Trang trong tổng số 3 trang (22 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cao Trung Nhan đã viết:
Chằn tinh Shrek đã viết:
Hihi chú chỉ biết về Puskin ở chi tiết: Đấu súng! Ông ấy là một nhà thơ vĩ đại nhưng là tay súng kém. Thế mà tự ái thì...ngút ngàn!!?? Nhận lời thách đấu súng với...tình địch! Hậu quả là...chết! Không thì đời còn nhiều kiệt tác thơ của ông ấy nữa...=:)
Theo tôi biết thì Puskin chết vì đấu kiếm chứ không phải đấu súng. Bác Chằn tinh Shrek nhỉ?
Puskin là một nhà thơ vĩ đại nhưng ông là nhà thơ vĩ đại vì ông có tâm hồn vĩ đại. Tâm hồn vĩ đại của ông dẫn ông đến quyết đấu với tình địch. Việc ông quyết đấu và sự vĩ đại của thơ ông là một chỉnh thể thống nhất. Nếu ông biết suy nghĩ đắn đo trước khi quyết đấu thì lại không phải Puskin! Nếu ông đủ khôn ngoan để sống lâu thì sẽ không có tâm hồn thơ như thế. Và thế gian sẽ có một Puskin sống thọ nhưng nhân loại sẽ không có một nhà thơ Puskin vĩ đại!
Theo em biết thì nhà thơ đấu súng bác ạ, ko phải đấu kiếm. :)
Thực ra nhà thơ không phải tự ái ngút ngàn đâu, Shrek ạ. Có những việc để bảo vệ danh dự, đối với một thời, nó là điều không tránh khỏi. Việc thách đấu ở đây vừa là bảo vệ danh dự của mình, vừa là cách bảo vệ phẩm giá của người vợ. Pushkin tỏ lòng yêu vợ bằng cách ấy. Sau 200 năm, chúng ta không hiểu được sự này. Việc ông quyết đấu, chắc chắn đã là kết quả của sự suy nghĩ đắn đo chứ không phải bột phát!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cao Trung Nhan

Cảm ơn bạn Hoa Xuyên Tuyết. Tôi đã xem lại, đúng là Puskin chết vì đấu súng, không phải đấu kiếm. Xin lỗi bạn Shrek!
Tôi rất thích Puskin và có một nhà thơ Nga nữa tôi cũng rất thích là E xơ nin. Tâm hồn khoáng đạt...
Đời là một chuỗi những ngạc nhiên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mộng

CHƯƠNG I: PUSKIN – MÙA XUÂN VĂN HỌC


 Mùa xuân mang ý nghĩa của sự khởi đầu.

 Nước Nga năm 1799 đã sinh ra một nhà thơ lớn, khởi đầu nền văn học mới. Puskin là mùa xuân văn học của nước Nga, là “khởi đầu của mọi khởi đầu” (M.Gorki). Từ ấy trong mỗi áng thơ văn đều mang hương sắc của mùa xuân Puskin, như cây cối gặp mùa xuân mà lớn dậy

 Lịch sử đất nước và lịch sử văn học dường như đã trao nhiệm vụ cho Puskin làm người tổng kết sự phát triển của toàn bộ nền văn học Nga trải qua tám thế kỷ trước đó và cũng đồng thời làm người mở đường cho văn học Nga thế kỉ XIX tiến tới những đỉnh cao huy hoàng.

 Nói đến nhà thơ Puskin là nói đến sự kế tục và sự phát huy, nói đến truyền thống và cách tân. Bao nhiêu tài năng đã tập trung vào một con người! Trong khoảng hơn hai mươi năm trời Puskin đã làm được biết bao nhiêu việc cho văn học Nga. Ở bất kì thể loại nào : thơ trữ tình, trường ca, truyện cổ tích, bi kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử, bút kí, chính luận… Puskin đều có cống hiến rất xuất sắc. Puskin đã làm cho văn học Nga thực sự thành một trong những nền văn học kì diệu của nhân loại, đã làm cho ngôn ngữ Nga giàu đẹp, trong sáng, đủ sức diễn tả được tất cả.

 Khai phá những con đường văn học mới mẻ, Puskin đã hướng dẫn cho các thế hệ nhà văn, nhà thơ sau này đi vào thế giới Nga, đi vào tâm hồn Nga. Tài năng của Puskin phát triển với một tốc độ phi thường giống như sự phát triển nhanh chóng, rực rỡ của văn học Nga thế kỉ XIX. Dường như nhà thơ và nền văn học do nhà thơ khởi đầu phải tiến nhanh vùn vụt như “cỗ xe tam mã – nước Nga” mới theo kịp bước chân của lịch sử, mới đáp ứng được những yêu cầu của phong trào giải phóng vĩ đại của nhân dân Nga.

 Hai mươi mốt tuổi (1820) Puskin đã dần đầu chủ nghĩa lãng mạn Nga.

 Hai mươi sáu tuổi (1825) Puskin đã dẫn đầu chủ nghĩa hiện thực Nga.

 Puskin là một hiện tượng hiếm có, đã ra đời và phát triển trong cao trào yêu nước, dấy lên từ cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812 và mở rộng trong cuộc đấu tranh chống chính quyền chuyên chế và chế độ nông nô do những người Tháng Chạp khởi xướng năm 1825. Hiện tượng ấy theo Biêlinxki (1) là “vĩnh viễn sống”, “vĩnh viễn mới”, Puskin mãi gắn liền với nước Nga, với nhân dân Nga vì đã đem tiếng thơ phục vụ xã hội, “đem lời nói đốt tim muôn người”.

 Năm ba mươi tám tuổi (1837) Puskin đột ngột từ giã thi đàn sau một cuộc đấu súng, một âm mưu mà nhà thơ Lecmôntốp (2) đã tố cáo kịp thời là do “bọn đao phủ sát hại thiên tài, vinh quang và tự do” sắp đặt. “Mặt trời của thơ ca Nga đã lặn!” – báo chí đương thời đau xót đưa tin. Nhưng cái chết của nhà thơ đã làm nảy sinh sự sống. “Mặt trời của thơ ca” đã làm cho vườn văn học Nga xanh tốt cung cấp năng lượng cho những cây đại thụ như Gôgôn, L.Tônxtôi, M.Gorki (3).

 Có lẽ Puskin may mắn hơn Nguyễn Du, người đã từng băn khoăn : “Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai người khóc Tố Như?”. Những người cùng thời với Puskin đã phát hiện ra cái mới của nhà thơ ngay từ lúc tài năng vừa xuất hiện. Và mỗi thời đại cứ tiếp nhau tìm hiểu Puskin nhưng cũng chưa bao giờ khám phá hết về nhà thơ. Quả như M.Gorki đã có lần nói “…không có một đề tài nào có nhiều ý nghĩa và huyền diệu hơn là thân thế và sự nghiệp Puskin”.

 Tên tuổi Puskin gắn liền với những thành tựu vĩ đại của văn học Nga, với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa hiện thực phê phán, và với thời đại chúng ta ngày nay.
___________

(1) Biêlinxki (1811 – 1848) nhà phê bình Nga vĩ đại.
(2) Lécmôntốp (1814 – 1841) nhà thơ Nga.
(3)  Gôgôn (1809 – 1852). L.Tônxtôi (1828 – 1910) các nhà văn hiện thực Nga thế kỉ XIX. M.Gorki (1868 – 1936) người đặt nền móng của văn học Xô Viết.


__________________
chủ nhà phân bua: vô cùng xin lỗi những người đã có lòng ủng hộ topic này, vì đã bỏ bê nhà cửa lâu như thế. Mong mọi người thông cảm và tiếp tục ủng hộ bé
@bác Đồ Nghệ, tỷ NamLan: mong hai người vui khi đọc bài *cười ngượng*
chúc cả nhà 1 tối cuối tuần vui vẻ
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Thanks bé Mộng nhiều:-*. Mà bé cười thật tươi xem nào, chắc xinh lắm đấy, không phải cười ngượng:d
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mộng

CHƯƠNG II: ĐƯỜNG ĐỜI, ĐƯỜNG THƠ

Đường đời Puskin dài ba mươi tám năm
Đường thơ Puskin dài hai mươi ba năm.

Thời gian có vậy nhưng biết bao thăng trầm, biết mấy chiến công! Con đường đời và đường thơ đặc biệt vì ở trong một thời điểm rất đặc biệt của lịch sử, khi cả dân tộc thức tỉnh.

Alêcxanđrơ Xécgâyevít Puskin sinh ngày 6-6-1799 (lịch cũ: 26-5) tại Matxcơva, trong một gia đình giàu sang. Puskin có đủ mọi điều kiện thuận lợi mà dòng dõi gia đình và địa vị xã hội dành cho để ăn học và thành đạt trên con đường công danh. Lẽ thường là vậy. Nhưng người con trai của dòng họ quý tộc lâu đời ấy đã không trở thành một quan đại thần hay một viên tướng lĩnh của triều đình phong kiến và cũng không trở thành một nhà thơ cung đình. Trải qua hai đời vua, Puskin vẫn giữ mình trọn vẹn là nhà thơ nhân dân.

Thời thơ ấu (1799 – 1811) của Puskin trôi đi êm đềm trong tổ ấm quý tộc, dưới khoảng trời văn học gia đình. Bao nhiêu nhà thơ xưa nay đã thành nhà thơ bắt đầu từ ảnh hưởng của một người cha hay ngâm vịnh hoặc của một người bà hay kể chuyện, hay hát ru. Văn chương bác học và văn chương bình dân đã khơi dậy hồn thơ Puskin từ thở thiếu niên. Cha Puskin là người có học thức và yêu thơ văn đến say mê. Ông am hiểu tiếng Pháp và văn học Pháp. Ông làm thơ, có giọng tốt, thường hay đọc cho con nghe. Chú Puskin là một nhà thơ có tiếng thời đó. Ông là một trong những người đầu tiên đưa cháu vào thế giới thơ ca. Phòng khách gia đình là nơi đàm đạo văn chương của cha, chú và các nhà văn, nhà thơ lớn đương thời Caramdin, Giucốpxki, Bachiuscốp (1) … Trong lúc thâm nhập dần dần vào “vương quốc” của tao nhân mặc khách, cậu bé Puskin lại mải mê vùi đầu vào tủ sách lớn của gia đình, làm quen với sách Nga từ những cuốn sử biên niên cổ xưa đến các tác phẩm của Phônvidin, Rađisép (2). Nhờ giỏi tiếng Pháp nên nhà thơ tương lai đã sớm tiếp xúc với châu Âu qua các tác gia cổ điển, biến cải “của người” thành cải “của nhà”, học tập cái hay của những nền văn học đã phát triển sớm và có nhiều thành tựu rực rỡ. Con ong làm mật từ buổi bình minh của đời đã biết yêu quý vườn hoa dân tộc và nhân loại. Vốn tri thức của nhà thơ đã được chuẩn bị từ bước đầu. Tuy nhiên sẽ thiếu sót lớn nếu nhà thơ chỉ tiếp thu có văn hóa, giáo dục quý tộc với các gia sư ngoại quốc, với ngoại ngữ, với sách vở trong thư phòng. Sau này Puskin đã nhận ra sự phiến diện của lối giáo dục trong các gia đình quý tộc, và luôn luôn cố gắng tìm cách bổ sung, hoàn thiện.

Văn học giân dan từ bao đời nay vẫn là dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng những tâm hồn nghệ sĩ. Bà nhũ mẫu, ông lão bộc là những gia nhân – nông nô đã đem vào tòa nhà quý tộc những điệu dân ca, những truyện cổ tích, những lời ăn tiếng nói thông thường của nhân dân. Họ là những nhịp cầu nối liền nhà thơ với nhân dân, mở cửa cho nhà thơ đến với tâm hồn Nga và ngôn ngữ Nga kì diệu. Bà nhũ mẫu sống trong tuổi thơ của Puskin, chia sẻ tâm tình với nhà thơ trong những năm lưu đày và cũng có một cuộc sống trong những trang thơ của Puskin, trở thành bà nhũ mẫu của cô Tachyana trong cuốn Epghênhi Ônhêghin, của chàng thanh niên Đubrôpxki trong thiên truyện cùng tên. Quan hệ giữa nhũ mẫu và nhà thơ không phải là quan hệ đầy tớ và chủ nhà mà là quan hệ mẹ con ruột thịt : “Ngóng con ngày tháng mỏi mòn mẹ trông”. Thiên nhiên Nga, những bài dân ca cùng bà mẹ nhũ mẫu quấn quít với nhà thơ trên đường đời và đường thơ. Ông lão bộc cũng là người bạn suốt cả cuộc đời Puskin. Ông đã ngồi với cậu bé dưới chân tường thành Cremli cổ kính, cùng ôn lại những trang sử ngày xưa, ông đã đi cùng nhà thơ – tù nhân đến nơi đày ải xa xôi và ông là một trong những người tiễn đưa nhà thơ tới nơi yên nghỉ cuống cùng.

Hai nguồn văn học ảnh hưởng sâu sắc, tốt đẹp đến nhà thơ. Puskin tiếp thu cả hai nguồn “thành văn” và “truyền miệng”. Hai thứ “Truyện Kiều” và “ca dao” Nga ấy đã góp phần tạo nên nhà thơ
___________
(1) Caramadin (1766 – 1826) nhà văn, đại biểu cho chủ nghĩa tình cảm ở Nga. Giucốpxki (1783 – 1852), Bachiusốp (1787 – 1855) hai nhà thơ lãng mạn Nga.
(2) Phônvidin (1745 – 1792), Rađisép (1749 – 1802) các nhà văn Nga thế kỉ XVIII


* * *

Mười hai tuổi Puskin vào học trường trung học Lixê sau một kì thi tuyển. Trường khai giảng lần đầu tiên vào ngày 19-10-1811. Nga hoàng cho mở trường này để “đào tạo nhân tài cho đất nước”, đào tạo những công cụ phụng sự đắc lực cho Nga hoàng trong bộ máy hành chính và quân sự. Trường chỉ thu nhận con em quý tộc vào học và Puskin thuộc vào “diện ưu tiên” đó. Nhưng “quốc tử giám” Nga, đặt ngay tại Hoàng thôn, tại khu cung điện ngoại ô Pêtécbua của nhà vua, có đầy đủ tiện nghi ăn học, lại phát triển thành trường đào tạo những người chống lại Nga hoàng, được học sinh mệnh danh là “nước cộng hòa Lixê” ! Nhờ những giáo sư tiến bộ, nhờ cao trào yêu nước khi đó, nhờ tiếp xúc với những người thuộc các tổ chức cách mạng, học sinh nhà trường đã được giáo dục tinh thần đấu tranh nô dịch, niềm say mê khao khát tự do. Nhiều học sinh khóa I (1811 – 1817) sẽ tham gia trận công kích đầu tiên vào thành trì của nhà nước chuyên chế nông nô ngày 14-12-1825 (1). Chính từ trên ghế nhà trường này Puskin đã nhận thức được bài học lịch sử :

 La mã nhờ tự do mà phát triển,
 Và cũng vì nô lệ hóa tiêu vong.

Cố nhiên Puskin không chỉ nói đến La mã, thời đại tiếp sức cho nhà thơ trẻ suy nghĩ và sáng tạo. Puskin và bạn bè đã sống những năm tháng tuổi trẻ đáng ghi nhớ, những năm chiến tranh vệ quốc vinh quang. Những đoàn quân đã tiến qua cổng trường ra trận và những người chiến thắng từ châu Âu đã trở lại Hoàng thôn, những bài thơ nồng nhiệt đăng trên báo tường học sinh, những vở kịch yêu nước được nhiệt liệt hoan nghênh, những sự tích anh hùng được nhắc nhở. Trái tim niên thiếu của Puskin rung động cùng trái tim Tổ quốc. Cuộc kháng chiến chống Napôlêông xâm lược thổi một luồng gió mới vào trường Lixê. Một bạn học của Puskin viết : “Cuộc sống ở trường Lixê chúng tôi hòa vào thời đại chính trị của cuộc sống nhân dân Nga”.

Những năm tháng lịch sử ấy đã tạo cho thơ Puskin cảm hứng thời đại nồng nhiệt để viết những vần thơ rực cháy, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển tư tưởng, nghệ thuật của nhà thơ.

Sáu năm ở trường cũng là thời kì “tập làm thơ”, thời kì “rèn luyện tay nghề”. Puskin đã học tập được nhiều ở những bậc đàn anh trong làng thơ thời đó. Và Puskin đã vược nhanh qua cái bước đầu khuôn sáo, sách vở, bắt chước thơ ca truyền thống Nga và châu Âu, còn mang dáng dấp của các “thầy thơ”, còn lặp lại những “rừng cây âm u tỏa bong, bãi cỏ ngát hương, dòng suối trong xanh, chàng mục đồng say đắm…”. Puskin biết học lấy những tinh hoa của nền thơ Nga: nội dung và nghệ thuật thơ ca cổ điển trang trọng, tinh thần châm biếm gắn liền với đời sống hiện thực của Phônvidin, Rađisép, Crưlốp (2), thơ ca lãng mạn tràn đầy niềm thanh xuân hoan lạc và tình bạn, tình yêu thơ mộng với những câu thơ có màu sắc và hình khối của Bachiusốp, những câu thơ réo rắt nhạc điệu, đượm nỗi buồn thương man mác của Giucốpxki. Puskin đọc nhiều và viết nhiều, nổi tiếng trong đám các nhà thơ trả ở trường Lixê.
___________
(1) Theo lịch mới là ngày 26-12-1825, ngày khởi nghĩa tại Pêtécbua của phong trào Tháng chạp.
(2) Crưlốp (1769 – 1844) nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@Mộng: Em ơi, em đánh thêm tên tác giả đi. Và nguồn sách. Hay là bài em tự viết?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mộng

@tỷ Hoa Xuyên Tuyết: tác giả và nguồn sách có ở đầu topic rồi mà tỷ. em type lại nguyên cả 1 cuốn sách cũ đó chứ ạ
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

À, sorry em, vì trên buôn chuyện nên xao nhãng một chút. :)
Bàn ngoài lề: Ông lão bộc? Theo chị ko phải là ông lão bộc mà là người chú họ của Pushkin thì đúng hơn.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mộng

@tỷ Hoa Xuyên Tuyết: ôi, hic, cái này.. phải làm sao hả tỷ? ... em type từ sách nên không rõ.. :( :-s
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mộng

Ở Puskin khi đó đã xuất hiện dấu hiệu của sự tổng hợp và nâng cao, nhà thơ tìm lấy cho mình con đường riêng độc đáo. Nhận định về mối quan hệ kế thừa và phát triển của Puskin và các nhà thơ lớp trước, Biêlinxki viết : “… Các nhà thơ này tuy đã có những công lao vĩ đại đối với thơ ca Nga mới ra đời nhưng họ chỉ góp phần thúc đẩy sự ra đời của nó chứ không khai sinh ra nó. Họ là những người chuẩn bị trước của nhà thơ hơn là các nhà thơ. Mỗi người trong số đó với tư cách là nhà thơ, không thể sánh với Puskin được, nhưng nếu so sánh tất cả với Puskin thì không thể không đồng ý rằng quan hệ giữa họ và Puskin là quan hệ giữa những dòng sông lớn với dòng sông còn lớn hơn rất nhiều do thu hút nguồn nước của những dòng sông kia hợp lại” (Kí sự Tổ quốc - số 12 – 1843). Đấy là những nhận định năm 1813, sau khi Puskin đã đi trọn con đường thơ của mình và sau khi công lao của Puskin đã được thời gian định giá. Nhưng ngay từ năm 1815, nhà thơ Giucốpxki đã tiên đoán về Puskin : “Người khổng lồ tương lai này sẽ vượt tất cả chúng ta”.

Lúc này, từ những kỉ niệm tuổi thơ, những ấn tượng hàng ngày, những rung động trực tiếp, Puskin đang dần dần vươn tới những đề tài rộng lớn hơn về văn hóa, xã hội, tự do, nô lệ… bên cạnh những đề tài về tình bạn, tình yêu riêng tư, hạn hẹp, Puskin tập viết đủ các loại thơ: thơ vinh, thơ gửi bạn, oán ca, tình ca, thơ châm biếm, thơ trào phúng… có đến trên trăm bài. Puskin cũng lại từ thơ trữ tình tiến sang các địa hạt khác như trường ca và kịch. Những thí nghiệm này nhằm tìm tòi những khả năng phản ánh đầy đủ, sinh động cuộc sống khách quan rộng lớn. Phương hướng ấy sẽ phát triển nhiều mặt khác nhau trong tài năng Puskin. Puskin vừa tiếp thu tinh hoa của thơ ca ngày trước và đương thời, vừa vượt ra khỏi các khuôn mẫu đã có để xây dựng phong cách của riêng mình.

Năm 1814 tờ báo “Người truyền tin châu Âu” đăng bài Gửi bạn thơ của Puskin. Trong tác phẩm đầu tay này, Puskin đã hiểu rằng nhà thơ không phải chỉ là “người biết chắp vần ghép điệu” mà là người viết những câu thơ “nuôi dưỡng trí tuệ lành mạnh và giáo dục chúng ta”.

Ngày 8-1-1815 là ngày chiến thắng đầu tiên của Puskin – nhà thơ, Puskin đọc bài thơ Những kỉ niệm Hoàng thôn trước ban giám khảo kì thi lên lớp và đã giành được kết quả vẻ vang. Những kỉ niệm Hoàng thôn kết hợp khéo léo chủ đề lịch sử và thời đại. Từ cảnh đêm trong vườn trường nhớ về thời xưa, những chiến công lừng lẫy, những vị thống soái anh hùng, nghĩ đến cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại 1812 với những kỉ niệm chiến thắng tươi mới, nhiệt tình ca ngợi những người con nước Nga đã dũng cảm bảo vệ Tổ quốc. Nhà thơ lão thành Đécgiavin (1) có mặt hôm đó đã rất xúc động khi thấy xuất hiện một tài năng đầy hứa hẹn. Trả lời một người bạn, ông đã nhận xét về cậu học sinh Puskin ông mới gặp lần đầu và cũng là lần duy nhất như sau : “… Thời đại của tôi đã qua rồi… Chẳng bao lâu nữa sẽ xuất hiện Đécgiavin thứ hai : đó là Puskin, ngay ở trường Lixê cậu ta đã vượt qua tất cả các nhà thơ”. Cánh én đầu tiên Những kỉ niệm hoàng thôn đã báo hiệu mùa xuân thơ, mùa xuân Puskin.

Cuối năm 1816, Puskin tham gia văn đoàn “Acdamát”, một tổ chức đoàn kết các nhà văn theo huynh hướng lãng mạn, đấu tranh chống những tư tưởng bảo thủ phản động.

Tốt nghiệp trường Lixê (1817), Puskin đã được chuẩn bị để bước vào đời. Bài thơ Gửi các đồng chí nói rõ hoài bão thanh niên của Puskin:

 Đối với tôi quan trường hay kị binh,
 Mũ quân nhân – luật hình như nhau cả.
 Tôi không phóng lao lên hang tướng tá
 Mà hang quan bát phẩm cũng không luồn (2)

Puskin làm thơ với tư thế “Vinh quang không màng, nhúc hờn sá kể”. Đường đời, đường thơ đang mở ra trước mắt chàng thanh niên mười tám tuổi.
___________
(1) Đéc gia vin (1743 – 1816) nhà thơ Nga vĩ đại thế kỉ XVIII
(2) Đoạn thơ trích lấy từ cuốn : Thơ Puskin, NXV Văn học Hà Nội, 1966.

* * *
Từ “ra trường” đến “vào đời” đối với Puskin là một sự nối tiếp không gián đoạn. “Nước cộng hòa Lixê” đã cho “ra trường” một chàng thanh niên hăng hái, sôi nổi, tràn đầy tinh thần yêu nước, yêu tự do ; Pêtécbua lại đón Puskin “vào đời” đúng vào những năm tháng sôi động ở ngay trung tâm chuẩn bị cho cuộc cánh mạng tương lai. Puskin không hề ngơ ngác, lạc long mà nhập ngay, hòa ngay vào thời cuộc.

Có người đương thời đã nhận xét là trong không khí chính trị ở Pêtécbua lúc bấy giờ, Puskin đã “bị nung đỏ lên”.

Được bổ nhiệm làm việc tại Bộ Ngoại giao nhưng người viên chức nhỏ bé Puskin không bận tâm đến “nghiệp vụ”, còn nhà thơ Puskin thì say mê với “nàng thơ kiêu hãnh của tự do”. Sống ở Pêtécbua có ba năm nhưng là ba năm có ảnh hưởng quyết định đối vs sự phát triển của nhà thơ trẻ. Từ năm 1816 những hội bí mật bắt đầu xuất hiện ở Pêtécbua. Những hội viên các tổ chức cách mạng này là bạn bè của Puskin và tuy Puskin không có tên trong danh sách chính thức một hội nào cả, nhưng thực tế thì Puskin cũng đã là “hội viên” hay ít nhất cũng là “cảm tình”. Puskin tham gia hội họp, tán thành cương lĩnh, dùng thơ ca làm vũ khí tuyên truyền, cổ động phong trào. Lý tưởng của những chiến sĩ cách mạng, bản than con người họ, tinh thần khí phách của họ có ảnh hưởng sâu xa và lâu bền tới cuộc đời và thơ ca Puskin. Trước sau Puskin vẫn tự nhận là người ca sĩ của phong trào Tháng Chạp.

Tài năng của Puskin nảy nở đúng vào lúc con thuyền cách mạng đang giương buồm ra khơi nên Puskin không phải “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, mà tiếp thu ngay lý tưởng cách mạng của thời đại. Tuổi trẻ được thức tỉnh, nhận ngay ra cách mạng là “của mình”. Puskin đã gắn bó với phong trào cách mạng bằng cả lý và cả tình. Hiện thực lớn ngàn năm có một nâng thơ Puskin lên theo ngọn triều thời đại. Puskin ngay từ đầu đi đúng hướng, chọn đúng dòng, không chút do dự. Nhà thơ có mặt, nhập cuộc, làm người phát ngôn của phong trào cách mạng do những người quý tộc tiến bộ lãnh đạo. Những bài thơ chính trị nóng bỏng : Tự do, Gửi Saađaep, Làng… đã có tác dụng tuyên truyền cách mạng, chuẩn bị cho tiếng súng của nghĩa quân năm 1825.

Cũng trong thời gian này Puskin viết bản trường ca đầu tiên Ruxlan và Liutmila. Những ca khúc đượm màu sắc dân gian và hương vị làm say người của tâm hồn Nga phóng khoáng, yêu đời, lạc quan đã trở thành một sự kiện văn học. Mặc cho giới quý tộc chê bai, bản trường ca đã khẳng định âm điệu mới, tích cực của chủ nghĩa lãng mạn và mở đầu một giai đoạn sáng tác mới của Puskin. Giucốpxki, người phát hiện chủ nghĩa lãng mạn cho nước Nga, vị “tao đàn nguyên soái” lúc bấy giờ đã chào mừng thành công này bằng một tấm ảnh tặng với dòng chữ “Thầy chiến bị tặng trò chiến thắng”. Giucốpxki đúng là thầy, hơn Puskin mười sáu tuổi, danh tiếng lừng lẫy mà lại hạ bút đề tặng một anh học trò mới vào nghề bằng một câu như vậy quả là trường hợp hiếm có và lý thú. Lời đề tặng ấy có trọng lượng. “Con mắt tinh đời” của bậc đàn anh đã thấy rõ “hậu sinh khả úy”. Các nhà thơ vui mừng vì thơ Nga, nước Nga có Puskin, nhìn thấy ở chàng thanh niên này niềm vinh quang của văn học Nga và họ cùng nhau bồi dưỡng thiên tài cho ngày mai.

Ngược lại, Nga hoàng thù ghét những nghệ sĩ như Puskin. Đó là quy luật. Mối quan hệ giữa Nga hoàng và nhà thơ nhân dân cũng như mối Quân hệ giữa Nga hoàng và nhân dân vĩnh viễn đối kháng. Alêcxanđrơ I đã nói : “Cần phải đày Puskin đi Xibiri. Những bài thơ quái gở của gắn tràn ngập khắp nước Nga. Tất cả đám thanh niên đều đọc”. Cuộc đấu tranh giữa một bên là Nga hoàng muốn hãm hại Puskin và một bên là các nhà văn, nhà thơ lớn có thế lực thời đó muốn bảo vệ Puskin đã dẫn đến kết quả nhân nhượng: Puskin tuy vẫn bị trừng phạt nhưng trừng phạt nhẹ. Puskin không bị đày đi Xibiri nhưng bị thuyên chuyển tới làm việc tại văn phòng của tướng Indốp ở Phương Nam.
* * *
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (22 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối