Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

Mới chỉ là màn dạo đầu, hãy chờ xem những ai bị phế bỏ. Chỉ sợ rằng các quan giơ cao đánh khẽ với nhau thôi. Như ông bí thư thành ủy nói thì chủ yếu là "rút kinh nghiệm". Đúng ra, trước hết, bí thư thành ủy và huyện ủy phải chịu trách nhiệm chính. Cả tháng trời các vị mắc ngậm hột thị, bây giờ việc chẳng đặng đừng mới lên tiếng như vô can "chúng tôi đã phân công, phân cấp rồi". Theo tôi những vị ấy phải ra đi, đừng giữ chặt ghế mà nói "chịu trách nhiệm trước bộ chính trị" rồi kiểm điểm lấy lệ là xong. Ông giám đốc công an như vậy mà cho chỉ đạo điều tra vụ này thử hỏi có vô tư hay không? Ông này nên về vườn mà mở trường dạy vệ sĩ đi là vừa, giáo trình giáo án của ông hay lắm, có thể giàu to hơn cái nghề ông đang làm.
Phải cho về vườn hết, không dược đá lên trên. Hôm nay thấy không che chắn nổi, họ đành phải đưa mấy con bài tép riu đã bị lộ ra. Hãy đợi đấy, chờ báo chí thông tin hình thức và mức độ kỷ luật sẽ giành cho nhưng ai.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nhìn từ Tiên Lãng (Hải Phòng): Vấn đề xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân

Bài đăng trên báo Đại Đoàn Kết (09/02/2012)

Hằng năm chúng ta Chào mừng Quốc khánh vào ngày 2 tháng 9 với niềm tự hào về sự kiện ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Niềm tự hào ấy không mang tính hình thức mà là bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/40/2012_40_12_TienLang2.jpg
Nhìn từ Tiên Lãng, chúng ta thấy cần xem xét
một cách tổng thể vấn đề
xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân
Ảnh: T.L



Hồ Chủ tịch khẳng định: "bao nhiêu những cái xấu xa, thối nát, bất công, áp bức của chế độ cũ, của các hội đồng kỳ mục trước sẽ không thể tồn tại trong các Uỷ ban nhân dân bây giờ”. "Uỷ ban nhân dân là Uỷ ban có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho dân chúng. Nó phải hành động đúng tinh thần tự do dân chủ đó”. Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch ngay từ những ngày đầu xây dựng nền Dân chủ Cộng hoà, Uỷ ban nhân dân các cấp từ thôn xã đến Chính phủ ở Trung ương đều nhận thức và hành động vì dân. Chính điều đó đã làm cho nhân dân coi: "Chính phủ đối với ta như người "anh cả” trong gia đình, một đồng chí phụ trách trong một địa phương, một người đứng mũi chịu sào ta có thể vững lòng trông cậy và gửi số mệnh vào” (*). Có được niềm tin nơi dân như thế nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã vượt qua thử thách "ngàn cân treo sợi tóc” ngay sau khi ra đời để cùng toàn dân giải phóng đất nước, thống nhất non sông, viết nên trang sử chói ngời của dân tộc. Thành quả vĩ đại đó khẳng định chân lý: có dân là có tất cả! "Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong” thời nào, hoàn cảnh nào cũng luôn luôn đúng. Chính vì thế mà chúng ta gọi Uỷ ban các cấp là Uỷ ban nhân dân, lực lượng vũ trang là Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Gọi như thế là để khẳng định niềm tin tuyệt đối của Nhà nước ta vào sức mạnh nơi dân ta, sự trung thành tuyệt đối của lực lượng vũ trang với nhân dân và cũng là khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Tuy nhiên, gọi như thế không có nghĩa là các Uỷ ban, các lực lượng, các cơ quan nghiễm nhiên là của dân, do dân, vì dân và được nhân dân tin yêu. Bản chất tốt đẹp đó phải được kiểm chứng từ thái độ, nhận thức và hành động của cán bộ từ địa phương đến Trung ương có thực sự là công bộc của dân hay không? Phẩm chất, đạo đức của mỗi người cán bộ dù ở cấp nào không bỗng dưng mà có, nó có được nhờ sự học tập, công tác, rèn luyện gian khổ trong cuộc sống. Nó đòi hỏi mỗi cán bộ phải ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trước dân, trước tập thể. Nếu cán bộ nhận thức và hành động như "quan cách mạng” thì chính quyền không còn là của dân, do dân và vì dân. Những cán bộ như thế sẽ làm cho "những Uỷ ban đó không những không được dân yêu, còn bị dân khinh, dân ghét”. Một chính quyền của dân, do dân và vì dân mà bị dân khinh, dân ghét thì còn đâu là sức mạnh, còn đâu đất để tồn tại?! Vậy mà vẫn có những cán bộ, những cơ quan không thực sự nhận thức sâu sắc vấn đề cốt tử trên. Nhìn từ Tiên Lãng chúng ta thấy cần xem xét một cách tổng thể vấn đề xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/40/2012_40_12_TienLang1.jpg



Về nhận thức, đến bây giờ mà bảo rằng nhận thức về Nhà nước của dân, do dân và vì dân của cán bộ và toàn xã hội chưa được quán triệt một cách sâu sắc có lẽ khó được thừa nhận. Nhưng thử đặt câu hỏi khác: nếu đã sâu sắc rồi thì chính quyền huyện Tiên Lãng có hành xử như vậy không? Ở đây chúng tôi không đi vào vụ việc cụ thể đúng sai vì đã có quá nhiều ý kiến về việc này. Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh là người ít khi lên tiếng trước báo giới về các sự việc cụ thể cũng đã có ý kiến. Nhiều người đã nhắc lại sự kiện Thái Bình xảy ra cách đây hàng chục năm để cảnh báo về hậu quả khi chính quyền hành xử không đúng với bản chất chính quyền của dân, do dân và vì dân. Hiện giờ liệu trong cả nước có xã nào, huyện nào, địa phương nào còn tiềm ẩn bùng phát kiểu như Tiên Lãng không? Cái gốc của sự việc là ở đâu? Cái gốc không phải là đất đầm cá hay đất xây nhà, cũng không phải chỉ là chuyện đất đai mà còn là tình làng nghĩa xóm, còn là cái lý, cái tình ở đời, cái đạo lý làm người và hơn thế là sự nghiệp xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Vậy cái gốc rõ ràng là vấn đề nhận thức về bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân với mối quan hệ có tính sinh tử là: có được niềm tin của dân là có tất cả, mất niềm tin nơi dân là mất tất cả. Trong bài "Sao cho được lòng dân?” đăng trên báo Cứu Quốc số 65 ra ngày 12 tháng 10 năm 1945, Hồ Chủ tịch viết thật dễ hiểu: "muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư”. Có yêu dân hay không? Có đặt quyền lợi của dân trên hết thảy hay không? không ai hiểu rõ hơn là chính cán bộ huyện Tiên Lãng. Nhân đây chúng tôi muốn nói đến việc cưỡng chế đang diễn ra ở hầu hết các địa phương, và rất ít địa phương không có chuyện khiếu kiện về việc này! "Cưỡng chế” tức không có sự đồng thuận, hơn thế phải thị uy sức mạnh của chính quyền với người dân. Thật là việc cực chẳng đã. Câu hỏi đặt ra là: vì sao người dân trong chiến tranh sẵn sàng dỡ cả nhà mình ra làm đường cho xe qua mà không đòi hỏi nhà khác cũng phải dỡ? Vì sao nhiều nơi thoả thuận đền bù thiệt hại của dân được thực hiện tốt, không cần cưỡng chế? Ở những nơi phải cưỡng chế cán bộ đã nghe dân thấu đáo chưa? Cụ thể chưa? Đã dùng tiếng nói của dân vào việc đó chưa? ...Và có việc cán bộ đặt lợi ích của mình, của người nhà mình lên trên lợi ích của dân hay không? Nếu đã làm hết sức kỹ lưỡng và cán bộ chủ chốt thẳng thắn công bố công khai chịu trách nhiệm trước dân về việc phải cưỡng chế thì hãy tiến hành cưỡng chế. Tuy nhiên việc cưỡng chế tuyệt đối không dùng quân đội, hạn chế tối đa dùng lực lượng công an. Hình ảnh lực lượng vũ trang nhân dân "phải tỏ ra hùng mạnh” để thị uy trước dân là hình ảnh không được khuyến khích, nếu như không muốn nói là phản cảm. Thật đáng tiếc, ở Tiên Lãng những người tổ chức cưỡng chế đã không nhận thức vấn đề như thế. Nhận thức tầm vĩ mô có lẽ không thể không sớm sửa đổi Luật Đất đai, với cách đặt vấn đề: vì sao luật đúng mà khó thực thi trong cuộc sống đến thế? Luật của Nhà nước, của dân mà dân không thể thực hiện được? Với dân, mỗi cán bộ dù ở cấp nào cũng phải thấm nhuần lời dạy của Bác: "Mỗi cán bộ phải tạc vào trong đầu: dân là rất tốt”. Khi đã tạc vào trong đầu mình điều đó thì dù trong hoàn cảnh nào (kể cả người dân có sai) cán bộ cũng phải tìm cách xử lý đúng mức nhất với tư cách là công bộc của dân. Sự việc ở Tiên Lãng làm nhiều người đặt câu hỏi đại biểu của dân ở đâu? là hoàn toàn có lý. Đại biểu của dân nhiều khi phải "tránh mặt dân” là điều không đáng có nhưng vẫn đang tồn tại! Đã đến lúc phải làm cho mỗi khi có việc cần người dân có thói quen tìm đến đại biểu của mình, khi ấy chắc chuyện "chống người thi hành công vụ” ít xảy ra. Ở đâu có chuyện gì xảy ra với dân là có đại biểu của dân cũng là biểu hiện nhận thức đúng đắn về Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhận thức đúng đắn về vấn đề này phải thể hiện ngay trong khâu nhân sự và tổ chức bộ máy nhà nước từ cấp cơ sở. Nếu cán bộ được chọn từ những người yêu dân, có uy tín trước dân, có năng lực và tâm huyết thể hiện điều đó qua công tác chắc chắn chính quyền ấy phải được dân tin. Nhận thức đúng là cái gốc để hành động đúng.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/40/2012_40_12_TienLang3.jpg



Về cách làm, dù việc cưỡng chế có đúng pháp luật đi nữa thì để xảy ra việc người dân dùng súng (dù là súng đạn hoa cải) bắn bộ đội, công an bị thương phải nhập viện trước Tết âm lịch cũng là một kết quả tồi. Thứ nhất, dồn người dân vào thế phải phạm pháp. Thứ hai, quản lý địa bàn trong đó có công dân tàng trữ vũ khí trái phép mà không biết. Thứ ba, coi cưỡng chế như một "trận đánh” mà sự chuẩn bị không kỹ lưỡng để xảy ra thương vong là một thất bại. Tuy nhiên thiệt hại lớn hơn cả, nghiêm trọng hơn cả là làm méo mó hình ảnh chính quyền của dân, do dân và vì dân mà cán bộ và nhân dân Tiên Lãng biết bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu mới xây dựng được trong bao năm qua. Bài học ở đây là chuyện không lớn nhưng cách làm không vì dân nên gây hậu quả lớn. Khi xảy ra sự việc bất như ý, cán bộ không lo cho dân, không vì chính quyền nhân dân mà chỉ lo tránh lỗi, đổ tội, trốn tránh trách nhiệm cá nhân, cung cấp thông tin không nhất quán thì sẽ làm tình hình thêm rối, sự việc thêm trầm trọng. Không thể làm một việc ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân (cứ cho là chưa tốt) mà hành xử "cứ thu hồi trước, giao cho ai, tính sau”. Nhà của dân bị phá (cứ cho là không phải chính quyền phá) thì không vì thế mà đứng nhìn những phụ nữ, trẻ em đón Tết đói rét như thế! Phải chăng sự vô cảm đang tồn tại phổ biến trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên? Điều đó có làm người ta nhớ lại những vụ chặn tiền tết của người nghèo! Biển thủ cả tiền chống lụt bão! Rồi cán bộ chơi cờ bạc tỷ khi cả thế giới, cả nước đang lo về chuyện nợ công, đồng tiền mất giá, giá cả leo thang...

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/40/2012_40_12_TienLang4.jpg



Hoá ra trên thực tế còn tồn tại những cán bộ nhẫn tâm đến như vậy, làm sao không mất niềm tin nơi dân?! Vụ việc ở Tiên Lãng, nếu là cán bộ có trách nhiệm, vì dân, vì tập thể, thẳng thắn, quyết tâm xử lý vụ việc có lẽ không tốn nhiều giấy mực thì giờ của cả xã hội như thế này. Thành phố Hải Phòng giải quyết dứt điểm đâu phải chờ đến Thủ tướng Chính phủ phải vào cuộc. Người dân kỳ vọng Thủ tướng giải quyết việc Tiên Lãng nhưng cũng chia sẻ với Thủ tướng và đặt câu hỏi: nếu huyện nào cũng để xảy ra việc ở một xã với một vài người dân, rồi Thủ tướng lại phải chủ trì giải quyết đúng sai, thì Thủ tướng còn sức đâu để giải quyết những vấn đề quốc nội, quốc tế trong một thời kỳ hết sức khó khăn như thế này? Nếu cách thức điều hành của các cơ quan công quyền theo kiểu đùn đẩy để xẩy ra sự cố, rồi đùn đẩy tiếp lên trên thì hiệu quả của bộ máy nhà nước sẽ ra sao? Cấp dưới trung thành với cấp trên có lẽ không phải là quà cáp hay những lời xu nịnh mà là sẵn sàng xả thân làm việc, chia sẻ gánh nặng cùng cấp trên hoàn thành nhiệm vụ dân giao phó. Cấp trên thông qua hiệu quả công việc để đánh giá cấp dưới, nhằm chọn lựa bồi dưỡng cán bộ cho Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vấn đề đặt ra trong công tác cán bộ cũng có thể nhìn từ sự kiện Tiên Lãng. Khi sự việc xảy ra ai là người dũng cảm hy sinh cái tôi, không tính đến thiệt hơn, không đổ lỗi tranh công, chỉ một mục đích vì lợi ích của dân, vì tập thể, tự tin, trung thực với chính mình, không sợ khuyết điểm, càng không sợ hiểu lầm. Cán bộ ấy đáng dùng hơn là những người ậm ừ, né tránh, không sai cũng chẳng đúng, vô cảm, vô tích sự trước sự việc đang diễn ra bên cạnh mình.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/40/2012_40_12_TienLang5.jpg
Việc cưỡng chế không đúng sẽ làm méo mó
hình ảnh Nhà nước của dân, do dân, vì dân
Ảnh: T.L



Ở Liên Xô đã có chuyện người dân đứng nhìn chính quyền Xô – viết sụp đổ! Với Việt Nam không thể có chuyện nhân dân ngoảnh mặt làm ngơ trước công việc của chính quyền, nhưng để giữ mãi điều tốt đẹp đó việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân hơn lúc nào hết đang đặt ra cho chúng ta những nhiệm vụ to lớn, không ít khó khăn. Quốc hội chuẩn bị dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Toàn Đảng đang triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XI. Tất cả phải với tinh thần có niềm tin nơi dân là có tất cả. Không có sức mạnh nào ngăn cản được sức mạnh của nhân dân ta xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và phồn vinh.

Trần Trung Thực

* Chính phủ là công bộc của dân. Báo Cứu Quốc số 46 ngày 19 – 9 – 1945
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bảo vệ người dân

Bài đăng trên Sài Gòn Giải Phóng Thứ năm, 09/02/2012, 01:51 (GMT+7)

"Sự kiện Tiên Lãng" đang tạo nên sự chú ý rất tập trung của dư luận cả nước. Sau hơn một tháng xảy ra vụ việc, những xử lý đầu tiên về trách nhiệm đã được công bố. Dư luận đang đánh giá khác nhau về động tác xử lý ấy. Có không ít người đồng tình, nhưng lại cũng có nhiều người đánh giá mới chỉ thế là chưa thỏa đáng. Ai cũng mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc, nhanh chóng làm rõ sự thật và lấy lại niềm tin cho người dân.

Niềm tin bị mất mát quá nhiều và sự thật bị ém nhẹm quá lâu, đó là điều đau xót không thể chối bỏ. Ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, hẳn rằng nhiều chỗ treo những tấm biển kẻ chữ trang trọng “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Nhưng với vụ cưỡng chế đã diễn ra, những dòng chữ ấy đã bị nhòe rất nhiều ý nghĩa. Chính quyền cơ sở đã đối chọi với người dân. Và cấp trên của họ đã tỏ ra không dễ dàng để thấy sự thật rành rành ấy.

Hiếm có sự việc nào lại tạo nên sự đồng thuận từ dư luận xã hội về sự hành xử tệ hại của chính quyền cơ sở như vụ Tiên Lãng. Dù chưa có kết luận chính thức, trong gần một tháng, các kênh dư luận khác nhau đã đồng loạt bày tỏ sự bất bình.

Dư luận càng chỉ trích dữ dội khi các giới chức cấp trên của xã, huyện lại bao che, vòng vo, cố thay đổi sự thật. Và điều đó càng làm lỗ hổng của lòng tin rộng hơn.

Chính quyền là để bảo vệ và phục vụ nhân dân. Cán bộ là công bộc của dân. Những lời ấy, nhiều người thuộc. Nhưng làm những điều ấy mỗi ngày, không phải được nhiều người như thế. Sự kiện Tiên Lãng đã trở thành điểm nóng. Sự thờ ơ hoặc bao che xung quanh đó tạo nên một điểm nóng khác. Nhưng chắc chắn, đó không phải là những điểm nóng bỗng dưng xuất hiện.

Chưa có kết luận cuối cùng, nhưng với những gì diễn ra, có cơ sở để nói rằng chính quyền xã, huyện ở Tiên Lãng đã vi phạm pháp luật và đẩy người dân vào thế bất khả kháng. Những tích tụ sai phạm, coi thường dân ở chiều này là nguyên nhân chính yếu làm tích tụ đối kháng ở chiều kia.

Câu hỏi từ dư luận làm nhói lòng: tại sao khoảng cách từ trung tâm Hải Phòng về Tiên Lãng chỉ hơn 30km, mà phải mất một tháng sau sự việc gây chấn động ấy, người lãnh đạo cao nhất của thành phố mới xuống gặp dân? Và tại sao việc xử lý cán bộ sai phạm lại chỉ diễn ra vài ngày trước cuộc làm việc về điểm nóng ấy của Chính phủ?

Không phải quá sớm vào lúc này, để có thể nói về “bài học Tiên Lãng”. Đấy không chỉ là một huyện của một thành phố, mà phải là bài học cho mọi cấp chính quyền. Vì tắc trách, vì lòng tham, hay vì bất cứ lý do nào khác mà quên đi trách nhiệm vì dân, điều đó đều dẫn tới sự trả giá nặng nề. Che đi sự thật, đó là chuyện có ở nhiều “Tiên Lãng” khác.

Xử lý sai phạm, kỷ luật cán bộ, điều tra và xét xử những kẻ có hành vi vi phạm pháp luật, đó là điều dứt khoát phải làm. Nhưng dư luận vẫn không khỏi e ngại rằng sau khi bùng phát sự kiện nóng, mọi thứ lại sẽ nguội dần như không ít lần đã thế. Khi chính quyền làm sai và nói dối, người dân sẽ không được bảo vệ. Đó phải là cảnh báo thường xuyên, chứ không phải chỉ một lúc, ở một điểm nóng.


Vũ Thượng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

https://lh6.googleusercontent.com/-Xs_9KWW1tlQ/TzOu6NUehaI/AAAAAAAAIek/l4wNksULU7k/s800/DangCongSan.jpg

Có Thật Đáng Tin Không?

Bố tôi năm mươi năm là Đảng viên Đảng Cộng sản
Anh em nhà tôi đa số là Đảng viên Đảng Cộng sản
Tôi không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản
Nhưng tôi yêu và vẫn tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.

Tôi năm mươi tuổi, chưa phạm pháp bao giờ
Có gia đình nhỏ bé, biết làm toán và thơ.
Rất nhiều lần tôi bị tan vỡ những ước mơ
Khi Trung Quốc đánh Việt Nam, khi sụp đổ Liên Xô.

Tôi không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản
Nhưng tôi theo dõi mọi nghị quyết của Đảng
Từ Đại hội bốn đến Nghị quyết Trung ương bốn
Rất nhiều lần sửa chữa và chỉnh đốn.

Ngày mai Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ Đoàn Văn Vươn
Tôi muốn kiểm tra lại một lần cuối cùng
Tôi có phải là thằng dở hơi, là kẻ điên khùng
Và Chủ nghĩa Cộng sản có thật đáng tin không?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nếu có tội giết người, thì ai sẽ phải chịu tội?

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (09/02/2012)

Trước và sau "sự kiện Thái Bình” đến vụ đất Đồ Sơn và hàng trăm đoàn, hàng vạn đơn kêu kiện trong hai ba chục năm nay, nguyên nhân 80% là do cán bộ có chức quyền thu hồi đất... bất minh, có dấu hiệu bao che cho tham nhũng vì cùng lợi ích... và đã dẫn đến tiếng súng nổ ở Tiên Lãng (TP Hải Phòng).

Đọc loạt bài của các báo ra từ ngày 6-1-2012 đến nay bước đầu chúng tôi rất vui mừng là vụ này sẽ được giải quyết nghiêm minh. Từ đây có thể mở ra việc giải quyết các vụ việc về đất đai, sóng ngầm sẽ không còn trỗi dậy.

Tôi rất tán thành sự phân tích của các chuyên gia khi đặt câu hỏi: Ai mới là người phải chịu trách nhiệm về việc 4 cán bộ, chiến sĩ công an và 2 cán bộ quân đội bị thương? Nếu có tội giết người trong vụ này, thì ai mới là người phải chịu tội ấy ?

Cần giải quyết đột phá vụ án ở Tiên Lãng để khai thông việc chống tham nhũng - "cướp đất” của hàng vạn nông dân. Vấn đề quan tham các cấp làm giầu nhanh chủ yếu có rất nhiều thủ đoạn cướp đất công bán, chia nhau làm của riêng. Liên kết để thu hồi đất của nông dân không đền bù hoặc đền bù với giá thấp hơn giá thị trường từ 100 đến 1000 lần để chia nhau theo nhóm lợi ích. Do đó, dân kiện đến 10, 20, 25 ... năm mà có biết bao vụ không được giải quyết là một thực tế. Chẳng lẽ quan tham lại xử tội quan tham?! Vì vậy các thủ đoạn tham nhũng nói chung - đặc biệt là đất đai chẳng những không giảm mà ngày càng tăng lên - như Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI) đã khẳng định.

Vì vậy, dân chúng đang ngóng trông cách giải quyết sao cho công minh vụ việc này. Và qua vụ này cũng cần thấy phải khẩn trương sửa chữa Luật Đất đai gắn với chống "quốc nạn tham nhũng”.

PGS.TS Lê Trọng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Tuấn Khỉ đã viết:
https://lh6.googleusercontent.com/-Xs_9KWW1tlQ/TzOu6NUehaI/AAAAAAAAIek/l4wNksULU7k/s800/DangCongSan.jpg

Có Thật Đáng Tin Không?

Bố tôi năm mươi năm là Đảng viên Đảng Cộng sản
Anh em nhà tôi đa số là Đảng viên Đảng Cộng sản
Tôi không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản
Nhưng tôi yêu và vẫn tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.

Tôi năm mươi tuổi, chưa phạm pháp bao giờ
Có gia đình nhỏ bé, biết làm toán và thơ.
Rất nhiều lần tôi bị tan vỡ những ước mơ
Khi Trung Quốc đánh Việt Nam, khi sụp đổ Liên Xô.

Tôi không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản
Nhưng tôi theo dõi mọi nghị quyết của Đảng
Từ Đại hội bốn đến Nghị quyết Trung ương bốn
Rất nhiều lần sửa chữa và chỉnh đốn.

Ngày mai Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ Đoàn Văn Vươn
Tôi muốn kiểm tra lại một lần cuối cùng
Tôi có phải là thằng dở hơi, là kẻ điên khùng
Và Chủ nghĩa Cộng sản có thật đáng tin không?

"Đảng viên hư trước, làng nước hư theo"


Trong hôm khai mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tư (khóa XI), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói đến nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ do sự sa sút phẩm chất chính trị và đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên từ Trung ương tới cơ sở; trong khi hàng triệu nhân dân, đảng viên đang nỗ lực xây dựng đất nước.
Điều này nhân dân đã biết từ lâu. Chưa bao giờ thấy nhiều hiện tượng trái với đạo lí dân tộc như trong những năm gần đây: Cha giết con, chồng chém vợ, thầy giáo bị học trò làm hại, gia đình bệnh nhân đánh thầy thuốc, nông dân bị chiếm đất ồ ạt đi khiếu kiện, cán bộ tỉnh đánh bạc mỗi ván ăn thua tới 5 tỉ đồng, tội phạm vị thành niên ngày càng tăng. Sự dối trá tràn lan. Chạy chức chạy quyền, cúng bái cầu tài cầu lộc, mê tín dị đoan tràn ngập…
Trách nhiệm thuộc về ai? Thuộc về sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Chính phủ, các cấp từ Trung ương tới cơ sở.
Bản Di chúc năm 1969 của Bác Hồ, đã nhấn mạnh điều quyết định là Đảng cầm quyền phải thực sự trong sạch. Sau hơn 40 năm, mặc dầu chúng ta có phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhưng còn hình thức.
Khi Đảng còn nhiều uy tín trong xã hội, dân ta đã có câu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Và nhiều thanh niên hăng hái phấn đấu vào Đảng.
Đến nay thì ngược lại, một số người trung thực đã quyết định không vào Đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt Đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo Đảng nữa. Thế là Đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn, thật nguy to!
Nạn tham nhũng có bè cánh tràn lan là nỗi buồn, nỗi lo và sự tức giận của mọi người. Người ta đồn mỗi chức vụ trong Đảng, trong chính quyền đều có giá bằng tiền cả! Thế thì Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ đã làm được những gì? Đến mỗi xin cho con vào học lớp mầm non cũng phải khổ sở chạy chọt!
Mỗi ngày hơn 30 công dân Việt Nam chết vì tai nạn giao thông! Ra đường sẵn sàng đón thương vong như ra trận! Tình hình không thể để kéo dài mãi như thế này!
Tôi cùng nhân dân mong và tin rằng, như lời nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí trong Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Quốc hội, mỗi người sẽ trung thực tự kiểm điểm mình và báo cáo trách nhiệm trước nhân dân. Đây là yêu cầu cao và cấp bách về sự gương mẫu của đảng viên là cán bộ lãnh đạo, từ Trung ương đến cơ sở.
Đảng ta đã nói thì phải làm. Làm cụ thể, thiết thực, từng việc một, từng bước một, làm triệt để và phải có hiệu quả. Cần xử lí nghiêm các cá nhân và tổ chức sai phạm.
Để chuộc lại uy tín của Đảng, đem lại lòng tin cho nhân dân, làm sống lại hình ảnh “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, cần mở rộng dân chủ hơn nữa từ trong Đảng ra ngoài. Nếu có được lòng tin rộng mở của Đảng thì mỗi người dân sẽ vì điều tốt lành mà thành thực phát biểu ý kiến của mình. Khi đó ý Đảng sẽ hoàn toàn hợp với lòng dân. Dân sẽ thực sự làm chủ. Và không có khó khăn nào ta không thể vượt qua.

Vũ Tú Nam
Nguồn: Báo Người cao tuổi số 1020
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Huyện Tiên Lãng tranh công của ông Vươn?

Đã đăng trên Đất Việt lúc :5:11 PM, 09/02/2012

(ĐVO) Người dân khẳng định: đường công vụ tại khu đầm thủy sản ở xã Vinh Quang là do Đoàn Văn Vươn đắp đầu tiên, nhưng huyện Tiên Lãng lại nói đó là “công lao” của họ.

Sáng 3/2, tại thị trấn Tiên Lãng, ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện, đã phổ biến thông tin vụ cưỡng chế cho cán bộ, đảng viên của huyện. Trong đó, có thông tin đáng chú ý: “Có dư luận cho rằng ông Vươn đầu tư quá lớn, có công lớn trong công tác bảo vệ đê điều phòng, chống lụt bão. Ông Vươn đầu tư thì đúng rồi nhưng đâu phải toàn bộ là của ông Vươn. Toàn bộ khu đầm ông Vươn là đường công vụ do dự án Vinh Quang 2 đầu tư. Năm 1998, dự án đầu tư cái đường bao chính của đầm ông Vươn tới 295 triệu đồng, năm đó to lắm”.

“Năm 2002-2006, dự án nuôi tôm của Thành đoàn cũng đầu tư vào 21 tỷ đồng. Toàn bộ con mương chạy dọc người ta đầu tư 5-6 tỷ đồng. Lúc ấy trong thời hạn giao đất người ta bồi thường 271 triệu đồng. Nhà nước đầu tư nhiều chứ có phải của ông Vươn đầu tư cả đâu. Người ta nói ông ấy đóng góp nhiều là hoàn toàn không đúng”, ông Chuân tiếp tục kể công của huyện Tiên Lãng.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctxhngoai/20120209/de%20cong%20vu%20450.jpg
Người dân khẳng định "đường công vụ là do anh Vươn đắp đầu tiên".
Đây là con đường mà máy xúc tiến vào phá nhà trong khu đầm sau cưỡng chế.
Ảnh: Bá Mạnh.



Phóng viên đã về xã Vinh Quang để tìm hiểu những thông tin trên. Tại đây, người dân khá bức xúc khi biết huyện phủ nhận công lao của anh Vươn. Cùng với nhiều người dân khác, ông Vũ Văn Hiền, thôn Chùa Trên, khẳng định: “Con đê công vụ đó (đường công vụ - PV) là do Vươn đắp đầu tiên, lúc đắp đã rất to và dài rồi. Sau này, huyện có đắp thêm, nối vào nhưng chỉ là một phần nhỏ so với con đê anh Vươn đắp lúc đầu. Huyện nói thế khác nào tranh công của người ta”.

Ông Vũ Văn Họa, một chủ đầm ngay cạnh khu đầm của Đoàn Văn Vươn, cho biết: “Dân cả xã này đều biết đê công vụ là do anh Vươn đắp. Để phục vụ cho dự án nuôi trồng thủy sản của Thành đoàn, tôi và anh Vươn đã phải cắt một phần đầm của mình ra. Đến tận bây giờ, tiền bồi thường họ đã trả hết cho chúng tôi đâu. Huyện còn nợ 6 anh em tôi hơn 100 triệu đồng nữa”.

Ông Họa cho biết thêm, chính vì huyện chưa trả đủ tiền bồi thường nên gia đình ông và ông Vươn đã không đồng ý cho lắp đặt đường dây diện chạy trên đê công vụ.

Hiện tại, dự án nuôi tôm của huyện Tiên Lãng gần như bỏ không, chỉ còn một dãy nhà trông đầm của Thanh niên xung phong. “Chính tại dãy nhà đó, những người phá nhà anh Vươn đã giết gà, chó để ăn nhậu với nhau sau khi xong việc”, một người dân xin giấu tên cho biết.

Bá Mạnh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đồ Nghệ đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
https://lh6.googleusercontent.com/-Xs_9KWW1tlQ/TzOu6NUehaI/AAAAAAAAIek/l4wNksULU7k/s800/DangCongSan.jpg

Có Thật Đáng Tin Không?

Bố tôi năm mươi năm là Đảng viên Đảng Cộng sản
Anh em nhà tôi đa số là Đảng viên Đảng Cộng sản
Tôi không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản
Nhưng tôi yêu và vẫn tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.

Tôi năm mươi tuổi, chưa phạm pháp bao giờ
Có gia đình nhỏ bé, biết làm toán và thơ.
Rất nhiều lần tôi bị tan vỡ những ước mơ
Khi Trung Quốc đánh Việt Nam, khi sụp đổ Liên Xô.

Tôi không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản
Nhưng tôi theo dõi mọi nghị quyết của Đảng
Từ Đại hội bốn đến Nghị quyết Trung ương bốn
Rất nhiều lần sửa chữa và chỉnh đốn.

Ngày mai Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ Đoàn Văn Vươn
Tôi muốn kiểm tra lại một lần cuối cùng
Tôi có phải là thằng dở hơi, là kẻ điên khùng
Và Chủ nghĩa Cộng sản có thật đáng tin không?

"Đảng viên hư trước, làng nước hư theo"


Trong hôm khai mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tư (khóa XI), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói đến nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ do sự sa sút phẩm chất chính trị và đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên từ Trung ương tới cơ sở; trong khi hàng triệu nhân dân, đảng viên đang nỗ lực xây dựng đất nước.
Điều này nhân dân đã biết từ lâu. Chưa bao giờ thấy nhiều hiện tượng trái với đạo lí dân tộc như trong những năm gần đây: Cha giết con, chồng chém vợ, thầy giáo bị học trò làm hại, gia đình bệnh nhân đánh thầy thuốc, nông dân bị chiếm đất ồ ạt đi khiếu kiện, cán bộ tỉnh đánh bạc mỗi ván ăn thua tới 5 tỉ đồng, tội phạm vị thành niên ngày càng tăng. Sự dối trá tràn lan. Chạy chức chạy quyền, cúng bái cầu tài cầu lộc, mê tín dị đoan tràn ngập…
Trách nhiệm thuộc về ai? Thuộc về sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Chính phủ, các cấp từ Trung ương tới cơ sở.
Bản Di chúc năm 1969 của Bác Hồ, đã nhấn mạnh điều quyết định là Đảng cầm quyền phải thực sự trong sạch. Sau hơn 40 năm, mặc dầu chúng ta có phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhưng còn hình thức.
Khi Đảng còn nhiều uy tín trong xã hội, dân ta đã có câu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Và nhiều thanh niên hăng hái phấn đấu vào Đảng.
Đến nay thì ngược lại, một số người trung thực đã quyết định không vào Đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt Đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo Đảng nữa. Thế là Đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn, thật nguy to!
Nạn tham nhũng có bè cánh tràn lan là nỗi buồn, nỗi lo và sự tức giận của mọi người. Người ta đồn mỗi chức vụ trong Đảng, trong chính quyền đều có giá bằng tiền cả! Thế thì Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ đã làm được những gì? Đến mỗi xin cho con vào học lớp mầm non cũng phải khổ sở chạy chọt!
Mỗi ngày hơn 30 công dân Việt Nam chết vì tai nạn giao thông! Ra đường sẵn sàng đón thương vong như ra trận! Tình hình không thể để kéo dài mãi như thế này!
Tôi cùng nhân dân mong và tin rằng, như lời nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí trong Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Quốc hội, mỗi người sẽ trung thực tự kiểm điểm mình và báo cáo trách nhiệm trước nhân dân. Đây là yêu cầu cao và cấp bách về sự gương mẫu của đảng viên là cán bộ lãnh đạo, từ Trung ương đến cơ sở.
Đảng ta đã nói thì phải làm. Làm cụ thể, thiết thực, từng việc một, từng bước một, làm triệt để và phải có hiệu quả. Cần xử lí nghiêm các cá nhân và tổ chức sai phạm.
Để chuộc lại uy tín của Đảng, đem lại lòng tin cho nhân dân, làm sống lại hình ảnh “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, cần mở rộng dân chủ hơn nữa từ trong Đảng ra ngoài. Nếu có được lòng tin rộng mở của Đảng thì mỗi người dân sẽ vì điều tốt lành mà thành thực phát biểu ý kiến của mình. Khi đó ý Đảng sẽ hoàn toàn hợp với lòng dân. Dân sẽ thực sự làm chủ. Và không có khó khăn nào ta không thể vượt qua.

Vũ Tú Nam
Nguồn: Báo Người cao tuổi số 1020
Hư hết cả rồi, còn ai bảo được ai !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Dự án tiền tỉ bỏ hoang cạnh đầm ông Vươn

Bài đăng trên VietNamNet 10/02/2012 06:08:00 AM (GMT+7)

Về Tiên Lãng những ngày này, ngoài vụ việc cưỡng chế thu hồi đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, VietNamNet đã ghi nhận được những thông tin liên quan đến một dự án hàng chục tỷ đồng đã được thực hiện tại đây, nhưng nó đã hoàn toàn bị… bỏ hoang!

Dự án tiền tỷ bị bỏ hoang


Rất nhiều các Đảng viên, lão thành cách mạng, cán bộ xã nghỉ hưu đã thông tin với VietNamNet về một dự án được thực hiện tại huyện Tiên Lãng được đầu tư nhiều chục tỷ đồng, nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế và bị lãng quên trong nhiều năm nay.

Dự án có tên: Dự án Tổng đội Thanh niên Xung phong, thực chất là một mô hình xây dựng kinh tế của Tổng đội TNXP thời kỳ mở cửa nền kinh tế. Nó được hiểu nôm na giống như là một dự án khai hoang, trọng tâm là lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/09/16/20120209162048_1.jpg
Hạ tầng cơ sở của dự án Tổng đội Thanh niên Xung phong xây dựng tại xã Tiên Hưng bị bỏ hoang nhiều năm nay.



Dự án triển khai thực hiện tại hai điểm xã: xã Vinh Quang và xã Tiên Hưng. Trong đó, tại xã Vinh Quang (cơ sở 1) sẽ thực hiện quai đê lấn biển, cải tạo đầm bãi hoang hóa để nuôi trồng thủy hải sản nước lợ.

Tại xã Tiên Hưng (cơ sở 2) là địa điểm đặt trụ sở của Tổng đội, cùng với hạ tầng cơ sở, nhà ở, đường xá… dẫn tới tận khu vực trồng trọt, chăn nuôi.

Dự án này được thực hiện khoảng đầu những năm 2000, với tổng kinh phí lên tới hơn 80 tỷ đồng.

Sáng ngày 8/2, VietNamNet đã có mặt tại cơ sở 2 dự án Tổng đội Thanh niên Xung phong tại xã Tiên Hưng. Một sự thực không thể phủ nhận: nó đã bị bỏ hoang nhiều năm nay!

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/09/16/20120209162048_3a.jpg



Khu nhà chỉ huy của Tổng đội nằm ngay trực đường liên xã, xây dựng kiên cố nhưng có lẽ thời gian sử dụng không đáng là bao. Rất nhiều hạng mục của trụ sở này đã bị xuống cấp. Rất nhiều đoạn tường rào sắt bị trống trơn.

Người dân cho biết: vì không có cơ quan nào quản lý ngôi nhà này nên nó bị kẻ gian lấy cắp, bán sắt vụn!?

Liền kề với ngôi nhà ba tầng kiên cố này, một dãy nhà cấp bốn được xây dựng tập trung. Trong kế hoạch dự án, đây là nơi ở của anh chị em trong Tổng đội TNXP.

Hệ thống đường cấp phối rải nhựa khá quy mô dẫn ra khu đồng rồng hàng chục ha. Đây là nơi thâm canh nông nghiệp của dự án.

Hầu hết các ngôi nhà này đều bỏ hoang, không có người ở. Những ổ khóa đã bị hoen rỉ. Trên các ô cửa sổ của nhiều căn nhà, người ta lấy thanh gỗ đặt ngang, dùng đinh đóng “chết” giống như một hình thức niêm phong.

Trên cửa của mỗi ngôi nhà đều có biển để đánh dấu số phòng. Nó được chia thành các khu A, B… và đánh theo số thứ tự. Nhiều ngôi nhà, cỏ dại mọc lút che kín lối đi.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/09/16/20120209162048_3.jpg
Những ngôi nhà vô chủ, người ta còn dung gỗ “đóng chết” cánh cửa.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/09/16/20120209162426_6.jpg
Hình ảnh xanh tốt, trù phú của đầm bãi Đoàn Văn Vươn.



Không khá hơn thảm cảnh của những ngôi nhà, khu đất canh tác rộng mênh mông lên tới nhiều ha, nhiều đám có dại mọc cao lút đầu người. Hệ thống cống thoát nước (cũng là kênh mương tưới tiêu) xây dựng khá kiên cố bị rêu và cỏ dại che lấp.

Ngay cả trục đường cấp phối rải nhựa rộng chừng 1,5m cũng bị cỏ dại xâm lấn gần như khiến nó thành một con đường mòn.

Vì tiếc đất bị bỏ hoang, người dân đã đến trồng cây hoa màu (cà chua, ngô…). Một số cặp vợ chồng trẻ đến xin ở nhờ tại những khu nhà của tổng đội.

Một người dân cho biết: vì đất hoang nên ai đến làm cứ việc làm, không phải thuế má gì cả.

Hiện trạng cũng không sáng sủa gì hơn ở cơ sở 1 của dự án tại xã Vinh Quang. Trên địa bàn xã này, dự án sẽ thực hiện việc cải tạo đầm bãi và nuôi trồng thủy sản. Một dãy nhà cấp 4 khoảng 5-6 phòng được xây dựng tại ngay khu vực cửa cống Rộc.

Đây chính là địa điểm mà lực lượng chốt giữ ngăn cản không cho ai vào khu vực đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý đã lưu trú tại đây. Nó cũng là điểm, muốn ra đầm bãi của Vươn – Quý phải qua khu vực này.

Rất nhanh sau khi hạ tầng của dự án được xây dựng xong, Tổng đội Thanh niên xung phong giải thể. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, hơn 80 tỷ đồng tiền ngân sách thực hiện dự án đã trôi ra biển.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/09/16/20120209162048_4.jpg
Cỏ dại mọc lút lối vào, bít kín đường cống thoát nước, và xân lấn cả những vạt đất lẽ ra được canh tác nông nghiệp.



Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Huấn, Chủ tịch xã Tiên Hưng cho biết: khu vực hạ tầng của dự án Tổng đội TNXP được triển khai tại xã Tiên Hưng khoảng đầu những năm 2000, gồm hệ thống đường, điện, 24 nhà ở được đánh số, tòa nhà trụ sở.

Khi Tổng đội Thanh niên giải thể, hạ tầng và toàn bộ đầm bãi được huyện thu hồi, sau đó khu hạ tầng này được bàn giao cho xã quản lý.

Thời điểm năm 2011, xã lại bàn giao lại cho Ban Dự án đê quai của huyện.

Ông Huấn cũng cho biết: 330ha diện tích đầm bãi ngoài đê của xã Tiên Hưng được giao cho Công ty Việt Mỹ thuê; xã quản lý 30ha; diện tích đầm bãi trong đê gần 100ha giao cho Dự án nuôi tôm công nghiệp (Cty chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng thuê sử dụng).

Tổng đội giải tán; hạ tầng bỏ hoang xuống cấp, đầm bãi bị xé nhỏ cho thuê…, dự án tiền tỷ có tên Tổng đội Thanh niên xung phong triển khai tại Tiên Lãng đã chính thức chết yểu!

26 tỷ và 82 tỷ: vô lý lắm!

Rất nhiều cán bộ, đảng viên nghỉ hưu tại xã Vinh Quang đều lấy làm xót xa, khi dự án tiêu tốn hàng nhiều chục tỷ đồng triển khai tại huyện nghèo không mang lại hiệu quả kinh tế, tiêu tốn ngân sách.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/09/16/20120209162048_7.jpg
Các cựu cán bộ xã thông tin cùng VietNamNet



Ông Nguyễn Văn Danh, nguyên Bí thư xã Vinh Quang; ông Nguyễn Duy Cận (nguyên chủ tịch hội CCB xã Vinh Quang); ông Chiến (nguyên chủ tịch xã Vinh Quang) xót xa: “Dự án đấy ngốn hơn 80 tỷ đồng, chính xác là 82 tỷ đồng. Bây giờ, không thấy ai nhắc đến nó nữa!”.

Trong câu chuyện, các ông lại so sánh: “Thằng Vươn, khi nó đội đá lấp biển để quai đê làm đầm, nó vay nợ ngân hàng 26 tỷ đồng, thế mà nó cải tạo thành công được hơn 40ha bờ bãi thành vùng đầm thửa trù phú.

Một thân một mình nó làm được, rồi nó trả nợ được ngân hàng. Trong khi ấy, ngần ấy con người, ngần ấy tiền rót xuống dự án thì cái dự án ấy lại chết yểu” – ông Hợi, nguyên chủ tịch mặt trận tổ quốc xã Vinh Quang xót xa.

Kiên Trung
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

  Bài học Thái Bình: Nhân sự Tiên Lãng hay nhân sự Hải Phòng?


Vào những ngày trước khi diễn ra cuộc họp của Thủ tướng, một cuộc họp có tính quyết định về "sinh mệnh chính trị" đối với nhiều cán bộ chủ chốt của Hải Phòng, lại đã xuất hiện những thông tin không chính thức hướng tới những thay đổi đáng kể về nhân sự của thành phố hoa phượng đỏ.

Chân lý đã bước đầu được đi bằng chính đôi chân của nó


Đúng 15 năm sau sự kiện Thái Bình, Tiên Lãng cũng hoàn toàn xứng đáng trở thành một sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, đậm đà ý nghĩa về xã hội và cả chính trị.

Chân lý đã bước đầu được đi bằng chính đôi chân của nó. Nếu như trước Tết Nhâm Thìn, vẫn còn quá nhiều người hoài nghi về một chuyển biến nhân sự tại "Ô Khảm thứ hai" này, thì dường như những ngày đầu năm mới đã chứng thực cho chữ "Vượng" trong khí sắc cất cánh của Rồng.

Vào những ngày Tết, trong khi cả gia đình của Đoàn Văn Vươn còn phải o ép trong không gian quá đỗi chật hẹp của một cái lều mà chỉ chực sụp đổ bởi bão táp phong ba bên ngoài, thì đã xuất hiện những thông tin không chính thức (tất nhiên là không thể chính thức) về một tương lai ngắn hạn u tối dành cho những lãnh đạo cao nhất của huyện Tiên Lãng.

Với mọi người dân xã Vinh Quang, điều không thể tin lại đã được nhìn thấy. Chân lý cũng vì thế mà, sau nhiều năm gian truân, đã giành được một chút công lý khi tin đồn được xác nghiệm.

Chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người dân ở cái xã nhỏ bé thì mới cảm thông được niềm vui tràn đầy của bà con đến thế nào: còn mừng hơn, hơn nhiều so với không khí Tết.

Ai thách thức "Sự tồn vong của chế độ"?

Nhưng như thế đã đủ chưa, đủ cho điều được gọi là tự phê bình hay tự sửa sai từ thâm sâu trong lòng Đảng?

15 năm trước, Quỳnh Phụ chỉ là một huyện của Thái Bình, và Thái Bình chỉ là một tỉnh của Việt Nam. Còn giờ đây, cứ nhìn vào Tiên Lãng, người ta lại nhận ra rất nhiều nét quen thuộc đang xảy ra ở ba miền Bắc - Trung - Nam, từ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Tĩnh, đến Đà Nẵng, Bình Thuận, TP.HCM, Tiền Giang, An Giang...

Tiên Lãng đã không còn đơn thuần là một đơn vị hành chính nhỏ hẹp trên bản đồ quốc gia. Còn hơn cả Quỳnh Phụ, địa danh này đã đi vào lịch sử của tất cả những kết tụ về bức xúc, bất mãn, phản ứng, xung đột và cuối cùng là bạo động về đất đai - lời kết không tránh khỏi của ít nhất 4.000 vụ khiếu kiện tập thể trong hơn 6 năm qua tại nhiều địa phương ở đất nước ta.

http://tuanvietnam.net/assets/Uploads/hop-bao-Tien-lang_1328785030.jpg
Cuộc họp báo về vụ cưỡng chế thu hồi đất đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn chiều 7/2 đã ra quyết định kỷ luật nhiều cán bộ huyện Tiên Lãng


"Sự tồn vong của chế độ" - như một lưu tâm đặc biệt của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - cũng khởi phát từ chính cái hiện trạng mà nếu không được cải hóa kịp thời, có thể sẽ làm đổi thay những gì tưởng chừng không thể thay đổi.

Một sự trùng hợp về thời gian đã diễn ra: lời cảnh báo của Tổng bí thư đã được dẫn chứng ngay sau đó, bởi vụ việc Đoàn Văn Vươn cùng không ít sự việc chưa hề có tiền lệ.

Vào lúc bình thường sóng êm bể lặng, con thuyền vẫn giữ thói quen dập dìu bình thản của nó mà chưa thật sự phải chịu cơn thử thách. Nhưng "quả bom" Đoàn Văn Vươn" đã xoay chuyển toàn bộ tình thế, làm cho bầu không khí xã hội và cả không khí chính trị bừng tỉnh khỏi cơn buồn ngủ ban ngày. Ngay sau "sự tồn vong của chế độ" là động thái can thiệp của những cấp cao nhất trong Bộ Chính trị và Chính phủ - hành động được toàn dân mong ngóng, mà hầu mong có thể làm nhụt bớt ý chí của các nhóm lợi ích.

Những "công bộc của dân" vì thế cũng đã từ lâu vượt quá xa thiên chức của mình. "Sự tồn vong của chế độ" chỉ có thể được giải quyết dứt khoát bằng biện pháp con người, thay cho lý do cơ chế mà luôn dẫn đến hệ quả "chỉnh đốn" mãi vẫn chưa xong.

Bài học Thái Bình: Nhân sự Tiên Lãng hay nhân sự Hải Phòng?

Trong sự kiện Thái Bình, hàng ngàn đảng viên và cán bộ đã bị kỷ luật với nhiều hình thức khác nhau, do đó mới tạo yên dân và làm chậm lại những gì mà lẽ ra đã phải xảy ra sớm hơn.

Tương tự với trường hợp Thái Bình, Tiên Lãng chỉ là một cấp hành chính nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp cao hơn: Đảng bộ và UBND thành phố Hải Phòng.

Đó cũng là lý do vì sao khá tương đồng với những tin tức không chính thức trong Tết âm lịch vừa qua, vào những ngày trước khi diễn ra cuộc họp của Thủ tướng, một cuộc họp có tính quyết định về "sinh mệnh chính trị" đối với nhiều cán bộ chủ chốt của Hải Phòng, lại đã xuất hiện những thông tin không chính thức khác.

Theo logic của hoạt động phân cấp quản lý về hành chính, thông tin đó cũng đang hướng tới những thay đổi đáng kể về nhân sự, không chỉ là nhân sự của huyện Tiên Lãng mà còn liên quan đến cả những người có chức vụ cao của thành phố Hoa phượng đỏ.

Lẽ dĩ nhiên, thông tin cuối cùng phải thuộc về quyết định sau cùng của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng ngẫm cho cùng, những thông tin không chính thức, dù có đúng hay không, cũng vẫn biểu hiện vô vàn tình cảm mong mỏi của người dân đối với hành động của Đảng và Nhà nước - như một biểu hiện thực chất đối với tiêu ngữ "Lấy dân làm gốc".

Và trên hết, để chân lý được gần gũi với công lý hơn.

Viết Lê Quân

Xem tại đây
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối