Trang trong tổng số 7 trang (63 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

(tiếp)

GIẶC NHÀ NGUYÊN
(1284-1288)

1. Sài Thung sang sứ An Nam:
Nhà Nguyên nghe tin Trần Thái Tông mới mất và Thánh Tông nhượng vị, liền sai Lễ Bộ thượng thư là Sài Thung sang sứ, đi từ Giang Lăng (Hồ Bắc) qua Ung Châu (Quảng Tây)rồi sang nước Nam chứ không đi qua Vân Nam như các sứ thần trước.
Sài Thung đến kinh thành, lên mặt kiêu ngạo, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh rồi cho người đưa thư vào trách Nhân Tông rằng: “sao không xin phép triều đình nhà Nguyên mà dám tự lập, vậy phải sang chầu Thiên triều Hoàng đế mới xong”. Nhân Tông sai quan thần ra tiếp, Thung không thèm đáp lễ, vua bày yến mời, y không đến. Đình thần ai cũng tức gận, nhưng không nói ra.
Vua phải dọn yến ở điện Tập Hiền, mời mãi Thung mới tới. Trong lúc uống rượu, Nhân Tông bảo Sài Thung rằng: “Quả nhân xưa nay sinh trưởng ở trong cung không quen phong thổ, không thể nào đi được”.
Vua Nhân Tông sai sứ sang Tàu mang thư nói không thể sang chầu được. Nhà Nguyên kiếm cớ này nọ muốn đem quân sang đánh nhưng còn do dự.
2. Trần Di Ái theo nhà Nguyên:
Năm Nhâm Ngọ (1282) Nguyên chủ lại cho sứ sang dụ rằng: “Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đem bạc vàng châu báu sang thay, và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo mỗi hạng 2 người”.
Nhân Tông sai người chú họ là Trần Di Ái và Lê Tuân, Lê Mục sang thay cho mình. Nhưng Nguyên chủ không bằng lòng, quyết tâm giữ quyền cai trị nước Nam bèn xuống chỉ lập tòa Tuyên Phủ ti, đặt quan liêu thuộc để sang giám trị các châu huyện. Quân nhà Nguyên sang đến nơi, vua Nhân Tông không nhận, đuổi về Tàu.
Nguyên chủ tức giận bèn lập Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, phong cho Lê Mục làm Hàn Lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư lệnh và sai Sài Thung dẫn 1000 quân đưa họ về nước.
Trần Di Ái thấy giặc phong vương cho mình cũng nhận và về nước với ý đồ cậy sức nhà Nguyên nếu được thì làm vua, nếu không được thì đổ lý do bị nhà Nguyên bắt ép.
Sài Thung đưa bọn Trần Di Ái về đến ải Nam Quan, quân ta đã có tin phi báo về kinh đô.
Nhân Tông bèn sai một đội quân lên đón đánh lũ nghịch thần. Sài Thung bị tên bắn mù một mắt chạy  trốn về Tàu,  còn Di Ái bị bắt, phải chịu tội làm  lính.
3. Thoát Hoan sang đánh lần thứ nhất:
Thấy thế vua Nguyên sai con trai là Thoát Hoan làm Trấn Nam Vương cùng Toa Đô, Ô mã Nhi dẫn 50 vạn quân giả tiếng mượn đường sang đánh Chiêm Thành.
Được tin báo, Nhân Tông ngự thuyền ra sông Bình Than (trên sông Đuống thuộc Gia Bình, Bắc Ninh) để hội các vương hầu bách quan bàn kế sách chống giặc.
Các quan, một số chủ hòa bằng cách cho quân Nguyên mượn đường sang đánh Chiêm hoặc đưa đồ sang cống nộp để hoãn binh, còn lại là chủ trương đánh. Trần Quốc Tuấn và Trần Khánh Dư quyết xin đem quân đi phòng giữ các nơi hiểm yếu, không cho quân Mông Cổ kéo sang. Nhà vua bằng lòng, đến tháng mười năm Quý Mùi (1283), phong cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Tiết Chế Thống lĩnh mọi quân đi chống giữ nhà Nguyên.
Tháng tám năm Giáp Thân (1284) Trần Quốc Tuấn truyền hịch cho các vương hầu hội hết quân sĩ tại bến Đông Bộ Đầu (làng Bình Than, Gia Bình, Bắc Ninh) để điểm duyệt. Quân thủy và quân bộ cả thảy 20 vạn.
Trần Quốc Tuấn rằng: Bản chức phụng mệnh thống đốc quân sĩ ra phá giặc.Các vương hầu và tướng sĩ ai nấy cần phải giữ phép tắc, không được nhiễu dân và phải đồng lòng hết sức đánh giặc. Chớ thấy thua mà ngã lòng, chớ thấy thắng mà tự kiêu. Việc quân có luật, phép nước không thân, các ngươi phải giữ. Rồi sai Trần Bình trọng đi đóng đồn trên sông ở Bình Than. Trần Khánh Dư đem quân ra giữ ở Vân Đồn (thuộc Quảng Ninh ngày nay). Còn các tướng lĩnh khác thì chia ra đóng ở các nơi hiểm yếu. Riêng Trần Quốc Tuấn tự dẫn đại quân đóng ở Vạn Kiếp (Hải Dương) để tiếp ứng cho các nơi.
Được ít lâu, vua Nhân Tông nghe tin báo quân nhà Nguyên đang hội tại Hồ Quảng sắp sửa kéo sang hướng Lạng Sơn. Vua lo quân ta không địch nổi, bèn sai sứ mang đồ lễ sang Tàu, xin hoãn binh để thương lượng lại.
Vua nhà Nguyên không nghe, vẫn cho Thoát Hoan cứ việc tiến quân sang.
Nhân Tông thấy vậy, lập tức cho triệu tất cả các bô lão trong nước hội tại điện Diên Hồng để bàn xem nên hòa hay nên đánh. Các bô lão đều đồng thanh xin đánh. Vua thấy toàn dân một lòng cũng đồng ý quyết đánh.
Quân Nguyên chia làm 2 đạo: một đạo do Toa Đô đem 10 vạn quân từ Quảng Châu đi Hải Đạo sang đánh Chiêm Thành; một đạo do Thoát Hoan kéo đến ải quan sai người đưa thư sang nói cho mượn đường đi đánh Chiêm Thành. Nhân Tông nhận được thư bèn trả lời rằng: “Tự bản quốc sang Chiêm Thành, thủy lục không có đường nào tiện”. Thoát Hoan nổi giận, kéo quân sang ngả Lạng Sơn, rồi sai quân Bả Tống tên là A Lý đến dụ rằng: “Bản súy chỉ nhờ đường Nam quốc sang đánh Chiêm Thành, chứ không có bụng gì đâu, nhờ giúp đỡ ít nhiều lương thảo rồi khi nào phá xong Chiêm Thành sẽ có trọng tạ về sau. Nhược bằng kháng cự thiên binh thì bản úy sẽ không dong tình, phá tan bờ cõi, bấy giờ có hối cũng không kịp”. Hưng Đạo Vương nổi giận đuổi A Lý về rồi phân binh giữ ải Khả Ly và Lộc Châu (Lạng Sơn), còn mình tự dẫn đại quân đóng giữ núi Kỳ Cấp. Các chiến thuyền thì đóng ở Bái Tân giữ đường thủy.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

Nhờ ai nước Nam trừ được nạn cống “Người Vàng”



Nước ta-kể từ khi lập quốc cho đến triều đại Tây Sơn- luôn bị phong kiến phương Bắc mang quân sang xâm lấn. Các triều đại cuối cùng của nền đế chế Trung Hoa như: Nguyên, Minh, Thanh không những buộc nước ta phải cống trân châu, ngọc ngà, gái đẹp…như các cựu trào Tống, Đường…trở về trước; mà còn bắt triều đình ta phải dâng “Đại thần Kim nhân”  (Người Vàng thế mạng vua) để làm cống vật. Sự thật ra sao và vì sao mà nước ta trừ được cống nạn này?

Sử cũ của nước ta không ghi chép rõ kích thước “Người Vàng” ấy như thế nào và khối lượng là bao nhiêu? Chỉ biết có một điều: “Kim nhân” phải giống y hệt nhà vua đương triều của nước ta. Nếu sai, phải đúc lại! Lần thứ nhất bắt đầu cống : “Đại thần Kim nhân” nhằm vào đời vua Thế Tôn, nhà Trần. Trước khi nhà Nguyên đem binh xâm phạm bờ cõi nước Nam, thì Trung Hoa đã có chiếu chỉ từ Yên Kinh gửi qua, buộc vua ta phải “Laị triều” bái mạng thiên tử (!). Trần Thái Tôn biết rằng đi chầu vua Nguyên lần này là tự dâng mình cho cọp! Người cáo bệnh nhưng vua Nguyên không chịu và buộc Trần Thái Tôn phải đúc “Đại thần Kim nhân” đem thay. Vì mới lên ngôi, công việc trong nước chưa ổn định, nếu để họ giận, tất nhiên khốn khổ cho mình. Trần Thái Tôn bèn thuận khí (!)…
      Lần thứ hai, xảy ra trong đời nhà Lê. Liễu Thăng - đại tướng của nhà Minh – đem quuan cướp nước Nam, nên bị Lê Thái Tổ giết chết. Thế mà sau khi giảng hoà xong, vua Minh vẫn bắt ta phải cống "Người Vàng” như họ là kẻ đã chiến thắng (!). Ban đầu, Lê Thái Tổ từ chối, sau rồi cũng phải theo lệ cũ giống nhà Trần. Nhưng chẳng biết trong việc nộp “Đại thần Kim nhân” lần này, dụng ý vua nhà Minh là theo lệ cũ , hay muốn…bắt đền sinh mạng của Liễu Thăng?
       Lần thứ ba, ở vào đời nhà Mạc. Sau khi Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê, vua Mãn Thanh kiếm cớ gọi Mạc Đăng Dung là kẻ thoán nghịch, bèn buộc nước ta phải nộp “Người Vàng” để chuộc tội. Nhưng lần này, cống vật “Đại thần Kim nhân” phải được đúc theo dáng đầu bù, tóc rối, mặt mày nhem nhuốc, nhất là phải khom lưng (để tỏ ý họ Mạc thiết tha yêu cầu vua Thanh thứ tội!).
        Lần thứ tư, việc nộp “Người Vàng” xảy ra vào thời Hậu Lê. Khi Lê Trung Tôn phục hưng được cơ nghiệp, thì liền hoà hiếu với Trung Hoa và cũng không quên lệ cống Người Vàng cho họ. “Đại thần Kim nhân” lần này phải ngước mặt lên và diện mạo phải thật giống vua Lê.
         Nhận xét kỹ, ta thấy rằng các vua của các triều Trần, Lê, Mạc không phải là kẻ nhu nhược, thiếu minh mẫn, để đến nỗi Trung Hoa muốn “vo tròn, bóp méo” gì cũng được. Có lẽ vua ta thấy rằng Trung Hoa đất rộng, dân đông, nếu dùng vũ lực, dù ta có thắng hôm nay, chưa chắc giữ được cái thắng bền lâu! Muốn cho dân an cư lạc nghiệp, đất nước thanh bình, thôi thì… dĩ hoà vi quý bằng cách dâng “Đại thần Kim nhân” cho yên! Tuy nhiên, tất cả đã bị lật ngược lại ở triều đại của vua Quang Trung. Đọc sử cũ, ta thấy cuộc đời của nhà vua thật quá ngắn ngủi nhưng các chiến công thì thật vô cùng hiển hách:
- Ở trong nước, vua Quang trung phò Lê diệt Trịnh tại phương Bắc, đuổi Nguyễn Phúc Ánh, thu thành gia Định tại phương Nam.
- Chống ngoại xâm, ở Đàng Trong vua Quang Trung hạ tàu Pháp, nhận chìm chiếc thuyền Xiêm La. Ở Đàng Ngoài thì đại thắng trận Đống Đa, đánh tan trên 200.000 quân của đại tướng Mãn Thanh là Tôn Sĩ Nghị (Xuân Kỷ Dậu-1789), làm vua tôi nhà Thanh vỡ mật kinh hồn! Cũng nhờ chiến công oanh liệt đó mà vua Quang Trung lại thắng luôn về mặt ngoại giao nữa. Chuyện xảy ra như sau:
Mặc dù bại trận tả tơi, nhưng vẫn chứng nào tật ấy, vua nhà Thanh sai một vị đại thần là Phúc An Khang - người chuyên trách về ngoại vụ, nhắc lại với vua Quang Trung rằng: “Kể từ đời Trần đến nay, hễ nước Nam có việc thay ngôi đổi chủ đều phải đúc Người Vàng đem dâng, gọi là lễ ra mắt Thiên triều!”. Quang Trung bàn với triều thần: ‘Ta đâu phải vua Trần hay vua Lê, mà họ doạ nạt”. Rồi sai người trong tôn thất mang thư do nhà vua ký tên, trao cho Tổng đốc Lường Quảng họ Phúc (chứ không hạ mình xin xỏ với nhà Thanh như các vua đời trước!), Đại ý thư viết như sau:
  “Thuở xưa họ Trần vì đắc tội với Trung Hoa, nên mới có việc dâng Đại thần Kim nhân mà xin tội. Còn vua Quang Trung chúng tôi, từ kẻ nông dân áo vải làm nên cơ nghiệp, việc còn hay mất, hưng hay vong của một triều đại là do mệnh trời và lòng dân, chứ nào phải vua tôi làm điều soán nghịch? Vả lại, trước đây Tổng đốc họ Tôn (Sĩ Nghị) là người cầm quân sang lấn chiếm nước tôi, đâu phải vô cớ chúng tôi hung hăng xúc phạm, mà gọi rằng có tội?. Bây giờ, nếu ngài buộc vua tôi phải đem theo lệ cũ của  nhà Trần, thì té ra ngài  không hiểu cái lệ từ xưa đến nay mà người bên quý quốc gọi là “danh chính ngôn thuận” sao? Còn nếu ngài hỏi tội chúng tôi vì lỗi diệt Trịnh, phá Lê, thì chính nhà Thanh cũng đắc tội  bởi lẽ đã diệt nhà Minh mà tạo cơ nghiệp cho mình!
     Hơn nữa tự cổ chí kim, các nước chư hầu vào triều kiến Thiên tử tại phường nhạc, hoặc tại Đế đô. Có đi thì đi, không đi thì sai sứ thần thay thế. Quý ở chỗ lễ nghi mà thôi, chứ lệ đúc Người Vàng  thay mạng chư hầu, từ Đường – Ngu – Tam Đại, chúng tôi chưa từng thấy bao giờ?! Nếu ngài bắt chước Nguyên  - Minh ngày trước, té ra ngài  cũng làm việc vô lý như họ vậy sao?...”

Bức thư lời mạnh mẽ mà ý sâu xa; vua Quang Trung lại chứng tỏ tài ba lỗi lạc của mình, nên rốt cuộc Thanh triều phải làm thinh. Họ không nhắc tới cống nạn “Đại thần Kim nhân” mà bao triều đại phong kiến phương Bắc đã đặt lên đầu lên cổ dân ta nữa.                *
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Gò 13 hay sự tích gò Đống Đa

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/IMG_3958.jpg



Ngày mùng 5 Tết hằng năm là ngày giỗ trận Đống Đa, tức là kỷ niệm trận đại thắng của vua Quang Trung, đánh tan mấy vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu (1789).
Theo học giả Doãn Kế Thiện (1891-1965) thì gò Đống Đa vốn được gọi là “Gò 13”. Vì sao lại là “Gò 13”? Cụ Sở Bảo (Doãn Kế Thiện) giải rõ lai lịch cái gò này như sau.
Theo một tục cổ truyền từ thời Xuân Thu ở Trung Hoa cổ, khi một nước nhỏ đánh bại quân xâm lược từ một nước lớn, thì người ta cho thu thập hài cốt quân địch lại, chất thành đống rồi đổ đất lấp kín thành từng cái gò, gọi là “kình nghê kinh quán” (nghĩa là gò to chôn xác kình nghê; kình và nghê là hai loại cá lớn chuyên sống bằng cách nuốt cá bé), những gò này mang ý nghĩa cảnh báo đối với nước lớn hãy trông đó mà coi chừng, đừng lặp lại hành động xâm lược mà có ngày bị chôn xác hàng đống như thế.
Sau trận đại thắng ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), quân Mãn Thanh chết có tới mấy vạn, việc chôn cất cần làm gấp. Vua Quang Trung hạ lệnh cho thu thập những thi thể quân địch xếp vào từng hố một rồi đắp đất cao lên thành gò, suốt từ trại Thịnh Quang đến trại Nam Đồng, tất cả là 12 cái, gọi là 12 kinh quán. Sau đó 63 năm, vào năm Tự Đức thứ 4 (1852), Nguyễn Hầu là Kinh lược Bắc Kỳ, lĩnh chức Tổng đốc Hà Nội, vì mở đường mở chợ trong cánh đồng Thịnh Quang – Nam Đồng, lại đào được hàng đống hài cốt chồng chất lên nhau, biết rõ đó là hài cốt quân Thanh, liền cho thu thập chôn vào một hố đắp thành gò cùng một dãy với 12 gò kia, trở thành cái gò thứ 13. Gò này ở cạnh Núi Ốc (Loa Sơn) là chỗ tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Gò này được đắp dính vào Núi Ốc, rồi sau mỗi lần đắp thêm, chẳng bao lâu Núi Ốc với Gò 13 nhập thành một gò to và cao hơn các gò kia. Như vậy cả 13 gò đó đều là những chiến tích oanh liệt chống ngoại xâm thời vua Quang Trung.
Nhưng nhà Tây Sơn chỉ giữ quyền lực được 14 năm (1788 - 1802). Nhà Nguyễn mở đầu bằng triều vua Gia Long là kẻ đã coi Tây Sơn là thù địch nên đối với các dấu tích nhà Tây Sơn để lại, nếu không cho phá đi thì cũng để mặc cho mai một theo thời gian, không muốn dân chúng nhắc đến nữa. 13 gò này do đó cũng chịu chung số phận. Tuy vậy do gắn với trận thắng lịch sử, nó vẫn được dân ta nhớ tới. Ngoài ra, các gò này còn được gắn thêm với đặc điểm “đống đa”. Nguyên là sau một năm đê vỡ bị ngập lụt, cánh đồng Thịnh Quang – Nam Đồng trở thành cánh đồng hoang, khắp nơi đều mọc đầy những cây đa; trên 13 gò này đều có những cây đa mọc um tùm.
Sau khi quân Pháp chiếm Hà Nội (1882), họ mở đường mở phố. Hoàng Cao Khải dựa thế quân Pháp, chiếm vùng Thái Hà làm ấp riêng, phá hoại san bằng hết 12 gò kia, chỉ có gò 13 vì vừa cao vừa rộng hơn mới còn được để lại. Năm 1883, Nguyễn Hữu Độ làm Kinh lược sứ Bắc Kỳ kiêm Hộ đốc Hà Nội, muốn lấy tiếng với sĩ phu, đã xin với triều đình Huế cho lập miếu Trung Liệt để thờ hai vị liệt sĩ là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu và hai trung thần là Đoàn Thọ và Trương Quốc Dụng. Nhưng sau đấy vì phải đối phó với nhiều cuộc nổi dậy, việc xây miếu bị xếp lại. Mãi đến năm 1890, Nguyễn Hữu Độ chết, Hoàng Cao Khải lên thay. Ông ta tiếp tục việc xây dựng đó, nhưng đổi “miếu” thành “từ”, “Trung Liệt” thành “Trung Lương” với ý đồ: sau khi y chết, con cháu y sẽ đem bài vị y đặt vào thờ trong đó, cùng với các vị trung thần liệt sĩ kể trên. Sau khi đổi tên xong, Hoàng Cao Khải còn tổ chức một cuộc thi thơ để gây dư luận tán thành việc làm của mình; nhưng số người hưởng ứng không nhiều, lại có những người tham dự để đưa ra những lời thơ rủa mát và chửi thầm kẻ chủ trì.
Tháng 3/1945, quân Nhật đảo chính Pháp, thế lực thân Pháp mất chỗ dựa, dân chúng và sĩ phu ta đã quăng bài vị họ Hoàng ra khỏi đền và lại gọi đền là đền Trung Liệt.
Theo phần đông sĩ phu thì việc xây đền Trung Liệt trên gò Đống Đa là một việc làm bất chính của một số quan chức triều Nguyễn cố ý làm lu mờ chân tướng di tích một chiến công lịch sử của quân dân ta thời vua Quang Trung. Tuy vậy, trên thực tế, gò Đống Đa vẫn là gò Đống Đa, đền Trung Liệt vẫn là đền Trung Liệt. Mùng 5 Tết hằng năm vẫn được dân chúng các nơi nhớ là ngày giỗ trận, lũ lượt kéo về đây, tưởng nhớ chiến công đại phá quân xâm lược của quân dân ta năm Kỷ Dậu (1789) dưới sự chỉ huy của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

Đồ Nghệ TV (St và thuật lại)
Nhân kỉ niệm 223 năm Đại thắng lịch sử Ngọc Hồi - Đống Đa
Mùng 5 Tết Nhâm Thìn.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

17/2/1979

https://lh4.googleusercontent.com/-QWT1sUf70N4/Tz2ouibQ2rI/AAAAAAAAIjs/HikrlugKHIA/s800/17021979_01.jpg


https://lh5.googleusercontent.com/-c2q-zXIiVTI/Tz2odJML2WI/AAAAAAAAIjo/alQZAmMXFeU/s800/170201979.jpg

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bức hình ám ảnh thế giới “Em bé napal” tròn 40 tuổi

Bài đăng trên Người Lao Động Thứ Sáu, 01/06/2012 16:16

(NLĐO) – Trong bức ảnh từng được báo New Stateman (Anh) đánh giá là bức ảnh thời sự chính trị xuất sắc nhất qua mọi thời đại, cô bé Phan Thị Kim Phúc sẽ mãi mãi ở cái tuổi lên 9 vừa la “Nóng quá! Nóng quá” vừa chạy khỏi ngôi làng đang cháy sau lưng!

http://nld.vcmedia.vn/Lm7wLGBkJ8sBF56Owg93bLRysmJWC/Image/2012/02/sa_3a4d1.jpg
Ảnh cô bé Kim Phúc bị bỏng bom napal năm 1972 ở Trảng Bàng (Tây Ninh)
Ảnh: Huỳnh Công "Nick" Út



Hình ảnh thực sự khiến thế giới bừng tỉnh khi cô gái nhỏ bé vì bị bom cháy nóng quá nên phải xé bỏ tất cả quần áo trên người để chạy, trong khi da thịt trên lưng vai cô đang rụng dần vì phỏng độ 3.

Phóng viên chiến trường của hãng thông tấn AP Huỳnh Công "Nick" Út chỉ mất 1 giây bấm máy bức hình đen trắng đầy tính hình tượng này 40 năm trước đây. Với bức ảnh này, Nick Út đoạt giải Pulitzer năm 1973 – một giải thưởng mà Nick Út vốn không mặn mà bởi lẽ “buồn nếu được giải vì chụp nỗi đau đồng loại trong chiến tranh”. Song ông cũng ít nhiều cảm thấy tự hào khi nhờ tấm hình này, tờ The Times của Anh ra ngày 28-6-2000 dành một vị trí trang trọng cho cái tin "Quá khứ của Việt Nam đã trở thành lịch sử".

Quả thật 1 giây xuất thần của Nick Út đã truyền tải sự khủng khiếp của cuộc chiến ở Việt Nam bằng một cách mà không từ ngữ nào có thể lột tả nổi.

“Tôi thực sự muốn thoát khỏi cô bé đó…” - bà Kim Phúc – nhân vật chính trong bức ảnh, nay đã 49 tuổi, chia sẻ.
“Nhưng dường như bức ảnh này đã không cho tôi ra đi” - bà nói thêm.

Đó là vào ngày 8-6-1972 khi cô bé Phúc nghe thấy tiếng những người lính cách mạng hô lớn: “Phải chạy khỏi đây ngay! Bọn chúng sẽ đánh bom nơi này!”.

Vài giây sau đó, những cột khói vàng, tím do bom bao trùm lên thánh thất Cao Đài Trảng Bàng - nơi gia đình Phúc trú ẩn suốt 3 ngày trước đó để lánh nạn.

Nhưng bom napal ác liệt, đã thiêu cháy rụi hòan tòan khu thánh thất. Gia đình Kim Phúc lúc này gồm 6 anh em, phải chạy về hướng Sài Gòn tìm sự  sống. Lúc này, chị Kim Phúc (tức đứa bé gái trong ảnh) bị bom cháy nóng quá nên phải xé bỏ tất cả quần áo trên người để chạy, trong khi da thịt trên lưng vai cô đang rụng dần vì phỏng độ 3.

Bức ảnh được chụp khi Kim Phúc và một số trẻ em Việt Nam vừa khóc vừa chạy tại ngay Ngã Ba Trảng Bàng sau khi bị dội bom napal. Cô bé bị bỏng nặng và cháy hết quần áo. Sau đó, cô bé bất tỉnh.

Chính Nick Ut, lúc đó là một phóng viên ảnh 21 tuổi đã chụp lại được thời khắc lịch sử đó. Anh chạy tới đưa Phúc tới bệnh viện. Nick Ut kể lại rằng lúc đó anh rất sợ hãi có thể cô bé không sống sót nổi, anh đã dùng thẻ nhà báo và yêu cầu bác sĩ chữa trị cho cô bé.

“Tôi đã khóc khi thấy cô bé chạy. Nếu tôi không giúp cô bé, nếu có chuyện gì đó xảy ra và cô bé chết, tôi nghĩ tôi cũng sẽ tự kết liễu đời mình sau đó” - Út cho biết.

Khi bức ảnh cô bé Kim Phúc được đưa về tòa soạn, mọi người sợ rằng nó sẽ không được dùng vì chính sách rất khắt khe của hãng thông tấn này đối với “hình khỏa thân”. Tuy nhiên, biên tập viên hình ảnh Horst Faas vốn là một cựu chiến binh đã khẳng định đây là bức hình đáng để phá bỏ luật lệ. Ông tranh luận rằng giá trị thông tin của bức hình này vượt xa mọi lo ngại về chuyện luật lệ của AP và ông đã thắng.

Vài ngày sau, bức hình khiến thế giới bị sốc.

Sau 13 tháng điều trị hàng loạt những vết bỏng nặng, bé Phúc được ra viện, cô có thấy bức hình của “Nick” Út nhưng không thể ngờ là bức hình đó được nhận giải Pulitzer năm 1973 lại có giá trị lớn tới vậy. Cô bé chỉ muốn về nhà và lại được là một cô bé.

Năm 1982, một ký giả Tây Đức đã tìm ra tung tích của cô bé gái trong bức hình là Kim Phúc.

Ngoài giải Pulitzer, bức ảnh trên của Nick Út chụp còn gặt hái vô số những giải thưởng quốc tế như giải Sigma Delta Chi, George Polk Memorial (1972), Overseas Press Club, National Press Club, The Lucie, Associated Press Managing Editors… Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.

Tại Bảo tàng Khoa học London (Anh) - nơi trưng bày bức ảnh Kim Phúc, ông Andrew Nahum - nhà tổ chức - nói: "Tôi tìm nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng và các bức ảnh nổi tiếng về con người, nhưng không thấy bức nào xúc động mạnh mẽ như bức ảnh Kim Phúc của Nick Út". Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng đến dự lễ khai trương. Gặp Kim Phúc xinh đẹp đứng bên bức ảnh, Nữ hoàng thăm hỏi: "Có phải cô đấy không?".

http://nld.vcmedia.vn/Lm7wLGBkJ8sBF56Owg93bLRysmJWC/Image/2012/02/soc2_f4e76.jpg
Gặp Kim Phúc xinh đẹp đứng bên bức ảnh, Nữ hoàng Anh thăm hỏi: "Có phải cô đấy không?".



Kim Phúc được Nhà nước cho đi chữa các di chứng của bom napal tại Cuba. Bà kể lại những ngày tháng đau thương khi cố gắng phục hồi vết bỏng do bom napal, 14 tháng ròng sống trong đau khổ với 17 ca phẫu thuật. “Đau đớn không thể nào tưởng tượng được. Nhiều lúc tôi cứ ngỡ mình sẽ chết đi. Nhưng sức mạnh sâu thẳm bên trong đã giúp tôi vượt qua”.

Năm 1986, Kim Phúc sang Cuba học ngành y. Tại đây bà gặp được chồng tương lai của mình. Từ năm 1992, gia đình bà chuyển sang định cư tại Canada.

http://nld.vcmedia.vn/Lm7wLGBkJ8sBF56Owg93bLRysmJWC/Image/2012/02/soc1_52628.jpg
Kim Phúc kết hôn tại Cuba



Năm 2006, bà đã 43 tuổi và là đại sứ thiện chí của UNESCO. Bà còn là người sáng lập ra Quỹ Kim – một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Canada để tìm cách giúp đỡ những trẻ em nạn nhân chiến tranh. Ngày 23-9 -2006, bà được tổ chức YWCA (Mỹ) tôn vinh là một trong 6 phụ nữ có những đóng góp tích cực thiết thực nổi bật trong cộng đồng và trao tặng giải thưởng “Thành tựu nổi bật hằng năm” để ghi nhận những việc làm vì cộng đồng của bà, một nạn nhân của chiến tranh và một người mẹ đặc biệt của những nạn nhân chiến tranh nhỏ tuổi khác.

Sau bốn thập kỉ, bà Kim Phúc nay đã là mẹ của hai cậu con trai. Cuối cùng, bà đã có thể nhìn vào bức hình khỏa thân của mình và hiểu được tại sao nó vẫn còn sức mạnh tới vậy.

“Phần lớn mọi người biết bức hình đó nhưng biết rất ít về cuộc đời tôi. Tôi rất biết ơn… tôi có thể chấp nhận bức hình đó là hình tượng của một bé gái đầy sức sống. Điều đó đã thúc đẩy tôi làm việc, cống hiến nhiều hơn cho hòa bình” - bà Phúc chia sẻ.

Đỗ Quyên (Tổng hợp)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Xin góp phần một tí về Lịch sử...

Sử Đại Nam ngàn năm

Xuyên qua lịch sử ngàn năm
Điểm danh một số bại quân tướng Tàu
Hai Bà Trưng mở trang đầu (năm 40 sau CN)
Tô Định cạo râu, cắt tóc trốn chui
Ngô Quyền đánh Hán chạy dài (năm 939)
Hoằng Thao tử trận, hận đời Lưu Cung (1)

(Lê) Đại Hành thắng Tống Thái Tông (năm 981)
Hầu Nhân Bảo đến Chí Lăng phơi mình
(Lý) Thường Kiệt khiến địch hải kinh
Quách Quỳ chịu tội triều đình (Tống) Thần Tông (năm 1077)
Thời Trần toàn thắng Nguyên – Mông (năm 1285)
Thoát Hoan chui trốn ống đồng thoát thân (2)

Toa Đô tử trận hờn căm
(Ô) Mã Nhi bị bắt… thủy thần không tha (3)
Hậu Trần chết với họ Hồ
Nhà Minh xâm lược, họ Lê phất cờ
Liễu Thăng bị giết thua to
Vương Thông khiếp vía xin hòa bãi binh (1428)

Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh (năm 1789)
Tổng Tôn Sĩ Nghị bỏ thành tháo thân
Treo cổ đền tội… họ Sầm (4)
Toàn tên tuổi lớn... Đại Nam bia truyền…


(1) vua Nam Hán, cha Lưu Hoằng Thao
(2) con của vua Hốt Tất Liệt, cháu Thành Cát Tư Hãn
(3) chết ngoài biển
(4) Tổng đốc Lưỡng Quảng, Sầm Nghi Đống
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Xin phép chủ nhà LT, tham gia thêm một tí nha... thanks...

Bác Hồ kể chuyện “đánh Tàu” trong “Lịch sử nước ta”
Năm 40, Hai Bà Trưng đánh Tàu
Năm 544,Vua Lý đánh Tàu
Năm 939, Vua Ngô khởi nghĩa
Năm 1078, Lý Thường Kiệt đánh Tàu
Năm 1283, Trần Hưng Đạo đánh Tàu
Năm 1427, Vua Lê khởi nghĩa
Năm 1789, Vua Nguyễn Huệ đánh Tàu
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Những lỗi ngớ ngẩn của thí sinh môn Lịch sử

Từ năm 1945 nhân dân ta vật lộn với Pháp vì Pháp nổ súng chiếm nước ta làm thuộc địa.

Năm 1945 chúng ta đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1975 đã cùng Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hồ Chí Minh về nước năm 1975 trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt nam.

Năm 1975 nhân dân ta bầu Nguyễn Ái Quốc lên là Chủ tịch nước.

Hồ Chí Minh đã chọn cách đánh Mỹ và lấy tên mình đặt tên cho chiến dịch Hồ Chí Minh.

Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt và nhận thấy thời cơ đánh Pháp nên Hồ Chí Minh ra lệnh mở chiến dịch mang tên mình để kết thúc chiến tranh với Pháp năm 1975.

Năm 1975 nhờ sự kêu gọi trực tiếp của Hồ Chí Minh nên bà già, em bé, phụ nữ đã xông lên đánh Pháp giải phóng miền Nam, hoá ra Việt Nam vi phạm công ước chiến tranh của Liên Hiệp quốc.

Nguồn: Báo Giáo dục Việt Nam
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Năm 1945, Liên Xô thua quân đồng minh nên Nhật Bản đã dùng bom nguyên tử để doạ các nước khác.

Nhật Bản sở hữu, chế tạo thành công bom nguyên tử để doạ thế giới.

Nhật Bản cậy mình giàu có nên đem quân đi xâm lược thuộc địa.

Nhật Bản có bom nguyên tử để dọa Liên Xô.

Nhật Bản là thành viên sáng lập tổ chức ASEAN.

Nguồn: Báo Giáo dục Việt Nam
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tản mạn về quan điểm, phương pháp và thái độ nghiên cứu sử học (1)

Tản mạn về quan điểm, phương pháp và thái độ nghiên cứu sử học (2)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (63 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối