Trang trong tổng số 7 trang (63 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đấu giá thư họa Trần Nhân Tông

Bài đăng trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 05/08/2012, 08:01 (GMT+7)

TT - Bản phục chế cuộn thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ đã được mua với giá bất ngờ: 1,8 triệu USD. Nhân vật chính trong tranh chính là sơ tổ phái thiền Trúc Lâm Việt Nam, Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuống núi, khởi sự giáo hóa chúng sinh.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581072
Một tiết đoạn từ họa phẩm Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ


Một cuộc đấu giá xôn xao dư luận

Trên Khắc Lạp Mã Y nhật báo (nhật báo của thành phố Karamay, Tân Cương) số ra ngày 18-7-2012 có bài “Tiên phẩm thưởng - Tái thu tàng” phỏng vấn ông Lý Bách Lâm, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thư - họa Trung Quốc. Trong bài, ông Lý nói đến việc đại chúng hóa, xã hội hóa công tác sưu tầm tác phẩm nghệ thuật, thực chất là đấu giá để có thể mua bán, trao đổi trong công chúng. Ông đề cập đến “hiện tượng phi lý tính”, đấu được giá rất cao ngoài dự liệu đối với một số tác phẩm, cụ thể là: “Tháng 4 năm nay, ở hội đấu giá tinh phẩm thư họa, Công ty đấu giá Bảo Lợi, Bắc Kinh đưa ra đấu giá bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ của họa gia đời Nguyên Trần Giám Như. Trong lịch sử hội họa Trung Quốc không có ghi chép gì về Trần Giám Như. Họa phẩm này đấu giá với mức giá khởi điểm là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 160 USD), không ngờ qua nhiều vòng tranh giá, một khách mua đã kết thúc cuộc đấu giá với mức 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu USD), cộng thêm tiền môi giới, giá cuối cùng giao nhận tranh là 11,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,8 triệu USD)”.

Cuộc đấu giá nói trên mang tên “Trung Quốc thư họa” do Công ty đấu giá quốc tế Poly (Bảo Lợi, Bắc Kinh) tổ chức ngày 23-4. Tác phẩm Trúc Lâm đại sĩ đã được Trung Quốc xếp hạng quốc bảo bậc nhất lẽ nào lại được đưa ra phát mãi như thế? Được biết năm 2006, một công ty ở Bắc Kinh phối hợp với Bảo tàng Liêu Ninh dùng kỹ thuật cao phục chế những kiệt tác mỹ thuật từng lưu giữ trong Thanh cung, đưa ra triển lãm. Trúc Lâm đại sĩ là một trong số đó, và cuộn tranh được đấu giá trong tháng 4 vừa qua chỉ là bản phục chế cao cấp đã được triển lãm năm 2006. Thông tin về người mua không được công bố nhưng khi một bản phục chế đã được mua với giá cao bất thường như vậy, bản gốc “quốc bảo” đang được lưu giữ ở Bảo tàng Liêu Ninh hẳn nhiên là vô giá.

Số phận chìm nổi

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ được họa sư Trần Giám Như hoàn thành năm 1363, sau lại được các danh sĩ đời Minh viết nối thêm lời bình dẫn, tôn vinh Trúc Lâm đại sĩ. Thư pháp đặc sắc của họ hợp cùng họa phẩm tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thư - họa, có tổng chiều dài lên đến 3m. Bài dẫn của Dư Đỉnh viết năm 1420 cho biết: “Nay bức họa miêu tả lúc ông (Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Đại sĩ ngồi trên cáng, còn các tùy tùng đều khoác áo tăng. Voi trắng chở kinh đi ở sau cùng. Phía trước voi có người đội mũ vàng, cưỡi trâu, ấy hẳn là đạo sĩ Lâm Thời Vũ. Cung nghênh trên đường chính là con của đại sĩ, người nối ngôi, thay cha trị nước”. Sự hiện diện của đạo sĩ Trung Hoa Lâm Thời Vũ trong tranh là dấu tích giao lưu văn hóa Việt - Trung, và cũng là chứng tích hòa đồng Tam giáo thời Trần. Đến đời Thanh, bức thư - họa này được sưu tập, bảo tồn trong hoàng cung.

Năm 1922, hoàng đế cuối cùng nhà Thanh là Phổ Nghi tuy đã thoái vị nhưng vẫn ở trong Tử cấm thành, nhân đó bí mật “tuồn” ra ngoài hơn 1.300 bảo vật, trong đó có cả bức thư họa nói trên. Lưu lạc trong chiến cuộc, đến năm 1949, số báu vật này mới được đưa vào Bảo tàng Đông Bắc (nay là Bảo tàng Liêu Ninh) lưu giữ, công chúng không mấy dịp được chiêm ngưỡng. Bức Trúc Lâm đại sĩ cũng vì thế mà biệt tích.

Năm 1998, người viết có nhờ liên lạc với Bảo tàng Liêu Ninh xin sao chụp tác phẩm trân quý này nhưng rất tiếc không được đáp ứng. Khi ấy, những gì thu thập được vẫn thuần là văn bản, bức họa chỉ dựa vào tài liệu ghi chép mà hiển thị trong tưởng tượng. Vì vậy, trong bài “Diện mạo Trần Nhân Tông qua Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” (Tạp chí Hán Nôm, 2-1999) đành ngậm ngùi hi vọng một ngày nào đó sẽ tìm lại được Trúc Lâm đại sĩ (dù chỉ là phiên bản). Năm 2004, Bảo tàng Liêu Ninh triển lãm và công bố các báu vật bị thất tán thời Phổ Nghi, nhưng phải đợi đến cuộc đấu giá ấn tượng tháng 4-2012, công chúng mới được thấy hình ảnh của Trúc Lâm đại sĩ đăng tải rộng rãi trên Internet.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581074
Di ảnh Trần Nhân Tông lưu giữ đến nay chỉ còn đôi ba bức họa và tôn tượng.
Với Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ, lần đầu tiên người xem được diện kiến ảnh tượng Phật Hoàng (ngồi cáng)
an nhiên mà sinh động xuống núi khởi sự giáo hóa chúng sinh


Trúc Lâm đại sĩ và tâm thức Việt

Hoàn cảnh và nguyên nhân sáng tác của bức thư - họa là những vấn đề cần nghiên cứu: Họa sư Trần Giám Như nguyên tịch ở đâu? Vì sao lại lấy Trúc Lâm đại sĩ làm chủ đề cho tác phẩm của mình? Bức thư - họa này còn có khả năng liên quan đến một cộng đồng người Việt họ Trần lưu lạc sang Trung nguyên thời ấy. Nhân truy tìm bóng hình của Phật Hoàng mà người viết nhận ra sức sống bền lâu của sự kiện “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn”: nghệ nhân trứ danh thời Minh Trình Quân Phòng còn lưu lại một nghiên mực chạm khắc công phu sáu mặt dựa theo cảnh tượng trong Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ; nghệ nhân đời Thanh tiếp tục mô phỏng tuyệt tác của họ Trình để làm nghiên mực gốm sứ. Câu hỏi vì sao lại có hiện tượng này cũng đang chờ lời giải đáp.

Sự việc bức thư - họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ cho thấy nhiều tư liệu phản ánh lịch sử, giao lưu văn hóa của dân tộc vẫn còn lưu tán ngoài nước. Nhận biết và sưu tầm kịp thời các mảnh vỡ này, góp phần phục dựng bức tranh quá khứ của đất nước là trách nhiệm của những người hôm nay. May mắn có được phiên bản trọn vẹn của tác phẩm trân quý này, chúng tôi hi vọng sẽ sớm có dịp chia sẻ với công chúng cùng với một nghiên cứu mới và bản dịch toàn bộ tư liệu văn chương phụ đính trong cuộn thư - họa.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581075
Toàn bộ cuộn thư - họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ


Bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ (竹 林 大 士 出 山 圖) do họa sư đời Nguyên Trần Giám Như (陳鑑如) sáng tác vào năm 1363. Nhân vật trung tâm trong bức vẽ là đại sĩ Trúc Lâm, tức vua Trần Nhân Tông (1258-1309), người đã hai lần chặn đứng vó ngựa Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288, nhường ngôi cho con vào năm 1293, hoàn toàn dứt bỏ cả gia tư lẫn triều chính để tu Phật từ năm 1299, đại giác và trở thành đệ nhất tổ của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Họa phẩm của Trần Giám Như thật đáng chú ý vì lẽ nó là tác phẩm của một danh họa sống dưới một vương triều từng bị đánh bại đôi lần bởi vị hoàng đế trong tranh, và chủ nhân của bức thư họa, Trần Quang Chỉ (陳 光 祇), có thể là một hậu duệ nhà Trần, chưa rõ vì lẽ gì đã lưu lạc đến Hoa Hạ và định cư tại đây. Bức tranh không chỉ khắc họa một sự kiện lịch sử - đại sĩ Trúc Lâm xuống núi sau khi giác ngộ, mà còn hé lộ chân dung của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và cả con của ngài, Hoàng đế Trần Anh Tông (1267-1320), những chân dung vốn rất hiếm hoi trong di sản nghệ thuật còn bảo tồn được ở Việt Nam.

Bức họa được hoàn thành vào đầu thập niên 60 của thế kỷ 14, một thập niên đánh dấu sự suy sụp của nhà Nguyên và sự khởi đầu của Minh triều. Dù rằng các bài bình dẫn trong cuộn thư họa không hề nhắc đến những chiến tích hào hùng của Trần Nhân Tông, ngay trong lớp áo tăng già, hình ảnh của vị hoàng đế nước Nam này vẫn gợi lên những năm tháng hào hùng, bất khuất, không thể nào phai trong tâm não người dân Việt. Các lời bình tán trong cuộn tranh hầu hết được viết trong khoảng 1420-1423, những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 15 khi nhà Minh đã xác lập xong ách thống trị ở Việt Nam, nhưng cũng chính là lúc nghĩa quân Lam Sơn gian khổ, kiên cường chống quân xâm lược.

NGUYỄN NAM
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thêm thông tin về tác giả bức thư họa

Bài đăng trên Tuổi Trẻ Thứ Ba, 07/08/2012, 05:01 (GMT+7)

TT - Từ năm 1999, sau khi được đọc bài Diện mạo Trần Nhân Tông qua Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ của tiến sĩ Nguyễn Nam trên Tạp chí Hán Nôm số 2 (39), tôi luôn để ý tìm kiếm hình ảnh đầy đủ về bức tranh này.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581363
Một phần tranh trong cuộn thư họa: voi trắng chở kinh đi sau cùng, đi trước và sau voi
có các nhà sư có hình dạng và trang phục trông giống người của các nước phương nam.

Ảnh đầy đủ toàn bộ bức thư họa. Bấm vào ảnh để xem phóng to!:


Khổ nỗi, trên các trang web bằng tiếng Trung Quốc, nếu có bức hình đầy đủ thì lại đưa lên với độ phân giải rất thấp, còn những hình có độ nét cao thì không biết có cố tình hay không, lại không thể hiện toàn bộ tranh, đặc biệt nhân vật chính của bức tranh là Trúc Lâm đại sĩ (tức vua Trần Nhân Tông - khi đã xuất gia).

Mãi tới gần đây, trên mạng mới có người đưa lên hình ảnh bức tranh có độ phân giải cao, nhìn được rất rõ các chi tiết. Là người rất say mê tìm hiểu về lịch sử, tôi cũng đã sưu tầm được một số thông tin liên quan đến bức tranh này từ các trang web bằng tiếng Trung Quốc. Nay đọc được bài viết của tiến sĩ Nguyễn Nam trên báo Tuổi Trẻ (ngày 5-8-2012), tôi muốn gửi đến báo Tuổi Trẻ thêm một số thông tin về bức tranh này, trong đó có hình ảnh toàn bộ của phần tranh trong cuộn thư - họa, với file ảnh có độ phân giải cao dung lượng 1,3 Mb, mong báo đưa lên bản điện tử để bạn đọc yêu thích văn hóa lịch sử nước nhà có thể tải về thưởng ngoạn (*).

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581364
Bức tranh về vua Trần Nhân Tông còn có sức hút đặc biệt, là nguồn cảm hứng
cho các nghệ nhân chế tác đồ dùng văn phòng ở Trung Quốc thời sau đó.
Ảnh: nghiên mực bằng chu sa đời Minh Vạn Lịch (1572-1620) cũng khắc
theo bức tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ


Về người vẽ bức tranh, Trần Giám Như (陳鑑如), vào năm 1316 (có chỗ viết là 1319, Duyên Hữu lục niên, đời Nguyên Nhân Tông) đã vẽ danh sĩ Lý Tề Hiền (李齊賢) (Hàn ngữ: 이제현 - Yi Che Hyon, Lee Je Hyun) (1287-1367) - học giả nổi tiếng trong lịch sử Cao Ly, sinh sống ở Trung Quốc từ năm 1315-1341, hiện còn bức vẽ kích thước 177,3cm x 93cm. Đến năm 1363 (Chí Chính 23, đời Nguyên Huệ Tông) tạo tác cuộn tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ.

Về thân thế của Trần Giám Như, các sách Đồ hội bảo giám,Thạch cừ bảo cấp tục biên chỉ cho biết ông là người thời Nguyên, ở Hàng Châu, là tay bút truyền thần đệ nhất thời Nguyên. Năm Chí Chính thứ 23 (1363), sáng tác quyển (cuộn) Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ.

Không biết thân thế thật sự của ông thế nào và lý do vì sao ông vẽ bức tranh về vua Trần Nhân Tông - vị vua lỗi lạc đã lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân Đại Việt đánh thắng hai cuộc xâm lăng của nhà Nguyên.

NGUYỄN PHƯỚC HUY

Khởi điểm cho nhiều vấn đề cần nghiên cứu

Dư âm cuộc đấu giá “lịch sử” của Bảo Lợi tháng 4-2012 vẫn còn, và hình ảnh của Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ đang tiếp tục xuất lộ, ngày càng đẹp hơn, rõ nét hơn trên mạng Internet. Trước mắt nên tiếp nhận tác phẩm này như một chỉnh thể nghệ thuật thư - họa với quan hệ hỗ tương khắng khít giữa hai phần họa phẩm (bức vẽ của Trần Giám Như) và pháp thư (các bài dẫn, bình, tán thêm vào sau đó). Cả họa và thư cùng lên tiếng nói, giúp người xem/đọc hôm nay thấy được những quan hệ giao lưu văn hóa Việt - Trung rất tinh tế diễn ra ngay ở Trung Nguyên vào thời cuối Nguyên - đầu Minh.

Về họa sư Trần Giám Như, trong bài viết năm 1999, tôi đã băn khoăn: “Lời Dư Đỉnh trong bài bình, “Người Nam Giao vẽ lại sự kiện nhất thời, và hoan hỉ truyền xem”, nên được giải thích như thế nào? Giám Như vẽ theo “đơn đặt hàng” hay cảm kích đạo hạnh của đại sĩ mà sáng tác?... Ngay cả quốc tịch của Giám Như cũng đáng nghi vấn: Đồ hội bảo giám không gọi ông là Hàng Châu nhân (người Hàng Châu), mà chỉ nêu là cư Hàng Châu (sống ở Hàng Châu). Phải chăng họ ít nhiều có liên hệ đến một bộ phận tông thất nhà Trần tán lạc sang Trung Hoa?”. Sự xuất lộ của bức thư họa chỉ mới là khởi điểm, bởi lẽ nó đang mở ra rất nhiều vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau. Tôi hi vọng đến cuối năm nay sẽ có dịp đưa đến bạn đọc bản in toàn bộ tác phẩm cùng những lời giải sơ bộ cho những vấn đề nói trên.

NGUYỄN NAM


Mời bạn xem hình ảnh toàn bộ của phần tranh trong cuộn thư - họa và nhiều hình ảnh khác liên quan đến bức tranh ở trang tiếp theo.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581401
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581402
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581403
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581404
Hình ảnh toàn bộ của phần tranh trong cuộn thư

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581405
Hình danh sĩ Lý Tề Hiền do Trần Giám Như vẽ

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581421
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581420
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581411
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581412
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581413
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581414
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581415
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581416
Nghiên mực bằng chu sa, chế tác đời Minh Vạn Lịch (1572-1620)

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=581417
Nghiên mực bằng gốm sứ, chế tác đời Thanh Càn Long (1735-1796)

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nếu link ảnh đầy đủ toàn bộ bức thư họa ở trên không hoạt động, bạn có thể bấm vào ảnh sau:

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Môn thi lịch sử và bài học lịch sử

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (10/08/2012)

Lại một lần nữa những điểm 0 môn sử trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng năm nay như một hồi chuông tỉnh thức những nỗi niềm lịch sử. Không là một ngẫu nhiên trong chuyện thi cử, đây là một hiện tượng lặp lại về một nỗi đau không của riêng ngành giáo dục và đào tạo. Cho nên ở đây không nhắc lại cụ thể nỗi đau đó vì hay gì xát thêm muối vào nỗi đau xã hội!

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/223/2012_223_12_a1.jpg
Trao tặng bản đồ " Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. Ảnh: Hoàng Long


Đừng quên rằng, Đại học, là "cái học để làm người lớn” [Đại học giả, đại nhân chi học dã”]. Và cũng đừng quên, hai chữ "đại nhân” trong Kinh Dịch thường hàm nghĩa người tài đức!

Liệu những "người lớn”, "người tài đức” của đất nước mà sự hiểu biết về lịch sử dân tộc mình như vậy, thì rồi đất nước "vốn xưng văn hiến” này sẽ ra sao đây?

Văn hoá không phải là một hệ thống đóng kín những giá trị loại biệt mà là một tổng hợp đang phát triển của các thành tựu vật chất và tinh thần của một dân tộc. Văn hóa là một cấu trúc có bề sâu. Cuộc sống xã hội được phản chiếu ở bề mặt, dưới bề mặt đó, văn hóa được phân chia theo những tầng khác nhau, thường tiềm ẩn và vô thức. Nói đến "sức mạnh văn hoá”, "bản sắc văn hoá”, chính là nói đến sự tiềm ẩn và vô thức này nằm chìm trong đời sống của dân tộc. Chính cái đó làm nên ý thức dân tộc, tạo ra sức mạnh Việt Nam. Bởi vậy, mới nói rằng lịch sử là một thành phần mà thiếu nó thì không một ý thức dân tộc nào đứng vững được. Không có ý thức đó thì không thể có một nền văn hóa dân tộc. Cho nên cách đây năm năm, khi xã hội rung chuông báo động về việc học sinh đang chán học môn sử, điểm thi môn sử quá kém [655 thí sinh bị điểm 0 môn sử], trong thư gửi Hội thảo bàn về thực trạng dạy và học sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhắc nhở : "Môn lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc”. Liệu có cần nhắc lại ở đây một khuyến cáo của ông Mittrrand "thái độ của giới trẻ với lịch sử là thước đo sự tín nhiệm chính trị với chế độ”. Vị Tổng thống đương nhiệm của nước Pháp vào những năm 80 của thế kỷ XX khi sang thăm Việt Nam, đã đến xem xét tận nơi chiến trường Điện Biên Phủ trước đây, biểu thị một ứng xử văn hóa sâu sắc, thể hiện thái độ sòng phẳng với lịch sử.

Vấn đề giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử, vấn đề biên soạn sách giáo khoa lịch sử gắn liền mật thiết với cuộc đấu tranh phức tạp giữa các quốc gia từng có những mối quan hệ lịch sử. Chưa lúc nào tính trung thực lịch sử lại mang dấu ấn thời sự liên quan đến an nguy của đất nước bằng lúc này.

Cùng với việc triển khai những hạm đội trên Biển Đông, ngang nhiên chia lô mời thầu quốc tế khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được pháp luật quốc tế công nhận, ngang ngược thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa với cả bộ chỉ huy quân sự chốt tại đó để thao túng cả một vùng biển và thềm lục địa rộng lớn có cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ồ ạt đưa 23.000 tàu đánh cá tràn khắp Biển Đông theo chiến thuật quen thuộc "lấy thị đè người”, nhà cầm quyền Trung Quốc đã khuyến khích việc ngụy tạo những "công trình” lịch sử để cố chứng minh cái "lưỡi bò” ham hố và ghê tởm đang thè ra định nuốt trọn Biển Đông.

Trong khi chúng ta tuyên truyền phổ biến chưa nhiều về những sự kiện lịch sử khách quan với đầy đủ chứng cứ trên những công trình lịch sử đã tồn tại, những bản đồ do chính người Trung Hoa vẽ, những bằng chứng hiển nhiên ông cha ta đã từng là chủ thể quản lý nhiều đảo trong vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì các học sinh phổ thông Trung Quốc đã được học trong sách giáo khoa do Bộ Giáo dục của họ ấn hành đã ngụy tạo chứng cứ về tham vọng bành trướng lãnh thổ không cần che giấu! Chuyện này họ làm có bài bản từ rất lâu, không phải chỉ sau chiến tranh biên giới 1979 mà từ xa xưa...

Chỉ cần nêu vài ví dụ. Ở thế kỷ XV, Minh Thành Tổ đã trực tiếp ra sắc chỉ gửi viên tướng viễn chinh Chu Năng khi tiến quân vào nước ta, thấy bất cứ cuốn sách vở nào, gặp bất cứ tấm bia đá nào đều phải thiêu hủy đập phá cho bằng hết. "Việt Kiệu thư” chép: "một mảnh giấy, một chữ viết đều tiêu hủy hết”, đó là về sách vở. Còn các bia do người nước Nam dựng thì "đập phá hết, một chữ chớ để còn”!Ngô Sĩ Liên đã phẫn uất về tội "đốt sạch” ấy: "Binh tung sang, căm lũ giặc Minh, giáo gươm đầy đất. Lửa đốt sạch, thương ôi vận nước, sách vở đi đời. Muốn tìm sự tích sau cơn khói lạnh tro tàn thật rất khổ tâm về nỗi nét sai, chữ sót”. Lê Quý Đôn từng lên án nạn "cướp sạch” kia : "tướng nhà Minh là Trương Phụ lấy hết sách vở cổ kim của ta gửi theo đường công về Kim Lăng”. Tháng 7 năm Mậu Tuất (1418), nhà Minh còn sai Hạ Thì và Hạ Thanh sang tìm tòi và thu lượm những sách chép về lịch sử và sự tích xưa nay do người Việt viết! Nhà sử học Phan Huy Ích đã nói lên nỗi đau về chuyện ấy : "Văn chương nảy nở như rừng. Nếu chẳng phải trải qua cướp bóc, đốt phá mà hóa tro tàn, thì hẳn là trâu kéo đến toát mồ hôi, chứa đầy đến tận xà nhà”. Hoàng Đức Lương khi sưu tầm làm nên "Trích Diễm thi tập” đã phải xót xa kêu lên : "những gì thu thập được cũng chỉ là một hai trong trăm ngàn phần”!

Rõ ràng là : hủy diệt văn hóa của một dân tộc "vốn xưng văn hiến đã lâu”, là chính sách nhất quán của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Đâu phải chỉ Minh Thành Tổ! Trước đó, từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, các thế lực phong kiến phương Bắc đều lựa chọn thời cơ khi nội tình Việt Nam có vấn đề để xua quân đánh chiếm nhằm rộng đường bành trướng về phương Nam.

Một giáo sư mang lon đại tá thuộc Đại học Quốc phòng của Trung Quốc Han Xudong kêu gọi Bắc Kinh thực hiện một chính sách bành trướng về quân sự, địa - chính trị và kinh tế đã viết không úp mở : "Chỉ khi chúng ta đập tan tư tưởng không bành trướng, Trung Quốc mới có thể tăng tốc độ phát triển từ một cường quốc khu vực tới một đế chế toàn cầu”. Liu Yuan, một tướng "diều hâu” có thế lực đã hung hăng tuyên bố phải "tái khám phá văn hoá quân sự của Trung Hoa”, cho rằng lịch sử "được viết bằng máu và những cuộc chém giết”, còn "quốc gia - nhà nước” chỉ là "bộ máy quyền lực hình thành từ bạo lực” trong khi chiến tranh chỉ là sự "nới rộng tự nhiên của kinh tế và chính trị”.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/223/2012_223_12_a2.jpg
Khi truyền thống bất khuất, quật cường của dân tộc
được thường xuyên khởi động, cổ vũ, phát huy thì bộ môn lịch sử
sẽ tìm lại được vị trí của nó trong lòng thế hệ trẻ


Để bảo vệ cho xu thế hiếu chiến này, mạng lưới truyền thông của quân đội Trung Quốc [PLA] và truyền thông nhà nước TQ ["Thời Báo Hoàn Cầu” là một ví dụ] đã vùi dập không thương tiếc những tiếng nói của các học giả có lương tri như giáo sư Chu Shu long thuộc Phân khoa Bang giao Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa khi ông phê phán PLA "quá mạnh mẽ trong việc ra quyết định, đặc biệt là về chính sách đối ngoại”. Theo ông thì những bình luận của giới tướng lĩnh "thiếu thận trọng, được phát ngôn mà không có ủy quyền chính thức, tạo ra rất nhiều nhầm lẫn”, những lời tuyên bố về "lợi ích cốt lõi” hay "PLA đã sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự để chống lại những thách thức chủ quyền” là hồ đồ. Lập tức, "phái diều hâu” quy kết ngay cho học giả này là "Hán gian”! "Trung Quốc có trên một triệu kẻ phản bội, trong đó có một số học giả được Mỹ đào tạo. Họ đọc sách Mỹ, chấp nhận lý tưởng của Mỹ và đang giúp Mỹ để đánh lừa người Trung Quốc”.

Đưa ra vài ví dụ nói trên để nói rằng, không được một chút mơ hồ về sự thật lịch sử oái oăm của cái vị thế địa-chính trị của đất nước ta nằm cạnh người láng giềng phương Bắc. Núi liền núi, sông liền sông, nhân dân ta và nhân dân Trung Quốc đều thiết tha mong muốn sống hòa bình, hữu nghị để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế nhưng, một số thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc thì từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho đến hiện nay đều chưa bao giờ từ bỏ tham vọng bành trướng. Vì thế, lại càng không một giây phút lãng quên bản lĩnh của ông cha ta trong cái vị thế "trứng chọi đá”, vừa mềm dẻo, linh hoạt vừa giữ vững ý chí quật cường đã từng đánh cho tan tác bọn xâm lược, dù chúng đông đến đâu, hung hãn đến thế nào.

Tướng xâm lược Ô Mã Nhi thế kỷ XIII từng khoác lác đe dọa các vua ta "ngươi chạy lên trời, ta theo lên trời; ngươi chạy xuống đất ta theo xuống đất, ngươi trốn lên núi ta theo lên núi, ngươi lặn xuống nước ta theo xuống nước” để rồi cuối cùng y bị tóm cổ tại cửa sông Bạch Đằng! Và tấm bia đá trên cánh đồng Mồ chôn 5 vạn quân Minh thuộc xã Tốt Động (Chương Mỹ-Hà Nội) ghi lại sự tích chiến công trận Tốt Động vẫn còn đó, rồi "Gò Đống Đa” (Quận Đống Đa-Hà Nôi) vùi xác hàng vạn quân Thanh thế kỷ XVIII vẫn còn đây!

Buổi ấy cách nay gần 600 năm, theo "Lam Sơn thực lục”, 15 vạn quân nhà Minh "dài đến mười dặm, mũ giáp lòa trời, cờ tán rợp nội, tự cho là đánh một trận có thể quét sạch quân ta”, cuối cùng đã tan tác không còn một mảnh giáp, Thượng thư Trần Hiệp, nội quan Lý Lượng bị chặt đầu, Vương Thông cũng bị thương, phải bỏ chạy thục mạng về Đông Quan, đóng cửa viết thư cầu viện binh. Xác quân giặc chết chồng chất lên nhau khiến cả một vùng cách xa vạn dặm vẫn còn hôi tanh mùi xú uế. "Ninh Kiều máu chảy thành sông tanh trôi vạn dặm/ Tốt Động thây chất đầy nội nhơ để ngàn năm…” như Nguyễn Trãi viết trong "Bình Ngô đại cáo”. Để tỏ lòng nhân nghĩa, Lê Thái Tổ đã xuống chiếu cho làng Tốt Động thu gom hài cốt quân Minh lập chôn thành hàng trăm ngôi đại mộ. Đến năm Bính Dần, 1866 vua Tự Đức lại có chiếu cho làng Tốt Động quy dồn tất cả thành một đại mộ quây bằng đá ong đặt tên là đồng Mồ, trên tấm bia còn lưu giữ cho đến hôm nay được khắc lên dòng chữ "Ta rằng hỡi ôi! Số người thác ở đây trăm đời sau vẫn là ma khách. Nay các ngươi đều được về đây, thi thể các ngươi thoát khỏi cảnh ngâm thây đáy nước, dãi nắng bãi cỏ hoang, ăn gió uống sương hồn phách chập chờn như đom đóm...”. Vào ngày 24 tháng Chạp hằng năm, tại đây có tục cúng cháo cho những con "ma khách”!

Rồi cách nay hơn 300 năm, cùng với việc thần tốc đánh tan tác toàn bộ quân xâm lược nhà Thanh, sau khi vào Thăng Long, Vua Quang Trung đã cho thu nhặt lại xác và xếp thành 12 đống, đắp cao lên thành gò gọi là "kình nghê quán” (gò chôn xác giặc dữ như cá kình, cá nghê ngoài biển) 12 gò này nằm giải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên gò các cây đa mọc lên um tùm và tạo thành cái tên gò Đống Đa hiện nay, nhằm biểu dương chiến công của quân dân ta và cảnh báo với bọn xâm lược cướp nước. Vua cho viết bài "Văn tế”, trong đó có đoạn " Nay ta cho thu nhặt xương cốt chôn vùi. Bảo lập đàn bên sông cúng tế. Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc. Xuất của kho đắp điếm đống xương khô. Hồn các ngươi đừng vất vưởng dưới trời Nam. Hãy lên đường quay về nơi hương chỉ ". Cần nhớ thêm rằng, tướng giặc là Sầm Nghi Đống sợ quá phải treo cổ lên cành đa tự tử trên núi Ốc (Loa Sơn) mà vị trí của nó là gần khu chùa Bộc hiện nay. Danh sĩ Nguyễn Văn Siêu khi đến thăm núi Ốc đã có câu thơ "Khả liên tích cốt vô quy nhật. Loạn giữ quần sơn nhất vọng nguy”, tạm dịch là: "Thây chất mong chi ngày trở lại. Thêm cùng gò núi một cồn xương”! Đây chính là những thông điệp cần phải gửi đến những cái đầu hiếu chiến đang hung hăng trên Biển Đông!

Chính vì thế, phải làm sống dậy trong lòng thế hệ trẻ hôm nay những sự kiện lịch sử oai hùng ấy. Thì đó, sức sống mãnh liệt của dân tộc vẫn bừng sáng trên ánh mắt và gương mặt của tuổi trẻ biểu thị lòng yêu nước. Giòng máu Việt Nam vẫn lưu chảy trong huyết quản của họ không gì ngăn chặn được. Và khi viết những dòng này, người viết không nghĩ rằng những thí sinh bị điểm 0 về môn lịch sử lại vô cảm với khí phách của ông cha mình. Tuyệt đối không! Những điểm 0 này không thể hoàn toàn là lỗi của họ, nếu tỉnh táo và thật sự truy tìm căn nguyên của hiện tượng sẽ thấy ra rất nhiều điều lớn hơn bội phần việc trách cứ những học trò vừa tốt nghiệp phổ thông kia. Bộ môn lịch sử không thể chỉ dạy trong lớp học, mà còn phải dạy ngay trong gia đình, dạy ngay tại đường phố, dạy trong chuyến tàu đang vượt sóng ra khơi. Khi truyền thống bất khuất, quật cường của dân tộc được thường xuyên khởi động, cổ vũ, phát huy thì bộ môn lịch sử sẽ tìm lại được vị trí của nó trong lòng thế hệ trẻ. Đấy chính là vấn đề của vấn đề học lịch sử và dạy lịch sử.

GS. Tương Lai
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phát hiện đầu rồng đá ở di tích Thành nhà Hồ

Bài đăng trên Thanh Niên 20/08/2012 18:31

(TNO) Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) ngày 20.8 cho biết, trung tâm này vừa tiếp nhận một hiện vật quý là chiếc đầu rồng đá liên quan đến triều nhà Hồ do ông Vũ Văn Bằng, ở xã Vĩnh Phúc, H. Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) trao tặng.

Được biết, chiếc đầu rồng đá này được ông Bằng phát hiện khi đang canh tác tại khu vực quần thể di sản Thành nhà Hồ. Theo các nhà khảo cổ học, đầu rồng bằng đá có niên đại vào cuối thế kỷ 14, cao 0,6 m, dài 0,55 m, đầu ngẩng cao có màu xanh xám trang trí một mặt, mặt ngoài bị vỡ, đầu to, bờm tóc thô dày, răng sắc nhọn, mắt tròn lộ, hoa văn tinh xảo, rõ nét.

Đây là đầu rồng bằng đá duy nhất được tìm thấy cho đến nay ở Thành nhà Hồ. Cũng theo các nhà khảo cổ, đây là rồng thềm bậc.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201207/Thanh/2/Daurongda.jpg;pvd39e3a7beda11da7
Đầu rồng đá vừa được phát hiện tại Thành nhà Hồ - Ảnh do Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp



Trước đây, vào năm 1938, trong quá trình đào đất làm đường xuyên từ cửa Nam sang cửa Bắc Thành nhà Hồ, người dân đã phát hiện một đôi rồng đá bị mất đầu với thân mình uốn lượn dài 3,8 m, mình phủ vẩy hoa, bờm dài, bốn chân có móng sắc nhọn.

Đây cũng được xem là cặp rồng kiến trúc hoàng cung sớm nhất của Việt Nam được phát hiện cho đến nay.

Việc phát hiện đầu rồng bằng đá tại Thành nhà Hồ là cơ sở để các nhà khoa học nghiên cứu, phục dựng lại đầu đôi rồng đá bị mất đầu trong khu vực nội thành.

Ngọc Minh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 102 của đại tướng Võ Nguyên Giáp:

Đề nghị thành lập Bảo tàng Võ Nguyên Giáp

Bài đăng trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 26/08/2012, 07:57 (GMT+7)

TT - Cuộc tọa đàm do Hội Khoa học lịch sử, Bảo tàng Lịch sử tổ chức mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 102 tuổi diễn ra sáng 25-8 đã nhận được sự quan tâm và có mặt, đóng góp ý kiến của hơn 60 tướng lĩnh, nhà sử học, nhà nghiên cứu và các trợ lý, người giúp việc thân cận qua các thời kỳ của đại tướng như: tướng Hồng Cư, Lê Trọng Nghĩa, các nhà sử học Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm, Dương Trung Quốc...

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=584935
Người dân Quảng Bình xem triển lãm ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ảnh: Lam Giang


Ngoài những ý kiến, phát hiện mới khẳng định thiên tài quân sự, những đóng góp của đại tướng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, năm nay các nhà sử học và các tướng lĩnh đặc biệt lưu tâm và kiến nghị các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước cần có chủ trương thành lập Bảo tàng Võ Nguyên Giáp và cần tiến hành việc sưu tầm, lưu giữ các di sản vật thể và phi vật thể liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng ngay từ bây giờ.

Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý lâu năm của đại tướng, cho biết: “Đại tướng đã có thư đề nghị trung ương xin trả lại căn nhà hiện đang ở sau khi “đi theo Bác Hồ”. Đồng thời đại tướng cũng đề nghị cần bảo tồn căn nhà đó vì nó nằm ngay trên vườn hoa Kính Thiên, có căn hầm đào từ trong chiến tranh chống Mỹ, là một trong ba căn hầm kiên cố nhất ở Hà Nội. Đồng thời, căn nhà là một kiến trúc Pháp mẫu mực còn giữ lại được của Hà Nội”.

Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử, GS Phan Huy Lê cũng đưa ra kiến nghị của hội: “Nhà nước nên giữ lại căn nhà mà đại tướng đã ở hơn một nửa thế kỷ nay để làm Bảo tàng Võ Nguyên Giáp, vì căn nhà cùng với những hoạt động của tổng hành dinh trong chiến tranh đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long và là di tích bất khả xâm phạm theo công ước của UNESCO”.

TH.H.

Triển lãm ảnh trên quê hương đại tướng

Ngày 25-8, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình và Trung tâm Văn hóa thông tin huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) mở “Triển lãm ảnh Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp” tại quê hương Lệ Thủy của đại tướng, nhân dịp đại tướng bước sang tuổi 102 (25-8-1911 - 25-8-2012) và Quốc khánh 2-9.

Triển lãm trưng bày gần 200 bức ảnh và tư liệu về quê hương, con người Lệ Thủy và về cuộc đời hoạt động cách mạng cũng như khắc họa nét đời thường của đại tướng. Đây là ảnh, tài liệu được chọn lọc từ hơn 500 ảnh trong cuốn sách ảnh Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp do Bộ Thông tin và truyền thông tặng Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình. Hàng ngàn người dân Lệ Thủy và Quảng Bình đã đến xem triển lãm (kéo dài đến ngày 10-9).

L.GIANG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Người chụp hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu qua đời

Bài đăng trên VNExpress Thứ tư, 29/8/2012, 08:19 GMT+7

Cựu phóng viên ảnh người Mỹ Malcolm Browne qua đời ở tuổi 81, sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/b7/46/browne-1.jpg
Browne bên bức ảnh chụp hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Ảnh: AP


Browne bị mắc bệnh Parkinson hồi năm 2000 và có những năm cuối cùng của cuộc đời trên xe lăn. Ông được đưa tới bệnh viện tối 27/8 (theo giờ địa phương) khi bị khó thở, AP dẫn lời vợ ông, bà Le Lieu Browne. Trước khi qua đời, Browne sống cùng vợ tại Thetford, thuộc bang Vermont ở đông bắc nước Mỹ.

Trong 40 năm sự nghiệp làm báo, Browne có tới 30 năm làm việc cho tờ The New York Times và hầu hết là tại các điểm nóng chiến sự.

Ngày 11/6/1963, Browne trở nên nổi tiếng khi chụp bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn. Tấm ảnh này đã gây sốc cho dư luận quốc tế và góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Tổng thống John F. Kennedy được cho là đã thốt lên "Chúa ơi" khi nhìn thấy bức ảnh trên. "Không một bức ảnh thời sự nào trong lịch sử lại gây ra nhiều cảm xúc khắp thế giới như ảnh đó", ông nhận định. Gương mặt điềm tĩnh của hòa thượng cũng được ghi lại trong một đoạn video.

Cùng có mặt tại hiện trường lúc đó với Browne là David Halberstam khi còn là phóng viên trẻ của tờ New York Times. Halberstam chia sẻ giải thưởng Pulitzer với Browne nhờ bài viết về sự kiện này.

"Lửa bốc lên từ cơ thể của một con người, thân thể ông ấy từ từ khô quắt và teo lại, đầu ông ấy cháy và đen thui. Không khí đầy mùi thịt người cháy. Cơ thể con người cháy mới nhanh làm sao. Phía sau, tôi có thể nghe thấy tiếng khóc tấm tức của những người Việt Nam. Tôi quá ngỡ ngàng tới mức không khóc nổi, quá bối rối để nghĩ tới chuyện ghi chú hay phỏng vấn ai, quá bàng hoàng không nghĩ nổi điều gì ... Khi bốc cháy, cơ thể ông ấy vẫn lặng phắc, cũng không phát ra một tiếng kêu, trái hẳn với những người đang khóc rấm rứt xung quanh", phóng viên thuật lại.

Nhật Nam
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Khát vọng Hồ Chí Minh


Đó là Độc Lập cho Dân tộc, Tự Do và Hạnh Phúc cho Nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà Người và các đồng chí của mình đặt tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và xác định mục tiêu chính trị của nhà nước này là Độc Lập – Tự Do - Hạnh Phúc. Và vào dịp tết đầu tiên khi nước nhà được độc lập, Người tiếp tục khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
Cả cuộc đời mình, Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ chí Minh đã phấn đấu và hy sinh vì khát vọng cao cả và tinh thần nhân văn sâu sắc đó.
Định tên nước như vậy là Người xác định rõ sau khi xoá bỏ nhà nước phong kiến, nhân dân Việt Nam sẽ xây dựng nhà nước Cộng hoà, xây dựng nền Dân chủ và quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, phấn đấu cho quyền Tự do và Hạnh phúc của nhân dân. Để thực hiện thể chế chính trị - nhà nước cách mạng và tiến bộ đó, dưới sự lãnh đạo của Người, năm 1946, Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã được ra đời. Bản Hiến pháp Cách mạng, Tiến Bộ và Nhăn văn này cùng với lộ  trình xây dựng nền văn hoá Dân tộc, Khoa học, Đại chúng là tiền đề và là cơ sở để xây dựng một nước Việt Nam mới tiến bộ, văn minh.
Khát vọng và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh không chỉ là dâng hiến tình yêu với Tổ Quôc và  Nhân Dân mà còn thể hiện nhãn quan khoa học, tầm tư duy chính trị sáng suốt tuyệt vời của Người. Mục tiêu và sự lựa chọn Chính trị - Văn hoá của Hồ Chí Minh là kết tinh từ tinh thần khoa học của thời đại, kinh nghiệm lịch sử và thực tiễn sống động của cuộc sống.
Thành công của Cách Mạng Tháng Tám và những thành tựu Chính trị - Văn hoá bước đầu của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là nền tảng, là động lực tinh thần để Nhân dân và Chính phủ Cụ Hồ giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cả cuộc trường chinh giải phóng dân tộc 20 năm liền tiếp sau đó.
Trong kháng chiến chống Mỹ, khát vọng giải phóng dân tộc dù cho phải đốt cả dãy Trường Sơn của Hồ Chí Minh đã thôi thúc cả dân tộc đoàn kết vững bước tiến lên làm nên một Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Cuộc đời cách mạng Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người  là một sự thống nhất và kiên định mục tiêu vì Dân tộc – Dân chủ - Dân sinh. Đối với Người, bất cứ lúc nào, ở đâu, trong tình huống nào thì quyền lợi của Dân tộc, của Nhân dân vẫn là trên hết. Người luôn chủ trương thực hành dân chủ để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để giữ nước, làm cho nước phồn vinh, vững mạnh, dân được tự do, hạnh phúc.
Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng tinh thần và tư tưởng của Người vẫn rất gần gũi vói nhân gian vì chính Người đã ra đi từ lòng Dân tộc và Nhân Dân;  Người thấu hiểu tấm lòng và nguyện ước của Dân tộc, của Nhân dân; Người là đại diện ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam, của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới.
Học tập và làm theo Hồ Chí Minh, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu khát vọng của Người là gì!
 
Vĩnh Khánh   
                                                             
Nguồn: Bài đăng trên VHNA,thứ bảy, 01 Tháng 9 2012 05:45 GMT+7
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bài học lịch sử

Bài đăng trên Thanh Niên 03/09/2012 3:05

Đã 2/3 thế kỷ kể từ Cách mạng Tháng Tám. Lớp người lãnh đạo cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho đất nước ngày ấy, giờ cũng đã vơi dần như lá mùa thu. Họ là lớp người hiến dâng cả cuộc đời vì dân tộc một cách vô tư, trong sáng nhất, không màng tới danh lợi, tiền tài.

https://lh5.googleusercontent.com/-MYUnoFS_Jbc/UESWsO1QJTI/AAAAAAAAJqc/972k3dfqOCw/s720/images413179_1.jpg

Từ trái qua: Trường Chinh, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp


Tôi tin rằng những mẩu chuyện mà tôi được chứng kiến sau đây ít nhiều sẽ chứng minh điều đó.

Tổng bí thư Trường Chinh là một lãnh tụ kiệt xuất, còn trong đời sống riêng, ông là một mẫu mực về đức tính liêm khiết. Ông có người em gái là bà Đặng Thị Uẩn (sinh năm 1911, kém ông 4 tuổi). Bà có người con trai là giảng viên của một trường đại học, là chỗ nương tựa của tuổi già thì không may lại mất sớm. Vào những năm 80 thế kỷ trước, bà sống ở khu tập thể Thành Công (Hà Nội) trong lúc anh trai đang đương chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Trong buổi họp chi bộ, một đảng viên đã thốt lên: Tôi không thể hình dung rằng ở ngay trong chi bộ chúng ta có nữ đồng chí Uẩn, đã trên bảy chục tuổi, là em ruột của Chủ tịch nước mà ngày ngày lụi cụi đến các nhà xin chút nước gạo thừa về chăn nuôi lợn (hồi đó Hà Nội có phong trào chăn nuôi rất rầm rộ), chỉ vì lương hưu không đủ sống.

Cũng thời gian đó, vì thương em tuổi đã cao mà sau cả chục năm thống nhất đất nước vẫn không có điều kiện vô Nam thăm bà con họ hàng, trong một chuyến công tác phía nam bằng chuyên cơ, ông Trường Chinh xin tổ chức cho phép em gái mình đi cùng chuyến bay. Đó là lần duy nhất bà được “đi ké” máy bay của nhà nước.

Những năm trước của thời kỳ Đổi mới, nhu yếu phẩm đều phân phối bằng tem phiếu, cuộc sống của mọi người rất đạm bạc. Tiêu chuẩn của Chủ tịch nước cũng chả được hơn là bao. Thương con cháu khi tết Nguyên đán đến, bà Nguyễn Thị Minh, phu nhân của ông Trường Chinh, đã bàn với chồng dùng số tiền nhuận bút từ viết sách, báo của ông nhờ mua lợn giống, thức ăn gia súc rồi gửi người cháu gái là Đặng Thị Nguyệt sống ở bãi Phúc Xá nuôi giùm, để tết đến chia phần cho các con, cháu trong nhà gọi là cải thiện ngày tết.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng là một nhà lãnh đạo có nhân cách lớn như thế. Vào năm 1993, khi ấy ông đã thôi làm Thủ tướng và là cố vấn Ban Chấp hành T.Ư Đảng, ông đã dành cho Báo Thanh Niên một cuộc phỏng vấn khá đặc biệt ngay tại nhà công vụ mà ông sống suốt mấy chục năm trong Phủ Chủ tịch.

Sau khi đã hoàn thành những nội dung cần phỏng vấn có liên quan đến thế hệ trẻ nhân dịp ngày thành lập Đoàn 26.3, tôi còn một ý định đã âm ỉ từ lâu là xác minh một câu chuyện liên quan đến ông.

Một lần tôi được theo anh Nguyễn Công Khế - khi ấy là Tổng biên tập Báo Thanh Niên - tới thăm anh Trần Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng Chính phủ. Anh Hà có 20 năm phục vụ 4 đời thủ tướng. Trước khi có thông báo nghỉ hưu, anh Hà vào chào ông Phạm Văn Đồng để chia tay. Ông hẹn mời cơm vợ chồng anh. Trong bữa cơm, anh Hà hỏi chuyện con trai ông là anh Dương khi nào tổ chức cưới, thì ông Phạm Văn Đồng tâm sự: “Tôi mừng lắm cậu à, tôi chờ đợi việc này đã lâu. Chỉ có một điều, nghĩ cũng thật buồn cười và nếu có nói ra chắc dễ mấy ai tin. Như tôi đây, theo phong tục của dân mình, cũng muốn có chiếc nhẫn vàng khoảng 2 chỉ để tặng con dâu, vậy mà cũng không có nổi. Nếu nói ra điều này với con trai, chắc rồi cũng sẽ được cậu ấy lo, nhưng nghĩ thấy thế nào ấy, cũng hơi kỳ phải không?”.

Khi tôi nhắc lại câu chuyện đó, nguyên Thủ tướng im lặng một lát rồi lên tiếng: “Đồng chí nghĩ sao về câu chuyện này?”. Tôi nói với ông rằng mình hiểu và hoàn toàn tin vào câu chuyện đó. Ông gật đầu xác nhận rồi nói: “Chuyện chỉ có vậy, cũng không nên viết trên báo làm chi đồng chí nhé!”. Ngay chiều hôm đó, ông Năng, thư ký riêng của ông Phạm Văn Đồng lại điện xuống cho tôi cùng với một lời nhắc: Bác Đồng đã dặn anh khi sáng, anh nhớ đừng viết gì lúc này nhé.

Câu chuyện của một nhà lãnh đạo có 32 năm làm Thủ tướng nghe sao mà xúc động tới lạ lùng, nếu có ai không tin thì cũng là chuyện bình thường, dù đó là một thực tế hoàn toàn có thật.

Có người đặt vấn đề phải chăng chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được lòng dân một phần chính là vì có những nhà lãnh đạo có lối sống giản dị, trong sáng, suốt đời vì dân vì nước như vậy? Một năm trước lúc Bác Hồ ra đi, Người đã nhắc nhở: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu rơi vào chủ nghĩa cá nhân”. Lời Bác dặn cùng những tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân như những nhân vật mà tôi kể rất đáng để hôm nay chúng ta suy nghĩ.

Đạo đức của người lãnh đạo liên quan chặt chẽ tới uy tín của chính người đó trong công tác. Uy tín của cả một lớp người lãnh đạo cũng liên quan tới cả một chế độ. Có lần, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã phân tích đại thể rằng, các triều đại phong kiến trước đây đều có lúc thịnh, lúc suy. Lúc thịnh thường là ở khởi đầu những triều đại mới, lớp người khai sinh ra nó thường có nhiều khát vọng và hy sinh xương máu cho dân tộc. Nhưng rồi, những lớp cháu con của vương triều đó, do họ chỉ là lớp người được thụ hưởng mà không phải đổ máu, xương cho nên đã dần xem nhẹ việc bảo vệ chế độ do chính cha ông họ gây dựng nên.

Nếu những thế hệ hiện nay và mai sau không khắc cốt ghi tâm bài học lịch sử đó để giữ gìn thành quả tiền nhân để lại, thì tránh sao cho khỏi hổ danh?

Quốc Phong
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Đòn Hiểm Độc.

(Tâm sự của một người Việt gốc Hán ở Hải Dương, VN)

Vài dòng về bản thân : “... Gần hết cuộc đời, tôi đã nuôi trong lòng tình hữu nghị cao cả với đất nước quê hương của Đức Tổ họ Vũ của tôi. Tôi có lai lịch là người gốc Trung Hoa. Đức Tổ khai sinh ra dòng họ Vũ của tôi là một người thuộc dòng họ Vũ xã Long Khê, huyện Phúc Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa.Đức Tổ của tôi là Vũ Hồn, được Vua Đường Vũ Tông cử làm An Nam Đô hộ sứ cai trị xứ An Nam trong khoảng thời gian 841-843 theo Tây lịch. Nhưng rồi vì thất sủng với Nhà Đường, Vũ Hồn đã về sống ẩn dật với người vợ An Nam ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay thuộc tỉnh Hải Dương sinh cơ lập nghiệp, dựng nên dòng họ Vũ ở VN ngày nay. Tôi nuôi những tình cảm ấm áp với người Trung Hoa từ cuối những năm 1930, khi tôi mới 3-4 tuổi, ở một vùng quê rất xa thành phố. Đó là châu Dực Yên thuộc tỉnh Hải Ninh ngày xưa, mà hôm nay vẫn còn giữ nếp sống bằng lặng, yên bình, ngay sát thành phố Móng Cái, ở đó, vẫn còn dấu ấn của hàng xóm là những người Hoa chất phác, đôn hậu, tắt lửa tối đèn cùng gia đình chúng tôi chia sẻ từng bát cháo hoa ăn với chao và trứng muối … " Lướt nhanh trên mạng những ngày này, chúng ta luôn tìm được nhiều thông tin đắt giá : Thương lái TQ (dân thường nói ngắn gọn, là bọn Tàu) về các chợ nông thôn VN thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được bọn Tàu mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân VN và bọn “trâu tặc” ra sức chặt móng trâu đem bán,… vẫn còn lãi một con trâu thịt mang bán ở chợ. Chỉ một thời gian rất ngắn, bọn chúng đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo VN. Tiếp đó, dân loan tin cho nhau, hàng lũ lái trâu từ bên Tàu tràn qua biên giới để “tiếp thị” bán trâu. Trong cái lũ thương lái mới này còn có cả kẻ tiếp thị bán trâu sắt (máy kéo). Dân tình vỡ lẽ : Thì ra chúng thu mua móng trâu là vì như thế ! Ở một nơi khác, thương lái Tàu đi các chợ thu mua rễ hồi, thế là những bọn “hồi tặc” mở chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của VN; chúng mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh vào trúng cái dạ dày của những người mà bọn Tàu gọi là “đồng chí tốt” VN; chúng thu mua mèo nhằm triệt phá một nguồn trừ chuột cắn lúa; rồi chúng mua ốc bươu vàng, xúi giục nông dân nuôi ốc bươu vàng tràn ngập đồng ruộng phá hoại mùa màng, tấn công vào chiến lược an ninh lương thực của quốc gia “láng giềng tốt” VN. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu cho các nhà máy chè VN. Không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp chè VN phải sang mua chè nguyên liệu từ TQ. Đến khi nông dân VN cần trồng lại đồi chè, thì các “đồng chí tốt” từ bên kia biên giới, vì tình quốc tế vô sản lại lọ mọ xuất hiện, “giúp” mua giống chè từ TQ chở qua cho nông dân VN. Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao “trên trời”, đẩy từng đoàn “đồng tặc” lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia của nước “láng giềng tốt” để nước này đốt đèn dầu đi theo họ “hướng tới tương lai”. Có nơi, bọn “đồng tặc” lẻn vào kho ăn cắp từng cuộn dây tôồng mới “coong” mang bán, thì “các đồng chí tốt” lên mặt đạo đức: “Ấy chết, cái ngộ không mua cái cuộn dây đồng ăn cắp tài sản XHCN của các tôồng chí tâu lố!” (Chúng tôi không mua cái cuộn dây đồng ăn cắp tài sản XHCN của các đồng chí đâu nhé). Cho đến khi bọn thương lái Tàu đi thu mua cáp quang phế liệu, thì các nhà đương cục của chúng ta mới được phen ngớ ra, không hiểu bọn chúng mua cái “của nợ” này để làm gì. Vì mua dây đồng thì còn có thể hiểu là chúng lấy nguyên liệu, nhưng cáp quang thì thật không thể hiểu được chúng mua để làm gì ? Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì mới “ngã ngửa” ra, là chúng đang phá hoại con đường huyết mạch thông tin của VN...Chắc là các “đồng chí VN” nghĩ mãi không biết xử thế nào với những người “đồng chí tốt” bên nước vô sản TH, đành phải đưa ra tòa vài thằng dân nghèo “trót dại” lặn xuống biển chặt trộm. “Láng giềng tốt” giúp… xây dựng các công trình thủy lợi : Sau 1954, VN được TQ giúp xây dựng nhiều công trình thủy lợi. Tôi đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với Giáo sư TTA, Viện trưởng một viện nghiên cứu thủy lợi ở HN về sự giúp đỡ thủy lợi của người “đồng chí tốt”, vị Giáo sư kéo tôi vào phòng làm việc và cho xem một video clip quay suốt dọc dòng sông biên giới Việt – Trung. Trời ơi, chúng ta không thể tưởng tượng được, người “đồng chí tốt” đã làm những trò gì đâu! Các “đồng chí” xây 120 cái kè chắn chéo dòng nước trên các dòng sông biên giới, tạo những luồng nước xoáy để làm sạt lở bờ phía VN, ăn cắp đất mang về phía đất nước “láng giềng tốt” bên kia biên giới. Đất bồi sang phía bắc đến đâu, các đồng chí xây nhà cao tầng và kéo giai cấp vô sản quốc tế TH đến đó. Xem xong clip của Giáo sư TTA, tôi bàng hoàng… Tất cả các triều đại Đường, Nguyên, Tống, Minh, Thanh, chưa có bất kỳ một triều đại nào trước Triều đại CSTH sử dụng những biện pháp tồi tệ như vậy với VN. VN đã đối đầu với những đế quốc lớn, đã đối mặt với đủ loại thủ đoạn tàn bạo của nhiều loại đế quốc, nhưng có lẽ đây là ngón đòn xâm lược thâm hiểm và bẩn thỉu nhất của một loại đế quốc mới nổi : Đế quốc Trung Cộng. Tôi hỏi Giáo sư TTA: “Ông có thể cho biết, có công trình thủy lợi nào mà CS TH giúp VN không chứa đựng những “yếu tố đểu” tương tự như vậy không ?”. Ông chau mày trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu… “Tôi khó trả lời anh quá”, Giáo sư nói với tôi như vậy. Đến hành vi gây ô nhiễm môi trường “gien” nòi giống VN : Trên đường phố và sân bay VN hôm nay tràn ngập người TQ. Tôi vừa ngồi ở sân bay Đà Nẵng. Tôi đến hơi trễ, hỏi anh bạn ngồi bên phải tôi : “Máy bay Hà Nội gọi vào chưa ?”, thì nghe câu hỏi lại bằng tiếng Tàu “Shen ma?” (Cái gì?). Tôi quay bên trái hỏi, thì lại nghe “Shen ma?”. Tôi quay phía sau hỏi, lại thấy “Ni shuo shen ma?” (Ông nói cái gì?)… Tôi ngỡ ngàng, tưởng mình lạc vào sân bay Bắc Kinh. Làng sinh viên HACINKO (Phố Ngụy Như Kontum) không còn chỗ cho thuê vì hơn 500 người TQ đã “trấn” ở đó. Họ chen lấn trong thang máy và trong nhà ăn, thậm chí chiếm đứt thang máy để chơi đùa leo lên leo xuống, không cho bất kỳ ai sử dụng thang máy. Người Tàu đến đó mở hàng ăn, hàng bán quần áo, mua bán tấp nập như một chợ Tàu. Tối tối sinh viên Tàu trượt patin và la ó huyên náo một góc phố… Họ làm cho tôi liên tưởng tới 20 vạn quân Tàu Tưởng tràn vào VN năm 1945, ghẻ lở, bẩn thỉu, ngông nghênh và láo xược. Sao mà người TQ thắng thầu lắm thế ? Chuyện bauxite Tây Nguyên đã có quá nhiều người nói rồi. Tôi đơn cử vài chuyện vặt vãnh khác : Chỉ ở một tỉnh ở rất gần Hà Nội thôi, TQ chưa làm xong Nhà máy điện Hòa Bình, hàng ngàn công nhân Tàu chưa kịp rút, thì Tàu đã thắng thầu làm Nhà máy điện MK, và hàng ngàn công nhân Tàu lại xuất hiện. Những người Tàu từ các cơ sở sản xuất này lan tỏa khắp nơi để gieo rắc “hạt giống đỏ” cho Cách mạng vô sản Trung Hoa, đỡ cho các công ty Xuất khẩu Lao động VN và các công ty môi giới hôn nhân khỏi phải xuất con gái qua Tàu…Tôi có dịp trao đổi với các chị phụ trách hội phụ nữ ở mấy tỉnh Tây Nguyên, thì được biết, các chị đang rất lo ngại, chưa biết xử lý thế nào với nạn con gái Tây Nguyên có bầu với công nhân Tàu (!). Chúng ta nhìn thấy một cảnh tượng đang đến gần : Đội quân thứ 5 của Tàu Cộng đang ngày càng được mở rộng. Cần cảnh báo : Khi TC mới sáp nhập Tân Cương vào TQ, dân Hán ở đây chỉ chiếm chừng 4-5%. Sau nửa thế kỷ, dân Hán đã lên tới 45%. Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó, chúng ta có thể rất cần đặt câu hỏi : “Bao giờ dân tộc VN trở thành dân tộc thiểu số trên chính đất nước mình ?”. Và rồi xoa dịu bằng mấy công trình văn hóa ? Gần đây chắc là Trung Nam Hải đã nhận ra sự phẫn nộ của dân chúng VN trước những hành vi xâm lược của họ, họ đã “kỷ niệm” cho dân VN mấy pha ngoạn mục : Trước hết là 30 triệu USD xây dựng ký túc xá cho Học viện Chính trị Quốc gia HCM để đào tạo cán bộ cho Đảng. Tiếp đó là Cung Văn hóa hữu nghị Việt-Trung, chắc rồi đến Viện Khổng Tử,… và rồi không biết còn những thứ gì nữa.Viết đến đây, tôi chợt nhớ cái thời lớp thanh niên chúng tôi say mê theo các nghệ sỹ ca ngợi "những cánh hoa mộc miên bay tới đâu, tình hữu nghị của dân tộc TH lan tỏa đến đó… Sao mà lãng mạn. Ngẫu nhiên, tôi ngồi để hồi tưởng tâm tình lãng mạn theo những “Cánh hoa mộc miên” với Giáo sư Phạm Huy Tiến, một nhà địa chất, cũng có thời đi tu nghiệp “tiến tu Giáo sư” ở Học viện Địa chất Bắc Kinh (đối diện Học viện Khoáng nghiệp của tôi). Giáo sư Tiến cười rũ ngắt lời tôi : “Các bố nhầm hết rồi. Các nghệ sỹ cũng nhầm rồi. Cánh rừng mộc miên khi xưa nằm trên đất VN. Bọn địa chất chúng tôi lăn lộn ở đó quá nhiều. Cả đỉnh thác Bản Giốc nữa, cánh địa chất chúng tôi từng lên đó nấu cơm ăn… Nhưng rồi TQ lấn chiếm, nuốt toàn bộ cánh rừng mộc miên vào lòng Tổ quốc Trung Hoa”...Và thế là những cánh hoa mộc miên lại hồn nhiên bay “từ đất TH”, lan tỏa tình hữu nghị “vạn cổ trường sinh” giữa hai dân tộc. Ấy thế mà, trong khi tôi được nghe các bạn nghệ sỹ của chúng ta ca ngợi “Hoa mộc miên mọc đến đâu, lan tỏa tình thữu nghị của dân tộc Trung Hoa đến đó”, thì, trong một trang mạng nào đó, tôi lại nghe những người CS Bắc Kinh lập luận: “Hoa mộc miên bay đến đâu gieo hạt đến đó; Cây mộc miên mọc ở đâu, đất Trung Hoa ở đó. VN chỉ có cây tre, làm gì có cây hoa mộc miên !”. TH là một đất nước có một đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối. Như vậy có thể suy luận, mà không sợ sai lầm : Tất cả những sự kiện nêu trong bài viết này đều do các nhà lãnh đạo CSTQ đưa đường chỉ lối. Chính những người Cộng Sản Trung Hoa đã làm tan vỡ hoàn toàn tình cảm nồng ấm của những người thuộc thế hệ chúng tôi với một đất nước đã sinh ra Đức Tổ Vũ Hồn của dòng tộc của tôi, một đất nước, mà có thời tôi đã coi là Tổ quốc thứ hai của mình.

GS Vũ Cao Đàm

Nguồn: http://www.facebook.com/u...014544286353?notif_t=like
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (63 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối