Trang trong tổng số 219 trang (2187 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [64] [65] [66] [67] [68] [69] [70] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Flamingo

NamLan đã viết:
@Đồ Nghệ,
Anh sưu tầm được nhiều ảnh tuyết đẹp thế. Phải nói là đẹp kinh khủng đấy. Làm cho Bờm huynh nhà mình nhớ cái ngày được nghỉ học đưa các em đi xem phim, mà ruột gan lộn tùng phèo. Rõ khổ.
Bên này kể từ Noel tuyết phủ cũng dày, trời thì lạnh ơi là lạnh.

@Flamingo,
Xứ Nga nhiều tuyết thì đúng quá rồi. Năm nay HL cũng tuyết rơi nhiều và lạnh khủng khiếp thế này. Tuyết rơi kể từ hôm Noel. Tuyết chưa kịp tan đợt này lại lạnh thành đá, lại rơi tiếp đợt khác. Cả nước chỉ trong thời gian ngắn đã xài hết hơn 100 tấn muối trải đường. Thời sự còn đưa tin hiện hết muối trải cả tuần nay. Còn một chút dự trữ thì trải dè sẻn và chỉ trải cho những con đường trọng đạo. Đi đường sợ lắm, phanh gấp một cái là xe chạy tự do, trượt dài dài.

Thế mùa Đào, mùa Mai này anh có về quê ăn Tết không? Bên em đông người về lắm. Họ hẹn hò nhau đi đó đi đây, rồi đi đây đi đó.
Còn nhớ ngày trước mới xa nhà mọi người tụ tập nhau đón Tết rồi mở bài nhạc "Xuân này con không về" vậy mà có người ngồi khóc hu hu khóc ngon lành. Còn em thi đặc biệt thích bài "Mùa Xuân nhỏ nhỏ" có câu. Mùa Xuân, mùa Xuân một mùa Xuân nho nhỏ. Lặng lẽ dâng cho đời. Mùa Xuân mùa Xuân ôi thương nhớ..... HUuuu, nhớ quá đi.
Bên Nga mà đem muối ra rải đường mùa đông có mà phá sản toàn tập, chỉ rải cát thôi, chỉ Úc, Mỹ mới rải muối. Năm nay tuyết nhiều hơn năm ngoái, lạnh hơn năm ngoái nhưng lạy giời, mỏ muối ở Mỹ ối nên chưa thiếu.
Mùa Đào, Mai năm nay anh khỏi về vì các cụ sang đây chơi, chắc Tết qua chỗ ông anh bên Anh.
Không biết đã ăn bao cái Tết không ở Việt nam rồi.
Nhớ lần vào TPHCM dịp Tết mắt chạy lên trên trán vì ngoài Hà nội áo đơn áo kép, mũ len, găng tay...TPHCM bà con diện quần soóc, áo đờ-may-ô ba lỗ chạy te te.

Bỗng dưng nhớ Tết đầu tiên ở Nga. Được cô giáo dạy tiếng Nga (Điẹp kinh hồn) tặng cho một bó Mimosa, hình như chưa có ảnh trong này. Mùa Đông hoa ở Nga đắt xanh mặt. Hoa này không đắt lắm nên lũ SV bọn anh sau này hay mua tặng chị em.:-$
Tiện thể bịa luôn sự tích hoa cho zui zẻ phố-rùm.

http://www.erct.com/2-ThoVan/VuQuyen/Mimosa-05.JPG

]Chi Trinh nữ (danh pháp khoa học: Mimosa) là một chi của khoảng 400 loài cây thân thảo và cây bụi, thuộc phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) trong họ Đậu (Fabaceae), với lá kép hình lông chim. Loài được biết nhiều nhất là Mimosa pudica với tên gọi dân dã là cây xấu hổ hay cây trinh nữ, do các lá của chúng khép lại khi bị chạm vào;

Chuyện kể ở xứ Mexico biển xanh, nắng vàng rực rỡ có nàng thiếu nữ xinh đẹp tên Mimosa, tóc nâu như hạt dẻ mắt nhuộm màu nước biển.
Nàng đem lòng yêu thương chàng trai đánh cá hàng xóm Ricardo vạm vỡ, điển trai như các vị thần Hy-lạp...
Nhưng hỡi ôi, vì muốn con gái mình được sung sướng cha mẹ nàng gả nàng cho con trai nhà quý tộc trong vùng.

Phận làm con tại gia phải tòng phụ, Mimosa gạt nước mắt vâng lời.
Ricardo đau khổ bỏ xứ ra đi. Chàng đi về miền Trung Mỹ xa lạ.
Không muốn nhìn thấy biển cả mang màu xanh như mắt xanh thẳm của người tình chàng vào rừng làm tiều phu...

Hay tin Mimosa trốn nhà, bỏ lại vị hôn phu giàu có đi tìm chàng. Khi nàng tìm đến nơi thì hỡi ôi một trận bão lửa quét qua chỉ để lại cho nàng túp lều chạy trụi và Ricado cũng chỉ còn lại bộ xương tàn.
Ôm hài cốt của người yêu chỉ còn lại là nắm than tàn nàng nức nở và cuối cùng nàng gục chết trên nền đất của túp lều xưa kia, tay vẫn khư khư ôm nắm than tàn của Ricardo.

Ở nơi ấy sau này mọc lên một loại hoa màu vàng nhạt, cánh mỏng xếp tựa quả cầu, đầy đặn như mối thâm tình của đôi trẻ, lá cây xanh mỏng mảnh xếp đều đặn yêu kiều, nhưng hễ có ai động vào chúng lại rụt rè khép lại...

Truyền rằng Mimosa chết đi hoá thành cây, nàng là trinh nữ nên hệ chạm vào thân, lá cây là nàng lại e thẹn muốn che mặt.
Còn Ricardo hoá thành những đoá hoa màu vàng nhắc mọi người nhớ đến trận hoả hoạn năm nào, và nhắc nhở mối tình say đắm  của đôi trẻ rằng chàng đã được nàng nâng niu dù khi ấy chỉ còn là đống than tàn...

Cha mẹ Mimosa hay tin tìm được đến nơi chỉ thấy một thảo nguyên Mimosa mênh mông, họ chỉ còn biết đem một bụi hoa về Mexico nơi chôn rau cắt rốn của đôi trẻ.
Bởi thế nên xứ Mexico, Bắc Mỹ và sau này là Trung Mỹ tràn ngập loại hoa Mimosa giản dị nhưng xinh đẹp như đôi trẻ Mimosa và Ricardo.

Những đôi lứa yêu nhau sau này thường tặng hoa Mimosa cho nhau để nói lên lòng chung thuỷ đối với nhau như hoa Mimosa, hiện thân mối tình vĩnh cửu của Mimosa và Ricardo....


(LD bịa 13.01.2010)

Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Bịa hay quá!
Mình cũng thích nhìn thấy hoa mimosa ở bến Metro, một ngày tháng 3. Những mặt trời nhỏ đang bừng lên, mặc ngoài trời tuyết vẫn dày, gió vẫn buốt.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

canhvang đã viết:
CV xin mến chào các ban.
Cám ơn thật nhiều những bài viết về hoa thật quá thú vị ...
@Cành vàng,

Rất vui được đón bạn đến thăm vườn hoa, mong là bạn sẽ tìm được nhiều niềm vui ở nơi đây.
Bạn ghé vào vườn hoa chắc vườn hoa sẽ đẹp hơn lên đó vì nghe đâu bạn làm nghề "Tư vấn hoa tươi"
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Nhân tiện FL nói đến Mimosa. NL cũng cho vào đây mấy tấm ảnh của Mimosa màu tím nữa

                    Mimosa tím


                                http://i698.photobucket.com/albums/vv350/Namlan_2009/mimosa2.jpg                             


                                      http://i698.photobucket.com/albums/vv350/Namlan_2009/mimosa1.jpg
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

@Flamingo,
Câu chuyện anh bịa hay và cảm động thế. Hoa này hình như người ta còn gọi là cây hoa Xấu hổ nữa.
Em cũng đã bao năm rồi không ăn Tết ở nhà. Chỉ nhớ lúc giao thừa hay gọi điện về chúc Tết mọi người. Năm nào mà ko gọi được vì nghẹt mạng thì thế nào mọi người cũng nhắc. Rồi hắt xì có mà trào nước mắt....
Đón Tết ở Anh với gia đình thì còn gì tuyệt hơn nữa. Em thích nhất mạng lưới tàu điện ngầm ở London rất thuận tiện và ấm ấp,

@HXT,
Tiếp tục đi. Bạn cũng  bịa tiếp đi chắc là hay lắm.
Nghe đâu ẵm cái giải "nhớn" lắm đã ăn mừng chưa đấy. Để dành khi nào về cho tớ ăn ké với.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

Nghe nói hoa Dã Quỳ này ở vùng Tây Nguyên nhiều lắm, nhìn bức ảnh này Un cứ muốn đi Tây Nguyên một lần, vừa để thăm cảnh đẹp của Tây Nguyên vừa để thăm bạn bè.

http://i799.photobucket.com/albums/yy275/unhappy_2009/4094259674_44e94dc99f_o.jpg

http://i799.photobucket.com/albums/yy275/unhappy_2009/4087974203_70d3b34e8e.jpg

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

@Unhappy,
Tây Nguyên là một vùng đất rất đặc biệt. Con người và văn hoá ở đó cũng vậy. Mình cũng chưa một lần đặt chân đến mảnh đất Cồng chiêng. Nhìn tấm ảnh của bạn và những gì mình được đọc được nghe, mình cũng ao ước sẽ có ngày đến với mảnh đất Tây Nguyên đẹp đẽ.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Hoa Cau

Ở mỗi gia đình nông thôn Việt nam nhất là vùng nông thôn Bắc bộ thì hầu như nhà nào cũng có hàng cau trước sân nhà. Hình ảnh cây cau trong đời sống của người nông dân thật gần gũi. Nó gần gũi với người dân như hình ảnh cây tre cây chuối vậy.

                                             http://i698.photobucket.com/albums/vv350/Namlan_2009/Hoa-cau-31.jpg             

http://i698.photobucket.com/albums/vv350/Namlan_2009/C132125F856C46D8A404AA019079F8341.jpg


Hoa Cau rụng trắng đầu thềm.......

                                       http://i698.photobucket.com/albums/vv350/Namlan_2009/DSC022011.jpg
    
                                                    http://i698.photobucket.com/albums/vv350/Namlan_2009/Hoa-cau-21.jpg

Ảnh sưu tầm
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Chời ơi, chụp đâu được mớ hoa cau điẹp thía.
Hu..hu..lại nhớ về quê "lội".

Thêm cái hình cây...Trầu luôn quấn quýt với Cau. Thêm lịch sử, tác dụng sưu tầm được.

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2008/10/29/trau.jpg

Trầu Cau Trong Ðời Sống Văn Hóa Dân Tộc  
Ngày nay, qua nhiều sách vở và các tài liệu khảo cổ, người ta được biết trầu cau là hai loại cây đã xuất hiện rất lâu đời ở các vùng Trung Ấn, Ðông Nam Á và ở một số quần đảo trên Thái Bình Dương; như trong di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Hòa Bình, hạt cau đã được tìm thấy trên dưới một vạn năm (1). Tại các nơi đây đã có nhiều dân tộc có tục ăn trầu như các dân tộc thiểu số xưa ở miền nam nước Trung Hoa (kể từ lưu vực sông Dương tử trở xuống), tức người Trung Hoa miền nam ngày nay, các dân tộc Thái Lan, Miến Ðiện, các dân tộc Việt-Mên-Lào, kể cả các dân tộc thiểu số như người Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Thượng... trên bán đảo Ðông Dương, cùng các dân tộc trên quần đảo Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân; và ở Ấn Ịộ cũng có nhiều nơi dân chúng có tục ăn trầu (2).
Có lẽ người xưa, do kinh nghiệm mà có, đã biết sử dụng vôi, trầu, cau, cũng như các loại lá, rễ, quả của nhiều thứ cây khác tìm được để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa hay trị bệnh. Quả thực, ăn trầu đã giúp cho cơ thể được ấm nóng chống lạnh, chống sơn lam thủy khí; ăn trầu lại sạch miệng, răng lợi và xương cốt được bồi dưỡng, vững mạnh.


Sự tích Trầu Cau (Theo Lĩnh Nam Chích Quái)

Vào thời xa xưa, có hai anh em nhà họ Cao, một người tên Tân, một người tên Lang (tân lang có nghĩa là cây cau) rất mực thương yêu nhau. Khi cha mẹ qua đời, hai anh em đến trọ học nhà ông thầy họ Lưu.

Thấy Tân và Lang vừa học giỏi, vừa đẹp người đẹp nết, ông thầy yêu quí như con. Cô con gái của thầy cũng đem lòng quyến luyến, muốn chọn người anh làm chồng.

Hai anh em Tân và Lang sát tuổi nhau, dung mạo lại giống nhau như khuôn đúc, cô gái không sao đoán được ai là anh, ai là em. Nhân dịp biếu cháo, cô cố ý chỉ đưa tới một bát cháo với một đôi đũa rồi rình xem, thấy Lang cung kính mời Tân ăn trước cô mới biết Tân là anh, và xin cha được gá nghĩa cùng chàng.

Vợ chồng Tân và Xuân Phù (tên cô gái, xuân phù có nghĩa là trầu không mùa xuân) sống rất hạnh phúc. Hai anh em Tân và Lang vẫn ở bên nhau, nhưng Lang nhận thấy từ ngày anh có vợ, tình anh đối với mình không còn quyến luyến như xưa, trong khi ấy người anh vô tình không hề hay biết. Ðã thế lại xẩy ra chuyện hiểu lầm. Một hôm hai anh em đi làm đồng về muộn, Lang về trước, nàng Lưu tưởng chồng, chạy ra vồn vã âu yếm. Lang vội lên tiếng, cả hai đều biết là nhầm nên rất ngượng. Tân về,biết chuyện để dạ nghi ngờ, từ đó tỏ ra lạnh nhạt với em hơn.

Lang buồn tủi âm thầm bỏ nhà ra đi. Chàng lang thang trong rừng cho tới khi kiệt sức, chết đi hóa thân thành cây cau bên bờ suối vắng.

Thấy em không về, Tân ân hận, xót xa. Chàng lặng lẽ lên đường tìm em. Tân cũng đã tới bờ suối nọ, ngồi bên cây cau than khóc. Khi thân xác rũ liệt, chàng chết hóa thân thành tảng đá vôi, nằm sát bên gốc cau.

Nàng Lưu chờ chồng mãi chẳng thấy trở về, quá nhớ thương nên lại đi tìm. Một chiều kia nàng cũng tới được bờ suối định mệnh. Nàng ngồi trên tảng đá khóc miết... đến khi hồn lìa khỏi xác thì hóa thân thành cây trầu không, leo bám trên thân đá.

Gia đình họ Lưu đi tìm con, được biết chuyện bèn lập miếu thờ. Người đương thời rất cảm kích trước tình anh em khắng khít, tình vợ chồng thắm thiết, thủy chung của anh em vợ chồng họ Cao nên thường đến đốt nhang, chiêm bái, cầu cúng (3).

Một hôm vua Hùng thứ tư nhân dịp tuần du qua đấy, thấy có miếu thờ, lại được dân sở tại kể cho nghe câu chuyện thương tâm kia thì vô cùng cảm động. Ngài bảo lấy trầu cau ăn thử mới khám phá ra một mùi vị thơm cay, nồng ấm, và khi nhổ nước cốt trầu xuống tảng đá vôi lại thấy hiện ra sắc đỏ tươi như máu, nhà vua cho là quý bèn truyền lấy giống về trồng, xa gần bắt chước làm theo. Ngài còn xuống lệnh cho thần dân từ nay sẽ nhất thiết dùng trầu cau trong các dịp cưới hỏi, và trong các buổi hội họp lớn, nhỏ. Tục ăn trầu ở nước ta có từ đó.
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

@Flamingo,
Ảnh em vừa lặn lội vào Gú gồ chụp đấy anh ạ.
Sự tích trầu cau cảm động quá. Nhớ ngày nhỏ đọc đã khóc rồi.

Lần nào về VN em cũng thích ăn trầu. Cảm giác say say như uống ly rượu vang, nóng bừng mặt vì say..... Thấy miếng trầu thật ngon.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 219 trang (2187 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [64] [65] [66] [67] [68] [69] [70] ... ›Trang sau »Trang cuối