Trang trong tổng số 114 trang (1140 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [73] [74] [75] [76] [77] [78] [79] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hoan1982

buithison đã viết:
@Bạn Hoan 2182: Sách đã dẫn là bộ từ điển mới nhất do các nhà ngôn ngữ học hàng đầu cùng biên soạn. Tất nhiên, không thể tránh khỏi sơ xuất trong quá trình biên soạn, vì một tập thể người dù thông  minh đến mấy cũng chưa phải là trí tuệ chung của cả xã hội

Riêng từ "Đào hoa" mà buithison đã trích Sơn tin tưởng chính xác bởi vì từ trước đến nay

Sơn học trong nhà trường, trong sách vở và trong cuộc sống nói đến

số đào hoa là nói về đàn ông chứ không phải đàn bà như bạn nói.


Các cụ ta từ nông thôn đến thành thị  đều sử dụng từ này với ý nghĩa như từ điển đã nêu. Còn bạn tìm ở từ điển nào khác thì dẫn chứng cụ thể. Sách cũng có thể(đôi khi) sai nhưng trường hợp này mình khẳng định là hoàn toàn đúng(theo quan điểm của mình). Mình tranh luận là để đi đến thống nhất, sử dụng từ ngữ sao cho chính xác, giữ gìn  sự trong sáng của tiếng Việt thôi bạn ạ. Trên Thi viện  mình cũng nhiều người nắm rất chắc về từ vựng -ngữ nghĩa như anh Tường Thuỵ, Anh Đồ Nghệ, chị Nguyệt Thu ...đó bạn. Mình có thể học hỏi thêm từ những thầy cô giáo dạy văn có bề dày kinh nghiệm như thầy Cần Cù, cô Phạm Thuỷ Nguyên, cô Tuyết Tuyết, bạn nhé!
2145. Kiệu hoa đặt trước thềm hoa,
Bên trong thấy một mụ ra vội vàng.
Đưa nàng vào lạy gia đường,
Cũng thần mày trắng, cũng phường lầu xanh!
Thoắt trông nàng đã biết tình,
2150. Chim lồng khốn lẽ cất mình bay cao.
Chém cha cái số hoa đào,
Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi!
Nghĩ đời mà chán cho đời,
Tài tình chi lắm, cho trời đất ghen!
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

@ Bác Buithison:
Em đã nói: Ở đây em không dám nói người con gái có số đào hoa là "dư nào"! Bác tự tìm hiểu nhé! . Bác nhiệt tình "truy nã", làm em ngại quá!
Có nhiều câu thành ngữ gốc đã bị biến tướng, thí dụ câu dán bùa luồn kèo......
Và em vẫn bảo vệ ý kiến của em là viết anh ấy có số đào hoa là sai với gốc gác ban đầu của số đào hoa!
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

@hoan 2182:

Em à, biết em cũng rất yêu văn chương, ham tranh luận để tìm ra một cách hiểu chung. Cũng có thể do cách hiểu của từng vùng miền, từng thế hệ, quan niệm ...của mỗi người khác nhau. Mình không  cần lấy ví dụ khác, chỉ tập trung vào từ ta đang cần trao đổi thảo luận cho chủ đề khỏi bị loãng nhé! Đừng dùng từ "truy nã", nghe hình sự  quá em à!
Em và chị đều bảo lưu ý kiến của mình về một từ thôi song ta vẫn gặp nhau ở một điểm chung nhất của những người tham gia Thi Viện là cùng yêu văn, thơ - Đó là điều quan trọng nhất, đúng không em?
Theo chị, ta cứ giữ ý kiến riêng của  mỗi người,  không kéo dài tranh luận nữa  hoặc tranh luận dưới dạng thể loại thơ để trang "lý lẽ của trái tim" tiếp tục có thêm thơ nhé em!
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

*thihoang đã viết:

GÃ KHỜ

Lang thang trên quán nét
Bỗng gặp một Gã Khờ
Một mình nhâm nhi thơ
        ***
Giọt vui  trả  cho đời
Chén buồn gã tu hết
Sao tham thế? Khờ ơi

*buithison viết:

KHỜ ƠI!

Tôi yêu khờ nhất trên đời
Bởi tôi cũng trót một đời ngu ngơ
Không khờ chắc chẳng có thơ
Không ngu ngơ chẳng vu vơ  vương tình
Đời còn ối kẻ thông minh
Chỉ riêng hai đứa chúng mình...khờ thôi!
Trong mơ tôi gọi : Khờ ơi!
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

Từ điển

Từ điển là mẫu nói chung
Còn khi biến tấu ta dùng tuỳ ta

Có khi ta tự chế ra
Dùng cho suôn sẻ miễn là đừng sai

Nếu như được lắm người xài
Dùng nhiều rồi sẽ quen tai mọi người

Thế rồi vào từ điển thôi
Có dẫn chứng thực chứ tôi không đùa

Cái "Gò Bồng Đảo" xin thưa
Của Bà Hương  đó - ai cưa được nào
Còn "Lạch Đào Nguyên" lối vào
Cũng Bà Nữ Sỹ khơi mào chứ ai

Bây giờ sách báo khắp nơi
Hễ mà nhắc đến mọi người hiểu  ngay

Là nói về những cái này
Nó vừa ý nhị vừa ...hay hay là

Cũng như cái chữ ĐÀO HOA
Người ta thực dụng biến ra ...đào tiền

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

2150. Chim lồng khốn lẽ cất mình bay cao.
Chém cha cái số hoa đào,
Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi!
Nghĩ đời mà chán cho đời,
Tài tình chi lắm, cho trời đất ghen!
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Truyện Kiều ngày trước câu: "Chém cha cái kiếp Má đào" là chỉ giới nữ hẳn hoi sao giờ lại chép là Hoa đào ???? Cụ Tố Như tỉnh dậy khối kẻ bị đánh đòn ./.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

Cùng buithison,Trương Sỏi, hoan2182:

  Thôi chết rồi! Tại tôi ngu ngơ...hỏi vất hỏi vơ thành ra các Bác nhọc lòng...Cảm tạ, xin cảm tạ, thôi MB đã nhất trí với buithison:
@hoan 2182:

Em à, biết em cũng rất yêu văn chương, ham tranh luận để tìm ra một cách hiểu chung. Cũng có thể do cách hiểu của từng vùng miền, từng thế hệ, quan niệm ...của mỗi người khác nhau. Mình không  cần lấy ví dụ khác, chỉ tập trung vào từ ta đang cần trao đổi thảo luận cho chủ đề khỏi bị loãng nhé! Đừng dùng từ "truy nã", nghe hình sự  quá em à!
Em và chị đều bảo lưu ý kiến của mình về một từ thôi song ta vẫn gặp nhau ở một điểm chung nhất của những người tham gia Thi Viện là cùng yêu văn, thơ - Đó là điều quan trọng nhất, đúng không em?
Theo chị, ta cứ giữ ý kiến riêng của  mỗi người,  không kéo dài tranh luận nữa  hoặc tranh luận dưới dạng thể loại thơ để trang "lý lẽ của trái tim" tiếp tục có thêm thơ nhé em!

  Và cũng nhất trí với Bác Trương bài "Từ điển"
Từ điển là mẫu nói chung
Còn khi biến tấu ta dùng tuỳ ta

Có khi ta tự chế ra
Dùng cho suôn sẻ miễn là đừng sai

Nếu như được lắm người xài
Dùng nhiều rồi sẽ quen tai mọi người

Thế rồi vào từ điển thôi
Có dẫn chứng thực chứ tôi không đùa

Cái "Gò Bồng Đảo" xin thưa
Của Bà Hương  đó - ai cưa được nào
Còn "Lạch Đào Nguyên" lối vào
Cũng Bà Nữ Sỹ khơi mào chứ ai

Bây giờ sách báo khắp nơi
Hễ mà nhắc đến mọi người hiểu  ngay

Là nói về những cái này
Nó vừa ý nhị vừa ...hay hay là

Cũng như cái chữ ĐÀO HOA
Người ta thực dụng biến ra ...đào tiền

 Chân thành cảm ơn những người bạn tốt, Có câu; " Chân lý bao giờ vẫn là chân lý" MB sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm từ "ĐÀO HOA" Còn từ "ĐÀO MỎ" Chẳng ăn nhập gì ở đây cả, chắc "ĐÀO ẾCH " củng vậy. MB chỉ liên hệ một số người có số "đào hoa" ( Thuộc khía cạnh phái mày râu) cho vui thôi, bỡi số này thường hay lợi dụng cái số "Đào Hoa " của mình để mà "ĐÀO MỎ" lắm. Cảm ơn nhiều nhiều!
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyen quoc

Xin góp vui với các bạn vài câu:

Thương cho cái kiếp đào hồng
Tránh gai vấp đá,tránh ông vướng thằng
Lại còn một lũ lăng nhăng
Bướm ghen ,ong chọc cái thân nát nhừ!
Nguyen quoc
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

Tạm hiểu.

"Đào ếch" đi với "đào hoa"
Ở trong dân dã nghĩ ra để đùa

"Đào mỏ"  có được có thua
Đúng ra là chuyện bán mua tình-tiền
Người thơ ngây gánh luỵ phiền
Còn kẻ giảo hoạt liên thiên lọc lừa

"Đào hoa" nghĩa đẹp xin thưa
Cứ tàm tạm vậy cho vừa lòng nhau
Xin cho được  gửi mấy câu
Người đào hoa dẫu bạc đầu ...vẫn yêu ./.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

buithison đã viết:
@hoan 2182:

Em à, biết em cũng rất yêu văn chương, ham tranh luận để tìm ra một cách hiểu chung. Cũng có thể do cách hiểu của từng vùng miền, từng thế hệ, quan niệm ...của mỗi người khác nhau. Mình không  cần lấy ví dụ khác, chỉ tập trung vào từ ta đang cần trao đổi thảo luận cho chủ đề khỏi bị loãng nhé! Đừng dùng từ "truy nã", nghe hình sự  quá em à!
Em và chị đều bảo lưu ý kiến của mình về một từ thôi song ta vẫn gặp nhau ở một điểm chung nhất của những người tham gia Thi Viện là cùng yêu văn, thơ - Đó là điều quan trọng nhất, đúng không em?
Theo chị, ta cứ giữ ý kiến riêng của  mỗi người,  không kéo dài tranh luận nữa  hoặc tranh luận dưới dạng thể loại thơ để trang "lý lẽ của trái tim" tiếp tục có thêm thơ nhé em!
@ Bác Buithison: Mong bác thông cảm,đừng hiểu lầm em tội nghiệp em lắm!
Em muốn viết thơ, nhưng không có năng khiếu, em đang tập làm thơ. Em chỉ muốn góp vui với tất cả mọi người thôi, tính em hay đùa và thẳng thắn, có gì nói ngay, nói xong quên luôn không để bụng. Có gì không phải cũng mong bác bỏ quá!
(Thực tình mà nói, em thích đọc thơ của bác, em đã thuộc lòng một số bài thơ của bác, và đặc biệt em có ấn tượng với bài thơ KHÓC TRÊN ĐỈNH HOÀNG LIÊN
Phùng Hải Yến )

"Người Việt đang ngày càng "dốt" tiếng Việt?"

Website điện tử

Đã đến lúc cần phải báo động về hiện tượng sai sót câu chữ, từ ngữ trên các trang website Việt. Đành rằng sự sai sót này là do vô ý, ít ra chính tôi tin như vậy; khổ nỗi do tính bất khả kháng này nên đôi lúc nó lại rơi vào những vị trí, những từ quan trọng trong câu, bài, làm sai lệch ngữ nghĩa. Đã có trường hợp sai sót oái oăm rơi vào những động từ (có/không có…), hoặc những từ chỉ phẩm chất, màu sắc, tâm trạng… Rồi có khi người đọc bắt gặp cả một nhóm từ, hay một câu, thậm chí hẳn cả một’’tổ hợp’’câu bị in lặp đi lặp lại.
Tôi đã đọc đâu đó một câu bát trong bài lục bát dự thi nọ được in đến…9 chữ! Thảng hoặc có bài vừa in hôm trước, hôm sau đã thấy xuất hiện cùng trên một website... Điều đáng tiếc là, theo tôi, gần đây những lỗi chính tả kiểu này có xu hướng ngày càng tăng.
http://bee.net.vn/dataimages/201002/original/images288783_a.JPG

Kênh truyền hình Quốc gia

Người Việt ta có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đó là một nét đẹp truyền thống trong phong cách giao tiếp hàng ngày. Thiết nghĩ, với MC trên truyền hình, điều này lại càng quan trọng. Thế nhưng có một câu chào mà nhiều MC hay dùng, đáng tiếc là … không đúng. "Xin kính chào TẠM BIỆT và HẸN GẶP LẠI”, hầu như là câu chào cửa miệng của rất nhiều MC VTV.

"Tạm biệt" là từ Hán - Việt, từ đó có nghĩa là HẸN GẶP LẠI (lần sau). Như vậy chỉ có thể nói: "Xin kính chào tạm biệt"; hoặc: “Xin kính chào và hẹn gặp lại’’. Trường hợp nếu muốn dùng song song: "Xin kính chào tạm biệt - hẹn gặp lại”. (Nhìn đấy thì thấy là đã thay chữ VÀ bằng một dấu gạch  ngang (-), giải thích (dịch nghĩa) từ từ Hán –Việt sang từ thuần Việt, vẫn giữ được nội dung, không sai ngữ pháp).

Ngôn ngữ là ngôn ngữ đời sống,nghĩa là một từ, một tiếng nào đó khi chúng được nhiều người trong xã hội sử dụng thành thói quen, nó sẽ tồn tại. Nhưng với lời chào này, thực tế chỉ có một số MC sử dụng, không có tính đại chúng, ý tôi muốn nói là các MC có thể sửa lại, dùng cho chính xác. Có thể do các MC này không để ý, hoặc có thể họ không hiểu nội dung từ Hán-Việt đó. Trong thực tế đời sống hàng ngày của các dân tộc trên thế giới,cũng như các MC các nước khác,họ cũng chỉ nói đơn giản, ngắn gọn: Goodbye (tạm biệt-tiếng Anh), Đovisdane (tạm biêt-tiếng Bun)(***), Đovisdanhie (tạm biệt - tiếng Nga)(****)… Dĩ nhiên có nhiều lời chào khác nữa, đây chúng tôi chỉ xin nói về lời chào cùng một tứ, kiểu đồng dạng với kiểu mà ta đang bàn đến mà thôi.

Cuộc thi cấp quốc tế

Chắc nhiều người trong chúng ta vẫn chưa quên cuộc thi “Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt” do Việt Nam chúng ta đăng cai. Sự thành công của của cuộc thi không phải là đề tài hôm nay của chúng tôi. Các trang website Việt đã bàn không ít về nó. Tuy nhiên, điều mà tôi thắc mắc - nhưng chưa thấy ai nói tới, ấy là sự bất cập về mặt ý nghĩa, nội hàm của tiêu chí - ở ngay chính cái tít đầu đề, tên gọi của nó: "Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt”.

Chúng ta hãy thử phân tích, tìm hiểu nội hàm, tiêu chí các khái niệm này của cuộc thi. Trước hết, tạm bỏ qua đối tượng quý bà, viết lại khái niệm ở dạng đơn giản hơn một chút: Hoa hậu đẹp và thành đạt. Ở đây khái niệm ĐẸP và khái niệm THÀNH ĐẠT là hai khái niệm bình đẳng, ngang hàng về phương diện cú pháp, là hai bổ đề xác định nội dung cho khái niệm HOA HẬU. Tuy nhiên trên thực tế khái niệm thành đạt lại không được Ban tổ chức (BTC) đề cập trong quá trình tiến hành, vì thực chất việc xác định sự thành đạt cũng không dễ dàng gì.

Thí sinh đến từ nhiều nước trên thế giới,với những tiêu chuẩn thành đạt không giống nhau và do chỗ mặt bằng đời sống, kinh tế - xã hội..., mỗi nước rất khác nhau, tiểu chuẩn đánh giá sự thành đạt, do vậy cũng khó mà lấy được một mặt bằng chung hy hữu.

Mặt khác, ĐẸP&THÀNH ĐẠT là hai khái niệm không cùng một chuẩn giá trị (cái đẹp mang giá trị thẩm mỹ, sự thành đạt lại theo tiêu chuẩn kinh tế - xã hội…) nên sẽ sinh ra tình trạng bất cập về tỷ lệ và chuẩn mực trong khi so sánh, đánh giá. Ví dụ có hai quý bà đều đẹp và thành đạt nhưng “đảo chiều" một chút - một người đẹp hơn nhưng kém thành đạt hơn người kia, vậy sẽ đánh giá, lựa chọn theo tiêu chuẩn nào đây: Chọn người đẹp hơn và kém thành đạt hơn người kia, hay là chọn ngược lại? Đây giống như một bài toán hằng đẳng thức có các dữ kiện không xác định nên sẽ không tìm được kết quả. Đây quả nhiên là điều rất khó cho sự lựa chọn khi mà các tiêu chí đánh giá không cùng bản chất, không đồng giá trị.

Như vậy, khái niệm THÀNH ĐẠT, một trong hai bổ đề để xác định HOA HẬU đã "gây khó", làm "nhiễu", là nguyên nhân khiến BTC không thể xác định được hướng đi theo như tiêu chí đã đưa ra ban đầu (được ghi rõ bằng tên gọi của cuộc thi). Chưa hết, nếu xem xét kỹ nữa, sau khi đã bỏ qua một bên khái niệm THÀNH ĐẠT, thì ngay việc dùng khái niệm ĐẸP ở đây, theo tôi, cũng không ổn nốt.

- HOA HẬU là người nữ đẹp nhất (của một cuộc thi người đẹp).

- ĐẸP (đâyđang nói đến phụ nữ), có nhiều cấp độ, thang bậc khác nhau: đẹp, đẹp lắm, rất đẹp…

Như vậy, với một khái niệm xác định (hoa hậu), như là một đơn nguyên, thì không thể đặt ngang hàng với một khái niệm khác, nếu khái niệm này không cùng một tính chất là một đơn nguyên xét về phương diện cấu trúc. (Tuy khái niệm HOA HẬU & ĐẸP có chung sự đánh giá là giá trị thẩm mỹ, nhưng HOA HẬU là cái đơn nhất, còn ĐẸP là cái có nhiều cấp độ xác định rộng hơn HOA HẬU, vì thế mà có câu: "đẹp như hoa hậu" (câu này cũng cho thấy HOA HẬU cũng chỉ là một “thành phần’’của cái rộng hơn nó - CÁI ĐẸP). Từ đó có thể suy ra, rằng với cách biểu đạt như đã nêu ra, Hoa hậu - đẹp và thành đạt” thì đẹp ở đây cũng có thể là đẹp nhất (HOA HẬU của cuộc thi), cũng có thể khác, không là đẹp nhất (không là hoa hậu).

Cũng may là, dù cho đưa ra một tên gọi, một tiêu chí như vậy - tuy không sai về mặt câu cú, ngữ pháp, nhưng lại bất cập về khái niệm biểu đạt, thế nên BTC trên thực tế cũng chỉ làm như một cuộc thi hoa hậu như từ tước tới giờ vẫn làm mà thôi.

Ở đây nếu nói BTC đã "nói một đường làm một nẻo" quả là không sai; nói BTC đã "giơ cao đánh khẽ" cũng đúng nốt, bởi cái tiêu chí đưa ra có phần "nặng ký" thật, nhưng chỉ thực hiện một phần thôi. (Cho phép tôi được mở ngoặc ở đây một chút, trên thực tế, kết quả của cuộc thi Hoa hậu này, theo tôi là thành công, gây được tiếng vang. Chỉ có điều là - đây cũng chỉ là ý kiến riêng cá nhân tôi,giá mà ngay từ ban đầu nếu BTC đưa ra được tiêu chí, đơn giản chỉ là “Hoa hậu quý bà", chẳng hạn thế, thì cũng đỡ bị eo sèo về câu chữ…).

Theo chỗ tôi biết, ở nhiều nước, ví dụ như ở Bun-ga-ri, nơi tôi đang sinh sống, họ chỉ dùng khái niệm ngắn gọn là “Hoa hậu quý bà". Với nội dung này, cuộc thi cũng không nằm ngoài những tiêu chí của cuộc thi hoa hậu nói chung. Chính xác hơn, đây là cuộc thi hoa hậu ở tuổi thiếu phụ (người đã qua tuổi thanh thiếu nữ), dĩ nhiên cũng có những đặc điểm riêng của nó.

Bun-ga-ri, tháng 02/2010
Tiến sỹ văn hoá học: Phan Quốc Linh
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Trương sỏi đã viết:
2150. Chim lồng khốn lẽ cất mình bay cao.
Chém cha cái số hoa đào,
Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi!
Nghĩ đời mà chán cho đời,
Tài tình chi lắm, cho trời đất ghen!
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Truyện Kiều ngày trước câu: "Chém cha cái kiếp Má đào" là chỉ giới nữ hẳn hoi sao giờ lại chép là Hoa đào ???? Cụ Tố Như tỉnh dậy khối kẻ bị đánh đòn ./.
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 114 trang (1140 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [73] [74] [75] [76] [77] [78] [79] ... ›Trang sau »Trang cuối