Trang trong tổng số 3 trang (21 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Ồ, chú Hoàng Tâm, chú biết tiếng Nga hả chú? Nếu thế thì cháu thích quá! :-)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

À, nhưng đến khi cháu đọc lại bản dịch tiếng Nga.. thì thấy hình như không chuẩn lắm hi hi, chú lấy ở link nào thế ạ?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Tâm

HT chỉ dùng máy dịch từ bản của Sabina thôi. HT đang rỗi rãi nên dịch vui thôi mà, thời gian tới có lẽ bận nhiều thì không dịch tiếp nữa.
Câu: "Мать, не считает меня," có thể hiểu là "mẹ, mẹ đừng quan tâm (tính đến) đến con" có phải không?
Мать, твое глад болит,  
Смотри моим лицом,      
Как я пылай и проходи. Câu này khó nhất "Con đang đỏ bừng (nóng bừng, bùng cháy, ...) và chịu đựng (trải qua, đi qua, ...) như thế nào" có phải không nhỉ?
Давай последний поцелуй. Освобождай меня.
Шик мне молитвы после.
То, что я разбивал твою жизнь,
Мать, прощай.
(Стихотворения Куно Кона)
Muốn dịch nghiêm túc bài này, thật ra vẫn phải chờ thêm một số thông tin nữa về tác giả.
Chân thành cảm ơn các bạn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Tâm

Tại địa chỉ http://www.bu.edu/english/levine/alverse.htm có một số bài thơ Đức, trong đó có bài "The son"
Mother, don’t hold me,

Mother, your caress hurts me,

See through my face,

How I glow and wane. (con đang cháy bừng lên và tàn lụi như thế nào)

Give the last kiss. Let me go. (Rõ ràng là : Mẹ hãy cho con nụ hôn cuối cùng. Hãy để con đi)

Send a prayer after me.

That I broke your life,

Mother, forgive me.

HT xin gửi để HXT và Sabina thêm thông tin
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Cháu/em Sabina rất cảm ơn chú Tâm và chị HXT đã tham gia thảo luận về bài thơ. Qua đây thì ngoài việc chúng ta hiểu thêm về bài thơ, chúng ta còn xích gần nhau hơn nữa. Về phần bài thơ thì cháu/em xin nhận phần lỗi về mình vì chưa đưa thông tin đầy đủ, về phần tiểu sử những tác giả mà trên TV có rồi thì thường là cháu/em khg nêu lên nữa khi nhờ dịch thơ.

@ Chú Tâm: sắp tới chú bận khg vào dịch thơ tiếp đc thì cháu khg dám nài ép, chỉ mong khi nào chú rảnh rỗi lại ghé vào TV bàn luận với chúng cháu thì cháu đã vui mừng rồi.

Còn phần dịch tiếng Anh mà chú đưa thì bên nguyên bản mà cháu đã viết ở trang trước, chính câu "Wie ich glüh und vergehn" làm cháu nghĩ ngay đến người này sắp chết, đi xa mãi mãi rồi. Câu tiếng Anh dịch cũng rất rõ câu ấy.

Một lần nữa cám ơn chị HXT và chú Tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Phải cảm ơn Sabina mới đúng chứ!
Đấy, nghĩa là khi dịch một bài thơ, rất rất cần thông tin chi tiết về tác giả. Điều này không chỉ giúp cho mình dịch đúng ý, mà còn giúp cho mình có cảm xúc khi tiếp cận bài thơ này. Chị nghĩ vậy.
Cảm ơn Sabina. Chị nhất định sẽ tìm hiểu thêm về tác giả này, thông qua những trang của Nga...
Hì hì, chú HT ơi, dịch thế không được rồi, chú ạ ;).. Để rồi cháu sẽ thử dịch sang tiếng Nga bài này, chú nhé!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Nhân chú Tâm và chị HXT cùng thảo lụân về bài thơ này khiến Sabina tìm hiểu kĩ hơn về tác giả cũng như bài thơ. Đang lúc có hứng, Sabina viết 1 bài phân tích/bình luận bài thơ này. Phải nói là từ lâu lâu lắm rồi, dễ đến 7-8 năm nay Sabina khg viết 1 bài phân tích/bình luận văn/thơ. Sau khi học xong phổ thông, Sabina khg còn viết văn như thế nữa, vì Sabina học ngành Công nghệ sinh học, chẳng liên quan gì đến văn chương, nếu có phải viết thì là báo cáo thí nghiệm và những bài báo cáo khoa học. Mong mọi người đừng cười Sabina

Bài thơ „Đứa con trai“ của nhà thơ Alfred Lichtenstein là một trong hàng loạt bài thơ mà tác giả hoá thân vào nhân vật Kuno Kohn, một nhân vật của trong trí tưởng tượng của tác giả.

Về hình thức, bài thơ được chia làm hai khổ, mỗi khổ gồm 4 câu. Số âm trong từng câu thay đổi, không cố định, khi thì bảy âm, khi thì tám, khi thì chỉ năm âm thôi. Vần được gieo theo sơ đồ abab (vần chéo)-cddc (vần ôm). Nói chung, về thể thơ thì bài thơ này không có gì đặc biệt lắm.

Về nội dung, nếu không liên tưởng bài thơ với tiểu sử và hình tượng nhân vật Kuno Kohn này thì người đọc sẽ có hai hướng cảm nhận bài thơ khác nhau, hoặc là tâm sự của đứa con sắp đi xa, trải nghiệm thế giới hoặc là tâm sự của con sắp lìa khỏi cõi đời. Kì thực, bài thơ này là tâm sự của người con nói với mẹ trước khi mất. Tác giả mở đầu bài thơ bằng hai câu thơ

“Mẹ ơi, đừng giữ con,
Mẹ ơi, sự âu yếm của mẹ khiến con đau”


Mới đọc hai câu này, người đọc thoạt nghĩ đến ngay đứa con nay đã trưởng thành và muốn thoát khỏi vòng tay yêu thương che chở bấy lâu của người mẹ. Nếu suy luận theo chiều hướng này thì người đọc liên tưởng đến câu tục ngữ “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” và cho rằng người con như vừa nói vừa van nài người mẹ, buông người con ra để cậu được tự do vẫy vùng, để cậu được khám phá, và vì rằng người mẹ che chở cho người con quá nhiều khiến người con không được tự mình trải nghiệm thế giới theo cách người con muốn nữa. Nếu hiểu theo hướng thứ hai, thì hai câu thơ trên sẽ là lời người con tha thiết nói với mẹ trước khi chết, rằng anh mong người mẹ hãy buông người con ra, hãy chấp nhận cái chết của anh và đừng níu giữ anh lại. Chỉ hai câu đầu tiên thì quả thực không thể kết luận được bài thơ nên hiểu theo chiều hướng nào. Nhưng đến câu thứ ba và thứ tư, người đọc dường như nhận ra hướng đi của bài thơ:

“Qua gương mặt con mẹ hãy nhìn xem,
con nóng đỏ và đau đớn thế nào”


Từ “glühe” trong nguyên bản có nghĩa là nóng đỏ, nóng bỏng, khiến ta hình dung người con đang nóng bừng, đỏ bừng như đang trải qua một cơn sốt và cũng có thể khiến ta nghĩ đến cơ thể người con đầy máu do súng đạn của kẻ thù. Từ “glühe” ở đây gợi cho ta nhiều liên tưởng, nhưng cho dù có liên tưởng đến đâu đi nữa thì ta cũng không thể phủ nhận được đây là hình ảnh của đứa con hấp hối sắp ra đi mãi mãi. Tác giả càng làm cho người đọc rõ thêm khi đọc sang câu thứ năm và thứ sáu:

“(Mẹ) hãy hôn con lần cuối. Hãy buông con ra
(Mẹ) hãy cầu nguyện cho con sau”


Tới đây thì người đọc không thể nhầm lẫn được nữa. Các từ ngữ như “hôn con lần cuối” và “cầu nguyện cho con” làm rõ nghĩa của bài thơ hơn. Bài thơ quả thật là lời người con nói với mẹ trước lúc lìa khỏi cõi đời. Vẫn là cách nói giống như khổ thứ nhất, “mẹ đừng giữ con” và “hãy buông con ra”, người con mong người mẹ chấp nhận cái chết của mình.

“Rằng con đã làm cuộc đời mẹ tan vỡ
Mẹ, hãy tha thứ cho con”


Cấu trúc của câu này theo bình thường ta vẫn hiểu là “mẹ hãy tha thứ cho con vì con đã làm cuộc đời mẹ tan vỡ”, nhưng tác giả đã đổi vị trí mệnh đề chính phụ, và vần được gieo thay vì là cdcd (vần chéo) thì giờ trở thành cddc (vần ôm). Về mặt ngữ pháp, đảo vị trí mệnh đề như thế cũng không hề sai. Câu kết của bài thơ thật xúc động. Trước khi chết, người con không hề lo sợ cái chết, lo sợ cho chính bản thân mình mà nghĩ đến người mẹ. Chết là hết, đối với người sắp chết, cái chết là một sự giải thoát, nhưng với người ở lại, cái chết quả là một cái gì đó ghê gớm, nó cướp đi người ta yêu mến. Ở đây, tác giả nhắc đến hình ảnh người mẹ, người mang nặng đẻ đau ra anh, cho anh hình hài vóc dáng này, người ấy sẽ ra sao khi anh mất đi? Viễn cảnh mà ta liên tưởng được là "lá vàng khóc lá xanh". Chắc chắn rằng người mẹ sẽ rất đau khổ và khó chấp nhận được sự thật là người con của mình sẽ ra đi vĩnh viễn, chắc chắn bà sẽ cố níu giữ để cái chết không đến gần cướp đi đứa con yêu quí của bà. Nhưng, trớ trêu thay, sinh – lão - bệnh - tử là cái lẽ của tự nhiên rồi, ta làm sao có thể cưỡng lại, níu giữ lại được? Vì lẽ thế, người mẹ cũng chẳng thể nào níu giữ người con khi cái chết gần kề. Với người con, anh đã chấp nhận cái chết và hằng mong mẹ anh cũng chấp nhận điều này, đừng vì cái chết của anh mà quá đau khổ. Bài thơ được kết bằng hai câu thơ rất xúc động, càng làm ta đau xót hơn, càng làm cho ta thấy được sự thảm khốc của những cuộc chiến tranh.

Bài thơ “Đứa con trai” nằm trong tập thơ “Thơ của Kuno Kohn”, một trong nhiều tập thơ mà nhà thơ hoá thân vào nhân vật tưởng tượng của mình để diễn tả sự bế tắc, thất vọng về cuộc chiến và cái mà người đời vẫn gọi là “linh tính” về cái chết của bản thân.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cảm ơn Sabina...

Cháu cũng xin góp bản dịch với chú HT và em Sabina:

Con xin mẹ đừng níu giữ con
Tình âu yếm làm con thêm đau xót
Gương mặt con đây đỏ bừng bỏng rát -
Mẹ nhìn con đi, mẹ hiền ơi!

Xin hôn con lần cuối, hãy buông rời
Bàn tay mẹ xin dịu dàng từ biệt
Con đi rồi mẹ nguyện cầu cho con tha thiết
Trách hờn con làm lòng mẹ nát tan
Tha thứ cho con, mẹ thương quý vô vàn!

Dịch bằng thể thơ lục bát như chú Hoàng Tâm rất hợp, nó mềm mại hơn. Nhưng cháu vẫn muốn thử dịch theo thể thơ "tự do" - xem nó có "Đức" hơn được không :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cháu thấy chú HT thử dịch ra tiếng Nga, cháu cũng bon chen làm theo. Tạm thời về ý thì đủ, còn vần luật thì cháu sẽ sửa lại sau ạ:

Пусти меня, о мать дорогая,
своею лаской мне больно делаешь!
cмотри же ты на лицо мое, дорогая,
увидишь, как я до боли сгорел...

В последний раз поцелуй, и пусти!
За меня лишь потом помолись!
За то, что я разбил твою душу
о мать, ты уж меня прости!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Chị HXT ơi, có dịch kiểu gì thì chẳng thể nào "Đức" hơn đc nguyên bản đâu nhé :P. Còn bản tiếng Nga thì em bó tay toàn tập rồi :D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (21 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối