp "khắp toóc". Nội dung của các bài khắp nói lên hoàn cảnh của mỗi nhà và những lời dặn dò đôi trai gái.

  Sau lễ tẳng cẩu, chàng trai và cô gái được ngủ chung với nhau, cũng từ đó cô gái phải luôn búi tóc vừa để làm đẹp vừa như là một dấu hiệu thông báo cho các chàng trai khác biết họ đã có chồng. Về nguyên tắc, lễ cưới có thể được tổ chức bất kỳ lúc nào mà hai gia đình muốn, sau lễ "tăng cẩu".
"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoanui74

Mắc khén - Gia vị rất riêng của người Thái

  Điều kiện cư trú trên núi cao khiến mỗi dân tộc đều có phương thức sống riêng biệt, từ ngôn ngữ, phong tục... cho tới các gia vị chế biến món ăn.

  Một dải núi rừng hoang sơ bí hiểm, khởi đầu từ mạn Mộc Châu, Yên Châu, rồi tới Thuận Châu, rồi trải miên man tới những địa danh xa xôi với người miền xuôi như Nghĩa Lộ, Sơn La, Điện Biên… là nơi cư trú ngàn đời của những tộc người Thái, Hà Nhì, La Hủ,…

  Điều kiện cư trú trên núi cao cách trở cùng với cuộc sống cơ bản dựa vào núi rừng đã khiến mỗi dân tộc đều có phương thức sinh sống riêng biệt, từ ngôn ngữ, phong tục tập quán, hoa văn thổ cẩm, kỹ thuật nông nghiệp cho tới cách chế biến món ăn. Đa số các dân tộc người vùng cao đều có cách ăn uống giống nhau, song nổi bật là những món gia vị độc đáo.

  Mắc khén – loại gia vị chỉ người Thái hay chế biến cho những bữa ăn của mình, tới nay không rõ dịch ra nghĩa gì. Theo tiếng Thái mắc có nghĩa là quả. Còn khén thì không.

  Bản thân mắc khén là một loại cây thuộc họ hồi có tinh dầu, khi đơm trái sẽ kết thành những quả có chùm li ti, tỏa hương thơm dịu.  

  Đến cuối mùa hạ, người ta đi thu hái mắc khén bằng cách trèo lên cây hoặc dùng câu liêm với lên kéo những cành nhỏ có quả rơi xuống, buộc thành từng túm đem phơi nắng cho khô mang ra chợ bán hoặc gác trên gác bếp để dùng dần.

  Khi dùng mắc khén, người ta bứt một nắm quả cho vào chiếc bát con. Hoặc phơi khô rồi xoa cho quả rời cành.Chọn lấy một viên than củi nồng đượm nhất đang cháy giữa bếp gắp bỏ vào bát và lắc đều tay để nướng mắc khén. Khi thấy mùi thơm bay lên ngào ngạt thì gắp viên than ra, khẽ thổi cho bay hết tàn than trong bát rồi dùng chuôi dao hay chày nhỏ giã cho hạt mắc khén thành bột để chế biến các đồ chấm và làm gia vị cho các món ăn.  

  Để chế biến loại gia vị này cũng khá kỳ công. Rang nóng trên chảo, mắc khén được giã thành bột mịn.

  Nhưng gia vị thơm phức chuyên ăn với xôi nếp còn phải qua nhiều giai đoạn nữa. Ớt khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tàu xắt nhỏ rang khô, tất cả cùng giã nhỏ thành bột mịn và trộn đều cùng bột mắc khén. Tới lúc này, một loại gia vị đã được hình thành. Đó là chéo, mùi thơm hăng hắc, dịu như vị ô mai. Chéo thông dụng để chấm xôi.
"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Mình rất yêu thiên nhiên ,nhất là phong cảnh núi rừng .Cảm ơn HOANUI74!Phục bạn thật đấy ,bạn viết rất hay ,rất nhiều,mình mới đến Mai Châu Hoà bình thôi, phong cảnh đã đẹp lắm rồi!ko biết đã gần với Sơn La chưa? mình đã vào các bản làng ở Mai Châu ,Sa Pa ,lòng vẫn háo hức muốn biết nhiều nữa,và bây giờ mình đã như đang có mặt ở Sơn La vậy.Cũng là đôi lời làm quen đầu năm mới!Chúc bạn và gia đình sức khoẻ,hạnh phúc và thành đạt.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoanui74

@ Phượng Hoàng Lửa:
Rất vui khi bạn ghé thăm nơi đây và để lại những dòng cảm xúc thật đẹp.
Hy vọng có một ngày được đón bạn trên đất Sơn La để cảm nhận rõ hơn về phố núi.
Chúc bạn luôn vui, mạnh khoẻ và thành công trong cuộc sống.
"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Khoi Dinh Bang

@ hoa nui 74 :

   Sớm mai dậy nhớ mây hồng đỉnh núi
   Tiếng gà rừng vang động cả hồn tôi...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoanui74

@ Khoi Dinh Bang:

              Nhớ vòng xoè rộn ràng trong ngày hội
              Tiếng em cười xao động cả trời khuya...
"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Mắc khén là thứ gia vị tuyệt với nhất :xĐồ nướng mà dùng mắc khén thì ngon tuyệt,lại còn kho cá nữa chứ,thơm ơi là thơm.Vịt anh cũng đi Sơn La một lần,nhớ mãi loại gia vị đó :D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoanui74

@ Vịt anh nha:
Khi nào có dịp lên Sơn La Vịt anh cho Hoanui biết, Hoanui mời Vịt anh thưởng thức những món ăn có gia vị là Mắc Khén và ớt hạt tiêu, rồi nhớ Sơn La mãi luôn Vịt anh ah.
"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Vâng ạ,chắc chắn rồi,Vịt Anh sẽ ghé mà sẽ ghé nhiều lắm đấy :D
Sợ lúc đó cô Hoa núi lại bảo,Vịt anh mặt dày,con gái nhà người ta hông thích mà cứ đến ám hoài ;))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoanui74

:):):)
Em Minh Châu đọc và hát to lắm Vịt anh ah!
"Em còn bé lắm Vịt anh ơi! Tuổi em giờ mới gần 15...":D
"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 18 trang (173 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối