Trang trong tổng số 149 trang (1486 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [102] [103] [104] [105] [106] [107] [108] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

langtunamxua

hoanui74 đã viết:
CHIỀU TRÊN BẢN MỚI

Chiều bản mới gió lùa hun hút núi
Mây hạ màn lơ lửng giữa chừng non
Vạch sương mù từng đàn trâu về bản
Lốc cốc chiều khua mõ rộn niềm vui.

Chiều bản mới tiếng cười vang lảnh lót
Đứng đầu sàn ngây ngất những bình yên
Nghe bếp lửa reo mừng hông xôi chín
Dậy mùi thơm cá nướng trên than hồng

Chiều bản mới dìu dặt khèn gọi bạn
Nghiêng nghiêng đồi ai hát lời lượn bay
Tan trong cảnh lòng trào dâng vô hạn
Chúm môi nồng ta muốn cạn hương say.

Hoanui - 08/12/2010

    Thiếu nữ Thái ở bản Lác, Mai Châu  
                  ảnh hh.xuanthy

Chiều Bản Lác

Chiều bản Lác cánh chim bay gọi bạn
Gió non ngàn vờn sóng lúa trên nương
Sương lam tỏa nhà sàn ai vươn khói
Tiếng em cười mùi gạo mới thơm hương

Chiều bản Lác ta đứng giữa màn sương
Chân lãng tử đã xuôi miền phố núi
Bóng nghiêng đồi dịu dàng cô gái Thái
Vang tiếng khèn vọng lại từ đầu non

Chiều bản Lác ta về nắng vừa buông
Em có đợi ngồi ngóng nơi đầu sàn
Từng bước chân đất thơm hương hoa núi
Chiều bản Lác ta về những mênh mang

Lãng Tử Năm Xưa
Tặng Hảo, bản Lác - Mai Châu

@ Hoa Núi, Chiều Trên Bản Mới là một bức tranh thật đẹp. Tình và cảnh hòa quện vào nhau đọc lên lòng đầy cảm khái. Theo dòng cảm xúc, viết và gửi vào đây bài Chiều Bản Lác là nơi LT dừng chân hai ngày hai đêm, ngủ nhà sàn, trong chuyến đi Tây Bắc vừa mới rồi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoanui74

MIỀN LẶNG

Em viết bản nhạc lòng
Trong tĩnh lặng của đêm
Em thả ngàn thương mong
Vào lòng đêm đang thở

Nơi anh phương trời lạ
Có chút nào bình yên
Dành cho nhành hoa đá
Năm tháng không nhạt nhoà

Nơi em cơn bão qua
Hoang tàn từng chiếc lá
Úa nhàu từng cánh hoa
Có ai người xót xa?

Đêm dài trong nức nở
Câu thơ chẳng xếp vần
Nhịp theo hoài cùng nhớ
Miền lặng có dừng chân?

Hoanui - 11/12/2010
"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Đăng Thuyết

langtunamxua đã viết:
hoanui74 đã viết:
CHIỀU TRÊN BẢN MỚI

Chiều bản mới gió lùa hun hút núi
Mây hạ màn lơ lửng giữa chừng non
Vạch sương mù từng đàn trâu về bản
Lốc cốc chiều khua mõ rộn niềm vui.

Chiều bản mới tiếng cười vang lảnh lót
Đứng đầu sàn ngây ngất những bình yên
Nghe bếp lửa reo mừng hông xôi chín
Dậy mùi thơm cá nướng trên than hồng

Chiều bản mới dìu dặt khèn gọi bạn
Nghiêng nghiêng đồi ai hát lời lượn bay
Tan trong cảnh lòng trào dâng vô hạn
Chúm môi nồng ta muốn cạn hương say.

Hoanui - 08/12/2010

    Thiếu nữ Thái ở bản Lác, Mai Châu  
                  ảnh hh.xuanthy

Chiều Bản Lác

Chiều bản Lác cánh chim bay gọi bạn
Gió non ngàn vờn sóng lúa trên nương
Sương lam tỏa nhà sàn ai vươn khói
Tiếng em cười mùi gạo mới thơm hương

Chiều bản Lác ta đứng giữa màn sương
Chân lãng tử đã xuôi miền phố núi
Bóng nghiêng đồi dịu dàng cô gái Thái
Vang tiếng khèn vọng lại từ đầu non

Chiều bản Lác ta về nắng vừa buông
Em có đợi ngồi ngóng nơi đầu sàn
Từng bước chân đất thơm hương hoa núi
Chiều bản Lác ta về những mênh mang

Lãng Tử Năm Xưa
Tặng Hảo, bản Lác - Mai Châu

@ Hoa Núi, Chiều Trên Bản Mới là một bức tranh thật đẹp. Tình và cảnh hòa quện vào nhau đọc lên lòng đầy cảm khái. Theo dòng cảm xúc, viết và gửi vào đây bài Chiều Bản Lác là nơi LT dừng chân hai ngày hai đêm, ngủ nhà sàn, trong chuyến đi Tây Bắc vừa mới rồi.[/quote]


ĐÊM BẢN LÁC

Ngất ngây
Tít tận Kim Bôi
Trườn lên Bản Lác
Thôi rồi
Mộng tan
Chiều mây ăn núi vội vàng
Khói lam dìu bếp nhà sàn vào đêm
Mai Châu
Bản Thái còn tên
Sứa kiềng-váy sín (1)
Ngược lên cổng trời
Sáo khèn
Ướm giọng chơi vơi
Khăn piêu em gái
Thả lời đong đưa
Rượu cần
Nghiêng ngả liếp thưa
Trái Chiêng (2)
Ngày hội
Cũng vừa mới khai
Từng canh
Trói chặt đêm dài
Vòng xoe vỡ nhịp tình ai thẫn thờ?
Nắng lên
Đầu núi ngẩn ngơ
Mai Châu bản Lác
Bất ngờ
Mở toang...

Bản Lác:05-03-2010

(1) Sứa kiềng váy sín Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái
(2)Trái chiêng là ngày hội của dân tộc Thái 10-3 hàng năm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

langtunamxua



            Mai Châu chụp từ trên cao - ảnh hh.xuanthy

Bác Thuyết, thì ra bác cũng có hứng khởi cùng Lãng Tử và Hoa Núi. Thật là cảm khái đầy thi vị. Có một chi tiết nhỏ, trong bài thơ của bác. Đó là tấm khăn Piêu của người Thái. Tấm khăn mà tôi ao ước được chính người con gái Thái tặng. Nhưng nay tôi được biết, phụ nữ Thái ở Mai Châu - Hoà Bình không đội khăn Piêu. Chỉ người Thái ở Sơn La, Điện Biên mới dùng. Dịp tôi về thăm Bản Lác, được tặng một tấm khăn quàng cổ và một áo sơ mi thổ cẩm. (những kỷ vật này cũng không hẳn đặc thù của người Thái Mai Châu). Chi tiết này bác xem lại không biết tôi có nhầm lẫn hay không. Hoa Núi ở Sơn La cho ý kiến xem sao.

Qua Tết ở bản Lác có tổ chức lễ hội Sen Mường. Bác có ghé về không, hôm đó tôi sẽ về thăm. Giá gặp nhau ở đấy thì thật là thú vị. Thân mến.

Lãng Tử Năm Xưa



          Nhà sàn người Thái ở bản Lác - ảnh hh.xuanthy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Ánh Như


        Thiếu nữ Thái bản Lác - Mai Châu - ảnh hh.xuanthy


Chiều mây ăn núi vội vàng,
Khói lam dìu bếp nhà sàn vào đêm  *
Ta về bản Lác tìm em,
Cho đêm gọi nhớ tiếng khèn gọi yêu.

Nguyễn Ánh Như

* Thơ Nguyễn Đăng Thuyết
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoanui74

@ LangTu và Nguyễn Đăng Thuyết:
Theo như Hoanui được biết thì trang phục của cô gái Thái ở mọi vùng miền đều là áo cóm cúc bướm và váy cuốn màu đen.
Còn như ảnh mà LangTu đưa lên thì giống trang phục của cô gái Mường, người Mường không dùng khăn Piêu mà mặc áo ngắn, váy cạp cao.
Hoanui chưa đến bản Lác Mai Châu Hoà Bình nên không thể khẳng định được bản Lác là dân tộc Thái hay Mường. Hay người Thái ở bản Lác mặc trang phục như vậy?
Chúng ta cùng tìm hiểu lại xem nhé.
Cảm ơn đã ghé nhà Hoanui và cùng chia sẻ!
Thân mến!
"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đặng Quang Long

@ Hoa Nuí !

Đúng đó là trang phục của các cô gái Mường.Ở Sơn La cũng có dân tộc Mường.
Những bông hoa núi thật là xinh đẹp.
<table><tbody><tr><td><a href="http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=aQM2hIhQurHSD6OLGRNWgw&Page=100"><font color="red"><b>Thơ Đặng Vô Thường –Thơ Đường- tập 1</b></font></a></td></tr></tbody></table>
<table><tbody><tr><td><a href="http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=1nPi_YLwNjj6jqJJ5OtTPg"><font color="red"><b>Thơ Đặng Vô Thường Thơ mới - tập 1</b></font></a></td></tr></tbody></table>
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

langtunamxua

Hoa Núi, bức ảnh anh gửi lên, chính là ảnh chụp thiếu nữ Thái ở bản Lác. Chẳng qua chỉ là ảnh minh hoạ cho bài viết. Và không có chú thích nói đó là trang phục truyền thống của người Thái Mai Châu. (Trong ảnh chỉ là y phục cải biên theo ý thích). Không hiểu sao Hoa Núi đặt vấn đề cho đó là không phải trang phục của người Thái mà giống người Mường và anh Vô Thường xác định đó chính là người Mường ?! (có thể hơi na ná chăng ?)(anh cũng có mấy tấm ảnh chụp phụ nữ Thái Sơn La. Không biết không phân biệt được đâu là Thái Sơn La đâu là Thái Hoà Bình đâu là trang phục cải biên)  

Hoa Núi, anh đã đến Pom Cọong, Bản Lác. Được biết thiếu nữ Thái ở Mai Châu Hòa Bình (Thái Trắng ?) không đội khăn Piêu. Thái Sơn La, Điện Biên (Thái Đen ?) đội khăn Piêu. Theo sự tìm hiểu thêm, phân biệt giữa hai sắc dân. Thái Trắng áo cóm thường màu sáng, cổ chữ V, váy ống, cạp cao, màu đen. Thái Đen áo thường màu sậm, cổ tròn. Và khác nhau hàng cúc, Thái Trắng hàng cúc có hình cánh bướm hay ong. (Còn người Mường trang phục sặc sỡ nhiều hoa văn đẹp. Ta không nói ở đây).

Tổng quát là như thế, vì không phải là bài viết chuyên môn. Có rất nhiều tài liệu để ta tham khảo, ở đây không cần thiết phải bàn nhiều. Cảm nhận anh viết ở trên chỉ có nhận xét về tấm khăn Piêu trong bài thơ của bác Thuyết. Có cái gì đó "lấn cấn" trong một bài thơ hay mà thôi chứ không có đi xa. Một nhận xét tự nhiên không có ý gì khác. Nếu có sự hiểu lầm chẳng qua là anh viết không khéo mà ra. Còn lẽ tất nhiên, anh không biết được hết. (Hoa Núi là người Thái còn không biết hết, huống là anh). Thành thử điều gì biết nói biết, không biết nói không biết hay khoan nói. Người biết nói cho người chưa biết, biết. Chúng ta vui, cùng tìm hiểu, nói cho nhau những cái không đúng, cái lầm lẫn há không là điều thú vị lắm sao. Đâu phải là đúng sai trong thắng thua. Hay là để chứng tỏ ta đây hiểu biết hơn.

Hy vọng rằng trong lần về thăm lại bản Lác, Hoà Bình nói chung, vào mùa xuân tới đây, anh sẽ tìm hiểu nhiều hơn. Biết được những điều gì thú vị nếu có thể anh sẽ viết theo thể loại phóng sự hầu các bạn trong TV đọc cho vui.

Thân mến.
Lãng Tử Năm Xưa
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Ánh Như


               Mai Châu ngày nắng mới - ảnh hh.xuanthy


Nắng lên đầu núi ngẩn ngơ,
Mai Châu bản Lác bất ngờ mở toang...     +
Gói đêm thương núi trăng ngàn,            
Gói ngày gửi nhớ nắng vàng Mai Châu.     *   

Nguyễn Ánh Như

+ thơ Nguyễn Đăng Thuyết
* Trích Thương Nhớ Ơi. Thơ Ánh Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đặng Quang Long

langtunamxua đã viết:
Hoa Núi, bức ảnh anh gửi lên, chính là ảnh chụp thiếu nữ Thái ở bản Lác. Chẳng qua chỉ là ảnh minh hoạ cho bài viết. Và không có chú thích nói đó là trang phục truyền thống của người Thái Mai Châu. (Trong ảnh chỉ là y phục cải biên theo ý thích). Không hiểu sao Hoa Núi đặt vấn đề cho đó là không phải trang phục của người Thái mà giống người Mường và anh Vô Thường xác định đó chính là người Mường ?! (có thể hơi na ná chăng ?)(anh cũng có mấy tấm ảnh chụp phụ nữ Thái Sơn La. Không biết không phân biệt được đâu là Thái Sơn La đâu là Thái Hoà Bình đâu là trang phục cải biên)  

Hoa Núi, anh đã đến Pom Cọong, Bản Lác. Được biết thiếu nữ Thái ở Mai Châu Hòa Bình (Thái Trắng ?) không đội khăn Piêu. Thái Sơn La, Điện Biên (Thái Đen ?) đội khăn Piêu. Theo sự tìm hiểu thêm, phân biệt giữa hai sắc dân. Thái Trắng áo cóm thường màu sáng, cổ chữ V, váy ống, cạp cao, màu đen. Thái Đen áo thường màu sậm, cổ tròn. Và khác nhau hàng cúc, Thái Trắng hàng cúc có hình cánh bướm hay ong. (Còn người Mường trang phục sặc sỡ nhiều hoa văn đẹp. Ta không nói ở đây).

Tổng quát là như thế, vì không phải là bài viết chuyên môn. Có rất nhiều tài liệu để ta tham khảo, ở đây không cần thiết phải bàn nhiều. Cảm nhận anh viết ở trên chỉ có nhận xét về tấm khăn Piêu trong bài thơ của bác Thuyết. Có cái gì đó "lấn cấn" trong một bài thơ hay mà thôi chứ không có đi xa. Một nhận xét tự nhiên không có ý gì khác. Nếu có sự hiểu lầm chẳng qua là anh viết không khéo mà ra. Còn lẽ tất nhiên, anh không biết được hết. (Hoa Núi là người Thái còn không biết hết, huống là anh). Thành thử điều gì biết nói biết, không biết nói không biết hay khoan nói. Người biết nói cho người chưa biết, biết. Chúng ta vui, cùng tìm hiểu, nói cho nhau những cái không đúng, cái lầm lẫn há không là điều thú vị lắm sao. Đâu phải là đúng sai trong thắng thua. Hay là để chứng tỏ ta đây hiểu biết hơn.

Hy vọng rằng trong lần về thăm lại bản Lác, Hoà Bình nói chung, vào mùa xuân tới đây, anh sẽ tìm hiểu nhiều hơn. Biết được những điều gì thú vị nếu có thể anh sẽ viết theo thể loại phóng sự hầu các bạn trong TV đọc cho vui.

Thân mến.
Lãng Tử Năm Xưa
-------------------------------------------------------
@langtunamxua thân mến!

Đúng là không ai có thể biêt hêt được căn kẽ môt điều gì.Cám ơn bạn đã chỉ ra chi tiết,cụ thể hơn.Mình mơi biết sơ sơ về trang phuc truyền thống của dân tộc,trong cuốn sách giới thiệu các dân tộc VietNam thôi.
Một lần nữa cám ơn bạn.
                                      ĐQL.
<table><tbody><tr><td><a href="http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=aQM2hIhQurHSD6OLGRNWgw&Page=100"><font color="red"><b>Thơ Đặng Vô Thường –Thơ Đường- tập 1</b></font></a></td></tr></tbody></table>
<table><tbody><tr><td><a href="http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=1nPi_YLwNjj6jqJJ5OtTPg"><font color="red"><b>Thơ Đặng Vô Thường Thơ mới - tập 1</b></font></a></td></tr></tbody></table>
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 149 trang (1486 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [102] [103] [104] [105] [106] [107] [108] ... ›Trang sau »Trang cuối